Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CHẤT LÝ LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.12 KB, 25 trang )

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI-
NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CHẤT LÝ LUẬN.
1.1 Mô hình ngân hàng chính sách và cơ chế hoạt động của ngân hàng chính
sách
1.1.1. Về mô hình tổ chức
Trên thế giới hiện nay, vấn đề xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm được các
Chính phủ coi như là một trong những chính sách xã hội quan trọng hàng đầu của
mỗi quốc gia. Xoá đói giảm nghèo thường được gắn liền với phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, đòi hỏi một số điều kiện cơ bản, trong đó phát triển thị trường tài
chính, tín dụng ở khu vực nông thôn là vấn đề được hầu hết các nước đang phát triển
cũng như ở Việt Nam rất quan tâm. Tuỳ điều kiện và đặc điểm riêng của mỗi nước,
Nhà nước có thể tổ chức các Ngân hàng chuyên ngành thuộc sở hữu Nhà nước hoặc
Ngân hàng thương mại cổ phần để thực hiện nhiệm vụ đầu tư cho chính sách phát
triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, ổn định
xã hội. Hoạt động của loại hình Ngân hàng này thường ít quan tâm về mục tiêu lợi
nhuận mà mục đích hàng đầu là phát triển ngành, khu vực và vì mục tiêu xoá đói
giảm nghèo, tạo việc làm.
Tham khảo mô hình tổ chức kênh tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn và chính sách tín dụng đối với hộ nghèo của một số nước đang phát triển,
gắn với điều kiện của Việt Nam, Chính phủ đã quyết định thành lập NHCSXH để
thực hiện nhiệm vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Mô hình tổ chức và quản lý trong hệ thống NHCSXH của Việt nam là mô
hình đặc thù, thể hiện sâu sắc chủ trương xã hội hoá, dân chủ hóa, thực hiện công
khai, minh bạch kênh tín dụng chính sách của Chính phủ. Tổ chức tín dụng chính
sách hoạt động phi lợi nhuận, thực chất là tổ chức tài chính của Chính phủ, thực hiện
vai trò điều tiết nguồn lực của Nhà nước, hỗ trợ một phần tài chính cho những người
không có khả năng tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM, thực hiện mục tiêu
xoá đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mô hình này có nhiều đặc
điểm khác biệt so với các tổ chức tín dụng thương mại truyền thống.
Với Mô hình tổ chức và quản lý mang tính đặc thù như trên đã thể hiện rõ bản
chất xã hội hoá, dân chủ hoá kênh tín dụng chính sách của Chính phủ, khác xa so


với các tổ chức tín dụng thương mại truyền thống.
1.1.2. Về cơ chế hoạt động

Việt Nam được xếp vào một trong những nước nghèo trên thế giới. Đảng và
Nhà nước cam kết bằng mọi nỗ lực phải xoá đói giảm nghèo thông qua những
chương trình quốc gia, trong đó có chương trình tín dụng cho hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác. Chương trình này đã được sự ủng hộ của nhiều Chính phủ và
các tổ chức quốc tế.
Những năm trước đây các NHTM quốc doanh là những tổ chức tín dụng Nhà
nước thực hiện chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tuy nhiên với chức năng và mục tiêu hoạt động của các NHTM là thực hiện kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, muốn tồn tại và phát
triển các NHTM phải có mức chênh lệch dương về lãi suất cho vay và huy động
vốn, tối đa hoá lợi nhuận, tạo ra sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường. Mặt khác
thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung cũng như ngành
Ngân hàng nói riêng, trong cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO là phải “tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại”; đòi hỏi
phải có một kênh tín dụng chính sách để thực hiện nhiệm vụ tín dụng hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác.
Ngày 04/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 131/2002/QĐ-
TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, hoạt động như một định chế tài chính
đặc thù của Nhà nước để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo
và các đối tượng chính sách khác.
Là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực
hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi với mục tiêu chính là: Xoá đói,
giảm nghèo tạo việc làm góp phần ổn định kinh tế, chính trị- xã hội. Đây là điểm
khác biệt cơ bản của NHCSXH với các NHTM khác.

Khách hàng vay vốn của NHCSXH là những đối tượng có sức cạnh tranh yếu
trong nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường và không đủ các điều kiện để tiếp

cận với tín dụng của các NHTM. Hầu hết đối tượng phục vụ của NHCSXH là hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác thiếu vốn sản xuất, kinh doanh thường tập
trung ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình núi
cao hiểm trở bị chia cắt… Vì vậy việc đầu tư tín dụng của các NHTM tại những địa
bàn này có chi phí lớn, rủi ro tín dụng cao, hiệu quả kinh doanh không thoả mãn
được mục tiêu lợi nhuận.
Đối với kinh tế hộ gia đình: NHCSXH hỗ trợ các hộ gia đình nghèo, gia đình
chính sách thiếu vốn sản xuất kinh doanh từng bước phát triển sản xuất kinh doanh,
cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hợp
tác xã, NHCSXH cho vay để tạo việc làm, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng
thất nghiệp tại các địa phương.
Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, NHCSXH cho vay để
trang trải các chi phí học tập
Đối với các tổ chức cá nhân hộ sản xuất kinh doanh thuộc những khu vực
kinh tế kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, cho
vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khuyến khích các đơn
vị, cá nhân đầu từ sản xuất vào những vùng khó khăn nhằm nâng cao đời sống của
một bộ phận các hộ gia đình tại những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn
kém phát triển.

Do đặc điểm tín dụng của NHCSXH là theo sự chỉ định của Chính phủ, vì vậy
phần lớn nguồn vốn của NHCSXH phụ thuộc vào NSNN, việc tăng trưởng nguồn
vốn được xác định theo mục tiêu và kế hoạch của Chính phủ. Về cơ cấu nguồn vốn
và nguồn hình thành cũng có sự khác biệt với các NHTM, sự khác biệt thể hiện ở
chỗ:
Thứ nhất : Nguồn vốn chủ sở hữu của các NHTM chiếm tỷ trọng nhỏ thông
thường chiếm khoảng 8% tổng nguồn vốn, phần còn lại là huy động và đi vay trên
thị trường, trong khi đó Nguồn vốn chủ sở hữu của NHCSXH chiếm khoảng 30%
tổng nguồn vốn.

Thứ hai : Nguồn vốn của các NHTM chủ yếu do huy động trên thị trường
(đặc trưng của NHTM là đi vay để cho vay) còn đối với NHCSXH nguồn vốn này
được tạo lập chủ yếu từ NSNN theo các hình thức: Cấp vốn điều lệ ban đầu và hàng
năm được NSNN bổ sung thêm. Nguồn vốn do kết dư Ngân sách địa phương (tăng
thu, tiết kiệm chi) của Ngân sách địa phương chuyển sang để thực hiện chương trình
tín dụng đối với các đối tượng chính sách theo vùng. Nguồn vốn của Chính phủ vay
dân dưới hình thức phát hành trái phiếu, công trái… để thực hiện chương trình tín
dụng ưu đãi. Nguồn vốn do các NHTM Nhà nước gửi theo cơ chế (phải gửi 2% số
vốn huy động trên thị trường bằng nội tệ vào NHCSXH và được trả theo lãi suất huy
động bình quân đầu vào của các NHTM cộng thêm chi phí quản lý tiền gửi của
NHTM, chi phí quản lý do NHCSXH và NHTM thoả thuận). Nguồn vốn huy động
trên thị trường được NSNN cấp bù chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho
vay của NHCSXH. Nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước.
 !"
Cơ chế sử dụng vốn của NHCSXH mang một số nét đặc thù như sau:
Thứ nhất: Vốn đầu tư tín dụng có rủi ro cao vì tín dụng của NHCSXH chủ
yếu tập trung ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có môi trường điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, trong khi đó sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện tự nhiên, mặt khác người vay vốn thường thiếu kiến thức trong sản xuất
kinh doanh nên dễ bị thua lỗ.
Thứ hai: Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chủ yếu dựa
trên cơ sở tín chấp, tiền vay không được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (khác với
NHTM là tiền vay phải được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh)
Thứ ba: Lãi suất cho vay, thời hạn cho vay và các điều kiện vay vốn có sự ưu
đãi đối với khách hàng. Lãi suất thường thấp hơn các NHTM, thậm chí còn thấp hơn
cả lãi suất đầu vào của các NHTM. Thời hạn của các khoản cho vay của NHCSXH
phụ thuộc vào tình trạng kinh tế của hộ gia đình (thoát nghèo hay chưa thoát nghèo)
vì vậy phần lớn các món cho vay của NHCSXH thường dài hơn thời hạn cho vay
của các NHTM và chủ yếu là trung và dài hạn.

Thứ tư: Mức cho vay nhỏ, địa bàn rộng lớn, phức tạp nên chi phí cao, cơ chế
cho vay đối với mỗi loại đối tượng được chỉ định có sự khác nhau, qui định về hồ sơ
vay vốn cũng khác nhau.
Thứ năm: Phương thức cho vay được áp dụng thông qua các tổ chức chính trị-
xã hội. Để đạt được hiệu quả tín dụng cao nhất thì ngoài NHCSXH còn có sự phối
kết hợp của nhiều chương trình với sự tham gia quản lý của các cấp, các ngành, các
tổ chức chính trị – xã hội.
Thứ sáu: Phần lớn nguồn vốn của NHCSXH được tập trung để thực hiện
chương trình tín dụng, trong khi đó các NHTM là những đơn vị kinh doanh tổng
hợp, đa năng không chỉ sử dụng vốn vào đầu tư tín dụng mà còn sử dụng để đầu tư
vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn... với mục tiêu lợi nhuận.
Thứ bẩy: Là một Ngân hàng mới được thành lập, tài sản cố định và các công
cụ lao động hầu như chưa được đầu tư đúng mức nên việc sử dụng vốn đầu tư vào
cơ sở vật chất (nhà cửa, kho tàng và các phương tiện làm việc) cần một lượng vốn
lớn.
1.1.3. Tín dụng và đặc điểm của tín dụng trong NHCSXH.
1.1.3.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng Ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cá nhân mà còn đầu tư để đổi mới kỹ thuật,
giải quyết công ăn việc làm… Ngoài ra Tín dụng Ngân hàng còn đáp ứng một phần
cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Vậy Tín dụng Ngân hàng là một hình thức tín
dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường.
Tuỳ theo các góc độ ngiên cứu khác nhau mà chúng ta có thể xác định nội
dung của thuật ngữ này. Danh từ xuất phát từ tiếng latinh là Creditum, có nghĩa là
một sự tin tưởng tín nhiệm lẫn nhau, hay có thể nói đấy là lòng tin.
Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ này được hiểu theo các cách sau: Xét
trên góc độ dịch chuyển quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể
thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người
cho vay sang người đi vay.
Xét trong mối quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản

trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể.
Tín dụng có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp
cho khách hàng.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng thuât ngữ này luôn chứa đựng
hai nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất: người chủ sở hữu tài sản nhàn rỗi (tiền hoặc hàng hoá) chuyển
giao cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định
Thứ hai: Người sử dụng tài sản phải cam kết hoàn trả vô điều kiện số tài sản
đó đúng thời hạn và với một giá trị lớn hơn, phần chênh lệch lớn hơn đó được gọi
là lợi tức hay tiền lãi.
Như vậy tín dụng là mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay thông
qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ
hoặc hàng hoá
Có thể mô hình hoá quá trình vận động đó qua sơ đồ:


Tín dụng ngân hàng là quan hệ bằng tiền giữa ngân hàng với các chủ thể
kinh tế khác trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là
người cho vay.
1.1.3.2. Đặc điểm về tín dụng của NHCSXH
Là một bộ phận của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, tài chính của
NHCSXH trong quá trình hình thành, phát triển và kết thúc chu kỳ có những đặc
điểm, nội dung và mối quan hệ đặc thù so với tài chính của các NHTM.
#$%& Mục tiêu hoạt động
Hoạt động của NHCSXH không vì mục tiêu lợi nhuận “Phi lợi nhuận”, được
miễn các loại thuế và các khoản nộp NSNN, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi,
không phải thực hiện dự trữ bắt buộc, hàng năm được Nhà nước bổ sung thêm vốn.
Như vậy về nguồn lực tài chính của NHCSXH phụ thuộc phần lớn vào nguồn lực
Cho vay
Người sở hữu

(Người cho vay)
Người sử dụng
(Người đi vay)
Hoàn trả
của NSNN, việc tăng hay giảm nguồn lực tài chính của NHCSXH phụ thuộc vào
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu chương trình quốc gia về xoá đói giảm
nghèo tạo việc làm và đào tạo… của Chính phủ. Đối với các NHTM mục tiêu hoạt
động chủ yếu vì lợi nhuận, nguồn lực tài chính phụ thuộc vào qui mô của NHTM,
kết quả kinh doanh, biến động của thị trường trong từng thời kỳ nhất định.
#$': Các nguyên tắc về tín dụng
Nguồn lực tài chính là điều kiện cơ bản quyết định năng lực và hiệu quả hoạt
động của NHCSXH. Ở các nước đang phát triển tuỳ theo điều kiện kinh tế cụ thể,
mỗi nước có những cơ chế chính sách cụ thể, trong đó có những nội dung quy định
khác nhau về tạo lập nguồn vốn và cho vay các đối tượng. Vận dụng thông lệ quốc
tế và kinh nghiệm các nước, ở Việt nam cơ chế chính sách về tài chính của
NHCSXH được xác định như sau:
a) Nguyên tắc về huy động các nguồn vốn
Việc huy động các nguồn vốn của NHCSXH được căn cứ vào kế hoạch tín
dụng chương trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm của Chính phủ: (i)
Kế hoạch huy động vốn phải trình các bộ, ngành xem xét phê duyệt, (ii) Lãi suất huy
động các nguồn vốn trong nước với lãi suất thị trường phải đảm bảo nguyên tắc
không vượt quá mức lãi suất huy động của các NHTM nhà nước, (iii) Đối với việc
huy động theo hình thức phát hành trái phiếu, vay vốn của Tiết kiệm Bưu điện, vay
vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính ở nước ngoài lãi suất huy động do Bộ
tài chính quy định và phê duyệt. Đây cũng là điểm khác biệt với các NHTM, nguồn
vốn huy động, lãi suất huy động đều dựa trên cơ chế thị trường.
b) Nguyên tắc sử dụng vốn
Nếu như các NHTM hầu hết thực hiện cho vay trực tiếp đến khách hàng theo
các hình thức cho vay như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự
án…và các NHTM có quyền được lựa chọn khách hàng, lựa chọn địa bàn để cho vay

thì việc cho vay của NHCSXH lại chủ yếu cho vay theo phương thức uỷ thác từng
phần qua các tổ chức chính trị – xã hội: (i) Đối tượng khách hàng vay vốn theo sự chỉ
định của Chính phủ, phê duyệt quyết định cho vay không hoàn toàn do NHCSXH mà
phải được Chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý chương trình xác nhận
người vay đủ điều kiện để được vay vốn ưu đãi, (ii) Địa bàn cho vay phần lớn tập
trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội kém phát
triển, (iii) Mối quan hệ giữa NHCSXH với đối tượng vay vốn không phải là trực tiếp
mà là gián tiếp thông qua Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị – xã hội,
các cơ quan quản lý chương trình.
c) Nguyên tắc cấp bù của NSNN
Là Ngân hàng của Chính phủ, hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo
việc làm góp phần ổn định kinh tế chính trị – xã hội nên lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi
suất huy động. Để bảo vệ sự tồn tại và phát triển thì NSNN phải cấp bù chênh lệch
lãi suất và chi phí quản lý. Nguyên tắc cấp bù được xác định như sau: NHCSXH
được NSNN hỗ trợ tài chính bằng cách cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý
trong phạm vi kế hoạch tín dụng đã được Chính phủ và các cơ quan quản lý phê
duyệt. Việc NHCSXH cho vay vượt chỉ tiêu kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt
sẽ không được Nhà nước cấp bù phần vượt.
d) Về cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Hoạt động Ngân hàng rất nhạy cảm với những thay đổi về kinh tế – chính trị-
xã hội và các điều kiện tự nhiên. Mức độ rủi ro trong hoạt động Ngân hàng thường
rất cao, đặc biệt là trong đầu tư tín dụng. Để bảo toàn vốn, bù đắp kịp thời những rủi
ro sảy ra thì việc thiết lập quỹ dự phòng rủi ro là tất yếu nhằm bảo vệ sự phát triển
bền vững.
Theo thông lệ quốc tế, định kỳ tài sản của ngân hàng phải được đánh giá,
phân loại: Tài sản chất lượng bình thường; kém chất lượng; chất lượng xấu còn khả
năng thu hồi, khó thu hồi và không thể thu hồi để tiến hành trích lập quỹ dự phòng.
Ở Việt Nam hiện nay, việc dự phòng cũng đang từng bước tiếp cận với thông lệ và
chuẩn mực quốc tế, bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Trong đó, dự
phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định

được trong quá trình hoạt động; dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ
sở phân loại các khoản nợ cụ thể để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Ngân hàng phân chia các khoản nợ tín dụng làm 5 nhóm (nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần
chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn).
Đối với loại hình NHCSXH của Việt nam, cơ chế trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng không thực hiện theo quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
như các NHTM. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHCSXH được thực
hiện đối với cả loại nợ đủ tiêu chuẩn, mức trích lập 0,02% trên số dư nợ bình quân
năm. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng chỉ để xử lý những khoản vay bị tổn
thất do nguyên nhân khách quan. Đối với các khoản rủi ro do nguyên nhân chủ quan
(do chủ quan của NHCSXH, của người vay, của các đối tượng liên quan khác), đến
nay chưa có cơ chế xử lý đối với phần rủi ro còn lại sau khi đã quy trách nhiệm và
thu hồi nhưng không thu đủ. Đây là một tồn tại cần được khắc phục bằng bổ sung cơ
chế quản lý.
#$(': Nội dung và đặc điểm về Thu nhập
Thu nhập của NHCSXH có vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động. Nó là
nguồn trang trải các chi phí bỏ ra để thực hiện mục tiêu hoạt động, nó quyết định
đến sức mạnh và quy mô của NHCSXH nhất là thực hiện xu hướng phát triển bền
vững trong tương lai. Đó là một nhiệm vụ khá khó khăn phức tạp vì thu nhập về lãi
cho vay của NHCSXH bị tác động và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và
môi trường kinh tế - xã hội. NHCSXH chủ yếu đầu tư cho vay sản xuất nông nghiệp

×