Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

đánh giá ảnh hưởng của chất thải làng nghề đá non nước đến môi trường và sức khỏe cộng đồng tại phường hòa hải, quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ XUYẾN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI
LÀNG NGHỀ ĐÁ NON NƯỚC ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI PHƯỜNG HÒA HẢI,
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào và đã được sự đồng ý, cho phép của đơn vị công tác Trung tâm Tư
vấn và Công nghệ môi trường – Tổng cục Môi trường.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Xuyến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Thành (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Môi trường - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Trong thời gian khảo sát thực địa, tôi xin cảm ơn cán bộ Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Đà Nẵng, Sở y tế thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Y tế dự phòng quận
Ngũ Hành Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ngũ Hành Sơn, Phòng Ủy ban
Nhân dân phường Hòa Hải – quận Ngũ Hành Sơn, trạm y tế phường Hòa Hải, người
dân làng nghề đá Non Nước đã ủng hộ, hợp tác tạo điều kiện cho việc thu thập tài liệu,
điều tra phỏng vấn cũng như lấy mẫu phân tích thuận lợi.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Tư vấn và
Công nghệ môi trường – Tổng cục Môi trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Xuyến

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................. 3
2.1.

Tình hình phát triển làng nghề trên thế giới và Việt Nam ................................. 3

2.1.1.

Tình hình phát triển làng nghề trên thế giới ...................................................... 3

2.1.2.

Tình hình phát triển làng nghề ở Việt Nam ...................................................... 4

2.2.

Làng nghề Việt Nam và môi trường làng nghề ................................................. 9

2.2.1.

Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh trế xã hội ....................................... 9


2.2.2.

Các loại làng nghề truyền thống ở Việt Nam .................................................. 11

2.2.3.

Những hoạt động của làng nghề tác động đến môi trường và sức khỏe ........... 13

2.2.4.

Hiện trạng sức khỏe cộng đồng tại các làng nghề Việt Nam ........................... 18

2.3.

Tổng hợp tình hình nghiên cứu và xử lý chất thải làng nghề ............................. 19

2.3.1.

Tổng quan về chất thải rắn nói chung và chất thải rắn làng nghề nói riêng........ 19

2.3.2.

Tình hình quản lý chất thải rắn tại các làng nghề ở Việt Nam ......................... 21

2.4.

Tổng quan về làng nghề chế tác đá ở việt nam và các bệnh tật liên quan .......... 23

2.4.1.


Tổng quan về làng nghề chế tác đá ở Việt Nam.............................................. 23

2.4.2.

Các bệnh tật liên quan đến làng nghề chế tác đá ............................................. 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 29

iii


3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 29

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29


3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu tại các phòng ban
ở địa phương.................................................................................................. 29

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...... 30

3.5.3.

Phương pháp lấy mẫu .................................................................................... 30

3.5.4.

Phương pháp so sánh ..................................................................................... 34

3.3.5.

Phương pháp phân tích các thành phần môi trường ........................................ 34

3.5.6.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 37
4.1.

Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và giới thiệu về lịch sử hình thành &

phát triển làng nghề đá non nước ................................................................... 37

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đã Nẵng ........................................................................................ 37

4.1.2.

Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển làng nghề đá Non Nước .......... 41

4.1.3.

Tình hình hoạt động của làng nghề đá Non Nước ........................................... 43

4.1.4.

Điều kiện lao động và vấn đề nước sạch làng nghề đá Non Nước ................... 50

4.2.

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đá non nước .................................... 52

4.2.1.

Hiện trạng môi trường không khí ................................................................... 52

4.2.2.

Hiện trạng môi trường nước ........................................................................... 56


4.2.3.

Kết quả điều tra phế thải rắn .......................................................................... 60

4.3.

Tình hình quản lý, bảo vệ môi trường và các vấn đề còn tồn tại của làng
nghề đá non nước .............................................................................................. 61

4.3.1.

Công tác quản lý môi trường tại làng nghề ..................................................... 61

4.3.2.

Sự bất cập từ người dân ................................................................................. 61

4.3.3.

Những vấn đề còn tồn tại................................................................................... 62

4.4.

Ảnh hưởng của môi trường làng nghề đối với sức khỏe cộng đồng ................ 63

4.4.1.

Tình hình bệnh tật làng nghề đá Non Nước .................................................... 63


4.4.2.

Đánh giá chung. ................................................................................................ 65

4.5.

Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề ........... 68

iv


4.5.1.

Biện pháp quản lý môi trường ........................................................................ 69

4.5.2.

Biện pháp công nghệ kỹ thuật ........................................................................ 69

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 81
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 81

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 83
Phụ lục ...................................................................................................................... 85


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTN&MT

Bộ Tài Nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBLT-TP

Chế biến lương thực - thực phẩm

CBNSTP

Chế biến nông sản thực phẩm


CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đạ ihóa

CP

Chính phủ

KK

Không khí

KT - XH

Kinh tế - xã hội

KHCN

Khoa học công nghệ



Nghị định

NM

Nước mặt

NN


Nước ngầm

NT

Nước thải

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TC

Tiêu chuẩn

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề .............................................................. 15
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu ............................................................................................ 33
Bảng 3.2. Phương pháp phân tích các thành phần môi trường .................................... 34
Bảng 4.1. Dân số, lao động, thu nhập bình quân đầu người làng nghề đá
Non Nước ................................................................................................. 40
Bảng 4.2. Sản lượng sản phẩm hàng năm làng nghề đá Non Nước ............................ 44
Bảng 4.3. Cơ cấu lao động làng đá Non Nước ........................................................... 44
Bảng 4.4. Tuổi đời và tuổi nghề làng đá Non Nước ................................................... 44
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt của hộ gia đình (theo kết
quả điều tra HGĐ) ..................................................................................... 52
Bảng 4.6. Kết quả phân tích các thông số vi khí hậu và tiếng ồn môi trường
không khí khu vực nghiên cứu................................................................... 53
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nước mặt tại khu vực nghiên cứu................................... 56
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước ngầm tại khu vực nghiên cứu ................................ 57

Bảng 4.9. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại khu vực nghiên cứu ................. 59
Bảng 4.10. Tỷ lệ chất thải rắn tương ứng với loại sản phẩm ........................................ 61
Bảng 4.11. Tỷ lệ mắc các bệnh của nhóm đối tượng thuộc làng nghề sản xuất đá
Non Nước và nhóm đối tượng không thuộc làng nghề. .............................. 64
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định Khi bình phương .......................................................... 66
Bảng 4.13. Bảng ước tính OR (tỷ suất chênh - tỷ số nguy cơ) giữa 2 biến có liên
quan .......................................................................................................... 66
Bảng 4.14. Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề sản xuất đá Non Nước ...... 70

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ tỷ lệ các làng nghề có các dịch vụ xã hội trong tổng số các
làng nghề được khảo sát ..............................................................................9
Hình 2.2. Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất................... 13
Hình 2.3. Các yếu tố môi trường tại làng đá Non Nước ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng ......................................................................................... 27
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu ................................................................................... 32
Hình 4.1. Vị trí địa lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, phường Hòa Hải ................ 37
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình chế tác đá mỹ nghệ làng nghề đá Non Nước ..................... 45
Hình 4.3. Trưng bày sản phẩm điêu khắc tại cơ sở Nguyễn Long Bửu ...................... 47
Hình 4.4. Dùng axit đánh bóng sản phẩm.................................................................. 47
Hình 4.5. Tỷ lệ tình hình xử lý nước nước ăn và sinh hoạt trước khi sử dụng ............ 52
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh thông số tiếng ồn với QCVN ............................................ 54
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh thông số bụi tổng số 24 giờ với QCVN ............................ 55
Hình 4.8. Biểu đồ so sánh thông số TSP với QCVN.................................................. 55
Hình 4.9. Biểu đồ so sánh thông số TSS với QCVN.................................................. 59
Hình 4.10. Bản vẽ thiết kế bể tự hoại .......................................................................... 76
Hình 4.11. Quy trình xử lý nước thải cho từng hộ sản xuất ......................................... 77


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Xuyến
Tên Luận văn: “Đánh giá ảnh hưởng của chất thải làng nghề đá Non Nước đến môi
trường và sức khỏe cộng đồng tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng”.
Ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng môi trường không khí, môi trường nước và chất thải rắn làng
nghề đá Non Nước tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng ảnh
hưởng đến sức khỏe dân cư xung quanh và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại
làng nghề.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu tại các phòng ban ở
địa phương;
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
- Phương pháp lấy mẫu;
- Phương pháp phân tích các thành phần môi trường;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả chính và kết luận
(1) Làng nghề đá Non Nước đóng vai trò quan trọng và tích cực đối với phát triển
kinh tế - xã hội hiên nay của thành phố Đẵng nói chung và phường Hòa Hải nói riêng

(gần 100 tỷ đồng/năm).
(2) Về hiện trạng môi trường: Hiện trạng môi trường không khí của làng nghề có
dấu hiệu bị ô nhiễm tiếng ồn vượt 0,03 – 0,15 lần, bụi lơ lửng vượt 1,1 – 3 lần, bụi tổng
số 24 giờ vượt 1 – 3 lần nguồn phát sinh chủ yêu từ các khâu đục, đẽo, cắt, mài của quá
trình sản xuất đá. Hiện trạng môi trường nước: Nước sông Cổ Cò tại làng nghề các
thông số như BOD5,COD vượt quy chuẩn từ 1 – 1,76 lần do ảnh hưởng bởi nước thải
của các hộ dân sống xung quanh và hoạt động du lịch diễn ra. Nước ngầm tại làng nghề
chưa bị tác động bởi nước thải chứa axit. Nước thải khu Làng nghề chủ yếu chứa hàm
lượng chất rắn lơ lửng (TSS) khá lớn tại vị trí NT1 vượt 2,55 lần, NT3 vượt 3,2 lần, do
có lẫn nhiều bột đá từ các khâu đẽo, đục, mài sản phẩm nên độ đục cao.

ix


(3) Công tác quản lý môi trường tại làng nghề chưa được chú trọng và quan tâm.
Tại phường Hòa Hải chưa có nhân sự chuyên trách về môi trường, thiếu kinh phí và
định hướng từ cấp trên.
(4) Ảnh hưởng của làng nghề đá Non Nước đến sức khỏe người dân: Chỉ ra mối
liên quan giữa của tình hình sức khỏe của đối tượng sống tại làng nghề và đối tượng
không sống tại làng nghề đối với 05 bệnh: Bệnh hô hấp dưới (OR = 2,55; khoảng tin
cậy 95% (1,31 – 4,97); Bệnh cơ, xương khớp (OR = 17,28; khoảng tin cậy 95% (8,24 –
36,24); Bệnh da liễu (OR = 8,73; khoảng tin cậy 95% (2,90 – 26,27); Chấn thương do
tai nạn lao động (OR = 4,86; khoảng tin cậy 95% (2,22 – 10,63) và bệnh rối loạn tâm
thần (OR = 3,13; khoảng tin cậy 95% (1,08 – 9,10) .
(5) Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm bụi, tiếng ồn và nước thải cho làng nghề đá Non Nước: Áp dụng các biện
pháp sản xuất sạch hơn đầu tư máy móc sản xuất,cải tạo nhà xưởng, lắp đạt hệ thống xử
lý bụi và nước thải... và các biện pháp công nghệ kỹ thuật: Xử lý nước thải toilet bằng
bể tự hoại, biện pháp công nghệ xử lý nước thải cho từng hộ sản xuất.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Xuyen
Thesis title: “Assessment of the impacts of waste generating from the production
on environment and health at the Non Nuoc craft-village, Hoa Hai ward, Ngu Hanh Son
district, Da Nang city”.
Major: Environment Scientific

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To assess the impacts of the air, water quality and solid water on environment and
health and propose solutions to reduce the pollution at the Non Nuoc craft-village, Hoa
Hai ward, Ngu Hanh Son district, Da Nang city.
Materials and Methods
- Collecting secondary data from departments of local government;
- Collecting primary data through questionnaire;
- Taking and analysing environment samples;
- Comparative method;
- Data processing methods.
Main findings and conclusion
(1) The Non Nuoc craft-village play an important role for economic-social
development of Da Nang city, especially Hoa Hai ward (approximately 100 billion
VND/year).
(2) Environment status: Air quality at the Non Nuoc craft-village is polluted.
Noise samples is 0,03 – 0,15 times higher than the limited value, TSP is 1,1 – 3 times
higher than the limited value , Average 24-hour particles is 1 – 3 times than the limited

value. The process of punching, shearing, cutting and grinding results in the air
pollution at the craft-village. BOD5, COD values of surface water samples from Co Co
River at the Non Nuoc craft village exceeded National technical regulation from 1 –
1,76 times because of tourism activities and domestic wastewater from households
living around. The ground water has not been affected by wastewater containing acid.
Wastewater generating from the production of the craft-village contained the great
amount of total suspended solid (TSS), namely NT1 position exceeded 2,55 times
compared to the permitted value, NT3 position exceeded 3,2 compared to the permitted
value as stone powder generated from carving, grinding products.

xi


(3) The environment management at the craft-village is not considered. There is
nobody being in charge of environment, lack of budget and direction from higher
authorities.
(4) The impacts of the Non Nuoc craft village on health: The result of reseach
shows the relationship of people health status between people living in the craft-village
and people living in another place with 05 diseases: Low respiratory diseases (OR =
2,55; CI 95% (1,31 – 4,97); Muscle, osteoarthritis disease (OR = 17,28; CI 95% (8,24 –
36,24); Skin diseases (OR = 8,73; CI 95% (2,90 – 26,27); Occupational accidents (OR =
4,86; CI 95% (2,22 – 10,63) and mental disoders (OR = 3,13; CI 95% (1,08 – 9,10) .
(5) Proposed solutions: The results proposed solutions to reduce dust, noise and
wastewater generating from the Non Nuoc craft village: Applying the cleaner
production technology, investment in manufacturing machines, renovation of
production areas, installation of the system treating dust and wastewater emission and
the technology measures: wastewater treatment by septic tank, wastewater treatment for
individual producers.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, trong những năm gần đây, việc
khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đã tạo nên những chuyển biến
tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giải quyết việc làm
cho hàng vạn lao động, đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Bên cạnh mặt tích cực, từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề nói chung
đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nhất là phế thải
rắn, nước thải, khí thải bụi và tiếng ồn...đã gây áp lực rất lớn cho môi trường, gây
ra các loại bệnh tật cho con người như: hô hấp, đau mắt, ngoài da, phổi một số
bệnh nguy hiểm như ung thư do kim loại nặng Pb, Cr, Asen, ... do phát thải từ
các làng nghề làm ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất.
Kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn cho thấy, chất lượng môi
trường tại hầu hết tại các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao
động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi;
85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy có
tới 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa, và 27% ô
nhiễm nhẹ.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước có lịch sử hình thành 300- 400 năm đến nay,
nằm trên địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng với
khoảng hơn 500 hộ sản xuất đã mỹ nghệ phục vụ kinh doanh tại địa phương và
xuất khẩu. Tuy nhiên, việc sản xuất, kinh doanh ở đây vẫn còn mang tính tự phát,
không theo quy định nào. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu
dân cư. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng cao,
không khí ảnh hưởng trực tiếp đến những người sản xuất mà còn thường xuyên
tác động đến cuộc sống của người dân nơi đây, đồng thời để lại ấn tượng không
tốt đối với khách du lịch. Vấn đề đáng ngại hiện nay là sự ô nhiễm do bụi đá,

nước thải, chất thải rắn và tiếng ồn. Quy mô làng nghề càng phát triển và việc áp
dụng một số tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động đã làm cho
môi trường bị ô nhiễm ngày càng nặng nề, nhất là bụi đá, nước thải trong sản
xuất tràn chảy tự do, lượng nước hòa với axit để mài và làm bóng sản phẩm
loang chảy thấm vào mạch nước ngầm, hòa lẫn vào mạch nước đang sử dụng

1


sinh hoạt ăn uống và chế biến thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Bụi và đá
dăm (đá vụn) ngày càng nhiều do quá trình cưa xẻ, khoan mài gây nên, ảnh
hưởng đến sức khỏe người trực tiếp sản xuất, người dân sống trong làng nghề và
các hoạt động kinh doanh du lịch, mức độ tiếng ồn cũng vượt ngưỡng cho phép.
Xuất phát từ hiện trạng phát triển, hiện trạng môi trường làng nghề đá mỹ
nghệ Non Nước cũng như tình hình sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng người dân
đang sinh sống và làm việc trong môi trường không an toàn, cần thiết phải xác
định hiện trạng, tình hình môi trường không khí, nước, chất thải rắn và ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường đó đến sức khỏe môi trường và đề xuất biện
pháp giảm thiểu nhằm cải thiện môi trường tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
Vì vậy nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của chất thải làng nghề
đá Non Nước đến môi trường và sức khỏe cộng đồng tại phường Hòa Hải,
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là hết sức cần thiết và cấp bách.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng môi trường không khí, môi trường nước và chất thải
rắn làng nghề đá Non Nước tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố
Đà Nẵng;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
đá Non Nước tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Chỉ ra được ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đá Non Nước đến sức

khỏe cộng động dân cư;
- Đề xuất được những giải pháp mang tính khả thi để khắc phục ô nhiễm
môi trường làng nghề đá Non Nước tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn,
Thành phố Đà Nẵng.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Làm rõ thêm cơ sở lý luận bảo vệ môi trường làng nghề đá Non Nước ở Đà
Nẵng, đặc biệt phân tích những tác động của chất thải của làng nghề ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe cộng đồng.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình phát triển làng nghề trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số công trình
nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử
(1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của
N.H.Noace (1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (Hội đồng Quốc tế về nghề thủ
công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các
quốc gia có nghề thủ công truyền thống (Ngô Trà Mai, 2008).
Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là
giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn. Thực tế nhiều quốc
gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề,
điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Trung Quốc
sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp
Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20 – 30 % đã giải quyết được 12 triệu lao
động dư thừa ở nông thôn. Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục
và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và

phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo “Luật nghề truyền
thống”…(Trần Minh Yến, 2003).
Đối với các làng nghề CBNSTP, ở các nước châu Á như Thái Lan,
Malaysia, Trung Quốc…đã đặc biệt chú trọng tới các nghề chế biến tinh bột.
Theo tác giả Jesuitas của Thái Lan (1996), việc sử dụng phương pháp xử lý hiếu
khí bằng bể Acroten đối với nước thải chứa nhiều tinh bột thì lượng hữu cơ theo
COD có thể giảm tới 70%.
Một số nước đã sử dụng bể Biogas, tận dụng bã thải trong sản xuất tinh bột
để sản xuất khí sinh học, phục vụ cho các hoạt động khác (như chạy động cơ
diezel). Theo các tác giả Thery và Dang (1979); sau này là Chen và Lee (1980),
Trung Quốc đã sử dụng hơn 7 triệu bể lên men CH4 , trong đó có khoảng 20.000
bể lớn tạo khí chạy động cơ điezel khí sinh học với khoảng 4.000.106 m3 khí/năm
(Nguyễn Thị Kim Thái, 2004).

3


Đặc biệt, “việc sử dụng cộng đồng như những nhà quản lý môi trường
không chính thức và tính cộng đồng là công cụ bảo vệ môi trường đã được thực
hiện thành công ở một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình thức
khác nhau”(Đặng Đình Long, 2005). Cũng theo Đặng Đình Long, các nghiên
cứu của World Bank đã chứng minh rằng, “dựa trên sức ép của cộng đồng, cộng
với việc tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý môi trường có thể cải
thiện được lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”.
Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý này như: Côlômbia,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-la-đét, Malaysia, In-đô-nê-xia… với
phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các
tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương; cơ sở nào không tuân thủ.
Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng
đồng. Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng

chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình quân… Cùng với đó, chính phủ
nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của cộng đồng trong nhận thức
và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa phương.
Ở In-đô-nê-xia, dưới áp lực của cộng đồng địa phương bằng việc phát đơn
kiện các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua đó chính phủ và các cơ quan kiểm soát ô
nhiễm làm trung gian đứng ra giải quyết, buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải đền bù
cho cộng đồng và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Đặng Đình Long,
2005)…
Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, Xã hội dân sự và cộng
đồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi trường. Đây là
giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội.
2.1.2. Tình hình phát triển làng nghề ở Việt Nam
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản
phẩm được sản xuất trực tiếp tại càc làng nghề đã trở thành thương phẩm trao
đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc
nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm,
song song với quá trình phát triển KT-XH, văn hóa và nông nghiệp của đất nước.
Ví du như làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) vôi hơn 900 năm phát triển,
làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chàm bạc ở
Đồng Xâm (Thái Bình) hày nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Tp. Đà

4


Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm,... Nếu đi sâu vào tìm hiểu về
nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết các
sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là
công cụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật,
công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.

Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công
mà còn là điểm văn hóa của khu vực, của vùng. Làng nghề là nơi hội tụ những
thợ thủ công có tay nghề cao mà còn tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm trong
làng. Ngoài ra, làng nghề cũng là nơi tập kết nguyên vật liệu, là nơi tập trung
những tinh hoa trong kỹ thuật sản xuất sản phẩm của làng. Các mặt hàng sản xuất
ra không chỉ để phục vụ sinh hoạt mà còn bao gồm cả các sản phẩm mỹ nghệ, đồ
thờ cúng, dụng cụ sản xuất... nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường khu
vực lân cận.
Trong vài năm gần đây, làng nghè được thay đổi nhanh chóng theo nền
kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Quá trình công nghiệp hóa cùng
với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn,
thức đẩy sản xuất tại các làng nghề đã làm tăng mức thu nhập bình quân của
người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng phổ biến.
Các làng nghề mới và các cụm công nghiệp làng nghề không ngừng được khuyến
khích phát triển nhằm đạt được sự tằng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập
ổn định ở khu vực nông thôn.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân xư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân
bố và phát triển làng nghề giữa cá vùng của nước ta là không đồng đều, thông
thường tập trung vào các khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất
nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Trên cả nước, làng nghề
phân bố tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Hồng (60%); còn lại là miền trung
(chiếm khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%) (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2008).
Ở Việt Nam, vấn đề làng nghề được đề cập đến qua nhiều thời kỳ, với
những khía cạnh và các mục đích khác nhau.

5



Trên khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều công trình nghiên cứu về
làng nghề ở nhiều cấp:
Về sách tham khảo: Có một số công trình như: “Làng nghề thủ công truyền
thống Việt Nam” (Bùi Văn Vượng, 1998). Tác giả đã tập trung trình bày các loại
hình làng nghề truyền thống như: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, trạm khắc đá,
dệt, thêu ren, giấy dó, tranh dân gian, dệt chiếu, quạt giấy, mây tre đan, ngọc trai,
làm trống. Ở đây chủ yếu giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tư
tưởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ
nhân và các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Trong cuốn “Bảo tồn và
phát triển các làng nghề trong quá trình CNH – HĐH”(Dương Bá Phượng,
2001), tác giả đã đề cập khá đầy đủ từ lý luận đến thực trạng của làng nghề: từ
đặc điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hình thành làng nghề, tập trung vào
một số làng nghề ở một số tỉnh với các quan điểm, giải pháp và phương hướng
nhằm phát triển các làng nghề trong CNH – HĐH.
Về đề tài nghiên cứu: Phải kể đến đề tài “Nghiên cứu về quy hoạch phát
triển làng nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn ở nước CHXHCN Việt
Nam” của Bộ NN & PTNT hợp tác cùng với tổ chức JICA của Nhật (2002), đã
điều tra nghiên cứu tổng thể các vấn đề có liên quan đến làng nghề thủ công nước
ta về tình hình phân bố, điều kiện KT-XH của làng nghề, nghiên cứu đánh giá 12
mặt hàng thủ công của làng nghề Việt Nam (về nguyên liệu, thị trường, công
nghệ, lao động…) (Trần Minh Yến, 2003).
Nhìn chung các tác giả đã làm rõ về khái niệm, lịch sử phát triển, đặc điểm,
thực trạng sản xuất và xu hướng phát triển của các làng nghề.
Ở khía cạnh môi trường: Gần đây, trong các nghiên cứu về làng nghề, vấn
đề môi trường đang được nhiều tác giả quan tâm, thực tế thì vấn đề này đang gây
nhiều bức xúc và nan giải đối với kinh tế xã hội nói chung:
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” (Đặng Kim Chi và nnk,
2005), là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực
trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu rõ từ lịch sử

phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh tế,
xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện trạng môi
trường các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính). Qua đó
cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của
làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010, một số định

6


hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các
giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam.
Qua nghiên cứu của tác giả, "100% mẫu nước thải ở các làng nghề được
khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí bị ô nhiễm
có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho
phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ lệ người dân làng
nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô
hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều dòng sông chảy qua các
làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm
năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề".
Nghiên cứu của Đặng Kim Chi cùng các cộng sự tại 3 làng nghề Bắc Ninh
cho thấy môi trường xung quanh các làng nghề đã bị ô nhiễm ngày càng trầm
trọng. Tại làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Phong Khê – Bắc Ninh): nồng độ
CO cao hơn 5mg/l so với TCCP (28 – 36 mg/l). Bụi ở khu vực dân cư có nồng độ
cao hơn TCCP từ 1,3 đến 3 lần. CO tại khu vực sản xuất cao gấp 2 lần TCCP,
tiếng ồn cao hơn TCCP từ 3 – 10 dbA; tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội:
Không khí xung quanh khu vực hộ gia đình sản xuất cao lớn hơn TCCP 12 lần, tiếng
ồn lớn hơn 28 lần TCCP, bụi hơn 6 lần, nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ không khí từ 4 – 5
0
C; làng nghề tái chế nhựa Minh Khai: nồng độ bụi lớn hơn TCCP 1h và 24h là 1- 4
lần và 3 - 6 lần, nồng độ HCl cao hơn TCCP 1,6 lần (Lê Đức Thọ, 2008).

Bên cạnh đó còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả
khác về tình trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề như: nghiên cứu về
“Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề Việt Nam”, các tác
giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương và Lê Vân Trình (2005) đã
nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Môi trường và sức khoẻ
người lao động. An toàn sản xuất làng nghề, các biện pháp phòng ngừa. Chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động làng nghề.
Nghiên cứu về các giải pháp: Hiện tại, đối với mỗi công trình nghiên cứu
về vấn đề môi trường làng nghề ít nhiều đều có đề cập đến các giải pháp khác
nhau nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Tổng quát nhất có lẽ phải đề cập đến cuốn “Làng nghề Việt Nam và môi
trường” của Đặng Kim Chi và các cộng sự. Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu tổng
quan về đặc điểm cũng như thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng
nghề, tác giả đã đi đến các giải pháp chung nhất cho từng loại hình làng nghề. Ở

7


đây cũng đề cập đến việc định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát
triển làng nghề bền vững (như các chính sách về hỗ trợ tài chính, chính sách về
thị trường, về cơ sở hạ tầng, giáo dục môi trường…). Qua đó đề xuất các giải
pháp, nhìn chung tập trung vào hai nhóm chính là giải pháp kỹ thuật và giải pháp
quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề. Các giải pháp
này được đề cập cụ thể hơn trong các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị
Liên Hương, Trần Minh Yến…
Ngoài những giải pháp về kỹ thuật (sản xuất sạch hơn và sử dụng công
nghệ xử lý chất thải) thì trong công tác quản lý môi trường, các nhà nghiên cứu
hiện đang lưu ý đến một số giải pháp có tính khả thi và có hiệu quả trong điều
kiện của Việt Nam hiện nay đó là giải pháp có sự tham gia của cộng đồng và phát
triển làng nghề gắn với phát triển du lịch.

Theo kết quả khảo sát của các tác giả tại 3 làng nghề điển hình thì tỷ lệ
những ý kiến trông chờ sự giải quyết ô nhiễm vào Nhà nước chiếm tới 56,6%;
giải pháp nâng cao nhận thức môi trường chiếm 14,8%; thông cảm và cùng người
sản xuất xử lý ô nhiễm chỉ có 8,5%, đặc biệt ý kiến nếu không xử lý ô nhiễm thì
ngừng sản xuất chỉ có 1,1% (Đặng Đình Long, 2005). Qua đó cho thấy rằng ý
thức của cộng đồng trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với môi trường còn nhiều
hạn chế, vấn đề xung đột môi trường có nguy cơ khá cao và phức tạp.
Việt Nam cũng đang có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kinh nghiệm của
các nước đi trước trên thế giới và trong khu vực trong lĩnh vực quản lý môi
trường. Đối với môi trường làng nghề, năm 2005 Bộ Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) cùng với Bộ Môi trường Hàn Quốc tổ
chức Hội thảo áp dụng kinh nghiệm Hàn Quốc trong quản lý môi trường các làng
nghề truyền thống Việt Nam.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã nêu rõ hiện trạng ô nhiễm
môi trường làng nghề và giới thiệu nghiên cứu điển hình “Cải thiện môi trường
làng nghề Vạn Phúc”. Các chuyên gia về môi trường của Hàn Quốc đã trao đổi
về kinh nghiệm, định hướng quản lý môi trường nông thôn và giới thiệu công
nghệ môi trường của Hàn Quốc (www.isge.monre.gov.vn, 30/1/2005).
Hơn nữa, kể từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập (2005) cho
đến nay đã có nhiều chương trình hoạt động cụ thể nhằm cải thiện về mặt chính
sách, ủng hộ về nguồn vốn, nâng cao kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường,
tạo thương hiệu cho các sản phẩm, quan tâm đến vấn đề môi trường các làng
nghề…, khuyến khích cho các làng nghề phát triển về nhiều mặt.

8


2.2. LÀNG NGHỀ VIỆT NAM VÀ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.2.1. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh trế xã hội
2.2.1.1. Chủ trương phát triển của làng nghề

Thời gian qua, xác định vai trò quan trọng của làng nghề, ngành nghề nông
thôn, Đảng và Nhà nước đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách như
Nghị định số 66/2006/NĐ – CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về chính sách
phát triển làng nghề nông thôn, nhằm thúc đẩy phát triển KT – XH ở nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, giải quyết việc làm tại chỗ,
nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân, tăng cường hoạt động
xuất khẩu.
Ngoài ra Chính phủ đã giao cho Bộ NN & PTNT thực hiện chức năng quản
lý nhà nước lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Trên cơ sở đó, Bộ NN & PTNT đã
xây dựng, ban hành một số văn bản nhằm chỉ đạo thúc đẩy phát triển làng nghề
(Bộ Tài nguyên và môi trường, 2008).
2.2.1.2. Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ
phát triển các làng nghề. Khả năng tiếp cận thông tin, điện nước sạch, giao thông
và những yếu tố khác về cơ sở vật chất là rất cần thiết đối với sự tăng trưởng và
phát triển của làng nghề. Phát triển cơ sở hạ tầng tốt sẽ góp phần thực hiện mục
tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo việc làm, xóa nghèo ở nông
thôn thông qua việc phát triển ngành nghề tại các làng nghề. Ngược lại, sự phát
triển kinh tế của các làng nghề cũng góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, cải
thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại đây (Hình 2.1).

Hình 2.1. Biểu đồ tỷ lệ các làng nghề có các dịch vụ xã hội trong tổng số các
làng nghề được khảo sát

9


Cơ sở hạ tầng ở những nơi tập trung nhiều làng nghề như khu vực Đồng
bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ, nhìn chung phát triển khá tốt
do các làng nghề phần lớn được hình thành và phát triển ở những nơi tiếp cận

thuận lợi mạng lưới đường quốc lộ, tỉnh lộ, cùng sự hỗ trợ của các chính sách từ
chính quyền tỉnh/thành phố nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghề. Tại khu vực
miền núi, cũng có một số làng nghề phát triển, tuy nhiên điều kiện cơ sở hạ tầng
kỹ thuật vẫn không được chú trọng đầu tư do phần lớn làng nghề ở đây không
nhằm phục vụ thị trường mà chủ yếu sản phẩm chỉ phục vụ đời sống nhân dân
khu vực lân cận.
2.2.1.3. Làng nghề và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
Sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần
đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, cải thiện và nâng cao đời
sống của người dân làng nghề.
Tại làng nghề, đại bộ phận dân cư làm nghề thủ công vẫn tham gia sản xuất
nông nghiệp ở mức độ nhất định. Tại nhiều làng nghề, trong cơ cấu kinh tế địa
phương trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60 -80% và ngành nông
nghiệp chỉ đạt 20 – 40%. Trên thực tế quy mô làng nghề nhìn chung nhỏ, chưa
thực hiện được cơ chế thu hút lao động có tay nghề cao, đối với làng nghề sản
xuất theo thời vụ thì thường chỉ sản xuất vào lúc nông nhàn. Tuy nhiên, hiện nay
ở những vùng sản xuất lớn, lao động trong các ngành nghề làm việc hầu như
quanh năm với quy mô phát triển ngày càng lớn.
2.2.1.4. Làng nghề truyền thống và hoạt động xóa đói giảm nghèo
Lợi ích của việc phát triển làng nghề truyền thống không chỉ là ở kinh tế,
giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn được giá
trị văn hóa lâu dài. Điểm chung của nhiều làng nghề là thường nằm trên trục giao
thông đường bộ hay đường sông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
các điểm tuyến du lịch lữ hành. Ngoài những lợi thế như cảnh qua thiên nhiên, vị
trí địa lý, nét văn hóa đặc sắc, các làng nghề còn có sức thu hút đặc biệt bởi mỗi
làng nghề gắn với một vùng văn hóa hay một hệ thống di tích lịch sử. Bên cạnh
đó khách tham quan còn được tận mắt theo dõi quá trình sản xuất ra các sản
phẩm thậm chí là tham gia thực hành vào một khâu sản xuất, chính điều này đã
tạo nên sức hấp dẫn của du lịch làng nghề.
Phát triển du lịch tại làng nghề sẽ góp phần gia tăng tỷ trọng của các nhóm

ngành công nghiệp/dịch vụ ở địa phương, đồng thời tăng thêm cơ hội cho cơ sở

10


sản xuất thông qua các hoạt động truyền thống, nâng cao đời sống nhân dân
thông qua cá dịch vụ phụ trợ...
2.2.2. Các loại làng nghề truyền thống ở Việt Nam
Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo nên những tác động tích
cực và tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường nông thôn
Việt Nam với đặc thù hết sức đa dạng. Cần phải nhìn nhận theo nhiều khía cạnh,
góc độ khác nhau thì mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như sự vận động của
các loại hình kinh tế này và các tác động của nó gây ra với môi trường. Để giúp
cho công tác quản lý hoạt động sản xuất cũng như quản lý, bảo vệ môi trường và
làm cơ sở thực tiễn để thấy được bức tranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, có
thể phân loại làng nghề theo một số dạng sau:
a. Phân loại theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới
Cách phân loại này cho thấy đặc thù văn hóa, mức độ bảo tồn của các làng
nghề, đặc trưng cho các vùng văn hóa lãnh thổ (Đặng Kim Chi và nnk, 2005).
Làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống là làng nghề đã hình thành từ lâu đời, sản phẩm có
tính cách riêng biệt đặc thù, có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương được nhiều
nơi biết đến, phương thức truyền nghề - cha truyền con nối hoặc gia đình, dòng
họ. Cụ thể theo nghị định 66/NĐ-CP của chính phủ tiêu chí công nhận nghề
truyền thống gồm: (1) Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến
thời điểm đề nghị công nhận; (2) Nghề tạo ra những sản phẩm mang đậm bản sắc
dân tộc; (3) Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên
tuổi của làng nghề (Nghị định số 66/2006/NĐ - CP, ngày 7/7/2006).
Các làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế
chung của đất nước, nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với thế hệ đi trước và thế hệ trẻ

sau. Bởi vậy, chúng ta gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống chính là kế
thừa và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Làng nghề mới:
Làng nghề mới là làng nghề không phải là làng nghề truyền thống. Các làng
nghề này được hình thành trong thời gian gần đây, chủ yếu xuất phát từ:
- Việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh xuất
nhập khẩu.

11


- Việc học tập kinh nghiệm của các làng nghề lân cận, của vài hộ nhạy bén
đối với thị trường và có điều kiện đầu tư cho sản xuất.
- Tự hình thành do nhu cầu mới của thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị
trường nguyên liệu sẵn có.
Để nhận biết được làng nghề truyền thống và làng nghề mới năm 1954 tạm
được lấy làm gốc. Các làng nghề hình thành sau thời điểm này được coi là các
làng nghề mới. Làng nghề mới là làng có nghề mới phát triển trong khoảng thời
gian từ năm 1954 trở lại đây nhưng chiếm ưu thế so với nghề nông như: làng cây
cảnh, làng nghề cá cảnh, …
Các làng nghề mới chiếm phần lớn trong tổng số làng nghề ở nước ta. Chủ
yếu các làng nghề mới được hình thành do nhu cầu mới của thị trường, do sự lan
tỏa từ các làng nghề khác lân cận hay hình thành từ việc tổ chức các quan hệ gia
công cho các xí nghiệp lớn, cho các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu…
Bên cạnh những làng nghề truyền thống, làng nghề mới thì có cả làng nghề
khác. “Khác” ở đây chính là những làng nghề truyền thống sản xuất thủ công
đậm đà bản sắc dân tộc nhưng sau này làng nghề đã chuyển đổi sản xuất những
sản phẩm mới, sử dụng công nghệ mới không liên quan đến sản phẩm và công
nghệ truyền thống với kiểu làng nghề này thì điển hình nhất là làng nghề Đồng
Kỵ, trước đây làng nghề sản xuất pháo sau khi Nhà nước cấm sản xuất, đốt pháo,

làng nghề đã chuyển sang làm đồ gỗ mỹ nghệ. Đây là hướng chuyển tích cực vì
khi chuyển sang nghề mới làng nghề đã gây được tiếng vang và trở thành làng
nghề có thương hiệu lớn (Trần Duy Khánh, 2012).
b. Phân loại làng nghề theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm
Các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, dựa trên các tiêu chí khác nhau
có thể phân loại theo một số dạng như sau:
- Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm;
- Theo quy mô sản xuất, quy trình công nghệ;
- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm;
- Theo mức độ sử dụng nguyên/ nhiên liệu;
- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.
Mỗi cách phân đều có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể
lựa chọn cách phân loại phù hợp.

12


×