Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận môn PPNCKH trong giáo dục, ĐỀ BÀI: Hãy xây dựng một đề cương nghiên cứu đối với một vấn đề cụ thể mà anh/chị quan tâm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.67 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN
Học phần: Nghiên cứu khoa học trong giáo dục
Họ và tên: Hoàng Thế Minh
Lớp: Cao học Quản lý giáo dục K17B – Học viện Quản lý giáo dục
ĐỀ BÀI
Hãy xây dựng một đề cương nghiên cứu đối với một vấn đề cụ thể mà
anh/chị quan tâm.
BÀI LÀM
Tên đề tài: Quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam
1. Mở đầu
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Các đề tài nghiên cứu của nước ngoài
Vấn đề hoạt động ngoại khóa và quản lý hoạt động ngoại khóa đã được nhiều tác
giả, nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu, tìm hiểu và mang lại một số kết quả nhất định.
Mary Rombokas đã tiến hành nghiên cứu hoạt động ngoại khóa ở trường trung học
và cao đẳng đại học. Mary Rombokas đã tiến hành khảo sát gần 300 sinh viên đại học và
phát hiện ra rằng có sự tương quan lớn giữa việc tham gia các hoạt động ngoại khóa ở
trường trung học và thành quả học tập ở đại học của sinh viên. Các sinh viên tham gia
hoạt động thể thao đạt điểm trung bình cao hơn so với những sinh viên không tham gia.
Theo bà trường học nên khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa
vì nó có lợi ích rất nhiều, nó cung cấp cho họ những bài học giá trị [13].
Theo kết quả điều tra khảo sát của Mary Rombokas: có 74,6% sinh viên đồng ý
rằng các đội nhóm thể thao trong nhà trường mà họ tham gia là môi trường tốt nhất để
rèn luyện nhân cách. Trong hoạt động ngoại khóa, sinh viên được làm quan với nhiều
bạn mới, được xây dựng tinh thần đồng đội, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm. Những
kỹ năng này sẽ giúp họ thành công trong nghề nghiệp tương lai. Những sinh viên này
thường sống rất tích cực, tránh xa được các tệ nạn xã hội.
Cheung và Kwok và Keup (2006) khi nghiên cứu về tác động của các hoạt động
ngoại khóa tới kết quả học tập đã ghi nhận việc tham gia vào các hoạt động thể thao và
đoàn thế có mối liên hệ tích cực với kết quả học tập của sinh viên [10].
Kết quả nghiên cứu của Nikki Wilsonn (2009) với nội dung chính là nói lên


những tác động tích cực, những lợi ích của hoạt động ngoại khóa đối với học sinh, sinh
viên qua các biểu hiện tích cực như đi học thường xuyên hơn, nhận được kết quả học
tập cao hơn, có kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn,… [13].
Trong luận án tiến sĩ của Janet Young Miranda (2001), ông đã nghiên cứu về sự
ảnh hưởng của sự hỗ trợ quản lý từ nhà trường và hoạt động ngoại khóa trên thành tích
học tập của sinh viên tại một trường tư ở phía bắc trung tâm Texas. Kết quả cuộc
1


nghiên cứu này nói lên vai trò tích cực của hoạt động ngoại khóa như âm nhạc, hội
họa, … và sự hỗ trợ của nhà trường đến kết quả học tập của học sinh. Kết quả là học
sinh tham gia hoạt động ngoại khóa có kết quả học tập cao hơn, tư duy sáng tạo hơn và
trở nên năng động hơn, có định hướng tương lai và nghề nghiệp tốt hơn [11].
Tác giả Joseph (2003) đã nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến
học sinh, sinh viên đặc biệt trong sự phát triển nhận thức xã hội. Nghiên cứu đã chứng
minh được vai trò của hoạt động ngoại khóa trong việc nâng cao ý thức tự giác đến
trường, ý thức tự học, hạn chế tỷ lệ bỏ học, giảm tỷ lệ phạm tội [12].
Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chủ yếu nhấn mạnh đến lợi
ích, tác động tích cực do hoạt động ngoại khóa mang lại, từ đó đề ra một số biện pháp
quản lý, nhưng chưa có hệ thống và đồng bộ.
1.1.2. Các đề tài nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, từ những năm 1960, khi xây dựng chương trình giáo dục, Bộ Giáo
dục đã xác định rõ: Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các môn học đạt kết
quả đầy đủ thì ở nhà trường cần tổ chức ngoại khoá. Hoàn cảnh kháng chiến trước đây
chưa cho phép chúng ta thực hiện đầy đủ công tác này cho nên trong chương trình
cũng chưa ghi phần ngoại khoá. Từ lúc hoà bình được lập lại, vấn đề này được nêu ra
và được các địa phương thực hiện lẻ tẻ. Trong chương trình mới, công tác ngoại khoá
trở thành một phần quan trọng, khăng khít với nội khoá. Công tác ngoại khoá không
nên vì cái tên ngoại khóa của nó mà bị đặt vào một vị trí quá ư thấp kém như một số
trường vẫn làm như vậy. Công tác ngoại khoá không hề mâu thuẫn gì với nội dung

giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà trái lại bổ sung và nâng cao
chất lượng của nội khoá lên một bước.
Tác giả Nguyễn Quang Đông cho rằng hoạt động ngoại khóa có vai trò quan
trọng trong công tác giáo dục ở nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
trên mọi mặt. Nó có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng, định hướng nghề nghiệp. Hoạt
động ngoại khóa góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có tính tổ
chức, tự lực cao và có khả năng sáng tạo tốt trong công việc, đáp ứng được yêu cầu
của xã hội [7].
Tác giả Bùi Thị Thu Huế, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông có nêu:
“Các trường đại học hiện nay đều có rất nhiều các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa
cho sinh viên. Các câu lạc bộ đều xuất phát từ nhu cầu của sinh viên, do Đoàn thanh
niên và sinh viên tổ chức. Các câu lạc bộ này chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực văn
hóa, thể thao, tình nguyện, kỹ năng mềm, chuyên môn, nghề nghiệp. Tuy nhiên việc tổ
chức các hoạt động này đều diễn ra tùy hứng, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có đánh
giá tổng kết và chưa có nhìn nhận về tầm quan trọng của nó đối với đào tạo đại học”.
Tác giả chỉ rõ nguyên nhân là vì nhà trường cho rằng hoạt động ngoại khóa là do Đoàn
Thanh niên, Hội sinh viên tổ chức và quản lý, do vậy các khoa chỉ dành thời gian cho
các chương trình chính khóa mà quên đi các hoạt động ngoại khóa. Mặt khác, do hoạt
động ngoại khóa chưa có kế hoạch cụ thể, được tổ chức tùy biến, chưa xác định được
mục tiêu [2].
2


Tác giả Lê Tuấn Huỳnh Cẩm Giang – Viện nghiên cứu giáo dục cho rằng sinh
viên hiện nay có nhiều bạn đã lập nhóm để tham gia các hoạt động có ý nghĩa xã hội
như chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ môi trường,…những hoạt động
này được xã hội khen ngợi nhưng các nhà trường thì lơ là, không có ghi nhận và đánh
giá một cách thiết thực [6].
Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động ngoại khóa tại Đại học Mở
TP HCM” đã đi sâu phân tích các hoạt động ngoại khóa chính của trường như các hoạt

động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các cuộc thi, các phong trào; các hoạt động
tình nguyện, nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu đã chỉ ra trên thực tế các hoạt động như
văn hóa văn nghệ thu hút nhiều sinh viên tham gia nhất; các hoạt động học thuật và
tình nguyện vẫn chưa thu hút được nhiều sinh viên. ở góc độ quản lý, nghiên cứu này
chỉ rõ, các hoạt động ngoại khóa chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi đổi mới nội dung thu
hút được sự quan tâm của sinh viên; tiến độ thực hiện hoạt động ngoại khóa phải diễn
ra đúng kế hoạch, và đảm bảo công tác tổ chức được thực hiện liên tục. Nghiên cứu
đưa ra các biện pháp thực hiện như: Thực hiện các biện pháp cải thiện marketting, tìm
kiếm thêm nguồn tài trợ kinh phí cho hoạt động ngoại khóa; thực hiện các hoạt động
theo đúng kế hoạch; thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình và hình thức tổ
chức; cải thiện cơ sở vật chất; liên kết với các khoa, các trường khác,… [3].
Nhìn chung các tác giả trên thế giới và trong nước đều đề cao vai trò và tác dụng của
hoạt động ngoại khoá trong quá trình giáo dục sinh viên, xem hoạt động ngoại khoá là
một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, không thể thiếu trong quá trình
dạy học và giáo dục sinh viên. Tuy nhiên bên cạnh việc khẳng định tính cần thiết của việc
tổ chức hoạt động ngoại khoá, những công trình nghiên cứu này chưa chỉ ra một cách cụ
thể việc cần tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá ra sao; làm thế nào để hoạt động
ngoại khoá trong nhà trưởng thực sự là một họat động thường xuyên có kết quả tốt,… Các
công trình nghiên cứu chưa chỉ ra cách thức cho nhà quản lý khi tổ chức hướng dẫn thực
hiện các đơn vị đưa hoạt động ngoại khoá vào trong kế hoạch năm học… Điều này khiến
cho không ít trường vẫn cảm thấy hoạt động ngoại khoá còn là việc làm có tính hình
thức, ép buộc. Vì thế việc xây dựng cơ sở lý luận cho quản lý hoạt động ngoại khoá cần
thiết giúp nhà quản lý có cơ sở điều hành công tác chuyên môn của nhà trường nói chung,
hoạt động ngoại khoá nói riêng đạt kết quả tốt hơn.
1.2. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ở bất cứ thời đại và quốc gia nào cũng có vị trí quan trọng trong sự phát
triển của xã hội. Một vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta trong ngành giáo dục là đảm
bảo và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa đã nêu rõ: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện
và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân,… Đối với giáo
dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển
phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học,…” [1].
3


Hoạt động ngoại khoá là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ học chính
khóa có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho sinh viên. Hoạt
động ngoại khoá bao gồm nhiều hình thức tổ chức với nhiều cách thức khác nhau.
Đây là những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tự nguyện của
sinh viên, mà trong đó các sinh viên được được giao lưu, học hỏi và được bộc lộ mình.
Hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp cho sinh viên phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo
cho sinh viên khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng
cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho sinh viên hứng thú, yêu thích hơn môn học.
Mặt khác, hoạt động ngoại khóa bộ môn còn huy động được mọi sinh viên cùng tham gia,
là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp - rất
cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc ngày nay. Hơn thế nữa, hoạt động
ngoại khoá cũng góp phần đắc lực vào việc cung cấp sự hiểu biết và hình thành hứng thú
nghề nghiệp cho sinh viên. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh viên củng cố, mở
rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức
các môn học, do đó kiến thức, kĩ năng của các em vững chắc hơn, sâu hơn và rộng
hơn. Chính vì thế việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa
của sinh viên hiện nay là vô cùng cần thiết và hữu ích.
Học viện Phụ nữ Việt Nam (gọi tắt là Học viện) là cơ sở giáo dục đại học công
lập, được thành lập dựa trên cơ sở nâng cấp trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương với
nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp, cán bộ nữ cho hệ thống
chính trị; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội và nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn. Năm 2013, Học viện tiến hành tuyển sinh khóa đào tạo đại học đầu
tiên; tính đến nay (2017), Học viện đang tổ chức đào tạo 6 ngành đại học: Công tác xã

hội, Luật, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch, Truyền thông đa phương tiện,
Giới và phát triển với tổng số sinh viên gần 2000. Công tác xây dựng kế hoạch, tổ
chức các hoạt động ngoại khóa của sinh viên còn khá mới mẻ và chưa phong phú, đa
dạng về nội dung cũng như hình thức tổ chức, do vậy chưa thu hút được nhiều sinh
viên tham gia, chưa tạo được sự gắn kết giữa sinh viên với nhau. Trong bối cảnh hiện
nay, Học viện đang nỗ lực rất lớn để nâng cao chất lượng và uy tín để cạnh tranh với
các trường khác. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa là
một trong những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao chất lượng và thương hiệu của Học
viện. Để có cái nhìn toàn diện và khoa học về vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài nghiên
cứu: “Quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam” với
mong muốn đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động ngoại khóa của sinh
viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Trình bày cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ngoại khóa;
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện Phụ
nữ Việt Nam;
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện
Phụ nữ Việt Nam
4


1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động ngoại khóa của sinh viên hệ đại học chính quy Học viện
Phụ nữ Việt Nam (các số liệu để phân tích thực trạng được lấy từ năm học 2015- 2016
đến năm học 2017-2018; tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 20 cán bộ, giảng viên và

300 sinh viên).
1.6. Vấn đề nghiên cứu
- Thực trạng vấn đề quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện Phụ nữ
Việt Nam hiện nay đã đạt được những ưu điểm gì và còn những hạn chế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động ngoại khóa? (cơ sở vật
chất, nguồn lực, con người,…)
- Công tác quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên có cần thiết phải gắn với
đặc thù giới tính, ngành nghề đào tạo?
- Biện pháp nào là biện pháp cần được ưu tiên triển khai thực hiện nhất để nâng cao
chất lượng quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.
- Việc đề xuất các biện pháp nhằm quản lý tốt hơn hoạt động ngoại khóa của sinh
viên cần gắn với các cấp quản lý nào tại đơn vị?
1.7. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý mục tiêu hoạt động ngoại khóa
của sinh viên; đẩy mạnh quản lý nội dung, chương trình hoạt động ngoại khóa; quản lý
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa; quản lý và xây dựng các
nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khóa và quản lý chất lượng các hoạt động ngoại
khoá thì có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện
Phụ nữ Việt Nam.
1.8. Phương pháp nghiên cứu
1.8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa,
tổng quan các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động ngoại khóa phục vụ đề tài.
1.8.2. Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa và thu thập ý kiến của các nhà
quản lý, giảng viên, sinh viên bao gồm các phương pháp:
- Điều tra bằng bảng hỏi.
- Phỏng vấn cá nhân, nhóm.
- Quan sát.
5



1.9. Cấu trúc luận văn
Chương 1
Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Quản lý
Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học xã
hội, đồng thời quản lý còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế
cao độ để đạt được mục đích. Chính vì vậy, người ta có thể tiếp nhận khái
niệm quản lý theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào cái nhìn chủ quan và
tính mục đích hoạt động. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý nhưng
các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã có định nghĩa bao
quát: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [8].
“Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông
qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức" [9].
Trong Lý luận đại cương về quản lý đã viết rằng, quản lý là hệ thống gồm 4 chức
năng cơ bản: (1) Kế hoạch hóa; (2) Tổ chức; (3) Chỉ đạo; (4) Kiểm tra.
(1) Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với
những thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt
mục tiêu, mục đích đó.
(2) Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các
thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công
các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.
(3) Lãnh đạo: Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động
viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.
(4) Kiểm tra: Kiểm tra cũng là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân,
một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành

những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Tất cả các chức năng cơ bản trên khi
vận hành không thể thiếu yếu tố được xem là nền tảng, huyết mạch, đó chính là thông
tin. Thông tin quản lý được xem như là hệ thần kinh của hệ thống quản lý, có tác động
đến tất cả mọi khâu của quá trình quản lý. Mọi thông tin quản lý đều nhằm phục vụ
cho việc ra quyết định quản lý và đạt mục tiêu quản lý [6].
Có thể khái quát như sau: Quản lý là một hoạt động nhằm thực hiện những tác
động hướng đích của chủ thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả những tiềm năng, các
cơ hội của tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức đặt ra trong một môi trường
luôn luôn thay đổi.
1.1.2. Hoạt động ngoại khóa
6


Theo tác giả Đào Thị Vân Anh, hoạt động ngoại khóa là những hoạt động được
thực hiện ngoài giờ học chính thức, tùy thuộc vào hứng thú, sở thích và nguyện vọng của
người học trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức của mỗi nhà trường [5].
Hoạt động ngoại khóa có mối quan hệ khăng khít với các hoạt động chính
khóa. Ngoại khóa là một hoạt động bổ sung và nâng cao chất lượng của hoạt động
chính khóa. Hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp có
tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng, được sinh viên tiến hành theo nguyên tắc tự
nguyện ở ngoài giờ chính khóa dưới sự quản lý, hướng dẫn của cán bộ, giảng viên
nhằm rèn luyện, phát triển tư duy, sáng tạo của sinh viên.
Theo tác gải Nguyễn Quang Đông (2009), hoạt động ngoại khóa là một hình
thức tổ chức dạy học có các đặc điêm:
- Được thực hiện ngoài giờ học, không mang tính chất bắt buộc mà tùy thuộc vào
hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi sinh viên trong khả năng và điều kiện của
nhà trường;
- Có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể, nhóm theo năng khiếu, học
tập, vui chơi; thường xuyên hay đột xuất,…
- Nội dung hoạt động ngoại khóa rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hóa, khoa học

công nghệ, thể dục thể thao, kỹ thuật,…nhằm giúp sinh viên mở rộng, làm phong phú
thêm những điều đã tiếp thu được trong giờ học chính khóa.
- Chủ thể tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khóa bao gồm Đoàn Thanh niên,
Hội sinh viên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, sinh viên,…
* Nội dung hoạt động ngoại khóa bao gồm nhiều vấn đề như [4]:
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ, mỹ thuật ngoài chương trình đào tạo;
- Hoạt động thể dục thể thao ngoài chương trình đào tạo;
- Hoạt động tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
- Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng;
- Hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội;
- Hoạt động xây dựng môi trường sống, giữ gìn an ninh trật tự;
- Hoạt động giao lưu sinh viên trong tập thể lớp, khoa, trường và giữa các trường với
nhau;
- Hoạt động tham gia các cuộc thi, các hội thi rèn luyện bản thân, nâng cao kỹ năng
sống;
- Các hoạt động khác theo mục đích trợ giúp sinh viên.
1.2. Quản lý hoạt động ngoại khóa
Quản lý hoạt động ngoại khóa là hoạt động quản lý quan tâm đến tất cả các vấn đề
có liên quan đến hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả. Bao gồm:
- Quản lý mục tiêu các chương trình/hoạt động ngoại khóa;
- Quản lý nội dung, chương trình hoạt động ngoại khóa;
7


- Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa;
- Quản lý và xây dựng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khóa;
- Quản lý chất lượng và hiệu quả các hoạt động ngoại khoá.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa
1.3.1. Các yếu tố khách quan
1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Kết luận về Chương 1:
Qua việc nghiên cứu và trình bày cơ sở lý luận của quản lý hoạt động ngoại khóa,
có thể thấy hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất quan trọng và việc tổ chức, quản lý
hoạt động ngoại khóa là vô cùng cần thiết. Việc quản lý hoạt động ngoại khóa phải là
một quá trình liên tục và quan tâm đến tất cả các nội dung của hoạt động ngoại khóa,
cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh
viên. Việc trình bày đầy đủ cơ sở lý luận của quản lý hoạt động ngoại khóa cho sinh
viên là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng cơ sở giáo dục mà tác giả lựa chọn làm
đơn vị nghiên cứu của đề tài.

8


Chương 2
Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên
Học viện Phụ nữ Việt Nam
2.1. Khái quát về Học viện Phụ nữ Việt Nam
Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Trung
ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1558/QĐTTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cán bộ
Phụ nữ Trung ương với chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp
Phụ nữ các cấp, cán bộ làm công tác phụ nữ, cán bộ nữ cho hệ thống chính trị; tham
gia đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng nhu cầu xã hội; nghiên cứu lý luận và
tổng kết thực tiễn tham mưu cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác Hội và phong trào phụ
nữ; nghiên cứu tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề có liên quan đến
phụ nữ, công tác phụ nữ, bình đẳng giới và nghiên cứu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng của
Học viện.
Từ năm 2013, Học viện Phụ nữ Việt Nam bắt đầu tổ chức đào tạo hệ đại học
chính quy các ngành theo quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến nay,
Học viện đã và đang đào tạo trình độ cử nhân ở 6 ngành (Quản trị Kinh doanh, Quản trị

dịch vụ du lịch và lữ hành, Truyền thông đa phương tiện, Công tác Xã hội, Luật, Giới và
Phát triển) với số lượng trên gần 2000 sinh viên (trong đó gần 90% sinh viên là nữ, hơn
10% sinh viên nam).
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt
Nam
2.2.1. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động ngoại khóa;
2.2.2. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình hoạt động ngoại khóa;
2.2.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa;
2.2.4. Thực trạng quản lý và xây dựng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khóa;
2.2.5. Thực trạng quản lý chất lượng và hiệu quả các hoạt động ngoại khoá.
=> Kết luận về Chương 2

9


Chương 3
Biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa của sinh viên
Học viện Phụ nữ Việt Nam.
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp
3.1.1. Cơ sở lý luận
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
3.2. Các biện pháp
3.2.1. Tăng cường quản lý mục tiêu hoạt động ngoại khóa của sinh viên
3.2.1. Đẩy mạnh quản lý nội dung, chương trình hoạt động ngoại khóa
3.2.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
3.2.4. Quản lý và xây dựng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khóa
3.2.5 Quản lý chất lượng các hoạt động ngoại khoá
=> Kết luận về Chương 3
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

 Tài liệu trong nước
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Bùi Thị Thu Huế, 2007, Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên ngành đa
phương tiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
3. Đại học Mở TP HCM, 2012, Thực trạng và giải pháp nâng cao các hoạt động
ngoại khóa tại trường ĐH Mở TP HCM.
4. Đại học sư phạm Hà Nội 2, 2010, Quy định tổ chức hoạt động nội khóa và
ngoại khóa sinh viên trong hệ thống đào tạo tín chỉ ở trường ĐH sư phạm HN 2
5. Đào Thị Vân Anh, 2007, Hoạt động ngoại khóa và vấn đề đánh giá đạo đức
học sinh, Kỷ yếu “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất
lượng dạy – học trong nhà trường phổ thông”, Trung tâm đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục, Viện nghiên cứu giáo dục, ĐH sư phạm TP HCM.
6. Lê Tuấn Huỳnh Cẩm Giang, 2007, Hoạt động ngoại khóa nhìn từ góc độ lợi
ích từ người học.
7. Nguyễn Quang Đông (2009), Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa môn
Vật lý ở trường THPT, Đại học Thái Nguyên
8. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận đại cương về khoa học quản lý, Trường CB
QLGD.
10


9. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa học quản lý, tập I, Hà Nội, 2001.
 Tài liệu nước ngoài
10. Cheung, C.K. và Kwork, S.T, 1998, “Activities and academic achievement
among college students”, The Journal of Genetic Psychology
11. Janet Young Miranda, 2001, A study of the effect of school sponsored,
Extracurrricular Activities on high school students’ cumulative grade point average, sat
score, act score, and core curriculum subject grade point average

12. Josseph, 2003, School Extracurrricular Activity Participation as a Moderator
in the Development of Antisocial Patterns
13. Rombokas, Mary 1995, High school Extracurrricular Activities and College
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
TT

Thời gian

Nội dung thực hiện

1

01/12/2017 đến
30/12/2017

Xây dựng đề cương nghiên cứu; Đề cương được thông
bảo vệ đề cương
qua

2

01/01/2018 đến
15/01/2018

Tìm hiểu và nghiên cứu các tài Nắm bắt được đầy đủ
liệu về hoạt động ngoại khóa và các khái niêm, nội dung
quản lý hoạt động ngoại khóa
của hoạt động ngoại
khóa và quản lý hoạt
động ngoại khóa


3

15/01/2018 đến
30/01/2018

Tìm đọc các luận văn, báo cáo, Tìm đọc được ít nhất 5
bài báo khoa học có liên quan đề tài/bài báo/báo cáo có
đến nội dung đề tài nghiên cứu
liên quan đến quản lý
hoạt động ngoại khóa
của sinh viên ở các
trường ĐH CĐ khác
nhau

4

01/02/2018 đến
30/02/2018

Xây dựng cơ sở sở lý luận của Hoàn thiện chương 1
đề tài nghiên cứu

5

01/3/2018 đến
15/03/2018

Xây dựng bảng hỏi, phiếu điều Bảng hỏi được Người
tra

hướng dẫn khoa học góp
ý và thông qua

6

15/3/2018 đến
30/3/2018

Tiến hành khảo sát, lấy ý kiến

7

01/4/2018 đến

Xử lý bảng hỏi, phiếu điều tra; Hình thành các bảng,
11

Dự kiến kết quả

Thu về 20 phiếu khảo
sát ý kiến của cán bộ,
300 phiếu khảo sát sinh
viên và ít nhất 3 phiếu
điều tra sâu.


15/4/2018

tổng hợp


biểu để đưa vào đề tài

8

15/4/2018 đến
15/5/2018

Tổng hợp các vấn đề thực trạng Hoàn thiện chương 2 và
và xây dựng chương 2 của đề tài xin ý kiến góp ý của
Người hướng dẫn khoa
học

9

15/5/2018 đến
30/6/2018

Đề xuất các gải pháp và hoàn Hoàn thiện chương 3 và
thiện chương 3 của đề tài
xin ý kiến góp ý của
Người hướng dẫn khoa
học

10

Trong tháng
7/2018

Hoàn thiện đề tài trình hội đồng Đề tài được thông qua
xin bảo vệ

và cho phép bảo vệ

11

Trong tháng
8/2018

Bảo vệ đề tài, chỉnh sửa và hoàn Đề tài được bảo vệ
thiện các thủ tục theo quy định
thành công.

12



×