Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch phân bón d409 tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hòe tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------

TRẦN HẢI ĐĂNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH PHÂN BÓN
D409 TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY HÒE TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------

TRẦN HẢI ĐĂNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH PHÂN BÓN
D409 TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY HÒE TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN TẤT CẢNH

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi
thực hiện tại xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh từ tháng 01/2014 đến tháng 7 năm 2015.
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2015
Tác giả luận văn

TRẦN HẢI ĐĂNG

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn
này, tôi luôn nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình quý báu.

Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn
khoa học PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban quản lý đào tạo sau Đại
học, Khoa Nông học, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn Canh tác - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, người bạn, đồng nghiệp đã
thường xuyên ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên
cứu để hoàn thành nhiệm vụ học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày ….tháng … năm 2015
Tác giả luận văn

TRẦN HẢI ĐĂNG

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục


iv

Danh mục bảng biểu

vii

Danh mục đồ thị

ix

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

2

1.2.1. Mục đích

2

1.2.2. Yêu cầu

2


1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2

1.3.1. Ý nghĩa khoa học

2

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

2

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Giới thiệu về cây Hoè

3

1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây Hòe

3

1.1.2. Thành phần hóa học của cây Hòe

5

1.1.3. Công dụng của hoa Hòe


7

1.2. Thực trạng canh tác cây hoè tại tỉnh Thái Bình
1.3. Yêu cầu về ngoại cảnh và nhu cầu phân bón đối với cây hòe

9
11

1.3.1. Yêu cầu về ngoại cảnh

11

1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây hòe

13

1.4. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng và các loại phân bón hữu
cơ dạng lỏng, dinh dưỡng khoáng D409 trong và ngoài nước

14

1.4.1. Những nghiên cứu chung về nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng và
phân hữu cơ trên thế giới

17

iv


1.4.2. Tình hình nghiên cứu các giải pháp dinh dưỡng và về phân hữu cơ ở

Việt Nam

19

1.4.3. Sự thiếu hụt các loại phân bón hữu cơ trong sản xuất ở Việt Nam

21

1.4.4. Một số dạng phân hữu cơ

23

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

2.1. Vật liệu và địa điểm nghiên cứu

29

2.1.1. Vật liệu

29

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

29

2.2. Nội dung nghiên cứu


30

3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và số lần tưới dung dịch D409
đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây hoè.

30

3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và số lần tưới dung dịch D409
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây hoè

30

3.2.3. Tính hiệu quả kinh tế khi sử dụng dung dịch D409 cho cây hoè.

30

2.3. Phương pháp nghiên cứu

30

2.3.1. Công thức thí nghiệm

30

2.3.2. Bố trí thí nghiệm

31

2.3.3 Các biện pháp kĩ thuật và chăm sóc


31

2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

32

2.4. Xử lý số liệu

33

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1

3.1. Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 đến động
thái nảy chồi và tốc độ nảy chồi của cây hoè sau khi bấm ngọn

34

3.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và khoảng cách tưới D409 tới động
thái tăng trưởng chiều cao cây hoè

37

3.3. Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới động
thái tăng trưởng đường kính tán cây.

40

3.4. Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới động

thái tăng trưởng kích thước đường kính thân chính

v

43


3.5. Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới động
thái tăng trưởng phân cành thứ cấp

45

3.6. Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới kích
thước lá chét

48

3.7. Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới thời
gian từ khi trồng đến khi cây bắt đầu xuất hiện nụ hoa đầu tiên

49

3.8. Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới số
chùm hoa/cây và kích thước chùm hoa.

51

3.9. Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới năng
suất thực thu/cây


54

3.10. Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới giá trị
kinh tế thu được

57

3.11. Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới khả
năng chống chịu sâu, bệnh của cây hòe

58

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

60

Kết luận

60

Đề nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

vi



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Tổng hợp tình hình sản xuất hòe tại Thái Bình

1.2

Hàm lượng một số nguyên tố chủ yếu trong phân hữu cơ và bùn thải
sinh hoạt (khô)

3.1

24

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới
động thái nảy chồi của cây hòe sau cấm ngọn.

3.2

46

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới kích
thước lá chét cây hòe


3.12

45

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tốc độ
phân cành thứ cấp

3.11

44

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới
động thái tăng trưởng phân cành thứ cấp cây hòe

3.10

43

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới tốc
độ tăng trưởng đường kính thân cây của cây hòe.

3.9

42

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới
động hái tăng trưởng đường kính thân cây hòe

3.8.


41

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới tốc
độ tăng trưởng đường kính tán cây của cây hòe.

3.7

39

Ảnh hưởng của số lần tưới và nồng độ phân bón D409 tới động thái
tăng trưởng đường kính tán cây hòe.

3.6

38

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới tốc
độ tăng trưởng chiều cao cây của cây hòe.

3.5

36

Ảnh hưởng của khoảng cách tưới và nồng độ phân bón D409 tới động
thái tăng trưởng chiều cao cây hòe

3.4

35


Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 đến tốc
độ nảy chồi của cây hòe sau khi cắt ngọn.

3.3:

9

48

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới thời
gian ra hoa của cây hòe

49

vii


3.13

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới số
chùm hoa/cây và kích thước chùm hoa

3.14

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới
năng suất nụ tươi

3.15


52
55

Ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 tới giá
trị kinh tế thu được từ cây hòe

57

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị

Tên đồ thị

Trang

3.1

Số chồi/cây của các công thức qua các ngày đo

37

3.2

Động thái tăng trưởng chiều cao cây

39


3.3

Số cành thứ cấp của các công thức thí nghiệm

47

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Là tỉnh đồng bằng thuộc đồng bằng Bắc bộ, Thái Bình được biết đến là một
trung tâm sản xuất nông nghiệp trong khu vực châu thổ sông Hồng, trong đó tập
trung chủ yếu là cây lúa. Những năm gần đây, do điều kiện thời tiết diễn biến bất lợi
và biến đổi mạnh, sâu bệnh hại trên cây trồng phát sinh và diễn biến phức tạp, giá
vật tư nông nghiệp tăng cao... ảnh hưởng lớn tới sản xuất và thu nhập của người
dân. Vì vậy, việc nghiên cứu bổ sung thêm cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao
vào trong cơ cấu cây trồng của tỉnh sẽ giúp người nông dân tăng thu nhập là một
vấn đề cần quan trọng hiện nay. Một trong những loại cây trồng được người dân
Thái Bình đang quan tâm hiện nay chính là cây hoa Hoè.
Từ lâu người ta đã biết rằng hoa hòe có tác dụng chữa nhiều thứ bệnh như
huyết áp cao, viêm thận, phù tim... Đó là do trong hoa hòe có chứa rutin (còn gọi là
vitamin P) với hàm lượng khá cao. Ngoài khả năng chữa một số bệnh, do rutin có
màu vàng sáng đẹp và tương đối bền khi gia nhiệt, nên còn được sử dụng khá phổ
biến để làm phẩm màu nhuộm tơ sợi, giấy vàng mã, thực phẩm, dược phẩm. Một
dẫn xuất quan trọng khác của rutin là quercetin, một hợp chất thuộc nhóm
flavonoid. Bên cạnh khả năng chữa một số bệnh và những ứng dụng rộng rãi như
rutin, hiện nay người ta còn đặc biệt quan tâm đến một hoạt tính khác của quercetin
là ức chế sự phát triển một số loại tế bào ung thư nhờ vào khả năng dễ di chuyển, dễ

thấm qua màng tế bào.
Cây hoa Hoè được trồng trên các khu đất cao, trên vườn tạp, ven đường,
vừa là cây bóng mát, vừa mang lại giá trị kinh tế cho người dân từ thu hoạch nụ hoa
với giá trung bình trên thị trường hiện nay dao động từ 100.000 – 150.000đồng/kg
hoa khô. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc cây hoa hoè chưa được người dân quan
tâm đúng mức, nhất là trong khâu chăm sóc, bón phân và thu hái. Do vậy, cần có
những nghiên cứu về các biện pháp, phương pháp bón phân cho cây hòe nhằm nâng
cao khả năng sinh trưởng cũng như năng suất và chất lượng nụ hòe.

1


Xuất phát từ thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao
đời sống nhân dân từ nguồn thu hoa Hoè. Được sự đồng ý của Bộ môn Canh tác
học, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tất Cảnh, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Ảnh hưởng của dung dịch phân bón D409 đến khả năng sinh trưởng
và phát triển của cây Hòe tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định nồng độ dung dịch và khoảng cách tưới hợp lý cho cây nhằm đạt
năng suất và giá trị kinh tế cao nhất.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 đến
các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây hoè.
- Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ và khoảng cách tưới dung dịch D409 đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây hoè
- Đánh giá giá trị kinh tế thu được của cây hoè khi sử dụng dung dịch D409.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc xác định hiệu quả của việc sử

dụng phân hữu cơ nói chung và dung dịch D409 nói riêng trên cây hoa Hoè.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý nhằm tăng năng suất và
sản lượng hoa hoè tại địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực
nông thôn tỉnh Thái Bình.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây Hoè
1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây Hòe
Cây Hòe có tên khoa học là Sophora Japonica L. Thuộc họ Cánh bướm
Fabaceae (Papilionaceae). Cây thường cao 5-10 m, đường kính thân cây trưởng
thành đạt 15-30 cm. Hòe sống được 40 năm, nếu trồng bằng hạt thì năm thứ 4 mới cho
thu hoạch, còn trồng hòe ghép chỉ 2-3 năm đã cho thu hoạch. Hòe cho năng suất cao
nhất từ 10-25 năm tuổi. Bình quân mỗi cây hòe ở thời điểm này cho thu hoạch 10kg
nụ khô/năm. Nếu biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật sẽ cho thu từ 15-20 kg nụ
khô/cây/năm.
Phân bố, sinh học và sinh thái: Chi Sophora phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Việt Nam có 5 loài. Hòe được trồng rộng rãi ở các tỉnh phía
bắc, chủ yếu ở Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Hòe thuộc lại cây gỗ
trung sinh, ưa sáng và ưa ẩm. Mùa hoa: tháng 5-8, mùa quả: tháng 9-11.
Hòe là cây thân gỗ to, rễ cọc, chịu hạn tốt. Thân già màu nâu xám có nhiều u
lồi và nốt sần; thân non màu xanh, trên thân có nhiều nốt trắng, có lông mịn màu
trắng. Lá mọc cách, lá kép lông chim lẻ gồm 13-15 lá chét mọc đối, các cặp lá chét
to dần về phía ngọn cuống. Lá chét hình bầu dục thuôn nhọn hai đầu, mép nguyên,
màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới, dài 1,5-4,5 cm, rộng 1,3-2,2 cm;
gân lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, 3-5 cặp gân phụ, có ít lông màu nâu

trên gân; cuống phình dài 2-2,5 mm. Cuống lá màu xanh, hình trụ hơi lõm ở mặt
trên, dài 1,2-1,8 cm, đáy cuống có phần phình dài 3-4 mm, hình móc câu, màu xanh,
dài 3-4 mm, có nhiều lông và chấm đen ở mặt trong của lá; rụng sớm.
Thân: Vi phẫu thân tiết diện tròn. Biểu bì hình chữ nhật, kích thước khá đều, lớp
cutin dày. Mô dày góc gồm 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc gần tròn, kích thước
không đều. Mô mềm đạo gồm 7-8 lớp tế bào hình tròn hoặc bầu dục, có tinh bột.
Nội bì tế bào hình đa giác thuôn dài, có hạt tinh bột. Trụ bì hóa mô cứng thành từng
cụm, mỗi cụm gồm 4-5 lớp tế bào hình đa giác, khoang hẹp. Libe 1 xếp lộn xộn

3


thành cụm nhỏ dưới trụ bì. Libe 2 tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, một số hóa
mô cứng thành nhiều cụm nhỏ rải rác trong vùng mô mềm libe. Tia libe gồm 1-3
dãy tế bào thuôn dài, kích thước lớn. Gỗ 2 dày hơn libe 2. Mạch gỗ 2 to, gần tròn
hoặc đa giác gần tròn nằm rải rác trong vùng gỗ 2. Mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa
giác vách dày, khoang hẹp. Tia gỗ hẹp gồm 1-3 dãy tế bào hình chữ nhật. Gỗ 1 tập
trung thành cụm, mỗi cụm 1-4 bó, mô mềm quanh gỗ 1 gồm 4-7 lớp tế bào hình đa
giác, vách cellulose. Mô mềm tủy đạo hình đa giác gần tròn, kích thước lớn, hóa mô
cứng. Tinh thể calci oxalat hình khối hoặc dạng mảnh nhỏ nằm rải rác trong mô
mềm vỏ, mô mềm tủy và libe.
Lá: Biểu bì trên là 1 lớp tế bào hình chữ nhật, cutin mỏng. Biểu bì dưới hình
chữ nhật và có kích thước lớn gấp 2 lần biểu bì trên. Lông che chở đa bào dài nằm
rải rác ở biểu bì dưới . Mô dày góc gồm 2 lớp tế bào hình đa giác gần tròn, kích
thước không đều. Mô mềm khuyết nhỏ gồm 4-5 lớp tế bào hình tròn. Bó dẫn xếp
thành hình cung, libe ở dưới, gỗ ở trên. Gỗ gồm nhiều mạch, kích thước không đều,
hình đa giác; mô mềm gỗ hình đa giác, gồm 1-2 dãy tế bào xen kẽ các mạch gỗ.
Libe gồm nhiều lớp tế bào nhỏ, xếp lộn xộn. Bên ngoài libe là 4-5 lớp tế bào vách
cellulose, dày, kích thước không đều. Tinh thể calci oxalat hình khối nhiều, kích
thước lớn, tập trung trong vùng libe.

Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới có hình dạng và kích thước giống như
tế bào biểu bì của gân giữa. Mô mềm giậu gồm 2 -3 lớp tế bào, đi sâu vào vùng
gân giữa. Dưới mỗi tế bào biểu bì có 3-4 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết
gồm 3 lớp tế bào có hình tròn hoặc bầu dục xếp lộn xộn có các hạt lục lạp. Lỗ
khí nằm rải rác ở biểu bì dưới. Bó gân phụ nằm rải rác dưới lớp mô mềm giậu
gồm 4-5 tế bào to hình đa giác bao bên ngoài, bên trong là libe và gỗ.
Cụm hoa: dạng chùm mọc ở đầu ngọn cành, dài 15-40 cm. Trục phát hoa
màu xanh và có lông màu nâu. Hoa: không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa màu
xanh, dài 2 mm, có lông nâu. Lá bắc nhỏ, dạng vảy rụng sớm để lại một vết màu
nâu. Đài hoa: 5 lá đài màu xanh, không đều, dính nhau tạo thành ống dài 3 mm, trên chia
5 răng, mặt ngoài các lá đài có lông, tiền khai van. Tràng hoa: 5 cánh hoa rời, tiền khai
cờ, mỗi cánh có 1 gân chính và nhiều gân phụ màu xanh; cánh cờ màu trắng có móng

4


ngắn 1,5-2 mm, phiến gần tròn có thùy cạn ở đỉnh, khi hoa nở ưỡn ra phía sau; 2 cánh
bên màu trắng xanh, móng ngắn 3 mm màu tím, phiến dài 7-8 mm, rộng 3-4 mm; 2 cánh
trước trắng xanh tạo thành lườn, rời, móng ngắn 2,5-3 mm màu tím, phiến dài 8-9 mm,
rộng 4-5 mm. Bộ nhị: 10 nhị rời đính trên một vòng, không đều, chỉ nhị màu trắng, dạng
sợi cong ở gần ngọn, dài 9-13 mm; bao phấn màu vàng, thuôn dài, 2 ô, hướng trong, nứt
dọc, đính giữa, dài 0,5-0,75 mm; hạt phấn rời, hình hạt gạo, màu vàng có rãnh, dài 2022,5 µm. Bộ nhụy: 2 lá noãn, bầu trên 1 ô màu xanh, có lông màu nâu, nhiều noãn đính
mép; vòi nhụy màu trắng dạng sợi, dài 3 mm.
Quả loại đậu, dài 4-9 cm, không mở, thắt lại thành từng khúc (2-6 khúc) không
đều nhau, mỗi khúc hình bầu dục hoặc gần tròn; quả non màu vàng chanh, nhẵn bóng,
có nhựa mủ; quả già khô xác, màu nâu vàng, nhăn nheo.
Hạt hình hạt đậu, màu xanh, dài 1-1,2 cm, rộng 0,7-0,8 cm, không nội nhũ,
vỏ hạt màu đen bóng.
Đặc điểm bột dược liệu: Bột màu lục vàng, mùi thơm. Mảnh biểu bì đài hoa
tế bào hình đa giác. Mảnh biểu bì cánh hoa gồm tế bào hình đa giác, có các vân nhỏ

xít nhau. Lông che chở đa bào dài gồm 2 tế bào ngắn ở gốc và 1 tế bào dài, thuôn
nhọn ở đầu. Lông tiết hình bọng. Hạt phấn hoa hình cầu, đường kính 12-17 µ m có 3
lỗ nảy mầm hoặc hình bầu dục dài 12,5-15 µm, rộng 7,5-10 µm. .
1.1.2. Thành phần hóa học của cây Hòe
Thành phần hóa học: Hòe rất giàu rutin. Hòe nở: 8%, vỏ quả 4-11%, hạt 0,52 %, lá chét 5-6%, cành con 0,5-2 %, hòe nếp 44 %, hòe tẻ 40,6 %, dạng sống 34,7
%, sao cháy 18,5 %, sao vàng 28,9 %. Nụ hòe còn chứa betulin, sophoradiol,
sophorin A, sophorin B, sophorin C, sophorose.
Ngoài các chất rutin và quercetin, quả còn chứa genistein, kaempferol,
sophoricosid,

genistein-7-diglucosid,

sophorose,

genistein-7-diglucorhamnosid,

kaempferol-3-sophorosid, kaempferol-3-rhamnodiglucosid. Hạt hòe chứa 1,75%
flavonoid toàn phần trong dó rutin 0,5%, alkaloid 0,035% (cytisin, N-metylcytisin,
sophocarpin, matrin, 8-24% chất béo và galactomanan. Lá hòe chứa 4,4% rutin, 19%
protein, 3,5% lipid.

5


Rễ chứa irrisolidon, 5,7-dihydroxy-3’,4’-methylenodioxy-isoflavon, biochanin A,
flemichaparin B, maackianin, sophorapanicin, puerol A, puerol B, sophorasid. Gỗ chứa
rutin, irisolidon 7-D-glucosid, biochanin A 7-D-xylosylglucosid, biochanin A 7-Dglucosid (sissotrin).

Rutin
Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit) . Rutin là một glucozit, thủy phần

sẽ cho quexitin hay quexetola C15H10O7, glucoza và ramnôza.
Theo Đỗ Huy Bích (2006), Rutin là một chất có tinh thể hình trâm nhỏ màu
vàng, hay trắng vàng, tan trong 10.000 phần nước,650 phần rượu, tan nhiều trong
ruợu metylic và dung dịch kiềm, không tan trong ête clorofoc và benzen. Khi tan
trong dung dịch kiềm , vòng cromon bị phá, dung dịch có màu vàng, nhưng tính
chất không ổn định, thêm axit vào có thể kết tủa
Rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao
mạch. Chữ P là chữ đầu của chữ permeabilite có nghĩa là thấm. Ngoài rutin có tính
chất vitamin P ra, còn nhiều chất khác có tính chất đó nữa như esculozit, hesperidin
(trong vỏ cam)
Rutin là hợp chất tự nhiên, ít độc và gần như không có tác dụng phụ.
Nụ hòe là nguyên liệu giàu Rutin so với các nguyên liệu khác. Chất Rutin có hầu
hết trong các phần xanh của cây hòe nhưng hàm lượng cao nhất vẫn là ở nụ. Bình
quân trong nụ hòe có khoảng 6- 30% Rutin, riêng nụ hòe ở nước ta hàm lượng
Rutin luôn ở mức cao từ 30 - 34%.

6


1.1.3. Công dụng của hoa Hòe
2.1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Đã có nhiều công trình khoa học của các nhà khoa học trên thế giới nghiên
cứu tập trung chủ yếu vào phân tích các thành phần hóa học và công dụng của cây
hòe. Cụ thể:
Theo tác giả Hứa Chiếm Dân trong Trung Dược Học (năm 1999), thành
phần hóa học của cây hòe có Rutin, Betulin, Soporradiol, Glucuronic acid. Về tác
dụng: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Nếu sao thành than, tác
dụng mạnh hơn; Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của
thành mao mạch; Tác dụng đối với hệ tim mạch: Chích dịch Hoa hòe vào tĩnh
mạch cho chó đã được gây mê, thấy huyết áp hạ rõ. Thuốc có tác dụng hưng phấn

nhẹ đối với tim cô lập của ếch và làm trở ngại hệ thống dẫn truyền. Glucozid ở vỏ
của Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể cuae ếch.
Hòe bì tố có tác dụng làm gĩan động mạch vành; Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe
bì tố có tác dụng làm giảm Cholesterol trong máu, Cholesterol ở gan và ở cửa động
mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng và trị; Tác
dụng kháng viêm: Đối với viêm khớp thực nghiệm nơi chuột và chuột nhắt, thuốc
đều có tác dụng kháng viêm.
Rutin trong hoa hòe có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực
nghiệm. Đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1, 2 cũng có tác dụng; Tác dụng
chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỉ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với
liều gây chết; Dịch hoa hòe bơm vào ruột của thỏ thấy kích thích niêm mạc ruột sinh
chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy.
Ngoài thành phần hóa học là Ru tin, trong hoa hòe còn có hoạt chất
Quercetin, một chất chống oxy hoá tự nhiên, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về
phổi, bao gồm cả ung thư và có các hợp chất hóa học là Azukisaponin,
Soyasaponin, Kaikasaponin.
Nước sắc hoa hòe đã lọc bỏ rutin đi rồi vẫn làm giảm huyết áp của chó đã
gây mê; Có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch; Có tác dụng kích
thích sự bài tiết của niêm mạc ruột.

7


Rutin thường dùng cho bệnh nhân cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ , đứt, để
đề phòng đứt mạch máu ở não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi
mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh cao huyết áp. Rutin thường
được chế thành thuốc viên mỗi viên có 0,02g . Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên
hoặc 2 viên (0,06-0,12g một ngày)
Rutin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao mạch.
Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ

bị đứt vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C mà có, gần
đây mới phát hiện sự liên quan đối với vitamin P
2.1.3.2. Nghiên cứu ở trong nước
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), Rutin là một loại Vitamin P, có tác dụng tăng
cường sức chịu đựng của mao mạch. Chữ P là chữ đầu của chữ Perméabilité có
nghĩa là thấm. Ngoài ru tin có tính chất vitamin P ra, còn nhiều chất khác có tính
chất đó nữa như eculozit, hesperidin (trong vỏ cam) ..
Ru tin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao
mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm,
mao mạch dễ bị đứt vỡ. Hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu
vitamin C mà có, gần đây mới phát hiện sự liên quan đối với vitamin P.
Hiện nay, nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong các bệnh
ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra huyết, ruột chảy máu.
Rutin thường dùng cho bệnh nhân cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt để
đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi
mà không rõ nguyên nhân. Ru tin thường được chế thành thuốc viên, mỗi viên
0,02g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, Khảo sát nguồn nguyên liệu, nghiên
cứu nâng cao hiệu suất tách chiết và chất lượng rutin từ nụ hoa hoè Việt Nam
2010, cho kết quả nghiên cứu: thành phần Rutin ở nụ hòe khác nhau theo vùng
trồng, chiếm 29,94 – 35,2% khối lượng riêng của nụ; cao nhất trong nụ hòe trồng ở
tỉnh Thái Bình (35,2%), Thái Nguyên 34,03%, thấp nhất là ở Hà Nội 29,94%; các
tỉnh Đắc Lắc, Nghệ An, Hòa Bình, Hưng Yên dao động từ 30 -32,59%.

8


1.2. Thực trạng canh tác cây hoè tại tỉnh Thái Bình
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Thái Bình là 157.079,27 ha, trong đó đất nông
nghiệp 105.755,51ha, chiếm 67,33% diện tích tự nhiên. Đất trồng cây hàng năm của

Thái Bình là 87.320,15ha chiếm 55,59% diện tích tự nhiên, đất trồng cây lâu năm là
5.730,71 ha, chiếm 3,65%. Diện tích cây lâu năm của Thái Bình chủ yếu là cây hòe
và các loại cây ăn quả (Trần Minh Tiến, 2014 và Niên giám Thống kê tỉnh Thái
Bình, 2013).
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Thái Bình hiện nay có khoảng 1.500 ha cây
hòe, với sản lượng nụ hoa khô trên 3.500 tấn. Cây hòe được trồng ở Thái Bình từ
những năm 1990 theo chủ trương chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế của tỉnh và
tận dụng những diện tích dư thừa. Hòe được trồng ở xung quanh nhà của các hộ gia
đình, ở ven đường làng, ven bờ các con sông và ở những chỗ đất cao không bị ngập
nước. Người dân trồng hòe vừa để làm bóng mát, vừa lấy nụ hoa để bán.
Bảng 1.1.Tổng hợp tình hình sản xuất hòe tại Thái Bình
Diện tích trồng qua các năm
Huyện, TP

Sản lượng nụ hoa khô (tấn)

(ha)
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2000


2008

2014

2000

2008

2014

26

37

30

78

129,5

312

55

108

155

165


378

660

Đông Hưng

27,5

67,4

160

82,5

235,9

330

Quỳnh Phụ

35

81

250

105

283,5


420

Hưng Hà

31

87,6

127

93

306,6

272

Thái Thụy

68

133

320

204

465,5

716


Kiến Xương

50

126

221

150

441

500

Tiền Hải

57

130

280

171

455

584

349,5


770

1.543

1.048,5

2.695

3.794

Thành

phố

Thái Bình
Vũ Thư

Tổng

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình năm 2014)

9


Từ trước những năm 2005, cây hòe chưa được người dân quan tâm chăm
sóc, chăm bón. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc đối với cây hòe hầu như chưa
được quan tâm. Do người dân trồng hòe không quan tâm tới các biện pháp kỹ thuật
như chắm bón phân đốn tỉa, tạo hình cho cây nên cây phát triển rất cao, có cây cao 6
– 7m, việc thu hái gặp nhiều khó khăn, do vậy người dân chỉ coi cây hòe là cây

bóng mát kết hợp thu hoạch nụ hoa, diện tích trồng mới không đáng kể. Giá nụ hòe
dao động từ 20.000 – 40.000đ/kg nụ hoa khô.
Những năm gần đây, giá nụ hòe tương đối ổn định nên diện tích trồng hòe ở
Thái Bình tăng mạnh từ năm 2008 đến nay. Giá bán nụ hòe tăng cao, dao động từ
100.000đ – 150.000đ/kg nụ khô, có thời điểm lên tới 180.000đ/kg.
Ở một số nơi trong tỉnh đã quan tâm tới việc tuyển chọn, nhân giống và
chăm sóc cây hòe để có năng suất cao như ở xã Bách Thuận huyện Vũ Thư, xã
Quỳnh Xá huyện Quỳnh Phụ ... Trong quá trình chọn lọc, người dân đã tuyển chon
được một số giống cây cây hòe có khả năng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, nụ hoa nở
đều, bông to cho năng suất cao. Điển hình có những cây sau khi trồng được 4 – 5
tuổi cho năng suất đạt 3 – 5kg nụ khô/năm. Năng suất trung bình 1 cây hòe 5 năm
tuổi được trồng từ cành chiết hoặc ghép cho năng suất từ 5 - 7kg nụ hòe khô/năm.
Do có chủ trương phát triển cây hòe của tỉnh và nhu cầu trồng cây hòe của
nhân dân, một số cơ sở sản xuất giống cây hòe tại Thái Bình đã sử dụng các phương
pháp nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép mắt đã tạo ra một lượng cây
giống lớn để cung cấp cho người dân trong toàn tỉnh. Chính vì vậy mà những năm
gần đây diện tích cây hòe tăng mạnh và sản lượng tăng đáng kể
Hiện nay, ở Thái Bình có nhiều cơ sở thu mua nụ hòe để xuất khẩu và chiết
suất rutin xuất khẩu. Điển hình như Công ty Cổ phần nông thủy sản Đạt Doan có trụ
sở tại xã Thụy Lương, huyện Thái Thụy từ nhiều năm nay luôn được coi là “người
bạn đồng hành” của bà con nông dân. Mỗi năm doanh nghiệp thu mua từ 3.000 –
4.000 tấn nụ hòe khô về sơ chế, chiết xuất ra Rutin xuất khẩu sang Trung Quốc,
Nhật Bản.

10


Theo phân tích, hàm lượng Rutin của nụ hòe được trồng ở khu vực tỉnh Thái
Bình dao động từ 25 – 34%, những vùng vên biển như huyện Tiền Hải, Thái Thụy
hàm lượng chất Rutin cao hơn khu vực khác ở trong tỉnh.

Do nắm bắt tốt nhu cầu thị trường, biết đầu tư đúng hướng nên tiếng tăm của
doanh nghiệp Đạt Doan được nhiều bạn hàng ở Trung Quốc, Nhật Bản tìm đến đặt
hàng cả hoa hoè sơ chế và Rutin. Nhờ vậy, sản lượng thu mua hoa hoè của công ty
không ngừng tăng lên, mỗi năm từ 3.000 đến 4.000 tấn.
Tuy nhiên việc nghiên cứu mật độ trồng, kỹ thuật chăm sóc, bón phân để
thâm canh cây hòe chưa được quan tâm nghiên cứu mà chủ yếu do nhân dân tự phát
thực hiện.
1.3. Yêu cầu về ngoại cảnh và nhu cầu phân bón đối với cây hòe
1.3.1. Yêu cầu về ngoại cảnh
Cũng giống như những cây trồng lâu năm khác, Hòe là cây chịu hạn tốt và
không chịu được ngập úng do có bộ rễ cộng sinh với nấm. Vì vậy đất trồng hòe cần
đủ ẩm, thoáng khí, mực nước ngầm sâu dưới 1m là những điều kiện tốt cho sự sinh
trưởng và phát triển của bộ rễ.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp hay đồng hóa của cây. Nhiệt
độ tối thích cho quang hợp còn thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng của cây. Nhiệt độ
còn ảnh hưởng gián tiếp đến việc tích lũy vật chất khô của cây thông qua ảnh hưởng
đến diện tích lá, hình dạng tuổi thọ. Nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí ảnh hưởng
đến toàn bộ hoạt động của cây như: sự phát lộc, quá trình quang hợp, hoạt động của
bộ rễ, sự ra hoa và đậu quả...
Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Cây hòe có
thể sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng tán xạ, cường độ chiếu sáng thấp. Ánh
sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ
phận của cây. Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây non diễn ra nhanh,
nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại,
khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây non diễn ra chậm,
nhưng đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Sự sống sót ban đầu của cây
con cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn vườn ươm. Những

11



cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu
bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay
đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị tử
vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá
ưa sáng (Hoàng Minh Tấn, 2002).
Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng. Sự dư thừa
hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây non. Hệ rễ cây con trong bầu cần cân
bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều nước sẽ tạo ra môi
trường quá ẩm; kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu không khí. Vì thế,
việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho cây non ở vườn ươm là việc làm rất
quan trọng. Khi cây hòe trưởng thành, ra hoa thì nhu cầu về nước thấp hơn giai
đoạn cây con, và cây hòe có thể chịu hạn tốt trong điều kiện khô hạn không có nước
tưới.
Đối với cây hòe, về mùa đông trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2
năm sau, khi nhiệt độ, ẩm độ thấp và cường độ ánh sách yếu cây hòe bị rụng lá. Sang
đến múa xuân, vào thời điểm cuối tháng 2, sang tháng 3 dương lịch khi thời tiết sang
mùa xuân, nhiệt độ không khí tăng lên trên 20oC kết hợp với trời quang mây, có nắng
và ẩm độ không khí cao thì hòe bắt đầu nảy chồi, phát lộc. Những năm mà mùa đông
có nền nhiệt độ, thời gian chiếu sáng trung bình cao hơn như năm 2014 thì hòe rụng lá
muộn, quá trình rụng lá và nảy chồi diễn ra cùng một thời điểm vào tháng 2, tháng 3
của năm sau.
Ở nước ta, qua theo dõi thấy, cây hòe có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau
như Tây Nguyên, các tỉnh Bắc Trung bộ như Nghệ An, Thanh Hóa, và trồng nhiều
nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và hiện nay đang trồng thí điểm ở các tỉnh
Tây Bắc như: Yên Bái, Lào Cai. Cây hòe có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau
như: Đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất
thịt nhẹ, đất cát pha. Tuy nhiên nếu trồng hòe trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần
phải đầu tư thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn. Cây hòe có thể trồng trên
các chân đất chua nhẹ, đất nhiễm mặn như ở các vùng ven Biển của tỉnh Thái Bình,

Nam Định.

12


1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây hòe
Thực vật nói chung và cây hòe nói riêng, muốn sinh trưởng và phát triển tốt
cần phải được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi
lượng. Đối với cây hòe, hiện nay ở trong nước chưa có công trình nghiên cứu khoa học
nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng và phát triển mà mới
nghiên cứu chiết tách hợp chất Rutin trong nụ hoa. Tuy nhiên, qua tìm hiểu từ những
người dân có nhiều năm thực tế trồng và chăm sóc cây hòe và suy luận qua nghiên cứu
các tài liệu khác thấy:
+ Đạm (Nitơ): là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được
trong quá trình sinh trưởng đặc biệt trong sự hình thành bộ lá và có vai trò quyết định đến
năng suất, phẩm chất của quả. Nitơ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển cành
lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm, có tác dụng giữ cho bộ lá xanh lâu.
Tuy nhiên, nếu thừa đạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá tốt chậm ra hoa, thời gian
nở hoa sẽ kéo dài. Nhưng nếu thiếu đạm lộc non không phát sinh đúng lúc hoặc ra ít, lá
nhỏ, lá mất diệp lục, bị ngả vàng, cành quả nhỏ, mảnh và bị rụng lá, quả nhỏ, vỏ mỏng,
năng suất giảm.
+ Phân lân (Phospho):
Lân có trong thành phần của nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành các bộ
phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzym, các protein, tham gia
vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn
sâu vào trong đất và lan rộng ra chung quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh
dưỡng, tạo điều kiện cho cây chống chịu hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình
đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc
tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi, chống rét, chống hạn,
chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại, …

Nếu thiếu lân cành, lá sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ kém phát
triển, do đó năng suất, phẩm chất quả giảm. Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển
khác nhau cây có nhu cầu về lượng lân cũng khác nhau, ví dụ ở giai đoạn kiến thiết
cơ bản cây cần lân để phát triển bộ rễ, còn ở thời kỳ kinh doanh cây cần lân để phân
hóa mầm hoa.

13


Sản phẩm thu hoạch từ cây hòe là hợp chất Rutin chiết tách từ nụ hòe dưới dạng
tinh dầu, do vậy, cây hòe rất cần lân để sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.
+Kali:
Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất nụ hòe, vì kali tham gia
vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích lũy trên cây.
Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali nụ to, hạt đều và có khả năng chịu được lâu dài
khi vận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày.
Ngoài các nguyên tố đa lượng N, P, K, các nguyên tố trung lượng và vi
lượng cũng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất và
phẩm chất của cây trồng trong đó có cây hòe.
Do chưa có công trình nghiên cứu về phân bón cho cây hòe nên không thể
đưa ra được nhu cầu phân bón cụ thể và từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Tuy
nhiên qua tìm hiểu từ người nông dân thì thấy cây hòe rất cần lân ở giai đoạn cây
con. Nếu cây hòe được bón lân đầy đủ thì cây sinh trưởng tốt, lá xanh đậm và cây
cứng cáp.
1.4. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng và các loại phân bón hữu
cơ dạng lỏng, dinh dưỡng khoáng D409 trong và ngoài nước
Trong ngành nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, phân
bón hữu cơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng với số tiền riêng của
họ, nhưng cũng góp phần trong việc cải thiện các đặc tính hóa lý của đất vai trò chất
hữu cơ (Gotaas, HB1956). Ngày nay, các loại phân bón hoá được coi là yếu tố quan

trọng để tăng năng suất cây trồng, do đó xu hướng sử dụng phân bón hóa học tăng
lên. Tuy nhiên, phân bón hữu cơ vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp ở các nước nhiệt đới cũng như các nước đang phát triển. Trong những
năm gần đây, nông nghiệp hữu cơ đã bắt đầu được chú trọng vì nhu cầu sản phẩm
sạch và bảo vệ môi trường (Hoitink, H. A. J., M.J. Boehm and Y. Hadar,1993).
Phân bón hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ phần còn lại hoặc một sản
phẩm phụ của một sinh vật như động vật hoặc chất thực vật (Heinrich Dittmar et al.,
2009). Phân bón hữu cơ được tạo ra từ bùn, than bùn, rong biển, nước thải gia sức,
gia cầm và phân các loại gia sức, gia cầm. Phân bón hữu cơ được sản xuất bao gồm

14


phân, bột huyết, bột xương, chiết xuất rong biển, và các chất thải nông nghiệp vv...,
phân bón hữu cơ có hai chức năng cơ bản như khai hoang đất, dinh dưỡng cung cấp
cho cây trồng (Vũ Hữu Yêm & cộng sự, 1995).
- Ảnh hưởng của việc cải tạo đất: Sử dụng phân bón hữu cơ giúp cải thiện
thể chất, hóa chất và đặc điểm sinh học của đất.
+ Về thể chất, phân bón hữu cơ sẽ nuôi cây trồng bằng cách thêm chất hữu cơ
cho đất. Đất có nhiều chất hữu cơ vẫn còn lỏng lẻo và thoáng mát, giữ độ ẩm và
dưỡng chất hơn, thúc đẩy tăng trưởng của sinh vật đất, và thúc đẩy phát triển rễ cây
khỏe mạnh. Nếu chỉ có hóa chất được thêm vào đất dần dần mất chất hữu cơ của nó
và hoạt động microbiotic. Khi vật chất hữu cơ được sử dụng hết, cơ cấu đất bị thoái
hóa, trở nên nhỏ gọn, không có sự sống và ít có khả năng giữ nước và chất dinh
dưỡng. Phân hữu cơ là thân thiện với môi bởi vì nó được làm từ các nguồn tái tạo
(Ahmad Farhan bin Md. Shokeri, 2008).
+ Hóa: khi thêm phân bón hữu cơ cho đất, chất hữu cơ đang dần bị phân hủy
và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng như để lại cho đất một lượng đáng
kể các chất dinh dưỡng. Phân bón hữu cơ được incommutably nguồn cung cấp mùn.
Mùn là một yếu tố ảnh hưởng đến tất cả các đặc tính của đất như: Mùn kết hợp với

phốt pho làm cho phốt pho-mùn phức tạp để giữ phospho dễ dàng hòa tan. Hơn nữa,
mùn kết hợp với các chất khoáng tạo phức hữu cơ - vô cơ để giữ chất dinh dưỡng
trong đất nên nó hạn chế cả các chất dinh dưỡng chiết xuất quặng và kim loại dơ lên
hấp thụ của cây trồng giúp nông sản phẩm rõ ràng hơn.
+ Về mặt sinh học, nơi các nguồn hữu cơ được sử dụng cho phân bón, vi
khuẩn và nấm hoạt động tăng trong đất. Nấm rễ mà làm cho các chất dinh dưỡng
khác có sẵn hơn để cây phát triển mạnh trong đất, nơi có hàm lượng chất hữu cơ cao.
Phân bón hữu cơ cần sinh vật đất để phá vỡ chúng để giải phóng các chất dinh
dưỡng; Do đó, hầu hết chỉ có hiệu lực khi đất ẩm và đủ ấm cho các vi sinh vật hoạt
động tích cực. Trong các loại phân bón hữu cơ cũng có những chất ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng và phát triển của cây trồng như: chất kích thích rễ, enzyme, kháng sinh ...
Có hàng triệu sinh vật cực nhỏ ở gần nhà máy bao gồm trong một môi trường vi mô
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cũng có thể nó giúp giữ nước và giữ lại

15


×