Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRỌNG HẢI

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức UBND
huyện Gia Lâm, phòng Kinh tế huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Hải

ii


MỤC LỤC
Lời

cam đoan ...................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, hình ..................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 2


1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học thực tiễn ............................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................... 5
2.1.2. Đặc điểm sản xuất cây vụ đông ............................................................................ 7
2.1.3. Vai trò và yêu cầu của phát triển sản xuất cây vụ đông ....................................... 9
2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cây vụ đông .......................................................... 11
2.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông......................... 14
2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 17

2.2.1. Kinh nghiệm sản xuất vụ đông ở một số nước ................................................... 17
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây vụ đông ở Việt Nam................................. 19
2.2.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ....................................................... 28

2.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu................................................................. 29
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31
iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 31

3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 31
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội ..................................................................... 35
3.1.3. Đánh giá chung ................................................................................................... 39
3.2.

Thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 40

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 40

3.3.1. Chọn địa bàn nghiên cứu .................................................................................... 40
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 40
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .............................................................. 42
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 42
3.3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 44
4.1.

Thực trạng phát triển cây vụ đông huyện gia lâm .............................................. 44


4.1.1. Đánh giá chung phát triển cây vụ đông của huyện Gia Lâm .............................. 44
4.1.2. Điều kiện và đầu tư sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm ............ 53
4.1.3.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vụ đông ................... 63

4.1.4.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đến phát triển cây vụ
đông huyện Gia Lâm ........................................................................................ 74

4.2.

Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây vụ đông
huyện Gia Lâm ................................................................................................. 75

4.2.1.

Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm ............. 75

4.2.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm ............. 76
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 81
5.1.

Kết luận............................................................................................................... 81

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 82


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 83
Phụ lục ............................................................................................................................ 85

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CN & XD

Công nghiệp và xây dựng

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa


ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Giá trị sản xuất

HQ

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian

KH-KT


Khoa học kỹ thuật



Lao động

MI

Thu nhập hỗn hợp

PTNT

Phát triển nông thôn

SXHH

Sản xuất hàng hoá

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

VA

Giá trị gia tăng



Vụ đông


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất .............................. 9
Bảng 2.2. Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất ............................ 10
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015..................... 34
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về dân số, lao động xã hội huyện Gia Lâm (2013-2015) ... 35
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2015 ..................................... 37
Bảng 3.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015 ..... 38
Bảng 3.5. Số lượng mẫu của các điểm điều tra ............................................................ 42
Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng một số loại cây vụ đông huyện Gia Lâm .................... 47
Bảng 4.2. Giá trị sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015 ................. 53
Bảng 4.3. Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ năm 2015 ........................................... 54
Bảng 4.4. Chi phí sản xuất cây hành năm 2015 .......................................................... 56
Bảng 4.5. Chi phí sản xuất cây cà chua năm 2015 ....................................................... 57
Bảng 4.6. Chi phí sản xuất cây ngô năm 2015 ............................................................. 58
Bảng 4.7. Chi phí sản xuất của mỗi loại rau trên một sào ............................................ 59
Bảng 4.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây cây bắp cải năm 2015......................... 60
Bảng 4.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây cà chua năm 2015 .............................. 61
Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây hành năm 2015 ................................... 62
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây su hào năm 2015 ................................ 63
Bảng 4.12. Dự kiến khối lượng nông sản làm nguyên liệu chế biến 2015-2020
của huyện Gia Lâm ...................................................................................... 64
Bảng 4.13. Chênh lệch giữa giá bán buôn thấp nhất và cao nhất của sản phẩm
vụ đông năm 2015 ........................................................................................ 66
Bảng 4.14. Giá một số vật tư nông nghiệp và giá sản phẩm vụ đông chủ yếu ............... 67
Bảng 4.15. Nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất vụ đông của các hộ nông dân
năm 2015 ...................................................................................................... 67

Bảng 4.16. Nhu cầu các hình thức chuyển giao KHKT sản xuất vụ đông ..................... 68
Bảng 4.18. Phân tích SWOT đến phát triển vụ đông huyện Gia Lâm ............................ 74
Bảng 4.19. Mục tiêu phát triển cây vụ đông huyện Gia Lâm đến 2020 ......................... 76
Bảng 4.20. Tổ chức chuyển giao KHKT sản xuất vụ đông năm 2016 ........................... 77
Bảng 4.21. Dự kiến nhu cầu vốn sản xuất vụ đông huyện Gia Lâm đến 2020............... 78
Bảng 4.22. Thị trường tiêu thụ sản phẩm vụ đông huyện Gia Lâm................................ 79

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ,HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm ................................................................ 31
Hình 4.1. Diện tích gieo trồng cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm ...................... 45
Hình 4.2. Biến động diện tích các nhóm cây trồng vụ đông huyện Gia Lâm (2013-2015).. 46
Hình 4.3. Diện tích gieo trồng cây lấy hạt vụ đông tại huyện Gia Lâm (2013-2015) ... 49
Hình 4.4. Diện tích gieo trồng cây rau và hoa cây cảnh huyện Gia Lâm (2013-2015) . 49
Hình 4.5 Diện tích gieo trồng cây có hạt chứa dầu huyện Gia Lâm (2013-2015) .......... 50
Hình 4.6. Diện tích gieo trồng cây lấy củ có chất bột huyện Gia Lâm (2013-2015) ..... 50
Hình 4.7. Diện tích gieo trồng cây dược liệu, cây gia vị huyện Gia Lâm (2013-2015) 51
Hình 4.8. Sản lượng một số loại cây vụ đông huyện Gia Lâm (2013-2015) .................. 51
Hình 4.9. Biến động năng suất của một số cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm
(2013-2015) .................................................................................................... 52
Hình 4.10. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm hành củ ......................................................... 65
Hình 4.11.Tổ chức đánh giá khi khoai được 75 ngày tuổi.............................................. 70
Hình 4.12. Người dân thu hoạch khoai tây ..................................................................... 71
Hình 4.13. Lãnh đạo trạm khuyến nông huyện kiểm tra và hướng dẫn thực hiện mô
hình hoa ly ...................................................................................................... 72
Hình 4.14. Đất bỏ không sau vụ lúa (ảnh chụp tại xã Kiêu Kỵ và Đa Tốn) ................... 73

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Trọng Hải
2. Tên luận văn: “Phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội”
3. Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Gia Lâm là một huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh và truyền thống sản xuất vụ
đông củaTP Hà Nội. Những năm qua, sản xuất vụ đông của huyện cũng đã có những
bước phát triển khả quan, dần dần khẳng định là một trong những lĩnh vực sản xuất
quan trọng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên những năm qua diện tích đất sản xuất vụ
đông còn bị lãng phí, việc quy hoạch thành vùng sản xuất còn hạn chế, năng suất một số
cây trồng còn thấp, khâu chế biến chưa có. Chính vì vậy đề tài “Phát triển sản xuất cây
vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” được nghiên cứu với mục tiêu:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông tại huyện Gia Lâm, từ
đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông trong những năm tiếp theo tại
huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Đề tài chọn 4 xã đại diện cho 4 vùng sản xuất nông nghiệp của huyện là Xã Cổ
Bi, Văn Đức, Lệ Chi, và Đặng Xá được chọn làm điểm nghiên cứu. Các xã này sản xuất
các cây trồng vụ đông tiêu biểu của huyện. 120 hộ nông dânđược lựa chọn khảo sát thu
thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Các phương pháp phân tổ thống kê, thống kê so
sánh và phân tích ma trận SWOT được sử dụng trong nghiên cứu.
Đề tài đã khái quát được các cơ sở lý luận liên quan đến phát triển sản xuất cây
vụ đông, vai trò, đặc điểm, nội dung và các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vụ
đông. Nghiên cứu sản xuất vụ đông trên thế giới như Braxin và sản xuất vụ đông ở một
số tỉnh trong nước cũng được đề cập.
Quá trình nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn
huyện Gia Lâm, TP Hà Nội cho thấy:

- Huyện Gia Lâm là một trong những vùng sản xuất vụ đông quan trọng của TP
Hà Nội từ nhiều năm qua với các cây trồng chủ lực như hành, cà chua, bí xanh, bí đỏ,....
- Tiềm năng sản xuất vụ đông của huyện còn nhiều, đặc biệt là sản xuất vụ đông.
Việc quy hoạch loại cây trồng vụ đông chủ lực cho các vùng được đưa ra rõ ràng, cụ thể
cho từng vùng nhằm tận dụng lợi thế về chất đất, về kỹ thuật canh tác và giao thông tiêu
thụ sản phẩm. Vùng 1 ưu thế trồng hành, vùng 2 cây trồng chủ lực là cà chua, vùng 3
phát triển trồng bí xanh, bí đỏ đang được tiến hành nhằm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất, sản xuất trên quy mô lớn, gọn vùng, gọn thửa.
- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện nói
viii


chung, phát triển sản xuất vụ đông nói riêng được quan tâm đầu tư, đặc biệt là công tác
thủy lợi tưới tiêu nước sản xuất.
- Công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được diễn ra
thường xuyên. Tích cực tập huấn kỹ thuật, đặc biệt là đưa các giống mới, có năng suất
cao, chất lượng tốt, giảm chi phí đầu tư vào sản xuất. Tuy nhiên chất lượng của các hoạt
động này cần được xem xét nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
- Việc tiêu thụ sản phẩm được tiến hành đa dạng, qua 2 hình thức là tiêu thụ trực
tiếp và tiêu thụ gián tiếp qua các khâu trung gian như tư thương thu gom và đại lý.
Trong đó hình thức tiêu thụ gián tiếp là chủ yếu chiếm khoảng 90% tổng khối lượng sản
phẩm do có đặc điểm phù hợp, thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm vụ đông trên địa
bàn huyện.
Đề tài đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây vụ đông trên
địa bàn huyện Gia Lâm như sau:
- Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, bố trí sản xuất các
loại cây trồng hợp lý, nghiên cứu đưa các loại cây trồng mới, có hiệu quả kinh tế cao
vào sản xuất.
- Tăng cường tập huấn áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất vụ đông qua
các hình thức như mở lớp tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, sinh hoạt cộng đồng.

- Hình thành các tổ chức hệ thống thị trường tiêu thụ ổn đinh, mở rộng thị
trường tiêu thụ sang các tỉnh miền trong. Đầu tư khâu bảo quản chế biến các sản phẩm
vụ đông.
- Khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất cây vụ đông đặc biệt là trồng vụ
đông, tận dụng tối đa tiềm năng đất đai sẵn có của huyện.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống kênh mương tưới tiêu nước, hệ
thống đường giao thông nội đồng, hệ thống các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp, trong đó có sản phẩm cây vụ đông.

ix


THESIS ABSTRACT
1. Name of author: Nguyen Trong Hai
2. Title of the thesis: “Developing winter crop productionin Gia Lam district,
Hanoi city”
3. Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Gia Lam is a districtwhich has many potential, advantages and long tradition in
winter crop productioninHanoi city. Over the past few years, there have beenpositive
developments in thedistrict’s winter crop production, which therefore proves to be one
of the most important agricultural production sectors. However, over the past few years,
land area for winter crop was still wasted, the planning of production areas was still
limited, while the productivity of some crops was low and further processingwas not put
into operation. Therefore, the study “Developing winter crop productionin Gia Lam
district, Hanoi city” was carried out in orderto fulfill the following objectives: To
analyze and evaluate the current status of winter crop production inGia Lam district,

and then to propose solutions for developing winter crop production in the coming years
inGia Lam district, Hanoi city.
Four communes representing four different agricultural production areas,
including Co Bi, Van Duc, Le Chi, and Dang Xa communes were chosen for the
analysis. They were the communes that had the most notable winter crop production in
the district. 120 households were selected for survey and data collection. Spatial
disaggregation method, comparative statistics and SWOT analysis were the main
methods employed in this study.
The study systemized the theoretical literature relating to winter crop production
development, roles, characteristics, content and factors affecting winter crop production.
In addition, the study also contained an empiricalreview of existingstudies on the
production of winter crops over the world such as Brazil and in other provinces in
Vietnam.
The investigation of the development of winter crop productioninGia Lam
district, Hanoi city showed that:
- Gia Lam district has been one of Hanoi’s important winter crop production
areas for a long time, with the crucial crops such as onion, tomatoes, zucchiniand
pumpkin, etc.
- Winter crop production in Gia Lam still had many potential. The planning of
main winter crop variety for different areas were developed clearly and detailed for each

x


area to take advantage of soil characteristics, cultivation techniques and traffic for
product consumption. The planning of Area 1 for onion cultivation, Area 2 for
tomatoes, and Area 3 for zucchini and pumpkinwas carried out during the study period
in order to make use of scientific and technological advances in production, large-scale
and organized plotting production.
- Investment in infrastructure for developing agriculture production of the

district in general and for developing winter crop production in particular was not paid
much attention yet, especially the irrigation services.
- Agricultural extension and transfer of advanced scientific and technological
progress were frequent and widespread over the whole district. There were many
technical training courses held. Specifically, new breeds with high yield, good quality,
and lowering cost were selected and cultivated in the area. However, it is important to
enhance the quality of all above mentioned activities in order to meet the needs of
production.
- Products were sold through various channels, but the two main channels were
sold directly to consumers or indirectly via intermediaries such as traders and collectors.
Among them, indirect consumption was the main channel, making up around 90% of
the total production because it is more appropriate and convenient forwinter crop
products in the district.
Based on the aboveanalysis, the following main recommendations were
proposed for developing winter crop production in Gia Lam district:
- Improving cultivation planning, developing large sample fields, selecting
appropariate crop variety, researching to bring new plant species with high economic
efficiency in to production.
- Enhancing training for applyings cientific techniques in winter crop production
by organizing training courses, building demonstration models, and developing other
community activities.
- Establishing stable market consumption systems, expanding the consumption
market towards Southest provinces; Investing in top reservation and processing of
winter crop products.
- Encouraging the expansion of land area for crop production, especially for
wintercrop production in order to take maximum advantage of the existing land
potential in the district.
- Investing in infrastructuresuch as irrigation canal system, interiortraffic system
in the field, andwholesalemarket system for agricultural products including winter crop
products.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử phát triển xã hội đã khẳng định, nông nghiệp là một trong hai
ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Xã hội loài người muốn tồn tại và phát
triển được thì những nhu cầu cần thiết không thể thiếu và nông nghiệp chính là
ngành cung cấp. Hiện nay và trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong đời sống nhân dân và trong sự phát triển kinh tế nông thôn.
Với khoảng 70% dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn
đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nền kinh tế Việt Nam sau
hơn 25 năm đổi mới (1986 - 2013) đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả
quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật
nhất là sản lượng lương thực đều tăng với tốc độ cao từ năm 1989 đến nay. Năm
1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất
khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Đến năm 2010 sản lượng
lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39,99 triệu tấn và đã xuất khẩu 6,83 triệu tấn
gạo, đạt kim ngạch 3,1 tỷ USD (Nguyễn Quang Chính, 2013).
Nông nghiệp vẫn là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam vài thập kỷ
tới. Trong xã hội hiện đại, vai trò của nông nghiệp không hề bị coi nhẹ mà còn có
nhiều nét mới, đặc sắc hơn, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ công nghiệp và dịch
vụ nông thôn phát triển, từng bước cải thiện cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống
mọi mặt của người dân nông thôn.
Qua quá trình phát triển vụ đông đã khẳng định được vai trò to lớn trong
sản xuất nông nghiệp như sau: Thứ nhất, sản xuất vụ đông góp phần khai thác có
hiệu quả hơn tiềm năng đất đai và lao động nông nghiệp. Thứ hai, sản xuất vụ
đông đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Thứ ba, sản xuất vụ đông góp phần nâng

cao thu nhập cho các hộ nông dân. Ngoài ra, việc thâm canh một số giống cây họ
đậu trong vụ đông còn góp phần cải tạo đất.
Vụ đông là vụ sản xuất thứ 3 của các địa phương miền Bắc và Bắc trung
bộ. Vụ đông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản
xuất kinh doanh của từng hộ nông dân. Trước kia mục đích chính của vụ đông là
đáp ứng nhu cầu lương thực trong những ngày giáp hạt và phục vụ chăn nuôi thì
hiện nay vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính của các hộ nông dân.
Ngoài ra, vụ đông còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động đang
1


dư thừa hiện nay ở nông thôn, tăng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến và là biện pháp quan trọng để góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất. Thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển cây
vụ đông là cơ hội để hộ nông dân tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống; góp
phần tăng lượng nông sản hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là một số loại nông sản
có giá trị thương phẩm cao cho đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, phát triển sản xuất là một quá trình
tất yếu của các ngành sản xuất nói chung và của sản xuất vụ đông nói riêng. Sản
xuất vụ đông dựa trên những thuận lợi về vị trí địa lý, đất đai và thế mạnh của
từng vùng riêng biệt. Các sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng
được nhu cầu của thị trường.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành có nhiều tiềm năng, thế mạnh và
truyền thống sản xuất vụ đông của thành phố Hà Nội. Những năm qua cùng với
những chuyển biến tích cực của sản xuất nông nghiệp, sản xuất vụ đông của
huyện cũng đã có những bước phát triển khả quan, dần dần khẳng định là một
trong những lĩnh vực sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên quá trình phát triển sản xuất vụ đông của huyện cũng đã bộc lộ
một số hạn chế chủ quan như diện tích đất sản xuất vụ đông còn bị lãng phí, sản
xuất manh mún, việc quy hoạch thành vùng sản xuất còn hạn chế, chưa tạo điều

kiện về chuyên môn hóa; năng suất một số cây trồng còn thấp; trình độ thâm
canh cây vụ đông của các hộ nông dân nhìn chung chưa cao, chưa gắn liền với
các hình thức chế biến nông sản. Bên cạnh đó là tình trạng giá sản phẩm vụ đông
không ổn định trong khi giá vật tư đầu vào ngày càng tăng gây nhiều khó khăn
cho sản xuất. Những vấn đề trên chưa được giải quyết kịp thời đã làm cho hiệu
quả kinh tế sản xuất vụ đông chưa cao và làm giảm động lực phát triển sản xuất.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển sản
xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông tại huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất cây vụ
đông nhằm cung cấp sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, nâng cao
thu nhập và góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong những năm
tiếp theo tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ đông.
+ Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông của huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây vụ
đông nhằm cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề kinh tế - kỹ thuật liên quan đến sản xuất cây vụ đông. Các
nội dung phát triển sản xuất cây vụ đông như: Quy hoạch sản xuất – bố trí sản

xuất, đầu tư khoa học kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
- Các tác nhân tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông gồm:
nông hộ tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, các tổ chức chức năng, cơ quan
khoa học, khuyến nông và cán bộ quản lý cấp huyện, xã có liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2013 - 2015. Đề xuất
giải pháp cho đến năm 2020.
- Phạm vi về không gian: Tại địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển sản
xuất của một số cây vụ đông, chủ yếu các sản phẩm thuộc thế mạnh của huyện.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận nào của sản xuất cây vụ đông?
2. Các bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất và định hướng phát
triển sản xuất cây vụ đông?
3. Phát triển cây vụ đông của huyện Gia lâm diễn ra như thế nào?
4. Các yếu tố nào ảnh hưởng tới sản xuất cây vụ đông tại huyện?
5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của sản xuất cây vụ đông là gì?
6. Định hướng phát triển sản xuất cây vụ đông như thế nào?
7. Giải pháp hữu hiệu nào để đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông tại huyện
thời gian tới?

3


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
Đề tài luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ, phân tích đánh giá, phát triển sản
xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Đề tài đã khái quát được các cơ sở lý luận liên quan đến phát triển sản xuất
cây vụ đông, vai trò, đặc điểm, nội dung và các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển
sản xuất vụ đông.

Việc quy hoạch loại cây trồng vụ đông chủ lực cho các vùng được đưa ra rõ
ràng, cụ thể cho từng vùng nhằm tận dụng lợi thế về chất đất, về kỹ thuật canh
tác và giao thông tiêu thụ sản phẩm. Đang được tiến hành nhằm áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất, sản xuất trên quy mô lớn, gọn vùng, gọn thửa.
- Công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được
diễn ra thường xuyên. Tích cực tập huấn kỹ thuật, đặc biệt là đưa các giống mới,
có năng suất cao, chất lượng tốt, giảm chi phí đầu tư vào sản xuất. Tuy nhiên
chất lượng của các hoạt động này cần được xem xét nâng cao nhằm đáp ứng nhu
cầu của sản xuất.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển sản xuất
- Phát triển: Trong giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin có đề cập: Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo
khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn.
Với Ngân hàng thế giới thì khái niệm phát triển với ý nghĩa là: Sự bình
đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố
niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với
cộng đồng…(Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2008).
Theo cuốn sách Mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông thôn
bền vững thì: Phát triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về
vật chất và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất. Phát triển kinh tế
cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế như phúc lợi xã hội, tuổi thọ…
và những thay đổi về chất của nền kinh tế (Đặng Trung Thuận và Trương Quang

Hải, 1999).
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: Phát triển kinh tế
được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ
về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó
là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi
quốc gia (Trần Quốc Tuấn, 2013).
- Sản xuất: Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao
đổi trong thuong mại. Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu
vào (các loại tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá
dịch vụ đầu ra) (Nguyễn Quang Chính, 2013).
- Phát triển sản xuất:Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn
lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong
5


đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về
cơ cấu kinh tế – xã hội (Nguyễn Quang Chính, 2013).
Trong phát triển sản xuất thì sản xuất hàng hoá là quan trọng nhất. Tuy
vậy không phải bất cứ địa phương nào cũng có điều kiện để sản xuất hàng hoá
mà phải tạo ra hoặc lựa chọn những sản phẩm nhất định có thể sản xuất hàng
hoá. Nói một cách cụ thể, những địa phương đã phát triển ngành nghề thì đẩy
mạnh hơn nữa các ngành nghề là biện pháp để nâng cao sản xuất hàng hoá; địa
phương nào có điều kiện phát triển trang trại là đã có điều kiện sản xuất nông sản
hàng hoá và cần phải đẩy mạnh các hoạt động sản xuất hàng hoá quy mô trang
trại để tạo cơ sở cho phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Nói như
vậy không có nghĩa là địa phương nào chỉ thuần nông và không có nhiều đất làm
trang trại thì không thể phát triển sản xuất hàng hoá.

2.1.1.2. Khái niệm về cây vụ đông và phát triển sản xuất cây vụ đông
- Cây vụ đông
Cây vụ đông chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày có đặc tính sinh lý
và sinh hoá khác nhau, đa dạng và phong phú với nhiều loại cây trồng khác nhau,
cho ra các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước cao nên rất khó
bảo quản. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về thời vụ tương đối
nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại (Đinh Văn Đãn, 2002).
Hiện nay vụ đông được coi là vụ sản xuất chính trong năm, do vậy cây vụ
đông rất có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp. Cây vụ
đông được tiến hành sản xuất trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh, khô và diễn
biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông
do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn biến phức tạp của
thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho sản xuất vụ đông.
Cây vụ đông đòi hỏi đầu tư lớn về lao động, chi phí vật chất. Do vậy, để
cây vụ đông đạt năng suất, chất lượng cao, các hộ nông dân phải bố trí hợp lý
tiền vốn, lao động cho vụ sản xuất này.
Sản xuất cây vụ đông cần có biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu
thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa tránh được rủi ro thị trường.
- Khái niệm về phát triển sản xuất cây vụ đông
Phát triển sản xuất cây vụ đông là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và sự
tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã
6


hội. Như vậy, phát triển sản xuất cây vụ đông bao hàm cả sự biến đổi về số lượng
và chất lượng (Đinh Văn Đãn, 2002).
- Sự thay đổi về lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, khối lượng
sản phẩm và tổng giá trị sản xuất vụ đông phù hợp với điều kiện sản xuất và thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
- Sự thay đổi về chất bao gồm sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây vụ đông

theo hướng tăng tỷ trọng diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao, sự tăng lên
về năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập/ đơn vị diện tích cây vụ đông.
Phát triển sản xuất cây vụ đông với năng suất và hiệu quả ngày càng cao,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ, phân công
lại lao động, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngoài ra, trong sản xuất cây vụ đông những thay đổi tích cực về mặt xã
hội như tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, hay
những lợi ích về môi trường như không làm suy thoái, ô nhiễm các nguồn tài
nguyên đất, nước, không khí… cũng là những biểu hiện của sự phát triển.
Phát triển cây vụ đông cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Phát triển bền vững: phát triển cây vụ đông phải đảm bảo cả hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.
- Phát triển cây vụ đông phải theo hướng sản xuất hàng hoá: sản xuất hàng
hoá đối với cây vụ đông không có nghĩa là tạo ra với khối lượng lớn mà cần căn
cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất: mở rộng diện
tích, thay đổi cơ cấu cây trồng…
- Phát triển cây vụ đông phải dựa trên cơ sở phát huy những tiềm năng về
đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường…của từng vùng. Trên phạm vi xã
hội sản phẩm vụ đông nên phát triển đa dạng nhưng ở mỗi địa phương, mỗi vùng
chỉ nên chọn phát triển một vài loại sản phẩm mà địa phương có lợi thế (Nguyễn
Quang Chính, 2013).
2.1.2. Đặc điểm sản xuất cây vụ đông
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây vụ đông có mặt ở nước ta từ
hàng ngàn năm nay, ban đầu là các cây bản địa như khoai lang, ngô, đậu, đỗ…
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học nông nghiệp trong việc lai tạo,
tuyển chọn các giống cây mới cũng như sự mở rộng giao lưu với các nước trên

7



thế giới đã có nhiều giống cây mới được đưa vào sản xuất ở nước ta tạo nên tập
đoàn cây vụ đông phong phú như hiện nay.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, ở nước ta nhờ thành công tiến bộ khoa
học kỹ thuật (KHKT) nên đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng của một số loại
cây trồng tạo điều kiện cơ cấu lại mùa vụ. Từ đó trong nông nghiệp nước ta chính
thức hình thành thêm một vụ sản xuất mới - vụ đông.
Do đặc điểm thời tiết, khí hậu nên ở nước ta duy nhất các tỉnh phía Bắc từ
Mục Nam Quan đến bắc đèo Hải Vân có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất
cây vụ đông ngoài hai vụ lúa.
- Cây trồng vụ đông chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày có đặc tính
sinh lý và sinh hoá khác nhau. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về
thời vụ tương đối nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại. Do đó, việc lựa
chọn giống cây trồng cho phù hợp với chất đất của từng vùng và thích nghi với
sự biến động về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu là hết sức cần thiết. Bên
cạnh đó, các hộ nông dân cần đầu tư thích đáng cho khâu lựa chọn giống tạo ra
một tập đoàn giống đa dạng và phong phú đảm bảo cho nâng cao năng suất cũng
như chất lượng của sản phẩm khi thu hoạch, đồng thời các khâu sản xuất phải
làm đúng và kịp thời để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây trồng vụ đông, không ảnh hưởng đến vụ sản xuất kế tiếp.
- Vụ đông là vụ trồng nhiều loại cây khác nhau, do vậy, các hộ nông dân
cần bố trí cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với sự đầu tư của mình nhằm tạo ra
năng suất cao đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu dùng và có sản phẩm cung ứng cho
nhu cầu thị trường. Đây là vấn đề quan trọng đối với các nông hộ sản xuất cây vụ
đông. Có như vậy hiệu quả sản xuất mới được tăng lên, do đó việc tăng tỷ trọng
hàng hoá trong cơ cấu sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển
ngành nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hoá.
- Sản xuất vụ đông được tiến hành trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh,
khô và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợi cho sản
xuất vụ đông do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn
biến phức tạp của thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho sản xuất vụ đông.

Vì vậy, từng vùng, từng địa phương cần nắm rõ được quy luật thay đổi của
khí hậu để có những giải pháp tốt, khắc phục một cách hữu hiệu nhất nhằm
tránh được những thiệt hại khôn lường có thể xảy ra.

8


- Sản phẩm cây vụ đông có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước cao
nên rất khó bảo quản. Cũng do đặc điểm trên mà sản phẩm vụ đông sản xuất ra
phải bán ngay làm cho tỷ suất hàng hoá của sản phẩm vụ đông cao. Do đó cần có
biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất
lượng sản phẩm, vừa tránh được rủi ro thị trường.
- Cây trồng vụ đông đòi hỏi đầu tư lớn về lao động, chi phí vật chất. Do
vậy, để cây vụ đông đạt năng suất, chất lượng cao, các hộ nông dân phải bố trí
hợp lý tiền vốn, lao động cho vụ sản xuất này(Trần Đức Toàn, 2008).
2.1.3. Vai trò và yêu cầu của phát triển sản xuất cây vụ đông
2.1.3.1. Vai trò của phát triển sản xuất cây vụ đông
- Khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực.
Việc tăng thêm vụ đông đã góp phần làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất,
tận dụng được nguồn lao động nông nhàn. Năm 1998 cả nước đã sử dụng
tương đương 1,997 triệu lao động cho ba tháng sản xuất vụ đông. Ngoài ra,
sản xuất vụ đông còn cho phép sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất khác
và các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
- Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của nông dân.
Với việc phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao, vụ đông đang
dần trở thành vụ sản xuất chính và có vị trí quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp. Vụ đông đã cung cấp cho thị trường một lượng nông sản có giá trị tiêu
dùng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Sản xuất vụ đông là nguồn cung cấp các loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao cho con người mà hiếm có các sản phẩm thay thế. Sản phẩm vụ đông

còn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và công nghiệp dược phẩm.
- Góp phần thúc đẩy quá trình cải tạo và bồi dưỡng đất.
Bảng 2.1. Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất
Chỉ tiêu
PH. (KCL)
Mùn (%)
N. Tổng số (%)
N. dễ tiêu (mg/100g đất)
P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất)

Đất trước
khi thu
hoạch
5,50
0,75
0,06
2,36
6,00

Đất sau khi thu hoạch vụ đông
Khoai
Khoai
Đậu
Ngô gié
lang
tây
Côbơ
5,80
5,90
5,60

5,90
0,82
0,85
0,78
1,00
0,058
0,078
0,058
0,069
4,10
4,25
2,54
4,80
7,90
8,26
6,10
5,90

Nguồn: Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp (Nguyễn Công Tạn,1998)
9


Sản xuất cây vụ đông một mặt làm tiêu hao dinh dưỡng đất, mặt khác do
đặc tính sinh học và đặc tính canh tác của cây vụ đông đã tạo nên sự kết hợp hài
hoà giữa việc sử dụng đất với bồi dưỡng cải tạo đất lâu dài. Cây vụ đông thường
là cây trồng cạn và được ứng dụng kỹ thuật canh tác của nghề làm vườn nên đã
góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng của đất. Các nghiên cứu đã chỉ ra tác động
này của cây vụ đông qua Bảng 2.1 và 2.2.
- Sản xuất vụ đông còn tạo ra việc làm cho người dân và sử dụng có hiệu
quả quỹ đất hiện có tại địa phương nhằm mục đích tăng thêm thu nhập cho người

dân, giúp bù đắp những rủi ro của 2 vụ chính đồng thời với đó là đáp ứng nhu cầu
của thị trường về các sản phẩm đặc trưng của vụ đông (Trần Đức Toàn, 2008).
Bảng 2.2. Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất
Đất bỏ hoá vụ
đông
6,2
1,3
0,049
2,1
3,75

Chỉ tiêu
PH. (KCL)
Mùn (%)
N. Tổng số (%)
N. dễ tiêu (mg/100g đất)
P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất)

Đất trồng khoai vụ
đông
6,3
2,3
0,063
5,0
3,75

Nguồn: Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp (Nguyễn Công Tạn,1998)

Kết quả: Sản xuất vụ đông mang lại hiệu quả trên nhiều mặt: cung cấp
lương thực, thực phẩm cho người và làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu

cho chế biến, góp phần cải tạo và bồi dưỡng đất. Đặc biệt, sản xuất vụ đông làm
tăng thu nhập bằng tiền, tăng tích luỹ và nâng cao mức sống của nông dân.
2.1.3.2. Yêu cầu của phát triển sản xuất cây vụ đông
- Phát triển bền vững: Phát triển cây vụ đông phải đảm bảo sự ổn định về
mở rộng quy mô, cơ cấu cây trồng hợp lý gắn liền với tăng hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và bảo vệ môi trường.
- Sản xuất cây vụ đông không có nghĩa là tạo ra với khối lượng lớn mà cần
căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất: mở rộng
diện tích, thay đổi cơ cấu cây trồng…
- Phát triển cây vụ đông phải dựa trên cơ sở phát huy những tiềm năng về
đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường…của từng vùng, từng địa
phương. Từ đó lựa chọn phát triển một hoặc một vài sản phẩm mà địa phương
hoặc vùng đó có lợi thế (Trần Thành Nam, 2005).
10


2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cây vụ đông
Từ khái niệm, bản chất, vai trò và đặc điểm, cũng như xuất phát từ các vấn
đề thuộc nội dung kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển sản xuất cây vụ
đông sẽ cung cấp cho chúng ta nội dung của phát triển sản xuất cây vụ đông bao
gồm các yếu tố trong chuỗi quá trình sản xuất nhằm phát triển sản xuất vụ đông:
Đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch, khuyến nông chuyển giao TBKT, liên kết, đầu
tư nguồn lực và kết quả hiệu quả sản xuất.
2.1.4.1. Quy hoạch vùng, cơ cấu cây trồng vụ đông
Việc quy hoạch phát triền cây vụ đông của các địa phương sẽ tạo nên sự
phát triển sản xuất vụ đông một cách có hệ thống, có định hướng, tạo điều kiện
áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra việc thực hiện quy hoạch phát
triển sản xuất cây vụ đông còn tận dụng tối đa lợi thế của từng vùng để quy
hoạch trồng các loại cây trồng cụ thể, tiết kiệm được chi phí sản xuất, vận chuyển
tiêu thụ.

Mức độ ổn định của quy hoạch phát triển sản xuất cây vụ đông tác động
đến mức độ ổn định của các vùng sản xuất và mức độ đầu tư của các hộ gia đình.
Mục đích của quy hoạch là sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản
xuất và tổ chức sản xuất hợp lý. Quy hoạch phát triển sản xuất cây vụ đông bao
gồm quy hoạch về đất đai, quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch cơ sở hạ tầng,
quy hoạch thời vụ…
Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất đai,
nước tưới cho sản xuất, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy định hiện hành về
điều kiện sản xuất và phù hợp với trình độ sản xuất, đạt được hiệu quả sau đầu tư
vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
Để làm rõ nội dung trong quy hoạch sản xuất cần phân tích làm rõ các nội
dung như để phát triển vụ đông cần có những quy hoạch gì, đã làm được đến đâu
và cần tập trung vào nội dung nào là chủ yếu (Trần Thành Nam, 2005).
2.1.4.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Tạo ra được một kết cấu hạ tầng là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với
việc phát triển sản xuất cây vụ đông. Đó cũng là nội dung quan trọng của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kết cấu hạ tầng
phục vụ sản xuất vụ đông bao gồm hệ thống kênh mương, cầu cống, các trạm
bơm đảm bảo tưới tiêu nước.
11


- Thủy lợi: Vấn đề thủy lợi là vấn đề đặc biệt quan trọng và là then chốt
trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển thuỷ lợi nhằm phục vụ chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông nghiệp, giúp đa dạng hóa cây trồng, đặc biệt phát triển thủy lợi có
ý nghĩa sống còn để giúp giải quyết nguồn nước cho tưới, tiêu cho cây vụ đông
trong giai đoạn biến động bất lợi của thời tiết.
- Giao thông nội đồng: Giao thông nội đồng phát triển giúp cho việc cung
ứng vật tư kỹ thuật, cho các sản xuất cây vụ đông đồng thời hỗ trợ việc vận
chuyển sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra

liên tục và thuận lợi. Các mối liên hệ giữa các vùng sản xuất được thực hiện nhờ
mạng lưới giao thông nội đồng. Vì thế, những nơi gần các tuyến đường trục
chính nội đồng, các vị trí thuận lợi về giao thông là nơi tập trung sản xuất, trong
khi các vùng xa hơn về giao thông, tuy có điều kiện thuận lợi về đất đai nhưng
cũng hạn chế rất nhiều trong phát triển cây vụ đông (Nguyễn Khắc Tranh, 2015).
2.1.4.3. Khuyến nông, chuyển giao TBKT trong phát triển sản xuất vụ đông
Khuyến nông là cầu nối giữa các tiến bộ kỹ thuật khoa học tới người nông
dân. Công tác khuyến nông trong phát triển vụ đông chính là việc tăng cường số
lượng và chất lượng các mô hình, các buổi tập huấn chuyển giao giống, kỹ thuật
mới về cây vụ đông tới người dân. Bên cạnh đó cần chú trọng mở rộng mạng
lưới hệ thống khuyến nông nhằm tăng cường các thông tin về sản xuất tới người
dân, giúp cho người dân được tiếp cận một cách dễ dàng nhất với các tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất. Để làm rõ nội dung khuyến nông trong phát triển sản xuất
vụ đông cần làm rõ các nội dung về số lượng, chất lượng các buổi tập huấn kỹ
thuật, các mô hình trình diễn và mức độ tham gia của các hộ sản xuất trong các
chương trình khuyến nông (Nguyễn Thị Hương, 2014).
2.1.4.4. Liên kết trong phát triển sản xuất vụ đông
Trong thực tế, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến năng
suất, chất lượng sản phẩm không đồng đều, kém hiệu quả, giá thành sản xuất
trên một đơn vị sản phẩm cao... Vì vậy, tổ chức sản xuất cây vụ đông theo
hướng liên kết là yếu tố cần thiết. Mục đích liên kết lại là nhằm hỗ trợ nhau về
vốn, kỹ thuật, lao động và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua liên kết giữa các tác
nhân (hộ - hộ, hộ - doanh nghiệp, hộ - nhà khoa học, …) mà nhà nước làm
trung gian trọng tài trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng giống,
liên kết trong chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ, …) sẽ góp phần

12


giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ

thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, kết quả và hiệu quả
sản xuất từ đó góp phần cho phát triển sản xuất cây vụ đông ổn định, bền vững
(Nguyễn Thị Hương, 2014).
2.1.4.5. Đầu tư chi phí sản xuất vụ đông
Nguồn lực trong phát triển sản xuất vụ đông bao gồm các nguồn lực về đất
đai, nguồn lực về vốn, lao động…Nguồn lực về đất đai cho phát triển vụ đông phải
xem xét trên các tiêu chí: diện tích canh tác, diện tích có khả năng sản xuất vụ
đông và diện tích đã sản xuất vụ đông của hộ, bên cạnh đó cần đánh giá chất lượng
nguồn đất đai phù hợp cho sản xuất cây đông. Nguồn lực về vốn được xem xét trên
phương diện mức độ chi phí về giống, phân bón, thuốc BVTV cho sản xuất các
cây trồng vụ đông. Nguồn lực về lao động bao gồm số lượng lao động phục vụ sản
xuất vụ đông, chất lượng nguồn lao động (Nguyễn Thị Hồng, 2013).
2.1.4.6. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất vụ đông
Như trong khái niệm phát triển sản xuất vụ đông nhằm mục đích cuối
cùng là tạo ra được sản phẩm vụ đông đó là kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả
sản xuất đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, khối lượng sản phẩm và tổng giá
trị sản xuất vụ đông, kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây vụ đông: Để
phản ánh được khả năng phát triển sản xuất cây vụ đông thì việc đánh giá quy mô
diện tích, cơ cấu diện tích cây trồng, diện tích đất có khả năng khai thác phục vụ
sản xuất vụ đông là điều quan trọng. Bên cạnh đó để thấy được tính hiệu quả hay
chưa hiệu quả trong phương thức canh tác thì việc đánh giá kết quả, hiệu quả sản
xuất, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất của từng loại cây trồng diễn biến qua
các năm để thấy được cây trồng nào có giá trị kinh tế hơn, và địa phương phù
hợp với loại cây trồng nào (Nguyễn Thị Hồng, 2013).
2.1.4.7. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm vụ đông
Trong điều kiện sản xuất hàng hóa và nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn
đề thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra rất quan trọng, việc tổ chức tiêu thụ
sản phẩm cây vụ đông cho các hộ sản xuất phải đặc biệt được quan tâm. Trước
tiên là phải cung cấp thông tin về nhu cầu tiêu dùng, giá thành của các loại sản
phẩm để giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia thị trường. Qua đó hình

thành các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm hợp lý, hiệu quả nhất cho nông
dân, các thương lái, các công ty thu mua tránh sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.

13


×