Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ DUYÊN

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỐN TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHO CÁC HỘ VAY
TẠI HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Phạm Thị Duyên

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng chính
sách xã hội huyện Thanh Miện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Phạm Thị Duyên

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục viết tắt ............................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... viii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Danh mục hình, sơ đồ ...................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 2


1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.5.

Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn tín dụng của ngân hàng
chính sách xã hội ................................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 4

2.1.1. Các khái niệm ....................................................................................................... 4
2.1.2. Vai trò của nguồn vốn tín dụng ............................................................................ 8
2.1.3. Các đặc trưng cơ bản của quản lý vốn tín dụng .................................................. 11
2.1.4. Nội dung của quản lý vốn tín dụng ..................................................................... 16
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng
chính sách xã hội................................................................................................. 21
2.2.


Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 24

2.2.1. Chính sách tín dụng của một số nước trên thế giới ............................................ 24

iii


2.2.2. Kinh nghiệm về hoạt động quản lý vốn tín dụng ở một số địa phương
ở Việt Nam .......................................................................................................... 27
2.2.3. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................... 33
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 34

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................... 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................... 36
3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Miện.............. 41
3.1.4. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Miện ............................................... 43
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 46

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 46
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 46
3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................... 47
3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện và quản lý vốn cho các hộ vay
tại NHCSXH huyện Thanh Miện........................................................................ 47
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 49

4.1

Quản lý vốn tín dụng tại ngân hành chính sách xã hội huyện Thanh Miện........... 49

4.1.1

Quy trình cho vay ............................................................................................... 49

4.1.2. Công tác lập kế hoạch huy động vốn và cho vay................................................ 51
4.1.3. Giải ngân ............................................................................................................. 55
4.1.4. Quản lý nợ và thu hồi nợ .................................................................................... 59
4.1.5. Công tác kiểm tra giám sát và xử lý rủi ro.......................................................... 60
4.1.6. Kết quả thực hiện việc quản lý vốn tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Miện 65
4.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý vốn tín dụng của
ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện ................................................................. 69

4.2.1. Quy định cho vay ................................................................................................ 69
4.2.2. Nguồn cung ứng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội .................................... 71
4.2.3. Năng lực tổ chức của Ngân hàng ........................................................................ 72
4.2.4. Sự phối kết hợp với các đoàn thể xã hội ............................................................. 73
4.2.5. Yếu tố thuộc về người vay .................................................................................. 75
4.3.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả vốn cho các hộ vay tại
ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện .................................................................... 75

iv



4.3.1. Chủ động lập kế hoạch huy động vốn và cho vay .............................................. 75
4.3.2. Tăng mức độ linh hoạt trong giải ngân ............................................................... 76
4.3.3. Thực hiện tốt việc cho vay thông qua các tổ chức doàn thể tại địa phương............ 77
4.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện việc thu hồi nợ cũng như
phòng ngừa rủi ro ................................................................................................ 78
4.3.5. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cho vay ............................................................. 79
4.3.6. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý............................. 80
4.3.7. Nâng cao trình độ, trách nhiệm của hộ vay ........................................................ 80
4.3.8. Một số giải pháp khác ......................................................................................... 81
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 84
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 84

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 85

5.2.1. Đối với Nhà nước ............................................................................................... 85
5.2.2. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Miện................................. 86
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 88
Phụ lục ............................................................................................................................ 90

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng việt

ASXH

: An sinh xã hội

CSXH

: Chính sách xã hội

CT – XH

: Chính trị - Xã hội

HĐQT

: Hội đồng quản trị

NHCSXH

: Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


TK&VV

: Tiết kiệm và vay vốn

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMTNT

: Vệ sinh môi trường nông thôn

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Các chương trình và đối tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách
xã hội.......................................................................................................... 12

Bảng 2.2.

Lãi suất của Ngân hàng chính sách theo đối tượng cho vay ...................... 14

Bảng 2.3.


Thời hạn cho vay cuả Ngân hàng chính sách theo đối tượng vay ............. 14

Bảng 2.4.

Mức vốn vay của Ngân hàng chính sách theo đối tượng vay .................... 15

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện 3 năm (2013-2015) ......................... 37

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện 3 năm 2012-2014 ...................... 40

Bảng 4.1.

Ý kiến của hộ vay về quy trình, thủ tục cho vay vốn của Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Thanh Miện ....................................................... 50

Bảng 4.2.

Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Thanh Miện qua các năm .......... 51

Bảng 4.3.

Kế hoạch huy động vốn và cho vay giai đoạn 2013-2015 ......................... 52

Bảng 4.4.


Thực tế nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách huyện
Thanh Miện ................................................................................................ 53

Bảng 4.5.

Kế hoạch huy động vốn và cho vay và tình hình thực hiện huy động
vốn và cho vay tại Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện......................... 54

Bảng 4.6.

Ý kiến của hộ vay về mức vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội
hiện nay ...................................................................................................... 55

Bảng 4.7.

Ý hiến của hộ vay về quá trình giải ngân của Ngân hàng chính sách
xã hội.......................................................................................................... 56

Bảng 4.8.

Dư nợ cho vay theo tổ chức CTXH và chương trình của NHCSXH ......... 57

Bảng 4.9.

Tình hình dư nợ cho vay giai đoạn 2013-2015 của Ngân hàng CSXH
huyện Thanh Miện ..................................................................................... 59

Bảng 4.10. Tình hình thu hồi nợ và nợ quá hạn thời kỳ 2013-2015 ............................ 59
Bảng 4.11. Tổng hợp số hồ sơ kiểm tra tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Thanh Miện ................................................................................................ 62

Bảng 4.12. Tỷ lệ số hộ vay vốn trả lời về việc kiểm tra, giám sát của Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Thanh Miện ....................................................... 64
Bảng 4.13. Tỷ lệ hộ trả lời về sự thay đổi sau vay vốn ................................................ 66

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu dư nợ theo chương trình cho vay tại Ngân hàng chính sách
xã hội huyện Thanh Miện ....................................................................... 58
Biểu đồ 4.2.

Cơ cấu dư nợ theo tổ chức chính trị xã hội tại Ngân hàng chính sách
xã hội huyện Thanh Miện ....................................................................... 58

viii


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1. Ý kiến của hộ vay về chương trình nước sạch & VSMTNT ........................... 67
Hộp 4.2. Ý kiến của hộ vay về chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn................ 67
Hộp 4.3. Ý kiến của hộ vay về chương trình cho hộ cận nghèo vay .............................. 68
Hộp 4.4. Ý kiến của hộ vay về chương trình xuất khẩu lao động................................... 68

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ địa chính huyện Thanh Miện .............................................................. 34
Sơ đồ 3.1. Tổ chức phòng giao dịch Thanh Miện .......................................................... 44
Sơ đồ 4.1. Tổ chức thực hiện cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội ...................... 49
Sơ đồ 4.2. Quan hệ giữa NHCSXH với các hộ vay vốn ................................................. 56


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Phạm Thị Duyên
2. Tên luận văn: “Giải pháp quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội
cho các hộ vay tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương”
3. Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
4. Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách là một trong những chính
sách quan trọng trong chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng
đời sống của người dân của Đảng và Nhà nước. Đời sống bộ phận người dân nông thôn
những năm gần đây đã có nhiều cải thiện, sinh hoạt của người lao động đã bớt khó khăn
hơn do mỗi hộ nông dân đã được tham gia làm kinh tế từ nhiều nguồn vốn tài trợ khác
nhau, trong đó có vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Huyện Thanh Miện là một huyện thuần nông của tỉnh Hải Dương, tỷ lệ hộ nghèo
còn khá cao. Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Thanh Miện là một tổ chức
tín dụng chính có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và giúp đỡ
vốn cho các gia đình chính sách trên địa bàn huyện. Mặc dù Ngân hàng đã và đang nỗ
lực rất lớn, cơ chế ngày càng hoàn thiện, thủ tục vay vốn ngày càng thông thoáng, tuy
nhiên vẫn còn có những tồn tại nảy sinh từ cả phía người cho vay và người đi vay.
Trong nghiên cứu này tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý vốn
cho các hộ vay của Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện, đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm quản lý có hiệu quả nguồn vốn cho các hộ vay trong thời gian tới. Tương
ứng với đó là các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về quản lý vốn cho các hộ vay tại Ngân Hàng CSXH; (2) Đánh giá thực trạng
việc quản lý vốn cho các hộ vay của Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện và các yếu tố
ảnh hưởng tới quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội với hộ; (3) Đề

xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả vốn cho các hộ vay tại Ngân
hàng chính sách xã hội huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Số liệu thứ cấp tôi thu thập từ nguồn báo cáo văn bản
của huyện Thanh Miện và nguồn báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Thanh Miện. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phỏng vấn các hộ đang vay vốn tại
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Miện ở 3 xã là Ngũ Hùng, Thị Trấn Thanh
Miện và Hùng Sơn. Tôi sử dụng các phương pháp phương pháp so sánh để phân tích
các số liệu thu được để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn và cho vay,
x


xu hướng biến động qua các năm từ việc quản lý vốn vay ưu đãi, từ đó đánh giá hiệu
quả của công tác quản lý vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện; phương
pháp thống kê mô tả: các chỉ tiêu thông kê như doanh số cho vay, dư nợ cho vay, số hộ
dư nợ...sẽ được tính toán để mô tả thực trạng quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng chính
sách xã hội.
Qua đánh giá thực trạng hoạt động quản lý vốn cho các hộ vay của Ngân hàng
CSXH huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cho thấy nguồn vốn của ngân hàng đang
phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn từ Trung ương, có đến 99,5% nguồn vốn tại Ngân
hàng CSXH huyện Thanh Miện là từ nguồn vốn của Trung ương. Công tác lập kế hoạch
và cho vay của Ngân hàng được thực hiện khá tốt, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch do
việc lập kế hoạch huy động vốn và cho vay là do cấp tỉnh quyết định. Việc giải ngân
của ngân hàng được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị- xã hội, 57% vốn cho vay
thông qua Hội liên hiệp Phụ nữ với tổng dư nợ là 106.906 triệu đồng, việc vay thông
qua Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thành niên lần lượt là 9%, 25% và 8%.
Trong những năm gần đây mức dư nợ bình quân tăng lên với tốc độ nhanh, doanh số
cho vay trong năm cũng tăng đáng kể. Việc quản lý và thu hồi nợ thực hiện khá tốt, số
nợ quá hạn được giảm xuống đáng kể. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý rủi ro
được ngân hàng thực hiện qua hàng năm, tuy nhiên chưa thực hiện kiểm tra được 100%

số hồ sơ vay vốn và vẫn còn tình trạng hồ sơ sai sót xảy ra. Các yếu tố chính ảnh hưởng
đến việc quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Miện bao
gồm: (1) Các quy đinh cho vay; (2) Nguồn cung ứng vốn của ngân hàng; (3) Năng lực
tổ chức của ngân hàng; (4) Sự phối kết hợp của ngân hàng với các tổ chức đoàn thể xã
hội; (5) Yếu tố thuộc về người vay.
Thông qua nghiên cứu, tôi đưa ra những giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả
nguồn vốn cho các hộ vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Miện, tỉnh
Hải Dương như sau: (1) Chủ động lập kế hoạch huy động vốn và cho vay; (2) Tăng mức
độ linh hoạt trong giải ngân; (3)Thực hiện tốt việc cho vay thông qua các tổ chức đoàn
thể tại địa phương; (4)Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện việc thu hồi nợ cũng
như phòng ngừa rủi ro; (5) Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cho vay; (6) Đào tạo, tập
huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý; (7) Nâng cao trình độ, trách nhiệm của
các hộ vay.

xi


THESIS ABSTRACT
1. Master candidate: Pham Thi Duyen
2. Thesis title: "The solution to manage credit funds of the Social Policy Bank to
borrowers in Thanh Mien district, Hai Duong province"
3. Major: Economic Management
Code: 60.34.04.10
4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Credit for the poor and beneficiaries is one of the important policies in targeted
programs for poverty reduction; improve life quality of people which the Party and
State offered. Life of rural people in recent years have been improvements, the workers
have been less difficult than before thanks to each farmer has been engaged in economic
activities from different funding sources, including the capital of the Bank for Social
Policy.

Thanh Mien district is an agricultural district of Hai Duong province with the
poverty rate remains high. Social Policy Bank (SPB) Thanh Mien district is a major
credit institutions have an important role in poverty alleviation and support for families
in the district. Although the Bank has been making great efforts, increasingly perfecting
mechanisms and procedures for borrowing increasingly clear, however, there are still
shortcomings that arise from both the lender and the borrower. In this study I focus on
analyzing, assessing the situation of the capital management activities in the SPB Thanh
Mien, and proposed a number of key measures to effectively manage capital for
households lending in the near future. Corresponding to specific objectives includes: (1)
Contribute to systematize theoretical and practical basic management of funds for
borrowers in SPB; (2) Assessment of the status management of the loan fund household
in SPB Thanh Mien district and the factors affecting the management of the Bank's
credit policy to households; (3) To propose a number of key solutions to manage
efectively capital for borrowers at the SPB Thanh Mien district, Hai Duong province.
In this study I use the flexibility of secondary data and primary data analysis to
make the judgment. Secondary data I collected from text reports of Thanh Mien district
and report sources of the Social Policy Bank Thanh Mien. Primary data was collected
by interviewing households are borrowing at the Bank for Social Policies in three
commnunes of Thanh Mien district are Ngu Hung commune, Hung Son commue and
Thanh Mien town. I used the comparative method to analyze the data collected to
classify the implementation of the plan for capital mobilization and lending, trends over
the years from the management of preferential loans, which assess the effectiveness of

xii


the management loans in SPB Thanh Mien district; descriptive statistical methods: the
statistical indicators such as loan sales, loans, loans of households ... will be calculated
to describe the status of credit management Social Policy Bank.
Assessing the situation through active management of the loan household in

SPB Thanh Mien district, Hai Duong province, its showed that the bank's capital is
heavily dependent on funding from the Central Government, up to 99.5% SPB capital in
Thanh Mien district is funded by the Central Government Bank. Business planning and
the Bank's lending is done quite well, but there are differences due to planning capital
mobilization and lending is due to provincial decision. The disbursement of the banks
was made through socio-political organization, 57% of loans through the Women's
Union with total loans is 106 906 million, the loan through the Veterans, farmers'
Union, Youth Union, respectively 9%, 25% and 8%. In recent years the average
outstanding loans increased at a faster rate, loan sales also increased significantly during
the year. The management and debt collection performance is quite good, the overdue
debt was significantly reduced. The implementation of inspection, supervision and risk
handling are paracticed through the banks every year, but not to inspect 100% of loan
applications and documents remain error condition. The main factors affecting the
management of the Bank's credit policy Thanh Mien district society include: (1) The
provisions for loan; (2) Power supply of bank capital; (3) The capacity of the banking;
(4) The bank's cooperation with social organizations; (5) Element belongs to the
borrower.
Through research, I offer some posible solutions to manage effectively capital
for borrowers of the SPB Thanh Mien district, Hai Duong province as follows: (1)
Actively mobilization plan capital and loans; (2) Increase the level of flexibility in the
disbursement; (3) Making good loan through the local organizations; (4) Strengthen
inspection, supervision and implementation of the debt recovery and risk prevention; (5)
To consolidate and complete lending network; (6) Training and capacity building
training management staff; (7) To improve the skills and responsibilities of the
borrowers.

xiii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ thực tiễn hoạt động xoá đói giảm nghèo (XĐGN) của nước ta trong
thời gian qua cho thấy: tín dụng vi mô có mối liên hệ mật thiết với phát triển sản
xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo đói. Việc cung cấp tài chính
vi mô cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua hình thức tín
dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với hình thức cấp phát, tài trợ cho
không. Quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín dụng
đã tạo được một khối lượng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ người nghèo, đồng thời
thông qua việc cung cấp vốn tín dụng, giám sát quá trình sử dụng vốn sẽ giúp
người nghèo và các đối tượng chính sách khác biết cách làm ăn, quan tâm đến
hiệu quả đồng vốn, làm quen với dịch vụ tài chính - ngân hàng và cơ chế thị
trường, tránh tình trạng ỷ lại thụ động, khơi dậy bản năng tự vượt khó vươn lên
thoát nghèo, tiến tới làm giàu. Chính vì vậy, chính sách tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác là công cụ quan trọng nhất để thực hiện
chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước,
nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều lĩnh vực, tuy nhiên cùng với quá trình phát
triển, bên cạnh việc tăng thu nhập, nâng cao đời sống dân cư thì vẫn còn tồn tại
một bộ phận dân cư không nhỏ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số… đang chịu cảnh nghèo đói, không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của
cuộc sống.
Tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách là một trong những
chính sách quan trọng trong chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lượng đời sống của người dân của Đảng và Nhà nước. Đời sống bộ phận
người dân nông thôn những năm gần đây đã có nhiều cải thiện, sinh hoạt của
người lao động đã bớt khó khăn hơn do mỗi hộ nông dân đã được tham gia làm
kinh tế từ nhiều nguồn vốn tài trợ khác nhau, trong đó có vốn của Ngân hàng
Chính sách Xã hội.
Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số
131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 10 năm 2002. Theo

đó, Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tài chính tín dụng của Chính Phủ
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận có bộ máy điều hành mang tính đặc thù
1


thống nhất từ TW đến địa phương. Ngân hàng CSXH áp dụng mô hình quản lý
mới, một kênh dẫn vốn tin cậy chuyên trách phục vụ người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, đó chính là sự góp mặt và tham gia của các tổ chức Hội
tại cơ sở. Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tạo điều kiện tối đa
bằng các thủ tục vay vốn đơn giản, tinh thần phục vụ tận tình chu đáo.
Huyện Thanh Miện là một huyện thuần nông của tỉnh Hải Dương. Toàn
huyện có 18 xã và 1 thị trấn, dân số đông, số lao động nhàn rỗi và tỷ lệ hộ nghèo
còn khá cao. Hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho các hộ nghèo và gia
đình chính sách đã góp phần không nhỏ trong công cuộc giảm khó khăn cho các
hộ nghèo và gia đình chính sách. Ngân hàng CSXH là một tổ chức tín dụng chính
có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và giúp đỡ vốn cho
các gia đình chính sách. Mặc dù Ngân hàng đã và đang nỗ lực rất lớn, cơ chế
ngày càng hoàn thiện, thủ tục vay vốn ngày càng thông thoáng, tuy nhiên vẫn còn
có những tồn tại nảy sinh từ cả phía người cho vay và người đi vay. Vì vậy, tôi
chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng Chính
sách xã hội cho các hộ vay tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động quản lý vốn cho các hộ vay của
Ngân hàng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Miện, đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả nguồn vốn cho các hộ vay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn cho các
hộ vay tại Ngân hàng Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Đánh giá thực trạng việc quản lý vốn cho các hộ vay của Ngân hàng

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Miện và các yếu tố ảnh hưởng tới
quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội với hộ.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả vốn cho các
hộ vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Công tác quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Thanh miện cho các hộ vay như thế nào? Có những ưu điểm và hạn
chế gì?
2


- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn tín dụng của Ngân
hàng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Miện?
- Để hạn chế những tồn tại và quản lý có hiệu quả nguồn vốn của Ngân
hàng Ngân hàng Chính sách xã hội cho các hộ vay thì cần những giải pháp nào?
1.4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý vốn cho các hộ vay của Ngân
hàng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng thụ hưởng chính sách: hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo
quy định của Nhà nước.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
1.4.2.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thu thập số liệu từ năm 2013- 2015.
1.4.2.3. Phạm vi nội dung
- Tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý vốn cho các hộ vay của Ngân
hàng chính sách xã hội huyện Thanh Miện.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả vốn cho hộ nghèo và

các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn trong những năm tới.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa được cở sở thực tiễn và lý luận về
công tác quản lý vốn tín dụng cho các hộ vay tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Đề tài cũng đã chỉ ra rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý vốn
tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội, và đưa ra được một số giải pháp nhằm
quản lý có hiệu quả nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng
Theo Dương Hữu Hạnh (1990) Văn Lang: “Tín dụng là quan hệ vay mượn
dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn và lãi) sau một thời gian nhất định”
Theo Luật các Tổ chức tín dụng thì: “Tín dụng là một quan hệ giao dịch
giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử
dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết
hoàn trả theo thời hạn đã thỏa thuận”.
Nguyễn Văn Thiệu (1991) thì: “Tín dụng là việc sử dụng tiền vốn của
người khác và hứa sẽ trả sau”.
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường: “ Tín dụng là những hành động cho
vay và bán chịu hàng hóa giữa những người sở hữu khác nhau.” (Đại từ điển kinh
tế thị trường, 1998).
Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc và
lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận giữa người đi vay và

người cho vay. Hay nói một cách khác tín dụng là một phạm trù kinh tế, thể hiện
quan hệ vay mượn giữa một bên tạm thời thừa vốn (người cho vay) với một bên
tạm thời thiếu vốn (người đi vay). Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm
vụ chuyển giao quyền sử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật cho vay cho
người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số
tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo
một khoản lãi suất.
Như vậy, tín dụng bao hàm cả việc cho vay và đi vay. Nó ra đời, tồn tại và
phát triển cùng với nền sản xuất hàng hoá. Trong điều kiện nền kinh tế còn tồn
tại song song hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ thì sự tồn tại của tíndụng là
một tất yếu khách quan.Như vậy, xét về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn
lẫn nhau có hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được
thoả thuận giữa người vay và người cho vay.
4


2.1.1.2. Quản lý vốn tín dụng ưu đãi
* Khái niệm quản lý:
Theo Nguyễn Minh Đạo (1997): “Quản lý là một quá trình tác động liên
tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể, quản lý đến khách thể quản lý về các
mặt chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa bằng một hệ thống các nguyên tắc pháp
luật, chính sách, phương pháp và giải pháp quản lý tạo ra những điều kiện cho sự
phát triển của khách thể và tạo ra uy tín.
Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ
thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên
lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống (Đoàn Thị
Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2001).
Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt
động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy
luật khách quan. Quản lý là làm cho công việc của bộ phận được thực hiện

thông qua hoạt động của người khác. Công việc của người quản lý bao gồm 4
chức năng: hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát (Đinh Hương
Sơn, 2013).
Như vậy, quản lý là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể,
quản lý đến khách thể quản lý, nhằm tạo ra sự hợp tác của các thành viên trong tổ
chức để tổ chức có hiệu quả các tiềm năng để đạt được các mục tiêu đề ra.
* Quản lý vốn tín dụng
Quản lý vốn tín dụng là một hoạt động của chủ thể là Ngân hàng Chính
sách xã hội tác động vào đối tượng là các hộ vay thuộc diện ưu đãi vay vốn thông
qua các hoạt động cụ thể như: kế hoạch huy động nguồn vốn và cho vay, tổ chức
thực hiện cho, kiểm tra giám sát và thu hồi nợ cũng như các biện pháp xử lý đối
với các hộ vay vốn nhằm đảm bảo việc bảo toàn và phát huy tối đa tác dụng của
nguồn vốn tín dụng cho vay.
Quản lý tín dụng chính sách có thể được hiểu là một quá trình gồm những
hoạt động phối hợp, liên kết, thống nhất từ trung ương đến cơ sở của các cấp
chính quyền, hội đoàn thể, NHCSXH và của những người vay vốn trong lĩnh vực
tín dụng chính sách nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH với chi phí
thấp nhất và hiệu quả cao nhất.

5


2.1.1.3. Các hình thức tín dụng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tính dụng có thể chia thành các hình thức sau:
Tín dụng không kỳ hạn là loại tín dụng mà người cho vay không quy định
thời hạn cho vay, khi cần có thể yêu cầu người đi vay hoàn lại vốn bất cứ lúc
nào. Nguồn tín dụng này chủ yếu là nguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng
đến hoặc những nguồn tiền tệ không thể đầu tư có thời hạn trước rủi ro do tiền tệ
mất giá gây ra. Tính "lỏng" của loại tín dụng này là rất cao, do đó, ngân hàng
hoặc người đi vay bao giờ cũng phải lập quỹ dự bị tiền mặt đủ mức cần thiết để

phòng sự rút tiền đột ngột của khách hàng.
- Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm. Tín dụng này
thường phục vụ cho việc huy động và bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp
hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng bức thiết của dân cư.
- Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Loại
tín dụng này phục vụ cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản
xuất với quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ 5 năm trở lên.
Loại tín dụng này được dùng để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở của nền kinh tế
quốc dân, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất lao động và tạo vị thế cho các
ngành công nghiệp then chốt và khả năng hợp tác chuyên ngành và đa ngành,
đồng thời góp phần đổi mới cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.
+ Tín dụng dài hạn thường là tín dụng nhà nước, tín dụng quốc tế. Sự phát
triển của tín dụng dài hạn sẽ định hướng cho sự phát triển của các loại tín dụng
khác.
Căn cứ vào đối tượng của tín dụng, tín dụng được chia làm 2 loại:
-Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn tín dụng được sử dụng để hình thành
vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua
nguyên vật liệu cho sản xuất.
-Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản
cố định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ
thuật mở rộng sản xuất. Thời hạn cho vay là trung hạn và dài hạn.
Căn cứ vào sự đảm bảo hoàn trả nợ có hai loại tín dụng:

6


- Tín dụng tín chấp là hình thức tín dụng mà việc cho vay vốn dựa trên uy
tín của người vay để đảm bảo việc hoàn trả nợ. Loại tín dụng này áp dụng trong
trường hợp nếu giữa người cho vay và người đi vay có quan hệ thân tín, hoặc

người đi vay là người có uy tín rất lớn và được mọi người công nhận, ví dụ như
nhà nước.
- Tín dụng thế chấp (vật chấp) là sự vay mượn mà việc hoàn trả nợ được
đảm bảo không chỉ bới uy tín của người vay mà còn được đảm bảo bằng các tài
sản của người đi vay hoặc người bảo lãnh của người đi vay.
Căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng
- Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng, tín dụng được phân chia thành
tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng.
-Tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng do các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau không có sự tham gia
của hệ thống ngân hàng. Hình thức phổ biến nhất của tín dụng thương mại là mua
chịu hàng hóa..
-Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa một
bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các chủ thể kinh tế - tài
chính của toàn xã hội (doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các cấp quản lý nhà nước
hoặc cá nhân).
+ Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng tiền tệ. Khác với tín dụng
thương mại được cung cấp nhiều dưới hình thức hàng hóa, tín dụng ngân hàng
được cung cấp dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền mặt và tiền tín dụng (bút tệ).
-Tín dụng nhà nước: Tín dụng nhà nước là quan hệ vay mượn giữa nhà
nước với xã hội để phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lý kinh tế - xã
hội của mình.
+ Bản chất của tín dụng nhà nước có đặc trưng cơ bản là sự hoàn trả và có
lợi tức, giống như bản chất của tín dụng nói chung; ngoài ra, nó còn có những
đặc trưng khác như tính cưỡng chế, chính trị, xã hội.
-Tín dụng tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng phục vụ cho
việc tiêu dùng của dân cư với người tiêu dùng là người đi vay và doanh nghiệp,
cá nhân là người cho vay. Trong xã hội hiện đại, người cho vay là các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, các công ty tài chính...


7


2.1.2. Vai trò của nguồn vốn tín dụng ưu
* Đối với Đảng, Nhà nước:
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo quyết định
131/2002/QĐ- TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ nhằm
tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại ngân
hàng phục vụ người nghèo. Sự ra đời của Ngân hàng CSXH có vai trò rất quan
trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo
và các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng
chính sách được tiếp cận với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có
điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan
này gần dân và hiểu dân hơn.
Nguồn vốn của Ngân hàng CSXH chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn từ
Trung ương, vì vậy, việc quản lý tốt nguồn vốn tín dụng thì các chủ trương, nghị
định, nghị quyết và các chương trình cho vay của Đảng và Nhà nước mới được
thực hiện tốt và triển khai rộng rãi đến tất cả các đối tượng chính sách nhằm thực
hiện mục tiêu dài hạn là xóa đói giảm nghèo.
*Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Vì mục tiêu hoạt động của ngân hàng không vì mục tiêu lợi nhuận chứ
không nhằm mục đích kinh doanh như các ngân hàng thương mại nên khó có thể
chủ động về nguồn vốn. Nguồn vốn của ngân hàng chính sách phụ thuộc vào
nguồn vốn từ Trung ương, vì vậy việc quản lý nguồn vốn tín dụng vô cùng quan
trọng. Viêc quản lý nguồn vốn cho vay tốt thì ngân hàng mới có đủ nguồn vốn để
cho các hộ vay, quản lý nguồn vốn tốt sẽ tránh được việc thất thoát nguồn vốn,
tránh lãng phí vào việc người vay sử dụng vốn sai mục đích và tránh được nợ xấu
và rủi ro.
* Vai trò của nguồn vốn tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách.

Trong những năm qua, tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính
sách Xã hội Việt Nam thực hiện được đánh giá là một giải pháp sáng tạo, mang
đậm tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam; đồng thời,
góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương - chính sách, mục tiêu
- nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát
triển nguồn nhân lực cũng như đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát
triển kinh tế - xã hội.
8


Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và
cơ bản là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn
là “chìa khoá” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói. Do không đáp ứng
đủ vốn nhiều người rơi vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm
thuê, vay nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất mong đảm bảo được cuộc
sống tối thiểu hàng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe doạ
họ. Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo
thủ với phương thức làm ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng
năng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức
và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện
đời sống hộ gia đình nghèo. Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác
động hiệu quả thiết thực.
Nguồn vốn tín dụng chính sách rất quan trọng để cho con em hộ đồng bào
dân tộc miền núi nói chung, trong đó người nghèo được đảm bảo việc học hành.
 Vốn tín dụng động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói.
Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân như: già, yếu, ốm đau, không có
sức lao động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội, do lười
lao động, do điều kiện tự nhiên bất lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn…
Trong thực tế ở nông thôn Việt Nam bản chất của những người nông dân là tiết
kiệm, cần cù nhưng do khôngcó vốn để tổ chức sản xuất, thâm canh, tổ chức kinh

doanh.Vì vây, vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ
vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo.
 Vốn tín dụng giúp người nghèo, gia đình chính sách hoàn cảnh khó
khăn nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Cung ứng vốn cho người nghèo, gia đình chính sách theo chương trình,
thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những người vay phải tính
toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả
kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy
nghĩ biện pháp quản lý từ đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động
sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi
số đông người nghèo đói tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc
trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một cách
trực tiếp.
9


 Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội
Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất
hàng hoá lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản
xuất. Đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các loại giống mới
có năng suất cao vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên
diện rộng. Để làm được điều này đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực
hiện được khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư....những người nghèo phải
được đầu tư vốn họ mới có khả năng thực hiện. Như vậy, thông qua công tác tín
dụng đầu tư cho người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo
ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp đã trực tiếp góp phần vào việc
phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội.

 Cung ứng vốn cho người nghèo, gia đình chính sách góp phần xây
dựng nông thôn mới
Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp,
các ngành. Tín dụng cho người nghèo và gia đình chính sách thông qua các quy
định về mặt nghiệp vụ cụ thể của nó như việc bình xét công khai những người
được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối
hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã hội, của cấp uỷ, chính quyền đã có
tác dụng:
+ Tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo
kinh tế ở địa phương.
+ Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể
của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản
lý kinh tế của gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội thông qua việc vay vốn.
+Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có
cùng hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau tăng
cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đồi với Đảng, Nhà nước (Vũ Thị
Lan, 2015).
Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an
ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực, tạo ra
được bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội và nông thôn.
10


Vì vậy, việc quản lý tốt nguồn vốn tín dụng cho người nghèo và các đối
tượng chính sách vay sẽ giúp các hộ được vay vốn sử dụng nguồn vốn đúng
mục đích và có hiệu quả tốt nhất, nhằm thoát nghèo và giảm bớt khó khăn trong
cuộc sống.
2.1.3. Các đặc trưng cơ bản của quản lý vốn tín dụng
* Đặc trưng cơ bản của tín dụng chính sách xã hội:
Một là, đây là kênh tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu của

tín dụng chính sách là không vì mục tiêu lợi nhuận mà là nhằm phục vụ sản
xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương
trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo ổn định kinh tế - chính trị và bảo đảm an
sinh xã hội.
Hai là, đối tượng vay vốn tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định
78/2002/NĐ-CP của Chính phủ là người nghèo và các đối tượng chính sách khác
theo chỉ định của Chính phủ bao gồm:

11


×