Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nâng cao năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng tại công ty cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị kiểm định xây dựng coninco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ XUÂN THÀNH

NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG
XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG
NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Công Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Xuân Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng
dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Công Tiệp, thầy là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và
kiểm định xây dựng – CONINCO đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các
thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân
trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Lê Xuân Thành

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn............................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................... vi
Danh mục bảng ................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................... ix
Thesis abstract ..................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 3

1.5.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3

1.6.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm về năng lực, tư vấn giám sát thi công........................................ 4

2.1.2.

Các yêu cầu, quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát thi công xây dựng ............... 8


2.1.3.

Mối quan hệ giữa tư vấn giám sát thi công xây dựng và các bên liên quan
trong công trình xây dựng .................................................................................... 13

2.1.4.

Nội dung nâng cao năng lực công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng ........... 14

2.1.5.

Các chỉ tiêu đo lường năng lực tư vấn giám sát thi công ..................................... 29

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng.............. 31

2.2.

Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 35

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực của Hàn Quốc ................................................... 35

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực tư vấn tại Tổng Công ty tư vấn xây dựng
Việt Nam .............................................................................................................. 36


iii


2.2.3.

Kinh nghiệm nâng nâng cao năng lực tư vấn tại Công ty Cổ phần tư vấn
xây dựng và công nghiệp Việt Nam - VCC ......................................................... 37

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao năng lực tư vấn giám sát thi công
của Công ty CONINCO ....................................................................................... 43

2.2.5.

Một số công trình nghiên cứu có liên quan .......................................................... 44

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 45
3.1.

Giới thiệu chung về công ty CONINCO .............................................................. 45

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển Công ty CONINCO....................................... 45

3.1.2.

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CONINCO ............................................... 47


3.1.3.

Cơ cấu nguồn nhân lực Công ty ........................................................................... 50

3.1.4.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CONINCO trong 3
năm gần đây ......................................................................................................... 52

3.1.5.

Các công trình điển hình đã và đang triển khai trong thời gian qua .................... 53

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 54

3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu............................................................................... 54

3.2.2.

Xử lý số liệu ......................................................................................................... 56

3.2.3.

Phương pháp phân tích ......................................................................................... 56


3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 56

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................... 58
4.1.

Thực trạng năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng tại công ty
CONINCO............................................................................................................ 58

4.1.1.

Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ dịch vụ tư vấn giám sát .............................. 58

4.1.2.

Thực trang năng lực cơ sở vật chất phục vụ công tác tư vấn giám sát thi
công của Công ty.................................................................................................. 59

4.1.3

Thực trạng năng lực tài chính của Công ty .......................................................... 60

4.1.4.

Thực trạng tổ chức thực hiện công tác tư vấn giám sát thi công ......................... 62

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đên nâng cao năng lực tư vấn giám sát thi

công của công ty CONINCO ............................................................................... 84

4.2.1.

Yếu tố khách quan ................................................................................................ 84

4.2.2.

Yếu tố chủ quan ................................................................................................... 90

4.2.3.

Đánh giá chung .................................................................................................... 94

4.3.

Định hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn giám sát cho
công ty CONINCO ............................................................................................... 96

iv


4.3.1.

Định hướng........................................................................................................... 96

4.3.2.

Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn, giám sát của công ty Coninco ........ 97


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 106
5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 106

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 107

Tài liệu tham khao ............................................................................................................ 109

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATLĐ-VSMT

An toàn lao động – Vệ sinh môi trường

BPTC

Biện pháp thi công

HĐKT

Hợp đồng kinh tế


HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSTK

Hồ sơ thiết kế

KS.TVGS

Kỹ sư tư vấn giám sát

KSGS

Kỹ sư giám sát

KT

Kiểm tra

NKTC

Nhật ký thi công

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

SP


Sản phẩm

TB-XH

Thương binh và xã hội

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

TKTC

Thiết kế thi công

TVGS

Tư vấn giám sát

TVTK

Tư vấn thiết kế

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng cơ cấu cán bộ tư vấn theo tuổi trung bình hiện nay ............................ 22


Bảng 2.2.

Bảng tổng hợp các loại hình tư vấn giám sát thi công xây dựng ................. 23

Bảng 3.1.

Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu chính trong sản xuất kinh doanh của
Công ty trong 3 năm 2013; 2014; 2015 ....................................................... 52

Bảng 3.2.

Diễn giải tình hình thu thập thông tin, tài liệu đã công bố ........................... 54

Bảng 3.3.

Số mẫu dự kiến điều tra ............................................................................... 55

Bảng 4.1.

Cơ cấu năng lực nguồn nhân lực Công ty theo trình độ đào tạo .................. 58

Bảng 4.2.

Nguồn nhân lực thực hiện dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng ........ 58

Bảng 4.3.

Danh mục trang thiết bị phục vụ công tác kiểm định xây dựng, giám
sát thi công ................................................................................................... 60


Bảng 4.4.

Doanh số thu dịch vụ tư vấn giám sát của công ty CONINCO ................... 61

Bảng 4.5.

Kết quả công tác kiểm tra giám sát chất lượng tại một số công trình của
Công ty ......................................................................................................... 76

Bảng 4.6.

Kết quả công tác kiểm tra giám sát chất lượng tại một số công trình của
Công ty ......................................................................................................... 79

Bảng 4.7.

Kết quả kiểm tra công tác giám sát An toàn lao động-Vệ sinh môi
trường tại một số dự án của Công ty ............................................................ 83

Bảng 4.8.

Đánh giá của Ban quản lý dự án đối với đoàn tư vấn giám sát thi công
của Công ty CONINCO ............................................................................... 85

Bảng 4.9.

Kết quá dánh giá của nhà thầu thi công đối với tư vấn giám sát thi công
tại các công trình trọng điểm........................................................................ 88


Bảng 4.10. Tự đánh của cán bộ công nhân viên tại Công ty CONINCO ....................... 91
Bảng 4.11. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo ....................................................................... 100
Bảng 4.12. Tình hình đào tạo qua các năm .................................................................. 100

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Quy trình giám sát thực hiện tư vấn giám sát thi công xây dựng ................ 13

Sơ đồ 2.2.

mối quan hệ giữa các bên liên quan trong dự án. ......................................... 14

Sơ đồ 2.3.

Tổ chức của tập đoàn tư vấn xây dựng Scott Willson - Vương quốc Anh ........ 15

Sơ đồ 2.4.

Mô hình hoạt động công ty tư vấn chuyên ngành ........................................ 16

Sơ đồ 2.5.

Mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa ...................................................... 19

Sơ đồ 2.6.


Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn ............................... 20

Sơ đồ 2.7.

Mô hình sản xuất theo chuyên ngành........................................................... 21

Sơ đồ 3.1.

Tổ chức bộ máy Công ty CONINCO ........................................................... 49

Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ tổ chức thực hiện công tác tư vấn giám sát thi công .......................... 63

Sơ đồ 4.2.

Sơ đồ quy trình giám sát chất lượng ............................................................ 67

Sơ đồ 4.3.

Quy trình giám sát tiến độ thi công .............................................................. 81

Biểu đồ 3.1. Trình độ nguồn nhân lực .............................. Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.2. Phân loại ngành nghề nguồn nhân lực ......................................................... 51
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu lao động CONINCO theo độ tuổi. ................................................... 51
Biểu đồ 3.4. So sánh cơ cấu giá trị sản xuất kinh doanh năm 2013 đến 2015.................. 53

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Xuân Thành
Tên luận văn: “Nâng cao năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng tại Công
ty Cổ phần Tư vấn công nghệ , thiết bị và Kiểm định xây dựng-CONINCO”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tư vấn giám sát là một hoạt động chất xám trong lĩnh vực tư vấn xây dựng. Ở Việt
Nam, hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng còn khá mới, dù lực lượng đông đảo
nhưng năng lực còn hạn chế, nhất là về chuyên môn, sự chuyên nghiệp trong thực hiện dự
án. Trong điều kiện như vậy, việc đưa ra những tiêu chí, biện pháp và lịch trình nâng cao
năng lực tư vấn giám sát cho doanh nghiệp tư vấn Việt Nam trên con đường hội nhập là
một nhu cầu bức thiết cả trước mắt và lâu dài. Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị
và Kiểm định xây dựng - CONINCO là doanh nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng lớn, hoạt
động đa lĩnh vực, ngành nghề trong phạm vi cả nước và hợp tác kinh doanh hiệu quả với
nhiều Công ty và Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới.
Nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB CNV và
thực tiễn, đề tài nhằm góp phần thực hiện chiến lược của Công ty đến năm 2020, sẽ trở
thành Công ty hàng đầu trong khu vực về lĩnh tư vấn xây dựng nói chung, tư vấn giám sát
nói riêng Vì điều kiện về thời gian không cho phép,trong nghiên cứu này chúng tôi tập
trung phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tư vấn giám sát thi công tại Công ty
CONINCO từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực tư vấn giám sát trong
thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao năng lực tư vấn giám sát
tại Công ty CONINCO; (2) phân tích, đánh giá thực trạng thực trạng năng lực tư vấn giám
sát thi công tại Công ty CONINCO; (3) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác
tư vấn giám sát thi công tại Công ty CONINCO; (4) Định hướng và đề xuất các giải pháp
cho việc nâng cao năng lực tư vấn giám sát tại công ty CONINCO trong thời gian tới.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để
đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo sản
xuất kinh doanh của Công ty CONINCO trong 3 năm gần đây, các văn bản liên quan đến
công tác tư vấn giám sát thi công. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng
vấn sâu qua phiếu điều tra các đối tượng như sau: Cán lãnh đạo, nhân viên quản lý chuyên
ngành chủ đầu tư, ban quản lý dự án; Cán bộ làm chỉ huy trưởng và đội trưởng quản lý thi
công tại một số công trình trọng điểm; Đưa ra các phiếu điều tra về thực trạng năng lực tư

ix


vấn cỏa Công ty thông qua các cán bộ quản lý của công ty, các tư vấn trưởng công trường
và cán bộ quản lý phòng ban của Công ty, phóng vấn trực tiếp sâu đối với các chuyên gia
của Công ty. Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích như, phương pháp mô tả,
phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng công tác tư
vấn giám sát thi công tại Công ty, cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
tư vấn giám sát của Công ty.
Qua đánh giá thực trạng công tác tư vấn giám sát thi công 3 năm (2013-2015) của
Công ty CONINCO, cho thấy công tác tư vấn giám sát thi công đã được quan tâm thực
hiện, thu được một số kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát
triển chiến lược kinh doanh, dịch vụ tư vấn giám sát luôn có sự tăng trưởng cao trong tổng
doanh thu của toàn công ty đạt 125% so với kế hoạch đề ra; số các lỗi vi phạm trên công
trường qua công tác kiểm tra đã giảm, các cán bộ tư vấn giám sát dần được hoàn thiện về
chuyên muôn, độ chuyên nghiệp được đánh giá cao vì vậy luôn được chủ đầu tư tin tưởng
giao nhiệm vụ thực hiện nhiều dự án lớn, có giá trị tư vấn cao như Công trình Nhà Quốc
hội, công trình hầm đường bộ qua Đèo Cả, Công trình trụ sở Bộ Công An, Công trình
Bệnh viện quân y 108....Tuy thực trạng đã được nhiều kết quả xong thực tế vẫn còn những
tồn tại cần được khắc phục để tăng tính cạnh tranh trên thị trường tư vấn xây dựng hiện
nay như: Độ chuyên nghiệp về tư vấn chưa cao, trình độ chuyên môn vẫn chưa đáp ứng
được đối với các công trình có nhiều công nghệ mới, hiện đại, trình độ ngoại ngữ còn

kém, đạo đức nghề nghiệp vẫn còn những điều cần phải bàn...
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác tư vấn giám sát bao gồm: (1) Cơ chế,
chính sách liên quan đến công tác tư vấn giám sát thi công, (2) Chất lượng nhân lực thực
hiện công tác giám sát thi công, (3) Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công
tác tư vấn giám sát, (4) Năng lực về tài chính của đơn vị (5) Các chính sách đào tạo, (6)
Cơ chế chính sách về đãi ngộ.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao năng lực
công tác tư vấn giám sát tại công ty coninco như sau: (1) Giải pháp về nâng cao công tác
quản lý chất lượng sản phẩm; (2) Giải pháp nâng cao cơ chế quản lý tài chính; (3) Giải
pháp công tác tuyển dụng nhân lực; (4) Giải pháp về cơ sở vật chất; (5) Giải pháp về công
tác đào tạo; (6) Giải pháp về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ; (7) Giải pháp về đẩy mạnh
liên doanh liên kết.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Le Xuan Thanh
Thesis title: Capacity building construction supervision consultant at Technology
consulting, equipment and Construction inspection-CONINCO JSC
Major: Economics management

Code: 60 34 04 10

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Supervision Consultant is a brain operation in the field of construction
consultancy. In Vietnam, consultancy and construction supervision is relatively new,
although a large force, but capacity is limited, especially in terms of expertise,
professionalism in project implementation. In such conditions, making the criteria,
measures and timetables improve supervision consultants for advice now Vietnam on the

path of integration is an urgent need for both immediate and long-term . Corporation
Technology consulting, equipment and Construction inspection - is CONINCO investment
consulting business and build large, multi-disciplinary activities and industries in the
country and effective business cooperation with many companies and economic groups in
the world.
Awareness of the importance of improving quality-trained team and practices,
subject to contributing to the company's strategy until 2020, will become the leading
company in the area of consulting field general construction, in particular the supervision
consultant conditions since time does not allow, in this study we focus on analyzing,
assessing the situation advisory capacity in construction supervision CONINCO from
there proposed system solutions consulting capacity monitoring in the future.
Corresponding to the specific objectives that include: (1) chemical systems rationale and
practices and lessons learned for improving oversight advisory capacity in CONINCO; (2)
analyze and assess the status of the capacity situation construction supervision consultant
at CONINCO; (3) Analysis of the factors affecting the work of construction supervision
consultant at CONINCO; (4) Orientation and propose solutions for improving monitoring
capacities in the public consultation in the near future CONINCO.
In this study, we used the flexibility between the primary and secondary data to
make the analysis. In which secondary data collected from business and production reports
of CONINCO documents related to the work of construction supervision consultant.
Primary data was collected through in-depth interviews tools through surveys of objects as
follows: Personnel leadership, professional management staff, investors and project
management; Staff commander and captain of construction management in a number of
key projects; Fish survey launched on the status of consultants monitoring capacity of the
company through the management staff of the company, the chief consultant construction

xi


supervision and management personnel of the Company departments; Direct-depth

interview with the experts of the company. We use the method of analysis, the method
described, disaggregated statistical method, comparative method to assess the status of the
construction supervision consultant at the company, as well as analyzing the factors
affecting the work of supervision consultants of the company.
Assessing the situation through the work of construction supervision consultant for
3 years (2013-2015) of CONINCO, shows the work of construction supervision consultant
was interested in doing, obtained some important results , contributing to successful
implementation of the strategic goals of business development, consulting services
supervision always high growth in total revenue of the company reached 125% compared
to the plan; Violations of these errors on the site through the inspection fell, the
monitoring consultant will be improved gradually on all specialized, professional degree is
appreciated so investors always believe tasked implementation of several major projects,
high-value consultancy as the Houses of Parliament buildings, works through Deo Ca pass
tunnel, public works Ministry of public Security headquarters, building 108 military
Hospital .... But really he has already been done many practical results still exist need to
be overcome in order to increase competition in the market today construction consultants
such as professional level is not high on consulting, professional qualifications are not met
application is for projects with many new technologies, modern, poor foreign language
skills, professional ethics are still things to the table ...
The main factors affecting the surveillance consulting work includes: (1)
mechanisms and policies related to consulting work construction supervision, (2) The
quality of the work of human supervision public, (3) conditions of facilities, equipment
and consulting service of surveillance, (4) the financial capacity of the unit (5) the training
policy, (6) the main mechanism on remuneration policy.
Through research we launched oriented business strategy of the Company and
solution capacity supervision consultancy in CONINCO as follows: (1) Solution for
Advanced Task Manager product quality; (2) Solutions to improve the financial
management mechanisms; (3) Solutions manpower recruitment; (4) Solution of the
facilities; (5) The solution of the training; (6) Options on remuneration policy for staff; (7)
Solutions to promote joint ventures.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế mang tính quy luật và tất yếu ngày
càng diễn ra mạnh mẽ. Hội nhập kinh tế vừa tạo một sân chơi rộng hơn cho kinh tế
thế giới vừa mang đến không ít thách thức cho quốc gia cũng như các doanh nghiệp
Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực tư vấn xây dựng nói
chung và tư vấn giám sát thi công xây dựng nói riêng. Trong bối cảnh như hiện
nay, việc phát triển dịch vụ tư vấn xây dựng nói chung, tư vấn giám sát thi công
xây dựng nói riêng đòi hỏi phải có bước chuyển biến cả về chất và lượng để đáp
ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Ở Việt Nam, hoạt động tư vấn xây dựng nói chung, dịch vụ tư vấn giám sát
nói riêng mới được ghi nhận và phổ biến rộng rãi khoảng hơn 10 năm trở lại đây,
do vậy mà vẫn còn rất mới đối với cả các nhà tư vấn lẫn các đối tác sử dụng dịch
vụ tư vấn xây dựng. Với lực lượng đông đảo các tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam
có dịch vụ tư vấn giám sát thi công (khoảng trên 1000 doanh nghiệp cùng hàng vạn
kiến trúc sư, kỹ sư, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trên cả nước) đang hoạt
động hết sức năng động trên toàn quốc. Nhưng trên thực tế năng lực của các tổ
chức tư vấn xây dựng nói chung, dịch vụ tư vấn giám sát thi công nói riêng còn hạn
chế, nhất là năng lực về chuyên môn, sự chuyên nghiệp trong thực hiện dự án như:
năng lực về tổ chức; chất lượng chuyên môn nguồn nhân lực; năng lực về tài chính
và cơ sở vật chất, trình độ ngoại ngữ...Vì vậy ưu thế cạnh tranh trong lĩnh vực này
của Việt Nam so với các Công ty tư vấn xây dựng nước ngoài còn kém. Sự cạnh
tranh gay gắt, thiếu lành mạnh giữa các tổ chức tư vấn, việc quản lý và các cơ chế
chính sách đối với các tổ chức tư vấn, các dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn trong xây
dựng còn nhiều vấn đề bất cập. Điều này đòi hỏi các tổ chức tư vấn xây dựng cần
phải nhìn nhận, đánh giá, nắm bắt mọi diễn biến của hoạt động kinh doanh để tự

đổi mới từ các khâu tổ chức, quản lý điều hành đến củng cố lại đội ngũ cán bộ tư
vấn, dần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tư vấn nói chung, tư vấn
giám sát thi công nói riêng.
Trong điều kiện như vậy, việc đưa ra những tiêu chí, biện pháp và lịch trình
cho các doanh nghiệp tư vấn Việt Nam trên con đường hội nhập là một nhu cầu bức
thiết cả trước mắt và lâu dài, nhất là xét đến bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã
tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới như WTO, FTA, TPP, Cộng đồng
ASEAN...Đó là lý do đòi hỏi năng lực tư vấn xây dựng nói chung và dịch vụ tư vấn
1


giám sát thi công nói riêng ở Việt Nam phải được nâng lên một tầm cao mới, để hội
nhập kinh tế khu vực và Quốc tế.
Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và Kiểm định xây dựng CONINCO là một doanh nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng lớn, hoạt động đa lĩnh
vực, đa ngành nghề trong phạm vi cả nước và hợp tác kinh doanh hiệu quả với
nhiều Công ty và Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Công ty tập hợp được nhiều
cán bộ có trình độ chuyên môn cao, chủ yếu là các Kỹ sư, Kiến trúc sư, cử nhân
Kinh tế, cử nhân Khoa học...
Từ nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty giai đoạn hiện nay, cũng như thực tiễn và
những vấn đề đặt ra về năng lực cán bộ trong lĩnh vực tư vấn giám sát thi công xây
dựng vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực Tư vấn giám sát thi
công xây dựng tại Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định
xây dựng – CONINCO” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Vấn đề
nghiên cứu vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong thực hiện chiến
lược cán bộ của Công ty từ nay đến năm 2020 sẽ trở thành Công ty hàng đầu trong
khu vực về lĩnh tư vấn xây dựng nói chung, tư vấn giám sát nói riêng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng của Công ty

CONINCO, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực
tư vấn giám sát thi công xây dựng của Công ty CONINCO.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực và nguồn lực
tư vấn giám sát.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tư vấn,
tư vấn giám sát thi công xây dựng của Công ty CONINCO thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn giám sát, thi công xây
dựng của Công ty CONINCO trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tại sao phải nâng cao năng lực tư vấn giám sát thi công tại Công ty
CONINCO?
- Thực trạng năng lực tư vấn giám sát thi công của Công ty CONINCO giai
2


đoạn 2013-2015 như thế nào?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tư vấn giám sát thi công của Công ty
CONINCO là gì?
- Để hoản thiện các tác nâng cao năng lực tư vấn giám sát thi công tại Công ty
CONINCO cần thực hiện những giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tư vấn xây dựng
và tư vấn giám sát thi công xây dựng.
Đối tượng điều tra là các Doanh nghiệp tư vấn xây dựng nói chung và Công
ty CONINCO nói riêng trong hoạt động tư vấn xây dựng, tư vấn giám sát thi công
xây dựng công trình.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về nội dung: Phân tích đánh giá thực trạng về tổ chức, quản lý và thực hiện
công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng tại Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ,

thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO
- Về không gian: lĩnh vực tư vấn xây dựng tại Công ty Cổ phần Tư vấn công
nghệ, thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO
- Về thời gian: Đề tài thực hiện từ năm 2015 đến năm 2016, đề xuất giải pháp
đến năn 2020.
1.6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng, đề ra giải pháp nâng cao năng lực tư vấn giám sát thi công tại Công
ty CONINCO
- Đã góp phần chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm của thực tế năng
lực tư vấn giám sát thi công của công ty CONINCO, góp phần thúc đẩy quá
trình nâng cao năng lực tư vấn giám sát thi công của Công ty.
- Đưa ra giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ
kỹ sư, kiến trúc sư làm công tác tư vấn giám sát thi công tại Công ty CONINCO.
- Tài liệu có thể dùng để áp dụng vào các tổ chức tư vấn giám sát khác để
thực hiện nâng cao năng lực chuyên môn tư vấn giám sát.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm về năng lực, tư vấn giám sát thi công
2.1.1.1. Khái niệm về năng lực
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan
tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo đó “năng lực” hay “core competency”
được định nghĩa bằng một số khái niệm sau.
Trong Tâm lý học, năng lực là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên
cứu bởi nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn bởi “sự phát triển năng lực của
mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn một nghề

nghiệp phù hợp với khả năng của cá nhân, làm cho hoạt động của cá nhân có kết
quả hơn,…và cảm thấy hạnh phúc khi lao động” . Trong nền Tâm lý học Liên xô từ
năm 1936 đến 1941 có rất nhiều các công trình nghiên cứu về những vấn đề năng
lực, có thể điểm qua một số các công trình nổi tiếng của các tác giả như: Năng lực
toán học của V.A.Crutetxki, V.N. Miaxisốp; năng lực văn học của Côvaliốp, V.P.
Iaguncôva… những công trinh nghiên cứu này đưa ra được các định hướng cơ bản
cả về mặt và thực tiễn cho các nghiên cứu sau này của dòng Tâm lý học Liên xô
trong những nghiên cứu về năng lực.
Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả, con
người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất
này được gọi là năng lực. Theo quan điểm của Tâm lý học mác xít, năng lực của
con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Như chung ta đã biết, nội dung
và tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng
của nó. Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở
chủ thể những yêu cầu xác định. Nói một cách khác thì mỗi một hoạt động khác
nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm
lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó. Như vậy, khi
nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy
nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ…) mà là sự tổng hợp các thuộc
tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tính mà
là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương
tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư
cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được những
4


yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn. Do đó
chúng ta có thể định nghĩa năng lực như sau: “Năng lực là sự tổng hợp những thuộc
tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho
hoạt động đạt được những kết quả cao”. Như trên đã phân tích, năng lực không

mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến
năng lực cũng thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như năng lực toán học của
hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt
động chính trị, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy…. Như vậy có thể định
nghĩa năng lực nghề nghiệp như sau: “Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa
những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt
ra. Nếu không có sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được”
ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng
tựu trung lại theo tác giả Mạc Văn Trang (2000) thì năng lực nghề nghiệp được cấu
thành bởi 3 thành tố sau:
+ Tri thức chuyên môn
+ Kỹ năng hành nghề
+ Thái độ đối với nghề
Năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp nói riêng không có sẵn như một
số nhà Tâm lý học tư sản quan niệm mà nó được hình thành và phát triển qua hoạt
động học tập, lao động và trong hoạt động nghề nghiệp. Chúng ta có thể khẳng
định rằng học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát triển năng lực
nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các cơ sở đào tạo đặc biệt là các trường đại
học, cao đẳng nơi đào tạo ra các chuyên gia trong những lĩnh vực khoa học, công
nghệ thì việc tổ chức chương trình đào tạo cần căn cứ vào hệ thống năng lực nghề
nghiệp mà nghề đòi hỏi, có như vậy người sinh viên sau khi ra trường mới có năng
lực phù hợp đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động mặt khác
nó giúp cho xã hội tránh được cho ngành giáo dục đào tạo nói riêng và toàn xã hội
nói chung những lãng phí chất xám như thực tế đang diễn ra hiện nay.
Một cách định nghĩa khác trong từ điển: Khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm
chất đạo đức và trình độ chuyên môn. “Năng lực” theo đó là khả năng đủ để làm
một công việc nào đó hay “Năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có
để thực hiện một hoạt động nào đó.Tiếp là khái niệm năng lực tự học:
Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ

5


học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực
trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá
kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với
người khác.
Năng lực lõi: Theo định nghĩa của Michael Porter (2013) trong chiến lược
cạnh tranh: Năng lực lõi, có thể định nghĩa là khả năng làm tốt nhất một việc nào
đó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo một
phương thức nào đó. Nói một cách nôm na, có thể diễn đạt năng lực lõi như là sở
trường, là thế mạnh của doanh nghiệp. Nó bao gồm cả phần “mềm” lẫn phần
“cứng”, nghĩa là cả những nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực chất xám, ở đây không
thể hiểu bằng số lượng hay bằng cấp của lực lượng nhân sự, mà phải hiểu là khả
năng, kỹ năng của những nhân sự đó.
Như vậy theo những định nghĩa ở trên, chúng ta có thể thấy nhiều cái nhìn
khác nhau về “năng lực”. Đó là cái nhìn của tâm lý, tài chính, ngôn ngữ, marketing,
đào tạo, triết học … Tựu chung lại, cho dù khó định nghĩa năng lực một cách chính
xác nhất nhưng các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới đã có cách hiểu tương tự
nhau về khái nhiệm này và năng lực được coi là sự kết hợp của các khả năng, phẩm
chất, thái độ, của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả.
2.1.1.2. Khái niệm về tư vấn xây dựng
Dịch vụ tư vấn đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ nhiều
năm trước đây, tuy vậy, tư vấn vẫn còn là một khái niệm rất mới ở Việt Nam.
Trước đây, trong các giới hữu quan ở Việt Nam, tư vấn thường được hiểu một cách
phổ biến như là "việc bán những lời khuyên nghề nghiệp" và "thường có sự hiểu
lẫn lộn giữa tư vấn và môi giới, giữa hoạt động tư vấn và việc đưa ra những lời
khuyên đơn giản" việc định nghĩa "tư vấn là gì" vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi.
- Tư vấn (consulting), thuật ngữ "consulting" có thể có rất nhiều nghĩa, tựu
chung lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ. Công ty tư vấn

sẽ "tư vấn" một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra lời khuyên cho
bạn bè hay người thân lúc cấp thiết, Trịnh Công Vấn (2007).
- Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất xám” cung ứng cho
khách hàng những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp hành
động và giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó, kể cả tiến
hành những nghiên cứu soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực thi dự án đạt
hiệu quả yêu cầu.
6


- Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây
dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn...có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu
tư, thực hiện phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư.
- Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng - chủ đầu tư xây dựng, các cơ quan
và cá nhân có nhu cầu - quản lý dự án xây dựng: tổ chức việc khảo sát xây dựng,
thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp
công trình, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng, nghiệm thu công
việc đã hoàn thành.
- Tư vấn xây dựng còn có thể được hiểu là các kiến trúc sư, kỹ sư, v.v. ,
những chuyên gia xây dựng có kỹ năng đa dạng, cung cấp các dịch vụ thiết kế,
quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn đấu thầu, tư vấn thẩm tra... cho một dự án
xây dựng thông qua các hợp đồng kinh tế. Cách hiểu này phản ánh bản chất đa
dạng của hoạt động tư vấn xây dựng, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong mọi
giai đoạn của dự án và đòi hỏi không những khả năng về kỹ thuật, quản lý, mà
còn phụ thuộc một cách quyết định vào sự hiểu biết và những kỹ năng khác, bao
gồm "cập nhật", "phát hiện", "sáng tác", lựa chọn", "chuyển giao" Trịnh Công
Vấn (2007).
2.1.1.3. Một số khái niệm tư vấn giám sát thi công
Đối với nước ta khái niệm tư vấn, giám sát thi công vẫn còn là một khái niệm
mới mẻ nhưng nhìn chung được hiểu như là một phần dịch vụ trong chuỗi dịch vụ

về tư vấn đầu tư xây dựng và được diễn giải như sau:
 Giám sát thi công
Giám sát thi công chỉ là các động tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá
công việc những người tham gia công trình. Nó lấy hoạt động của hạng mục công
trình xây dựng làm đối tượng, lấy pháp luật, qui định chính sách và tiêu chuẩn kỹ
thuật có liên quan, các văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa, lấy quy phạm
thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích. Trong mọi hoạt
động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công
trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công
trình, giám sát thi công xây dựng công trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên
quan đến xây dựng công trình đều cần có sự giám sát, Nguyễn Văn Hiệp (2007).
 Giám sát thi công xây dựng công trình
Là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng,
7


khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi
công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các
tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi
công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát
thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý - nghiệm thu báo cáo các công việc liên quan tại công trường cho chủ quản đầu tư công trình xây
dựng”. Hay được hiểu một cách ngắn gọn “Giám sát thi công xây dựng là hoạt
động quan trọng: Đảm bảo cho việc thi công xây dựng đúng các yêu cầu kỹ thuật;
Đảm bảo chất lượng đúng thiết kế và đảm bảo các yêu cầu khác trong hợp đồng
xây dựng”, Nguyễn Văn Hiệp (2007).
2.1.2. Các yêu cầu, quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát thi công xây dựng
Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn
được một nhà thầu thiết kế giỏi, một nhà thầu thi công tốt thì bên cạnh đó, chúng ta
không thể không nhắc đến tầm quan trọng của nhà thầu tư vấn giám sát thi công

xây dựng được thể hiện qua các yêu cầu, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát
thi công xây dựng công trình theo Điều 120 và 122 của luật xây dựng số
50/2014/QH13 như sau:
Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong
thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình
xây dựng;
Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu
chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng,
chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
Trung thực, khách quan, không vụ lợi;
Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải
pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao
động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ
sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.
2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
 Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:
Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công
xây dựng;
Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được
phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;
8


Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra
mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư
để xử lý;
Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có
liên quan.

 Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:
Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng, không phù hợp với
tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi
công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật,
nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử
lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có
liên quan.
2.1.2.3. Nhiệm vụ, vai trò cụ thể của tư vấn giám sát thi công xây dựng
Nhiệm vụ cụ thể
1. Đảm bảo việc thi công xây lắp được thực hiện đúng hồ sơ thiết kế.
2. Phát hiện xử lý các chi tiết công trình mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
3. Hỗ trợ chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót tại hiện trường.
4. Giám sát chất lượng thi công công trình.
5. Kiểm tra biện pháp thi công và an toàn lao động.
6. Giám sát tiến độ thực hiện công việc.
7. Giám sát và thử nghiệm chất lượng vật liệu xây dựng.
8. Kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công.
9. Nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định.
10. Xác nhận bản vẽ hoàn công công trình.
Vai trò cụ thể
Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều
9



107 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với
hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
+ Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công
trình đưa vào công trường;
+ Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công
trình;
+ Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn
phục vụ thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng;
- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công
trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế,
bao gồm:
+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm
của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của
các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu,
cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây
dựng công trình;
+ Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào
công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm
tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
+ Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công
xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều
phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
+ Xác nhận bản vẽ hoàn công;
+ Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng;
+ Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận

công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành
từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu
thiết kế điều chỉnh;
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình
10


và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
+ Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát
sinh trong thi công xây dựng công trình.
- Các yêu cầu cụ thể khác của tư vấn giám sát thi công:
+ Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu (trong
giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà tư vấn, nhà thầu phụ;
+ Giám sát và báo cáo chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn
thành các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật,
các tiêu chí thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng;
+ Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối
với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và kiểm tra, ký xác nhận khối lượng các
yêu cầu thanh toán của nhà thầu đề xuất lên chủ đầu tư;
+ Liên hệ và phối hợp cùng các nhà tư vấn, nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc
trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm,
bảo hành, bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt;
+ Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối
quá trình hoàn chỉnh, phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng
chỉ hoàn thành;
+ Liên hệ và phối hợp cùng các nhà tư vấn, nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai
đoạn vận hành và thử nghiệm, xắp xếp bàn giao cho chủ đầu tư sau khi hoàn tất
công tác thử nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan;
+ Thực hiện cho chủ đầu tư việc tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị

của hợp đồng giữa chủ đầu tư và các nhà thầu, biện pháp thi công, vấn đề an toàn
và vệ sinh công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế tiêu
chuẩn kỹ thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan;
+ Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do chủ đầu tư chỉ định cho dự án;
+ Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa vào
bản vẽ, hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các
hồ sơ liên quan;
+ Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà
thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công;
+ Đáng giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp (Bản vẽ triển khai, bản vẽ
biện pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu
phụ đệ trình);
11


+ Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại
bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kì việc chỉnh sửa nào có sự
chấp thuận của chủ đầu tư;
+ Cung cấp cho chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần;
+ Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình;
+ Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các nhà thầu hoặc
Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng;
+ Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác
nghiệm thu bàn giao;
+ Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công
tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách công tác cần
thiết phải sữa chữa;
+ Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với chủ đầu tư;
+ Người làm công việc này gọi là “Kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng công
trình” và phải có chứng chỉ hành nghề. Đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo

Luật xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và
đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình;
+ Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có đoàn kỹ sư tư vấn giám
sát. Tổ chức này được thành lập sau khi chủ đầu tư công trình ký hợp đồng thuê.
Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho
chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày.
Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ
nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát
thường do các Công ty tư vấn lớn trong nước có trình độ chuyên môn cao hoặc
Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư
vấn quốc tế.
Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông
đồng với chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người
làm công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng.
Quy trình chung của tư vấn giám sát thi công xây dựng
Thực hiện ngay từ khi khởi công công trình.
Thường xuyên, liên tục, có hệ thống trong quá trình thi công xây dựng.
Căn cứ vào thiết kế được duyệt, qui chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp
dụng. Các hồ sơ tài liệu liên quan khác.
Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
12


×