Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 137 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC DIỆU LINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được công bố ở bất hình thức nào dưới tư cách là hoạt động khoa học.
Tôi cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Diệu Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Đề tài luận văn tốt nghiệp,
đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài
“Giải pháp Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cám ơn Khoa Kinh tế
và PTNN – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ trong quá suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng Trưởng bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường - Khoa Kinh tế và PTNT đã nhiệt
tình, tận tâm định hướng chính xác, chỉ bảo chân thành, hướng dẫn dìu dắt tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Diệu Linh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Thesis abstact ................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hợp
tác xã nông nghiệp ............................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm và vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp ............................................. 5

2.1.2.

Khái niệm về đội ngũ cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp ..................................... 14

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp ....... 28

2.2.


Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................. 33

2.2.1.

Kinh nghiệm quốc tế......................................................................................... 33

2.2.2.

Kinh nghiệm trong nước ................................................................................... 39

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra .................................................................... 50

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 53
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 53

3.1.1.

Đặc điểm chung về huyện Phú Bình ................................................................ 53

3.1.2.

Đặc điểm chung về HTX nông nghiệp huyện Phú Bình – Thái Nguyên ......... 60

3.2.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài .................................................................. 61


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 61

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 61

iii


3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu ............................................ 63

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 63

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 65
4.1

Khái quát về các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Phú Bình-Thái Nguyên ..... 65

4.1.1.

Quá trình hình thành, phát triển HTX nông nghiệp Phú Bình .......................... 65

4.1.2.


Số lượng Hợp tác xã ......................................................................................... 66

4.1.3.

Số lượng xã viên HTX ...................................................................................... 68

4.1.4.

Kết quả hoạt động của HTX nông nghiệp ở Phú Bình ..................................... 69

4.2.

Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ htx nông nghiệp Phú Bình ....................... 70

4.2.1.

Số lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp huyện Phú Bình .......................... 70

4.2.2.

Đánh giá Chất lượng đội ngũ cán bộ HTX ....................................................... 71

4.2.3.

Về phân loại chất lượng đội ngũ cán bộ HTX .................................................. 75

4.3.4.

Đánh giá của xã viên HTX, người dân về chất lượng đội ngũ cán bộ HTX .... 76


4.3.

Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp
huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 81

4.3.1.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ............................................................. 81

4.3.2.

Công tác tuyển dụng ......................................................................................... 83

4.3.4.

Đánh giá kết quả nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hợp tác xã................... 87

4.4.

Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông
nghiệp huyện phú bình tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 91

4.4.1.

Quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hợp tác
xã nông nghiệp.................................................................................................. 91

4.4.2.


Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hợp tác xã
nông nghiệp ...................................................................................................... 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 111
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 111

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 113

5.2.1.

Đối với Đảng, Nhà nước ................................................................................. 113

5.2.2.

Đối với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh
Thái Nguyên ........................................................................................................ 113

5.2.3.

Đối với Hợp tác xã nông nghiệp ở Phú Bình.................................................. 115

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 116
Phụ lục ........................................................................................................................ 119

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chí xác định trình độ nghề nghiệp ....................................................... 20
Bảng 2.2. Tổng hợp các tiêu chí tối thiểu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ
Hợp tác xã .................................................................................................... 23
Bảng 3.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất của các lĩnh vực trên địa bàn huyện
Phú Bình....................................................................................................... 55
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất qua các năm ở huyện Phú Bình .......................................... 56
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá tri sản xuất của các ngành nông lâm
nghiệp huyện Phú Bình ................................................................................ 57
Bảng 4.1. Số lượng Hợp tác xã, xã viên qua các năm .................................................. 67
Bảng 4.2. Số lượng xã viên của Hợp tác xã điều tra qua các năm ............................... 69
Bảng 4.3. Số lượng cán bộ Hợp tác xã ......................................................................... 70
Bảng 4.4. Tình hình sức khỏe, tinh thần của đội ngũ cán bộ Hợp tác xã ..................... 72
Bảng 4.5. Trình độ văn hóa đội ngũ cán bộ Hợp tác xã ............................................... 73
Bảng 4.6. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ .................................................... 74
Bảng 4.7. Đánh giá về phẩm chất, đức tính đội ngũ cán bộ Hợp tác xã của xã
viên (%) ........................................................................................................ 77
Bảng 4.8. Đánh giá về trình độ chuyên môn, khả năng làm việc của đội ngũ cán
bộ Hợp tác xã của xã viên (%). .................................................................... 78
Bảng 4.9. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đội ngũ cán bộ Hợp tác xã của
xã viên, người dân điều tra (%).................................................................... 78
Bảng 4.10. Đánh giá kỹ năng hoạt động đội ngũ cán bộ Hợp tác xã của cán bộ
quản lý nhà nước (%). .................................................................................. 79
Bảng 4.11. Số lớp được đào tạo, bồi dưỡng ................................................................... 82
Bảng 4.12. Đánh giá của đội ngũ cán bộ Hợp tác xã về thời gian và nội dung
đào tạo .......................................................................................................... 83
Bảng 4.13. Số lượng cán bộ được tuyển dụng, đào tạo .................................................. 84
Bảng 4.14. Ðánh giá mức độ nâng cao chất lượng nhân lực sau đào tạo, bồi dưỡng ..... 88
Bảng 4.15. Nguyên nhân nhân lực ít tham gia học tập nâng cao trình độ

chuyên môn .................................................................................................. 89

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Số lượng HTX nông nghiệp ở Phú Bình qua các năm .............................. 68
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ cán bộ phân theo độ tuổi lao động và phân theo giới tính ................ 71
Biểu đồ 4.4. Tổng hợp phân loại chất lượng cán bộ của các HTX điều tra .................... 76
Biểu đồ 4.5. Đánh giá mức độ hài lòng của xã viên, người dân, cán bộ quản lý đối với
đội ngũ cán bộ HTX ................................................................................. 80
Biểu đồ 4.6. Tỉ lệ cán bộ HTX có trình độ chuyên môn, kỹ thuật qua tuyển dụng ........ 84
Biểu đồ 4.7. Động cơ, mục đích làm việc tại các HTX .................................................. 85
Biểu đồ 4.8. Kiến nghị của cán bộ HTX đối với thực hiện chế độ, chính sách ............. 86

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Diệu Linh
2.Tên luận văn: “Giải pháp Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hợp tác xã nông
nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”
3.Ngành : Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

4.Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng
đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển

nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Trong những năm qua, khu vực kinh tế HTX nông
nghiệp đã có những đóng góp lớn trong phát triển nền kinh tế quốc dân, trong đảm bảo
an sinh xã hội, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho
nông dân, xã viên. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước đã khẳng định: “Kinh tế tập thể mà
nòng cốt là HTX cùng với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế”
(Đảng cộng sản Việt Nam, 2011).
Phú Bình là huyện thuần nông nằm ở phía đông nam của tỉnh Thái Nguyên. Với
quá trình phát triển kinh tế hàng hóa, nông dân ngày càng có nhu cầu phát triển các hình
thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, từ các tổ hợp tác đến HTX nông nghiệp làm dịch
vụ đầu vào, đầu ra, phục vụ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và trang trại. Đặc biệt
ở nơi có sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nông dân ngày càng có nhu cầu tổ
chức HTX nông nghiệp để tạo thuận lợi cho việc hợp đồng cung ứng nông sản cho
doanh nghiệp và tiếp thu sự hỗ trợ, giúp đỡ của doanh nghiệp về vốn và kỹ thuật. Song
bên cạnh đó, qua nghiên cứu cho thấy, khu vực kinh tế HTX vẫn còn bộc lộ nhiều yếu
kém: Sản xuất kinh doanh còn lúng túng, thiếu hiệu quả, chưa bền vững, một số HTX
nông nghiệp còn chưa thực hiện đúng các nguyên tắc, bản chất hợp tác xã… Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém như hiện nay của khu vực kinh tế HTX nhưng có một
nguyên nhân rất quan trọng làm cho các HTX chưa phát triển được là do chất lượng đội
ngũ cán bộ HTX nông nghiệp mà đặc biệt là trình độ, nghiệp vụ và năng lực của đội ngũ
cán bộ quản lý, điều HTX còn hạn chế nhiều mặt.
Trong những năm qua, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông
nghiệp ở Phú Bình được trú trọng một bước, quá trình đào tạo, bồi dưỡng đã làm chất
lượng cán bộ HTX được nâng cao. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tiễn kết quả nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển khu vực HTX nhanh, bền vững, đủ sức
cạnh tranh và hội nhập khu vực yêu cầu cán bộ HTX giỏi về chuyên môn, có tính kỷ

vii



luật, ý thức chính trị cao và có sức khỏe tốt, nâng cao năng lực, quan lý HTX trong điều
kiện hội nhập góp phần CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới để tiếp tục nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
HTX cần tập trung vào một số vấn đề đó là: Một là, Nhóm giải pháp nâng cao vai trò
của các HTX trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX. Trên cơ sở đó, giúp
cán bộ quản lý HTX có nhận thức đúng đắn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
HTX ở Phú Bình - Thái Nguyên của HTX, từ đó các HTX chủ động, tích cực đưa ra các
biện pháp phù hợp. Hai là, nhóm giải pháp đối với Tăng cường quản lý nhà nước đối
với đội ngũ cán bộ HTX. Theo đó, lập hệ thống cơ sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ HTX,
nhằm xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ HTX ở
Phú Bình. Hoàn thiện cơ chế phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Ba là,
nhóm giải pháp Tăng cường vai trò của Liên minh HTX tỉnh, UBND huyện Phú Bình
trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp. Hoàn thiện cơ cấu tổ
chức và thực hiện tốt các chức năng của hệ thống Liên minh tỉnh Thái Nguyên. Phát
triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ HTX ở Phú Bình - Thái Nguyên cho
các HTX. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đội ngũ giáo viên cho các cơ sở đào tạo. Đào
tạo theo nhu cầu của HTX. Xác định cơ cấu bậc đào tạo hợp lý. Nâng cao năng lực của
đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trong các cơ sở đào tạo.
Các giải pháp trên có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau chặt
chẽ; trong quá trình tổ chức, triển khai đòi hỏi tính đồng bộ, toàn diện, thống nhất; trên
cơ sở đó phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ HTX ở địa phương, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của HTX, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn
mới địa bàn dân cư ở Phú Bình – Thái Nguyên./.

viii


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Ngoc Dieu Linh
Thesis title: “Solution to improving quality staff of Agricultural Cooperative Phu Binh

district, Thai Nguyen province”
Major: Economics management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Industrialization, modernization agriculture, rural special importance for the
development of agriculture, new rural construction, contributing to the development of
agriculture, rural areas and farmers. Over the years, the cooperative sector of agriculture
has made great contribution in the development of the national economy, in ensuring
social security, especially in the work of poverty alleviation, job creation farmers and
cooperative members. Therefore, the Party and State have affirmed: "Economics is a
core group that co-operative with the state economy gradually become the foundation of
the economy"
Phu Binh is an agricultural district located in the Southeast of the Thai Nguyen
province. With the development of commodity economy, farmers increasingly have the
need to develop forms of economic cooperation from low to high, from the cooperative
groups to agricultural cooperatives as a service input, output, s agricultural production
and farm households. Especially in areas where agricultural production towards goods,
farmers growing organizational needs of agricultural cooperatives to facilitate the
supply of agricultural contracts for businesses and acquiring the support, help enterprise
of capital and technology. But besides that, through the study found, the cooperative
sector still revealed many weaknesses: Manufacturing business still confusing,
inefficient, unsustainable, some agricultural cooperatives are not done properly
principles, the cooperative nature ... There are many reasons leading to the current
weakness of the cooperative sector, but there is a very important reason to make the
cooperative is not developed by a team of quality agricultural cooperatives staff,
especially qualified, professional and competence of staff management and multifaceted cooperative limited.
In order to meet the requirements of developing cooperative regional rapid,
sustainable, competitive and regional integration requires staff skilled professional

cooperative, disciplined, high political consciousness and in good health, capacity
building, the condition of cooperatives in contributing to the integration of
industrialization - modernization of agriculture and rural economic development -

ix


society, new countryside construction. Next time to continue to raise the level of cooperative staff need to focus on some issues that are: Firstly, the Group of solutions to
enhance the role of cooperatives in improving the quality of co-operative staff. On that
basis, helping managers have received proper operatives improve the quality of staff in
Phu Binh Cooperative - Thai Nguyen cooperative, from which cooperatives actively,
actively take measures accordingly box. Second, solutions to enhance the management
of state for cooperatives staff. Accordingly, setting up a database system for cooperative
staff, to build, deploy, operate the database system of co-operative staff in Phu Binh.
Improving mechanisms to develop and improve the quality of staff. Thirdly, solutions
enhance the role of the provincial Cooperative Union, Phu Binh District People's
Committee to improve staff quality agricultural cooperatives. Completing the
organizational structure and implement the functions of the Union system of Thai
Nguyen province. Training system development and fostering cooperative staff in Phu
Binh - Taiyuan to cooperatives. Investment and technical facilities for the teachers
training institutions. Training on the needs of cooperatives. Identify training structure
reasonable level. Capacity building of management staff training in the training
institutions.
The solution on the dialectical relationship, interacting closely with each other; in the
process of organizing, implementation requires uniform, comprehensive and uniform;
and on that basis, develop quality staff in local cooperatives, improving the quality and
efficiency of cooperative activities, contributing to economic development - society,
new countryside construction of residential areas in Phu Binh – Thai Nguyen. /.

x



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn có
tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,
nâng cao đời sống của nông dân. Đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với
bất cứ nước nào, nhất là nước ta có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu, muốn xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại. Trong quá trình đó, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, hình
thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn để có điều kiện ứng dụng kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến cho những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, tính
hàng hóa cao; chuyên canh để có nông sản hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về
chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến, tăng nhanh kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản, bao gồm cả lâm, thủy, hải sản, ưu tiên phát
triển các cây trồng và vật nuôi có quy mô xuất khẩu tương đối lớn và thị trường
ổn định, đặc biệt coi trọng các sản phẩm quý hiếm mà nước ta có lợi thế. Trong
đó, HTX nông nghiệp góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn, nâng tỷ trọng và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu
kinh tế nông thôn.
Để phát huy vai trò của HTX nông nghiệp trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đó nâng cao
hiệu quả hoạt động của HTX là vấn đề hết sức quan trọng. Đó là quá trình biến
đổi cán bộ cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những
tiềm năng con người, phát triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc
nhân cách, phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày
càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ
trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cán bộ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong những năm qua, khu vực kinh tế HTX nông nghiệp đã có những

đóng góp lớn trong phát triển nền kinh tế quốc dân, trong đảm bảo an sinh xã hội,
đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nông dân,
xã viên. HTX nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới,
tham gia tích cực vào thực hiện công nghiệp hòa, hiện đại hóa.

1


Trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm tiếp theo, khu vực kinh tế
tập thể mà nòng cốt là HTX giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước đã khẳng định: “Kinh tế tập thể mà nòng cốt là
HTX cùng với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế”
Đảng cộng sản Việt Nam (2011). Từ đó đặt ra là phải phát triển khu vực kinh tế
HTX như thế nào để vừa đảm bảo phát huy được năng lực, tiềm lực vốn có hiện
nay của các HTX, vừa đảm bảo tính bền vững lâu dài và mang lại hiệu quả cao
để giúp các HTX nâng cao năng lực cạnh tranh để đứng vững và phát triển bền
vững trong nền kinh tế hội nhập. Để thực hiện nhiệm vụ trên, đòi hỏi các HTX
nông nghiệp không những phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phải tổ chức
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, biết phát huy những lợi thế so sánh… Song để
đảm bảo những yêu cầu này, cần phải có một đội ngũ cán bộ HTX chất lượng
cao đáp ứng được yêu cầu phát triển HTX trước mắt và bền vững lâu dài.
Phú Bình là huyện thuần nông nằm ở phía đông nam của tỉnh Thái
Nguyên. Với quá trình phát triển kinh tế hàng hóa, nông dân ngày càng có nhu
cầu phát triển các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, từ các tổ hợp tác đến
HTX nông nghiệp làm dịch vụ đầu vào, đầu ra, phục vụ sản xuất nông nghiệp
của hộ gia đình và trang trại. Đặc biệt ở nơi có sản xuất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa, nông dân ngày càng có nhu cầu tổ chức HTX nông nghiệp để tạo thuận
lợi cho việc hợp đồng cung ứng nông sản cho doanh nghiệp và tiếp thu sự hỗ trợ,
giúp đỡ của doanh nghiệp về vốn và kỹ thuật. Nhu cầu phát triển các hình thức
kinh tế hợp tác thật sự phổ biến và bức xúc, nhu cầu và điều kiện để phát triển

HTX nông nghiệp ngày càng chín muồi trong nền kinh tế thị trường, hội nhập
trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
Khu vực kinh tế hợp tác xã, nhất là HTX nông nghiệp trong những năm
qua ở Phú Bình có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như góp
phần giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông
dân. Tuy vậy khu vực kinh tế HTX vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém: Sản xuất kinh
doanh còn lúng túng, thiếu hiệu quả, chưa bền vững, một số HTX nông nghiệp
còn chưa thực hiện đúng các nguyên tắc, bản chất hợp tác xã… Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến sự yếu kém như hiện nay của khu vực kinh tế HTX nhưng có một
nguyên nhân rất quan trọng làm cho các HTX chưa phát triển được là do chất
lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp mà đặc biệt là trình độ, nghiệp vụ và
năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, điều HTX.

2


Vậy thực trạng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp ở Phú Bình – Thái
Nguyên hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng đội
ngũ cán bộ HTX nông nghiệp? Trong những năm qua công tác nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp đã được thực hiện ra sao? Giải pháp nào
để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp cho các HTX trong giai
đoạn 2015-2020? Đây là những vấn đề cần thiết được đặt ra và nghiên cứu một
cách bài bản để giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, đặc biệt là
chính bộ máy quản lý, điều hành các HTX có các thông tin cần thiết để giải quyết
các vấn đề có liên quan đến đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp và khu vực HTX
nói chung một cách hợp lý và khoa học.
Xuất phát từ yêu cầu đó tác giả thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp Huyện Phú Bình – Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông
nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp trên địa bàn
huyện đến 2020.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ
HTX nông nghiệp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp .
- Đánh giá chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông
nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ HTX
nông nghiệp và những yếu tố tác động đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ HTX nông ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX
nông nghiệp huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đội ngũ cán bộ trong HTX nông nghiệp ở huyện Phú
Bình – tỉnh Thái Nguyên.

3


* Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp trên địa
bàn huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên.
*Phạm vi về không gian
Thời gian: Chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2010 – 2015 (5 năm qua).
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
*Về phương diện lý luận:
- Nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về

HTX, trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà
kinh tế học, một số Tổ chức quốc tế và một số học giả, kết hợp đúc rút thực tiễn
tác giả đã đề xuất quan niệm trình độ đội ngũ cán bộ HTX, trình độ đội ngũ cán
bộ HTX nông nghiệp.
- Từ cơ sở lý luận và tham khảo các tài liệu, tác giả đề xuất tiêu chí xác định
và đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ HTX để vận dụng vào điều kiện thực tiến
đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng.
* Về thực tiễn: Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả
nghiên cứu, khảo sát của luận văn.
- Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật và có chọn lọc, luận văn đã trình bày
tổng quan thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ HTX ở Phú Bình tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu, cũng như chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu thực trạng nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ HTX.
- Xuất phát từ các đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ HTX, luận văn
đã đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu để nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phát triển nhân lực khu vực HTX. Các giải pháp
này có giá trị tham khảo tốt trong xây dựng, hoạch định và triển khai các chính
sách phát đội ngũ cán bộ HTX..
- Đã đề xuất cơ chế phối hợp của các chủ thể và lộ trình thực hiện các giải
pháp trong những năm tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm và vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp
a. Khái niệm Hợp tác xã
HTX nông nghiệp đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trò tích cực trong

sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Từ 1955 đến nay, phong trào HTX nông nghiệp ở Việt Nam không ngừng
phát triển qua các thời kỳ từ kế hoạch hóa tập trung đến nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, cho thấy sự cần thiết và vai trò của HTX nông nghiệp ở Việt
Nam hiện nay.
Tuy nhiên, khác với các loại hình tổ chức kinh tế khác, HTX nông nghiệp
ngoài đáp ứng các yêu cầu về kinh tế còn có thể đáp ứng các yêu cầu về văn hóa
- xã hội của thành viên và cộng đồng theo nguyên tắc tương trợ mà các tổ chức
kinh tế khác khó thực hiện được. Và vì vậy vai trò của hợp tác xã, quy mô, tính
chất hiệp hội của HTX nông nghiệp là hết sức đa dạng và sự đa dạng đó dẫn đến
những xu hướng khác nhau, quan điểm khác nhau về HTX nông nghiệp và vai
trò của hợp tác xã.
Theo Liên minh HTX Quốc tế (ICA) đã cho rằng: “HTX nông nghiệp là
một hiệp hội tự chủ, do các cá nhân tự nguyện liên kết với nhau nhằm tho mãn
những nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua
các tổ chức kinh tế cùng làm chủ chung và kiểm tra dân chủ”.
Theo Tổ chức Cán bộ quốc tế (ILO), HTX nông nghiệp là Liên hiệp hội hay
là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp
ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua
một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát dân chủ.
Trên cơ sở kế thừa và thực tiễn HTX trong điều kiện hiện nay ở nước ta,
Luật HTX 2012 xã định nghĩa: “HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể,
đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập
và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” (Quốc Hội, 2012).

5



Như vậy theo Luật HTX của Việt Nam, khái niệm HTX nông nghiệp chú
trọng hơn đến khía cạnh pháp lý, còn theo Tổ chức Cán bộ quốc tế thì khái niệm
HTX nông nghiệp chú trọng hơn đến khía cạnh xã hội và cộng đồng.
- HTX nông nghiệp
Từ khái niệm HTX có thể hiểu HTX nông nghiệp như sau: HTX nông nghiệ
trước hết là tổ chức kinh tế hợp tác của những người sản xuất nông nghiệp; được
thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ nhằm đáp ứng những yêu cầu về
dịch vụ đa dạng trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và đời sống của chính
các xã viên tham gia. HTX nông nghiệp có thể là các tổ chức kinh tế hợp tác của
nông dân trên ba lĩnh vực chủ yếu: một là, lĩnh vực cung ứng các yếu tố đầu vào
của sản xuất như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, thủy lợi; hai là, trong
lĩnh vực giải quyết đầu ra của sản xuất nông nghiệp bao gồm hoạt động thu mua
chế biến đóng gói và tiêu thụ nông sản ở thị trường trong và ngoài nước; ba là
trong lĩnh vực trực tiếp tổ chức sản xuất tập trung trong chồng trọt, chăn nuôi, kể
cả nuôi thủy sản.
b. Đặc điểm của Hợp Tác Xã nông nghiệp
Trong sản xuất và đời sống, sự hợp tác giữa các thành viên cho phép thực
hiện được hoặc thực hiện hiệu quả hơn nhiều công việc mà từng thành viên riêng
lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả. Và đương nhiên những lợi
ích mang lại về mặt kinh tế, về mặt an sinh xã hội… cho các thành viên cũng
nhiều hơn. Những lợi ích này là nguồn gốc cho sự ra đời và là động lực phát triển
của kinh tế HTX.
- Đặc điểm từ góp độ sở hữu
Từ góp độ sở hữu, kinh tế HTX nông nghiệp là nòng cốt, bộ phận chính của
thành phần kinh tế tập thể. Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XI xác định: kinh tế
nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế
quốc dân. Trong từng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, kinh tế HTX nông nghiệp
là sự liên kết sản xuất, kinh doanh của các thành viên đồng sở hữu. Vì vậy đây là
sự liên kết bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ.
Trong HTX kiểu mới, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của các thành viên

được phân định rõ. “Sở hữu tập thể bao gồm các nguồn vốn tính lũy tái đầu tư,
các tài sản do tập thể mua sắm để dùng cho hoạt động của HTX” (Quốc hội,
2013), tài sản trước đây giao lại cho tập thể sử dụng làm tài sản không chia và

6


các quỹ không chia Thành viên không tham gia HTX khi tham gia HTX không
phải góp tư liệu sản xuất, mà điều kiện tiên quyết là phải góp vốn, song “Đối với
hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định
của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. Đối với liên hiệp
hợp tác xã, vốn góp của HTX nông nghiệp thành viên thực hiện theo thỏa thuận
và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp
tác xã”(Luật HTX, 2012); đồng thời cũng có thể góp sức khi HTX có nhu cầu.
Vốn góp của các thành viên được chia lãi hằng năm và được rút khi xã viên ra
khỏi HTX.
c. Bản chất kinh tế Hợp tác xã nông nghiệp từ góp độ kinh tế
Về mặt bản chất, HTX nông nghiệp khác với các hình thức tổ chức kinh tế
khác ở hai điểm chính:
- Thứ nhất, HTX nông nghiệp là hiệp hội của các thành viên đồng ý trở
thành người đồng sở hữu, đưa ra các quyết định dân chủ và đồng khai thác doanh
nghiệp chung.
- Thứ hai, mục tiêu cơ bản của HTX nông nghiệp là đáp ứng nhu cầu và
nguyện vọng về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên. Hay nói cách khác,
HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế - xã hội hợp tác những người yếu thế để tổ
chức sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích tối đa cho các thành viên, khác
với các loại hình doanh nghiệ về mặt mục tiêu thành lập (đáp ứng yêu cầu kinh
tế, văn hóa, xã hội và tổ chức hoạt động (dân chủ, tính tương trợ cao).
d. Đặc trưng của Hợp tác xã nông nghiệp
- Về mặt đối tượng tham gia

HTX nông nghiệp nông nghiệp là tổ chức kinh tế - xã hội liên kết các cá
nhân, hộ gia đình và pháp nhân, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện
nhằm đáp ứng các nhu cầu chung của xã viên theo nguyên tắc tương trợ.
HTX nông nghiệp là nơi tập hợp và liên kết các cá nhân qua đó họ (các xã
viên) giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác với nhau nhằm thực hiện các nhu cầu chung
của họ về hàng hóa / dịch vụ / văn hóa / xã hội. Lý do cơ bản là các nhu cầu
chung này của xã viên chỉ được đáp ứng hoặc được đáp ứng hiệu quả hơn thông
qua hợp tác xã. Vì vậy, nếu HTX nông nghiệp không đáp ứng được các nhu cầu
chung của xã viên ở mức độ nhất định, sự liên kết và hợp tác giữa các thành viên
sẽ bị yếu đi và HTX nông nghiệp sẽ bị suy yếu. Các HTX nông nghiệp nhỏ hơn
có tính chất hoạt động tương tự nhau có thể hợp nhất với nhau dưới hình thức

7


liên hiệp hợp tác xã. Với những lý do trên, HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh
tế - xã hội liên kết các cá nhân được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu chung
của xã viên theo nguyên tắc tương trợ.
- Về mục tiêu hoạt động
HTX nông nghiệp được thành lập nhằm đáp ứng cả nhu cầu kinh tế, văn hóa
và xã hội của xã viên và cộng đồng.
Khác với các doanh nghiệp được thành lập thuần túy vì mục đích là tối đa
hóa lợi nhuận (mục tiêu kinh tế) của các nhà đầu tư (những người góp vốn), các
HTX nông nghiệp được thành lập nhằm đáp ứng cả các nhu cầu về văn hóa và xã
hội của cả các xã viên và cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, một phần quan trọng
trong lợi nhuận của HTX nông nghiệp được dùng để đáp ứng nhu cầu kinh tế của
cộng đồng xã viên. Cách thức phân phối này cũng góp phần tạo ra cơ chế hiệu
quả để các thành viên HTX nông nghiệp cùng chia sẻ khó khăn, trách nhiệm,
nghĩa vụ và lợi ích, từ đó khuyến khích phát triển tinh thần hợp tác, tính cộng
đồng, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên hợp tác xã.

- Về phương thức tổ chức hoạt động
HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tự chủ có tính dân chủ cao. HTX
nông nghiệp được thành lập trên cơ sở góp vốn của xã viên, những người đồng
sở hữu hợp tác xã, vì vậy HTX nông nghiệp là một đơn vị kinh tế tự chủ. Tuy
nhiên, HTX nông nghiệp khác với các tổ chức kinh tế khác (các doanh nghiệp) ở
tính dân chủ cao. Lý do cơ bản là xã viên HTX nông nghiệp vừa là người góp
vốn vừa là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của hợp tác xã, vừa là người quản lý
vừa là người làm thuê. Là người góp vốn, cộng đồng xã viên sẽ cùng quyết định
làm cái gì và làm như thế nào để đáp ứng cao nhất nhu cầu chung về kinh tế, văn
hoá, xã hội của họ. Là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, xã viên
có khả năng tác động mạnh mẽ đến định hướng sản xuất và hoạt động của hợp
tác xã. Với tư cách là người quản lý, các xã viên HTX nông nghiệp có quyền
tham gia vào các quyết định của HTX nông nghiệp một cách dân chủ. Là người
làm thuê, các xã viên HTX nông nghiệp được quyền hưởng các lợi ích cơ bản
của người cán bộ là tiền lương và các quyền lợi liên quan khác. Vì vậy, HTX
nông nghiệp là tổ chức tự chủ của những người cán bộ được kiểm soát theo
nguyên tắc dân chủ cao. Điều này làm cho HTX nông nghiệp khác với các doanh
nghiệp có mục tiêu thuần túy về mặt thương mại.

8


-.Về tài sản
Vốn góp của xã viên HTX nông nghiệp ở nhiều nước có cách gọi khác
nhau: dự phần xã hội, vốn góp điều lệ, cổ phần. Tài sản chung được hình thành
và phát triển không có mục đích tự thân, mà hướng đến việc phục vụ nhu cầu
chung về kinh tế, văn hóa và xã hội của các xã viên. Vì vậy, trong suốt quá trình
tham gia hợp tác xã, xã viên chỉ được sở hữu tư nhân phần vốn góp ban đầu của
họ; còn tài sản hình thành từ hoạt động của HTX nông nghiệp là tài sản chung
không chia của hợp tác xã; trường hợp HTX nông nghiệp bị giải thể, tài sản này

phải được chuyển giao cho chính quyền địa phương; trường hợp xã viên rút ra
khỏi hợp tác xã, thì chỉ rút phần vốn đã góp. Tài sản chung không chia được xem
là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển bền vững và liên tục của hợp tác xã. Sở
hữu tài sản chung không phân chia là đặc điểm mang tính bản chất của hợp tác
xã, phản ánh tính cộng đồng cao của hợp tác xã, khác hẳn với các công ty, theo
đó sở hữu của thành viên góp vốn tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình trong
suốt quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã.
e. Vai trò của Hợp tác xã
Sự tồn tại và phát triển của kinh tế HTX là tất yếu khách quan, phù hợp và
cần thiết trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Vai trò của HTX có thể
khái quát ở các mặt sau:
- Kinh tế HTX là góp phân thúc dẩy Phân công cán bộ và chuyên chuyên
môn hóa sản xuất
Phân công xuất hiện là một bước tiến lớn trong đời sống xã hội loài người
với hình thức nguyên sơ nhất là phân công tự nhiên. Cuộc đại phân công cán bộ
xã hội lần thứ nhất đã tách nghề chăn nuôi ra khỏi nghề trồng trọt. Việc tách nghề
thủ công ra khỏi nghề nông là đặc trung của cuộc đại phân công xã hội lần thứ
hai, từ đó dẫn đến sự hợp tác giữa nghề nông, nghề chăn nuôi và thủ công. Sự
xuất hiện tầng lớn thương nhân không trực tiếp sản xuất mà chỉ kinh doanh, trao
đổi sản phẩm là nội dung của cuộc đại phân công cán bộ xã hội lần thứ ba.
Khi phân công cán bộ xã hội xuất hiện, buộc con người phải hợp tác với
nhau, nếu không có sự hợp tác thì mợi sự phân công sẽ trở nên vô nghĩa. Phân
công và hợp tác là hai mặt có quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình phát
triển LLSX. Phân công cán bộ càng sâu sắc thì quan hệ hợp tác càng chặt chẽ.
Chính quan hệ hợp tác đạo điều kiện để phát huy hiệu quả của phân công.

9


Phân công và hợp tác là đòi hởi khách quan của cuộc sống kinh tế. Hợp tác

diễn ra ở các khâu, các công đoạn trong quá trình sản xuất và phát triển dẫn đến
các ngành ngành dịch vụ có liên quan. Khi nền kinh tế còn ở trình độ thấp, sản
xuất hàng hóa chưa phát triển, chủ yếu là hộ tác giản đơn. Khi chuyển sang nền
kinh tế hàng hóa, do sự phát triển của phân công cán bộ xã hội, do yêu cầu của
quy luật cạnh tranh nên đã phát triển đa dạng các loại hình HTX. Sở dĩ như vậy
là vì, khi chuyên sang nền KTTT thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều do
thị trường chi phối, quyết định. Để giải quyết nhưng khó khăn cho từng họ gia
đình (vốn, điều kiện sản xuất, thông thin thị trường...) thì càng cần thiết phải có
sự hợp tác với nhau. HTX sẽ là hình thức gần gũi, phù hợp với hoạt động kinh tế
của các hộ gia đình để họ thực hiện và bảo vệ lợi tích của mình.
- HTX sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát triển
“Xét về mặt lý luận và thực tiễn, kinh tế HTX là sản phẩm tất yếu của nền
sản xuất hàng hóa, sản xuất hàng hóa càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh
tế thị trường càng gay gắt thì những người cán bộ riêng lẻ, các hộ cá thể, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa càng có yêu cầy phải liên kết, hợp tác với nhau, nếu
không thì khó có thể tồn tại và phát triển” (Phùng Quốc Chí, 2010). Phát triển
kinh tế HTX giải quyết được mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ, manh mún với sản
xuất hàng hóa lớn. Phát triển kinh tế tập thể là tất yếu, tạo điều kiện để thúc đẩy
kinh tế hộ phát triển, từng bước chuyển nền sản xuất nhỏ manh mún, thủ công,
hiệu quả kinh tế thập sang sản xuất lớn theo hướng hàng hóa.
Nếu không có kinh tế tập thể - các hộ sản xuất cả thể cứ tồn tại độc lập,
mạnh ai nấy làm, trong điều kiện như hiện nay,đất đai không thể tập trung, người
nông dân vẫn sản xuất một cách tự phát, manh nún, nhỏ lẻ, canh tác, sản xuất
theo kinh nghiệp truyền thống...như thế thì không thể chuyên môn hóa, không thể
tăng năng xuất, không thể có nền sản xuất hàng hóa lớn. Mặt khác nếu không có
kinh tế HTX người nông dân sẽ thua thiệt, thua thiệt về giá, về sức cạnh tranh,
không phát huy được sức mạnh tập thể. Nếu có kinh tế HTX thì những vấn đề
nêu trong được giải quyết sẽ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, nhiều mô hình HTX ở
một số địa phương đã chứng minh điều đó.
- Phát triển kinh tế tập thể gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cắn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sản
sử dụng công cụ cán bộ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến cán

10


bộ với công n ghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng
suất cán bộ xã hội cao” (Chu Văn Cấp, 2006).
Nước ta quá độ lên Chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển, chưa có
một cơ sở vật chất – kỹ thuật tương xứng. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa là con
đường tạo ra một lực lượng sản xuất mới nhằm khai thác, phát huy tốt nhất các
nguồn lực bên trong và sử dụng có hiệu quả các nguồn bên trong và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, thủy sản nhằm khai thác có hiệu quả
tiềm năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp, đảm bảo vững chắc yêu cầu an
ninh lương thực cho xã hội; tạo nguồn nhiên liệu có khối lượng lớn, chất lượng
cao, giá thành hạ, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến, phân
công cán bộ xã hội, hình thành các điểm công nghiệp gắn liền với đô thị hóa tại
chỗ, mở mang thị trường sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến,
phân công cán bộ xã hội, hình thành các điểm công nghiệp gắn liền với đo thị
hóa tại chỗ, mở mang thị trường sản phẩm và dịch vụ cho công nghiệp, chú trọng
các ván đề thủy lợi hóa, áp dụng công nghệ tiên bộ, nhất là công nghệ sinh học,
cơ giới hóa, điện khí hóa, phát triển mạnh công, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch,
tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng.
Cũng trong điều kiện đó, nước ta là một nước có nền nông nghiệp đang
trong quá trình phát triển, sản xuất vẫn theo kinh nghiệp truyền thống là chính,
hộ nông dân vẫn chủ yếu sản xuất theo hướng tự túc, manh mún, khi lương thực
thực phẩm có ít dư thừa mới đem bán cho người khác. Thương mại, dịch vu khu

vực nông thôn vẫn chưa mang tính tự phát, chưa có tổ chức, mạnh ai nấy làm. Có
thực tế đó là do quy mô về vốn, khoa học kỹ thuật, tư liệu sản xuất...chưa đủ để
tổ chức theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất lớn. Nếu biết cách tổ chức các
loại hình kinh tế hợp tác, các chủ thể kinh tế biết tập hợp sức mạnh thì sẽ phát
huy được thế mạnh về vốn, có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển
lực lượng sản xuất. Đây là cơ sở chuyến biến căn bản toàn diện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng cán bộ thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến cán bộ với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất cán bộ xã hội cao. Do vậy có
thể thấy sự phát triển của kinh tế tập thể đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

11


Củng cố và phát triển kinh tế HTX với CNH- HĐH có quan hệ mật thiết,
biện chứng với nhau; phát triển kinh tế HTX góp phần thúc đẩy CNH, HĐH đất
nước, điều đó thể hiện:
Thứ nhất, Phát triển kinh tế Tập thể từng bước biến đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế, xã hội. Nếu sản xuất
cả thế mang tính riêng lẻ, manh mún, lạc hậu, tính cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh
tế không cao thì phát triển kinh tế tập thể phát huy được thế mạnh nội lực về vốn
(đặc biệt vốn sản xuất kinh doanh, vốn nhàn rỗi trong dân, vốn phòng ngừa rủi
ro, tiết kiệm...là rất lớn), phát huy được sức mạnh, trí tuệ tập thể, có sự quản lý,
hỗ trợ của Nhà nước sẽ từng bước biến đổi các hoạt động kinh tế sang sản xuất
với quy mô lớn, từng bước thay thế sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, kém
hiệu quả.
Thứ hai, phát triển kinh tế HTX từng bước cải biến cán bộ thủ công, lạc
hầu thành cán bộ sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất cán bộ
xã hội cao. Trên cơ sở vốn được tập trung từ các nguồn lực, từ xã viên đến các

nguồn vốn bên ngoài có điều kiện để đầu tư công nghệ, phương tiện sản xuất,
kinh doanh hiện đại, trên cơ sở đó mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường tính
cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Mặt khác đặc trưng của CNH, HĐH là nền sản xuất hàng hóa phát triển
với tính chất xã hội hóa cao – đó chính là nhu cầu khách quan và triển vọng rộng
lớn cho kinh tế HTX của những người sản xuất phát triển. Xét trên tổng thể nền
kinh tế, trong quá trình CNH, HĐH các tổ chức kinh tế tập thể là một thị trường
rộng lớn cho các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ lĩnh vực
hợp tác, HTX nông nghiệp nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đồng thời đây
cũng là thị trường hàng tiêu dùng đáng kể. Ngược lại, các hình thức kinh tế HTX
nông nghiệp là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu tập trung quan trọng cho công
nghiệp thế biến, hàng tiêu dùng, ngành không thể hình thành và phát triển trên
nền tảng của các hộ nông dân cá thể, sản xuất manh mún, tùy tiện theo kiểu tự
phát. Do vậy HTX góp phần thúc đẩy CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Kinh tế HTX góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất, củng cố Quan hệ
sản xuất
Xét về mặt lý luận: “Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối tác
động biện chứng với nhau, giữa lực lượng sản xuát và quan hệ sản xuất thì quan

12


hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất” (Chu
Văn Cấp, 2006). Có nghĩa là lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định quan hệ sản
xuất, khi lực lượng sản xuất biến đổi thì quan hệ sản xuất sớm hay muộn cũng
biến đổi theo, song quan hệ sản xuất lại tác động trở lại đối với lực lượng sản
xuất theo hướng nếu quan hệ sản xuất phù hợp, tiến bộ sẽ thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển và ngược lại nếu quan hệ sản xuất không phù hợp, trì trệ, lạc hậu
sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

“Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mục tiêu chiến
lược của Đảng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri
thức” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011). Trong nền kinh tế này, kinh tế tập thể
(nòng cốt là HTX) cùng với kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng. Đây vừa là
kết quả của quá trình xã hội hóa nền sản xuát, là kết quả của quá trình phát triển
lực lượng sản xuất trong một thời gian dài, vừa là kết quả của sự quản lý, tác
động có hiệu quả của nhà nước. Trong HTX, phần sở hữu tập thể được hình
thành phải phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất và lợi ích của người cán bộ.
Sở hữu tập thể trong HTX không phủ nhận, xóa bỏ sở hữu tư nhân của các thành
viên và cũng không được tạo nên bằng phong trào tập thể hóa ồ ạt.
Sự tác động của cơ chế thị trường tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo,
một bộ phận nhỏ giàu lên, số còn lại rơi vào thua thiệt, thậm chí phá sản. Trong
cuộc cạnh tranh nghiệt nghã này, khu vực sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế của
những hộ nông dân, tiêu thương, tiểu chủ sẽ phải chịu thua thiệt, nếu để mặc họ
tự bươn chải. Con đường giúp cho những người cán bộ cá thể có thể đi lên cuộc
sống ấm no, hạnh phúc là tự nguyện tập hợp lại dưới sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà
nước để tổ chức sản xuất, kinh doanh.
HTX nông nghiệp ra đời cùng với thời gian, hiệu quả kinh doanh và khả
năng tích lũy sẽ xuất hiện dần sở hữu tập thể, tao ra sự đan xen và kết hợp nhân
tố công hữu và tư hữu. Con đường đưa nông dân và những người sản xuất nhỏ đi
lên CNXH nhất định phải là con đường hợp tác với những bước đi và hình thức
phù hợp, xuất phát từ nguyện vọng của người cán bộ, từ nhu cầu phát triển sản
xuất, kinh doanh, từ trình độ phát triển kinh tế, từng vùng cũng như cả nền kinh
tế dưới sự giúp đỡ đắc lực của Nhà nước. Lênin đã nhận định: “nếu chúng ta rổ
chức được toàn thể nông dân vào HTX thì chúng ta đứng vững được hai trên trên
mảnh đất XHCN” (Lênin, 1977).
Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, thì mức độ, nhu cầu hình thành và

13



phát triển HTX còn thấp, khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến mức độ nhất
định thì nhu cầu hợp tác sẽ phát triển và mở rộng để các loại hình HTX xuất hiện
và phát triển. Bởi vì, khi lực lượng sản xuất lạc hậu, tư liệu sản xuất còn thô sơ,
sự tác động của thị trường chưa có, sản xuất chủ yếu nhằm mục đích tự cung, tự
cấp, do đó chưa có nhu cầu hợp tác sản xuất (nếu có thì mức độ thấp và quy mô
nhỏ bé), nên HTX chưa được hình thành. Khi lực lượng sản xuất phát triển, tư
liệu sản xuất (mà chủ yếu là tư liệu cán bộ) được cải tiến từ công cụ thủ công, thô
sơ lên cơ khí, máy móc...khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào
sản xuất tăng lên, thị trường ngày càng mở rộng và sự tác động của các quy luật
kinh tế trong nền kinh tế thị trường càng trở nên mạnh mẽ hớn. Điều đó đặt
những người sản xuất cá thể trước hai con đường: Một là, họ sẽ bị phá sản nếu
không thích ứng kịp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hai là họ phải hợp
tác với nhau (hợp tác ở trình độ cao sẽ xuát hiện HTX) để khắc phục hạn chế của
từng cá nhân.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, đến lượt nó lại tạo điều kiện đòi hỏi
mức độ hợp tác tăng lên và các hình thức hợp tác được phát triển đa dạng, phong
phú. Chẳng hạn, trước đây khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, thì mức độ hợp
tác chỉ nằm ở một số khâu của quá trình kinh tế và quy mô hợp tác chỉ bó hẹp ở
một số hộ sản xuất, khi lực lượng sản xuất phát triển thì mức độ hợp tác trong
quá trình sản xuất sẽ nhiều hơn và quy mô hợp tác cũng mở rộng theo.
Như vậy trong nền kinh tế hàng hóa với áp dực cạnh tranh gay gắt, muốn
tồn tại và phát triển, kinh tế cá thể manh mún, nhỏ lẻ, tự phát không thể tồn tại và
phát triền trừ khi hợ tác lại với nhau sản xuất, kinh doanh theo kiểu quy mô lớn.
Đồng thời bản thân kinh tế tập thể cũng phải từng bước đầu tư phát triển đội ngũ
cán bộ, tư liệu sản xuất, trình độ khoa học công nghệ, giảm thiểu chi phí, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khi lực lượng sản xuất phát triển thì đồng thời
cùng với quá trình ấy quan hệ sản xuất cũng từng bước biến đổi, từng bước được
củng cố, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dần được hình thành theo hướng tiến
bộ, nhân văn và công bằng hơn.

2.1.2. Khái niệm về đội ngũ cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp
2.1.2.1. Đội ngũ cán bộ trong Hợp tác xã
a. Khái niệm
Ở HTX, đội ngũ cán bộ là toàn bộ những thành viên tham gia công tác quản

14


×