Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ANH TUẤN

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn



Nguyễn Anh Tuấn

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước nhất, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo
trong Khoa Kinh tế & PTNT, Bộ môn Phát triển nông thôn những người đã trang bị cho
tôi kiến thức và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền
đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Quyền Đình Hà – Giảng viên
khoa Kinh tế và PTNT – Người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng
dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân
thành cảm ơn Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, Huyện
ủy, HĐND, UBND huyện Lộc Hà, lãnh đạo các phòng, ban, các xã, thị trấn, các doanh
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh tế đóng trên địa bàn
huyện Lộc Hà và những người dân địa phương đã cung cấp những thông tin cần thiết và
giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tuấn


ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục đồ thị và hộp .................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis Abstract ................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.5.

Đóng góp mới của đề tài........................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư công trong nông nghiệp ......... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số quan điểm, khái niệm liên quan .............................................................. 4


2.1.2.

Vai trò của quản lý đầu tư công trong nông nghiệp .......................................... 10

2.1.3.

Đặc điểm của quản lý đầu tư công trong nông nghiệp ...................................... 11

2.1.4.

Nội dung quản lý đầu tư công trong nông nghiệp ............................................. 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đầu tư công trong nông nghiệp........... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ...................................................... 23

2.2.2.

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn về quản lý đầu tư công cho phát triển
nông nghiệp ở Việt Nam ................................................................................... 27


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 33
iii


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 48

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 48

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 49

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 49

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 50


3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công trong nông nghiệp .......... 50

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 52
4.1.

Thực trạng quản lý đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn huyên
Lộc Hà ............................................................................................................... 52

4.1.1.

Thực trạng đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện ........................ 52

4.1.2.

Thực trạng quản lý đầu tư công trong nông nghiệp .......................................... 63

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đầu tư công trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà .................................................................... 82

4.2.1

Chủ trương, chính sách...................................................................................... 82

4.2.2.


Nguồn lực cho đầu tư công trong nông nghiệp ................................................. 85

4.2.3.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.................................................................. 86

4.2.4.

Năng lực và trình độ của cán bộ quản lý ........................................................... 87

4.2.5.

Sự tham gia của người dân trong các chương trình đầu tư công trong
nông nghiệp ....................................................................................................... 89

4.3.

Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư công trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh hà tĩnh ................................................ 90

4.3.1.

Quan điểm, định hướng ..................................................................................... 90

4.3.2.

Một số giải pháp chủ yếu ................................................................................. 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 101
5.1.


Kết luận ........................................................................................................... 101

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 102

5.2.1.

Đối với nhà nước ............................................................................................. 102

5.2.2.

Đối với các bộ, ngành...................................................................................... 103

5.2.3.

Đối với tỉnh Hà Tĩnh ....................................................................................... 103

5.2.4.

Đối với huyện Lộc Hà ..................................................................................... 103

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 104
Phụ lục ........................................................................................................................ 106

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐVT

Đơn vị tính

KTXH

Kinh tế xã hội

LĐNN

Lao động nông nghiệp

NSNN


Ngân sách nhà nước

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PTNT

Phát triển nông thôn

Trđ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

ĐKTN-XH

Điều kiện tự nhiên – xã hội

v


DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Dân số và lao động của huyện Lộc Hà ......................................................... 41
Bảng 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Lộc Hà ................................................ 46
Bảng 4.1. Đầu tư công trong nông nghiệp huyện Lộc Hà ............................................. 52
Bảng 4.2. Đầu tư công cho ngành trồng trọt tại huyện Lộc Hà giai đoạn
2013 – 2015................................................................................................... 55
Bảng 4.3. Đầu tư công cho ngành chăn nuôi tại huyện Lộc Hà giai đoạn
2013 – 2015................................................................................................... 58
Bảng 4.4. Đầu tư công ngành thủy sản tại huyện Lộc Hà giai

đoạn

2013 – 2015................................................................................................... 60
Bảng 4.5. Đầu tư công ngành lâm nghiệp tại huyện Lộc Hà

giai đoạn

2013 – 2015................................................................................................... 61
Bảng 4.6. Hệ thống chỉ tiêu giám sát quản lý đầu tư công trong nông nghiệp
huyện Lộc Hà ................................................................................................ 69
Bảng 4.7. Kết quả phát triển giống cây trồng huyện Lộc Hà ........................................ 72
Bảng 4.8. Kết quả đầu tư công cho phát triển thủy lợi huyện Lộc Hà .......................... 73
Bảng 4.9. Phát triển chăn nuôi huyện Lộc Hà giai đoạn 2013 - 2015 ........................... 74
Bảng 4.10. Kết quả đầu tư, nuôi trồng và khai thác thủy sản huyện Lộc Hà giai
đoạn 2013 – 2015 .......................................................................................... 76
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về tác động của quản lý đầu tư công trong
nông nghiệp huyện Lộc Hà ........................................................................... 79

vi



DANH MỤC HỘP, BIỂU ĐỒ
Hộp 4.1.

Tác động của quản lý đầu tư công đến chăn nuôi ...................................... 59

Hộp 4.2.

Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn ở Lộc Hà phát
huy hiệu quả ............................................................................................... 85

Hộp 4.3.

Sự đóng góp của nguồn lực trong đầu tư cơ sở hạ tầng ............................. 85

Hộp 4.4.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư công trong
nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà. .................................................... 87

Biểu đồ 4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công trong nông nghiệp.................. 88
Biểu đồ 4.2. Mức độ quan tâm của người dân đối với các chương trình, dự án đầu
tư công trong nông nghiệp tại huyện Lộc Hà ............................................. 89

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Quản lý đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh
Hà Tĩnh”.

Tên tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Giáo viên hướng dẫn: TS. Quyền Đình Hà
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề chiến lược có ý nghĩa lâu dài đối với
Việt Nam. Trong đó, đầu tư công chiếm vai trò vô cùng cần thiết. Lộc Hà là một trong
những huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm qua, huyện đã được đầu tư
nhiều chương trình dự án cho phát triển nông nghiệp; Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do
công tác quản lý đầu tư công cho phát triển nông nghiệp của huyện chưa thưc sự hiệu
quả. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý đầu tư công trong nông nghiệp trên
địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng quản lý đầu tư
công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh; từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn
huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp
thu thập số liệu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số liệu và hệ thống chỉ tiêu
nghiên cứu.
Về kết quả nghiên cứu, qua phân tích tình hình thực trạng đầu tư công và quản
lý đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà cho thấy công tác quản lý
đầu tư công có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư công trong nông nghiệp. Cụ thể,
nội dung của quản lý đầu tư công trong nông nghiệp gồm: Chủ trương, chính sách về
quản lý đầu tư công, công tác kế hoạch của quản lý đầu tư công, công tác tổ chức triển
khai kế hoạch quản lý đầu tư công, công tác giám sát điều hành quản lý đầu tư công,
công tác đánh giá quản lý đầu tư công. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu
tư công cũng được phân tích để làm rõ như: yếu tố thể chế, chính sách; yếu tố vốn cho
đầu tư công; năng lực trình độ cán bộ quản lý; sự tham gia của người dân và cuối cùng

là yếu tố điều kiện tự nhiên – xã hội.
Công tác quản lý đầu tư công trong nông nghiệp của huyện Lộc Hà đang ngày
càng phát triển, hoàn thiện. Tuy nhiên bên cạnh đó, còn nhiều khó khăn tồn tại như:
năng lực cán bộ tham mưu cấp xã còn yếu; đơn vị nhà thầu còn lúng túng trong việc lập
viii


hồ sơ, kinh phí công trình và hồ sơ quyết toán dẫn đến chậm trong việc giải ngân và
quyết toán công trình; UBND các xã, thị trấn chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo
tình hình thực hiện công tác đầu tư XDCB; Các cơ quan được giao làm chủ đầu tư
(phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ban QLDA huyện ... ) chưa quan tâm trong công tác báo
cáo giám sát đánh giá đầu tư;…
Trên cơ sở đó, tác giả khuyến nghị một số giải pháp giải quyết một số vấn đề
tồn tại của quá trình quản lý đầu tư công trong nông nghiệp nhằm tăng cường năng nâng
cao hiệu quả quản lý đầu tư công trong nông nghiệp của huyện Lộc Hà ở thời gian tới.

ix


THESIS ABSTRACT
Thesis title: "Management of public investment in agriculture in Loc Ha district, Ha
Tinh province."
Author: Nguyen Anh Tuan
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Agriculture is an important economic sector for the development of each
country. Agriculture, farmers and rural areas is the strategic issue in long-term for

development in Vietnam. In particular, public investment accounted for much-needed
role. Loc Ha is one of the mountainous districts of Ha Tinh province. In recent years,
the district has invested many projects and programs for agricultural development;
However, due to the fact that, the management of public investments for agricultural
development of the district are not really effective. Stemming from the above reasons,
the topic "Management of public investment in agriculture in Loc Ha district, Ha Tinh
province" means both theory and practice.
The overall objective of this study was to assess the status of public investment
management in agriculture Loc Ha district, Ha Tinh province; which proposed a number
of measures to enhance the effectiveness of management of public investment in
agriculture Loc Ha district, Ha Tinh province.
Research methodology used in the study including: data collection methods,
sampling, data processing methods and research indicators.
On the results of the study, through analysis of the current situation of public
investment and public investment management in agriculture Loc Ha district shows the
management of public investment has a direct impact on the efficiency of investment in
agriculture. Specifically, the content of the management of public investment in
agriculture, including: policy, policy on public investment management, planning of
public investment management, organization management plan implemented early
public investment, operating the monitoring of public investment management,
evaluation of investment managers. In addition, the factors affecting the management of
public investment is also analyzed to clarify such as institutional factors and policies;
factor for investment capital; capacity management staff qualifications; the participation
of the people and finally natural, social conditions.

x


The management of public investment in agriculture of Loc Ha district is
growing. However, there exist many difficulties such as weak of staff capacity in

communal; contractor units in confusion in the compilation of dossiers, funding works
and record the settlement resulted in the disbursement and slow settlement construction;
CPCs, the town has not taken seriously the regime of reporting on the implementation
of the investment in capital construction; The agency assigned as an investor (Room
Economy and Infrastructure, DPMU ...) were not interested in the work of monitoring
and evaluation reports investment ...
On this basis, the author recommends some solutions to solve some existing
problems of the management of public investment in agriculture to enhance
management improve the efficiency of public investment in agriculture in the district
Loc Ha in the near future.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề chiến lược có ý nghĩa
lâu dài đối với Việt Nam. Hơn hai mươi năm sau đổi mới, nền kinh tế đất nước
đã bước dần sang cơ chế thị trường, tăng trưởng kinh tế ổn định. Tuy nhiên, sự
phát triển kinh tế chưa đồng đều giữa các vùng, các thành phần kinh tế. Khu vực
nông thôn, nhất là các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chậm,
tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều. Để phát triển những địa phương thuộc các khu vực này,
một trong những yếu tố quyết định chính là các chính sách điều hành của nhà
nước. Trong những chính sách ấy, đầu tư công chiếm vai trò vô cùng cần thiết vì
đây là công cụ khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường, là đòn bẩy, tạo
ra môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thúc
đẩy đầu tư tư nhân phát huy hiệu quả cao thông qua việc xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế, chuyển giao công nghệ và các chính sách hỗ trợ phát triển.
Lộc Hà là một trong những huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, với tổng

diện tích đất tự nhiên là 11815 ha, Lộc Hà có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong
những năm qua, huyện đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, các cấp
chính quyền bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự án cho phát triển nông
nghiệp nhờ đó giá trị sản xuất nông nghiệp của Huyện đạt trên 60 triệu đồng/ha
đất canh tác, đời sống người dân được nâng cao; Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do
công tác quản lý đầu tư công cho phát triển nông nghiệp của huyện chưa thưc sự
hiệu quả, chính quyền một số xã, thị trấn chưa quan tâm đúng mức đến phát triển
sản xuất nông nghiệp dẫn đến diện tích một số cây trồng không đạt kế hoạch;
chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm. Công tác tuyên truyền
về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.
Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước đi sâu
nghiên cứu các đề tài về chương trình, chính sách đầu tư công cho phát triển
nông nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau, được công bố dưới dạng chuyên đề,
luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí…và nhiều
tác phẩm khác có liên quan, nhưng chưa có một nghiên cứu nào thực sự đi sâu
vào nghiên cứu quản lý đầu tư công nhằm tăng hiệu quả quản lý đầu tư cho nông
nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh một cách đầy đủ, toàn diện.
1


Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản
lý đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn
huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu

quả quản lý đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hoá Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến Quản lý đầu tư
công trong nông nghiệp;
(2) Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn
huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đầu tư công trong
nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư công
trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Quản lý đầu tư công là gì? Quản lý đầu tư công trong lĩnh vực nông
nghiệp gồm những nội dung gì?
(2) Thực trạng quản lý đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc
Hà, tỉnh Hà Tĩnh như thế nào?
(3) Những vấn đề gì còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý đầu tư
công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh?
(4) Những giải pháp nào nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý đầu tư
công trên địa bàn huyện Lộc Hà?
1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về hoạt động đầu tư công cũng như
công tác quản lý đầu tư công trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Tập trung nghiên cứu các nội dung về thực trạng đầu tư, thực trạng quản


2


lý cũng như hiệu quả của công tác quản lý đầu tư công cho phát triển nông
nghiệp ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản
lý, hiệu quả quản lý đầu tư công từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đầu tư công cho phát triển nông nghiệp
trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.4.2.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2013 - 2015, thời gian thu thập
số liệu sơ cấp trong năm 2015.
Thời gian thực hiện đề tài từ 06/2015 – 06/2016.
1.4.2.3. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu, thực hiện trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh,
tập trung vào các xã Thạch Châu, Thạch Bằng và Ích Hậu.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
(1) Đề tài đã hệ thống hoá Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến Quản lý
đầu tư công trong nông nghiệp;
(2) Đề tài đã đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công trong nông nghiệp trên
địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
(3) Luận văn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đầu tư
công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
(4) Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
đầu tư công trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
CÔNG TRONG NÔNG NGHIỆP

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số quan điểm, khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay,
vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ XX,
các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã
đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Taylor (năm 1903): "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác
làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .
Fayol (năm 1916): "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
Hard Koont (năm 1960): "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường
tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
Peter F Drucker (năm 1942): "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất
của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở
sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các
đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
2.1.1.2. Khái niệm đầu tư
Trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng
lực sản xuất tương lai. Đầu tư, vì thế, còn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích
lũy tư bản. Tuy nhiên, chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới
được tính. Còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và kinh doanh bất động
sản bị loại trừ. Việc gia tăng tư bản tư nhân (tăng thiết bị sản xuất) được gọi là
đầu tư tư nhân. Việc gia tăng tư bản xã hội được gọi là đầu tư công cộng.
Đầu tư được hiểu và định nghĩa theo nhiều góc nhìn, tùy từng quan điểm
mà định nghĩa khái niệm đầu tư như thế nào.

4


Theo Nguyễn Hữu Khánh (2014), khái niệm đầu tư thiên về tài sản: đầu tư
là quá trình bỏ vốn để tạo ra tiềm lực sản xuất kinh doanh dưới hình thức các tài
sản kinh doanh.
Khái niệm thiên về tài chính: đầu tư là chuỗi hoạt động chi của của đầu tư và
đổi lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi hành động để thu hoàn vốn và sinh lời.
Khái niệm thiên về tiến bộ kỹ thuật: Đầu tư là quá trình thay đổi phương
thức sản xuất thông qua việc đổi mới hiện đại hóa phương tiện để thay thế lao
động thủ công.
Khái niệm thiên về khía cạnh xây dựng: Đầu tư là quá trình bỏ vốn nhằm
tạo ra các tài sản vật chất dưới dạng các công trình xây dựng.
Khái niệm dưới góc độ khoa học kinh tế: Đầu tư là quá trình sử dụng phối
hợp các nguồn lực trong khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc
đạt được một tập hợp mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Theo cách hiểu của kinh tế đầu tư, đầu tư là sự từ bỏ các nguồn lực ở hiện
tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu kết quả nhất định trong tương lai
lớn hơn các nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực phải hy sinh đó
có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, trí tuệ.
Các hoạt động bỏ tiền ra xây dựng công trình giao thông, thông tin…làm
tăng tài sản cho nền kinh tế. Các hoạt động này gọi là đầu tư phát triển hay đầu tư
trên giác độ nền kinh tế. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều nguồn lực. Theo
nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng,
nguồn lực đầu tư bao gồm tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài
nguyên, khoa học công nghệ…
Theo Bùi Xuân Phong (2006), hoạt động đầu tư (gọi tất là đầu tư) là quá
trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các
tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của ngành

Bưu chính Viễn thông (BCVT) nói riêng. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng
của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực
có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt
được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và
nguồn lực.
5


Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn
lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương
lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản
xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi
ích kinh tế xã hội.
Tóm lại có thể hiểu đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện
tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã sử dụng.
2.1.1.3. Đầu tư công và các lĩnh vực của đầu tư công trong nông nghiệp
* Đầu tư công
Khái niệm đầu tư công được xây dựng theo các tính chất của quan hệ sở
hữu vốn, khu vực đầu tư, hiệu quả đầu tư và đối tượng đầu tư.
Theo Liên hợp quốc, đầu tư công là việc đầu tư/chi tiêu của nhà nước
nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục.
Theo Luật đầu tư công (2014), Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà
nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và
đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đối tượng sở hữu vốn, hoạt động đầu tư sử dụng vốn thuộc sở hữu
nhà nước được gọi là đầu tư công, thuộc sở hữu tư nhân gọi là đầu tư tư nhân.
Theo dự thảo Luật đầu tư công (năm 2007) thì đầu tư công là đầu tư từ nguồn
vốn của Nhà nước vào các ngành, lĩnh vực phục vụ lợi ích chung, không nhằm
mục đích kinh doanh. Chính là tiếp cận đầu tư công theo góc độ chủ thể quản l ý
Nhà nước, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với hoạt động đầu
tư công.
Theo khu vực đầu tư, nền kinh tế bao gồm hai khu vực là Công cộng và tư
nhân. Hoạt động đầu tư thuộc khu vực công cộng gọi là đầu tư công cộng, hoạt
động đầu tư thuộc khu vực tư nhân gọi là đầu tư tư nhân.
Nhìn từ góc độ hiệu quả của đầu tư, kinh tế học vĩ mô cho rằng “đầu tư
làm gia tăng tư bản xã hội gọi là đầu tư công cộng hay còn gọi là đầu tư công”.
Cách tiếp cận trên nhìn từ góc độ quy mô tác động, hiệu quả của đầu tư.

6


Xét theo đối tượng thụ hưởng đầu tư và đầu ra của đầu tư, các hoạt động
sản xuất ra hàng hóa công cộng gọi là đầu tư công, các hoạt động sản xuất ra
hàng hóa tư nhân gọi là đầu tư tư nhân. Tiếp cận theo góc độ này, kinh tế công
cộng cho rằng: đặc trưng chủ yếu của hàng hóa, dịch vụ công là hàng hóa, dịch
vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, cộng đồng, việc tiến hành hoạt động
cung cấp hàng hóa ấy có thể do nhà nước trực tiếp đảm nhận, trao quyền cung
cấp hàng hóa công cho các cá nhân hoặc Nhà nước tài trợ công cho khu vực tư để
cung cấp hàng hóa công. Theo cách tiếp cận này, hoạt động đầu tư công là hoạt
động đầu tư cung cấp hàng hóa công, có thể do chủ thể Nhà nước hoặc tư nhân
đảm nhiệm dưới sự quản lý, hỗ trợ và định hướng của Nhà nước nhằm mục đích
phục vụ lợi ích chung của xã hội, cộng đồng.
Theo tác giả Trần Đình Thiên (2012): Việc gia tăng vốn xã hội được gọi là
đầu tư công. Việc tăng vốn xã hội thuộc chức năng của Chính phủ, vì vậy đầu tư

công thường được đồng nhất với đầu tư mà chính phủ thực hiện. Đầu tư công bao
gồm: Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương, các địa phương);
Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình mục
tiêu trung và dài hạn), cũng được thông qua trong kế hoạch ngân sách hằng năm,
tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định; Đầu tư
của các doanh nghiệp Nhà nước, mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có
nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
Khái niệm “đầu tư công” còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà
nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
không nhằm mục đích kinh doanh như: Chương trình mục tiêu, dự án phát triển
kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự
án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo ... Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ
hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự
nghiệp; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định
của pháp luật; Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định
của Chính phủ.
Tác giả Trần Đình Thiên cho biết, hiện tại "đầu tư công" vẫn được quan
niệm một cách khá đơn giản: nó bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và
các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành. Đầu tư công được
7


xét không phải từ góc độ mục đích mà từ góc độ tính sở hữu của nguồn vốn dùng
để đầu tư. Đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của
pháp luật hiện hành, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà
nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển
của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý. Đây là

cách hiểu phổ biến hơn cả và cũng là đối tượng của chính sách đầu tư của Nhà
nước hiện nay.
Có thể thấy rằng, dù tiếp cận ở góc độ khác nhau thì đầu tư công đều
hướng đến mục tiêu chung là đầu tư phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội,
của cộng đồng, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo, quản lý, điều tiết và giám sát
các hoạt động đầu tư này.
Như vậy, đầu tư công là những hoạt động đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu
của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay
ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.
* Đầu tư công trong nông nghiệp
Theo chức năng quản lý của Nhà nước ở địa phương, ngành nông nghiệp
bao gồm 3 tiểu ngành đó là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đầu tư công
cho nông nghiệp bao gồm đầu tư cho xây dựng hệ thống thủy lợi, khuyến nông,
thú y, bảo vệ thực vật và vốn tín dụng.
Đầu tư công cho nông nghiệp ở huyện nghèo nhằm tạo điều kiện cho nông
nghiệp phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi, góp phần tăng năng suất, sản lượng lương thực, tăng thu nhập
và cải thiện đời sống cho các hộ nông dân đặc biệt là các hộ nghèo ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Như vậy, có thể hiểu: Đầu tư công cho nông nghiệp là quá trình sử dụng
nguồn lực của công (Chính phủ, cộng đồng và xã hội) trong và ngoài nước để
đầu tư vào các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp nhằm đưa ngành nông nghiệp
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho các hộ nông dân
nâng cao thu nhập và chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần.
* Các lĩnh vực đầu tư công trong nông nghiệp
Khuyến nông
Nội dung công tác khuyến nông rất đa dạng bởi vì khuyến nông dựa trên
yêu cầu của nông dân về những thông tin và kiến thức họ cần. Đất nước càng
8



phát triển, trình độ văn hóa, quản lý , kiến thức khoa học của nông dân càng cao
thì nội dung hoạt động khuyến nông càng phong phú .Tùy theo điều kiện cụ thể
của mỗi nước mà định nghĩa về khuyến nông có những điểm khác nhau.
Theo CIDSE (Tổ chức Hợp tác Quốc tế vì phát triển và đoàn kết):
“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc liên quan đến sự
phát triển nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó
người già và trẻ em được học bằng thực hành”.
Định nghĩa về khuyến nông theo Bộ Nông nghiệp của Đông Timor
(2011): Khuyến nông là một dịch vụ hoặc hệ thống sẽ hỗ trợ người nông dân,
thông qua giáo dục giúp cải thiện phương pháp canh tác và kỹ thuật, tăng hiệu
quả sản xuất và thu nhập, mức sống cho người dân. Khuyến nông là hỗ trợ cho
nông dân để họ xác định và phân tích vấn đề sản xuất của mình, từ đó nâng cao
nhận thức về cơ hội cải tiến nông nghiệp.
Định nghĩa này dựa trên quan điểm cơ bản là giúp nông dân để rồi họ tự
giúp họ. Vì vậy, họ có thể tự giải quyết những vấn đề của chính họ bằng sự chấp
nhận kỹ thuật tốt hơn trong sản xuất và những hoạt động kinh doanh.
Như vậy, khuyến nông ở Đông Timor không đơn thuần liên quan đến việc
chuyển giao kỹ thuật tiến bộ mà trước hết liên quan đến giáo dục nông dân để họ
trở thành những người thực sự phát triển.
Theo FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp): “Khuyến nông là một
quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân,
làm cho nông dân có đủ khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của gia đình, của
làng xã. Nói cách khác, khuyến nông là một biện pháp giúp đỡ nông dân phát
triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng phát triển nông thôn và cải thiện
điều kiện vật chất, tinh thần cho nông dân”.
Vậy: Khuyến nông là một quá trình truyền bá kiến thức và huấn luyện tay
nghề cho nông dân làm cho họ có khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của họ
nhằm phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
Thuốc thú y

Theo pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11, thuốc thú y là những
chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng chất,
hóa chất được dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục
hồi, điều chỉnh, cải thiện các chức năng của cơ thể động vật, bao gồm dược
9


phẩm, hóa chất, vắc xin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và một số vi
sinh vật dùng trong thú y.
Theo luật thú y (2015), thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao
gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê
duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều
chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.
2.1.1.4. Quản lý đầu tư công, đầu tư công trong nông nghiệp
Theo OECD, WB, IMF đều quan niệm rằng quản lý đầu tư công (Public
Investment Management - PIM) là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình
thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm
định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với
mục đích là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư công, qua đó đạt được mục
tiêu tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế.
Tóm lại, có thể hiểu Quản lý đầu tư công trong nông nghiệp là sự tác động
có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình sử dụng
nguồn lực công trong và ngoài nước để đầu tư vào các lĩnh vực nông – lâm – ngư
nghiệp nhằm đưa ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hang hóa,
tạo điều kiện cho các hộ nông dân nâng cao thu nhập và chuyển biến nhanh hơn
về đời sống vật chất, tinh thần.
2.1.2. Vai trò của quản lý đầu tư công trong nông nghiệp
Theo Nguyễn Đăng Thực (2009), Ở bất kỳ quốc gia nào nông nghiệp cũng
là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp những sản phẩm
thiết yếu cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp, là ngành thu ngoại tệ để

thực hiện cách mạng công nghiệp hóa, nông nghiệp cung cấp lao động cho các
khu vực kinh tế khác, là thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường.
Tại Việt Nam nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, bởi hiện nay trên 70% dân số nước ta vẫn sống ở nông thôn, lao động làm
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu nhập chính chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Nông dân - lao động làm nông nghiệp là chủ yếu, nông dân thiếu việc làm, thu
nhập từ nông nghiệp vốn đã thấp lại thiếu ổn định, tỷ lệ nghèo vẫn còn cao.
- Nông nghiệp là ngành sản xuất kém hiệu quả nhất trong nền kinh tế song
Nhà nước vẫn phải quan tâm phát triển thông qua các chính sách kinh tế của chính
10


phủ đối với ngành nông nghiệp bởi vì: nông sản là sản phẩm thiết yếu đối với toàn
xã hội, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên nông
nghiệp thường gặp nhiều rủi ro, dân số sống trong ngành nông nghiệp và khu vực
nông thôn chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, sự can thiệp của Chính phủ vào nông
nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết.
- Quản lý đầu tư công cho phát triển nông nghiệp đóng vai trò quan
trọng giúp Chính phủ sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính cho việc thực
hiện các mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho
người nông dân.
- Thu nhập, trình độ dân trí của nông dân ở khu vực nông nghiệp, nông
thôn thường thấp nên khả năng tiếp cận với kinh tế thị trường kém và hiện nay
nghèo đói vẫn là một thách thức ở nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng
miền núi. Chính phủ muốn phát triển kinh tế đất nước thì phải xóa đói giảm
nghèo, từng bước nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt là những người
sống bằng nghề nông. Đầu tư công cho nông nghiệp là điều kiện cơ bản và chủ
yếu tạo môi trường thuận lợi cho người nông dân và cộng đồng nông thôn vươn
lên thu hẹp khoảng cách với khu vực thành thị.

- Trong nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân thường không muốn tham gia
vào việc cung cấp các hàng hóa công do khó thu lợi đặc biệt là hàng hóa công
trong ngành nông nghiệp (đầu tư trong nông nghiệp là khu vực sinh lời thấp, chi
phí cao và nhiều rủi ro). Những hàng hóa công này thường là các công trình hạ
tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội như: đường xá, cầu cống, trạm bơm,
kênh mương… Vai trò của những hàng hóa công này là vô cùng quan trọng.
Hoạt động đầu tư công cho phát triển nông nghiệp của Nhà nước là nhằm cung
cấp những hàng hóa công nên vai trò của hoạt động này đối với người nông dân,
nhất là nông dân nghèo là hết sức quan trọng. Tác động của việc sản xuất những
hàng hóa công không thể đo trực tiếp bằng các chỉ tiêu thông thường như đối với
các hàng hóa do doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mà phải thông qua lợi ích đem
lại cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
2.1.3. Đặc điểm của quản lý đầu tư công trong nông nghiệp
Theo Nguyễn Đăng Thực (2009), mục đích cuối cùng của quản lý đầu tư
công là sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư sự phát triển đồng đều cho các
vùng miền, cho các ngành kinh tế, tăng cường năng lực tự quản lý và tự phát
triển của cộng đồng, thực hiện công bằng trong phân phối như Hiến pháp đã để
11


ra. Đầu tư công cho phát triển nông nghiệp thường được tập trung ở những vùng
kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa… Những vùng này cần Nhà nước ưu tiên
đầu tư, vì các địa phương này có điều kiện tự nhiên, địa hình khó khăn, các đơn
vị tư nhân không mặn mà với việc đầu tư cho kinh tế ở các địa phương này, nhất
là đầu tư trong lĩnh vực liên quan đến ngành nông nghiệp. Không những thế, ở
các vùng này, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu, nếu Nhà nước không quan tâm đầu tư công cho nông nghiệp sẽ dẫn đến sự
tụt hậu và ảnh hưởng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển nền kinh tế đất
nước. Từ đó, cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư công nói chung và cho
ngành nông nghiệp nói riêng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế

và ổn định an ninh chính trị của đất nước.
Tập trung những đầu tư tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân và người nghèo
trong nông nghiệp phát triển. Đối tượng sử dụng nguồn đầu tư công bao gồm các
chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn (điện,
đường, trường, trạm, chợ), các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp như hồ,
trạm bơm, đập chứa nước, hệ thống kênh mương nội đồng, các dự án nghiên cứu
khoa học... nhằm tạo điều kiện để người nghèo thoát khỏi sự nghèo đói, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần.
Đối tượng sử dụng nguồn đầu tư công bao gồm các chương trình, dự án
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn như: điện, đường, trường,
trạm, chợ; các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp như: hồ, trạm bơm, đập
chứa nước, hệ thống kênh mương nội đồng, các dự án nghiên cứu khoa học...
Đa phần các khoản đầu tư công cho nông nghiệp thường phát huy tác
dụng ngay như các khoản hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y...
Tuy nhiên, nhiều khoản đầu tư cho nông nghiệp phát huy tác dụng trong khoảng
thời gian rất dài như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương, hồ đập
chứa nước, đầu tư cho đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư, cho vay vốn tín dụng, đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản
lý cho ngành nông nghiệp
Đầu tư công cho nông nghiệp gồm nhiều nguồn đầu tư khác nhau nhưng
chia theo từng lĩnh vực, vì vậy từng ngành phải có sự lồng ghép, phối hợp để đạt
được hiệu quả đầu tư cao. Nguồn vốn đầu tư công cho nông nghiệp chủ yếu là từ
ngân sách Nhà nước, bên cạnh đó còn huy động nội lực của nhân dân, các tổ
chức kinh tế, nhà tài trợ, tổ chức quốc tế. Đầu tư công cho phát triển nông nghiệp
12


bao gồm rất nhiều chương trình, dự án theo những lĩnh vực, những ngành khác
nhau trên từng địa bàn. Vì vậy rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chương
trình, dự án trên từng địa bàn nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho người

nông dân, cộng đồng và xã hội.
2.1.4. Nội dung quản lý đầu tư công trong nông nghiệp
2.1.4.1 Chủ trương, chính sách về quản lý đầu tư công trong nông nghiệp
Theo “Tái cơ cấu đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn
(2012). Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế của Đảng, Quốc hội và Nhà
nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn
với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và
năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020; đồng thời, Thủ tướng Chíng phủ cũng
đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước
có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn như sau:
Các quy định về quản lý đầu tư công, tái cơ cấu đầu tư công: ban hành các
chỉ thị về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đang xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính Phủ (Chỉ thị số 1792/CT-TTg
ngày 15/10/2011, số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 và số 14/CT-TTg ngày
26/8/2013; Chỉ thị về loại bỏ các rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để
nâng cao hiệu quả đầu tư (Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 07/12/2012).
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, trong đó có giải pháp điều chỉnh các ưu tiên đầu tư
công, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công phục vụ tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Căn cứ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản hướng dẫn pháp luật đẻ
thực hiện quản lý đầu tư công, tái cơ cấu đầu tư công. Cụ thể, Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn đã ban hành: Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện
Nghị định của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư xây dùng công trình sử
dụng vốn ngân sách Nhà nước do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý
(Thông tư số 84/2011/TT-BNN&PTNT ngày 12/12/2011); Quy định về lập, thẩm
tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước do Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý (Quyết định số 1195/ QĐ-BNN-TC

ngày 06/6/2011); Chỉ thị số 3290/CT-BNN - KH ngày 10/11/2011 về tăng cường
13


×