PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ một nước nào dù là nước giàu hay nghèo, nông nghiệp đều có vị
trí quan trọng: Nông nghiệp là nghành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế,
cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người
tồn tại và nguyên vật liệu cho nghành công nghiệp. Trong quá trình phát triển
kinh tế, nông nghiệp cần được đẩy mạnh phát triển hàng đầu để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm của xã hội. Vì thế sự ổn định của xã
hội và mức an toàn của xã hội về lương thực, thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào
sự phát triển của xã hội [4]. Mặt khác, phần lớn các nguồn nguyên liệu của các
nghành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ khác
là do nông nghiệp cung cấp. Sự phát triển của các nghành này phụ thuộc vào sự
cung cấp nguyên liệu của nghành nông nghiệp. Vì thế ngành nông nghiệp luôn
đóng vị trí hết sức quan trọng.
Nước ta đang ở giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế (WTO), mở
ra thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nông nghiệp còn đóng vai trò tạo ra
nguồn thu nhập cho người sản xuất và góp phần xuất khẩu. Mặt khác nước ta
đang là nước nông nghiệp là chủ yếu thì phát triển nông nghiệp càng được đặt
lên hàng đầu. Đặc biệt trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì nghành
chăn nuôi càng được chú trọng và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong
nghành nông nghiệp.
Nghành chăn nuôi lợn đang đóng vai trò chủ đạo mang lại thu nhập cho
nông dân. Không những thế đối với nước nông nghiệp thì chăn nuôi lợn không
chỉ cung cấp nhu cầu thực phẩm trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài, đồng thời
là nguồn cung cấp phân bón cho nghành trồng trọt và nhiều lợi ích khác nữa.
Những năm gần đây chăn nuôi lợn ở nước ta đã tăng trưởng khá về tổng
đàn, chất lượng đàn cũng như qui mô sản xuất, … . Tuy nhiên so với yêu cầu và
1
khả năng thì kết quả này còn khiêm tốn, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hóa,
chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế hiện nay. Nghề chăn nuôi lợn là nghề truyền
thống, nhiều nơi còn mang tập quán chăn nuôi lạc hậu. Ở nhiều vùng nông thôn
chăn nuôi còn theo hình thức quảng canh, phân tán ở hộ gia đình, không có điều
kiện để tăng qui mô, áp dụng các kỹ thuật hiện đại, tổ chức và quản lí trong sản
xuất còn yếu, chủ yếu mang tính tự phát,… vì vậy hiệu quả chăn nuôi chưa cao.
Với những vùng chăn nuôi chưa phát triển như vậy thì cần đẩy mạnh công tác
nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thích hợp thúc đẩy nghề chăn nuôi lợn
phát triển đáp ứng nhu cầu lớn cũng như để tạo cho nghề truyền thống như chăn
nuôi lợn có chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nằm trong khu vực miền Trung mang nhiều hạn chế nói chung và của
Thừa Thiên Huế nói riêng thì nghành chăn nuôi lợn ở nhiều vùng trong tỉnh còn
dừng lại ở mức độ nông hộ, năng suất thấp, hiệu quả chăn nuôi chưa cao, thậm
chí còn lỗ. Xã Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xã
thuần nông nên nghành chăn nuôi lợn được coi là nghành chính đem lại thu nhập
cho người dân nơi đây. Chính vì thế chăn nuôi lợn ở đây đã đạt được nhiều thành
tựu về số lượng và cả chất lượng.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn người dân ở đây cũng
gặp không ít khó khăn như vấn đề dịch bệnh, thị trường không ổn định, thiên tai
lũ lụt, . Vì thế phát triển chăn nuôi lợn ở đây cần có những giải pháp cụ thể để
đảm bảo cho nghành chăn nuôi lợn phát triển ổn định và mạnh mẽ hơn.
Xuất phát từ yêu cầu đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “ Đánh giá
thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn của các nông hộ xã Hương
Vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi lợn tại xã Hương Vân, huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2
- Đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách phát triển chăn nuôi lợn tại
xã Hương Vân.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn của
xã.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm giúp tôi vận dụng những kiến thức lý thuyết
đã học vào thực tế, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu. Đây cũng là cơ
hội cho tôi đưa ra những kiến nghị giải pháp phát triển cho chăn nuôi lợn cho xã
Hương Vân.
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vai trò của nghành chăn nuôi lợn đối với các nông hộ ở nước ta
Nghành chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống
của con người. Từ khi đời sống của con người đang là săn bắt, hái lượm thì con
lợn hoang đã là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho con người. Ngày nay,
nghành chăn nuôi lợn càng đóng một vị trí nhất định trong nền kinh tế ở mỗi
nước. Hơn nữa, nước ta là một nước nông nghiệp thì nghành chăn nuôi lợn đang
là mũi nhọn cho sự phát triển nền nông nghiệp của đất nước và cụ thể nó đóng
vai trò như sau:
- Cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn bất kì loại thực
phẩm từ loại gia súc nào như sữa, thịt … . Theo Harris thì 1kg thịt nạc bằng 367
kcal, 22g protein [9].
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến thực
phẩm như thịt hộp, giò, chả, … .
- Cung cấp nguồn phân bón cho nghành trồng trọt góp phần cải tạo và
nâng cao độ phì đất từ đó nâng cao năng suất cây trồng.
- Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật
nuôi và con người. Trong nghiên cứu về môi trường và nông nghiệp thì lợn là vật
nuôi quan trọng, là thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông
nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các giống lợn nuôi trong nhà, lợn cảnh góp
phần làm tăng tính đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên.
- Cung cấp nguyên liệu cho nghành y học trong công nghệ sinh học. Lợn
được nhân bản gen để phục vụ mục đích nâng cao sức khỏe cho con người [9].
- Đối với vùng chăn nuôi ở nông thôn thì chăn nuôi lợn còn được coi như
là hủ tiền tiết kiệm của gia đình, là góp phần vào các hoạt động văn hóa như
cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi, … .
4
- Lợn là vật nuôi còn được coi như là biểu tượng của sự may mắn cho
người Á Đông trong các hoạt động tín ngưỡng “như cầm tinh tuổi lợn” hay như
ở Trung Quốc quan niệm lợn là biểu tượng may mắn đầu năm âm lịch [9].
- Trong nền kinh tế ngày nay, nghành chăn nuôi lợn không những tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân mà còn là nguồn cung cấp chất
đốt từ hầm khí biogas thay củi, than dùng để đun nấu hàng ngày.
2.2. Tình hình ngành chăn nuôi lợn của các nông hộ ở nước ta
Tùy theo từng loại gia súc khác nhau mà có phương thức nuôi khác nhau.
Đối với lợn có thể dựa vào mức độ thâm canh để chia ra: Chăn nuôi thâm canh,
bán thâm canh hay quảng canh. Hoặc dựa vào các loại lợn có thể chia ra hình
thức nuôi chuyên (lợn thịt, lợn nái) hay chăn nuôi kết hợp (lợn nái kết hợp với
lợn thịt). Ở nước ta ngành chăn nuôi lợn chủ yếu theo hình thức chăn nuôi quảng
canh lợn thịt là chủ yếu, đặc biệt là ở những vùng nông thôn chưa phát triển. Từ
những năm 1990 trở lại đây, hình thức nuôi lợn theo hướng thâm canh mới phát
triển như nhiều trang trại nuôi lợn thịt từ 50 con trở lên [13].
* Quy mô chăn nuôi
Quy mô chăn nuôi thường gắn chặt với giống vật nuôi cũng như nguồn
thức ăn sử dụng, nguồn lao động, vốn. Trong chăn nuôi lợn đối với các giống cao
sản thường phải đầu tư nhiều lao động cũng như thức ăn công nghiệp, gắn với
các hộ chăn nuôi quy mô lớn là các trang trại (hàng trăm, hàng ngàn con). Quảng
canh là hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ (5 đến 10 con), tận dụng lao động, thức
ăn sẵn có. Ở nước ta chủ yếu các hộ vẫn đang chăn nuôi nhỏ lẻ. Những năm gần
đây theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp chế biến thức ăn gia súc phát triển
thì ngành chăn nuôi phát triển theo hướng thâm canh lớn ở nhiều trang trại của
các nông hộ. Đặc biệt ở vùng nông thôn thì chăn nuôi lợn đang gắn liền với
ngành trồng trọt nên nuôi theo quảng canh quy mô nhỏ.
* Giống
Giống cũng gắn liền với hình thức chăn nuôi. Giống cao sản thường gắn
với hình thức nuôi thâm canh, đầu tư lớn còn các giống địa phương gắn với hình
thức nuôi quảng canh tận dụng trong nông nghiệp, đây là hình thức nuôi chủ yếu
5
của các hộ chăn nuôi ở nước ta.
* Điều kiện chuồng trại
Các giống khác nhau, quy mô khác nhau thì điều kiện chuồng trại cũng
khác nhau. Ở nước ta chăn nuôi lợn với quy mô lớn thì khâu đầu tư đầu tiên là
chuồng trại đảm bảo chăn nuôi tốt nhưng vẫn đang chiếm số ít. Còn các hộ nuôi
quảng canh quy mô nhỏ, nuôi giống địa phương, nuôi theo cách tận dụng thì
chuồng trại đa số đang ở mức tạm bợ chưa đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát
triển của lợn.
* Đặc điểm chăm sóc, quản lí
Với thực trạng mạng lưới thú y ở nước ta còn mang trình độ dịch vụ kém
phát triển, dịch bệnh xảy ra nhiều thì phản ánh rằng trình độ chăm sóc, quản lí
lợn trong các nông hộ còn rất nhiều vấn đề bất cập. Việc chăm sóc quản lí trang
trại các hộ chăn nuôi heo chưa được chú trọng, các nông hộ nuôi theo hình thức
quảng canh chủ yếu nuôi với hình thức tận dụng lao động vì thế nuôi theo kinh
nghiệm mà thôi chứ ít hộ tự nguyện đi tham gia học hỏi kinh nghiệm ở các hộ
chăn nuôi giỏi như ở các trang trại hay ở một trung tâm kỹ thuật nào.
* Năng suất thu nhập
Với những đặc điểm như trên thì mức thu nhập từ chăn nuôi lợn ở nước ta
của các trang trại lớn mới có thu nhập cao do các chủ trang trại này đã biết hoạch
toán kinh tế, lập kế hoạch chăn nuôi phù hợp. Tuy nhiên tỷ lệ các trang trại đạt
được như trên còn rất ít mà đa số các hộ chăn nuôi theo kiểu tận dụng, xem chăn
nuôi như hủ tiền tiết kiệm, chưa biết cách hoạch định kinh tế, lập kế hoạch sản
xuất nên chưa chú trọng đầu tư dẫn đến năng suất rất thấp, chưa có lợi nhuận
hoặc thậm chí lỗ.
* Tình hình thị trường
Nhu cầu từ thịt lợn hiện nay đang rất lớn. Tuy nhiên đối với các trang trại
thì họ đã biết cách hợp đồng với các công ty, lò giết mổ, bước đầu đã có ổn định
nhưng chưa được lâu dài. Ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chủ yếu bán cho các lái
thương, chưa nắm bắt được thông tin thị trường nên thường xuyên bị ép giá, thị
trường không ổn định.
6
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới nghành chăn nuôi lợn của các nông hộ
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
* Khí hậu và thời tiết
Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự sinh trưởng,
phát triển của lợn. Ảnh hưởng trực tiếp là trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích
hợp thì lợn ăn tốt, tiêu hóa tốt, tích lũy cao, sinh trưởng nhanh, cho năng suất
cao. Ngược lại trong điều kiện thời tiết khí hậu không thích hợp thì lợn sinh
trưởng, phát triển chậm hơn. Mặt khác ảnh hưởng gián tiếp là trong điều kiện
thời tiết tốt thì thuận lợi cho việc trồng rau làm thức ăn xanh cho lợn và ngược
lại thì rau xanh khó trồng thì dẫn đến thiếu nguồn rau xanh cho lợn thì đó cũng là
nguyên nhân dẫn đến không đủ dinh dưỡng cho lợn phát triển.
* Đất đai và nguồn nước
Đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thì đất đai dùng
làm chuồng trại, để trồng thức ăn xanh. Vì thế không có đất thì không thể mở
rộng qui mô chuồng trại để chăn nuôi, đáp ứng thức ăn xanh cho vật nuôi. Cũng
đóng vai trò quan trọng thì nước là yếu tố không thể thiếu cho lợn sinh trưởng,
phát triển, để tắm chải, tưới cho cây trồng làm thức ăn xanh của lợn.Vì vậy đất
và nước là hai yếu tố không thể thiếu cho chăn nuôi lợn.
2.3.2. Nhân tố kinh tế xã hội
Vốn: Mặc dù chăn nuôi lợn ở nước ta chủ yếu tận dụng vào phụ phẩm của
nông và công nghiệp rẻ tiền, nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện
kinh tế. Vì chăn nuôi lợn cũng cần có sự đầu tư về chuồng trại, thức ăn, con
giống, … . Mặt khác đối với chăn nuôi lợn cần phải tập trung nuôi trong thời
gian ngắn mới thu được lợi nhuận nhanh thì vốn lại càng cần thiết cho sự đầu tư
đó. Đặc biệt với điều kiện nước ta, người dân nghèo đang thiếu vốn nên nuôi lợn
trong thời gian dài thường không có lãi, thậm chí còn bị lỗ.
Lao động: Phương thức chăn nuôi lợn ở nước ta hầu như là nuôi quảng
canh, chủ yếu mang tính tận dụng lao động, chưa chú trọng nâng cao trình độ kỹ
thuật chăn nuôi. Do đó người dân chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm mà thôi, tỷ lệ
7
hộ đã được đi tập huấn về kỹ thuật, hiểu biết về kỹ thuật là rất ít. Trong xu thế
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đòi hỏi chăn nuôi cũng phải phát triển
theo hướng thâm canh. Vì vậy với thực tiễn nước ta đòi hỏi nhà nước ta cần phải
có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ trang thiết bị, vốn cũng như kiến thức cho người
dân chăn nuôi để nâng cao năng suất lao động.
Chính sách kinh tế xã hội: Chính sách kinh tế xã hội đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói
riêng. Một chính sách đúng sẽ thúc đẩy chăn nuôi phát triển nhanh nhưng ngược
lại là một chính sách ra đời không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, xã
hội thì nó lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển đó. Hiện nay nhà nước ta đã có
nhiều chính sách phát triển chăn nuôi lợn trong cả nước như chính sách về giống,
chế biến thức ăn, thú y, chính sách khuyến khích thị trường, hỗ trợ vốn, … đã
thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên trong từng giai đoạn cần
có những chính sách thích hợp với từng điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng
nhất định thì mới góp phần thúc đẩy sự phát triển.
Thị trường tiêu thụ: Đây là yếu tố quyết định đến qui mô sản xuất và tốc
độ sản xuất. Thị trường phát triển thì sản phẩm làm ra mới bán chạy, giá cao, có
lợi nhuận nên mới kích thích được các hộ chăn nuôi tăng đầu tư vào sản xuất.
Tuy nhiên bên cạnh đó thông tin về thị trường cũng rất quan trọng cho người bán
và người mua. Thực tiễn ở nước ta các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, ít nắm bắt được
thông tin thị trường nên thường hay bán với giá rẻ do ép giá nên ít có lợi nhuận,
thậm chí còn lỗ. Mặt khác cần thị trường phát triển ổn định thì cần đảm bảo về
số lượng, chất lượng mà đối với điều kiện nước ta chưa đảm bảo cả hai điều kiện
trên vì thế ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của người chăn nuôi là chưa dám mạnh
dạn đầu tư nhiều. Đặc biệt ở các vùng nông thôn điều kiện giao thông, chăn nuôi
còn phân tán thì vấn đề thị trường càng bấp bênh do đó chăn nuôi chưa phát
triển.
* Các nhân tố kỹ thuật
Giống : Giống được coi là tiền đề, các giống khác nhau thì có năng suất
khác nhau, chất lượng khác nhau [14]. Đối với chăn nuôi lợn các giống lợn lai,
lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh hơn các giống lợn địa phương.
8
Do đó các loại giống có tác động đến nhu cầu thị trường khác nhau. Với nước ta
hiện nay các hộ nông dân đang nuôi lợn nội là chủ yếu nên cần có phương pháp
tiến hành cải tạo nâng cao tầm vóc, có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn
để vừa thu hút và đáp ứng nhu cầu thị trường hơn từ đó tăng hiệu quả chăn nuôi.
Thức ăn: Thức ăn là cơ sở quan trọng để phát triển chăn nuôi nói chung
và chăn nuôi lợn nói riêng. Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố là tính
năng di truyền và chế độ dinh dưỡng hợp lí. Thức ăn và giá trị của nó ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả và cả sự cảm nhiễm dịch bệnh của con vật
[14]. Thực trạng chăn nuôi ở nước ta đang chủ yếu chăn nuôi dựa vào cây trồng
trong nông nghiệp nên thường sử dụng một loại thức ăn chủ yếu chưa đảm bảo
dinh dưỡng cho lợn phát triển và chất lượng thịt chưa đảm bảo. Vì thế vấn đề
dinh dưỡng cũng ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi lợn của mỗi hộ.
Dịch bệnh và phòng trừ dịch bệnh: Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Do đó dịch bệnh thường xuyên
xảy ra gây thiệt hại lớn đến hộ chăn nuôi, đến thị trường sản phẩm. Ở nước ta
lợn thường bị một số bệnh như tụ huyết trùng, ỉa chảy ở lợn con, phó thương
hàn, … đã ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi và thị trường tiêu thụ thịt lợn
trong và ngoài nước. Mặt khác mạng lưới thú y còn mỏng từ trung ương đến địa
phương nên công tác phòng bệnh chưa thực hiện tốt là nguyên nhân dịch bệnh
xảy ra, lan ra diện rộng ở nhiều vùng trong nước gây thiệt hại lớn.
* Một số yếu tố khác: Một số yếu tố khác như chuồng trại, sự chăm sóc
nuôi dưỡng, trình độ của người chăn nuôi, do phong tục tập quán chăn nuôi của
các hộ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Ở nước ta ở các vùng dân tộc
thiểu số, vùng nông thôn chuồng trại chưa đảm bảo, thức ăn còn thiếu, sự chăm
sóc cũng như kinh nghiệm chăn nuôi chưa có đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
chăn nuôi.
2.4. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Nghành chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm chăn nuôi
lợn đã xuất hiện và phát triển ở Châu Âu và Châu Á. Sau đó khoảng thế kỷ 16
bắt đầu phát triển ở Châu Mỹ và thế kỷ 18 phát triển ở Châu Úc. Đến nay nghề
9
chăn nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia trên thế
giới [4].
Theo FAO, 2007 thì số lượng lợn trên thế giới ổn định trong vòng 15 năm
qua (1990 - 2004) và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Năm 2006 toàn cầu
đang có tăng trưởng về nghành sản xuất thịt lợn, ước đạt 2,3 % trị giá khoảng
283 triệu tấn trên thế giới. FAO cho biết rằng: Châu Á sẽ chiếm 2/3 sự tăng
trưởng đó của thế giới là khoảng 62 %, nổi bật là Trung Quốc và Việt Nam. Nhìn
chung đàn lợn thế giới phân bố không đều ở các châu lục. Đứng đầu là Châu Á,
thứ 2 là Châu Âu chiếm gần 19 % đầu con, thứ 3 là Bắc Mỹ và Canada chiếm
khoảng 10 % tổng đầu con, tiếp đến là Nam Mỹ 6%, Châu Phi là 2 %, cuối cùng
là Châu Đại Dương là 1% [1].
Những năm gần đây do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi và do dịch
cúm gia cầm nên nhu cầu thịt lợn tăng nhanh do đó sản lượng thịt lợn cũng ngày
một gia tăng.
Bảng 1: Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt của thế giới
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tăng
trưởng
TB
(%)
Số lượng
(triệu
con)
1183.09 1219.67 1254.27 1286.22 1332.55 1352.51 2,71
Sản
lượng
(triệu
tấn)
92.1 95.3 98.1 100.15 103.5 105.6 2,6
(Nguồn của FAO, 3/2008)
Qua bảng trên ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng số lượng con gần tương
10
đương với tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt là 2,71% và 2,69 %. Theo sự tăng
trưởng này làm cho nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu hướng tới phát triển
nghành chăn nuôi và chế biến thịt lợn. Tuy nhiên những năm gần đây do giá thức
ăn tăng cao đã ảnh hưởng không ít tới sự phát triển của nghành. Thêm vào đó
hiện nay dịch bệnh long móng lở mồm và bệnh tai xanh đang tấn công đàn lợn ở
nhiều nước trên thế giới như ở Trung Quốc, Việt Nam, đã ảnh hưởng không ít tác
động xấu. Nhưng nghành chăn nuôi lợn và chế biến thịt lợn vẫn đang phát triển
mạnh trên toàn thế giới và có xu hướng chiếm một tỷ trọng cao trong nghành
chăn nuôi [1].
2.5. Tình hình chăn nuôi lợn ở nước ta
2.5.1. Những vấn đề tồn tại của nghành chăn nuôi lợn ở nước ta
2.5.1.1. Chăn nuôi đang phân tán, qui mô nhỏ
Chăn nuôi lợn ở nước ta chủ yếu theo hình thức tự cung, tự cấp. Hình
thức chăn nuôi nhỏ lẻ này đang cung cấp 60% - 65% sản phẩm chăn nuôi lợn
trong toàn quốc [13]. Với hình thức chăn nuôi này thì rất khó đảm bảo an toàn
dịch bệnh, vệ sinh môi trường và thị trường.
2.5.1.2. Cải tiến năng suất và chất lượng giống còn chậm
Các giống địa phương năng suất thấp chiếm tỷ trọng cao. Đây là nguồn
gen tốt nhưng chưa được chú trọng chọn lọc và khai thác sử dụng. Giống ngoại
áp dụng chưa cao, công nghệ giống và sản xuất giống chưa tốt nên hiệu quả sử
dụng giống còn thấp. Việc gắn kết giữa các trại giống và việc sử dụng nhất là
việc đầu tư nhân tạo giống chưa đúng mức, còn buông lỏng. Vì vậy hiện nay việc
đẩy mạnh tốc độ cải tiến năng suất, chất lượng đàn giống còn chậm, hiệu quả
thấp.
2.5.1.3. Giá thức ăn quá cao nên giá thành sản phẩm chăn nuôi cao hơn các
nước
Do điều kiện nước ta còn thiếu nguyên liệu để chế biến thức ăn (năng suất
các loại thức ăn chăn nuôi còn rất thấp hơn so với các nước trên thế giới), chưa
đầu tư các vùng qui hoạch sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo qui mô
11
lớn, đồng thời chưa thu mua, dự trữ nguyên liệu đúng mùa thu hoạch gây lãng
phí lớn. Mặt khác, chi phí cho việc nhập khẩu các loại nguyên liệu là rất cao như
thuế nhập khẩu các loại thức ăn tinh là 20% - 25%, thức ăn giàu đạm là 70% -
80%, thức ăn bổ sung là 95%, trong khi các nước khác không có thuế nhập khẩu.
Hệ thống vận chuyển, kho dự trữ thức ăn chưa đảm bảo do đó giá thức ăn rất
cao, và cao hơn các nước khác từ 20% - 40% [13].
2.5.1.4. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến năng suất, chất
lượng của chăn nuôi
Do chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện môi trường, công tác thú y, tổ chức chuẩn
đoán phòng bệnh thực hiện chưa kịp thời, ý thức dịch tễ của người chăn nuôi
thấp, chất lượng thuốc thú y sản xuất trong nước chưa cao, công tác qui hoạch
thực hiện triệt để các vùng dịch bệnh chưa tốt.
2.5.1.5. Công tác giết mổ còn thô sơ, đơn điệu
Các sản phẩm thịt lợn chế biến ra còn đơn điệu, không đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh, hoạt động không ổn định. Đa số các cơ sở giết mổ chế biến các sản
phẩm thịt không pha cắt, sản phẩm không đa dạng do chưa có sự đầu tư xây
dựng, trang thiết bị giết mổ. Vì thế các lò mổ còn chưa chủ động được sản phẩm
để thu mua, chế biến với công nghệ dây chuyền lạc hậu, sản phẩm làm ra chưa
đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y… .
2.5.1.6. Kết quả nghiên cứu khoa học chưa phát huy được nhiều kết quả
Công tác nghiên cứu khoa học chưa phục vụ được chăn nuôi trong đó chăn
nuôi lợn còn mang tính dàn trải, manh mún, chưa tập trung. Kết quả nghiên cứu
chưa đạt được độ lớn tin cậy cao, chưa có sức thuyết phục nên khó áp dụng trong
sản xuất. Việc nghiên cứu chưa dựa trên nhu cầu thực tế sản xuất. Một số nghiên
cứu mang tính hình thức, chỉ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, cơ quan quản lí còn
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người sản xuất để xác định được chiến
lược nhu cầu cần thiết và còn lỏng lẽo giữa các cơ quan nên hạn chế đến việc
chuyển giao kết quả nghiên cứu cho người sản xuất [13].
2.5.1.7. Công tác thị trường còn yếu
Vấn đề này nói rằng ở nước ta chưa có chiến lược thị trường và giải pháp
12
tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong và ngoài nước. Thông tin giá cả thị trường và
các thông tin khác còn rất hạn chế, không kịp thời, thị trường tiêu thụ sản phẩm
chăn nuôi ở trong nước chủ yếu vẫn là ở các đô thị, thành phố lớn. Thị trường
tiêu thụ chăn nuôi ở vùng nông thôn còn chưa mạnh chủ yếu người nông dân
đang ở thế bị động, có khi không biết nuôi giống gì, bán ở đâu nên thường xuyên
bị ép giá, thị trường bấp bênh.
2.5.1.8. Hệ thống quản lý của nhà nước còn yếu
Hệ thống quản lí chuyên nghành chăn nuôi từ trung ương đến địa phương
còn thiếu cả vật chất và cả vật lực. Thống kê trên toàn quốc các tỉnh về các
phòng, cơ quan chuyên nghành chăn nuôi còn thiếu là đa số. Các chính sách
chăn nuôi của nhà nước chưa đến được với người dân để đáp ứng nhu cầu thực
sự của người dân. Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giống vật nuôi, thức ăn
gia súc, chất lượng thú y còn kém nên đã ảnh hưởng đến tâm lí của người chăn
nuôi [13].
2.5.1.9. Chính sách phát triển chăn nuôi ở một số vùng chưa hợp lí
Nhà nước ta chủ trương đưa nghành chăn nuôi thành nghành chính trong
nông nghiệp nhưng thực sự chưa quán triệt sâu rộng. Một vùng địa phương thì
chủ trương, chính sách của nhà nước chưa phù hợp nên lại gây cản trở cho phát
triển chăn nuôi của vùng.
2.5.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam trong mấy năm gần đây
Nghành chăn nuôi lợn ở nước ta có từ lâu đời và phát triển theo sự thăng
trầm của sự phát triển chăn nuôi chung trong nền kinh tế nước ta [13]. Ở thời
thực dân, phong kiến, nền kinh tế nước ta đang phụ thuộc, nghành chăn nuôi
không được chú trọng nên chăn nuôi lợn không phát triển. Sau khi hòa bình lặp
lại thì nghành chăn nuôi nói chung và nghành chăn nuôi lợn nói riêng mới được
chú ý đến và bước đầu phát triển cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Đàn lợn không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng được cải thiện.
Từ năm 2002 đến năm 2006 thì nghành chăn nuôi lợn ở nước ta thực sự
phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng nhanh. Đặc biệt từ năm 2002 đến
13
2005, tổng đàn lợn cả nước tăng nhanh và đều qua các năm. Riêng năm 2006 do
dịch bệnh xảy ra nhiều vùng trong cả nước nên số lượng lợn ở một số vùng giảm
như Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, duyên Hải miền Trung, …
. Cụ thể từ năm 2002 tổng đàn cả nước là 23,169 triệu con đến năm 2005 tăng
lên 27,43 triệu con, tăng bình quân 6% /năm nhưng đến năm 2006 thì tổng đàn
xuống là 26,855 triệu con giảm 2%. Đàn lợn nái năm 2005 đạt 3,88 triệu con.
Trong đó nái ngoại là 372 nghìn con chiếm 9,6 %, nái lai khoảng 290 nghìn con,
nái nội khoảng 520 nghìn con. Các tỉnh có tỷ lệ nái ngoại cao như thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, … . Nhìn chung đàn lợn cả nước
tăng đều trong các năm từ 2002 đến 2005 và có giảm trong năm 2006 [16]. Cụ
thể như bảng sau:
Bảng 2: Tình hình chăn nuôi lợn của các vùng sinh thái ở nước ta
(ĐVT : Nghìn con)
Vùng sinh thái 2002 2003 2004 2005 2006 Tăng
(%)
ĐB Sông Hồng 5396,6 6757,6 6898,4 7420,6 7168,8 7,32
Đông Bắc 4007,4 4236,1 4391,0 4568,6 4498,3 0,33
Tây Bắc 1050,9 1098,9 1176,3 1252,7 1144,4 2,36
Bắc Trung Bộ 3569,9 3803,3 3852,3 3913,1 3804,6 2,66
DH miền Trung 2075,7 2137,7 2220,5 2242,9 2052 1,42
Tây Nguyên 1191,2 1329,8 1488,7 1590,4 1386,2 4,11
Đông Nam Bộ 2103 2072,5 1402,8 2617,9 1819 8,82
ĐB Cửu Long 3151,5 3448,6 3713,7 3828,6 3982 6,5
14
Toàn quốc 23169,5 24884,6 26143,7 27439,9 26855,3 4,38
(Niên giám thống kê Việt Nam năm 2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng số lượng lợn tăng nhanh ở một số vùng
như Đồng Bằng Sông Hồng tốc độ tăng trưởng là 7,32%, Đông Nam Bộ là
8,82%, Đồng Bằng sông Cửu Long là 6,5 %. Nhìn chung số lượng lợn đều tăng
từ năm 2002 đến năm 2005 và năm 2006 có giảm nhưng giảm với số lượng ít,
Như đồng Bằng Sông Hồng giảm từ 7420,6 nghìn con năm 2005 xuống còn
7168,8 nghìn con giảm 3,39%/năm.
Cơ cấu giống lợn hiện nay đã được cải thiện tích cực. Hầu hết các giống
lợn có năng suất cao, chất lượng trên thế giới đã được nhập vào Việt Nam như
Landrace, Yorkshire, Pietrain, … . Mặt khác, sản lượng thịt hơi cũng tăng mạnh
qua các năm gần đây. Theo nguồn thống kê của FAO thì Việt Nam đã đứng thứ 7
về số lượng lợn từ năm 1990. Hiện nay Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc,
Barazin, Ba Lan, Tây Ban Nha và đứng đầu các nước Đông Nam Á, thứ 2 của
Châu Á.
Bảng 3: Diễn biến tình hình chăn nuôi lợn ở nước ta từ năm 2002-2006
Danh mục 2002 2003 2004 2005 2006 Tăng
trưởng /năm
(%)
Số lượng
(nghìn con)
23,17 24,89 26,14 27,43 26,86 4,38
Sản lượng
(triệu tấn)
1,65 1,8 2,01 2,29 2.45 10,03
(Niên giám thống kê Việt Nam năm 2006)
Qua bảng trên ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt tăng
nhanh hơn tốc độ số lượng con là 10,03%/năm so với 4,38%/năm. Sản lượng thịt
15
lợn từ năm 2002 là 1,65 triệu tấn đến năm 2006 là 2,45 triệu tấn tăng bình quân
là 10,03% /năm. Do đó thịt lợn luôn chiếm 76 - 77% trong tổng sản lượng thịt
các loại trong cả nước. Riêng từ năm 2004 đến năm 2006 do dịch cúm gia cầm
nên tỷ lệ thịt lợn lại tăng lên tương ứng là 80,3% và 81,4 %, bình quân thịt lợn
tiêu thụ/người là 27,4kg/năm, tương ứng với lượng thịt xẻ là 18,9kg/người/năm
2005[16].
Ngoài ra, nghành chăn nuôi lợn nước ta còn đạt được nhiều thành tựu khác
cho sự phát triển như công tác giống, công nghiệp chế biến thức ăn, nhiều mô
hình chăn nuôi lợn mới được phát triển như chăn nuôi trang trại, hợp tác xã chăn
nuôi, chăn nuôi gia công. Tuy vậy nghành chăn nuôi lợn nước ta vẫn đang còn
nhiều triển vọng để phát triển như nguồn lao động, là nước nông nghiệp, … cho
nên nhà nước ta cần có nhiều chính sách nữa để thúc đẩy nghành chăn nuôi lợn
phát triển mạnh.
2.6. Tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Thừa Thiên Huế
Diễn biến đàn lợn của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng đều từ năm 2001 đến nay.
Nhìn chung đàn lợn của tỉnh tăng cả về số lượng và sản lượng thịt và thay đổi cả
cơ cấu đàn. Những năm trước đây nghành chăn nuôi lợn ở đây còn nuôi theo
hình thức quảng canh, qui mô nhỏ của hộ gia đình phân tán, nhỏ lẻ là chủ yếu.
Với hình thức chăn nuôi như vậy sản phẩm thịt lợn của tỉnh mới chủ yếu đáp ứng
được nhu cầu nội tỉnh mà chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên
trong những năm gần đây các chương trình dự án phát triển chăn nuôi như cải
tạo đàn lợn, chương trình siêu nạc, phát triển trang trại có ảnh hưởng tích cực
đến phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh. Ngoài ra các chính sách về hỗ trợ khác như
thú y, cho vay tín dụng, … công tác khuyến nông về chăn nuôi cũng được tăng
cường và mở rộng kết hợp với các lớp tập huấn mở rộng mô hình trình diễn, tổ
chức các chuyến tham quan cho hộ chăn nuôi đi học hỏi kinh nghiệm ở các địa
phương khác… đã góp phần lớn vào thức đẩy chăn nuôi lợn phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Chúng ta có thể thấy rõ qua bảng sau:
Bảng 4: Diễn biến đàn lợn từ năm 2000-2006 của tỉnh Thừa Thiên Huế
16
Danh mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Số lượng
(nghìn con)
244,408 245,408 252,292 259,57 264,787 270,536
Sản lượng
thịt (nghìn
tấn)
18,808 19,058 19,377 20,229 20,967 21,631
Số lượng
lợn nái
(nghìn con)
21,855 590 580 585 660 699
(Niên giám thống kê của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006)
Qua bảng trên ta thấy rằng sản lượng thịt tăng khá cao. Tốc độ tăng trưởng
trung bình hàng năm từ 3,56% đến 4,4% nhanh hơn tốc độ tăng lượng đàn
(2,01% đến 2,88%). Điều này chứng tỏ rằng những giống lợn địa phương năng
suất thấp đã dần bị thay thế bởi các giống lợn ngoại, lợn lai năng suất cao hơn.
Đây là sự phát triển chăn nuôi theo chiều sâu ngày càng cao của thị trường. Mặt
khác một yếu tố cũng ảnh hưởng đến chất lượng của chăn nuôi lợn là đàn lợn nái
được cải thiện mạnh mẽ và tăng nhanh qua các năm gần đây.
Tuy nghành chăn nuôi lợn đã đạt được những thành tựu như trên nhưng
hiện nay vẫn gặp nhiều hạn chế. Đó là thị trường tiêu thụ còn nhỏ lẻ chưa được
chú trọng, chủ yếu cung cấp nhu cầu trong tỉnh, giá cả không ổn định, thị trường
ở nông thôn còn rất bấp bênh gây ảnh hưởng lớn đến tâm lí của người chăn nuôi.
Đó là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh, cũng là
nguyên nhân chung của cả nước.
2.7. Đặc điểm tình hình cơ bản của địa điểm nghiên cứu
2.7.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên xã HươngVân
2.7.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
17
Vị trí địa lý: Xã Hương Vân thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế
về phía Tây Bắc khoảng 20km. Địa bàn xã nằm ở đầu nguồn sông Bồ. Phạm vi
ranh giới của xã như sau: Phía đông giáp xã Hương Văn, xã Hương Bình (Hương
Trà). Phía tây giáp huyện Phong Điền. Phía nam giáp xã Bình Điền, xã Hồng
Tiến (Hương Trà). Phía bắc giáp thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà). Tổng diện tích tự
nhiên là 6168ha, toàn xã có 4 thôn và một bản Vân Kiều khe Trái.
Địa hình: Xã là vùng bán sơn địa có diện tích khá rộng lớn. Địa hình
nghiêng dần về từ Tây Nam đến Đông Bắc. Phía bắc địa hình bằng phẳng, độ
chênh lệch cao tuyệt đối (10m, độ dốc nhỏ hơn 7
0
) là khu dân cư và đồng ruộng
tập trung với diện tích tương ứng là 137,43 ha và 3829,43 ha. Phía Nam của xã
có địa hình tương đối dốc bình quân từ 15
0
, độ cao tuyệt đối là cao nhất là 362m
chủ yếu là đất lâm nghiệp với diện tích 3298,4 ha thuộc ban quản lý rừng phòng
hộ đầu nguồn sông Bồ.
Thổ nhưỡng: Do cấu trúc của địa hình và nền vật chất tạo nên đất đai của
xã Hương Vân gồm 2 nhóm đất chính.
Vùng đồi núi chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng, phát triển trên đất đá sét
biến chất thuận lợi cho loại cây lâm nghiệp phát triển như thông, keo.
Vùng đồng bằng chủ yếu là nhóm đất phù sa được bồi đắp từ sông Bồ nên
thuận lợi cho việc sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, hình thành và phát triển nhiều
trang trại. Đặc biệt phát triển mô hình trồng cây đặc sản Thanh Trà. Đất phù sa
ven sông, đất thịt nhẹ phù hợp trồng cây lạc, lúa, .
2.7.1.2. Thời tiết và khí hậu
Khí hậu và thời tiết của xã mang tính chất chung của thời tiết của huyện
Hương Trà. Chế độ thuỷ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm 20,3
0
C nhiệt độ tối cao là
41,8
0
C, nhiệt độ tối thấp 10,5
0
c. Tổng tích nhiệt cả năm là 9150
0
C, số giờ nắng
là 1952 h/năm.
Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều quanh năm, tập trung mưa
bắt đầu từ tháng 8 và kết thức vào cuối tháng 12 trong năm, lương mưa tập trung
cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, và những tháng này thường gây lũ
lụt. Lượng mưa giai đoạn này chiếm 70-75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa
18
trung bình năm là 2995mm. Lượng mưa thấp nhất 1882mm, số ngày mưa bình
quân là 153 ngày. Mặt khác do ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng từ tháng 3-7
hàng năm.
Độ ẩm: Độ ẩm tương đối bình quân 84,5%, độ ẩm tuyệt đối 15%. Tính
chất của các dòng không khí khác nhau trong các mùa đã tạo nên các mùa khô,
ẩm khác nhau.
2.7.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.7.2.1. Đặc điểm xã hội
Tình hình dân số và lao động:
Dân số: Năm 2007 dân số trung bình của xã là 6980 khẩu chiếm 5,8% so
với dân số toàn huyện. Trong đó nam là 3397 chiếm 48,8%, nữ là 3583 chiếm
51,33%. Tổng số hộ có trên địa bàn xã là 1359 hộ chiếm 5,72% so với huyện.
Mật độ dân số trung bình hiện tại của xã là 115 người/km
2
, tỷ lệ tăng tự nhiên là
1,07 %.
Lao động: Lao động trong độ tuổi 18 - 60 là 3099 người chiếm tỷ lệ
44,39% dân số. Trong đó tổng số người phụ thuộc: 3881 người chiếm 55,6%, số
người phụ thuộc trên 60 là 2050 người chiếm 29,36%, người độ tuổi từ 12 - 17
chiếm 9,77% tổng dân số. Tỷ lệ số người phụ thuộc so với lao động của xã như
sau:
Bảng 5: Cơ cấu lao động của xã Hương Vân
Tuổi Nam Nữ Tổng số Tỷ lệ (%)
A: phụ thuộc
1-5
6-11
12-17
253
298
328
267
331
354
520
629
682
7,44
9
9,77
Tổng 879 952 1831 25,97
B: LĐ từ 18-60 1518 1581 3099 29,36
19
C: Phụ thuộc lớn hơn 60 1000 1000 2050 29,36
Tổng 3397 3583 6980 100
(Báo cáotình hình kinh tế hàng năm của xã, năm 2007)
Qua bảng trên ta thấy dân số xã Hương Vân có đặc điểm sau:
Tỷ lệ người phụ thuộc chiếm tỷ lệ lớn là 55,6% đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của nền kinh tế của xã, hay ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập của
mỗi hộ gia đình. Tuy nhiên trong đó tỷ lệ người phụ thuộc dưới 17 tuổi chiếm
25,97% tổng dân số là triển vọng của xã Hương Vân có nguồn lao động trẻ có
năng lực cho sự phát triển kinh tế.
Cơ sở hạ tầng:
Giao thông: Trên địa bàn xã đa số đường giao thông liên thôn, xã được bê
tông hoá, nhựa hoá, một số đường giao thông nội đồng được sỏi hoá. Cụ thể là
đến năm 2007 được bê tông hoá là 8,0 km; 7,8 km đường cấp phối, ngoài ra còn
có 12,9 km đường nội bộ trong các thôn xóm cũng được bê tông hoá. Nhờ vậy
điều kiện đi lại trong nội bộ xã được cải thiện thuận lợi hơn cũng như để giao lưu
với các xã lân cận.
Thuỷ lợi: Toàn xã có 5 trạm bơm tưới cho diện tích 2 vụ lúa. Tuy nhiên
vấn đề bất cập như vụ hè thu có một số diện tích còn thiếu nước vì nguồn nước
dẫn từ sông Bồ vào trạm bơm Sơn Công và Long Khê cạn do vậy cần duy tu và
nâng cấp đập hồ Cừa để đảm bảo nguồn nước tưới cho trồng trọt vào mùa hạn
hán và tháo úng cho một số vùng bị ngập.
Hệ thống điện và thông tin liên lạc:
Về hệ thống điện được kéo dài gần khắp xã, đáp ứng cho 1328 hộ chiếm
97,71% tổng số hộ. Hệ thống phát thanh hiện nay có 2 cụm truyền thanh thuộc
hợp tác xã nông nghiệp Hương Vân và hợp tác xã Lai Thành đã có thể cung cấp
đủ đến tận các thôn (trừ thôn Khe Trái) về các thông tin cần thiết phục vụ sản
xuất và phòng chống thiên tai.
Giáo dục: Nhìn chung tình hình giáo dục trên địa bàn có nhiều chuyển
biến tích cực, nhất là từ khi hưởng ứng cuộc vận động 2 không: “Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Chất lượng giáo dục đào
20
tạo ngày càng đi vào thực chất hơn. Kết quả năm học 2006 - 2007 tỷ lệ học sinh
trung học cở sở tốt nghiệp 98% tăng hơn năm học cũ 1,2%. Tỷ lệ học sinh tiểu
học lên lớp: Lai Thành 97,7%; tiểu học của xã là 94,1%. Tỷ lệ học sinh mẫu giáo
trong độ tuổi huy động đạt 73,33%. Về cơ sở vật chất giáo dục đã có 2 trường
tiểu học, một trường trung học cơ sở với 17 lớp [3]. Mặc dù trong những năm
qua đã có sự nỗ lực phấn đấu của các ngành các cấp nhưng chỉ mới đáp ứng
được 70% lớp học và hiện nay vẫn con một bộ phận lớp học xuống cấp, cơ sở
vật chất khác phục vụ giảng dạy còn thiếu nên chính quyền địa phương cần đầu
tư nhiều để nâng cao chất lượng giáo dục.
Y tế: Công tác y tế thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, đã
thực hiện, tiêm chủng đạt 100% về số lượng. Công tác khám chữa bệnh ngày
càng được nâng cao về chất lượng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, đã
chủ động phòng chống dịch bệnh, thường xuyên tăng cường các biện pháp bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đội ngũ cán bộ y tế gồm 1 bác sĩ, 2 nữ trung cấp
hộ sinh, 1 dược sĩ. Cơ sở vật chất y tế đã được trang bị chất lượng hơn gồm 1
trạm xá 2 tầng với nhiều phòng khám chữa bệnh, trang thiết bị khá đầy đủ.
2.7.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 2007 có 670,07ha đạt 88,55% kế
hoạch do một số vùng đất do nhà nước thu hồi xây dựng công trình nhà máy. Hệ
thống cây trồng ở xã khá đa dạng, một số cây trồng chủ yếu đạt năng suất khá
cao như: lúa với tổng diện tích 304,1ha năng suất bình quân đạt 52,65 tạ/ha, sản
lượng đạt 1661 tấn. Cây lạc trồng 157,97ha đạt năng suất bình quân 24,57 tạ/ha,
sản lượng 388,132 tấn tăng so với kế hoạch đạt là 11,68%. Sắn khoai là 80ha
trong đó sắn công nghiệp chiếm 28ha. Ngô bình quân 55 tạ/ha với diện tích
48,5ha; sản lượng 266,7 tấn. Vừng chiếm 35ha, ớt chiếm 7ha; rau, đậu xanh là
25ha. Đặc biệt mấy năm gần đây xã đang phát triển cây thanh trà đặc sản với
12ha nâng tổng diện tích toàn xã lên 102,55 ha. Trong đó có khoảng 25 ha đã
cho thu hoạch [3]
Chăn nuôi :
Hương Vân là một trong những địa phương có ngành chăn nuôi khá phát
21
triển. Trong những năm gần đây đàn gia súc của xã không ngừng tăng lên về số
lượng. Đàn trâu bò của xã thì ngày càng giảm mạnh, hiện nay đàn trâu có 425
con đạt 10,17% của huyện giảm so với kế hoach đạt ra là 7,8%. Đàn bò là 272
con đạt 6,99% so với huyện giảm 2% so với kế hoạch đạt ra. Đàn lợn đạt 6420
con đạt 13,56% toàn huyện tăng 4,47% so với kế hoạch đặt ra [3].
Chăn nuôi cá nước ngọt và sản lượng đánh bắt sông, đầm đều tăng đem lại
thu nhập ổn định cho người lao động và cung cấp thừa lượng thực phẩm cho nhu
cầu tiêu dùng tại chỗ.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ:
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 3,5 tỷ đồng đạt
77,7% kế hoạch, tập trung các ngành nghề như gạch thủ công, khai thác sạn, gia
công đúc bờ lô, cưa xẻ gỗ và sản xuất gia công các mặt hàng từ gỗ [3]. Đặc biệt
xã có địa bàn hoạt động của nhà máy xi măng đã giải quyết việc làm cho nhiều
lao động của xã và đem lại thu nhập ngày càng cao cho toàn xã, đời sống nhân
dân từng bước được cải thiện, các hoạt động buôn bán thương nghiệp, buôn bán
lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải và các dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp đã
giải quyết kịp thời các nhu cầu cần thiết cho người dân.
Khó khăn:
Là địa bàn vùng bán sơn địa, ruộng đất với địa hình dốc nên đi lại và vận
chuyển vật tư hàng hoá đến vùng sản xuất khó khăn, khó thâm canh tăng vụ. Hệ
thống hạ tầng vào các vùng sản xuất còn nhiều hạn chế, khí hậu thời tiết khắc
nghiệt, mùa hè nắng kéo dài kèm theo gió tây nam khô nóng, mùa mưa khí hậu
lạnh, lượng mưa tập trung một tháng gây lũ lụt, ngập úng làm ảnh hưởng rất lớn
đến sản xuất đời sống dân sinh đặc biệt là sự sinh trưởng và phát triển cây trồng
vật nuôi. Đất tự nhiên của xã khá rộng, tuy nhiên một số diện tích đất sử dụng
chưa được giao lại cho nhân dân canh tác. Trong lúc đó nhu cầu được giao đất là
rất lớn nên làm ảnh hưởng tới khả năng sản xuất.
Cơ sở hạ tầng đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của sản xuất. Đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi còn nhiều hạn chế, chỉ tập
trung vào vùng có giao thông thuận lợi gần trung tâm. Do đó nguồn nước chưa
22
ổn định vào mùa khô.
Trong sản xuất chưa chủ động về giống cây trồng vật nuôi hay chưa hợp
lý, khả năng tiếp thu của người dân về khoa học kỹ thuật chưa cao, tư tưởng
trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa nhạy bén trong việc áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Cơ sở thu mua chế biến nông sản còn nhỏ lẻ, chủ yếu là buôn bán lẻ. Các
cơ sở chế biến nông sản chưa được chú trọng đầu tư xây dựng. Sự phát triển của
thương mại và dich vụ cho nông nghiệp chưa năng động.
Những thuận lợi;
Là một xã vùng bán sơn địa với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ, các
tuyến đường liên thôn liên xã cơ bản được bê tông hoá và nhựa hoá, là địa bàn có
thế mạnh về phát triển cây thanh trà thuận lợi cho việc phát triển trồng rừng,
chăn nuôi gia súc.
Lao động cần cù chịu khó, có lực lượng lao động dự trữ khá lớn 25,97%
và cũng nhạy bén trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn
nuôi. Nên chính quyền địa phương cần có các chính sách để khai thác lực lượng
đó và các tiềm năng khác của địa phương.
Xã đang có chương trình dự án về chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng và
phẩm chất vật nuôi, cũng là cơ hội cho các hộ nông dân và cán bộ khoa học kỹ
thuật như khuyến nông viên, cán bộ thú y được tập huấn nâng cao kỹ thuật vào
sản xuất.
23
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các nông hộ của xã gồm 70 hộ trong đó phân tầng thành 30 hộ trung bình, 20
hộ nghèo, 20 hộ khá và 15 hộ ở vùng cao, 55 hộ ở vùng thấp.
- Cán bộ thú y của xã, người am hiểu.
- Khuyến nông viên, hội trưởng hội chăn nuôi của xã.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tìm hiểu đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
Hương Vân - Hương Trà - Thừa Thiên Huế
3.2.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của sự phát triển kinh tế chung của
xã.
3.2.3. Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn của các nông hộ của xã Hương Vân
- Các phương thức chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi của xã
- Qui mô đàn lợn nuôi của các nông hộ
24
- Cơ cấu giống lợn thịt và lợn nái
- Tình hình sử dụng thức ăn
- Tình hình sử dụng lao động trong chăn nuôi lợn của các nông hộ
- Tình hình dịch bệnh
- Tình hình xây dựng chuồng trại
- Tình hình thị trường
- Đánh giá mức độ đầu tư và thu nhập vào chăn nuôi lợn của các hộ nuôi lợn
3.2.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn cho phát triển chăn nuôi lợn của các
nông hộ
3.2.5. Tìm hiểu những chính sách phát triển chăn nuôi lợn của xã
3.2.6. Đánh giá những kết quả đạt được do thực hiện được từ chính sách phát
triển chăn nuôi lợn
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Hương Vân, huyện Hương
Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 2/1/2008 đến ngày 5/5/2008.
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp: từ các văn bản báo cáo thống kê hàng năm của xã
(2006-2007), báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của xã (2006-2007), các
văn bản chính sách phát triển của xã, về phát triển chăn nuôi lợn, các văn bản
nghiên cứu về kinh tế xã hội của xã trước đây.
Thông tin sơ cấp: sử dụng phương pháp PRA với các công cụ như
phỏng vấn bán cấu trúc kèm theo phiếu điều tra về tình hình chăn nuôi lợn của
xã Hương Vân thông qua các tiêu chí điều tra, quan sát thực địa, nghiên cứu sâu.
Đối tượng thu thập thông tin: các hộ chăn nuôi của xã Hương Vân được
25