Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin trong đất tại khu vực sân bay a so (xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM QUANG HUY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỒN LƯU DIOXIN TRONG ĐẤT
TẠI KHU VỰC SÂN BAY A SO (XÃ ĐÔNG SƠN,
HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ)

Chuyên ngành:
Khoa học môi trường
Mã số:
60.44.03.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Quang Huy
TS. Nguyễn Hùng Minh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình bảo
vệ một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Phạm Quang Huy



i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cao học trong suốt hai năm qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Quang Huy và TS.
Nguyễn Hùng Minh đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Phân tích Dioxin và Độc chất, Trung tâm Quan Trắc
Môi trường, Tổng Cục Môi Trường, chương trình nghiên cứu khoa học KHCN33.01/11-15, Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận
và thu thập những thông tin, lấy mẫu phân tích cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động
viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Phạm Quang Huy

ii

năm 2016



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis Abstract ..............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.

Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Tổng quan về các hợp chất dioxin .....................................................................3

2.1.1.


Cấu tạo .............................................................................................................3

2.1.2.

Tính chất...........................................................................................................4

2.1.3.

Độc tính của Dioxin và Cơ chế gây độc ............................................................6

2.1.4.

Nguồn phơi nhiễm Dioxin ở người....................................................................8

2.2.

Hiện trạng tồn lưu dioxin trong đất ở việt nam ..................................................9

2.2.1.

Tồn lưu Dioxin trong đất do hậu quả chiến tranh ở Việt Nam ...........................9

2.2.2.

Ảnh hưởng của Dioxin đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người
tại các khu vực tồn lưu .................................................................................... 15

2.3.


Các giải pháp khống chế và xử lý tồn lưu dioxin ............................................. 27

2.3.1.

Các giải pháp khống chế Dioxin lan tỏa ra môi trường .................................... 27

2.3.2.

Kỹ thuật và công nghệ xử lý Dioxin trong đất ................................................. 28

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 34
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 34

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 34

3.3.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 34

3.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 34
iii


3.4.1.


Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ............................................................. 34

3.4.2.

Phương pháp lựa chọn số mẫu và vị trí lấy mẫu .............................................. 34

3.4.3.

Phương pháp phân tích và các chỉ tiêu phân tích ............................................. 38

3.4.4.

Phương pháp xác định tổng độ độc tương đương............................................. 42

3.4.5.

Phương pháp so sánh ...................................................................................... 42

3.4.6.

Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 42

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 43
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa
thiên huế ......................................................................................................... 43

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 43

4.1.2.

Kinh tế xã hội ................................................................................................. 44

4.2.

Đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin trong đất tại khu vực nghiên cứu ............... 48

4.2.1.

Hồi cứu về nguồn gốc tồn lưu Dioxin trong đất tại khu vực nghiên cứu .......... 48

4.2.2.

Hiện trạng nồng độ Dioxin trong đất tại sân bay A So ..................................... 51

4.3.

Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng liên quan tới mục đích sử dụng đất .................... 64

4.3.1. Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng tới mục đích sử dụng đất đối với tiểu
khu A ............................................................................................................. 65
4.3.2. Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng tới mục đích sử dụng đất đối với tiểu khu
B..................................................................................................................... 68
4.4.

Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro và xử lý tồn lưu dioxin trong đất tại

sân bay a so .................................................................................................... 69

4.4.1.

Giải pháp tuyên truyền .................................................................................... 69

4.4.2.

Giải pháp xử lý tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay A So bằng phương
pháp sinh học .................................................................................................. 70

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 73
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 73

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 72

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 75

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Bw

Nghĩa tiếng việt

Khối lượng cơ thể (body weight

BCF

Đánh giá chỉ số nồng độ sinh học (bioconcentration factor)

BTNMT
GC

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Sắc ký khí (Gas Chromatography)

HpCDD
HpCDF
HRMS
HxCDD
HxCDF
OCDD
OCDF
PCB
PCDD
PCDF
PeCDD
PeCDF
Ppt
Ppm
TCDD
TCDF
TCVN
TDI

TEQ
TB
STT
LD50
USDA

Heptaclo Dibenzo-Para Dioxin
Heptaclo Dibenzo Furan
High Resolution Mass Spectrometry
Hexaclo Dibenzo-Para Dioxin
Hexaclo Dibenzo Furan
Octaclo Dibenzo-Para Dioxin
Octaclo Dibenzo Furan
Polyclobiphenyl
Polyclobiphenyl
Polyclo Dibenzo Furan
Pentaclo Dibenzo-Para Dioxin
Pentaclo Dibenzo Furan
Một phần nghìn tỉ (parts-per-trillion)
Một phần triệu (parts per million
Tetraclo Dibenzo-Para Dioxin
Tetraclo Dibenzo Furan
Tiêu chuẩn Việt Nam
Lượng tiêu thụ hàng ngày (Tolerable Daily Intake)
Độ độc tương đương (Toxic Equivalency Quantity)
Trung bình
Số thứ tự
Liều lượng gây chết trung bình (Median Lethal Dose)
Bộ nông nghiệp Mỹ (United States Department of
Agriculture)

Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ
Cục bảo vệ môi trường Mỹ
Quy chuẩn Việt Nam
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

USAID
US EPA
QCVN
WHO

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số nhóm đồng loại của các hợp chất Dioxin ............................................... 3
Bảng 2.2. Thông số thể hiện tính chất của một số đồng loại Dioxin ............................ 5
Bảng 2.3. LD50 của 2,3,7,8-TCDD đối với một số loài động vật ................................ 6
Bảng 2.4. Các điểm tàng trữ chính các chất da cam/Dioxin trong thời gian
chiến tranh .................................................................................................... 10
Bảng 2.5. Hàm lượng trung bình của Dioxin và chất da cam theo chiều sâu tầng
đất tại khu vực sân bay Đà Nẵng .............................................................. 14
Bảng 2.6. Nồng độ dioxin (2,3,7,8-TCDD và TEQ; pg/g) trong mẫu đất lấy tại
khu vực Z1, sân bay Biên Hoà, Việt Nam ................................................. 15
Bảng 2.7. Hàm lượng 2,3,7,8-TCDD trong đất, bùn ở các địa phương khác nhau ..... 17
Bảng 2.8. So sánh hàm lượng 2,7,3,8- TCDD trong đất tại rừng núi và đồng bằng ... 19
Bảng 2.9. Hàm lượng Dioxin trong đất và trong bùn đáy ở Việt Nam ....................... 21
Bảng 2.10. Bệnh/tật liên quan với phơi nhiễm Dioxin ................................................ 24
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả 2,3,7,8-TCDD máu cư dân tại A Lưới năm 1999 .......... 26
Bảng 2.12. Kết quả phân tích 2,3,7,8-TCDD trong mẫu sữa mẹ ở A Lưới
năm 1999 ................................................................................................. 27

Bảng 2.13. Khả năng phân giải 2,4-D bởi vi sinh vật .................................................. 32
Bảng 3.1. Danh sách các mẫu đất thu thập tại tiểu khu A.......................................... 37
Bảng 3.2. Danh sách các mẫu đất thu thập tại tiểu khu B .......................................... 38
Bảng 4.1. Bảng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 và 2020. ............................... 45
Bảng 4.2. Thống kê các chất diệt cỏ quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở
Thừa Thiên – Huế và A Lưới ................................................................... 50
Bảng 4.3. Tổng hợp ô nhiễm dioxin trong môi trường ở A Lưới ............................... 51
Bảng 4.4. Kết quả phân tích Dioxin (ng/kg) trong các mẫu đất thu thập tại tiểu
khu A sân bay A So .................................................................................. 53
Bảng 4.4. Kết quả phân tích Dioxin (ng/kg) trong các mẫu đất thu thập tại tiểu
khu A sân bay A So (tiếp) ........................................................................ 54
Bảng 4.4. Kết quả phân tích Dioxin (ng/kg) trong các mẫu đất thu thập tại tiểu
khu A sân bay A So (tiếp) ........................................................................ 55
Bảng 4.4. Kết quả phân tích Dioxin (ng/kg) trong các mẫu đất thu thập tại tiểu
khu A sân bay A So (tiếp) ........................................................................ 56
vi


Bảng 4.5. Kết quả phân tích Dioxin (ng/kg) trong các mẫu đất thu thập tại tiểu
khu B sân bay A So .................................................................................. 60
Bảng 4.5. Kết quả phân tích Dioxin (ng/kg) trong các mẫu đất thu thập tại tiểu
khu B sân bay A So (tiếp)......................................................................... 61
Bảng 4.6. Tổng hợp số lượng mẫu đất bề mặt khu A có giá trị TEQ vượt quá mục
đích sử dụng đất theo QCVN:45/2012/BTNMT ....................................... 66
Bảng 4.7. Số lượng mẫu đất bề mặt khu B có giá trị TEQ vượt quá
QCVN:45/2012/BTNMT ......................................................................... 68

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc hóa học của 17 đồng loại Dioxin ......................................................4
Hình 2.2. Cơ chế gây độc của các đồng loại Dioxin .......................................................8
Hình 2.3. Máy bay đang chuẩn bị cất cánh phun rải chất diệt cỏ (Ảnh tư liệu) ...............9
Hình 2.4. Đồ thị lan truyền Dioxin trong đất theo chiều sâu (%) .................................. 14
Hình 2.5. Sơ đồ con đường phơi nhiễm dioxin vào cơ thể người .................................. 25
Hình 2.6. Khu bãi chôn lấp xử lý Dioxin tại sân bay phú cát ........................................ 29
Hình 2.7. Quy trình xử lý Dioxin bằng công nghệ khử hấp thu nhiệt ............................ 31
Hình 3.1. Khu vực lấy mẫu tại sân bay A So................................................................ 36
Hình 3.2. Vị trí điểm lấy mẫu đất ở sân bay A So ........................................................ 36
Hình 4.1. Sân bay A So và các khu vực ô nhiễm .......................................................... 49
Hình 4.2. Nồng độ Dioxin trong các mẫu đất tại tiểu khu A ......................................... 52
Hình 4.3. Tỉ lệ phần trăm đóng góp của 17 đồng phân Dioxin/Furan xuất hiện
trong mẫu đất tiểu khu A .............................................................................. 57
Hình 4.4. Biểu đồ so sánh nồng độ cao nhất của tiểu khu A với nồng độ các khu
vực nghiên cứu tồn lưu Dioxin khác............................................................. 57
Hình 4.5. Biểu đồ nồng độ dioxin trong mẫu đất phẫu diện AL-A7.............................. 58
Hình 4.6. Biểu đồ nồng độ dioxin trong mẫu đất phẫu diện AL-A18 ............................ 58
Hình 4.7. Nồng độ Dioxin trong các mẫu đất tại tiểu khu B ........................................ 58
Hình 4.8. Tỉ lệ phần trăm đóng góp của 17 đồng phân Dioxin/Furan xuất hiện
trong mẫu đất tiểu khu B .............................................................................. 62
Hình 4.9. Biểu đồ so sánh nồng độ cao nhất của tiểu khu B với nồng độ các khu
vực nghiên cứu tồn lưu Dioxin khác............................................................. 63
Hình 4.10. Biểu đồ nồng độ dioxin trong mẫu đất phẫu diện AL-B8 .......................... 63
Hình 4.11. Biểu đồ nồng độ dioxin trong mẫu đất phẫu diện AL-B11 .......................... 64
Hình 4.12. Nồng độ Dioxin trong đất tại tiểu khu A So sánh với QCVN:45/2012/
BTNMT ....................................................................................................... 65
Hình 4.13. Sơ đồ vị trí phân bố nồng độ Dioxin (ng/kg TEQ) trong đất bề mặt
tiểu khu A sân bay A So............................................................................... 67
Hình 4.14. Nồng độ Dioxin trong đất tại tiểu khu B so sánh với QCVN:45/2012/

BTNMT ....................................................................................................... 68
Hình 4.15. Sơ đồ vị trí phân bố nồng độ dioxin (ng/kg TEQ) trong đất bề mặt tiểu
khu B sân bay A So...................................................................................... 69

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Quang Huy
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng tồn lưu Dioxin trong đất tại khu vực sân bay A So
(Xã Đông Sơn, Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế)
Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.44.03.01
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nhằm mục đích đánh giá lại nồng độ tồn lưu của Dioxin trong môi trường đất để
đưa ra các mục đích sử dụng đất thích hợp cho chính quyền địa phương và người dân
địa phương. Đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro và xử lý tồn lưu Dioxin trong đất hợp
lý đối với khu vực nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp lựa chọn số mẫu và vị trí lấy mẫu
- Phương pháp phân tích 17 chỉ tiêu đồng phân của Dioxin/Furan
- Phương pháp xác định tổng độ độc tương đương
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả chính và kết luận
Qua kết quả phân tích các mẫu đất bề mặt và phẫu diện theo độ sâu cho thấy nồng
độ tồn lưu của Dioxin trong đất tại khu vực có những điểm còn cao hơn QCVN
45:2012/BTNMT giới hạn cho phép của Dioxin trong một số loại đất. Tiểu khu A có
nồng độ Dioxin cao hơn tiểu Khu B, các mẫu có nồng độ trên 100 ng/kg TEQ đều nằm

trong tiểu khu A. Từ kết quả phân tích các mẫu đất phẫu diện ta thấy được Nồng độ
dioxin giảm dần theo chiều sâu lấy mẫu, đến độ sâu 180 cm thì nồng độ còn dưới 10
ng/kg TEQ, Tỷ lệ % của 2,3,7,8-TCDD trong tổng đương lượng độc TEQ trong hai tiểu
khu A và B chiếm tỷ lệ cao (từ 47 đến 99%). Tỉ lệ phần trăm đóng góp của các đồng phân
Dioxin xuất hiện trong các mẫu cao hơn rất nhiều so với các đồng phân Furan.
Dựa vào kết quả phân tích ta thấy được hiện trạng ô nhiễm đất ở hai tiểu khu A và
tiểu khu B, qua so sánh với QCVN 45:2012/BTNMT giới hạn cho phép của Dioxin trong
một số loại đất thì tiểu khu A với số lượng mẫu có nồng độ cao lên cần cô lập ngăn cách
tránh nguy hiểm cho người dân. Còn với tiểu khu B với nồng độ chỉ vượt ngưỡng mục
đích trồng cây hàng năm lên để hạn chế rủi ro phơi nhiễm cho người dân vì con đường
phơi nhiễm Dioxin chính là qua con đường ăn uống thực phẩm nhiễm Dioxin vậy lên sử
dụng diện tích đất của tiểu khu B phù hợp trồng cây lâu năm và làm nhà ở nông thôn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Huy Quang Pham
Thesis title: Assessing the current state Dioxins persist in the soil in the area of
airport A So (Dong Son Commune, A Luoi District, Thua Thien Hue Province)
Major: Environmental science

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Aims to reassess the residual concentration of dioxin in the soils at the airport A
So to make use of land suitable for the local government and local people. Proposed risk
management solutions and handle residual dioxin in soils appropriate for the study area
Materials and Methods

- Method of collecting secondary data, selection of samples and sampling
locations, Methods of analysis for 17 indicators isomer of dioxin / furan, determination of
total equivalent toxicity, Comparative method, method of data Analysis.
Main findings and conclusions
Through the analysis of soil samples and soil surface with depth showed dioxin
concentrations in soil residue in areas with higher points QCVN 45: 2012 / BTNMT
allowed limit of dioxin in some soil type. A sub-zone have higher dioxin concentrations
Primary Zone B, the samples have concentrations above 100 ng/kg TEQ are in the subregion A. From the results of analysis of soil samples soil dioxin concentration was found
to be decreased in accordance sampling depth, to a depth of 180 cm, the concentration
less than 10 ng/kg TEQ, percentage of 2,3,7,8-TCDD% of the total TEQ toxic equivalents
in the two sub-areas A and B percentages high (from 47 to 99%). The percentage
contribution of the dioxin isomers in the samples appeared much higher than the furan
isomers.
Based on the analysis results we can see the current status of soil pollution in the
two sub-areas A and B sub-zone, through comparison with QCVN 45: 2012/ BTNMT
allowed limit of dioxin in some soils, the sub-zone A with the number of samples with
high concentrations up to isolation separates avoid danger to people. As for the sub-region
B with concentrations exceeding purposes only annual crop up to limit risk exposure
because of the way people dioxin exposure is through eating food the way that dioxin to
use interface subregional B's land suitable for perennial crops and rural housing.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dioxin là một nhóm các hợp chất hóa học được đưa vào danh sách các chất
ô nhiễm môi trường khó phân hủy trong quy ước Stockholm – một công ước
quốc tế về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước nguy cơ do các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ra. Những hợp chất này là các sản phẩm phụ

phát thải không chủ định từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các
quá trình đốt cháy. Nhiều nghiên cứu về tác hại của Dioxin đã cho thấy các hợp
chất này, Chất độc màu da cam - một hỗn hợp của 2,4,5-T và 2,4-D là thành phần
chính của chất diệt cỏ trong đó có chứa dioxin với nồng độ trung bình 2 mg/kg.
Trong 17 đồng phân của Dioxin thì 2,3,7,8 - tetrachlorodibenzo-paradioxin
(TCDD) là một chất cực độc, với chu kỳ bán phân hủy là trên dưới 10 năm gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với môi trường sinh thái và sức khỏe
con người môi trường.
Tại Việt Nam, một lượng rất lớn các chất diệt cỏ được ước tính chứa
khoảng trên 360 kg Dioxin được quân đội Mỹ phun rải xuống nhiều khu vực tại
miền Nam Việt Nam trong suốt những năm 1962 - 1971 trong cuộc chiến tranh
Việt Nam - Mỹ. Trong suốt khoảng thời gian đó Sân bay A So và khu vực thung
lũng A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã được xác định là một trong các khu
vực bị ảnh hưởng nặng nề của chất da cam/dioxin trong chiến tranh của Mỹ ở
Việt Nam. Hơn nữa, thung lũng A Lưới cũng là một trong các khu vực bị phun
rải chất dioxin với mật độ cao. Các nghiên cứu trước đây được Hatfield/Ủy ban
10-80, Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga thực hiện đã chỉ ra một số khu vực ở sân
bay A So tồn lưu dioxin trong đất nhưng chưa đánh giá triệt để hiện trạng lượng
tồn lưu Dioxin trong đất sân bay A So tại tiểu khu A và tiểu khu B. Trong bối
cảnh ô nhiễm Dioxin ở Việt Nam khá trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến môi
trường và sức khỏe con người. Xuất phát từ thực tế đó, vậy tôi tiến hành thực
hiện đề tài:“Đánh giá hiện trạng tồn lưu Dioxin trong đất tại khu vực sân bay
A So (Xã Đông Sơn, Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế)” nhằm đánh giá
hiện trạng ô nhiễm và tồn lưu Dioxin trong đất tại khu vực sân bay A So.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm đánh giá hiện trạng ô nhiễm và tồn lưu Dioxin trong đất tại tiểu

khu A và tiểu khu B khu vực sân bay A So. Trên cơ sở đó đưa ra cảnh báo và đề
xuất giải pháp sử dụng đất cho địa phương.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu trung thực, chính xác,
đảm bảo độ tin cậy nhằm phản ánh chung thực hiện trạng ô nhiễm chất Dioxin tại
khu vực sân bay A So.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC HỢP CHẤT DIOXIN
2.1.1. Cấu tạo
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất gồm 75 đồng loại
Policlo-Dibenzo-p-Dioxin (PCDDs) và 135 đồng loại Policlo-Dibenzofuran
(PCDFs), liệt kê trong (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Số nhóm đồng loại của các hợp chất Dioxin
Số nguyên
tử Clo

Số hợp chất
PCDDs

Kí hiệu

PCDFs

Kí hiệu

Mono-


2

Cl1DD

4

Cl1DF

Di-

10

Cl2DD

16

Cl2DF

Tri-

14

Cl3DD

28

Cl3DF

Tetra-


22

Cl4DD

38

Cl4DF

Penta-

14

Cl5DD

28

Cl5DF

Hexa-

10

Cl6DD

16

Cl6DF

Hepta-


2

Cl7DD

4

Cl7DF

Octa-

1

Cl8DD

1

Cl8DF

Tổng số

75

135
Nguồn: Heidelore Fiedler (2003)

Trong tổng số 210 chất đồng loại của Dioxin chỉ có 17 chất độc là các phân
tử chứa ít nhất bốn nguyên tử Clo được thế ở các vị trí 2,3,7,8, trong đó có 7
đồng loại độc PCDDs và 10 đồng loại độc PCDFs. Vì vậy khi nhắc tới phép phân
tích Dioxin chính là phân tích 17 đồng loại độc này. Các hợp chất PCDD/Fs có

cấu trúc cơ bản là hai vòng thơm nối với nhau qua nguyên tử Oxy. Đối với
PCDDs, các vòng được nối qua hai cầu oxy trong khi các vòng thơm trong
PCDFs được nối với nhau bằng một liên kết Cacbon và một cầu Oxy. ( Heidelore
Fiedler 2003) Cấu trúc chung của hai nhóm chất cùng với cấu trúc của 17 đồng
loại độc được mô tả trong (hình 2.1), trong đó có đánh số vị trí nhóm thế của
nguyên tử Clo trong phân tử chất (Nguyễn Xuân Nết và cs., 2008).

3


Hình 2.1. Cấu trúc hóa học của 17 đồng loại Dioxin
2.1.2. Tính chất
Tính chất của các đồng loại Dioxin phụ thuộc chủ yếu vào số nguyên tử Clo
và vị trí thế của chúng trong phân tử. Một trong những tính chất nổi bật là độ bền
vật lý và hóa học cao (Heidelore Fiedler 2003, USEPA 1994).
- Tính chất vật lý:
Các hợp chất Dioxin là các chất không màu, không mùi, có nhiệt độ sôi
tương đối cao. Các đồng loại này tồn tại ở trạng thái rắn ở điều kiện bình thường.
Các hợp chất Dioxin có một số đặc điểm chính như áp suất hơi thấp, độ tan trong
nước thấp. Ngoài ra, những hợp chất này liên kết ưu tiên với các thành phần hữu
cơ trong đất và trầm tích. Các tính chất trên được thể hiện qua một số thông số
được tóm tắt trong (bảng 2.2). (Văn phòng 33, 2014).
4


Bảng 2.2. Thông số thể hiện tính chất của một số đồng loại Dioxin
Hợp chất

Áp suất hơi
(mm Hg 25oC)


Log Kow

Độ tan

Hằng số

(mg L-1 25 oC)

Henry

TCDD

8,1 × 10-7

6,4

3,5 × 10-4

1,35 × 10-3

PeCDD

7,3 × 10-10

6,6

1,2 × 10-4

1,07 × 10-4


HxCDD

5,9 × 10-11

7,3

4,4 × 10-6

1,83 × 10-3

HpCDD

3,2 × 10-11

8,0

2,4 × 10-6

5,14 × 10-4

OCDD

8,3 × 10-13

8,2

7,4 × 10-8

2,76 × 10-4


TCDF

2,5 × 10-8

6,2

4,2 × 10-4

6,06 × 10-4

PeCDF

2,7 × 10-9

6,4

2,4 × 10-4

2,04 × 10-4

HxCDF

2,8 × 10-10

7,0

1,3 × 10-5

5,87 × 10-4


HpCDF

9,9 × 10-11

7,9

1,4 × 10-6

5,76 × 10-4

OCDF

3,8 × 10-12

8,8

1,4 × 10-6

4,04 × 10-5

Nguồn: Văn phòng 33 (2014)

- Tính chất hóa học:
Các chất Dioxin có độ bền hóa học cao do chúng không bị phân hủy trong
môi trường axit, bazơ, và các chất oxi hóa mà không có mặt chất xúc tác ngay cả
ở nhiệt độ cao. Dioxin không bị thủy phân trong nước ở điều kiện bình thường.
Tuy nhiên, nước siêu tới hạn ở nhiệt độ T = 3750C, áp suất P = 222 atm và khối
lượng riêng d = 0,307 g/cm3 có thể hòa tan và oxi-hóa Dioxin với hiệu suất lên
đến 99,999%. Ngoài ra, Dioxin cũng có độ bền nhiệt cao do chúng chỉ phân hủy

hoàn toàn ở nhiệt độ trên 12000C. Đồng loại độc nhất 2,3,7,8-TCDD có nhiệt độ
sôi lên đến 4120C (Văn phòng chỉ đạo 33 2008).
Dioxin là các hợp chất có tính ưa mỡ và kị nước, vì vậy các chất này có xu
hướng liên kết với các thành phần hữu cơ trong trầm tích, đất và di chuyển vào
chuỗi thức ăn do tích lũy trong các mô mỡ của các sinh vật sống. Đặc tính ái mỡ
và kị nước của Dioxin liên quan chặt chẽ với độ bền vững của chúng trong tự
nhiên, sự phân bố trong cơ thể sống cũng như các cơ quan ở người. (Heidelore
Fiedler 2003).

5


Thời gian bán hủy là một thông số rất quan trọng để đánh giá độ bền vững
của các hợp chất Dioxin. Dioxin trong các đối tượng khác nhau có thời gian bán
hủy rất khác nhau như trong người khoảng 7 - 11 năm, trong các lớp đất bề mặt
và sâu hơn dưới bề mặt khoảng 9 - 12 và 25 - 100 năm và trong trầm tích thời
gian bán hủy lên tới hàng trăm năm (Health Fact sheet N°225 2010).
2.1.3. Độc tính của Dioxin và Cơ chế gây độc
Độc tính của Dioxin dẫn suất trên động vật và người
Dioxin là một trong những hợp chất độc nhất mà con người biết đến. Trong
nhóm DRCs thì 2,3,7,8-TCDD là chất độc nhất, nó là chất gây ung thư cho người
(ung thư tổ chức phần mềm, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đường hô hấp như ung
thư phổi, phế quản, khí quản, thanh quản), ngoài ra nó còn là tác nhân gây ra một
loạt các bệnh nguy hiểm khác như bệnh sạm da, bệnh tiểu đường, bệnh đa u tủy, u
lympho ác tính, bệnh thần kinh ngoại vi,…có thể dẫn đến tử vong. Nguy hiểm hơn,
2,3,7,8-TCDD còn gây thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, sinh con quái thai,
dị dạng. 2,3,7,8-TCDD được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế – IARC xếp
vào nhóm độc loại 1 tức là nhóm gây ung thư dẫn đến tử vong đối với người. Độc
tính của dioxin được thể hiện qua giá trị liều gây chết trung bình (Median Lethal
Dose – LD50), tức là khối lượng chất độc trên một đơn vị thể trọng để làm chết

50% số vật thí nghiệm. Giá trị LD50 phụ thuộc vào độc tính của chất, đặc trưng
loài và con đường tiếp xúc, nhìn chung LD50 càng thấp thì chất càng độc. LD50
thường được nghiên cứu trên các loài động vật rồi sử dụng các hệ số chuyển đổi để
ước tính cho con người. LD50 của 2,3,7,8-TCDD đối với một số loài động vật
được đưa ra trong (Bảng 2.3) (Văn phòng 33, 2014).
Bảng 2.3. LD50 của 2,3,7,8-TCDD đối với một số loài động vật
Loài

LD50
(mg/kg)

TT

Loài

LD50
(mg/kg)

1

Chuột đồng

0,5 - 2,1

6

Chó

30 - 300


2

Chuột cống

22 - 100

7



25 - 50

3

Chuột nhắt

112 - 2570

8

Khỉ

70

4

Mèo

115


5

Thỏ

10 - 275

9

Người

60 - 70

TT

Nguồn: Văn phòng 33 (2014)

6


Cơ chế gây độc
- Đối với thực vật:
Dioxin hầu như không tan trong nước nhưng lại dễ dàng hấp phụ trên bề
mặt các vật thể, đặc điểm này thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa dioxin với hệ
thực vật. Dioxin trong nước tích luỹ trên bề mặt và hệ rễ của các thực vật thuỷ
sinh với hệ số BCF cao, khoảng 208 - 2038. Sự di chuyển của các chất từ đất đến
thực vật đất thông qua hai con đường: (1) rễ thu nhận chất trong đất và di chuyển
lên các phần trên đất của thực vật, (2) các chất bay hơi từ đất và lắng đọng lên
các phần trên đất của thực vật. Đối với các chất kém phân cực và tan rất ít trong
nước như các DRCs thì sự nhiễm độc dioxin của các bộ phận trên đất của thực
vật chủ yếu do quá trình (2) còn các bộ phận dưới đất bị nhiễm độc do chúng hấp

thụ trực tiếp dioxin trong đất. BCF đối với TCDD trong thực vật rất nhỏ, chỉ cỡ
0,0002 (Văn phòng Ban chỉ đạo 33, 2014).
- Đối với động vật:
Một số nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy 2,3,7,8-TCDD gây
ra một loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng như quái thai, cản trở một số chức năng
của hệ hocmon hay tế bào. Đặc biệt, hợp chất 2,3,7,8-TCDD được biết đến là
chất gây ra khối u ở gan động vật ở liều lượng thấp hơn tất cả các hóa chất khác.
Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC, 1997) đã đưa ra một số
ảnh hưởng có thể có đối với động vật như: Giảm khả năng sinh sản ở các loài
động vật có vỏ, cá, chim và động vật có vú; Giảm tỉ lệ sống sót ở đời sau và Thay
đổi chức năng hệ miễn dịch cũng như hành vi của các loài chim và động vật có
vú (Jean-Francois Focant, Edwin De Pauw 2002).
Các động vật sống trong nước nuốt và hấp thụ Dioxin vào cơ thể. Dioxin
tích lũy dần trong cơ thể, nhất là các loại cá, lươn sống ở tầng đáy, có thể tồn lưu
dioxin lâu dài với một hàm lượng cao gấp nhiều lần so với hàm lượng có trong
môi trường xung quanh, nếu chúng tồn tại lâu dài và không bị đánh bắt.
- Đối với con người:
Dioxin là hợp chất ưa mỡ nên khi các hợp chất này đi vào cơ thể người sẽ
tích tụ chủ yếu trong các mô mỡ. Dioxin liên kết không thuận nghịch với một loại
protein trong tế bào, có tên gọi Ah receptor (Ah-R: thụ thể hydrocacbon thơm).
Mối liên kết này càng bền vững chứng tỏ độ độc càng cao. Sau đó chúng tiếp tục
liên kết với một loại protein khác, Arnt (Ah-receptor nuclear translocator: protein
7


vận chuyển hạt nhân thụ cảm) để đi sâu vào tế bào rồi nhân tế bào và liên kết với
axit deoxyribonucleic (ADN). Đây là nguyên nhân gây ra các tác động sinh học
không có lợi đối với con người (Hình 2.2) (Văn phòng chỉ đạo 33, 2008).

Hình 2.2. Cơ chế gây độc của các đồng loại Dioxin

2.1.4. Nguồn phơi nhiễm Dioxin ở người
Con người có thể bị phơi nhiễm với các chất Dioxin thông qua một vài con
đường như hít thở các hạt lơ lửng chứa Dioxin trong không khí, hấp thụ qua da
hay tiêu thụ thực phẩm có chứa Dioxin. Năm 1990, một nhóm nghiên cứu của
WHO đã kết luận rằng khoảng trên 90% lượng Dioxin hấp thụ vào cơ thể là do
tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm Dioxin, đặc biệt các loại thực phẩm có nguồn gốc
động vật như thịt, sữa, trứng và một số loài cá. Đó là kết quả của sự tích lũy các
hợp chất Dioxin từ môi trường vào chuỗi thức ăn mà mắt xích cao nhất trong
chuỗi thức ăn là con người, do vậy các chất độc trong thực phẩm sẽ đi vào trong
cơ thể người và được tích lũy ở các mô mỡ (Health Fact sheet N°225 2010).
Ngoài ra con người còn bị phơi nhiễm nghề nghiệp với TCDD ở hàm lượng
rất cao từ những năm 1940 do các vụ tai nạn hóa chất xảy ra tại các nhà máy sản
xuất thuốc diệt cỏ clophenol và clophenoxyl. Điển hình có thể kể đến vụ tai nạn
xảy ra tại hai nhà máy sản xuất 2,4,5-Triclophenol gồm nhà máy Badische Anilin
und Soda Fabrik tại Tây Đức vào năm 1953 phát thải Dioxin ra hai cộng đồng
dân cư sống gần nhà máy hay vụ nổ tại nhà máy ICMASE, Seveso, Ý vào năm
1976 khiến cho gần 37,000 người bị tiếp xúc trực tiếp với đám khói độc hóa chất
có chứa Dioxin (Heidelore Fiedler 2003).
Trong các nghiên cứu tiến hành đánh giá về ảnh hưởng do phơi nhiễm với
Dioxin, mới chỉ có thông tin về đồng loại độc nhất, 2,3,7,8-TCDD mặc dù tất cả

8


các đồng loại có vị trí nhóm thế Clo ở vị trí 2,3,7,8 đã được chứng minh là đều
gây độc (Heidelore Fiedler 2003).
2.2. HIỆN TRẠNG TỒN LƯU DIOXIN TRONG ĐẤT Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tồn lưu Dioxin trong đất do hậu quả chiến tranh ở Việt Nam
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã huy động và
sử dụng nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại có sức công phá và qui

mô sát thương lớn trên chiến trường. Không chỉ sử dụng vũ khí qui ước, quân đội
Mỹ còn sử dụng nhiều loại chất độc hoá học (CĐHH) gây rụng lá cây rừng hủy
diệt môi trường sinh thái, làm hàng triệu hecta rừng bị tàn lụi khó hồi phục, nhiều
vùng đất đai rộng lớn bị nhiễm độc do phun rải nhiều lần với nồng độ cao. Trong
thời kỳ 1961 đến 1972, Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam 76 triệu lít chất độc
hoá học trên khoảng 10 – 14% diện tích bao gồm 15 loại hoá chất khác nhau trong
đó có 42 triệu lít chất độc da cam (tương đương khoảng 170 - 500 kg dioxin). Chất
độc màu da cam - một hỗn hợp của 2,4,5-T và 2,4-D là thành phần chính của chất
diệt cỏ trong đó có chứa dioxin với nồng độ trung bình 2mg/kg. với chu kỳ bán
phân hủy là trên dưới 10 năm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với
môi trường sinh thái và tính mạng con người (Vũ Chiến Thắng, 2013).

Hình 2.3. Máy bay đang chuẩn bị cất cánh phun rải chất diệt cỏ (Ảnh tư liệu)
Khu vực tồn lưu Dioxin hiện nay là những nơi tàng trữ để nạp lên máy
bay đi phun rải, chủ yếu là các sân bay quân sự. Diện tích bị nhiễm Dioxin ở
những nơi này không lớn, khoảng 2-10 ha mỗi nơi (các sân bay Đà Nẵng, Biên
Hòa), hoặc ít hơn, chỉ vài nghìn m2 (Phù Cát). Khu vực tồn lưu thứ hai là những
9


nơi tàng trữ để nạp lên máy bay đi phun rải, chủ yếu là các sân bay quân sự (Vũ
Chiến Thắng, 2013).
Theo số liệu Bộ Quốc phòng Mỹ mới công khai, do Young (2005), trình
bầy tại hội thảo Việt – Mỹ do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức tháng 8/2005 tại
Hà Nội, các sân bay tàng trữ chính là Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Đà Nẵng, còn các
sân bay cất giữ tạm thời với số lượng hạn chế là Phù Cát, Nha Trang và Tuy Hòa.
Tuy nhiên, việc nạp lên máy bay đi phun rải được thực hiện chủ yếu ở hai sân
bay lớn là Biên Hòa và Đà Nẵng và một phần ở sân bay Phù Cát (Young, 2005).
Bảng 2.4. Các điểm tàng trữ chính các chất da cam/Dioxin
trong thời gian chiến tranh

Sân bay

Năm

Số phuy 208 lít

Số lượng, lít

Tân Sơn Nhất

1961-1966

67.745

14.090.960

Biên Hòa

1966-1972

195.855

40.737.840

Đà Nẵng

1965-1972

105.460


21.935.680

Phù Cát

1968-1971

Khg có SL

Nha Trang

1968-1971

Khg có SL

Tuy Hòa

1971-1972

Khg có SL

Tổng cộng

369.060

76.764.480
Nguồn: Young ( 2005)

Đến nay, đã xác định được các điểm ở các sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên
Hòa và sân bay Phù Cát đang có tồn lưu Dioxin cao gấp rất nhiều lần mức cho
phép, cần phải được xử lý sớm.

- Mức độ tồn lưu tại điểm nóng về ô nhiễm Dioxin hiện nay ở Việt Nam:
+ Sân bay Biên Hòa:
Sân bay Biên Hòa nằm ở Phường Tân Phong, Thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai, tại tọa độ 10°58’37” Bắc, 106°49’6” Đông. Diện tích khoảng 1.000
ha. Ô nhiễm da cam/Dioxin do rò rỉ, rửa các thiết bị và máy bay sau khi phun.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, cuối những năm 1969, đầu 1970, một số tai
nạn đã xảy ra, dẫn đến rò rỉ khoảng 28.000 lít chất độc màu da cam và 10.000 lít
chất độc màu trắng (Vũ Chiến Thắng, 2013).

10


Chiến dịch Ranch Hand (12/1966 – 2/1970):
- 98.000 thùng chất độc màu da cam (20.384.000 lít)
- 45.000 thùng chất độc màu trắng (9.360.000 lít)
- 16.000 thùng chất độc màu xanh lá cây (3.390.000 lít).
Chiến dịch Pace Ivy (4/1970 – 3/1972): Thu thập 11.000 thùng da cam
(2.288.000 lít).
Khu vực ô nhiễm: Đến nay (2010), đã biết 3 khu vực ô nhiễm chính. Các
khu khác đang tiếp tục điều tra.
+ Khu vực nạp/rửa (“vùng Z1”): Nạp hóa chất, rửa máy bay sau khi phun
rải thuốc diệt cỏ. Ô nhiễm rất nặng (có mẫu đến 1 triệu ppt), Dioxin đã xâm nhập
vào đất ở độ sâu ít nhất cũng phải đến 2,5 m, tại một số nơi sâu đến 4-5 m (do cả
đào lấp trước kia). Khu vực này đã được Bộ Quốc phòng xử lý, cô lập.
+ Xung quanh khu vực ô nhiễm nặng nhất này (vùng Z1), còn có các khu
vực ô nhiễm nhẹ hơn là:
- Đất xung quanh Z1: Nồng độ 2-13.300 ppt
- Bùn xung quanh Z1: Nồng độ 16-2.240 ppt.
+ Khu Nam sân bay: Có thể liên quan đến các hoạt động trong Chiến dịch
Pacer Ivy, nồng độ Dioxin lớn nhất là 65.500 ppt.

+ Khu vực Tây Nam đường băng: Sử dụng trong suốt Chiến dịch Pacer
Ivy. Nồng độ Dioxin lớn nhất là 22.800 ppt.
+ Dòng nước bề mặt đã không chỉ làm ô nhiễm các vùng xung quanh, mà
còn cả một số lượng lớn các hồ nhỏ tại khu vực.
+ Sân bay quốc tế Đà Nẵng:
Sân bay quốc tế Đà Nẵng có tổng diện tích là 892,5 ha, gồm 2 khu vực ô
nhiễm phía Bắc và phía Nam đường băng. Ô nhiễm do nạp rửa khi phun rải,
thấm chảy khi đóng, mở thùng (Vũ Chiến Thắng, 2013).
Chiến dịch Ranch Hand (5/1964 1/1971):
+ Da cam: 52.700 thùng (10.961.600 lít).
+ Chất trắng: 29.000 thùng (6.032.000 lít).
+ Chất xanh: 5.000 (1.040.000 lít).

11


Chiến dịch Pacer Ivy (12/1971 – 3/1972): Thu và đóng lại 8.220 thùng
chất da cam (1.709.760 lít).
Các khu vực ô nhiễm chính phía Bắc đường băng:
+ Khu nạp, rửa (chia làm 2 vùng, 1 và 2): Nằm cạnh đường taxi của sân
bay hiện nay và là khu vực ô nhiễm nghiêm trọng nhất, với nồng độ lên đến
365.000 ppt. Lớp bê tông bề mặt để ngăn chặn tạm thời lan tỏa được xây dựng
vào năm 2007.
+ Khu bãi chứa: Cách khu nạp/rửa 200 m về phía Bắc, gần đoạn cuối của
đường băng sân bay hiện nay. Nồng độ Dioxin ở đây lên đến 105.000 ppt. Không
có thực vật nào có thể mọc lên ở khu vực này và một lớp màu nâu đen cứng đã
hình thành trên bề mặt đất. Hồ Sen, rộng khoảng 7,3 ha. Hệ thống thoát nước bề
mặt và nước ngầm từ 2 khu vực ô nhiễm trên chảy về phía Bắc và đổ vào hồ Sen.
Trầm tích của hồ bị ô nhiễm nặng, Dioxin rất cao ở vịt, cá và mô mỡ của các
động vật thủy sinh khác.

+ Các điểm ô nhiễm khác:
- Vùng giữa khu bãi chứa và khu nạp rửa
- Mương dẫn nước ra hồ Sen
- Khu Đông Nam hồ Sen.
Khu Nam đường băng sân bay: Khu vực này mới được điều tra trong 2
năm gần đây (2009, 2010). Khu vực này bị ô nhiễm là do quân đội Mỹ thu gom
các chất phát quang về đóng thùng vận chuyển về nước tiêu hủy (Vũ Chiến
Thắng, 2013).
Nhìn chung, khu vực này mức độ ô nhiễm Dioxin thấp hơn và diện tích
đất ô nhiễm nhỏ hơn nhiều so với phía Bắc đường băng. Tuy nhiên, cũng có mẫu
đất nồng độ Dioxin > 20.000 ppt.
- Sân bay Phú Cát:
Sân bay Phú Cát được quân đội Mỹ xây dựng vào 1967, thuộc xã Nhơn
Thành, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn và xã Cát Tân, huyện Phú Cát, cách Thành
phố Quy Nhơn khoảng 28 km, nằm ở kinh độ 109o02’47” Đông, vĩ độ
13o56’57” Bắc. Khu vực sân bay rộng 1.018 ha (Vũ Chiến Thắng, 2013).

12


Ô nhiễm do:
+ Chiến dịch Ranch Hand (6/1968 – 5/1970):
- Da cam: 17.000 thùng (3.536.000 lít)
- Chất trắng: 9.000 thùng (1.872.000 lít)
- Chất màu xanh 2.900 (603.200 lít).
+ Không có thông báo về Pacer Ivy ở Phù Cát.
Đến nay, xác định 3 khu vực ô nhiễm:
+ Khu nạp (“Z3”): Là khu nhiễm độc cao nhất.
+ Khu vực xung quanh (gồm khu A, B, C): Nhiễm ở mức độ vừa phải.
Riêng Khu B tại điểm thoát nước xuống hồ có một số mẫu cao có thể phải xử lý.

+ Các hồ (gồm 3 hồ): Có một số mẫu trầm tích có nồng độ Dioxin trên
150 ppt.
- Hàm lượng phân bố Dioxin theo độ sâu tầng đất:
Nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng Dioxin chỉ thấm sâu xuống đất
đến 30 cm và nồng độ của chúng thường tập trung ở độ sâu 5-10 cm và do đó các
mẫu đất được lấy để phân tích thường ở các lớp đất từ 0 đến 30 cm. Tuy vậy,
thành phần của đất, đặc biệt là thành phần hữu cơ trong đất như axit Humic giữ
vai trò quan trọng trong việc thấm sâu của Dioxin vào đất. Độ lan truyền của
Dioxin giảm khi tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, tốc độ di chuyển của
Dioxin sâu xuống đất trung bình gần 1 cm/năm (10 cm/12 năm) (Nguyễn Tiến
Dũng, 2004).
Kết quả khảo sát của Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga ở 8 địa điểm của
những vùng đã bị nhiễm độc trong chiến tranh ở các tỉnh Đồng Nai, Đà Nẵng,
Bình Dương, Tây Ninh cho thấy Dioxin tùy tính chất của đất có thể di chuyển
theo độ sâu đến 2,5 m. Khảo sát một khu đất đã bị nhiễm độc (đất có độ pH thấp
từ 2,5 đến 5,0), thảm thực vật không phát triển, hàm lượng mùn rất thấp dưới 1%
và giảm dần theo chiều sâu, đất cát pha có hàm lượng sét thấp từ 7-15% đến độ
sâu 1,5 m chưa thấy lớp đất sét cho thấy nồng độ Dioxin giảm dần theo độ sâu
(từ 100% trên mặt đất đến 2,4% ở độ sâu 1,5 m), điều này được thể hiện trên
(Hình 2.4).
Khi nghiên cứu mức độ ô nhiễm Dioxin trong đất khu vực Biên Hòa và đề
xuất ngưỡng phục vụ cho giải pháp khắc phục đã xác định hàm lượng Dioxin cao
tại một số điểm nóng ở xung quanh các sân bay: Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát, A
13


So và tiến hành so sánh với một số vùng khác ở Việt Nam có hàm lượng Dioxin
không cao đã khẳng định, sự phân bố không đồng đều hàm lượng Dioxin trong
đất ở Việt Nam phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng tại khu vực và khoanh được
các điểm nóng với hàm lượng cao Dioxin.Tác giả cũng thống kê và làm rõ sự

phân bố hàm lượng Dioxin trong đất theo chiều sâu tại một số điểm nóng như sân
bay Đà Nẵng (Bảng 2.5) (Nguyễn Tiến Dũng, 2005).

Hình 2.4. Đồ thị lan truyền Dioxin trong đất theo chiều sâu (%)
Bằng Dự án Z1, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã xác định Z1 là khu vực ô
nhiễm dioxin nặng, vì đây là nơi lưu trữ chính của các chất da cam, chất xanh
và chất trắng tại Biên Hòa. Trong thời gian chiến tranh, có rất nhiều bình chứa
chất diệt cỏ được lưu trữ tại đây và hiện tượng đổ tràn đã xảy ra tại khu vực
xung quanh khu Z1. Một loạt mẫu lấy 3 địa điểm theo từng độ sâu khác nhau,
cách nhau 30 cm cho tới độ sâu 180 cm ở khu vực phía dưới những thùng chứa
thuốc diệt cỏ đã sử dụng trong chiến dịch Ranch Hand (Bảng 2.6) (Văn phòng
33, 2013).
Bảng 2.5. Hàm lượng trung bình của Dioxin và chất da cam theo chiều sâu
tầng đất tại khu vực sân bay Đà Nẵng
TT Chiều sâu (cm) Số mẫu phân tích

Hàm lượng Dioxin
trung bình (ppt)

Hàm lượng da cam
trung bình (ppm)

1

30

47

34.213


582

2

60

14

10.970

581

3

90

7

9.933

400

Nguồn: Bộ Tư lệnh Hóa học, Bộ Quốc phòng (2004)
14


×