Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐINH HÀ THU


VAI TRÒ CỦA LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI
(IPU) TRONG VIỆC THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA
CỦA PHỤ NỮ TRONG HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế





HÀ NỘI, 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐINH HÀ THU


VAI TRÒ CỦA LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI


(IPU) TRONG VIỆC THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA
CỦA PHỤ NỮ TRONG HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06


Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thế Quế



HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành tốt khóa luận này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới
TS. Lê Thế Quế , người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
thực hiện bài khóa luận của mình. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Quý
Thầy Cô khoa Quốc Tế học, những người đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
những năm học vừa qua.
Cuối cùng em xin cảm ơn sự động viên và giúp đỡ từ phía gia đình và bạn bè
trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt nghiệp.



Tác giả

Đinh Hà Thu













MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
1. Tính cấp thiết đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Phạm vi nghiên cứu 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
6. Cấu trúc luận văn 7
Chƣơng I Khái quát về Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) 9
1.1 Tổng quan về IPU 9
1.1.1 Lịch sử hình thành 9
1.1.2 Mục tiêu hoạt động 16
1.1.3 Cơ cấu tổ chức 17
1.2 Nội dung chƣơng trình nghị sự kỳ họp những năm gần đây của IPU 21
1.3 Quan hệ với Liên Hợp Quốc 23
1.4 Các cơ chế tổ chức dành cho Nữ nghị sĩ tại IPU 26
1.4.1 Hội nghị Nữ nghị sĩ 26
1.4.2 Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ 29
1.4.3 Nhóm Đối tác về Giới 30
1.5 Tiểu kết 30

Chƣơng II Những hoạt động của IPU thể hiện vai trò thúc đẩy sự tham gia chính
trị của phụ nữ 32
2.1 Tăng cƣờng nhận thức về ảnh hƣởng của phụ nữ trong chính trị 32
2.1.1 Tăng số lượng nữ nghị sĩ tham dự trong các cuộc họp nghị sự và cơ cấu tổ
chức IPU 32
2.1.2 Thực hiện khảo sát, nghiên cứu về vấn đề bình đẳng trong chính trị và số
lượng nữ nghị sĩ trong nghị viện thành viên 36
2.1.3 Xây dựng các Chương trình hành động (Plan of Action) 46
2.1.4 Tổ chức các cuộc họp hội thảo, chuyên đề đặc biệt 49
2.2 Nâng cao kỹ năng của nữ nghị sĩ trong chính trị 51
2.2.1 Thiết lập các bộ hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn bình đẳng giới cho các nghị
viện trên thế giới 51
2.2.2 Thực hiện các dự án hỗ trợ nữ nghị sĩ tại một số nước 54
2.2.3 Hợp tác với các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác
trong các dự án hỗ trợ nữ nghị sĩ 56
2.3 Thúc đẩy bình đẳng chính trị thông qua các chƣơng trình chống bạo lực đối
với phụ nữ 58
2.4 Tiểu kết 60

Chƣơng III Sự tham gia của phụ nữ Việt Nam trong chính trị nhìn từ góc độ hoạt
động của Liên minh Nghị viện Thế giới 63
3.1 Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với IPU 63
3.2 Cam kết quốc tế của Việt Nam về bình đẳng giới 65
3.3 Chính sách và pháp luật của Việt Nam về bình đẳng giới 67
3.4 Khái quát về quá trình phụ nữ Việt Nam tham gia chính trị trong những
thập niên gần đây 73
3.5 Những thành tựu trong công tác tăng cƣờng sự tham gia chính trị của phụ
nữ Việt Nam trong phạm vi Quốc hội 76
3.5.1 Trong công tác tổ chức cán bộ 76
3.5.2 Trong hoạt động lập pháp - giám sát 78

3.5.3 Hoạt động của Nhóm Nữ Đại biểu Quốc hội 83
3.6 Nhận xét và kiến nghị biện pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia chính trị
của phụ nữ Việt Nam trong phạm vi Quốc hội 87
3.6.1 Nhận xét 87
3.6.2 Một số biện pháp kiến nghị 90
3.7 Tiểu kết 95
KẾT LUẬN 98
PHỤ LỤC 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Tên tiếng Anh
Tên tiếng Việt
1.
IPU
Inter-Parliamentary Union
Liên minh Nghị viện
Thế giới
2.
LHQ
United Nations
Liên Hợp Quốc
3.
CEDAW
The Convention on the
Elimination of All Forms of

Discrimination against
Women
Công ước về Xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ
4.
ICESCR
The International Covenant
on Economic, Social and
Cultural Rights
Công ước Quốc tế về
các Quyền Kinh tế, Xã
hội và Văn hóa
5.
ICCPR
The International Covenant
on Civil and Political
Rights
Công ước Quốc tế về
các Quyền Dân sự và
Chính trị
6.
HLHPN

Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam











2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Một nền dân chủ không thể hoàn thiện và bền vững nếu thiếu đi sự tham
gia của phụ nữ trong chính trị. Theo tôn chỉ mục đích hoạt động của Liên minh
Nghị viện thế giới, một nghị viện là trung tâm của nền dân chủ, vì vậy cũng cần
phải là cơ quan đi đầu mở rộng cánh cửa cho phụ nữ tham gia vào quá trình ra
quyết định về chính sách và pháp luật. Quan trọng hơn, nghị viện cũng là nơi tạo
điều kiện cân bằng số lượng nghị sĩ nam và nữ. Thế nhưng, sự tham gia trong
chính trị của phụ nữ vẫn bị ngăn trở bởi nhiều yếu tố. Tại nhiều nơi trên thế giới,
những cuộc vận động bầu cử của phụ nữ không nhận được nhiều hỗ trợ tài chính,
hơn nữa các ứng cử viên nữ luôn bị ảnh hưởng bởi rào cản văn hóa và các ràng
buộc trong gia đình cũng như trách nhiệm xã hội. Đảng phái chính trị ở nhiều
nước vẫn thường là nơi tụ họp của nghị sĩ nam. Phụ nữ ngày nay vẫn phải vượt
qua những khuôn mẫu về hình ảnh chăm lo cho cuộc sống gia đình và làm những
công việc không liên quan đến chính trị.
Khi một nữ nghị sĩ có được vị trí trong nghị viện, họ phải nỗ lực nhiều
hơn so với nam nghị sĩ bởi môi trường chính trị là môi trường truyền thống thực
hiện theo những quy tắc và quan điểm của nam giới. Để tăng cường tiếng nói của
phụ nữ trong nghị viện nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung cần phải
thay đổi những quy định bất thành văn và chính sách pháp luật, đồng thời phụ nữ
cần phải có cơ chế hoạt động riêng trong nghị viện. Thúc đẩy quyền chính trị cho
phụ nữ là lĩnh vực đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu và những giải pháp mang

tính đột phá và bền vững. Đã có nhiều tổ chức quốc tế thực hiện các cuộc nghiên
cứu và dự án về chủ đề bình đẳng giới trong chính trị. Tuy nhiên, để thay đổi sự
tham gia của phụ nữ trong các hoạt động chính trị thì cần phải bắt đầu tại nghị
3

viện - cơ quan lập pháp ở các quốc gia. Thúc đẩy bình đẳng giới trong hoạt động
chính trị không những sẽ thúc đẩy quyền của phụ nữ mà còn thúc đẩy tiến trình
dân chủ tại nhiều quốc gia và Quốc hội Việt Nam cũng không nằm ngoài tiến
trình này.
Trong những thập kỷ qua, tổ chức IPU đã có nhiều hoạt động với mục tiêu
nâng cao vị thế của nữ nghị sĩ và trở thành tổ chức liên nghị viện đi đầu trong
lĩnh vực bình đẳng giới. Nhìn nhận được tầm ảnh hưởng của IPU đối với quyền
chính trị của phụ nữ, tác giả đã chọn đề tài “Vai trò của IPU trong việc thúc đẩy
sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị” làm luận văn thạc sỹ,
chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị luôn thu hút nhiều sự quan
tâm và nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các tổ chức quốc tế lớn
như Liên Hợp Quốc, IPU, Ngân hàng thế giới (World Bank), Viện nghiên cứu
Dân chủ và hỗ trợ bầu cử quốc tế (International IDEA), Viện Dân chủ quốc gia
(NDI) và các tổ chức quốc tế khác đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động nghiên
cứu, tổ chức hội nghị và nhiều chương trình hành động với mục tiêu hướng tới
tăng cường sự tham chính của phụ nữ trên phạm vi toàn cầu. Từ những hoạt
động trên, vai trò của các tổ chức quốc tế cũng được nhìn nhận và đánh giá qua
thời gian và kết quả đạt được. Đến nay, đã có nhiều ấn phẩm và bài nghiên cứu
phân tích về đề tài vai trò của IPU và các tổ chức quốc tế trong công tác thúc đẩy
sự tham gia của phụ nữ trong chính trị. Một số tác phẩm tiêu biểu bao gồm:
- Phụ nữ tham gia nghị viện: Không chỉ là những con số (Women in
Parliament: Beyond numbers) của tác giả Julie Ballington và Azza Karam (Nhà
xuất bản International IDEA, 2005). Tác phẩm tập trung phân tích những trở

4

ngại phụ nữ phải đối mặt khi ứng cử và làm việc trong nghị viện, đưa ra kiến
nghị và quan điểm nhằm giúp phụ nữ có được phương thức tạo ảnh hưởng tiếng
nói trong quá trình hoạch định chính sách. Trong quá trình phân tích, các tác giả
đã dẫn giải nhiều thực tiễn và kinh nghiệm của nữ nghị sĩ tại nhiều khu vực, đặc
biệt chương 5 của tác phẩm đã dành một phần để phân tích vai trò của IPU trong
việc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa nam và nữ nghị sĩ trong nghị viện. Theo các
tác giả, có thể dễ dàng liệt kê các thách thức mà phụ nữ phải vượt qua khi tham
gia chính trị nhưng rất khó để có thể liệt kê được nhiều những thay đổi, tác động
của phụ nữ trong các nghị viện. Vì vậy, tác phẩm đã chỉ ra và nhận xét biện pháp
của IPU là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác
nam và nữ nghị sĩ trong các nghị viện thành viên.
- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong IPU (Strengthening women‟s
participation in the IPU) của tác giả Kareen Jabre (bài nghiên cứu tại hội nghị
của International IDEA, 2004). Bài nghiên cứu khai thác khía cạnh phương pháp
đặt chỉ tiêu tăng số lượng nữ đại biểu tham gia vào IPU và liên hệ với trường hợp
các nghị viện khác.
- Đánh giá chương trình “Thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị” của
Liên minh Nghị viện Thế giới IPU (Review of Inter-Parliamentary Union’s
gender programme “Promoting gender equality in politics”) của tác giả Lesley
Abdela và Ann Boman (Cơ quan phát triển quốc tế Canada CIDA và tổ chức
Irish Aid 2010). Ấn phẩm đánh giá chương trình của IPU theo bốn tiêu chí: sự
phù hợp, hiệu quả, bền vững, hành chính và quản lý. Từ đó, ấn phẩm nhận định
chương trình bình đẳng giới của IPU đã đáp ứng mục tiêu hướng tới tăng cường
tính đại diện và giải trình của nghị viện thông qua ủng hộ sự tham gia chính trị
của phụ nữ và lồng ghép bình đẳng giới trong nghị viện. Ngoài ra, tác giả cũng
5

kiến nghị một số biện pháp để tăng cường hiệu quả vai trò của IPU trong lĩnh

vực bình đẳng giới như phối hợp với tổ chức địa phương và các tổ chức quốc tế
khác trong những chương trình xây dựng năng lực nghị viện và có những
chương trình dài hạn hơn. Có thể nói, đây là ấn phẩm có những nhận định, đánh
giá toàn diện nhất cũng như có kiến nghị xác đáng về hoạt động của IPU trong
lĩnh vực bình đẳng giới.
- Phụ nữ là nhân tố thay đổi: thể hiện tiếng nói trong xã hội và tạo ảnh
hưởng đối với chính sách (Women as agents of change: Having voice in society
and influencing policy) của tác giả Susan Markham, ấn phẩm của Ngân hàng thế
giới (World Bank) năm 2012; Dân chủ và Bình đẳng giới: Vai trò của Liên Hợp
Quốc (Democracy and Gender equality: the role of the UN), ấn phẩm của Liên
Hợp Quốc năm 2013. Hai ấn phẩm đều sử dụng các số liệu tổng hợp và phân tích
của IPU để đưa ra các biện pháp nhằm xây dựng khả năng lãnh đạo chính trị của
phụ nữ, phát triển kỹ năng, nhận thức của phụ nữ về chính trị, nhất là cử tri nữ.
Từ những năm 1990, IPU cũng có nhiều nghiên cứu về đề tài phụ nữ và
chính trị với các bài phân tích sâu, khảo sát và tổng hợp số liệu về thực trạng phụ
nữ tham gia chính trị trên thế giới. Hiện nay, IPU là tổ chức đi đầu cập nhật về
số liệu nữ nghị sĩ tại các nghị viện và có nhiều bài bình luận, khuyến nghị xác
đáng về các biện pháp cải thiện hệ thống lập pháp, chính sách để nâng cao tiếng
nói chính trị của phụ nữ. Những đầu sách về đề tài phụ nữ tham chính luôn được
đăng tải trên trang điện tử của IPU với mục đích tuyên truyền sâu rộng và tăng
khả năng tiếp cận tài liệu của công chúng. Việt Nam cũng có nhiều công trình
nghiên cứu và phân tích về chủ đề quyền chính trị xã hội của phụ nữ, tuy nhiên
chưa có công trình nào phân tích về vai trò của các tổ chức quốc tế trong lĩnh
vực tăng quyền chính trị cho phụ nữ
6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Làm rõ vai trò của IPU - một tổ chức liên nghị viện lớn nhất trên thế giới
trong công cuộc thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ trên phạm vi thế giới

thông qua việc đánh giá và phân tích các hoạt động và sức ảnh hưởng của tổ
chức trong tiến trình tăng cường sự tham chính của phụ nữ. Từ đó, rút ra nhận
xét về tình hình phụ nữ Việt Nam tham gia chính trị và kiến nghị một số biện
pháp nâng cao hiệu quả tham gia chính trị của đại biểu nữ Việt Nam và hợp tác
trong lĩnh vực bình đẳng giới giữa Việt Nam và IPU.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu lên sự hình thành và phát triển của IPU, đặc điểm mục tiêu hoạt
động và các cơ cấu tổ chức bên trong, tập trung giới thiệu về cơ chế dành cho nữ
nghị sĩ trong IPU.
- Phân tích và đánh giá tầm ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động của IPU
trong công tác thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ theo các trọng tâm
chương trình của tổ chức như tăng cường nhận thức về ảnh hưởng của phụ nữ
trong chính trị, nâng cao kỹ năng của nữ nghị sĩ và thúc đẩy bình đẳng chính trị
thông qua các chương trình chống bạo lực đối với phụ nữ.
- Phân tích và liên hệ sự tham gia của phụ nữ Việt Nam trong chính trị
nhìn từ góc độ các hoạt động của IPU trên mảng chính sách và pháp luật. Từ đó
đưa ra một số nhận xét và nêu biện pháp kiến nghị nhằm tăng hiệu quả tham gia
chính trị của phụ nữ Việt Nam.
7

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chính tập trung vào công tác của IPU về chính sách
bình đẳng giới trong chính trị từ thập kỷ 1990 cho đến nay, trình bày và phân
tích các thành tựu chính và kết quả của các hoạt động, những thay đổi mà IPU đã
đạt được trong việc tăng cường vị thế tiếng nói của phụ nữ trong nghị viện và
chính trị.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và liên ngành, phương pháp sưu tầm tài liệu, phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp số liệu là các phương pháp chủ yếu được
sử dụng trong quá trình viết luận văn. Nguồn tài liệu tham khảo bao gồm các bản

báo cáo hoạt động, số liệu thống kê, các kỷ yếu hội thảo chuyên đề, các chương
trình hành động, các nghị quyết của IPU về chủ đề bình đẳng giới và tăng quyền
chính trị cho phụ nữ. Ngoài ra, tài liệu tham khảo còn bao gồm một số bài viết,
bài nghiên cứu về bình đẳng giới của các tổ chức quốc tế khác, các website thông
tin của một số bộ ngành và Quốc hội Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm những phần chính sau:
Chƣơng I: Giới thiệu tổng quan về tổ chức Liên minh Nghị viện Thế giới IPU
bao gồm lịch sử, mục tiêu hoạt động, các cơ chế lãnh đạo của tổ chức và nội
dung chương trình nghị sự của các kỳ họp IPU. Từ đó, giới thiệu chi tiết về các
cơ chế dành cho nữ nghị sĩ trong IPU.
Chƣơng II: Vai trò của IPU trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong
chính trị được phân tích và đánh giá thông qua các hoạt động theo các mảng
chính đó là tăng cường nhận thức về ảnh hưởng của phụ nữ trong chính trị; nâng
8

cao kỹ năng của nữ nghị sĩ trong chính trị và thúc đẩy bình đẳng chính trị thông
qua các chương trình chống bạo lực đối với phụ nữ.
Chƣơng III: Từ những phân tích vai trò của IPU được nêu trong chương II,
chương III tập trung liên hệ sự tham gia của phụ nữ Việt Nam trong chính trị
nhìn từ góc độ nghị viện, trước hết mô tả mối quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam
và IPU trên các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực bình đẳng giới, sau đó nêu khái
quát về khung chính sách và pháp luật của Việt Nam về bình đẳng giới và tình
hình phụ nữ Việt Nam tham gia chính trị trong những năm gần đây. Từ đó, đánh
giá kết quả thực hiện công tác tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ Việt
Nam trong phạm vi Quốc hội và trình bày kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu
quả tham chính của phụ nữ trong Quốc hội Việt Nam.















9

Chƣơng I Khái quát về Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU)
1.1 Tổng quan về IPU
1.1.1 Lịch sử hình thành
Vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ 19, những người theo chủ nghĩa hòa
bình thuộc các giới chức và nghiệp đoàn khác nhau đã đạt được tiếng nói chung
về ý tưởng tập hợp các nghị sĩ của tất cả các nước lại với nhau. Việc hình thành
nên một Liên minh Nghị viện Thế giới đã trở thành hệ quả gần như là tất yếu và
hợp lý của thực tiễn này. Vấn đề chỉ còn là việc tìm ra một người có nhận thức
đúng đắn và rõ ràng về thực tiễn này để từ đó tiến hành những hành động cần
thiết. Frédéric Passy và William Randal Cremer là hai nghị sĩ đã có những đóng
góp đầu tiên trong việc hình thành nên tổ chức IPU.
Frédéric Passy sinh ra và lớn lên tại Paris. Năm 22 tuổi, sau khi tốt nghiệp
ngành luật sư, Passy làm kế toán viên tại Hội đồng Nhà nước. Sau đó, ông học
ngành kinh tế và trở thành nhà kinh tế học và giảng dạy tại trường Đại học
Monpellier từ năm 1860-1861.
1
Ông từng hoạt động và thành lập nhiều tổ chức

để kêu gọi công luận ngăn chặn nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Phổ. Năm
1881, ông được bầu vào Viện Đại biểu, ông ủng hộ các đạo luật tạo thuận lợi cho
người lao động, chống lại các chính sách thuộc địa của chính phủ, và kiến nghị
nghị quyết thiết lập hệ thống trọng tài giải quyết tranh chấp quốc tế. Tư tưởng
của Passy luôn lấy hòa bình thế giới làm mục tiêu, trong đó các thỏa thuận giải
quyết tranh chấp trong chính trị quốc tế và tự do thương mại hàng hóa là công cụ
thực hiện hòa bình, đồng thời từng thực thể quốc gia sẽ tạo nên một Liên minh
Nghị viện thế giới. Qua những hoạt động gần nửa thể kỷ vì phong trào hòa bình,
Passy luôn được nhắc tới với vai trò nhà lãnh đạo vì hòa bình. Ông đã có nhiều

1
“Historical focus: Frederic Passy”, truy cập ngày 13/3/2014,
10

tác phẩm về nhiều chủ đề liên quan đến hòa bình thế giới và sự phát triển cũng
như giá trị của các hội nghị quốc tế vì hòa bình.
William Randal Cremer sinh năm 1828 tại Hampshire (Anh) trong cảnh
đói nghèo và không được hưởng nền giáo dục đầy đủ bởi ông phải rời nhà
trường để làm việc trong các nhà máy đóng tàu.
2
Năm 24 tuổi, ông tham gia vào
phong trào của các công đoàn, từ đấy phẩm chất lãnh đạo của ông đã sớm được
công nhận. Ở tuổi 30, ông đã giúp tổ chức các chiến dịch đòi ngày làm 9 tiếng,
và trở thành thành viên của Hội đồng Công đoàn London. Sau nhiều năm hoạt
động trong các hiệp hội của công nhân, năm 1870, Cremer được bổ nhiệm làm
tổng thư ký Hiệp hội Hòa bình (WPA) ủng hộ việc giải quyết tranh chấp quốc tế
bằng các hệ thống trọng tài quốc tế, và yêu cầu thành lập Tòa án tối cao quốc
gia. Năm 57 tuổi, Cremer được bầu vào Đảng Tự do thuộc Quốc hội Anh, ông đã
làm việc với Quốc hội để đưa lại ý tưởng thiết lập một thỏa thuận giải quyết
tranh chấp với Hoa Kỳ. Ý tưởng nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ trong Quốc

hội Anh nhưng Hoa Kỳ đã không thông qua hiệp định này. Tuy hiệp định không
thành công, nhưng điều này đã khuyến khích các nghị sĩ Pháp do ông Frederic
Passy dẫn đầu, đã đưa ra ý tưởng tương tự về thỏa thuận giải quyết tranh chấp
giữa Pháp và Mỹ. Khi biết được ý tưởng của Passy, Cremer đã đề xuất tổ chức
hội nghị giữa Anh và Pháp để thảo luận về hiệp định giải quyết tranh chấp giữa
Anh-Pháp và Anh-Hoa Kỳ năm 1888. Đây chính là hội nghị trù bị toàn thể trước
khi diễn ra hội nghị chính thức thành lập nên tổ chức IPU. Năm 1903, Cremer
được trao giải Nobel hòa bình vì những đóng góp của ông trong quá trình hoạt
động vì hòa bình quốc tế.

2
“Historical focus: William Randal Cremer”, truy cập ngày 13/3/2014,
11

Tháng 6 năm 1888, khi đề xuất hòa bình và giải quyết tranh chấp của Ủy
ban đối ngoại Thượng viện Mỹ được viện này thông qua, đồng thời khi đó Quốc
hội Pháp cũng quyết định thảo luận đề xuất của F. Passy về vấn đề này, W.
Cremer đã viết thư cho F. Passy đề nghị tiến hành một cuộc họp giữa các nghị sĩ
Anh và Pháp để thảo luận những vấn đề về hòa bình và giải quyết tranh chấp.
Từ đó, ngày 31/10/1888 một hội nghị giữa những nghị sĩ người Anh và
người Pháp đã được tổ chức tại khách sạn Grand Hotel ở Paris. Herbert
Gladstone, con trai một lãnh tụ chính trị vĩ đại người Anh, đã dự đoán trong một
lá thư rằng đây sẽ là một hội nghị mang tính lịch sử. F. Passy, người khai mạc
nghị trình, đã được bầu là Chủ tịch hội nghị, cùng với W. Cremer (ban đầu là
ứng cử viên duy nhất được đề cử) và Ngài George Campbell được bầu là hai Phó
Chủ tịch của hội nghị. Jules Gaillard và Thomas Burt, Chủ tịch Liên đoàn Trọng
tài Quốc tế (IAL) và cũng là người đồng chí cũ của W. Cremer trong phong trào
này, được bầu là thư ký của hội nghị.
3


F. Passy và G. Campbell đã đọc diễn văn khai mạc, trong đó nhắc lại
nhiều lần rằng Mỹ và Pháp dễ đạt một thỏa thuận giải quyết tranh chấp hơn so
với Mỹ và Anh bởi hai nước này còn nhiều bất đồng liên quan tới vấn đề Ai-len,
Canada và vấn đề nghề cá.
Bản dự thảo tuyên bố sau đó đã được đồng thuận thông qua, theo đó quyết
định sẽ tổ chức Hội nghị lần thứ hai vào năm tiếp theo để tiếp tục các công việc
đã khởi sự từ Hội nghị lần thứ nhất. Đồng thời, thành phần tham dự lần tới sẽ
không chỉ gồm nghị sĩ của ba nghị viện có liên quan mà sẽ có mặt của cả nghị sĩ
của bất cứ nghị viện nào ủng hộ những ý tưởng chung đó. Hội nghị cũng quyết

3
“Historical focus: 1888-89, F. PASSY and W. CREMER sign the decision to launch the First Inter-
Parliamentary Conference”, truy cập ngày 13/3/2014,
12

định rằng cần lập ra một Ủy ban để chuẩn bị nghị sự cho phiên họp tiếp theo và
thực hiện những quyết định đã được nhất trí.
F. Passy đã đảm nhiệm vai trò thư ký cho phía Pháp trong Ủy ban trù bị
chuẩn bị cho hội nghị năm 1889, còn W. Cremer làm thư ký cho phía Anh. Sau
một vài bước chậm trễ ban đầu, Hội nghị Liên nghị viện đầu tiên đã được tổ
chức ở Khách sạn Continental. Ngoài 55 nghị sĩ của Pháp và 28 nghị sĩ của Anh
còn có 11 đại diện các nghị viện khác tham dự hội nghị này, trong đó có 5 nghị
sĩ Ý và các nước Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hung-ga-ri, Mỹ và Liberia mỗi
nước cử một nghị sĩ.
Mặc dù sự hiện diện của các đại biểu nước ngoài là chưa đáng kể nhưng
điều này cũng góp phần làm cho hội nghị mang tính quốc tế. Từ chỗ chưa được
công nhận, phiên họp lần đó đã quyết định đưa hội nghị thành cơ chế thường
xuyên. Quyết định đưa ra ngày 30/6/1889 có thể được coi là đạo luật sáng lập ra
cơ chế Hội nghị Liên nghị viện và một cách gián tiếp đã hình thành cơ chế IPU
ngày nay.

Đồng thời, với mục đích thúc đẩy hòa bình và với vai trò là trọng tài phân
xử quốc tế, IPU đã đặt nền móng cho các hình thức hợp tác đa phương và hỗ trợ
sự hình thành của các cơ chế trong việc trao đổi thông tin liên chính phủ. IPU
đóng một vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế, là cội
nguồn của phong trào đưa đến việc thành lập Hội Quốc liên, sau đó là Liên Hợp
Quốc (LHQ), là nhân tố quan trọng cho việc hình thành Tòa án Quốc tế La-Hay
sau này. IPU luôn tạo cơ hội đưa ra những đề xuất, sáng kiến mới thúc đẩy sự
nghiệp vì hòa bình và hợp tác quốc tế. Do những đóng góp tích cực của mình,
13

tám nhân vật hoạt động nổi tiếng của Liên minh nghị viện thế giới đã được nhận
giải thưởng Nobel vì hòa bình trong thời gian từ 1901 đến 1927
4
.
Ngay trong thời kỳ hai cuộc chiến tranh thế giới, mặc dù buộc phải gián
đoạn hoạt động, nhưng dưới những hình thức khác nhau, IPU vẫn đấu tranh
không mệt mỏi cho sự nghiệp hòa bình và sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc.
Cùng với thời gian và diễn biến của tình hình thế giới, phạm vi hoạt động
của IPU đã mở rộng từ một liên hiệp của các nghị sĩ thành một tổ chức quốc tế
tập hợp các Nghị viện thuộc các quốc gia có chủ quyền. Liên minh là trung tâm
đối thoại và ngoại giao nghị viện giữa các nhà lập pháp đại diện cho mọi hệ
thống chính trị và tất cả các khuynh hướng chính trị chính trên thế giới – tạo nên
nền tảng trong việc thực hiện các quan điểm và xu hướng chính trị. Đại hội đồng
và các hội nghị chuyên đề của IPU là nơi để các nghị sĩ bày tỏ quan điểm và
sáng kiến mới hướng tới hòa bình và nâng cao hợp tác quốc tế. Xuất phát từ sự
nhìn nhận các yếu tố kinh tế, xã hội, tư tưởng trong nhiều trường hợp là nguyên
nhân tạo nên sự căng thẳng giữa các quốc gia, tổ chức thế giới của các nghị viện
đã dần dần tiếp cận và dành sự quan tâm ngày càng nhiều hơn đối với các vấn đề
mang tính toàn cầu.
Thời kỳ chiến tranh Lạnh, thế giới bị chia làm hai khối đối nghịch bởi hệ

tư tưởng, Liên minh nghị viện là tổ chức duy nhất mà những người đại biểu của
nhân dân các nước thuộc hai khối Đông và Tây có thể gặp gỡ nhau. Tại diễn đàn

4
“Brief history of IPU”, truy cập ngày 19/3/2014,
 1901: Frédéric Passy (Pháp)
 1902: Albert Gobat (Thụy Sĩ)
 1903: William Randal Cremer (Vương quốc Anh)
 1908: Frederic Bajer (Đan Mạch)
 1909: August Beernaert (Bỉ)
 1913: Henri La Fontaine (Bỉ)
 1921: Christian Lange (Na Uy)
 1927: Ferdinand Buisson (Pháp)

14

này, vượt qua sự khác biệt, sự đối đầu về hệ tư tưởng và những căng thẳng vốn
có trong quan hệ giữa các quốc gia thời kỳ đó, các nghị sĩ của hai khối cùng
tranh luận, thiết lập các mối quan hệ cá nhân và với tư cách là những người đại
diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân các nước, họ cùng nhau tìm kiếm cơ
sở cho các hành động chung, hướng cho nhân loại một tương lai tốt đẹp hơn.
Được hình thành do những yêu cầu của tình hình thế giới và hoạt động
trong những biến động không ngừng của các mối quan hệ quốc tế, vì vậy Liên
minh nghị viện cũng luôn tự đổi mới về cơ cấu tổ chức cũng như phương thức
hoạt động. Trong lĩnh vực đấu tranh cho hòa bình thế giới, IPU luôn phối hợp
với LHQ và các cơ quan chuyên môn của tổ chức này để tìm ra các giải pháp cho
các vấn đề lớn của thế giới như giải trừ quân bị, quan hệ kinh tế bình đẳng cùng
có lợi, hỗ trợ các nước kém phát triển, tìm kiếm cơ hội hòa bình cho các cuộc
xung đột vũ trang, đấu tranh vì nền dân chủ và quyền con người v.v…Cùng với
sự phát triển của thế giới, nhiều chủ đề mới cũng được nêu lên trong chương

trình nghị sự của IPU và các thể chế quốc tế liên chính phủ như đấu tranh thiết
lập một trật tự quốc tế mới trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa, phấn đấu cho
sự phát triển bền vững giữa các dân tộc v.v…
Có thể nhận thấy sự khác biệt về tính chất giữa hội nghị liên nghị viện với
hội nghị liên chính phủ. Các thành viên đến hội nghị liên chính phủ với những
giới hạn bởi những quan điểm chính thức của chính phủ và đảng cầm quyền,
trong khi đó các đại biểu đến diễn đàn IPU có thể mang đến các quan điểm chính
trị khác nhau, đại diện rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân. Các cuộc thảo luận
tại diễn đàn IPU diễn ra trong bầu không khí thoải mái tự do. Do vậy tại diễn đàn
này, lượng thông tin là đa dạng và rất phong phú, qua đó có thể hiểu được quan
điểm của các tầng lớp nhân dân trong các quốc gia về các chủ đề được đưa ra
thảo luận.
15

Tại diễn đàn IPU, các đại biểu đến từ nhiều nước khác nhau luôn duy trì
các mối quan hệ cá nhân mang dấu ấn của sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau,
điều đó có những ảnh hưởng nhất định điều hòa bầu không khí hội nghị trong
trường hợp xung đột về tư tưởng và đối nghịch về quyền lợi. Sự cứng nhắc mang
tính định trước trong các quan điểm của chính phủ sẽ được giảm bớt tại các diễn
đàn liên nghị viện nhờ vào phương pháp bỏ phiếu thông qua các nghị quyết được
quy định trong Điều lệ và Quy chế của IPU
5
. Thực tế, số phiếu phân cho mỗi
đoàn quốc gia tỷ lệ theo dân số mỗi nước, mỗi đại biểu thực hiện quyền bỏ phiếu
tùy theo quyết định của riêng mình hoặc của tổ chức chính trị mà mình đại diện.
Do đó, số phiếu trong cùng một đoàn đại biểu quốc gia có thể bị phân chia: đại
biểu thuộc phe đối lập có thể bỏ phiếu chống, trong khi đại diện của đảng cầm
quyền bỏ phiếu thuận. Điều này giải thích rằng những nguyện vọng được bày tỏ
trong các nghị quyết của IPU về cùng một vấn đề thời sự quốc tế đôi khi vượt
quá khuôn khổ các chủ đề mà chính phủ đã bảo vệ tại LHQ. Quy chế của IPU

còn quy định rõ những bước tiếp theo sau khi Nghị quyết đã được thông qua, đó
là nhiệm vụ của các đoàn đại biểu phải thông báo nội dung các nghị quyết này
tới khi quốc gia, chính phủ và hành động với mọi khả năng để thực hiện những
khuyến nghị đã được nêu lên trong các nghị quyết của IPU.
Liên minh nghị viện thế giới là một cơ chế hợp tác quốc tế đặc biệt, có ảnh
hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế. Trước hết, IPU tạo ra cơ
hội cho các nghị sĩ gặp gỡ nhau trực tiếp, hiểu biết đồng nghiệp và cùng chia sẻ
những kinh nghiệm hoạt động của họ. Đại biểu đến diễn đàn IPU có thể mang
đến các quan điểm chính trị khác nhau, đại diện rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân
dân. Liên minh nghị viện thế giới còn là diễn đàn để mỗi dân tộc, thông qua
những người đại diện của mình là các nghị sĩ, thiết lập quan hệ học hỏi tôn trọng

5
IPU (2014), Statutes of the Inter-Parliamentary Union (adopted in 1976 and extensively revised in October
1983, April 2003 and October 2013)
16

nhau và coi trọng những giá trị của các dân tộc khác. Do vậy, Liên minh nghị
viện thế giới chính là một diễn đàn đặc biệt của nền ngoại giao nghị viện, tạo lập
và gìn giữ các mối quan hệ song phương và đa phương giữa các nước. Bằng
những hoạt động trực tiếp gắn với dòng chảy của các sự kiện chính trị, IPU đã
gián tiếp có ảnh hưởng mang tính xây dựng đối với nhiều nước. Thực tế hiện
nay, vị trí, vai trò và những ảnh hưởng quan trọng của IPU trong đời sống chính
trị, kinh tế quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi.

1.1.2 Mục tiêu hoạt động
IPU là một tổ chức quốc tế tập hợp Nghị viện các Quốc gia có chủ quyền.
Với 164 thành viên và 10 thành viên liên kết, IPU là trung tâm của hoạt động
ngoại giao nghị viện khắp thế giới, hoạt động nhằm mục đích vì hòa bình, hợp
tác giữa các dân tộc và nghị viện các nước. IPU hoạt động trên cơ sở Điều lệ

chung và các Quy định về hoạt động của Hội đồng điều hành, Ban Chấp hành,
Đại hội đồng, các Ủy ban thường trực và Quy định về tài chính. Quy chế và Điều
lệ của IPU được thông qua tại Hội nghị lần thứ 33 tại Áo năm 1922, sau đó Quy
chế này được xem xét, sửa đổi tại nhiều hội nghị IPU cho phù hợp với sự lớn
mạnh của IPU và sự phát triển của tình hình quốc tế. Quy chế và Điều lệ của IPU
xác định bản chất và mục đích của tổ chức.
Liên minh hoạt động với các mục tiêu sau
6
:
- Thúc đẩy giao lưu, hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa các nghị viện và nghị
sĩ từ tất cả các nước;
- Tham vấn các vấn đề về lợi ích quốc tế và bày tỏ quan điểm về từng vấn đề với
mục tiêu đề xuất hành động đối với các nghị viện và các thành viên;

6
“What is the IPU?”, truy cập ngày 19/3/2014,
17

- Đóng góp vào việc bảo vệ và nâng cao nhân quyền trên toàn thế giới, một yếu
tố thiết yếu cho nền dân chủ nghị viện và sự phát triển;
- Đóng góp cho việc nâng cao nhận thức và tăng cường hiệu quả hoạt động của
các thể chế đại nghị.
IPU giữ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với LHQ và các tổ chức liên minh
nghị viện khu vực cũng như các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ và phi
chính phủ khác. Đồng thời, IPU chia sẻ các mục tiêu của Liên hợp quốc, hỗ trợ
các nỗ lực của Liên hợp quốc và hợp tác chặt chẽ với tổ chức này trong việc thực
hiện các mục tiêu. IPU cũng hợp tác với các tổ chức khác dựa trên những tư
tưởng chung với Liên hợp quốc.
IPU tập trung vào 6 lĩnh vực hoạt động chính sau
7

: nâng cao dân chủ đại
diện; thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế; đẩy mạnh phát triển bền vững theo
hai hướng phát triển kinh tế xã hội và môi trường; thúc đẩy và bảo vệ nhân
quyền; phát triển sự bình đẳng giữa nam và nữ trong hoạt động chính trị; nâng
cao đối thoại giữa các nền văn minh, chính sách giáo dục và văn hóa, khoa học.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới
Là cơ quan chính trị chủ yếu của Liên minh. Mỗi năm có hai kỳ họp Hội
nghị. Mỗi kỳ họp hội nghị thường diễn ra ở một nước thành viên. Các đoàn đại
biểu quốc gia đại diện cho các nghị viện thành viên. Đoàn đại biểu quốc gia
được thành lập theo quyết định của nghị viện hợp hiến của một Nhà nước có chủ
quyền, đại diện cho nhân dân trên lãnh thổ mà nghị viện hoạt động. Mỗi nghị
viện chỉ có thể thành lập một đoàn đại biểu quốc gia. Điều lệ IPU có quy định
các đoàn đại biểu quốc gia nghị viện thành viên có Quy chế reign, có phương

7
“Main areas of activity of the Inter-Parliamentary Union”, truy cập ngày 17/3/2014, />e/issues.htm
18

tiện hành chính và tài chính để giữ mối liên hệ thường xuyên và tham gia các
hoạt động của IPU. Bằng những hình thức thích hợp, thông báo cho nghị viện
quốc gia và chính phủ những nghị quyết mà IPU đã thông qua, thúc đẩy việc
thực hiện các nghị quyết này. Thông báo kịp thời và đầy đủ cho Ban Thư ký IPU
quá trình và kết quả việc thực hiện các nghị quyết của IPU.
Thành phần tham dự Hội nghị IPU gồm các nghị sĩ do các nghị viện chỉ
định theo cơ chế đoàn đại biểu quốc gia
8
. Hội nghị IPU thảo luận các vấn đề về
chính trị, kinh tế, xã hội thế giới và đưa ra những khuyến nghị của IPU về các

vấn đề này. Chương trình nghị sự của Hội nghị do Hội đồng điều hành thông qua
trên cơ sở khuyến nghị của Ban Chấp hành. Các chủ đề cụ thể trong chương
trình nghị sự được thảo luận tại bốn ủy ban thường trực liên quan: Ủy ban về các
vấn đề Hòa bình và An ninh quốc tế, Ủy ban về các vấn đề Phát triển bền vững,
tài chính và thương mại, Ủy ban về các vấn đề Dân chủ và Nhân quyền, Ủy ban
về các vấn đề của LHQ.
Theo thông lệ, Chủ tịch kỳ họp là Chủ tịch Quốc hội nước chủ nhà, các
Phó Chủ tịch bao gồm đại diện tất cả các nghị viện thành viên. Nghị quyết của
Hội nghị sẽ được thông qua tại phiên toàn thể theo thể thức bỏ phiếu. Mỗi đoàn
đại biểu quốc gia sẽ bỏ phiếu theo số phiếu quy định tùy theo số dân của mỗi
nước.
Hội đồng điều hành
Đây là cơ quan điều hành, định hướng mọi hoạt động của IPU, giám sát
quá trình thực hiện các mục tiêu của IPU. Mỗi năm Hội đồng điều hành (HĐĐH)
có hai cuộc họp vào dịp các kỳ họp Đại hội đồng IPU. Thành phần của Hội đồng
điều hành gồm 3 nghị sĩ của mỗi Đoàn đại biểu quốc gia và các thành viên liên

8
IPU (2014), Rules of the Assembly, (Adopted in 1976 and extensively revised in October 1983, April 2003 and
October 2013)
19

kết. Hội đồng bầu Chủ tịch với nhiệm kỳ 3 năm trên nguyên tắc đảm bảo sự luân
phiên giữa các khu vực địa chính trị.
9

Hội đồng điều hành là cơ chế ra quyết định tập thể của Đại hội đồng IPU.
Ngoài Chủ tịch IPU, mỗi nghị viện thành viên được cử tối đa 3 nghị sĩ làm đại
diện chính thức (có quyền biểu quyết) tại Hội đồng điều hành. Các vấn đề về nội
dung, tổ chức, hoạt động của IPU phải được Ban Chấp hành trình HĐĐH quyết

định thông qua trước khi triển khai. Để giúp quá trình quyết sách của HĐĐH,
các Ủy ban chuyên môn và các Nhóm cố vấn tiến hành các nghiên cứu, thảo luận
và báo cáo tại phiên họp của HĐĐH. HĐĐH họp trong quá trình diễn ra Đại hội
đồng, trừ trường hợp bất thường (chưa bao giờ xảy ra). Trong số các nghị sĩ đại
diện cho một nghị viện thành viên tham gia HĐĐH, cơ cấu về giới phải được
bảo đảm (mỗi giới có ít nhất 1/3 tổng số nghị sĩ của một nước - nếu không bảo
đảm cơ cấu này sẽ bị trừ số phiếu biểu quyết).

Ban Chấp hành và Ban Thƣ ký
Ban Chấp hành là cơ quan chỉ đạo có trách nhiệm giám sát, triển khai mọi
hoạt động hành chính của Liên minh, đưa ra những kiến nghị với Hội đồng. Chủ
tịch Hội đồng là Chủ tịch đương nhiên của Ban Chấp hành, ngoài ra có 12 thành
viên do Hội đồng Điều hành bầu ra dựa trên cơ sở xem xét sự đóng góp cho Liên
minh của mỗi ứng cử viên và đoàn đại biểu quốc gia.
10
Trong Ban Chấp hành
phải có ít nhất hai thành viên là nữ. Nhiệm kỳ của Ban chấp hành là 4 năm. Ban
Chấp hành IPU là cơ chế lãnh đạo tập thể của IPU, có thành phần gồm Chủ tịch
IPU, Chủ tịch Ủy ban điều phối nữ nghị sĩ và đại diện các Nhóm địa chính trị -
mỗi Nhóm có 3 đại diện (tổng cộng 17 thành viên), hoạt động theo nhiệm kỳ 2

9
IPU (2014), Rules of the Governing Council, (Adopted in 1971 and extensively revised in October 1983 and
April 2003)
10
IPU (2014), Rules of the Executive Committee, (Adopted in 1972 and extensively revised in October 1983 and
April 2003)
20

năm và có thể gia hạn tối đa một lần. Chủ tịch IPU là người đại diện chính thức

của IPU trong các hoạt động đối ngoại, có thẩm quyền được quy định trong Điều
lệ chung của IPU, nhiệm kỳ 3 năm và có thể gia hạn tối đa một lần. Mỗi Nhóm
có một đại diện đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch IPU trong nhiệm kỳ của mình.
Ban Thư ký là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình hoạt
động của Liên minh, đảm bảo các hoạt động thường ngày và các công việc hành
chính tại Trụ sở Liên minh, đảm bảo mối liên hệ giữa Liên minh với các nghị
viện thành viên và các thể chế quốc tế, đảm nhận vai trò đại diện của Liên minh
tại các Hội nghị quốc tế. Tổng thư ký có trách nhiệm điều hành, chỉ đạo toàn thể
viên chức ban thư ký nhằm thực thi các nhiệm vụ đã được quy định.
Ngoài ra, IPU còn có các Ủy ban Thường trực
11
(Ủy ban về hòa bình và an
ninh quốc tế; Ủy ban về Phát triển bền vững, Tài chính và Thương mại; Ủy ban
về Dân chủ và Nhân quyền; Ủy ban về các Vấn đề của LHQ) và các Ủy ban
Chuyên môn
12
(Ủy ban Điều phối Nữ Nghị sĩ; Ủy ban về Nhân quyền của các
nghị sĩ; Ủy ban về các Vấn đề Trung Đông; Ủy ban thúc đẩy việc tôn trọng pháp
luật nhân đạo quốc tế). Các cơ chế khác gồm Nhóm tham vấn
13
(Nhóm các nhà
ủng hộ Cộng hòa Síp; Nhóm cố vấn của Ủy ban về các công việc của LHQ;
Nhóm cố vấn về HIV/AIDS và sức khỏa bà mẹ, trẻ em và trẻ sơ sinh; Nhóm Đối
tác về giới) và các Hội nghị chuyên đề (Hội nghị Nữ nghị sĩ, Hội nghị; Hội nghị
tham vấn LHQ; Hội thảo thúc đẩy vai trò của nghị sĩ trong việc thi hành các
quyết định trong Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về vấn đề nhân quyền (The
Universal Periodic Review – UPR)…).

11
“Committees and Working Groups”, truy cập ngày 20/3/2014,

12
“Committees and Working Groups”, truy cập ngày 20/3/2014,
13
“Committees and Working Groups”, truy cập ngày 20/3/2014,

×