Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 139 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ NGOẠN

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN,
TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Phúc Thọ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Trần Thị Ngoạn

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ động viên của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất
cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, các thầy
cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt các Thầy cô giáo trong bộ môn Kinh
tế - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn và
tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới TS.Nguyễn Phúc Thọ, thầy đã
dành nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong
suốt quá trình tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ viên chức UBND huyện
Hương Sơn, cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết phục vụ
cho nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, người thân, bạn bè và tất cả những
người đã bên cạnh động viên, giúp đỡ cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngoạn

ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, đồ thị, hộp .......................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5


2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 5

2.1.2.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của chăn nuôi hươu sao .......................................... 18

2.1.3.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nhung hươu sao ............. 22

2.1.4.

Nội dung phân tích chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hươu sao....................... 23

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm hươu sao ............................ 31

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 35

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới .......................................... 35

2.2.2.


Nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam .............................................. 36

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 39
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 39

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................. 39

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 48

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 48

iii


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 49


3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 53

3.2.4.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 53

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 54

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 56
4.1.

Khái quá tình hình chăn nuôi hươu trên địa bàn.................................................. 56

4.1.1.

Quy mô chăn nuôi hươu sao trên huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh ...................... 56

4.1.2.

Cơ cấu các mô hình chăn nuôi hươu sao .......................................................... 57

4.1.3.

Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi Hươu sao ........................................... 59

4.2.


Thực trạng chuỗi giá trị chăn nuôi hươu sao Hương Sơn ................................ 62

4.2.1.

Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị chăn nuôi hươu sao................................................... 62

4.2.2.

Thực trạng các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nhung hươu ............................ 64

4.2.3.

Phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị nhung hươu ........................ 79

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện ..... 85

4.3.1.

Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm ............................................................ 85

4.3.2.

Mối liên kết giữa các tác nhân .......................................................................... 89

4.3.3.

Vốn ................................................................................................................... 91


4.3.4.

Thị trường tiêu thụ ............................................................................................ 93

4.3.5.

Vai trò quản lý của nhà nước và chính quyền địa phương ............................... 93

4.3.6.

Trình độ, nhận thức của cán bộ và người dân về chuỗi giá trị hươu sao .......... 94

4.5.

Định hướng giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhung hươu trên
địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh .......................................................... 95

4.5.1.

Định hướng ....................................................................................................... 95

4.5.2.

Hệ thống giải pháp ............................................................................................ 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 104
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 104


5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 105

5.2.1.

Đối với Nhà nước ........................................................................................... 105

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương .................................................................... 106

5.2.3.

Đối với các tác nhân tham gia trong chuỗi ..................................................... 107

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 108

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ACI

Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế


AEC

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CĐM

Cánh đồng mẫu

CIRAD

Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nghiên cứu Nông nghiệp phục vụ
Phát triển

CN–TTCN-DV

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ

DOST

Sở Khoa học và Công nghệ


ĐVT

Đơn vị tính

GTSX NN

Giá trị sản xuất nông nghiệp

GTZ

Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Đức

HTX

Hợp tác xã

ICARD

Trung tâm Tin học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

IFFAV

Viện Nghiên cứu Rau quả Việt Nam

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SNV


Tổ chức Phát triển Hà Lan

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

VTRI

Viện Nghiên cứu Chè Việt Nam

WASI

Viện Khoa học kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Kích thước trung bình của hươu sơ sinh (cm) ........................................... 19

Bảng 2.2.

Tuổi thành thục về tính của hươu đực ....................................................... 19

Bảng 2.3.

Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của hươu sao................................... 20


Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2013 - 2015..................... 55

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Hương Sơn giai đoạn
2013-2015. ................................................................................................ 43

Bảng 3.3.

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hương Sơn giai đoạn
2013 - 2015 ............................................................................................... 45

Bảng 3.4.

Số lượng mẫu điều tra................................................................................ 51

Bảng 4.1.

Quy mô chăn nuôi hươu sao của huyện Hương Sơn giai đoạn
2013 – 2015 ............................................................................................... 56

Bảng 4.2.

Cơ cấu các mô hình chăn nuôi hươu sao huyện Hương Sơn giai đoạn
2013 - 2015 ................................................................................................ 58

Bảng 4.3.


Giá trị sản lượng chăn nuôi hươu giai đoạn 2013 - 2015 .......................... 59

Bảng 4.4.

Biến động giá sản phẩm chăn nuôi hươu giai đoạn 2013 - 2015 .............. 60

Bảng 4.5.

Thông tin chung về hộ chăn nuôi .............................................................. 65

Bảng 4.6.

Quy mô chăn nuôi hươu của các hộ điều tra ............................................. 66

Bảng 4.7.

Hạch toán chi phí sản xuất của tác nhân chăn nuôi hươu sao Hương Sơn....... 67

Bảng 4.8.

Kết quả và hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi hươu của hộ ............................. 68

Bảng 4.9.

Thông tin về Người thu gom/thương lái .................................................... 70

Bảng 4.10. Cơ cấu lượng thu mua từng loại nhung của tác nhân thu gom .................. 72
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân thu gom nhung hươu
Hương Sơn ................................................................................................. 73
Bảng 4.12. Thông tin chung về người bán lẻ ............................................................... 75

Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả hoạt động của người bán lẻ nhung hươu .................. 76
Bảng 4.14. Tổng hợp thông tin người tiêu dùng .......................................................... 78
Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân sản xuất kinh doanh
nhung hươu Hương Sơn ............................................................................ 80
Bảng 4.16. Giá trị gia tăng thuần của các tác nhân theo kênh I ................................... 82
Bảng 4.17.

Giá trị gia tăng thuần của các tác nhân theo kênh II................................. 83

Bảng 4.18. Giá trị gia tăng thuần của các tác nhân theo kênh III ................................ 84
Bảng 4.19. Nhu cầu về dinh dưỡng của hươu sao ....................................................... 89

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1. Mô tả chuỗi cung ứng sản phẩm (Porter, 1985) .............................................. 6
Sơ đồ 2.1. Mô tả cấu trúc chuỗi giá trị chăn nuôi hươu sao ........................................... 24
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị nhung hươu Hương Sơn.................................................. 62
Hộp 4.1. Ý kiến người chăn nuôi .................................................................................... 69
Đồ thị 4.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hươu (%) ....................................... 61
Đồ thị 4.2. Các thông tin sản phẩm người thu gom quan tâm ........................................ 71
Đồ thị 4.3. Biến động giá bán lẻ nhung hươu qua các năm ............................................ 75
Đồ thị 4.4. Chia sẻ lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi ............................................... 84
Đồ thị 4.5. Nhiệt độ và lượng mưa tại huyện Hương Sơn năm 2015 ............................. 86
Đồ thị 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh của hươu sao trong năm ...................................................... 87
Đồ thị 4.7. Nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi hươu của hộ nông dân ............................. 92

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Ngoạn
Tên Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hươu sao trên địa
bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chăn nuôi hươu sao là nghề truyền thống đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam. Hươu
sao được nuôi dưỡng đầu tiên ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) và Quỳnh Lưu (Nghệ An), với
quá trình lịch sử trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đã khẳng định được vai trò to lớn của
mình đối với đời sống người nơi đây. Đề tài được thực hiện nhằm phân tích thực trạng
hoạt động của chuỗi giá trị chăn nuôi hươu sao trên địa bàn, phân tích hiệu quả và phân
bổ lợi ích của chuỗi qua từng tác nhân, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề ra giải pháp góp
phần hoàn thiện chuỗi.
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong
năm 2016 với các mục tiêu: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
chuỗi giá trị, chuỗi giá trị chăn nuôi hươu sao; (2) Phân tích thực trạng chuỗi giá trị
chăn nuôi hươu sao; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi trên địa bàn huyện;
(4) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi
hươu sao trên địa bàn nghiên cứu.
Các thông tin trong đề tài được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu,
phương pháp tham vấn chuyên gia. Để xử lý thông tin thu thập được, chúng tôi sử
dụng phần mềm Microsoft Excel lập các bảng tính toán. Các thông tin được phân
tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích lợi ích – chi phí.
Chăn nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn có từ thập niên 50 của thế kỷ
trước. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đúng đắn của chính quyền, chăn

nuôi hươu tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Quy mô đàn hươu huyện tăng nhanh
qua 3 năm, tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,22%, với các mô hình quy mô lớn ngày
càng phát triển. Sản phẩm chính chủ yếu là nhung hươu tươi và tiêu thụ tại thị trường
trong nước.
Qua điều tra từ các tác nhân trong chuỗi giá trị chăn nuôi hươu, luồng vật chất
được luân chuyển từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng qua 4 kênh chính,
mỗi kênh lại có các tác nhân tham gia khác nhau với tỷ lệ khác nhau. Có hai kênh thị
trường truyền thống chính với sự tham gia của nhiều tác nhân, cả hai kênh đều hoạt
động tương đối hiệu quả, giá trị gia tăng của kênh rất cao. Tuy nhiên hai kênh có sự

viii


chênh lệch lớn về khả năng tiêu thụ sản phẩm (kênh I tiêu thụ khoảng 70%, kênh III tiêu
thụ khoảng 28,1%). Kênh III là tiêu thụ chỉ có hai tác nhân tham gia là người chăn nuôi
và người bán lẻ cũng hoạt động rất hiệu quả, rất có tiềm năng nhưng quy mô của kênh
còn nhỏ và thiếu bền vững. Ngoài ra người chăn nuôi còn phân phối trực tiếp nhung
hươu tươi đến người tiêu dùng, chiếm tỷ lệ khá lớn (14,3%) so với các ngành hàng
khác. Đây là một luồng luân chuyển mang lại hiệu quả lớn nhất cho người chăn nuôi
nhưng lại không đi theo hướng chuyên môn hóa.
Chuỗi giá trị chăn nuôi nhung hươu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan khác nhau: điều kiện tự nhiên, yếu tố kỹ thuật, mối liên kết giữa các tác
nhân, vốn, thị trường,... Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả
hoạt động của các kênh trong chuỗi.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cho toàn chuỗi giá
trị cũng như cho từng tác nhân: (i) Nâng cao năng suất và chất lượng nhung hươu
Hương Sơn; (ii) Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước; (iii) Đẩy mạnh kết thị
trường giữa các tác nhân với nhau và với các tác nhân hỗ trợ; (iv) Hỗ trợ vốn cho các
tác nhân trong chuỗi giá trị; (v) Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, xúc tiến quảng
bá sản phẩm.

Như vậy, chăn nuôi hươu sao không chỉ là nghề phát triển kinh tế mà còn là một
nét văn hóa đặc trưng của người dân huyện Hương Sơn. Việc nghiên cứu và hoàn thiện
chuỗi giá trị chăn nuôi hươu sao tại huyện Hương Sơn là một hướng đi đúng và cần
được quan tâm đúng hướng.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Thi Ngoan
Thesis title: Study on the value chain of spotted deer breeding product in Huong
Son district, Ha Tinh province
Major: Economics management

Course code: 60.34.04.10

University: Vietnam National University of Agriculture
Spotted deer husbandry is the traditional job and have long appeared in Vietnam.
Spotted deer first nurtured in Huong Son (Ha Tinh province) and Quynh Luu (Nghe
An), the course of history through many ups and downs, but has confirmed its big role
on the lives of people in this area. This study was conducted to analyze the actual
operation of the livestock value chain spotted deer in the area, effective analysis and
distribution of benefits of the string through each agent, the influencing factors, which
set out complete solutions to the string.
The study was carried out in Huong Son districts, Ha Tinh province in 2016 with
the following objectives: (1) Contribute to systematize theoretical basis and practical
value chain, value chain breeding spotted deer; (2) Analysis of the value chain situation
deer breeding; (3) Analysis of factors affecting the chain in the district; (4) to propose
measures to improve the efficiency of product value chain breeding spotted deer on the
study area.

The information in this topic is collected by means of sample surveys, expert
consultation methods. To process the information collected, we use Microsoft Excel
spreadsheets up. The information was analyzed using descriptive statistical methods,
comparative methods, cost – benefit analysis methods.
Breeding spotted deer in Huong Son district has since the 50s of the last century.
In recent years, the attention of the proper authorities, deer farming increased rapidly in
number and quality. District deer herd size increased rapidly over 3 years, the average
growth rate is 17.22%, with large-scale models is growing. Our main products are
mainly consumed fresh deer antler in the domestic market.
Through the investigation of the actors in the value chain of deer breeding,
material flow is circulated from production to the final consumer through four main
channels, each channel has the different actors to rate different. There are two main
traditional market channels, with the participation of many actors, both channels are
operating relatively efficiently, the channel added value is very high. But the two
channels have a large difference in the ability to consume the product (channel I
consume about 70%, the third channel consumes about 28.1%). Channel III is

x


consumed only two actors, producers and retailers also operate very efficiently, so there
is the potential of the channel but also small-scale and unsustainable. Also farmers also
distribute fresh deer velvet directly to consumers, rather large proportion (14.3%)
compared to other sectors. This is a flow of the largest effective for farmers but does not
go in the direction of specialization.
The value chain of spotted deer velvet is influenced by many factors objectively
and subjectively different natural conditions, technical factors, the link between the
actors, capital, markets, ... The weak this factor directly influences the results and
performance of the channel in the chain.
From the research results, we propose a number of solutions for the entire value

chain as well as for each agent: (i) Improve productivity and quality deer velvet Huong
Son; (Ii) Strengthening the role of State management; (Iii) promote market integration
between actors with each other and with the support agent; (Iv) Support funding for
actors in the value chain; (V) Search and expanding consumer market, product
promotion.
Thus, breeding spotted deer is not only economic development profession but also
a culture characterized by people Huong Son district. The complete study and livestock
value chains in Huong Son district spotted deer is a right direction and should be
interested in the right direction.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Chăn nuôi là ngành không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế Việt Nam từ trước
đến nay. Với nhu cầu đời sống ngày càng cao và đa dạng, đã có nhiều loài động
vật hoang dã được gây nuôi và phát triển ngày càng mạnh như nhím, ba ba, hươu
sao, cá sấu,… Trong số đó hươu sao là loài được đánh giá có giá trị cao, nhung
hươu (lộc nhung) là vị thuốc bổ có giá trị cao nằm trong bốn loại dược liệu dân
gian quý bổ dưỡng (Sâm - nhung - quế - phụng).
Hươu sao là một loài động vật quý hiếm lâu đời ở Việt Nam cũng như trên
toàn thế giới. Với đặc tính bán hoang dã, việc thuần hóa, chăn nuôi hươu mang
những đặc điểm khác biệt so với các loại động vật nuôi khác.Việt Nam là nước
duy nhất ở Đông Nam Á có nghề nuôi hươu Sao truyền thống lâu đời, nhờ đó mà
người dân tích luỹ được những kinh nghiệm quý giá và nắm trong tay kỹ thuật
nuôi hươu sao.
Hương Sơn là một huyện nông nghiệp nằm ở tây nam tỉnh Hà Tĩnh và dãy
Trường Sơn. Với ¾ diện tích là đồi núi cùng khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho sinh
trưởng phát triển của hệ sinh thái tự nhiên. Hươu sao đã được thuần dưỡng và

chăn nuôi lâu đời ở huyện Hương Sơn, trở thành nghề chăn nuôi truyền thống có
thu nhập cao. Phát triển chăn nuôi hươu sao không chỉ đem lại nguồn thu nhập
cho người dân mà còn giúp sử dụng hiệu quả vốn, nhân lực, đất đai và sản phẩm
nông nghiệp. Sản phẩm chăn nuôi hươu của huyện đã được Cục sở hữu trí tuệ,
Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Nhung
hươu và hươu giống Hương Sơn”.
Nghề nuôi hươu sao ở Hương Sơn đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài với
nhiều thăng trầm. Hiện nay, nhận thức được giá trị mà hươu sao mang lại, chính
quyền địa phương đã có những chương trình, chính sách nhằm đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi hươu sao và đạt được kết quả khả quan. Nghề chăn nuôi hươu
đang không ngừng phát triển, hươu sao được xem là vật nuôi giúp xóa đói giảm
nghèo và phát triển kinh tế của người dân nơi đây. Trong những năm gần đây
tổng đàn hươu đã tăng khá nhanh, đến nay, tổng số đàn hươu ở Hương Sơn đã
đạt hơn 3.200 con, số hộ nuôi hươu tăng cao.

1


Tuy vậy, người chăn nuôi lại gặp khó khăn trước đầu ra sản phẩm, tiêu thụ
sản phẩm nhung hươu vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tư thương và chưa có lời giải
thấu đáo. Việc giá nhung hươu không ổn định lên xuống thất thường chính là trở
ngại hàng đầu của sản xuất chăn nuôi hươu. Chính quyền chủ yếu đẩy mạnh ở
khâu đầu vào và sản xuất mà chưa có giải pháp thấu đáo cho đầu ra sản phẩm.
Việc nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hươu sao tại địa bàn
mang ý nghĩa quan trọng, giúp các nhà quản lý có cái nhìn rõ hơn về hoạt động
sản xuất, kinh doanh sản phẩm chăn nuôi hươu sao, mối quan hệ tương tác và
phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi, từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của chuỗi, đặc biệt là ở kênh tiêu thụ, góp phần thúc đẩy việc phát
triển và tăng hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân.
Các nghiên cứu về chăn nuôi hươu sao từ trước đến nay chỉ tập trung vào

nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ, giải pháp phát triển chăn nuôi mà
chưa đề cập đến hoạt động của chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Hương Sơn. Xuất
phát từ các thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh” để đóng góp thêm lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị chăn nuôi,
từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị hoạt động hiệu quả, nâng cao đời
sống cho người chăn nuôi hươu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hươu sao tại địa
bàn huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh, mối quan hệ của các tác nhân, các yếu tố
ảnh hưởng; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hươu sao trên địa bàn huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị, chuỗi
giá trị chăn nuôi hươu sao
- Phân tích thực trạng chuỗi giá trị chăn nuôi hươu sao: sơ đồ chuỗi giá trị,
đặc điểm các tác nhân tham gia, mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi của
huyện thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị chăn nuôi hươu sao trên
địa bàn huyện Hương Sơn

2


- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị của từng tác nhân trong
chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh
Hà Tĩnh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, các câu hỏi nghiên

cứu sau đây được đặt ra:
- Chuỗi giá trị là gì?
- Ý nghĩa nghiên cứu chuỗi giá trị?
- Thực trạng chuỗi giá trị hươu sao ở Hương Sơn - Hà Tĩnh như thế nào?
- Phân bổ lợi ích trong chuỗi như thế nào giữa các tác nhân tham gia?
-

Kết quả, hiệu quả kinh tế của từng tác nhân tham gia và toàn chuỗi giá

trị hươu sao Hương Sơn
- Giải pháp nào nâng cao giá trị của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm
nhung hươu Hương Sơn?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tác nhân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá
trình sản xuất, khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hươu sao, bao gồm:
người chăn nuôi hươu sao, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng.
Trong thực tế, một số cá nhân đối tượng có thể tham gia và nhiều công đoạn
và có vai trò khác nhau, việc tách biệt vai trò của đối tượng này sẽ mang tính
tương đối và được phân tích theo vai trò của chúng trong từng giai đoạn.
Một số khách hàng sử dụng sản phẩm nhung hươu trên địa bàn thành phố
Hà Nội làm thông tin đối chứng với các phản ánh của các tác nhân trong chuỗi
giá trị.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tình hình sản xuất, thu
gom, tiêu thụ nhung hươu trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh và một số cơ
sở phân phối, người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu tập trung trong thời gian ba năm từ
2013 đến nay. Một số vấn đề về lý luận được nghiên cứu và tổng hợp trong thời
gian dài hơn.

3


Thông tin sơ cấp sử dụng trong đề tài nghiên cứu được thu thập trong giai
đoạn 2015 – 2016, đề xuất giải pháp đến năm 2020.
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về chuỗi giá trị trong chăn
nuôi hươu sao, thực trạng các tác nhân tham gia, kết quả và hiệu quả sản xuất của
mỗi tác nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị; từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm nhung hươu, phân bổ hài hòa
lợi ích của các bên tham gia chuỗi để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm
chăn nuôi hươu sao tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Do điều kiện hạn chế về thời gian và nguồn lực, để tài được chúng tôi tập
trung nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm là nhung hươu tươi và sơ chế, không nghiên
cứu về sản phẩm thực phẩm từ thịt hươu hay các sản phẩm đã được chế biến.
1.4.3. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã vận dụng cũng như góp phần hệ thống hóa các khái niệm,
phương pháp và nội dung trong phân tích chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hươu
sao. Đây là một đóng góp cho nguồn tài liệu tham khảo về chuỗi giá trị chăn nuôi
hươu sao nói riêng cũng như về chuỗi giá trị tại Việt Nam.
Luận văn là nghiên cứu đầu tiên về chuỗi giá trị của sản phẩm chăn nuôi
hươu sao tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu đã phân tích được thực
trạng và đề ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hươu
sao, góp phần vào việc đưa ra quan điểm và cách nhìn nhận cho các nhà quản lý
về chuỗi giá trị sản phẩm nhung hươu trên địa bàn huyện. Là một nguồn tham
khảo mới cho các cơ quan ban ngành liên quan góp phần hoạch định cách chính
sách phát triển hợp lý và hiệu quả hơn.

4



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị được hiểu là chuỗi của các hoạt động, sản phẩm đi qua tất cả
các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được
một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá
trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Một chuỗi
giá trị tồn tại khi tất cả những tác nhân tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo
ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi (Raphael Kaplinsky and Mike Morris, 2010).
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ,…) để biến nguyên liệu thô thành thành
phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất
nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất,
kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp
như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các
chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính,
đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al., 2008, theo Trần Tiến Khai). Khái
niệm chuỗi giá trị bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và
mối quan hệ quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi.
Cách tiếp cận và phân tích chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác
nhân tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản
xuất nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng.
Theo cẩm nang Phương pháp phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản, có
nhiều cách thức để phân tích chuỗi giá trị từ các cách tiếp cận khác nhau như
cách tiếp cận của Micheal Porter, Kaplinsky và Morries, tiếp cận toàn cầu,... Có
ba dòng nghiên cứu chính trong tài liệu chuỗi giá trị được phân biệt như sau:



Khung khái niệm của Porter (1985)

● Tiếp cận “filière” (phân tích ngành hàng – CCA),
● Tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và
Gereffi, và Korzeniewicz (1994) đề xuất.
Khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: một

5


chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một
công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó. Dựa trên khung khái niệm này, việc
phân tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục
đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty. Theo cách tiếp cận
này, cần tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt động của
công ty thành một chuỗi các hoạt động và lợi thế cạnh tranh được tìm thấy ở một
(hay nhiều hơn) của các hoạt động này. Sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thể
được phân tích bằng cách nhìn vào chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chi tiết
khác nhau. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết định quản
lý và các chiến lược quản trị.
Nhà cung
ứng đầu
vào

Nhà sản

Nhà chế

Nhà phân


Người

xuất

biến

phối

tiêu dùng

Sơ đồ 2.1. Mô tả chuỗi cung ứng sản phẩm (Porter, 1985)
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý
tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng, theo đó tính cạnh tranh
của một công ty không chỉ liên quan đến qui trình sản xuất. Tính cạnh tranh của
doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét bao gồm thiết kế sản phẩm,
mua vật tư đầu vào, hậu cần (bên trong và bên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch
vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ (lập chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động
nghiên cứu…). Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị
chỉ áp dụng trong kinh doanh. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các
hoạt động quản lý, điều hành đưa ra các quyết định mang tính chiến lược.
Cách tiếp cận theo phương pháp “filière” – Phân tích ngành hàng Commodity
Chain Analysis có các đặc điểm chính là: (1) tập trung vào những vấn đề của các
mối quan hệ định lượng và vật chất trong chuỗi; (2) sơ đồ hóa các dòng chảy của
hàng hóa vật chất (3) và sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm.
Trong phân tích, phương pháp phân tích ngành hàng có hai đường lối phân
tích chính. Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ
yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong
ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần thương mại địa phương
và quốc tế, và phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế quốc gia và sự


6


đóng góp của nó vào GDP. Đường lối thứ hai tập trung vào phân tích chiến lược,
đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục tiêu, sự ràng buộc và kết quả của
từng tác nhân tham gia ngành hàng; xây dựng các chiến lược cá nhân và tập thể.
Khái niệm chuỗi giá trị còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu hóa
(Gereffi and Kozeniewicz, 1994; Kaplinsky, 1999; Kaplinsky and Morris, 2001).
Theo đó, các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách
thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết
định liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu. Phân tích chuỗi giá trị
còn giúp làm sáng tỏ việc các công ty, quốc gia và vùng lãnh thổ được kết nối
với nền kinh tế toàn cầu như thế nào.
Phương pháp tiếp cận toàn cầu xem xét cách thức mà các công ty và quốc
gia hội nhập toàn cầu và đánh giá các yếu tố quyết định của sự phân phối thu
nhập toàn cầu, phân chia tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành tiền thưởng cho
các tác nhân trong chuỗi và hiểu các công ty, khu vực và quốc gia được liên kết
với nền kinh tế toàn cầu như thế nào.
Tương tự, theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) của
GTZ (Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit – Đức) thì chuỗi giá
trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ
việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế,
chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Hay
chuỗi giá trị là một loạt quá trình mà các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện
các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến, và phân phối một sản phẩm
cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch sản
xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế
ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự chức năng và các nhà vận
hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các khâu trong chuỗi (Cẩm nang Phương
pháp phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản, 2008).

Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu khái niệm về chuỗi giá trị theo hai
nghĩa đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Theo nghĩa hẹp, chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong
một đơn vị để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm
có: Giai đoạn xây dựng và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị
và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi… Tất cả những hoạt động này tạo
thành một “chuỗi” kết nối từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi

7


hoạt động trên chuỗi còn có khả năng bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
Theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều
tác nhân tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ…) để biến từ một nguyên liệu thô trải qua
các quá trình sản xuất trở thành một thành phẩm đem bán được và tổ chức phân
phối đến người tiêu dùng.
2.1.1.2. Chuỗi giá trị nông sản
a) Chuỗi giá trị nông sản
Theo Cẩm nang Phương pháp phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản, áp
dụng khái niệm trên về chuỗi giá trị vào ngành nông sản, ta có thể hiểu chuỗi giá
trị nông sản là tập hợp các hoạt động từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối
cùng gồm các tác nhân sau: (1) Người sản xuất (người nuôi trồng); (2) Người thu
gom, (3) Người chế biến; (4) Người tiêu thụ. Đây là những tác nhân trực tiếp
tham gia vào chuỗi giá trị. Quan hệ của các tác nhân này dựa trên dòng thông tin,
dòng hàng hóa (dịch vụ) và dòng tiền trên chuỗi. Sự vận động của chuỗi giá trị
còn chịu tác động bởi các tác nhân và yếu tố bên ngoài chuỗi như hệ thống cung
ứng, hoạt động marketing, hệ thống luật pháp, cung cầu hàng hóa.
Một chuỗi giá trị có bốn đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất, chuỗi giá trị bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên trong

các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc.
Thứ hai, một chuỗi bao gồm nhiều tác nhân độc lập nhau, do vậy cần thiết
phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.
Thứ ba, một chuỗi giá trị bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có định
hướng, các hoạt động điều hành và quản lý.
Thứ tư, các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá
trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình.
(Lambert and Cooper, 2000).
Chuỗi giá trị nông sản về cơ bản sự hình thành và phát triển cũng giống như
sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm phi nông sản khác. Tuy
nhiên do những đặc thù rất riêng của sản xuất hàng hóa nông sản từ khâu sản
xuất tới chế biến và tiêu thụ mà chuỗi giá trị hàng nông sản có những đặc thù và
tính chất riêng cần lưu ý, nghiên cứu để tham gia thành công và có hiệu quả vào
các chuỗi giá trị này.

8


Chuỗi giá trị nông sản nói chung khác với chuỗi giá trị của các ngành khác
ở các điểm:
(1) Đối tượng sản xuất là sinh vật, phải tuân theo quy luật sinh học và quy
luật tự nhiên, do vậy làm tăng tính biến động và rủi ro;
(2) Bản chất của sản phẩm, có những đặc trưng tiêu biểu như dễ hư hỏng và
sự thay đổi chất lượng, phẩm cấp sản phẩm khi chuyển dịch trên chuỗi, nên mỗi
sản phẩm khác nhau yêu cầu chuỗi khác nhau;
(3) Thái độ của xã hội và người tiêu dùng ngày càng quan tâm về an toàn
thực phẩm và vấn đề môi trường.
b) Đặc điểm chuỗi giá trị nông sản
Theo TS.Chu Tiến Quang (2008), chuỗi giá trị nông sản hiện nay trên thị
trường quy mô còn nhỏ, sản phẩm nuôi trồng còn ở hình thức giản đơn, chưa có

sự chuyên môn hóa cao. Một người có thể tham gia và đảm nhiệm các vai trò
khác nhau, người nông dân chăn nuôi cũng có thể là người thu gom. Đây là đặc
điểm cơ bản của hình thức tiểu nông, chưa có sự chuyên môn hóa, thiếu tính
chuyên nghiệp trong cạnh tranh thị trường.
Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản được xác định trên cơ sở theo
đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, qua các kênh tiêu
thụ khác nhau. Mà tác nhân chính trong chuỗi giá trị chủ yếu là người nông dân,
ngoài ra là các tác nhân thu gom, thương mại, các tác nhân hỗ trợ,… Chuỗi giá trị
nông sản nhìn chung có các đặc điểm như sau:


Tính mùa vụ và bảo quản

Do đối tượng sản phẩm nông sản luôn mang tính mùa vụ nên sản phẩm
làm ra cũng mang tính mùa vụ theo, làm cho chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi
hươu thường mang đặc điểm không liên tục và có sự thay đổi rất nhanh khối
lượng, chất lượng trong qua trình cung ứng ra thị trường. Cụ thể: vào vụ thu
hoạch, khối lượng sản phẩm nông sản tăng nhanh, chất lượng cao và nhu cầu
bán ra thị trường rất lớn, làm cho giá nhung trên thị trường hạ, ngược lại khi hết
vụ thu hoạch thì cung hàng hóa giảm rất nhanh, chất lượng thấp, nhưng giá bán
trên thị trường lại cao. Đặc điểm này làm cho việc phân phối nông sản trở nên
rất khó khăn và giá cả không ổn định.
Nông sản là hàng hóa tươi sống, dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi
thu hoạch, việc vận chuyển đi xa khó khăn nếu không được chế biến, bảo quản

9


tốt trước khi vận chuyển, điều này đồng nghĩa với giá thành sản xuất sẽ tăng lên
nếu trải qua các cộng đoạn chế biến, chọn lọc và bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đặc điểm này gây ra nhiều khó khăn cho người sản xuất nuôi trồng và hạn chế sự
phát triển mở rộng của chuỗi giá trị. Vì vậy, muốn phát triển được các chuỗi giá
trị với không gian mở rộng, đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh phải có công
nghệ cao, thích hợp về chế biến và bảo quản đồng thời giá cả tiêu thụ phải tăng
lên nhiều lần so với giá bán sản phẩm tại nơi sản xuất. Công nghệ được sử dụng
để kéo dài chuỗi giá trị các sản phẩm này thường là đông lạnh, bảo quản bằng
hóa chất hoặc chân không. Nhìn chung chi phí để bảo quản lớn và thời gian bảo
quản không được lâu.
Ngoài các hình thức chế biến, bảo quản nói trên, để kéo dài chuỗi giá trị
người ta thường sử dụng các cộng nghệ chế biến khác như: đóng hộp hoặc sao
khô và bảo quản trong những thiết bị không quá tốn kém, nhưng chất lượng sản
phẩm thường bị thay đổi và không thích ứng lắm với nhu cầu tiêu dùng của đa số
người tiêu dùng, do vậy cũng dẫn đến khó kéo dài chuỗi giá trị.
 Tác động của thời tiết, dịch bệnh
Sản xuất nuôi trồng chịu tác động bởi các nhân tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng và các nguồn lực khác như thức ăn, nguồn nước... Sự thay đổi những
nhân tố này theo bất kỳ chiều hướng nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh
mẽ đến kết quả sản xuất, có thể là tích cực có thể là tiêu cực và làm cho tính ổn
định của chuỗi giá trị trở nên không bền vững và biến động mạnh theo thời gian.
Sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên đã làm cho sản xuất bị hạn chế mạnh
bởi những điều kiện tự nhiên không phù hợp và sản phẩm bị “khu vực hóa” mạnh
mẽ, tập trung nhiều ở một số vùng, trong khi những vùng khác không thể phát
triển được. Chính vì vậy, chuỗi giá trị nông sản thường mang tính vùng rất cao.
Cộng thêm khả năng vận chuyển khó khăn, chi phí tốn kém đã hạn chế mạnh khả
năng phát triển các kênh tiêu thụ của chuỗi đến các vùng xa nơi sản xuất bị hạn
chế hơn nhiều so với hàng hóa phi nông sản.
 Đặc thù tổ chức sản xuất nông nghiệp
Do tính truyền thống và tính sinh học vật nuôi quy định nên sản xuất nông sản
cũng mang những đặc thù khác hẳn với tổ chức sản xuất của hàng hóa phi nông sản.
Sự khác biệt lớn nhất của chuỗi giá trị nông sản so với các chuỗi giá trị phi

nông sản là thường có sự tham gia của số lượng rất đông các hộ nông dân với

10


trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh và nhận biết về thị trường khác nhau. Điều
này làm cho chuỗi giá trị trở nên phức tạp và rất khó điều chỉnh để có thể tạo ra
khối lượng lớn sản phẩm đồng nhất về chất lượng, đặc biệt là khả năng tự điều
chỉnh quy mô sản xuất theo tín hiệu của thị trường.
Đặc điểm số lượng nông dân đông trong chuỗi đòi hỏi phải có các hình thức
tổ chức sản xuất phù hợp để thu hút hữu hiệu nông dân cùng sản xuất ra sản
phẩm cùng chất lượng và đưa ra thị trường khối lượng sản phẩm theo đúng nhu
cầu thị trường, giảm thiểu tình trạng bất cập giữ cung và cầu trên thị trường.
 Chế biến và lưu giữ sản phẩm
Trong chuỗi giá trị nông sản, hàng hóa muốn vận chuyển đi xa đến những
thị trường nằm cách xa nơi sản xuất thì không thể vận chuyển dưới trạng thái
tươi sống, mà phải thông qua chế biến thành hàng hóa khô hoặc đóng hộp bảo
quản, nếu là tươi sống thì cũng phải thông qua các thiết bị bảo quản tốn kém.
Thường những công nghệ chế biến cao cấp thì chí phí đầu tư sẽ rất lớn và từ
đó giá thành sản phẩm nông sản đã qua chế biến sẽ rất cao, làm cho hiệu quả của
chuỗi giá trị có thể giảm, lợi ích của các tác nhân, nhất là những nông dân tham gia
chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia có thể sẽ mất đi. Khi đó chuỗi giá
trị có thể sẽ bị phá sản. Đặc điểm này thường là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu
thừa lẫn lộn trên thị trường, tạo ra sự chênh lệnh về giá tiêu thụ rất lớn giữa nơi sản
xuất và nơi tiêu thụ tùy theo khoảng cách và điều kiện vận chuyển và hiện là thách
thức lớn đối với các biện pháp mở rộng các chuỗi giá trị nông sản nói chung và
chuỗi giá trị chăn nuôi hươu nói riêng. Người nông dân tham gia sản xuất ở chuỗi
này thường chịu rủi ro và thu thiệt lớn khi thị trường biến động. (TS.Chu Tiến
Quang, 2008).
2.1.1.3. Các mối liên kết trong chuỗi giá trị

Theo Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2013), bản chất của chuỗi giá trị
là cơ hội giao thương theo các cấp độ khác nhau, qua đó quyết định sự thành
công của một sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Các mối liên kết giữa các tác nhân ở các
cấp độ khác nhau trong chuỗi giá trị là điểm mấu chốt quyết định các lợi ích, giá
trị tăng hoặc giảm.
a) Liên kết ngang
Liên kết ngang là mối liên kết giữa các tác nhân trong một khâu (liên kết
những người nghèo sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm/tổ hợp tác…) để

11


giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng hàng bán. Liên kết này
thường giới hạn ở phạm vi địa địa lý cụ thể hay thông qua các hiệp hội ngành
nghề. Trong liên kết theo chiều ngang, các mối liên kết hàng ngang giữa các tác
nhân có thể làm giảm chi phí giao dịch, cho phép tăng quy mô của nhà cung cấp,
tăng quyền thương lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu chuẩn hoá các
tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ, các quy tắc, quy định của các thành viên tham gia
chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị hỗ trợ và thúc đẩy các thị trường khác phát triển trong
quá trình phát triển của nó như các dịch vụ tài chính, tư vấn pháp lý, hạ tầng viễn
thông, điện, hạ tầng giao thông…(Tài liệu tập huấn về chuỗi giá trị, 2013).
Liên kết ngang trong chuỗi giá trị nông sản là liên kết giữa các tác nhân
trong cùng một khâu, ví dụ như liên kết những người chăn nuôi hươu sao riêng lẻ
thành lập nhóm /tổ hợp tác để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng
sản phẩm sản xuất và tiêu thụ…
Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập cao hơn từ
những cải thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ. Ví
dụ việc tổ chức mua vật tư đầu vào theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho
các thành viên bao gồm: (1) Mua vật tư với giá thấp nhờ mua số lượng lớn và
trực tiếp từ người cung cấp (2) Tổ chức mua theo tập thể sẽ giảm được chi phí

vận chuyển nếu phải mua xa. (3) Tiêu thụ qua tập thể Tổ có khả năng hợp đồng
bán với số lượng lớn, đảm bảo uy tín và đỡ rủi ro…
Việc liên kết theo chiều ngang giúp giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho
từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của
tổ; đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng; Tổ/nhóm có thể ký
hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn hay phát triển sản xuất, kinh doanh một
cách bền vững.
Để thúc đẩy liên kết ngang, một điều quan trọng là thành lập và hoạt động
tổ hợp tác phải xuất phát từ nhu cầu của người dân và tham gia vào tổ hợp tác
phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Như thế hoạt động của tổ hợp tác mới
có thể bền vững.
Để thúc đẩy mối liên kết ngang trong chuỗi giá trị nhằm cho các chủ thể có
cùng nhu cầu, sở thích và/hoặc mục tiêu kinh tế gặp nhau cần:
+ Tổ chức tham quan cho các nông dân học tập mô hình sản xuất kinh
doanh và hỏi kinh nghiệm về kinh tế tập thể;

12


+ Tập huấn nâng cao kiến thức về thị trường cho người dân chỉ ra rõ ràng
các lợi ích kinh tế khi tham gia vào tổ/nhóm;
+ Tổ chức các cuộc đối thoại với những người hiện đang sản xuất, kinh
doanh (Doanh nghiệp, Hợp tác xã).
b) Liên kết dọc
Theo Tài liệu tập huấn về chuỗi giá trị (2013), liên kết dọc là liên kết giữa
các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi (Ví dụ: Tổ hợp tác liên kết với
doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm). Liên kết dọc là quan hệ tất
yếu hình thành trong quá trình phát triển các chuỗi giá trị nông sản. Sự liên kết
dọc này hình thành từ hai áp lực chính: một là đòi hỏi ngày càng gắt gao của thị
trường về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, và hai là ổn định nguyên

liệu và giá nguyên liệu cho chế biến. Liên kết dọcgiữa các tác nhânn sẽ giúp
giảm chi phí chuỗi; tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân biết được để
sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ
bởi luật pháp nhà nước; Niềm tin phát triển chuỗi cao hơn.
Có ba hình thức cơ bản của liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản như sau:
Thứ nhất, hình thức liên kết ở mức thấp: là liên kết giữa người sản xuất –
nhà chế biến – Nhà bán lẻ dưới dạng quan hệ thời điểm, không có hợp đồng sản
xuất – tiêu thụ, chủ yếu là mua đứt bán đoạn. Hình thức liên kết này cũng không
bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm vì không bị ràng buộc chặt
chẽ trong quan hệ giao dịch.
Thứ hai, hình thức liên kết dưới dạng sản xuất theo hợp đồng: có hợp đồng
sản xuất – bao tiêu sản phẩm giữa người sản xuất và nhà chế biến; và giữa nhà
chế biến và nhà bán lẻ. Hợp đồng quy định rõ số lượng, chất lượng, quy trình sản
xuất của sản phẩm, cơ chế thưởng phạt giữa hai bên. Tuy nhiên, dạng liên kết
này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người sản xuất hoặc nhà chế biến không tuân
thủ hợp đồng vì lợi ích riêng của mình khi có biến động thị trường.
Một hình thức đặc biệt của sản xuất theo hợp đồng là sản xuất gia công.
Theo hình thức này, người sản xuất tự đầu tư đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị
sản xuất. Nhà chế biến đầu tư một phần vốn sản xuất dưới dạng phân bón, thức
ăn gia súc, con giống, và hỗ trợ kỹ thuật.
Người sản xuất cung cấp sản phẩm theo hợp đồng theo mức giá thỏa thuận,
và giảm rủi ro về thị trường tiêu thụ, ổn định thị trường và giá bán, có thể tính
13


×