Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt cho người dân huyện gia lộc, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ THANH TÂM

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT CHO
NGƯỜI DÂN HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số :

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thế Ân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016



Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Tâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Ngô Thế Ân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Sinh thái môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Nước Sinh
hoạt và VSMT nông thôn Hải Dương và UBND huyện Gia Lộc đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Phạm Thị Thanh Tâm

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract .............................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.4.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.5.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.
Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm nước sinh hoạt ................................................................................ 3
2.1.2. Vai trò, ảnh hưởng của nước sinh hoạt đối với cuộc sống con người ................ 3
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt ............................................... 6

2.2.
Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nước sinh hoạt .......................................... 7
2.2.1. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt ............................................................................... 7
2.2.2. Chiến lược Quốc gia về cấp nước vùng nông thôn và Chương trình mục
tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn .................................................. 8
2.3.
Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................... 10
2.3.1. Hiện trạng cấp nước, sử dụng nước và chất lượng nước sinh hoạt trên thế
giới và tại Việt Nam....................................................................................... 10
2.3.2. Một số công trình cấp nước............................................................................ 15
2.3.3. Các mô hình quản lý công trình cấp nước ...................................................... 19
2.3.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng nước đã được áp dụng.............................. 23
Phần 3.Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 27
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 27
3.2.
Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 27
3.3.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 27
3.4.
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 27
3.4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương............... 27

iii


3.4.2.

Hiện trạng quản lý và sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Gia Lộc, tỉnh
Hải Dương ..................................................................................................... 27


3.4.3.
3.4.4.
3.5.

Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương............. 27
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại huyện
Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ............................................................................... 27
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28

3.5.1.
3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................. 28
Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ............................................................... 28

3.5.3.
3.5.4.
3.5.5.
3.5.6.

Phương pháp lấy mẫu .................................................................................... 29
Phương pháp phân tích .................................................................................. 30
Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 31
Phương pháp PRA ......................................................................................... 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 32
4.1.
Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ................................................................ 32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 32

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 34
4.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội................................. 37
4.2.
Hiện trạng quản lý và sử dụng nước sinh hoạt tại Gia Lộc, Hải Dương .......... 38
4.2.1. Các nguồn nước người dân địa phương khai thác sử dụng .............................. 38
4.2.2. Các biện pháp khai thác, xử lý nguồn nước sinh hoạt tại địa phương .............. 40
4.2.3. Các mô hình quản lý nước cấp sinh hoạt ........................................................ 40
4.2.4. Quy trình xử lý nước ở các cơ sở cung cấp nước…………………..48
4.3.
Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại Gia Lộc, Hải Dương ....................... 47
4.3.1. Đánh giá của người dân ................................................................................. 47
4.3.2. Đánh giá chất lượng nước qua phân tích mẫu ................................................. 48
4.3.3. Những điểm tồn tại trong việc sử dụng, quản lý nguồn nước sinh hoạt ........... 55
4.4.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại huyện
Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ............................................................................... 56
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 69
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 69
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 71
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 72
Phụ lục ...................................................................................................................... 75

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BYT

Bộ Y tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc


VSMT

Vệ sinh môi trường

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các điều kiện lựa chọn mô hình quản lý vận hành ..................................... 20
Bảng 2.2. Các lớp vật liệu trong ống lọc .................................................................... 27
Bảng 3.1. Bảng phân phối phiếu điều tra ................................................................... 30
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.

Lý lịch mẫu.. ............................................................................................. 30
Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích ............................................. 31
Nguồn nước người dân sử dụng ................................................................. 39
Danh sách các trạm cấp nước .................................................................... 41

Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.


Các mô hình quản lý tại địa phương .......................................................... 45
Chất lượng nước cấp của Xí nghiệp kinh doanh nước sạch số 05 ............... 51
Chất lượng nước mưa ở các điểm lấy mẫu ................................................. 50
Chất lượng nước giếng khoan ở điểm lấy mẫu ........................................... 51
Kết quả phân tích mẫu trước lọc và sau lọc................................................ 55
Phân cấp đánh giá mức độ chấp nhận của xã hội ....................................... 56
Sơ đồ SWOT về giải pháp giáo dục truyền thông ...................................... 59
Đánh giá mức độ chấp nhận của xã hội với giải pháp giáo dục
truyền thông .............................................................................................. 60
Bảng 4.11. Đánh giá mức chi phí với giải pháp truyền thông ....................................... 60
Bảng 4.12. Sơ đồ SWOT về giải pháp chính sách ........................................................ 62
Bảng 4.13. Đánh giá mức độ chấp nhận của xã hội với giải pháp chính sách................ 62
Bảng 4.14.Sơ đồ SWOT về giải pháp công nghệ ......................................................... 65
Bảng 4.15. Đánh giá mức độ chấp nhận của xã hội với giải pháp công nghệ ................ 65
Bảng 4.16. Chi phí cho giải pháp công nghệ ................................................................ 66
Bảng 4.17. Hiệu quả kỹ thuật của giải pháp công nghệ ................................................ 66
Bảng 4.18. Đánh giá chung các giải pháp dựa trên sự kêt hợp cả 3 tiêu chí .................. 67

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình xử lý nước......................................................................................24
Hình 2.2. Sơ đồ xử lý nước ..........................................................................................26
Hình 2.3. Ống lọc ....................................................................................................... 26
Hình 3.1.Sơ đồ khu vực nghiên cứu và các điểm lấy mẫu ............................................30
Hình 4.1. Cơ cấu giá trị sản xuất 2015 của huyện Gia Lộc ...........................................35
Hình 4.2. Mô hình bể lọc gia đình ...............................................................................40
Hình 4.3. Mô hình Hợp tác xã .....................................................................................42
Hình 4.4. Mô hình công ty cổ phần ..............................................................................43

Hình 4.5. Mô hình doanh nghiệp .................................................................................44
Hình 4.6.Quan hệ giữa các bên liên quan .....................................................................45
Hình 4.7. Quy trình xử lý nước ....................................................................................48
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu Coliform................................................................52
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu Amoni ...................................................................52
Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu Sắt tổng số...........................................................52
Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện chỉ số Pecmanganat..........................................................53
Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu Coliform..............................................................53
Hình 4.13. Quy trình xử lý nước an toàn hiệu quả .......................................................63
Hình 4.14. Mô hình xử lý nước cho hộ gia đình ...........................................................64

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Thanh Tâm
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh
hoạt của người dân huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng sử dụng, hiện trạng chất lượng nước và công tác quản lý nước
sinh hoạt tại Gia Lộc, Hải Dương. Qua đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi, nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý sử dụng nước sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng và quản lý các nguồn nước sinh hoạt tại địa
phương được dựa trên việc thu thập thông tin từ các báo cáo cấp huyện, cấp tỉnh kết hợp

với nguồn số liệu sơ cấp từ phiếu điều tra. Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh
hoạt, nghiên cứu dựa vào kết quả phân tích mẫu nước mang tính đại diện. Qua những
nội dung đã tìm hiểu, nghiên cứu có cơ sở để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi,
có thể áp dụng vào địa phương. Sau đó nghiên cứu sử dụng phương pháp SWOT và các
chỉ tiêu về kỹ thuật, mức chi phí và mức độ chấp nhận của xã hội để đánh giá các giải
pháp đã đề xuất nhằm chọn ra giải pháp tối ưu.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, xu hướng sử dụng nước sinh hoạt đang thay đổi,
đó là người dân dần chuyển sang sử dụng nguồn nước tập trung. Đa phần các hộ sử
dụng 02 nguồn nước trở lên. Tình trạng tiếp cận nước sạch và vệ sinh nông thôn được
cải thiện rất nhiều, nhưng còn khác biệt giữa các nhóm mức sống. Huyện Gia Lộc có
các trạm cấp nước được quản lý bằng nhiều hình thức khác nhau như hợp tác xã, công
ty cổ phần, mà các mô hình quản lý hiện tại đều có ưu nhược điểm riêng. Nguồn nước
nhỏ lẻ được quản lý riêng theo từng hộ gia đình. Về chất lượng nước theo đánh giá cảm
quan của người dân, nước giếng đào và giếng khoan có màu vàng, mùi tanh, vị tanh, hơi
đục mờ, nước mưa và nước cấp không màu lạ, mùi lạ. Về chất lượng nước cấp, không
có chỉ tiêu nào vượt quá hoặc gần đến giới hạn cho phép. Nước mưa có chỉ tiêu
coliform vượt giới hạn cho phép ở tất cả các điểm lấy mẫu. Đối với nước giếng khoan,
trong tám chỉ tiêu phân tích có bốn chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép, đó là Amoni, hàm
lượng sắt tổng số, coliform và chỉ số Pecmanganat; do đó có thể gây ảnh hưởng đến sức
khỏe người sử dụng. Căn cứ vào điều kiện địa phương, nghiên cứu đưa ra các giải pháp
truyền thông, giải pháp chính sách, giải pháp công nghệ nhằm mục đích nâng cao chất
lượng những nguồn nước đang sử dụng. Mỗi giải pháp đều có những mặt ưu nhược
điểm riêng, do đó nên kết hợp cả 3 nhóm giải pháp để mang lại hiệu quả cao nhất.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Thanh Tam

Thesis

title: Assessing current

status and

propose

management

sulutions

to

improve domestic water’s quality: A case study at Gia Loc district, Hai Duong province.
Major: Environmental Sciences

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This research was conducted to assess the consumption of of domestic water and
to evaluate the water quality and management in Gia Loc, Hai Duong province. Based
on the assessment, the solutions were proposed to improve the quality of the domestic
water forcommunities.
Materials and Methods
Main methods for this research include data collection based on
structured questionnaire interviews. To assess domestic water quality, research was based
on lab analysed results of water samples taken radomly from water sources at the study site.
Main findings and conclusions

Research results show that the trend of using water is changing, more people
using tap water over time. Most household have 2 or more sources of water for
domestic consumption. The accessibility to safe water is significant different between 3
groups. The water supplysystem in Gia Loc district is managed by many different forms
such as cooperatives, joint-stock company. The management of small domestic
water varies
from
household to
household.
According
to the
obsevations of local people, water in both open wells and drilled wells have been
polluted as changing in color (yellow), and having the ordor. The water collected
from the rains and tap water are clean. Quality of tap water is very good, there is no
environmental parameters remain higher than the allowed limits. The Coliform criteria
of rain water is however foundhigher than the allowed limits. The drilled well water is
unsafe because it has some environmental parameters remaining higher than the allowed
limits, such as Coliform, Amoni, Fe etc. Based on local contexts, the best solutions
would be ther combination of communication, institutional, technology; that is cucial to
improve the quality of domestic water sources.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của toàn nhân loại.
Vấn đề cung cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt hiện nay diễn
ra trong phạm vi toàn thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Theo UNICEF
(2013), trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 2000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong

mỗi ngày vì bệnh tiêu chảy và trong đó khoảng 1800 trường hợp tử vong có liên
quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường. Một nửa số giường bệnh trên thế giới
là của những người mắc bệnh liên quan đến nước. Nhận thức được tầm quan
trọng, vai trò to lớn của nước đối với đời sống con người cũng như tính phức tạp
phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động tới nước nên những năm
gần đây Nhà nước ta đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, chiến
lược về bảo vệ, phát triển tài nguyên nước như “Chương trình mục tiêu Quốc gia
nước sạch và VSMT nông thôn”, “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Theo chương trình này, Nhà nước đặt
ra mục tiêu tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và số hộ
gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và
sức khỏe của người dân nông thôn nhằm góp phần thực hiện công cuộc xóa đói
giảm nghèo và từng bước hiện đại hóa nông thôn. Sau 17 năm thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn, nước ta đã thực hiện
việc đưa nước sạch tới các vùng nông thôn phục vụ sinh hoạt cho người dân khu
vực nông thôn.
Hải Dương là một trong những tỉnh đi đầu trong việc thực hiện chương
trình Nước sạch và VSMT nông thôn. Từ 1998 đến nay, tỉnh đã xây dựng và
cho hoạt động 74 trạm cấp nước, góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước sạch về
với người dân và đưa nước sạch thành tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông
thôn mới.
Hiện nay, áp lực dân số ngày càng lớn thể hiện ở tỷ lệ tăng tự nhiên của dân
số năm 2014 của Hải Dương là 8,4%, cao hơn năm 2011 là 0,6%, nhu cầu sử
dụng nước ngày càng tăng. Cùng với đó lượng chất thải gia tăng, trực tiếp thải ra
sông, hồ, ao, ngòi làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước. Trong khi đó, theo
số liệu thống kê của Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Hải Dương
năm 2015, Gia Lộc có 4.110 hộ chiếm 10,79% số hộ dân của huyện chưa được

1



sử dụng nước sạch. Người dân vẫn phải còn sử dụng nguồn nước từ giếng đào,
giếng khoan,… làm nước sinh hoạt. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe người dân.
Để biết được hiện trạng sử dụng nước của người dân và chất lượng nước,
qua đó đề ra giải pháp có tính khả thi, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt của người dân
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chất lượng nước sinh hoạt ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương chưa đảm bảo
cho sức khỏe của người dân và công tác quản lý nước sinh hoạt chưa được chặt
chẽ. Do đó cần có giải pháp quản lý để đảm bảo an toàn vệ sinh cho người sử
dụng.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại Gia Lộc, Hải Dương.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nước sinh hoạt
- Đề xuất giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
quản lý sử dụng nước sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Toàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học về hiện trạng nước sinh hoạt tại
địa bàn nghiên cứu. Kết quả điều tra có tính đại diện nên có độ tin cậy để hỗ trợ
quá trình ra quyết định quản lý nước sinh hoạt tại địa phương.
Ngoài ra, những số liệu thu thập và phân tích mẫu cũng giúp cảnh báo về
mức độ an toàn cho sức khỏe của người dân trong quá trình sử dụng, giúp giảm
thiểu được rủi ro cho các cộng đồng dân cư.
Đề tài cũng đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
quản lý sử dụng nước sinh hoạt. Những đề xuất này có thể sử dụng như định

hướng giúp hoạch định chính sách có những kế hoạch quản lý nước sinh hoạt
trong tương lai.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm nước sinh hoạt
Theo Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13, nguồn nước sinh hoạt là
nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử lý thành nước sinh
hoạt. Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh
của con người. Nước sinh hoạt đảm bảo (nước sạch) là nước có chất lượng đáp
ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.
Các loại nguồn nước sinh hoạt được sử dụng phổ biến hiện nay được Trung
tâm Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn khái quát như sau:
- Giếng khoan: là nước được lấy (khoan) từ các mạch nước ngầm sâu trong
lòng đất, qua các tầng địa chất. Nước này có nhiều nguyên tố khoáng, khó kiếm
soát được chất lượng do tùy vào mạch nước khoan được.
-Giếng đào: tương tự như giếng khoan nhưng thay vì khoan thì được đào
đất, nông hơn giếng khoan, là nguồn nước phổ biến ở nông thôn, áp dụng cho
vùng có nguồn nước ngầm nông, nằm dưới mặt đất 5-10m.
- Nước mưa: các hộ gia đình đặc biệt ở nông thôn thường thu hứng nước
mưa từ mái nhà và lưu trữ trong bể, lu chứa để sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày. Nước mưa, trong dân gian gọi là nước không rễ, được nhiều người
coi là nước sạch.
- Nước cấp: nước cấp là nước sau xử lý tại cơ sở xử lý đi qua trạm cung cấp
nước và từ các trạm, nước sẽ được cung cấp cho người tiêu dùng. Nguồn nước
này phụ thuộc vào công nghệ và con người. Nước được kiểm nghiệm về chất
lượng đạt QCVN 02:2009/BYT.

2.1.2. Vai trò, ảnh hưởng của nước sinh hoạt đối với cuộc sống con người
2.1.2.1. Vai trò đối với cuộc sống
Vai trò của nước nói chung và nước sạch nói riêng chúng ta không thể phủ
nhận bởi đó là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần thiết cho các
hoạt động kinh tế xã hội của loài người. Ta có thể khẳng định: ở đâu có nước, ở
đó có sự sống.

3


a. Với cơ thể
Nước là một loại thức uống không thể thiếu được đối với cơ thể. Theo mục
tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và VSMT nông
thôn giai đoạn 2012 - 2015, nhu cầu về nước sinh hoạt của một người trưởng
thành tối thiểu là 60lít/ngày. Nước tham gia nuôi dưỡng tế bào; chuyển hoá và
tham gia các phản ứng trao đổi chất; đào thải các chất cặn bã; ổn định nhiệt độ cơ
thể và giảm ma sát.
b. Với đời sống sinh hoạt
Thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, tắm rửa, giặt giũ có ảnh hưởng trực tiếp đến
nước sinh hoạt. Theo Cục quản lý tài nguyên nước (2011), ăn uống đủ duy trì sự
sống cần 264 gallons nước ảo/ người/ ngày; ăn chay cần 686 gallons nước
ảo/người/ngày; ăn mặn của người Mỹ cần 1320 gallons nước ảo/người/ngày. Mỗi
một người một năm cần sử dụng 110 m3 nước, trong đó 1000 lit để uống,
100.000 lít cho các nhu cầu như tắm, giặt. Còn lại là cho các nhu cầu khác của cá
nhân. Một phép tính đơn giản minh họa sự ảnh hưởng của việc thay đổi thói quen
ăn uống đến nguồn nước. Người ta ước tính rằng, người Trung Quốc đã ăn 20 kg
thịt trong năm 1985 nhưng ăn hơn 50 kg trong năm 2009. Điều này làm cho nhu
cầu ngày càng tăng đối với thức ăn chăn nuôi. Giả sử có 1 kg hạt ngũ cốc cần
1.000 lít nước để sản xuất, do sự thay đổi chế độ ăn toàn bộ người dân Trung
Quốc, dấu chân nước của Trung Quốc ước tính gia tăng vào khoảng 390 km3

nước. Tình hình này cũng tương tự xảy ra ở các nước khác có nền kinh tế đang
phát triển. Đối với những nước rất nghèo, thậm chí ăn hai bữa một ngày dấu chân
nước của các nước nay cũng gia tăng một cách đáng kể. Mỹ có dấu chân nước
2.480 m3 / người/ năm, Trung Quốc có dấu chân là 700 m3 / người/ năm. Dấu
chân nước trung bình toàn cầu là 1.240 m3/người/năm.
c. Với sản xuất
Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Để sản
xuất ra nông sản cần phải có nước. Theo Cục quản lý tài nguyên nước (2011),
trong số các nông sản, lúa cần nhiều nước nhất, khoảng 3.000 lít / 1 kg; đậu
tương cần khoảng 1.800 lít nước / 1 kg hạt; đường mía cần khoảng 1.500 lít nước
/ 1 kg đường; ngũ cốc cần từ 800 đến 4000 lít nước / 1kg. Chăn nuôi cũng cần
rất nhiều nước để cho gia súc ăn, uống và để chăm sóc chúng. Chẳng hạn, để có 1
kg thịt bò, phải cần đến 15.550 lít nước. Để có 1 kg thịt heo cần khoảng 4.800 lít
nước;…

4


Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là
rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp
như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn. Theo Cục quản lý tài
nguyên nước (2011), để sản xuất ra 1 tờ giấy trắng khổ A4, cần khoảng 10 lít
nước; để có 1 kg da thuộc cần 16.600 lít nước. Trên thế giới, bình quân cần đến
80 lít nước cho mỗi USD sản phẩm. Nhưng ở Mỹ phải cần đến 100 lít, so với
khoảng 50 lít ở Đức và Hà Lan, 20 hay 25 lít ở Trung Quốc và Ân Độ.
Đối với sản xuất nhiên liệu sinh học: theo Cục quản lý tài nguyên nước
(2010), sản lượng ethanol năm 2008 là 77 tỷ lít và dự kiến sẽ đạt 127 tỷ lít vào
năm 2017. Mặt khác, để làm ra 01 lít nhiên liệu sinh học phải cần khoảng từ
1000 đến 4000 lít nước. Cho thấy nước có vài trò to lớn đến sản xuất nhiên liệu
sinh học phục vụ con người.

Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển
đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài 3.260 km
như ở nước ta.
Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến
lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa
lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã
hội của một quốc gia.
2.1.2.2. Ảnh hưởng tới cuộc sống
Trữ lượng và chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con
người. Không có nước hoặc thiếu nước làm cản trở quá trình phát triển xã hội.
Nước là môi trường trung gian truyền bệnh từ môi trường vào con người và từ con
người với con người. Tiếp xúc với nước uống không an toàn, vệ sinh môi trường
và vệ sinh kém là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh dịch tả và một loạt các
bệnh truyền nhiễm. Theo UNICEF (2013), khoảng một nửa số ca tử vong ở trẻ
dưới 5 tuổi xảy ra ở năm quốc gia: Ấn Độ, Nigiêria, Cộng hòa Dân chủ Công Gô,
Pakistan và Trung Quốc. Hai quốc gia - Ấn Độ (24%) và Nigiêria (11%) - chiếm
hơn 1/3 số ca tử vong ở trẻ dưới năm tuổi. Những quốc gia này cũng có một số
lượng lớn người dân không được sử dụng nước sạch và điều kiện vệ sinh phù hợp.
Hội thảo “Chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước” năm 2016, đã nêu
trung bình Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện
vệ sinh kém mỗi năm. Phần lớn trong số gần 200.000 người mắc bệnh ung thư
được phát hiện có nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.

5


Theo thống kê của tổ chức The water project (2016), ở các nước đang phát
triển, 80% các bệnh có liên quan đến điều kiện nước và vệ sinh kém. Đặc biệt
84% những người không được tiếp cận với nước sạch đều sống ở khu vực nông
thôn. Do đó tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nước rất nhiều, có thể kể đến các

nhóm bệnh như:
- Bệnh lây lan qua đường ăn uống, tiêu hóa: theo UNICEF (2014), tiêu chảy
là nguyên nhân lớn thứ hai của tử vong dưới năm tuổi trên toàn cầu. Với 1,7 tỷ
trường hợp mắc bệnh, trong đó có 600.000 ca chết mỗi năm. Hơn nữa, bệnh tiêu
chảy làm nâng cao nguy cơ thấp còi ở trẻ em (cân nặng thấp so với tuổi và chậm
phát triển) và có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội. Theo Jamie Bartram và các
cộng sự (2014), năm 2012 có khoảng 502.000 người tử vong do sử dụng nước
không an toàn và mắc bệnh tiêu chảy.
- Bệnh về giun: giun sán, giun móc, … Theo Bộ Y tế (2015), tỷ lệ mắc giun
móc ở đồng bằng sông Hồng là 30%, miền núi phía Bắc là 85%, Tây Nguyên là
47%, miền Nam là 68%, và thấp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là 10%.
- Các bệnh về mắt, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa: theo Bộ Y tế (2015), tính
từ đầu năm 2014 đến tháng 5/2014, cả nước ghi nhận hơn 17.410 trường hợp
mắc tay chân miệng, trong đó có 2 trường hợp tử vong.
- Bệnh do muỗi truyền: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,… Các
bệnh này dễ lây lan qua vết muỗi đốt người bệnh sau đó đốt người khỏe mạnh và
có thể bùng phát thành dịch lớn. Bộ Y tế (2015) thống kê, tại Việt nam tỷ lệ mắc
sốt xuất huyết trên 100.000 dân là 91,6 vào năm 2013. Số ca tử vong khoảng 60.
Khoảng 90% số ca tử vong do sốt xuất huyết là ở nhóm tuổi dưới 15.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt
Các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu, địa hình, địa mạo,… có tác động
đến trữ lượng và chất lượng nguồn nước. Theo báo cáo chuyên đề của Sở Tài
nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương năm 2015, biến đổi khí hậu làm tăng nền
nhiệt độ khoảng 1,3oC; tăng lượng mưa trung bình năm từ 5% – 6%; trung bình
khoảng 18% diện tích bị hạn hán; 16% diện tích có nguy cơ bị ngập lụt; mùa lũ
độ cao đỉnh lũ tăng 10% so với 20 năm trước và có xu hướng kéo dài hơn.…
Biến đổi khí hậu gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến lượng mưa, nắng nóng, qua đó
gián tiếp làm thay đổi chế độ dòng chảy của các con sông, gây ảnh hưởng đến trữ
lượng cũng như chất lượng nguồn nước.


6


Các yếu tố nhân tạo như dân số tăng, rác thải sinh hoạt, rác thải các khu
công nghiệp, làng nghề, các yếu tố chặn dòng chảy,…cũng gây ảnh hưởng đến
trữ lượng và chất lượng nguồn nước. Theo Sở Tài nguyên và môi trường Hải
Dương, năm 2014 có khoảng 4.469 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp khác nhau và phát sinh lượng thải là 1.920.000 m3 vào năm 2014. Có 5%
cơ sở nằm trong khu công nghiệp; 8,75% các cơ sở nằm trong cụm công nghiệp;
còn lại các cơ sở nhỏ lẻ nằm xen kẽ với khu dân cư gây nên tình trạng khó kiểm
soát. Mặt khác, các trạm xử lý nước thải đa phần chỉ đạt mức B của QCVN
40:2011/BTNMT. Dân số tiếp tục tặng nhanh, từ 2011 – 2014 tỷ lệ tăng dân số
trung bình là 0,71%/năm. Tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 9,12 triệu
m3/năm. Trên thực tế nước thải sinh hoạt được thải chung với các loại nước thải
khác nên rất khó kiểm soát, hơn nữa, Hải Dương chưa có hệ thống xử lý nên
100% nước thải đều đổ ra kênh mương, sông hồ. Theo ước tính, lượng phân bón
thải và thuốc bảo vệ thực vật thải ra môi trường đến năm 2020 là 1624,557 tấn
Ure/vụ, 796,032 tấn lân/vụ, 893,508 tấn kali/vụ và 17,058 tấn thuốc bảo vệ thực
vật/vụ. Thực tế do lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nên mặc dù trung
bình cây trồng chỉ lấy 20 – 30% lượng phân và thuốc bón cho cây, nhưng người
dân vẫn bón thừa. 70-80% thừa sẽ đi qua môi trường đất, nước mặt hoặc ngấm
xuống mạch nước ngầm.
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT
2.2.1. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt
Chính phủ đã ban hành nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn giúp cho các nhà quản
lý có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng và dự kiến được những đáp ứng trong
tương lai. Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước sinh hoạt như:
- TCVN 5502:2003 về nước cấp sinh hoạt – yêu cầu chất lượng do Tiểu ban
kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC47/SC1 Sản phẩm hoá học biên soạn, ban hành
năm 2003.

- QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt do Cục Y tế dự phòng
và Môi trường biên soạn và được ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT
ngày 17 tháng 6 năm 2009.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt được Tổ soạn thảo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, sửa đổi QCVN
08:2008/BTNMT ban hành theo Thông tư số 65 /2015/TT-BTNMT ngày 21
tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7


- Các tiêu chuẩn này được soạn thảo ra đều nhằm mục đích quản lý chất
lượng nước phục vụ cho người dân. Tuy nhiên ở mỗi mốc thời gian khác nhau,
mỗi loại nước khác nhau mà các thông số được chọn là khác nhau và các giới hạn
cũng khác nhau. TCVN 5502:2003 được ban hành từ năm 2003, sớm hơn so với
QCVN 02:2009/BYT và QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Quy chuẩn nêu ra giới
hạn cho 34 chỉ tiêu dành cho nước cấp sinh hoạt. QCVN 02:2009/BYT nhằm
đánh giá chất lượng nước các nguồn dùng cho sinh hoạt, do đó, so với QCVN
08-MT:2015/BTNMT, các thông số được chọn sẽ ít hơn, giới hạn cho các chỉ
tiêu cảm quan, vi sinh, vô cơ, hữu cơ. QCVN 02:2009/BYT nêu rõ giới hạn của
14 chỉ tiêu chất lượng nước phục vụ mục đích sinh hoạt. QCVN 08MT:2015/BTNMT nhằm đánh giá nước mặt nói chung do đó sẽ đề cập một cách
bao quát với 36 thông số về thành phần vô cơ, thành phần hữu cơ, mức nhiễm xạ,
vi sinh.
2.2.2. Chiến lược Quốc gia về cấp nước vùng nông thôn và Chương trình
mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn
Để hướng đến mục đích nâng cao chất lượng sống của người dân, Chính
phủ đã ban hành và thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước vùng nông thôn
và Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn.
2.2.2.1. Chiến lược Quốc gia về cấp nước vùng nông thôn
Ngày 25 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số

104/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông
thôn đến năm 2020. Bộ xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
hiệu chỉnh bản Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến
năm 2020 theo nội dung và tinh thần của Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg.
Theo quyết định này, Chiến lược Quốc gia về Cấp nước sạch và Vệ sinh
nông thôn không chỉ là một quy hoạch tổng thể, mà còn đặt ra mục tiêu cần đạt
được trong 20 năm tới, có hướng dẫn cụ thể làm thế nào để đạt được các mục
tiêu. Chiến lược quốc gia sẽ góp phần thực hiện Chiến lược Phát triển nông
nghiệp - nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Mục đích tổng thể:
- Tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn bằng cách giảm thiểu các
bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh nhờ cải thiện việc cấp nước sạch, nhà vệ
sinh và nâng cao thực hành vệ sinh dân chúng.

8


- Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua việc xây
dựng và sử dụng các công trình cấp nước và vệ sinh hiện nay, làm giảm bớt sự
cách biệt giữa đô thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Giảm tình trạng ô nhiễm do phân người và gia súc chưa được xử lý, làm ô
nhiễm môi trường, cũng như giảm ô nhiễm hữu cơ các nguồn nước.
Mục đích cụ thể: Để đạt được các mục tiêu tổng thể nêu trên phải thực hiện
được các mục tiêu cụ thể như sau:
Đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn
quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh nhờ
huy động cộng đồng tham gia mạnh mẽ và áp dụng cách tiếp cận dựa theo nhu cầu.
Đến năm 2010: đạt 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số
lượng 60lít/người/ngày, 70% gia đình có số hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ

sinh cá nhân.
2.2.2.2. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn
Theo Quyết định số 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn
2012 – 2015 ra ngày 31/3/2012, hướng đến mục tiêu để ra năm 2020, mục tiêu
được xác định như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp
phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn.
Mục tiêu cụ thể:
Đến cuối năm 2015, đạt được những mục tiêu chủ yếu sau:
- Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02: 2009/BYT với số
lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông,
trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch.
- Về VSMT: 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45%
số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm
non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh.

9


2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3.1. Hiện trạng cấp nước, sử dụng nước và chất lượng nước sinh hoạt trên
thế giới và tại Việt Nam
2.3.1.1. Trên thế giới
Nguyễn Thanh Sơn (2005) tổng hợp, nước bao phủ 75% bề mặt trái đất,
nhưng tổng sản lượng nước trên thế giới gồm 97,5% nước mặn và chỉ 2,5% là

nước ngọt. Trong thành phần nước ngọt thì dạng rắn chiếm 69,4%, dạng lỏng
chiếm 30,6%. Trong thành phần nước lỏng thì nước ngầm chiếm đại bộ phận là
98,13%; hồ và hồ chứa là 0,95%; trong thổ nhưỡng chiếm 0,44%; sông ngòi
chiếm 0,19%; khí quyển chiếm 0,19% và sinh quyển chiếm 0,10%. Như vậy
lượng nước có thể sử dụng cho sinh hoạt là rất ít.
Theo thống kê của tổ chức The water project (2016), 783 triệu người không
được tiếp cận với nước sạch và an toàn trên toàn thế giới. Cục quản lý tài nguyên
nước (2010) tổng hợp giữa nước và nghèo đói có mối liên hệ khăng khít với nhau
– số người có mức sống dưới 1,25 đô la Mỹ một ngày gần trùng với số người
thiếu nước uống sạch an toàn. Nếu như được tăng cường về cấp nước, điều kiện
vệ sinh và quản lý tài nguyên nước thì cả thế giới có thể tránh được 1/10 bệnh tật.
Tại châu Á và châu Phi có 141 triệu dân cư ở các thành phố lớn không được đảm
bảo về nước sinh hoạt. Nhiều quốc gia trên thế giới như Phần Lan, Hà Lan, Anh
đã giảm nhu cầu về nước cho công nghiệp, một số ngành công nghiệp sử dụng lại
nước thải đô thị đã tái chế để đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt.
UNICEF (2014), chỉ ra 10 quốc gia có nhiều dân không được tiếp cận với
các nguồn nước được cải thiện là Trung Quốc (108 triệu), Ấn Độ (99 triệu),
Nigeria (63 triệu), Ethiopia (43 triệu), Indonesia (39 triệu), Cộng hòa Dân chủ
Congo (37 triệu), Bangladesh (26 triệu), Cộng hòa Tanzania (22 triệu), Pakistan
(16 triệu), Kenya (16 triệu).
Theo thống kê của tổ chức The water project (2016), có 70% lượng nước
trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 20% cho kỹ nghệ và 10% cho sinh
hoạt gia đình, tuy nhiên nhu cầu sử dụng lại thay đổi tùy theo quốc gia. Nếu sinh
sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10L nước/ ngày. Tuy nhiên hiện nay, trung bình
mỗi ngày một người Bắc Mỹ dùng từ 600-800L nước, hoặc tại các quốc gia đang
phát triển, lượng này dao động trong khoảng 60 – 150L/ ngày. Trong lúc đó tại
châu Phi, phần đông người dân có hơn 1L nước dùng cho sinh hoạt cá nhân.

10



Theo Cục quản lý tài nguyên nước (2010), gia tăng dân số đồng nghĩa với
gia tăng nhu cầu lương thực và tất nhiên nhu cầu về nước cũng tăng. 90% số dân
dự kiến tăng thêm vào năm 2050 lại tập trung ở các nước đang phát triển, nơi mà
ngay từ bây giờ đã đang chịu cảnh khan hiếm nước. Nếu không có quy hoạch sử
dụng hợp lý, nếu những thay đổi về lối sống và thói quen ăn uống tiếp tục tác
động thì ước tính nhu cầu nước cho nông nghiệp trên toàn thế giới sẽ tăng lên từ
70% đến 90% vào năm 2050, mặc dù sử dụng tài nguyên nước của một số nước
hiện đã chạm đến mức giới hạn. Nhu cầu về năng lượng đang tăng nhanh, đồng
nghĩa với tăng nhu cầu về nước. Nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến tăng lên
khoảng 55% vào năm 2030 và chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm tới 45%
lượng tăng này trong khi đó, để làm ra 01 lít nhiên liệu sinh học phải cần khoảng
từ 1000 đến 4000 lít nước. Theo ước tính, đến năm 2030 sẽ có 47% dân số thế
giới sinh sống tại các vùng chịu căng thẳng về nước. Chỉ tính riêng ở Châu Phi,
do biến đổi khí hậu, số người chịu cảnh thiếu nước nhiều hơn vào năm 2020 là từ
75 đến 250 triệu người. Khan hiếm nước ở một số vùng khô hạn và bán khô hạn
sẽ tác động lớn tới sự di cư; do hiếm nước sẽ có từ 24 triệu đến 700 triệu người
dân mất chỗ ở.
Trương Thị Tịnh Thanh (2014) đã tổng hợp một số nghiên cứu về chất
lượng nước sinh hoạt, như công trình nghiên cứu của Michael Berg năm 2007 về
ô nhiễm Asen trong nước vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Campuchia và Việt
Nam; công trình nghiên cứu của Stephen Luby năm 2008 về ô nhiễm nước sinh
hoạt do vi sinh từ phân người. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ô nhiễm Asen
trong nước ngầm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại Campuchia trung bình
đạt 217 µg/l và ở miền Nam Việt Nam trung bình 39 µg/l. Việt Nam và
Campuchia có hàm lượng Asen cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng tại
Bangladesh và Tây Bengal; nước ngầm tầng nông ở nhiều khu vực của Đông
Nam Á bị ô nhiễm asen với mức độ nguy hiểm cao. Mặc dù nhiều phương pháp
tiếp cận có thể xử lý asen trong nước uống, tuy nhiên có rất ít bằng chứng về các
giải pháp có thể được áp dụng ở quy mô lớn và khả năng giảm phơi nhiễm asen

cho con người.
2.3.1.2. Tại Việt Nam
Theo Tạp chí Môi trường số 8 năm 2015, Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc
gia thiếu nước do trữ lượng nước bình quân trên đầu người mỗi năm chỉ đạt
3.840m3, thấp hơn mức trung bình 4.000m3 theo Hội Tài nguyên nước quốc tế.

11


Điều này đối lập với hiện trạng tài nguyên nước dồi dào với mạng lưới sông ngòi
dày đặc và bờ biển trải dài của Việt Nam. Theo Cục quản lý tài nguyên nước
(2016), nhiều địa phương dùng cả hai nguồn nước mặt và nước ngầm để phục vụ
sinh hoạt. Các tỉnh ven biển miền Tây nam bộ do nguồn nước ngọt trên các sông
rạch ao hồ không đủ phục vụ nhu cầu của đời sống và sản xuất, vì vậy nguồn
nước cung cấp chủ yếu được khai thác từ nguồn dưới đất. Khoảng 80% dân số ở
4 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi
ngày. Theo Tạp chí Con số và Sự kiện số 6 năm 2014, tỷ lệ người dân nông thôn
được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 82,5% vào năm 2013. Vùng có tỷ lệ dân sử
dụng nước hợp vệ sinh cao nhất là Đông Nam Bộ (94%) và thấp nhất là Bắc
Trung Bộ (73%). Tỷ lệ sử dụng nước đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) đạt 38,7%.
Thực tế vẫn còn có sự mất cân đối trong sử dụng nước giữa các địa phương
trong cả nước và tình trạng lãng phí nước sạch là phổ biến ở các thành phố lớn.
Đối lập với thành phố lớn, tại các vùng núi, vùng thưa dân, tỷ lệ hộ sử dụng nước
sạch chỉ đạt con số rất thấp. Ở một số khu vực nông thôn hay các vùng miền xa
xôi, vẫn tồn tại hiện trạng người dân phải đi bộ hàng chục km vào rừng sâu
“cõng nước” về. Kết quả của cuộc Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ
nữ 2014 cho thấy việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh khác nhau đáng kể giữa
các vùng. Ở vùng Đông Nam Bộ có 37,1% dân số sử dụng nước máy dẫn vào
nhà hoặc vào sân. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng có 35,7% dân số sử dụng nước

máy trong khi đó, chỉ có 26,4% dân số vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung; có 14,1% ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 11,6% ở vùng Tây
Nguyên sử dụng nguồn nước này. Đối với các vùng ít sử dụng nước máy, các hộ
gia đình ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc sử dụng nguồn nước suối được
bảo vệ (29,3%) và nước giếng đào được bảo vệ (26,3%) làm nguồn nước chính.
Trong khi nước mưa (33,1%) và nước đóng chai (28,9%) là hai nguồn nước
chính ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thì nước giếng đào được bảo vệ
(47,7%) là nguồn nước chính ở vùng Tây Nguyên. Trong ba vùng có tỷ lệ sử
dụng nguồn nước không hợp vệ sinh cao thì nước suối không được bảo vệ được
sử dụng khá phổ biến ở Tây Nguyên (11,9%) và giếng đào không được bảo vệ ở
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (10,4%), nước bề mặt được sử dụng khá
điển hình ở Đồng bằng sông Cửu Long (6,7%).

12


Theo Tạp chí Môi trường số 8 năm 2015, Việt Nam hiện có khoảng 17,2
triệu người đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm
nghiệm hay qua xử lý. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010),
huyện Vĩnh Thạnh có 62% hộ được dùng nước sạch, trong đó 27% được sử dụng
nước máy, có đến 35% hộ sử dụng nước giếng đa số là giếng khoan và nguồn
nước ngầm không được kiểm nghiệm chất lượng nước. Đặc biệt có 5,7% số hộ
còn sử dụng nước sông trực tiếp, không đảm bảo an toàn. Chỉ có 8% dân số nông
thôn có nước máy tại nhà hoặc có đường ống dẫn nước vào sân, 82% có thể lấy
nước từ các nguồn đã được cải thiện ở bên ngoài nhà, và 10% vẫn phải lấy nước
từ các nguồn chưa được cải thiện. Theo Đào Minh Hương (2012), chỉ có 8% dân
số nông thôn có nước máy tại nhà hoặc có đường ống dẫn nước vào sân, 82% có
thể lấy nước từ các nguồn đã được cải thiện ở bên ngoài nhà, và 10% vẫn phải
lấy nước từ các nguồn chưa được cải thiện. Một kết quả điều tra xã hội học đáng
báo động nữa đó là trong cư dân sinh sống trên lưu vực các con sông tại Việt

Nam, đến hơn 30% số người được hỏi về sự ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước
sạch đều chưa nhận thức được hết hậu quả nghiêm trọng, dù tình trạng này
thường xuyên tác động đến sức khỏe, đời sống không chỉ riêng bản thân mà cả
gia đình họ. Điều đó cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch, thực
trạng khan hiếm nước sạch cũng như ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước của
người Việt Nam chưa cao, đây cũng chính là một trong các tác nhân làm nước
sạch đã hiếm lại đang bị hoang phí ở nhiều nơi.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, chương trình cấp nước và VSMT nông
thôn do UNICEF tài trợ đã góp phần cải thiện tình hình nước sạch và vệ sinh cho
nông thôn. Hằng năm, nhà nước cũng như các tổ chức phi chính phủ, tư
nhân,…đã đầu tư nguồn kinh phí lớn để triển khai các kỹ thuật đánh giá chất
lượng nước, các công nghệ xử lý thích hợp và khả thi.
Năm 2008, Đặng Ngọc Chánh, Vũ Trọng Thiện và Nguyễn Xuân Thủy qua
quá trình khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn và xác định các yếu tố ô
nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng tại hộ gia đình ở hai tỉnh Long An và
Hậu Giang, kết quả cho thấy tại Long An tỷ lệ sử dụng nước cấp theo đường ống
là 27,2%; các hộ gia đình vẫn còn thích sử dụng nước mưa (26,3%). Tại tỉnh Hậu
Giang có 38% các hộ gia đình thích sử dụng nước bề mặt; tỷ lệ sử dụng nước
giếng khoan là 21,6%. Nhìn chung mẫu nước đạt tiêu chuẩn của Long An
(44,9%) cao hơn so với Hậu Giang (23,9%). Cùng năm 2008, Đặng Ngọc Chánh,

13


Nguyễn Trần Bảo Thanh, Nguyễn Đỗ Quốc Thống đã tiến hành nghiên cứu xây
dựng mô hình xử lý asen trong nước ngầm áp dụng cho cấp nước tập trung tại xã
Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp nhằm giảm thiểu tác hại của asen
và cung cấp nguồn nước sạch, an toàn cho người dân với chi phí xử lý thấp nhất.
Năm 2011, Nguyễn Chí Hiếu và Đặng Viết Hùng đã đánh giá hiện
trạng nước sạch tại các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên

cứu cho thấy, nguồn nước ngầm chiếm từ 75 – 98% nước cấp cho sinh hoạt ở
các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, trong đó từ 80 – 90% là nước ngầm
do người dân tự khai thác, còn lại từ 10 – 20% nước do các trạm cấp nước
tập trung cung cấp. Nguồn nước ngầm hiện đã có những dấu hiệu của sự ô
nhiễm vi sinh, một số chỉ tiêu khác cần quan tâm và có những biện pháp khắc
phục kịp thời. Huyện Cần Giờ và Nhà Bè nguồn nước dùng cho ăn uống và
một phần sinh hoạt của người dân chủ yếu do công ty cấp nước thành phố
cung cấp chiếm từ 53 – 70%, chủ yếu thông qua các phương tiện vận chuyển như
sà lan, xe bồn. Chất lượng và số lượng chưa đảm bảo và chưa đáp ứng được
nhu cầu.
Năm 2012, Hoàng Thị Thắm và Ngô Thị Thanh Vân đã đánh giá thực
trạng các mô hình quản lý khai thác dịch vụ nước sạch nông thôn ở Việt Nam
và chỉ ra những hạn chế trong các mô hình đó là do cơ chế, chính sách quản
lý cấp nước chưa phù hợp, hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước còn
mang tính bao cấp trong đầu tư và quản lý, chưa tự chủ về tài chính. Để phát
huy những thế mạnh và khắc phục hạn chế từ các mô hình đó, các tác giả đề
xuất một mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn có
sự quản lý kết hợp của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
Năm 2013, Nguyễn Thị Huyền Trang và Đào Vĩnh Lộc đã nghiên cứu xây
dựng mô hình khử sắt trong nước giếng khoan quy mô hộ gia đình tại huyện
Bảo Lâm.
Tất cả những đề tài, nghiên cứu nêu trên đều có ý nghĩa lớn trong việc đưa
ra phương pháp hiện đại, thân thiện với môi trường, chi phí thấp để xử lý, cung
cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân.
Tại Hải Dương
Từ những năm 2000, UNICEF đã lập dự án nghiên cứu chuẩn bị cho Hội
nghị Quốc gia về Asen và để triển khai chương trình Hành động Quốc gia nhằm

14



giảm thiểu Asen, theo công trình nghiên cứu thì Hải Dương nằm trong khu vực
nhiễm Asen cao, trên 0,01mg/l, từ đó đề ra kế hoạch hành động để giảm thiểu
Asen phù hợp. Năm 2006, chương trình dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn đồng bằng sông Hồng cũng được triển khai và thực hiện ở Hải Dương, vay
vốn từ Ngân hàng Thế giới xây dựng các trạm cấp nước. Từ 1997 đến nay, các
trạm cấp nước trên toàn tỉnh nói chung và các trạm cấp nước ở huyện Gia Lộc
nói riêng đều được Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Hải Dương
kiểm tra chất lượng nước định kỳ hàng tháng và có những biện pháp xử lý kịp
thời. Ngoài ra Trung Tâm cũng phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh định
kỳ và đột xuất về kiểm tra thực tế các trạm cấp nước trên toàn tỉnh. Năm 2014,
theo Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá, nước dưới đất ở tỉnh Hải Dương
đang bị ô nhiễm, đặc biệt là các chỉ tiêu Amoni, Fe, Clorua. Amoni có nơi vượt
giới hạn từ 1,4 lần trở lên giới hạn cho phép. Hàm lượng Fe vượt 1,2 – 14,76 lần
giới hạn cho phép,…Năm 2015, Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ cấp
nước và VSMT thực hiện hoạt động Đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao chất
lượng nước hộ gia đình các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy,
chất lượng nước giếng khoan ở Hải Dương không cao, có 20% số mẫu đạt chỉ
tiêu độ đục, 34% số mẫu đạt chỉ tiêu độ màu, 64% số mẫu có hàm lượng Amoni
trong mức cho phép, có 34% số mẫu có hàm lượng sắt tổng số không vượt giới
hạn, 20% số mẫu có chỉ tiêu Pecmanganat đạt chuẩn, có 48% số mẫu đạt chuẩn
vi sinh. Mặt khác khi so sánh số liệu phân tích với các tỉnh cùng nằm trong dự
án, thì chất lượng nước ở Hải Dương thấp hơn nhiều so với các tỉnh còn lại. Đặc
biệt chỉ tiêu Sắt tổng số toàn tỉnh chỉ có 34% số mẫu đạt, con số này ở tỉnh Nam
Định là 89%, tỉnh Thái Bình là 77%, tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên là 92%, tỉnh Bắc
Ninh là 87%.
Có thể nói mặc dù được Nhà nước quan tâm nhưng chất lượng nước sinh
hoạt của người dân vẫn chưa được đảm bảo toàn diện.
2.3.2. Một số công trình cấp nước
2.3.2.1. Công trình cấp nước nhỏ lẻ

Trung tâm Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn (2007) đưa ra những
công trình cấp nước nhỏ lẻ như sau:
Công trình thu, chứa nước mưa (Bể, lu): là công trình lấy nước vào mùa
mưa, dự trữ và sử dụng cho cả mùa khô. Một hệ thống thu chứa hoàn chỉnh phải

15


×