Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ TUYẾT NHUNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành :

Quản lý kinh tế

Mã số :

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hoàng Vũ Quang

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Tuyết Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ
và tạo điều kiện của thầy hướng dẫn, các thầy cô trong Bộ môn Phân tích định lượng,
một số cán bộ trong các phòng ban chuyên môn của huyện, xã; chủ trang trại và hộ trên
địa bà huyện.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Hoàng Vũ
Quang đã tâm huyết, hết sức nhiệt tình tạo điều kiện giúp tôi trong cả quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Phân tích định lượng thuộc
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã có những ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam; một số cán bộ
trong các phòng ban chuyên môn của huyện, xã; chủ trang trại và hộ trên địa bà huyện
đã tạo điều kiện hỗ trợ, cung cấp tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để giúp tôi
hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Tuyết Nhung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt ...........................................................................................................v
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract....................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1

1.2.1.

Mục tiêu chung ....................................................................................................1


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu: giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Phú Xuyên. ................................................................................................2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2

1.5.

Những đóng góp lý luận và thực tiễn...................................................................2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại .............................4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại .......................................................4


2.1.1.

Một số khái niệm liên quan..................................................................................4

2.1.2.

Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại...................................................8

2.1.3.

Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế trang trại .......................................................8

2.1.4.

Nội dung phát triển kinh tế trang trại ...................................................................9

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại ......................................11

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ..................................................14

2.2.1.

Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ............................................14

2.2.2.


Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ...........................................................19

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại .........................................23

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên..............................................................................................25

iii


3.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................................27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................30

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin .........................................................................31

3.2.2.


Chọn điểm và mẫu nghiên cứu ..........................................................................32

3.2.3.

Xử lý và tổng hợp thông tin ...............................................................................33

3.2.4.

Phương pháp phân tích ......................................................................................33

3.2.5.

Các chỉ tiêu đánh giá ..........................................................................................32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ....................................................................34
4.1.

Thực trạng phát triền kinh tế trang trại của huyện Phú Xuyên thời gian qua..........34

4.1.1.

Số lượng và cơ cấu loại hình trang trại ..............................................................34

4.1.2.

Nguồn lực sản xuất của trang trại ......................................................................35

4.1.3.


Kết quả sản xuất của trang trại...........................................................................47

4.1.4.

Tình hình áp dụng khoa học công nghệ .............................................................50

4.1.5.

Tình hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của trang
trại, hộ ................................................................................................................53

4.1.6.

Hỗ trợ mà các các trang trại nhận được từ các cơ quan Nhà nước, đoàn thể ............. 56

4.1.7.

Hiệu quả sản xuất của trang trại.........................................................................58

4.1.8.

Khó khăn của trang trại ......................................................................................60

4.1.9.

Nhu cầu của trang trại ........................................................................................62

4.2.

Quan điểm, định hướng phát triển .....................................................................67


4.2.1.

Căn cứ để đưa ra định hướng .............................................................................67

4.2.2.

Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển..................................................69

4.3.

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện .................................72

4.3.1.

Các giải pháp chung cho các loại hình trang trại ...............................................72

4.3.2.

Những giải pháp riêng cho từng loại hình trang trại ..........................................82

4.3.3.

Giải pháp để các hộ quy mô lớn đạt tiêu chí trang trại ......................................84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................86
5.1.

Kết luận ..............................................................................................................86


5.2.

Kiến nghị............................................................................................................87

5.2.1.

Đối với Nhà nước ..............................................................................................87

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương .......................................................................87

5.2.3.

Đối với các chủ hộ trang trại..............................................................................87

Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................88
Phụ lục ...........................................................................................................................90

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
TW
QH
CP
TTg
BNN & PTNT
TU

TP
HU
HĐND
UBND

CTr
TT
VAC
HTX
KHCN


Nghĩa tiếng Việt
Trung ương
Quốc hội
Chính phủ
Thủ tướng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Thành ủy
Thành phố
Huyện ủy
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Quyết định
Chương trình
Tờ trình
Vườn ao chuồng
Hợp tác xã
Khoa học công nghệ
Lao động


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên ...................................................... 27
Bảng 3.2. Cơ cấu GDP các ngành kinh tế huyện Phú Xuyên từ 2013 đến 2015
(tính theo giá thực tế 1994) ............................................................................ 28
Bảng 3.3. Dân số, lao động huyện Phú Xuyên ............................................................... 29
Bảng 3.4. Số lượng mẫu và loại mẫu .............................................................................. 31
Bảng 4.1. Số lượng trang trại .......................................................................................... 34
Bảng 4.2. Diện tích đất canh tác bình quân của loại hình trang trại và hộ từ 2011
– 2015 ............................................................................................................. 36
Bảng 4.3. Bình quân cơ cấu diện tích đất trong 3 loại hình trang trại điều tra
năm 2015 ........................................................................................................ 38
Bảng 4.4. Đặc điểm, tình hình cơ bản về chủ trang trại và chủ hộ ................................. 39
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng lao động của trang trại và hộ năm 2015 .......................... 41
Bảng 4.6. Tình hình về vốn, nguồn vốn của các trang trại từ 2011 – 2015 .................... 43
Bảng 4.7. Bình quân vốn của các hộ quy mô lớn năm 2015 .......................................... 44
Bảng 4.8. Bình quân vốn (đơn vị triệu đồng) và tốc độ tăng bình quân (đơn vị %)
vốn của các loại trang trại giai đoạn 2011 - 2015 .......................................... 45
Bảng 4.9. Cơ cấu nguồn vốn của trang trại 2011 – 2015................................................ 46
Bảng 4.10. Giá trị sản xuất bình quân của các loại hình trang trại năm 2015 ................ 47
Bảng 4.11. Kết quả sản xuất bình quân của từng loại hình trang trại, hộ 2015 ............. 49
Bảng 4.12. Giá trị máy móc của trang trại, hộ quy mô lớn năm 2015............................ 51
Bảng 4.13. Tình hình liên kết trong sản xuất của trang trại, hộ ...................................... 54
Bảng 4.14. Tỷ lệ liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của trang trại, hộ .............................. 55
Bảng 4.15. Tình hình chế biến nông sản của trang trại, hộ ............................................ 56
Bảng 4.16. Tổng hợp những hỗ trợ mà các các trang trại nhận được từ các cơ
quan Nhà nước, đoàn thể ................................................................................ 58

Bảng 4.17. Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian và lao động của các loại hình
trang trại, hộ 2015 (tính bình quân 1 trang trại) ............................................. 59
Bảng 4.18. Tổng hợp những khó khăn của các trang trại ............................................... 61
Bảng 4.19. Tổng hợp những nhu cầu của các trang trại ................................................. 63

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa lý huyện Phú Xuyên ......................................................................25

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đỗ Tuyết Nhung
2. Tên luận văn: “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội”
3. Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Thời gian qua, sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác hiệu quả
nguồn lực đất đai, vốn, lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy vậy, trong thực tế việc phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Phú Xuyên thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế như: số
lượng trang trại ít, tốc độ tăng chậm, các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận trang
trại, hiệu quả trong sản xuất chưa cao. Trong giới hạn thời gian và nguồn lực, đề tài
nghiên cứu dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề
xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố
Hà Nội. Tương ứng với đó là ba mục tiêu cụ thể: (1) Tổng quan cơ sở lý luận và thực

tiễn về phát triển kinh tế trang trại; (2) Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới
phát triển kinh tế trang trại ở Phú Xuyên thời gian qua; (3) Đề xuất giải pháp phát triển
kinh tế trang trại ở Phú Xuyên, TP Hà Nội.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa
ra các phân tích nhận định. Trong đó, số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn các báo cáo
khoa học, chuyên đề, các loại sách do các nhà khoa học viết và công bố, các tạp chí... và
một số cơ quan như Chi Cục Thống kê huyện, phòng Kinh tế huyện. Để thu thập thông
tin sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp điều tra các
chủ hộ, trang trại trên địa bàn huyện, cán bộ xã và huyện (chủ nhiệm HTX, cán bộ
khuyến nông, địa chính và một số cán bộ chủ chốt); kết quả điều tra tình hình trang trại
trên địa bàn do Chi Cục thống kê, phòng Kinh tế huyện thực hiện từ năm 2011 – 2015
cung cấp. Mẫu điều tra đối với trang trại là toàn bộ số trang trại trên địa bàn huyện với 3
loại hình trang trại là chăn nuôi (26), nuôi trồng thủy sản (15) và tổng hợp (15); Mẫu
điều tra đối với hộ quy mô lớn là 34 hộ với 3 loại hình sản xuất là chăn nuôi (16), nuôi
trồng thủy sản (13) và tổng hợp (5). Số liệu, thông tin được xử lý, phân tích bằng
phương pháp thống kê phân tổ, so sánh.
Kinh tế trang trại ở Phú Xuyên trong thời gian qua có bước phát triển khá về
quy mô, năng suất cây trồng, vật nuôi, kết quả sản xuất, giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ đều tăng lên, thu nhập của trang trại và mức sống người lao động có sự cải thiện rõ
rệt, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn
với thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, góp phần khai thác,
viii


huy động được nguồn vốn đáng kể trong dân để đưa vào đầu tư phát triển sản xuất, góp
phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn của địa phương. Giai đoạn
2011 - 2015, số lượng trang trại trên địa bàn nhìn chung tăng chậm, từ 39 trang trại
tăng lên thành 56 trang trại; giá trị sản xuất bình quân của trang trại đạt kết quả khá
khoảng 2.570,58 triệu đồng, mang lại thu nhập cho chủ trang trại khoảng gần 200 triệu
đồng/năm. Các hộ sản xuất quy mô lớn tuy giá trị sản xuất chỉ bằng chưa tới 30% giá

trị sản xuất bình quân của trang trại nhưng mang lại thu nhập cho chủ hộ bằng xấp xỉ
78% thu nhập của trang trại.
Tuy nhiên, kinh tế trang trại của Phú Xuyên vẫn còn nhiều yếu kém và bất cập:
trang trại trên địa bàn còn phát triển mang tính tự phát, chưa hình thành được các mối
liên kết trong quá trình phát triển; kinh tế trang trại còn lệ thuộc nhiều vào các nhân tố
khách quan bên ngoài, độ rủi ro cao; trình độ quản lý của chủ trang trại và tay nghề của
người lao động còn nhiều hạn chế; mức độ trang bị máy móc, thiết bị trong các trang
trại còn rất thấp, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất còn hạn chế, sức cạnh
tranh của sản phẩm hàng hoá chưa cao, hiệu quả sản xuất thấp, tất cả các trang trại đều
chưa có giấy chứng nhận.
Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Thiếu vốn; cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ
của chủ trang trại và chất lượng lao động chưa cao; quản lý đất đai bất cập, tích tụ chưa
thuận lợi; quản lý nhà nước về kinh tế trang trại còn bị buông lỏng; vấn đề liên kết, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ còn hạn chế.
Qua phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, đề tài đưa ra những nhóm
giải pháp để phát triển kinh tế trang trại của Phú Xuyên, cụ thể là: đất đai (tăng cường
quản lý, tích tụ đất đai); vốn và tín dụng (đơn giản thủ tục, cơ chế vay, nâng mức và
thời hạn cho vay); thị trường, chế biến sản phẩm (củng cố và mở rộng mạng lưới
thương nghiệp); tăng cường công tác khuyến nông; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ và quán lý cho các chủ
trang trại và người lao động; tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đầu
tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

ix


THESIS ABSTRACT
1. Author’s name: Do Tuyet Nhung
2. Thesis’s title: " Solution to Economic Development of Farms in Phu Xuyen
District, Hanoi"

3. Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Training institutions: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Presently, the economic development of the farms has contributed to effective
utilization of the resources of land, finance and labor that promote economic
restructuring in agriculture and contribute to hunger eradication and poverty reduction.
However, in fact the economic development of farms in Phu Xuyen district also has
some shortcomings such as very few farms, slow increase in the number of farms, the
non-license farm and low production efficiency. In the short time and limited resources,
this study projects based on the analysis of the factors to propose some solutions to
develop the farm economy in Phu Xuyen district, Hanoi. Three specific objectives are:
(1) review literature on economic development of farms; (2) Assessment of the situation
and the factors affecting economic development of farms in Phu Xuyen in present; (3)
to propose solutions for the economic development of farms in Phu Xuyen, Hanoi.
In this study I use both primary and secondary data. Secondary data were
collected from reports, seminars, books published and documents from government’s
agencies such as the Statistics Branch Directorate and Economic Department of Phu
Xuyen District. As for primary data, I made surveys on household heads, farm heads
and commune and district’s officers (cooperatives’ chairman, extension officer and key
staffs). The Statistics Branch Directorate and Economic Department of Phu Xuyen
District collected data from farm surveys in this area in 2011 - 2015. The sample for
farm consisted of entire farms in the district with 3 types: livestock farms (26),
aquaculture farms (15) and mix farms (15). The samples for large-size households are
34 households including 3 types of livestock (16), aquaculture (13) and mixture (5).
Data were processed and analyzed by descriptive statistics and comparisons.
In recent years, the farming economy in Phu Xuyen have witnessed rapid
development in terms of scale, productivities of crop and livestock, outputs, value of
goods and services, farms’ income and living standards, which contributed to the

restructuring of the share of crops and livestock, following the commodity production
linked to market, promote the effectiveness of land use and contribute to financing from
community for production development, aiming at job creation and income generation
for rural labor of the locality. The period of 2011 - 2015, the number of farms in the
district basically increased slowly, from 39 farms to 56 farms; average production value

x


of the farms were about 2570.58 million VND, creating nearly 200 million / year in
household’s income. Production value of large-scale households is less 30% than that of
the farms but it brings approximately 78% of farm’s income.
However, the farm economy of Phu Xuyen remains many weaknesses: the farms
in the district also developed spontaneously, not formed linkages in the development
process; farm economy still depends mainly on external factors, high risks; management
level of farm owners and workers' skills are limited; degree of machinery equipment on
farms is very low; technology application in production is still limited, the
competitiveness of the goods is not high, low production efficiency, all farms are not
issued certificates.
The factors affecting farm economy included: Lack of capital; Infrastructure is
weak and the level of farm owners and workers is still low; inadequate land
management, unfavorable accumulation; State management of the farm economy also is
loose; the application of science technology is limited.
By analyzing the current situation and the factors, this study proposed solutions
to develop the farm economy in Phu Xuyen, namely: land (strengthening management,
land consolidation); capital and credit (simplify procedures and mechanism of lending,
raising the level and duration of the loan); market, product processing (strengthen and
expand business networks); strengthening agricultural extension; introduce scientific
and technical advances in production; enhance training and retraining of production
technique and management for farm owners and workers; strengthening links in the

production and consumption; investment in upgrading infrastructure.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta, kinh tế trang trại đã xuất hiện từ lâu và phát triển mạnh mẽ
cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là từ khi Chính phủ
ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ - CP về kinh tế trang trại. Sự phát triển của
kinh tế trang trại đã đem lại lợi ích to lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường nói
chung do sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, vốn, lao động, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách phát
triển nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng đã mang lại nhiều kết quả
bước đầu quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện như:
các trang trại có bước phát triển khá về quy mô; năng suất cây trồng, vật nuôi, kết
quả sản xuất, giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đều tăng lên; đã bước đầu có sự
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa trang trại và một số công ty lớn; áp dụng
khoa học công nghệ mới vào sản xuất; hiệu quả sản xuất cao hơn, thu nhập của
trang trại và mức sống người lao động có sự cải thiện rõ rệt.
Tuy vậy, trong thực tế việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Phú Xuyên thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế như: số lượng trang trại ít,
tốc độ tăng chậm, các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại, hiệu
quả trong sản xuất chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là do việc phát
triển trại trại còn thiếu quy hoạch, sản xuất manh mún; thiếu vốn; áp dụng khoa
học công nghệ, quy trình, giống mới còn rất hạn chế…
Trong thời gian qua chưa có đề tài nào nghiên cứu về giải pháp phát triển
kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Vì vậy, tác giả đề xuất một số
giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương thông qua đề tài luận văn Thạc sĩ của

mình: "Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Xuyên,
thành phố Hà Nội".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng việc phát triển kinh tế trang trại ở Phú Xuyên thời
gian qua, qua đó đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại thời gian tới ở
huyện Phú Xuyên.

1


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1) Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại;
2) Đánh giá thực trạng việc phát triển kinh tế trang trại ở Phú Xuyên thời
gian qua;
3) Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phú Xuyên thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1) Việc phát triển kinh tế trang trại thời gian qua gặp những khó khăn, thách
thức gì
2) Hiệu quả sản xuất kinh tế trang trại thời gian qua như thế nào
3) Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế trang trại thời gian tới
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Phú Xuyên.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: huyện Phú Xuyên
Phạm vi thời gian: từ tháng 12/2015 – 6/2016
Phạm vi nội dung: tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện thời gian qua (phát triển theo chiều rộng, chiều sâu), nguyên nhân của tình
hình phát triển thời gian qua (khách quan, chủ quan), những tiềm năng chưa được

khai thác, giải pháp phát triển kinh tế trang trại thời gian tới.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Đề tài đã tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang
trại, rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế trang trại.
Đề tài đã phản ánh rõ thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Phú Xuyên trong thời gian qua (các nghiên cứu trước đây chưa tiến hành,
chỉ phản ánh thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện nói chung).
Nghiên cứu tiến hành điều tra hai nhóm: nhóm 1 là các trang trại, nhóm 2
là các hộ gần đạt quy mô trang trại. Từ đó thấy được sự khác nhau giữa 2 mô
hình trên để đưa ra giải pháp phát triển.
Luận văn chỉ ra rằng sự phát triển của kinh tế trang trại phụ thuộc vào
nhiều nhân tố trong đó nhân tố chính là sự tích tụ đất đai, sự liên kết trong sản

2


xuất và tiêu thụ, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, việc cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại cũng là vấn đề then chốt.
Luận văn còn cho thấy có những hộ quy mô lớn gần đạt tiêu chí trang trại
nhưng hiệu quả sản xuất còn cao hơn cả ở trang trại. Điều này cho thấy không
nên khuyến khích trang trại đầu tư phát triển theo chiều rộng. Vì vậy, tiêu chí để
xác định trang trại dựa trên quy mô đất đai và giá trị sản xuất chưa thực sự bám
sát thực tế.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

2.1.1. Một số khái niệm liên quan
a. Kinh tế quy mô
Kinh tế quy mô chính là lợi thế chi phí có được nhờ vào quy mô, quy mô
sản xuất hoặc quy mô hoạt động, với chi phí trên mỗi đơn vị đầu ra thường giảm
đi với quy mô ngày càng tăng khi chi phí cố định được chia đều trên mỗi đơn vị
đầu ra (Paul K, 1980).
Kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu
sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình
để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu
được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động
với mức độ không hoàn hảo cao. Mục tiêu của kinh tế hộ gia đình là tiêu thụ gia
đình thông qua việc sản xuất các nông sản phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày và
thu nhập tiền mặt thông qua việc bán sản phẩm dư thừa so với yêu cầu tiêu dùng
gia đình (Mai Văn Xuân, 2008).
Trong khi kinh tế trang trại có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, sản
xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung
đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao hoạt động
tự chủ và luôn gắn với thị trường (Chính phủ, 2000).
Có quan điểm cho rằng năng suất của các trang trại lớn cao hơn của các
trang trại nhỏ, vì thế cần hợp nhất đất đai lại để phát huy lợi thế sản xuất quy mô
lớn. Nhưng các dữ liệu thực tế chính xác lại cho thấy nhận định trên không hoàn
toàn đúng, ngược lại các trang trại nhỏ sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn so với các
trang trại lớn trên mỗi đơn vị diện tích canh tác.
Sở dĩ có tình trạng này là vì các trang trại nhỏ có xu hướng đi vào sản xuất
các loại nông sản quy mô nhỏ nhưng giá trị cao và kinh doanh tổng hợp. Họ kết
hợp hoặc quay vòng cây trồng và vật nuôi, với việc sử dụng nhiều lao động và
các yếu tố đầu vào hơn cho một đơn vị diện tích, và sử dụng đa dạng hơn các hệ
thống canh tác. Ở những nơi trang trại gia đình quy mô nhỏ phát triển mạnh thì ở

4



đó trang trại phát triển bền vững hơn. Các trang trại nhỏ sử dụng hiệu quả tốt hơn
đất đai của họ. Vì vậy, mặc dù năng suất trên một đơn vị diện tích gieo trồng
trong trang trại nhỏ có thể thấp hơn so với trang trại lớn chuyên canh nhưng tổng
đầu ra trên một đơn vị diện tích được xác định thông qua nhiều loại sản phẩm
khác nhau lại có thể có sự khác biệt rất lớn (Willis L.Peterson, 1997).
Những lợi thế của trang trại quy mô lớn được tìm thấy bởi một số phân tích
trước đây đã không còn, đó là bằng chứng của tính phi hiệu quả khi quy mô trang
trại tăng lên. Nói cách khác, ngay cả ở Hoa Kỳ cũng không đủ cơ sở để kết luận
rằng các trang trại quy mô lớn có hiệu quả hơn các trang trại có quy mô nhỏ
(Feder and Gershon 1985).
Các nghiên cứu cũng cho thấy các trang trại quy mô rất nhỏ thường hoạt
động không hiệu quả bởi vì chúng không có khả năng sử dụng hết công suất các
máy móc thiết bị đắt tiền, trong khi đó các trang trại quy mô rất lớn cũng không
hiệu quả vì những vấn đề quản lý và lao động cố hữu trong những hoạt động lớn.
Hiệu quả có vẻ tập trung ở các trang trại ở nhóm giữa, thường có từ 01 đến 02
lao động làm thuê (Michael Lipton, 2005).
Các chuyên gia kinh tế của Tổ chức Ngân hàng thế giới WB khi tiếp cận
với quan điểm này đã đưa ra khuyến cáo các quốc gia đang phát triển với hàm ý
rằng việc tái phân phối lại đất đai cho các trang trại gia đình quy mô nhỏ sẽ dẫn
đến năng suất toàn bộ của trang trại lớn hơn.
b. Trang trại
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO (1997) đã đưa
ra khái niệm trang trại trên cơ sở khái niệm nông trại. Theo FAO, trang trại là nông
trại có quy mô lớn và tập trung vào sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường nhằm
mục tiêu chủ yếu là tạo ra lợi nhuận (nông trại là một mảnh đất mà trên đó nông hộ
thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp phục vụ cho sinh kế của họ).
Ở nước ta, hiện nay có nhiều nhận thức và quan điểm khác nhau về trang trại:
- Ban Kinh tế Trung ương cho rằng "Trang trại là một hình thức tổ chức

kinh tế trong nông – lâm - ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên cơ sở phát
triển kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt".
- Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy
sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy
mô ruộng đất với các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động

5


tự chủ và luôn gắn với thị trường”. Quan điểm này cho thấy, trang trại là hình
thức tổ chức sản xuất hàng hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất
cơ bản của hộ gia đình, hoàn toàn tự chủ và bình đẳng với các tổ chức kinh tế
khác, sản phẩm làm ra chủ yếu để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình
(Nguyễn Thế Nhã, 1999).
- Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp
(bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với quy mô
ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản
lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các
loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường
(Nguyễn Thị Lai, Bùi Minh Vũ, 2005).
Như vậy, điểm chung giữa khái niệm trang trại của thế giới và Việt Nam
là trang trại đều được hình thành trên cơ sở hộ có quy mô sản xuất lớn và mang
tính sản xuất hàng hóa.
c. Kinh tế trang trại
Theo một số học giả phương Tây: “Hình thức kinh tế trang trại dùng để
chỉ một lĩnh vực tổ chức sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá lớn ở nông
nghiệp nông thôn để phân biệt với hình thức tiểu nông tự túc, tự cấp”;
Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại) là hình thức tổ

chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công
lao động xã hội, bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang bị
những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù
hợp với nền kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ”. Quan điểm trên đã
khẳng định kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hoá, cơ sở cho nền kinh
tế thị trường và vai trò của người chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh
doanh nhưng chưa thấy được vai trò của hộ gia đình trong các hoạt động kinh tế
và sự phân biệt giữa người chủ với người lao động khác (Lê Trọng, 2000).
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong NôngLâm - Ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu tư
lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, có
phương pháp tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có
trình độ đưa thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức
cạnh tranh cao trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao”. Quan điểm

6


trên đã khẳng định kinh tế thị trường (nền kinh tế hàng hoá đã phát triển cao) là
tiền đề chủ yếu cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời
khẳng định vai trò vị trí của chủ trang trại trong quá trình quản lý trực tiếp quá
trình sản xuất kinh doanh của trang trại (Trần Tác, 2000).
Nghị quyết 03/2000/QĐ – CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh
tế trang trại đã ghi rõ “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá
trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy
mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”
(Chính Phủ, 2000).
Từ các quan điểm trên đây luận văn cho rằng kinh tế trang trại là hình thức
tổ chức sản xuất trong Nông - Lâm - Ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản
xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một

người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố
sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ
kỹ thuật cao hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra
nhằm để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Sản xuất hàng hoá ra đời là bước
ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát
khỏi tình trạng “mông muội”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh
chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội (Chu Văn Cấp và
Trần Bình Trọng, 2005).
d. Phát triển kinh tế trang trại
Theo Raaman Weitz: phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng
trưởng trong xã hội.
Phát triển kinh tế hiểu một cách chung nhất là một quá trình lớn lên hay tăng
tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả
sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Từ các
quan niệm trên ta thấy vấn đề cơ bản nhất của phát triển kinh tế là: sự tăng thêm về
khối lượng sản phẩm, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội; sự
tăng thêm về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội là hai mặt có
mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng và chất.

7


2.1.2. Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại
a. Phân loại trang trại
Theo Thông tư số 27/2011/TT – BNN & PTNT, ngày 13/4/2011 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại. Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất
như sau: Trang trại trồng trọt; Trang trại chăn nuôi; Trang trại lâm nghiệp; Trang

trại nuôi trồng thuỷ sản; Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp.
b. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
* Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
1) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam
Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
2) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
* Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000
triệu đồng/năm trở lên.
* Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và
giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
2.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế trang trại
a. Về mặt kinh tế
Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây
trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên
những vùng chuyên môn hóa cao. Mặt khác, qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế
biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn (Ngô Xuân Toản, Đỗ Thị Thanh Vinh, 2014).
b. Về xã hội
Thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cư ra thành phố, làm giảm áp
lực đối với xã hội, đảm bảo an ninh trật tự nơi đô thị, hạn chế tai tệ nạn cho xã
hội. Năm 2015, các loại hình trang trại phát triển đã tạo công ăn, việc làm thường
xuyên cho gần 100 nghìn lao động và rất nhiều lao động có tính thời vụ, tạm thời
ở các địa phương trong cả nước (Hoa Ly, 2015).
Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong
nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động. Mặt khác, nông
dân có việc làm là cách cải thiện đáng kể tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên,

8



một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay.
Phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng,
trong nông nghiệp nông thôn nước ta (Hoa Ly, 2015).
Kinh tế trang trại có đóng góp với nền an ninh lương thực như: đáp ứng
được nhu cầu của cư dân một vùng, hay cả quốc gia một cách ổn định và bền
vững. Cho dù sự đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế
giảm một cách tương đối, lực lượng lao động có sự chuyển dịch sang các ngành
khác, diện tích canh tác bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng… nhưng
lương thực vẫn đảm bảo và bền vững (Hoa Ly, 2015).
c. Về môi trường
Phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái. Thông thường, hoạt động sản xuất nông nghiệp không khoa học
sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường do quá trình thâm canh nông
nghiệp: sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện, gây
ô nhiễm về nguồn nước, đất và cả không khí, nếu kỹ thuật canh tác lạc hậu còn
tác động xấu đến độ màu mỡ của đất. Do sản xuất kinh doanh tự chủ có lợi ích
thiết thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp
lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không
gian sinh thái của trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại
đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi
núi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, những việc làm này đã góp phần
tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn (Ngô Xuân Toản và
Đỗ Thị Thanh Vinh, 2014).
2.1.4. Nội dung phát triển kinh tế trang trại
Phát triển kinh tế trang trại là quá trình tăng cường các yếu tố vật chất của
trang trại cả về mặt số lượng và chất lượng, đồng thời là quá trình giải quyết hài
hoà hơn các mối quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của trang trại. Phát triển kinh tế trang trại phải được đặt trong mối quan hệ hài
hoà với yếu tố xã hội và bảo vệ môi trường là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển
bền vững của kinh tế trang trại (Phạm Ngọc Thứ, 2000). Tăng cường các yếu tố

thể hiện:
Phát triển quy mô bề rộng của trang trại:
- Yếu tố đất đai: Sau một thời gian hoạt động, quy mô đất đai của trang trại

9


sẽ được tăng thêm về mặt diện tích, đồng thời chất lượng các loại đất đai không
ngừng được cải thiện, độ màu mỡ của đất đai ngày càng tăng lên.
- Yếu tố lao động: lao động của trang trại ngày càng tăng lên cả về số lượng
và chất lượng, phản ánh sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế trang trại.
Trang trại ngày càng sử dụng nhiều lao động hơn với sự đòi hỏi ngày càng cao
hơn về trình độ, kỹ năng và tay nghề của lao động, nhu cầu về lao động của các
trang trại ngày càng đa dạng hơn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp ngày càng cao hơn.
- Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại: Sau mỗi chu kỳ sản
xuất kinh doanh, trang trại có vốn tích luỹ nhiều hơn, mức độ đầu tư cho sản xuất
ngày càng lớn hơn chứng tỏ sự phát triển của kinh tế trang trại ngày càng rõ rệt.
Vốn đầu tư ngày càng lớn thể hiện sức mạnh kinh tế của trang trại.
- Mức độ đầu tư công nghệ và trình độ công nghệ được các trang trại đưa
vào sử dụng càng cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi,
ngành nghề dịch vụ được áp dụng ngày càng nhiều sẽ là những yếu tố có tính
quyết định đến năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi, và trực tiếp ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm của trang trại, một yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh
tranh của kinh tế trang trại trên thương trường.
- Cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất, mức độ chuyên môn hoá, trình
độ sản xuất hàng hoá.... của trang trại là những yếu tố thể hiện sự tăng cường về
mặt chất lượng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trang trại.
Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại:
- Năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, các loại sản phẩm ngành
nghề, dịch vụ... ngày càng tăng lên.

- Giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu, thu nhập của trang trại, lợi nhuận,
tỷ suất lợi nhuận, mức tích luỹ hàng năm của trang trại, mức sống và thu nhập
của các thành viên trang trại, tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội (Nguyễn
Đình Hương, 2000).
Giải quyết hài hoà các lợi ích: thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước,
bảo đảm lợi ích của chủ trang trại, của người lao động, của cộng đồng, chú trọng
đến bảo vệ môi trường, phong tục tập quán, truyền thống, tăng việc làm và những
vấn đề kinh tế xã hội khác trong nông thôn (Nguyễn Đình Hương, 2000).

10


2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
a. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, khí hậu; điều kiện đất đai, môi trường
sinh thái đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của mọi cây
trồng, vật nuôi, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các loại
hình kinh tế trang trại. Một trang trại muốn tồn tại và phát triển được thì phải
được xây dựng sao cho phù hợp với các điều kiện tự nhiên khu vực ấy (Ngô
Xuân Toản, Đỗ Thị Thanh Vinh, 2014).
b. Điều kiện về kinh tế - xã hội
Các yếu tố về dân số, lao động, truyền thống văn hóa, nguồn vốn đầu tư,
thị trường nông sản hàng hóa, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng, công trình giao
thông, trình độ khoa học công nghệ,…là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và có
tính quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa của các trang trại (Ngô
Xuân Toản, Đỗ Thị Thanh Vinh, 2014).
c. Các chính sách về phát triển kinh tế trang trại
Cơ chế, chính sách chung của Nhà nước tạo ra định hướng và môi trường
cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại.

Các cơ chế chính sách bao gồm các chính sách của Nhà nước và chính
quyền địa phương với mục đích xác định vai trò, vị trí của kinh tế trang trại trong
nền kinh tế của đất nước, những chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi
cho kinh tế trang trại phát triển.
Các chính sách về đất đai, khoa học kỹ thuật, công nghệ, chính sách tín
dụng, chính sách về lao động, chính sách về thị trường, chính sách bảo vệ môi
trường,... là những chính sách hết sức quan trọng trực tiếp tác động vào quá trình
hình thành và phát triển của các trang trại. Sự tác động của các chính sách bao
giờ cũng có hai mặt, do nhận thức của con người về các quy luật kinh tế và vận
dụng vào những điều kiện cụ thể. Thực tế cho thấy các trang trại ở các nước tiên
tiến phát triển mạnh mẽ không chỉ vì trình độ sản xuất kinh doanh của trang trại
mà còn nhờ yếu tố quan trọng đó là sự tác động và hỗ trợ mạnh mẽ của các chính
sách tích cực từ Nhà nước, đặc biệt là các chính sách về đất đai, chính sách về
đầu tư, chính sách thuế… góp phần tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng các
loại hình kinh tế trang trại (Chính phủ, 2000).

11


Chính sách đất đai: Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để
phát triển trang trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chính sách thuế: Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân
đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc,
bãi bồi, đầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại.
Chính sách đầu tư, tín dụng: Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp trên các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và
đặc biệt khó khăn, Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để
khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm,

ngư nghiệp. Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng
thương mại của các ngân hàng thương mại quốc doanh (Chính phủ, 2000).
Chính sách lao động: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để
các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm
cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất,
thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê
lao động không hạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với
người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang
bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách
nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc
theo hợp đồng lao động (Chính phủ, 2000).
Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang
trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ; thu hút lao động ở các vùng đông
dân cư đến phát triển sản xuất.
Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong
trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
Chính sách thị trường
Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thông
tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp trang trại định hướng sản xuất
kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước

12


hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế
biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung
ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang

trại và nông dân trên địa bàn. Khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung
tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các
chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ
triển lãm trong và ngoài nuớc.
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản
thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với
hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp
sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông
dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp (Chính phủ, 2000).
Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại: Tài sản và vốn đầu tư
hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp
hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh,vì lợi ích quốc gia,
Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại
được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết
định thu hồi (Chính phủ, 2000).
Cơ chế chính sách phù hợp và việc thực thi chính sách đúng sẽ thúc đẩy
kinh tế trang trại phát triển bền vững. Ngược lại, cơ chế chính sách không phù hợp
sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế trang trại, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
d. Kinh tế thị trường
Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến sự phát triển của kinh tế trang
trại. Trang trại sản xuất và kinh doanh cái gì, sản xuất kinh doanh bằng cách nào
và sản phẩm làm ra tiêu thụ ở đâu lại phụ thuộc vào việc sản phẩm của các trang
trại làm ra có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không? Kinh tế thị trường
tạo ra những thách thức, những đòi hỏi khắt khe, đồng thời cũng tạo ra những cơ
hội đối với kinh tế trang trại.
Kinh tế thị trường là điều kiện tất yếu cho sự hình thành và phát triển
kinh tế trang trại, vì vậy, ảnh hưởng tác động của kinh tế thị trường đối với kinh
tế trang trại là rất mạnh mẽ, trên tất cả mọi phương diện của thị trường. Kinh tế
trang trại phát triển như thế nào rõ ràng phụ thuộc rất lớn vào kinh tế thị trường


13


×