Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

18 cách khiến học sinh giữ trật tự trong lớp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.41 KB, 9 trang )

18. CÁCH KHIẾN HỌC SINH GIỮ TRẬT TỰ TRONG LỚP HỌC
Dưới đây là 19 cách để những học sinh ồn ào phải giữ trật tự - tập trung vào lời
giáo viên nói. Việc bạn sử dụng nó hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào năng lực
giảng dạy, tính cách, sở thích, phong cách học tập của học sinh…

Điều tôi sắp nói ở đây không phải là một vấn đề mang tầm tư duy thời đại, theo
cách mà có thể làm thay đổi thế giới hoặc thay đổi một nền giáo dục, nhưng không
thể phủ nhận rằng, nó đang tác động đến tất cả các giáo viên, một cách đơn giản,
mỗi buổi sáng khi chúng ta bắt đầu một ngày với công việc giảng dạy, điều khiến
1


chúng ta cảm thấy mệt mỏi nhất đó là, lũ học sinh nhất định không chịu ngồi yên để
nghe chúng ta nói.

Thực sự đó không phải là điều dễ dàng. Những năm đầu tiên khi tôi bắt đầu công
việc giảng dạy, tôi luôn hình dung ra một viễn cảnh lũ học sinh sẽ ngồi yên như
những con cún con và nuốt từng lời giảng của giáo viên, nhưng ngay từ buổi học
đầu tiên tôi đã cảm thấy stress khi mà một số học sinh đang cố gắng nghe giảng mà
không nghe được gì bởi một số học sinh ồn ào, vì vậy tôi đã phải tìm đễ các chiến
thuật khác nhau.

Hãy hình dung bạn bước vào một lớp học đông tới 35 học sinh (hoặc đông hơn)
việc mà bạn cố gắng dành chút sức lực cuối cùng của một ngày để quát lên
“NGHE…!!!” dường như không phải là điều lí tưởng, vì vậy, tôi sẽ giúp bạn một số
mẹo nhỏ mà tôi đã học được nhờ các đồng nghiệp khác:

Nhưng cũng cần phải chú ý rằng, nhiều “chiến lược” thực sự chỉ được thực hiện
dựa trên sự phù hợp với tính cách của giáo viên. Quản lí lớp học không hẳn là thế
mạnh của tôi bởi vì tôi luôn cảm thấy căng thẳng khi bị biến thành “lão già khó
tính” hay là một “phù thủy độc ác”.



Thêm vào đó, học sinh cũng cần cảm thấy an toàn được bảo vệ, được sự quan tâm
chăm sóc của người lớn, vì thế tôi phải cố gắng dung hòa việc giảng dạy không bị
mâu thuẫn với tính cách cá nhân thường ngày.
2


Dưới đây là 19 cách để những học sinh ồn ào phải giữ trật tự – tập trung vào lời
giáo viên nói. Việc bạn sử dụng nó hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào năng lực
giảng dạy, tính cách, sở thích, phong cách học tập của học sinh…
1. Giúp học sinh hiểu vấn đề

Ở bất cứ cấp học nào, hãy để học sinh hiểu một cách chính xác tại sao chúng phải
chấm dứt sự ồn ào ngay lập tức khi tín hiệu “giữ trật tự” của giáo viên được đưa ra.
Hãy hình dung ảnh hưởng như thế nào nếu như chúng không tập trung trong giờ
học, bỏ lỡ kiến thức,… Một cách tôn trọng, hãy khiến học sinh hiểu rằng, điều đó
không phải vì uy quyền của giáo viên mà vì kiến thức của chính chúng.
2. Vỗ tay một lần, vỗ tay tiếp hai lần

3


Điều này phải được thống nhất một cách rõ ràng giữa giáo viên và học sinh vào
ngày đầu tiên của năm học. Ví dụ: khi giáo viên đứng trước lớp và vỗ tay một lần,
học sinh sẽ dừng các công việc hiện tại và vỗ tay theo. Cứ như vậy, những học sinh
đang mất trật tự sẽ bị cô lập và phải hành động theo yêu cầu của giáo viên.
3. Giới hạn thời gian cho các hoạt động
Nếu bạn đã có một kế hoạch chi tiết trong giáo án, hãy kèm theo thời gian cho mỗi
hoạt động, hãy nói cho học sinh biết trong mỗi khoảng thời gian đó, bạn muốn học
sinh sẽ phải hoàn thành điều gì. Khi sắp kết thúc giời hạn thời gian đó, bạn sẽ đếm

ngược 5…4…3…4…1 và khi trở về 0 chắc chắn học sinh sẽ im lặng hoàn toàn.

Bạn có thể sử dụng hình thức này kèm theo phần thưởng, nếu học sinh duy trì nó
hãy khen thưởng chúng theo tuần và theo tháng. Nếu chúng không thực hiện hãy
giới hạn lại thời gian mà lẽ ra chúng được tự do – Đó giống như cái giá phải trả cho
sự “lãng phí thời gian” của chúng.

4. Đứng ở một vị trí đặc biệt đã được quy định

Cho học sinh biết bất cứ khi nào bạn đứng ở đó và giơ cánh tay và chỉ ngón tay
tương ứng với mức độ ồn ào của lớp học… sự kì vọng đó sẽ khiến lớp học ồn ào

4


ngay lập tức im lặng (nhưng chỉ trong một khoảng thời gian cố định)… Bạn có thể
dùng các ngón tay của mình để đếm ngược.
5. Đếm ngược từ 4

Hoặc đếm thật bình tĩnh, to, rõ, cương quyết, 4…3…2…1…0 , và việc giáo viên
đếm ngược như vậy khiến học sinh ngay lập tức có sự điều chỉnh hành vi. Nhưng
bạn cũng cần nhớ là không được phép dễ dãi khi học sinh trì hoãn việc thực hiện
mệnh lệnh của bạn.
6. Cảm ơn những học sinh đã giữ trật tự

Cảm ơn từng học sinh đã yên lặng, thậm chí với nếu cần có thể là phần thưởng
nhỏ… đó là cách để khuyến khích những hành vi mà giáo viên mong muốn.
7. Ghi tên học sinh lên bảng

Giáo viên sẽ đọc và ghi tên những học sinh mất trật tự trong lớp lên bảng: Ví dụ,

Lan, Mai, Hồng, Huệ, Hiếu… ghi tên học sinh kèm theo khuôn mặt mếu. Đồng thời
giáo viên có thể vẽ một khuôn mặt cười và ghi tên những học sinh trật tự và có thái
độ học tập tốt.
8. Sử dụng đèn giao thông

5


Đèn xanh học sinh có thể nói, đèn vàng chuẩn bị im lặng và đèn đỏ học sinh phải
yên lặng tuyệt đối. Hãy dán các màu đèn này ở vị trí mà tất cả học sinh đều có thể
nhìn thấy.

9. Cho học sinh đứng lên, ngồi xuống

Điều này có thể không hiệu quả với một số lớp học, nhưng rất nhiều trường hợp lớp
học của tôi có vấn đề về hành vi, ồn ào, không phải là do học sinh hư, láo, mà đơn
giản chỉ là chúng đang bị “thừa năng lượng”. Cho học sinh đứng lên, ngồi xuống
hoặc di chuyển trước khi bắt đầu bài học.
10. Xử phạt “hành chính”

6


Đứng gần, hoặc thậm chí là vỗ vào vai một học sinh đang nói chuyện riêng trong
giờ học. (Trong một số trường học, lớp học… điều này không được chấp nhận, tuy
nhiên rõ ràng trong trường hợp này là điều bình thường).
11. Ghi lại tên học sinh

Điều này không phải lúc nào cũng có hiệu quả, nó chỉ nên áp dụng nếu bạn đã kí
cam kết với các gia đình và hiệu trưởng… nhưng nếu phù hợp, bắt đầu thu thập các

bằng chứng rõ ràng. Thậm chí có thể giả như bạn đang quay lại video. Bạn hãy nói
với chúng rằng, những video này sẽ được gửi đến cho phụ huynh vào cuối năm
học. Bạn biết chúng tốt hơn tôi – làm thế nào để thuyết phục chúng?

12 Chọn học sinh ở vị trí giáo viên

Tính thử thách sẽ ngày càng cao hơn, đặc biệt đối với lớp 8 trở lên, điều này cực kì
quan trọng. Cần phải biết ai là “người chơi chính” trong lớp học và cho chúng một
vị trí đặc biệt, giúp chúng sử dụng các kĩ năng lãnh đạo để thúc đẩy việc học trong
lớp và một cách thường xuyên cho chúng biết rằng chúng đứng tách biệt hơn so với
những học sinh khác.

13. Chỉ nói hai lần

7


Nhắc học sinh rằng, cô/ thầy sẽ chỉ nhắc giữ trật tự tối đa là hai lần. Khi học sinh
mất trật tự, giáo viên hãy nói rõ ràng: “Thầy nhắc con lần thứ nhất về mất trật tự,
nếu thầy nhắc lần thứ 2 thì…”. Bạn hãy đảm bảo thực hiện nghiêm túc điều đó và
không khoan nhượng. Lần sau lời nhắc của bạn sẽ có giá trị hơn nhiều đó.
14. Biến thành trò chơi

Hãy tặng học sinh những điểm số khi chúng có hành vi tốt và lấy lại điểm khi học
sinh có vấn đề về hành vi. Giáo viên cũng có thể vẽ thành đường đua hoặc chia
thành các bậc thang. Mỗi khi lớp học trật tự thì cả lớp sẽ được di chuyển lên bậc
thang cao hơn ngược lại nếu một ai đó làm mất trật tự, giáo viên có thể cho vị trí
của cả lớp đi xuống.
15. Tắt điện đột ngột


Bạn biết tại sao hầu hết học sinh thích mất điện? Bạn không phải tắt điện theo cách
thông thường mà là tắt điện sau đó yên lặng chờ đợi, chờ đợi… bạn nhớ thể hiện
kèm theo thái độ của mình.

16. Chia tách các học sinh hay mất trật tự

8


Đây cũng là kinh nghiệm của hầu hết các giáo viên. Chúng ta dễ dàng nhận thấy có
một số học sinh là trung tâm điểm của việc mất trật tự, đồng thời lại có những học
sinh cả buổi chẳng nói một câu. Vậy tại sao giáo viên không xếp hai học sinh đó
cạnh nhau?
17. Phớt lờ một số hành vi

Cố gắng giữ trật tự trong lớp học thường không phải thiên về kỉ luật mà là sự duy
trì các thói quen. Nếu một học sinh cố gắng kể chuyện cười làm cả lớp cười phá
lên, ngay sau đó lớp học sẽ yên lặng, hãy bỏ qua điều đó và chuyển sang nội dung
tiếp theo.
18. Thể hiện sự tức giận

Hãy quát thật lớn giọng, hãy giật cửa thật mạnh, đạp đổ chiếc ghế, và sau đó bạn có
thể ở trong trạng thái vô cùng tức giận và không phải lo lắng nhiều về các vấn đề
đó xuất hiện về sau nữa. (tuy nhiên tôi không khuyến khích bạn làm điều này
thường xuyên đâu nhé!)
(Sưu tầm) 15 /11/ 2018 (Theo: www.teachthought.com)

9




×