Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.81 KB, 31 trang )

Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến
quản lý sử dụng đất nông nghiệp.
1.1 Điều kiện tự nhiên;
Huyện Thanh Trì là một huyện nằm cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Nằm ở vị
trí toạ độ từ 20
0
50’ đến 21
0
00’ vĩ độ bắc, 105
0
45’ đến 105
0
56’ kinh đông, về
phía nam của thủ đô Hà Nội.Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường quan
trọng chạy qua như: quốc lộ 1A, 1B, tuyến đường sắt bắc – nam…,,huyện
Thanh Trì giáp với quận Hoàng Mai về phía bắc, phiá nam giáp huyện
Thường Tín và huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, phía tây là sông Hồng, giáp
quận Thanh Xuân, thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây. Với vị trí địa lý này huyện
Thanh Trì có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hoá, kinh tế, thông
thương với các huyện khác lân cận và với cả nước, Một lợi thế lớn của huyện
là ở trên địa bàn thành phố Hà Nội trái tim của cả nước nơi được xem như
vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc của cả nước.
► Nếu tính theo hướng bắc nam thì huyện Thanh Trì có chiều dài là
8 Km gồm 15 xã và một thị trấn (thị trấn Văn Điển) với diện tích đất tự
nhiện vào khoảng 6292,71 ha.
► Địa hình của huyện Thanh Trì là một vùng đất trũng nằm ven đê
sông Hồng, độ cao trung bình của huyện đạt từ 4,5 – 5,5 m, độ dốc nghiêng
theo chiều từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, Phía tây của huyện là
dòng sông Hồng giàu phù sa màu mỡ bồi đắp, nên chủ yếu đất đai của


huyện là đất phù sa, một phận còn lại là đất cát phân bố ở các xã Yên Mỹ,
Duyên Hà, Vạn Phúc…đây là nơi hội tụ của đất phù sa bồi tụ với diện tích
khoảng 1174 ha. Vùng nội đầm chiếm diện tích vào khoảng 5117 ha gồm 12
xã và một thị trấn, Vùng này có sự chia cắt bởi có con sông Tô Lịch, sông
Nhuệ chạy qua.Vùng này có rất nhiều các ao, hồ, đầm, ruộng trũng,…Nói
chung với địa hình như thế huyện Thanh Trì rất có điều kiện phát triển ngành
nuôi trồng thuỷ sản, trồng nông nghiệp lúa nước. Nhưng vào mùa mưa thì sẽ
là một khó khăn rất lớn cho công tác nông nghiệp do ứ đọng nước gây ngập
úng, tràn bờ, giảm tính đàn hồi của đất, hiệu quả kinh tế thu lại thấp. Ngoài
ra huyện Thanh Trì còn thấp hơn các vùng nội thành thành phố Hà Nội, nên
rất dễ bị ô nhiễm do chất thải từ trong nội thành thành phố Hà Nội chảy ra,
vào mùa mưa nước thải chảy về huyện Thanh Trì rất nhiêu gây ô nhiễm các
con sông, vùng hồ, đầm … Cộng với chế độ thuỷ văn của Sông Nhuệ, sông
Hồng. Vào tháng 7 tháng 8 toàn bộ bãi ngoài đê sông Hồng bị ngập úng, còn
vùng nội đồng tưới tiêu thoát úng càng khó khăn hơn do địa hình thấp hơn
những vùng khác của huyện và các vùng giáp ranh. Chính vì những lý do
này vào mùa mưa huyện cần nâng cao trách nhiệm, tinh thần, cơ sở vật chất,
kỹ thuật chống úng tiêu nước cho các vùng đất, đồng ruộng.
► Huyện Thanh Trì nằm trong vùng châu thổ sông Hồng,Vì vậy thích hợp
cho việc trồng các cây nhiệt đới, ưu nóng ẩm, cây trồng ưa nắng, thích nhiệt
độ cao…Nhưng cũng cần đề phòng dịch bệnh do độ ẩm ở mức cao, sâu
bệnh, rầy lá dễ lây lan, phát triển trên diện rộng.
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1 Dân số nguồn lao động.
Quy mô dân số của huyện Thanh Trì tính đến cuối năm 2005 là
164 000 người, mật độ dân số là 2600 người/Km
2
, tỷ suất sinh là 17,2 %
trong đó số lao động trong độ tuổi lao động chiến 58,3 % tương đương
89439 người. Số người có việc làm khoảng 71442 người chiếm 87,85%, đại

đa số nguồn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp chỉ một phần nhỏ
làm việc trong ngành công nghiệp (26,7 % ) lao động trong ngành dịch vụ là
12,5 % (chiếm tỷ lệ ít nhất). Mặc dù đang trong bước đường chuyển mình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang thương mại, dịch vụ - công nghiệp – nông
nghiệp nhưng tỷ trọng người lao động tham gia vào ngành thương mại- dịch
vụ và công nghiệp còn thấp, chủ yếu nền kinh tế của huyện phần lớn vẫn dựa
vào sản xuất nông nghiệp là chính. Nền nông nghiệp của huyện thời gian qua
có nhiều bước phát triển nhưng chưa thoát khỏi được chế độ canh tác thô sơ,
việc áp dụng công nghệ khoa học còn rất chậm chạp, mô hình nông nghiệp
sinh thái, chuyên canh cây trồng, rau sạch mới hình thành chưa có cơ cấu rõ
ràng.
Trong giai đoạn 2001 – 2005 nguồn lao động của huyện Thanh Trì tăng
bình quân khoảng 2,9 %/năm chủ yếu là do luồng di dân từ những nơi khác
đến, do luồng nhập cư từ các tỉnh đến Hà Nội học tập, lao động, tìm kiếm cơ
hội việc làm…
Toàn huyện có 44,6% số lao động dưới 35 tuổi do vậy nguồn nhân lực lao
động của huyện còn khá trẻ đòi hỏi một sự cải cách lớn trong công tác quản
lý để giải quyết việc làm cho lao động. Một mặt biết phát huy sức trẻ của đội
ngũ lao động một mặt tăng cường sự đào tạo tạo nên những con người trẻ có
tay nghề, phục vụ cho đời sống sản xuất.
1.2.2 Văn hoá:
Là một huyện nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội – trung tâm văn hoá
của cả nước huyện Thanh Trì có nhiều lợi thế để giao lưu học hỏi, tiếp thu
những nét đẹp truyền thống cũng như những nét tốt đẹp của đời sống văn
minh.
Người dân của huyên là những người chịu thương chịu khó, không ngại
khổ, ngại khó, không lùi bước trước khó khăn. Giàu truyền thống yêu nước,
giàu tinh thần dân tộc, tinh thần học hỏi, chịu thương, chịu khó, đây chính là
những điểm mạnh để huyện phát huy tinh thần tập thể cộng đồng, làng xã
đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương.

1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng.
Do nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội như đã nói ở trên huyện Thanh Trì
có nhiều tuyến đường quan trọng của cả nước như quốc lộ 1A, quốc lộ 1B,
tuyến đường sắt bắc – nam. Ngoài ra huyện có những tuyến đường quan
trọng với các huyện, tỉnh, thành phố lân cận như: đường 70 A (nối liền thị
trấn Văn Điển và thành phố Hà Đông), đường 70B (nối liền xã Ngọc Hồi với
Xã Đông Mỹ), đê sông Hồng…
Để chuẩn bị cho bước chuyển mình của huyện năm 2003 chính phủ có
quyết định xây dựng nhiều tuyến đường mới, chạy trong huyện và các tỉnh
thành lân cận như Hà Tây, Gia Lâm, … Tuy nhiên hệ thống giao thông của
huyện còn rất kém, còn nhiều điểm chưa hoàn thiện tình trạng thi công công
trình rồi lại bỏ dở không hoàn thành xảy ra nhiều, gây bức xúc ảnh hưởng
tâm lý của nhân dân. Các tuyến đường liên xã, liên thôn còn nhỏ hẹp, mặt
đường xấu, cấp đường thấp, tải trọng kém. Chủ yếu là đường bê tông tự đổ
của nhân dân thực hiện theo chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm.
► Về vận tải đường sắt hay đường sông nói chung còn hạn chế, Đường ray
chạy qua huyện có tuyến bắc – nam, đông tây, đường thuỷ chủ yếu là vận
chuyển thô sơ không chuyên nghiệp, làm theo mùa vụ, không phải là một
nghề mang lại thu nhập thường xuyên và ổn định cho dân cư, chủ yếu lam
dịch vụ cho các chuyến khách đi du lịch sông Hồng, đánh bắt thuỷ sản gần
bờ thô sơ mà thôi.
► Hệ thống cấp thoát nước thiếu và yếu, cũ kỹ xuống cấp, không đồng bộ.
Hệ thống nước sạch chưa đủ để phục vụ nhu cầu. Trong huyện nhiều vùng
không có nước sạch, nước máy để dùng, thậm chí ở thị trấn Văn Đỉên cũng
xảy ra tình trạng trên. Nhà máy nước sạch Văn Điển với công suất 5000
m
3
/ngày đêm và 30 trạm cấp nước sạch, công suất 27800m
3
/ngày đêm, Hệ

thống thoát nước chống úng cũng bị hạn chế.
► Thông tin liên lạc của toàn huyện có 2 tổng đài điều khiển, 100% xã, cơ
quan, trường học, bệnh viện,, đều trang bị thiết bị liên lạc đây là một điểm
mạnh của huyện. Tỷ lệ phủ máy điện thoại trên đầu người của huyện được
xếp vào hàng khá cao. Mong rằng trong thời gian tới huyện sẽ tận dụng triệt
để được những lợi thế này.
► Hạ tầng xã hội: trên địa bàn huyện có hệ thống bệnh viện, trường
học như: Viện 103, Bệnh viện Y học cổ truyền,…cùng các cơ sở điều trị,
khám chữa bệnh ở các xã phường… Tạo điều kiện cho công tác chăm sóc
sức khoẻ người dân ngay từ những tuyến cơ sở.
1.2.4 Điều kiện kinh tế:
Huyện Thanh Trì đang trong giai đoạn chuyển mình, chuẩn bị cho sự
phát triển, Nền kinh tế huyện có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai
đoan 2001 – 2005 là 5,26 % cao nhất là ngành dịch vụ 6,84%, ngành xây
dựng đạt 5,39% nông nghiệp 2,56% đạt tỷ lệ thấp nhất.
Bảng 1: Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (2001- 2005)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 tốc độ tăng trưởng
bq/năm
Tổng giá trị sản xuất 1371 1422 1441 1362 1683 5,26
1 CN &XD 1176 1225 1236 1,140 1,451 5,39
2 Dịch vụ 82 81 87 100 107 6,84
3 Nông nghiệp 113 116 118 122 125 2,56
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì)
Bảng: giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Thanh Trì ( 2001- 2005) cho
ta thấy tăng trưởng kinh tế của huyện còn thấp, nông nghiệp sau 5 năm chỉ
tăng lên 12 tỷ đồng. Hầu hết các lĩnh vực khác như xây dựng, dịch vụ có
tăng nhưng còn rất chậm mỗi năm tăng với tỷ lệ rất nhỏ. Như năm 2000 –
2004 chỉ tăng lên 18 tỷ đồng… Cần có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa
trong các sản xuất, khai thác để nâng cao hơn giá trị của các ngành sản xuất

chuẩn bị chuyển dịch cơ cấu kinh tế Công nghiệp - dịch vụ - Nông nghiệp
Bảng 2: Cơ cấu các ngành kinh tế do huyện quản lý
(Theo giá hiện hành) Đơn vị: %
STT Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1 Công nghiệp & Xây dựng 45,6 49,8 53,8 56,4 58,1 61,3
2 Thương mại - Dịch vụ 15,6 15,6 15,9 17 17,5 18,6
3 Nông nghiệp 38,8 34,7 30,3 26,7 24,4 20,1
Tổng 100 100 100 100 100 100
(nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì)
Nhìn vào bảng trên ta thấy được xu hướng thay đổi trong cơ cấu kinh tế
của huyện Thanh Trì, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 38,8% năm
2001 xuống còn 24,4 % năm 2005. Trong khi đó tỷ trọng các ngành khác lại
liên tục tăng như ngành xây dựng từ 45,6% năm 2001 đến 2005 đã tăng lên
đến 58,1 %, năm 2006 đạt 61,3% . Đây là ngành tăng trưởng nhanh nhất
trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của huyện như vậy cũng là hợp lý, phù
hợp với đinh hướng chuyển dịch cơ cấu mà đảng bộ huyện đang đặt ra. Giai
đoạn 2001 – 2005 là giai đoạn mà huyện đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng chớp thời cơ phát triển
hoà mình cùng đất nước. Hai khu công nghiệp lớn của huyện là: khu công
nghiệp Văn Điển – Pháp Vân, khu công nghiệp Cầu bươu đã tham gia tích
cực vào đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng.
Lĩnh vục chủ yếu của khu công nghiệp này là sản xuất các mặt hàng hoá
chất, cơ khí, chế biến… Khu công nghiệp Ngọc Hồi - một khu công nghiệp
mới của huyện đang là một trọng điểm đầu tư của những người đầu tư. Sự
phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, khu sản xuất này là tiền đề
quan trọng trong công cuộc chuyển đổi cơ cấu sản xuất của huyện, giải quyết
việc làm ổn định cho một bộ phận người dân.
Ngoài ra trong chủ trương chính sách và định hướng cho sự phát triển
huyện Thanh Trì đang dần hình thành những khu du lịch sinh thái, khu nghỉ

mát, thư giãn xanh cho khách du lịch phục vụ nội thành thành phố Hà Nội và
các tỉnh thành khác. Song song với nó là việc khôi phục lại một số làng
nghề truyền thống lâu đời vốn rất nổi tiếng của huyện như: mây tre đan, làm
bánh cuốn Thanh Trì, vải lụa tơ tằm…Dựa vào những nền tảng có sẵn và
định hướng phát triển mới, Tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và
dịch vụ ngày càng tăng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện một cách căn bản
theo hướng công nghiệp - dịch vụ.
Với đà phát triển nhanh chóng của các ngành khác, ngành nông nghiệp
cũng có sự thay đổi lớn. Diện tích đất nông nghiệp của huyện đã giảm đi 251
ha so với năm 2001 để chuyển đối sang mục đích sử dụng khác. Để đảm bảo
được nền anh ninh lương thực của huyện, huyện đã đẩy mạnh nhiều chính
sách đầu tư phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích
sử dụng như tiến hành thực hiện dự án cánh đồng 50 triệu, giá trị tăng dần
theo các năm từ 40,7 triệu đồng/ha/năm (2000) lên 55 triệu đồng/ha/năm
(2005), dự án xây dựng nền nông nghiệp sạch, trồng rau sạch phục vụ cho
nội thành thành phố Hà Nội.
Bên cạnh những thành tựu của công tác sử dụng và quản lý sử dụng đất
huyện còn có một số tồn tại như:
- Chưa khai thác hết tiềm năng đất đai của huyện.
- Chưa có được mức đầu tư thoả đáng, kịp thời để khắc phục hệ thống tưới
tiêu, thoát nước.
- Một số vùng chuyên canh rau sạch, xây dựng mô hình du lịch sinh thái
nhưng không có được sự đầu tư thoả đáng làm cho dự án bị chậm trễ và
không hiệu quả.
1.3 Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
tới công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.
Như đã nghiên cứu ở trên các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…
đều có tác động đến sông tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, Tác động
có thể theo hai hướng khác nhau.
► Thứ nhất theo hướng tích cực.

- Điều kiện tự nhiên có phù sa của các dòng sông như sông Hồng, sông
Nhuệ, …đất phù sa rất giàu màu mỡ, chất dinh dưỡng.Với chế độ khí hậu
nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho công tác trồng trọt cây trồng nhiệt đới.
Trong thời gian tới huyện Thanh Trì cần có chính sách phát triển nông
nghiệp trên diện tích đất phù sa, đặc biệt là trồng lúa và một số hoa màu.
Đánh giá được tiền năng của quỹ đất phù sa này Đảng bộ, UBND huyện
Thanh Trì luôn chú trọng đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
hình thành các khu nông nghiệp trồng rau sạch phù hợp.
- Huyện có khá nhiều đầm, hồ, phù hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Đây
là một lợi thế của huyện Thanh Trì, lợi thế này cần phải được tận dụng
triệt để. Trong quy hoạch đến 2010 của huyện, huyện xác định chuyển
đổi cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng đóng góp của nuôi trồng thủy sản vào giá trị
sản xuất của huyện ngày càng tăng. Huyện đã ban hành nhiều chính sách
giúp đỡ người trồng thủy sản như: đưa cán bộ trường đại học nông nghiệp
về trao đổi với bà con, giao, cho thuê vùng hồ, đầm cho người có nhu cầu
sử dụng…
- Nằm trên đại phận thành phố Hà Nội, gần trung tâm thành phố nên có
thuận lợi lớn trong giao lưu kinh tế, học hỏi các địa phương lân cận, có
thị trưòng tiêu thụ rộng lớn. Chính vì vậy công tác quản lý Nhà nước của
huyện cũng phải luôn luôn đổi mới cập nhập những văn bản, quy định
mới của Thành phố, Chính phủ. Tiếp nhận, học hỏi kinh nghiệm của các
địa phương, các huyện lân cận…Trong chính sách kinh tế mà huyện đề ra
quy hoạch sử dụng đất phải tận dụng được những lợi thế đó. Xây dựng
khu du lịch sinh thái, cây trồng, rau sạch…phục vụ nội thành.
- Có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua thuận tiện cho việc vận
chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ.
- Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của huyện luôn luôn đổi mới tư duy,
nhận thức, tích cực tham gia vào công tác của huyện
- Bộ phận dân cư trẻ, siêng năng cần cù, chịu khó. Đây là một tiềm năng to
lớn của huyện. Huyện đã nhận ra điều đó, trong những năm qua huyện

luôn có nhiều chính sách để đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao
động bằng việc mở các lớp đào tạo về kinh nghiệm sản xuất, lớp học
nghề, …Huyện tiến hành giao đất cho các đối tượng để các đối tượng có
công ăn việc làm ổn định. Công tác giao đất cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời để người dân an tâm sản
xuất.
► Thứ hai theo hướng tiêu cực:
- Huyện nằm gần trung tâm thành phố chịu nhiều nước thải của nội thành,
nguồn nước bị ô nhiễm. Nền sản xuất nông nghiệp của huyện bị ảnh
hưởng khá nhiều. Công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp vì thế
mà vất vả hơn. Vừa chống sâu bệnh, vừa chống ô nhiễm. Huyện đã phải
thanh tra, giải quyết nhiều trường hợp làm ô nhiễm đất đai sản xuất nông
nghiệp. Những vụ việc này rất vất vả và kéo dài thời gian, công việc quản
lý vì thể cũng vất vả hơn.
- Nằm ở độ cao thấp hơn các vùng lân cận khác nên bị ứ đọng nước, công
tác thoát nước gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng bị ứ đọng lâu, Hiện tại
huyện đang có nhiều chinh sách đầu tư kinh phí thoát nước cho huyện.
Vào mùa mưa công tác quản lý vấp phải nhiều trở ngại lớn.
Đánh giá những khó khăn, phức tạp cũng như thuận lợi, tích cực của các
yếu tố trên tới công tác quản lý Nhà nước để thấy được thời cơ và thách thức
của huyện biết tận dụng những điểm mạnh và hạn chế, triệt tiêu những hạn
chế vững vàng phát triển đi lên.
2 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Thanh
Trì thành phố Hà Nội.
Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp dựa trên các nội
dung của công tác quản lý nhà nước theo luật định ta có
2.1 Về ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý sử dụng đất nông nghiệp.
Đây là một công tác mà chính quyền huyện luôn quan tâm chú ý,
Dựa trên luật đất đai 1993, 2003 và nghị định hướng dẫn của UBND thành
phố Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì, phòng Tài nguyên và Môi trường đã

ban hành nhiều văn bản thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, tích cực về
mọi mặt. Thực thi Nghị định 64/ CP(1993) của thủ tướng chính phủ huyện
ban hành các văn bản hướng dẫn việc giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài
cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, Quyết định 3550/QĐ – UB và chỉ thị
33/CT – UB của UBND thành phố Hà Nội huyện Thanh Trì đã tổ chức làm
thành hai đợt theo các thông báo 149/TT-UB (14/11/1994), theo chỉ thị
09/TT-UB và 4171/QĐ-UB
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi nghị định 64/CP của chính phủ.
+ Hướng dẫn 26/HD-UB ngày 09/01/2001 của UBND huyện Thanh Trì về
giải quyết một số vướng mắc trong qúa trình thực hiện giao đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP
+ Báo cáo số 25/BC – ĐCNĐ&ĐT về kết qủa thực hiện giao đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP.
+ Để thực hiện cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các
hộ gia đình, cá nhân UBND huyện đã ban hành hàng loạt các quyết định cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Hướng dẫn 72/HD – ĐCNĐ ngày 20/06/2001 của phòng địa chính nhà đất
hướng dẫn các xã giải quyết giao đất cho các đối tượng chưa được giao phù
hợp với với tình hình thực tế của địa phương đảm bảo nguyên tắc người sản
xuất nông nghiệp có đất để sản xuất.
+ Thông báo số 24/TB – UB ngày 18/12/2006 về việc thanh tra, kiểm tra
giải quyết khiếu nại, tố cáo một số trường hợp
+ Thông báo số 67/TB-UB ngày 4/12/2005: Thông báo về công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
+ Thông báo số 23/TB – UB ngày 03/02/2005: Kết luận tại hội nghị triển
khai kế hoạch kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận và công tác quản lý đất
đai trên địa bàn huyện.
+ Công văn số 164/CV –TTr ngày 07/10/2005 và thông báo số 4637/TB –
ĐCNĐ ngày 21/10/2005 về việc tăng cường công tác tiếp, giải quyết, trả lời
đơn thư của công dân.

+ Công văn số 01/QLNS – PTC ngày 03/01/2006 của phòng tài chính huyện
về sử dụng kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Công văn số 106/CV – UB ngày 22/02/2006 của UBND huyện ban hành
kê họach xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố Hà
Nội.
+ Báo cáo số 104/BC – UB của UBND huyện báo cáo kết qủa thực hiện
chính sách pháp luật và các văn bản quy định của UBND thành phố trong
giải quyết thủ tục hành chính. Bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở từng
bước được hoàn thiện, củng cố nâng cao chất lượng hiệu quả. Thực hiện
nghị định 172/2004/NĐ – CP ngày 29/04/2004 của chính phủ về việc tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã và quy định
của UBND thành phố, huyện đã thành lập Phòng Tư pháp, Phòng Tài
nguyên và Môi trường và phòng xây dựng đô thị những phòng này sẽ chịu
trách nhiệm trong công tác quản lý được phân công đáp ứng cho nhu cầu
quản lý của huyện, có nhiệm vụ báo cáo lên cấp trên những nội dung của
công tác quản lý để nắm được tình hình sử dụng, quản lý đất đai nói chung.
+ Báo cáo số 128/BC – UB của UBND huyện báo cáo kết quả thực thi chính
sách pháp luật, thủ tục hành chính.
(Trích Bản lưu Công văn đến và Công văn đi của huyện Thanh Trì)
Đây là một số văn bản pháp luật mà phòng Tài nguyên và Môi trường đã
ban hành và thực thi. Nhờ hệ thống văn bản này mà công tác quản lý Nhà
nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đã thu được rất nhiều
kết quả. Công tác ban hành văn bản phải được tiến hành tích cực bổ sung
đầy đủ các văn bản còn thiếu, hướng dẫn cụ thể cho các cá nhân, tổ chức, hộ
gia đình, cũng như cơ quan nhà nước có trách nhiệm.
2.2 . Hiện trạng đo đạc, khảo sát, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp.
Đây là một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Có làm tốt
công tác này thì các cơ quan nhà nước mới có được thông tin thực tế của đất

nông nghiệp và có được hệ thống bản đồ, dữ liệu quản lý cho người sử dụng
đất.
Công tác mang tính khó khăn phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Tại huyện
Thanh Trì công tác này đã được thực hiện từ rất sớm. Trước năm 1993
huyện tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp với các nội dung: đo đạc, thống
kê, phân hạng đất. Công tác này đã được thực hiện khá tốt, mang lại một loạt
dữ liệu và tài liệu quan trọng cho cơ quan quản lý, đặc biệt là cho đợt cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nghị định 64 của Chính phủ cho đất
nông nghiệp.
► Dựa vào các tiêu chuẩn cho phép huyện Thanh Trì tổ chức đánh
giá, phân hạng các loại đất khác nhau. Đến năm 1993 công tác này đã hoàn
thành theo tinh thần của nghị định 73/NĐ-CP. Sau một thời gian thực hiện
huyện đã có sự điều chỉnh hợp lý theo chỉ thị 912/CT- UB tạo ra sự đánh giá
chính xác sử dụng để tính toán giá đất nông nghiệp, tính thuế chuyển quyền
sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất…Hiện nay theo sự
phân hạng của huyện thì đất đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản
của huyện có 6 hạng, đất trồng cây năm phân thành 5 loại. Dựa vào hạng đất
mà UBND tỉnh, thành phố ban hành khung giá đất hợp lý cho địa bàn vào
ngày 01/01 hàng năm.
Theo quy định năm 188/2004/NĐ-CP (16/11/04) khung giá đất nông
nghiệp được tính như sau:
Bảng 3: Khung giá đất trồng cây hàng năm

×