Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

đánh giá chất lượng đất tại khu vực sản xuất nông nghiệp huyện đông hưng, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 76 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ TRỌNG THĂNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT TẠI KHU VỰC SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH
THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Minh Tiến

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG HỌC - 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Đỗ Trọng Thăng

ii

năm
2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tiến sĩ Trần Minh Tiến đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Công nghệ môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức viện Thổ nhưỡng nông
hoá đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Đỗ Trọng Thăng

iii

năm
2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... I
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ II
Mục lục .......................................................................................................................... IV
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... VI
Từ viết tắt ........................................................................................................................ VI
Danh mục bảng .............................................................................................................. VII
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... IX
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2

1.3.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học của đề tàı ....................................................... 3

Phần 2. tổng quan các vấn đề nghıên cứu..................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về đất và các hoạt động sản xuất tác động đến chất lượng đất
nông nghıệp ........................................................................................................ 4

2.1.1.

Khái niệm cơ bản về đất và chất lượng đất ........................................................ 4

2.1.2.

Ảnh hưởng của sử dụng đất đến chất lượng đất nông nghiệp ............................ 4

2.1.3.

Ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (bvtv) đến chất
lượng đất ............................................................................................................. 6


2.1.4.

Các nguồn ô nhiễm do phát triển kinh tế - xã hội............................................... 8

2.2.

Các giải pháp sử dụng bền vững và bảo vệ chất lượng đất nông nghıệp ........... 9

2.2.1.

Sự cần thiết của sản xuất nông nghiệp bền vững và bảo vệ chất lượng đất ....... 9

2.2.2.

Giải pháp sử dụng bền vững và bảo vệ chất lượng đất nông nghiệp ................ 10

2.3.

Một số quy định pháp luật về đánh gıá tıềm năng đất đaı trong nông
nghıệp ở Việt Nam............................................................................................ 11

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghıên cứu ............................................................ 13
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 13

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 13


iv


3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 13

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 13

3.4.

Phương pháp nghıên cứu .................................................................................. 13

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 13

3.4.2.

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu đất ....................................... 14

3.4.3.

Phương pháp phân tích đất ............................................................................... 15

3.4.5.

Phương pháp đánh giá chất lượng đất .............................................................. 16


3.4.6.

Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu............................. 18

Phần 4. kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 19
4.1.

Điều kiện tự nhıên, kınh tế - xã hộı của huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình..... 19

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Đông Hưng .............................................................. 19

4.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội tại huyện Đông Hưng ................................................ 21

4.2.

Hiện trạng các loại đất nông nghiệp Huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình ...... 32

4.2.1.

Các loại đất và cơ cấu cây trồng chính tại vùng nghiên cứu theo hệ phân
loại đất fao-unesco ............................................................................................ 32

4.2.2.

Đặc điểm phát sınh và phân bố của một số loạı đất nông nghıệp huyện

Đông Hưng: ...................................................................................................... 36

4.3.

Đánh giá chất lượng đất nông nghıệp của một số loạı đất chính tạı huyện
Đông Hưng ....................................................................................................... 38

4.4.

Đề xuất các giảı pháp bảo vệ và cảı tạo chất lượng đất .................................... 51

Phần 5. kết luận và kıến nghị ....................................................................................... 53
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 53

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 54

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 55
Phụ lục .......................................................................................................................... 57

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BS

Độ no bazơ

CEC

Dung tích hấp thu

FAO

Tổ Chức Nông Lương Liên Hợp Quốc

KTXH

Kinh tế xã hội

LHSDĐ

Loại hình sử dụng đất

MI

Thu nhập hỗn hợp

OC

Các bon hữu cơ

QL


Quốc lộ

QH & TKNN

Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNNH

Thổ nhưỡng nông hoá

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng mẫu thổ nhưỡng lấy trên các loại đất ........................................... 14
Bảng 3.2. Phân cấp theo chỉ tiêu độ chua (phkcl) ........................................................ 17
Bảng 3.3. Phân cấp theo chỉ tiêu chất hữu cơ oc (%) ................................................... 17
Bảng 3.4. Phân cấp theo chỉ tiêu đạm tổng số n (%) .................................................... 17
Bảng 3.5. Phân cấp theo chỉ tiêu lân tổng số p2o5 (%) ................................................. 17
Bảng 3.6. Phân cấp theo chỉ tiêu kali tổng số k2o (%) ................................................. 17
Bảng 3.7. Phân cấp theo chỉ tiêu lân dễ tiêu p2o5 (mg/100g đất) ................................. 17

Bảng 3.8. Phân cấp theo chỉ tiêu kali dễ tiêu k2o (mg/100g đất) ................................. 18
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Hưng năm 2013 ................................. 22
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng chính
huyện Đông Hưng ........................................................................................ 29
Bảng 4.3. Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chỉnh huyện
Đông Hưng................................................................................................... 31
Bảng 4.4. Bảng phân loại đất và chú dẫn bản đồ đất huyện Đông Hưng tỷ lệ
1: 25.000 ...................................................................................................... 33
Bảng 4.5. Cơ cấu cây trồng trên từng loại đất nông nghiệp tại Đông Hưng ................ 34
Bảng 4.6. Các đơn vị đất dùng trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện
Đông Hưng................................................................................................... 44
Bảng 4.7. Thống kê diện tích các cấp thành phần cơ giới đất huyện Đông Hưng ....... 45
Bảng 4.8. Phân cấp độ phì nhiêu đất tầng mặt ............................................................. 46
Bảng 4.9. Phân cấp độ xuất hiện tầng glây .................................................................. 46
Bảng 4.10. Phân cấp nhôm trao đổi................................................................................ 47
Bảng 4.11. Phân cấp địa hình tương đối ........................................................................ 47
Bảng 4.12. Phân cấp mức độ tiêu thoát nước ................................................................. 48
Bảng 4.13. Đánh giá chất lượng đất tầng mặt theo từng đơn vị đất tại Đông Hưng ...... 48

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 1. bản đồ đất huyện Đông Hưng ............................................................................ 60
Hình 2. bản đồ độ phì đất tầng mặt huyện Đông Hưng .................................................. 61

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Đỗ Trọng Thăng
Tên luận văn: Đánh giá chất lượng đất tại khu vực sản xuất nông nghiệp huyện Đông
Hưng, tỉnh Thái Bình
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm đánh giá được chất lượng đất nông nghiệp tại huyện Đông
Hưng, tỉnh Thái Bình đồng thời xác định các yếu tố gây suy giảm chất lượng đất, ảnh
hưởng tới chất lượng đất nông nghiệp tại huyện. Qua đó, đề ra các giải pháp nhằm cải
thiện chất lượng đất, góp phần bảo vệ môi trường và thích ứng với các điều kiện biến
đổi khí hậu.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyền. Kết
hợp với các thông tin thu thập về phân loại, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng đồng thời tiến
hành phân tích bổ sung một số mẫu đất nông nghiệp và các đặc tính trên bản đồ thổ
nhưỡng như địa hình độ dốc, tầng dày đất....
Phân tích được hiệu quả kinh tế và môi trường của một số loại hình sử dụng đất
chình trên địa bàn huyện.
Kết quả chính và kết luận
Đánh giá được chất lượng đất của các đơn vị đất chính tại huyện Đông Hưng,
tỉnh Thái Bình.
Nghiên cứu đã tìm ra được các yếu tố tiềm năng gây suy thoái đất như: tình
trạng ngập úng, sử dụng phân đạm cao trong một số loại cây trồng, lượng phân bón hữu
cơ thấp so với khuyến cáo đối với các cây trồng. Ngoài ra một yếu tố có thể gây ô
nhiễm môi trường đất là tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật không đúng thời điểm và
trộn lẫn nhiều loại thuốc trong cùng một lần phun.
Đề xuất định hướng và các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Đông

Hưng để khắc phục được các nguy cơ gây ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường
đất tại những đơn vị đất có nguy cơ bị thoái hoá, ô nhiễm cao.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Trong Thang
Thesis title: Assessing the quality of agricultural land in Dong Hung district, Thai Binh
province.
Major: Environment science

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Research objectives to assessing the quality of agricultural land in Dong Hung
district, Thai Binh province. Combine all the data such as: soil classification, soil map
and analyse the properties of soils unit base on FAO-UNESCO Referrence to evaluate
the quality of soils. Identify the face lead to soil pollution and degeration in Dong Hung.
Thereby, find out the solutions to improve soil quality, environment protection and
adapt with the climate change conditions.
Materials and Methods
Research collectted the natural, economic and social infomations in Dong Hung
district and combine with the data from soil classification, soil maps, and analyzed the
properties of the agricultural soil evualate the quality of soil in Dong Hung.
Assessing the enviroment effective of the main types of land use in Dong Hung.
Main findings and conclusions
Evaluate the quality of the main soil types in Dong Hung district.
Find out the main factor lead to soil degeration and pollution such as: access of

using N fertilizer, low use of organic fertilizer, using plant protection chemical wrongtime and using some plant protection chemical together in the same time.
Suggest the solution for using agricultural land to decrease the soil degeration and
pollution in Dong Hung district.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất là môi trường sống của mọi sinh vật trên trái đất: cây cỏ, động vật và
con người, đất còn là môi trường sản xuất của con người: sản xuất nông lâm
nghiệp, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản... Đất là ngôi nhà sinh sống
toàn cầu với mặt bằng đất, nước trên mặt đất và trong lòng đất, không khí bao
quanh, các quần thể sinh vật và con người. Đất giữ lại và luân chuyển theo chu kỳ
thời gian các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, không khí, khí CO2. Đất giữ và luân
chuyển các nguồn nước xâm nhập vào đất: nước mưa, nước sông, suối ao hồ, nước
ngầm và nước chảy trên mặt đất (PGS.TS. Đào Châu Thu). Đất giữ và trao đổi các
chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng như các chất độc hại đối với cây trồng, động
vật và cả con người. Khi nhìn nhận đất là môi trường sản xuất của của con người
thì chúng ta hiểu rằng thông qua các hoạt động sản xuất, con người đã khai thác từ
lớp đất trên mặt (trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cơ sở sản xuất…) và cả trong lòng
đất (khoáng sản, nhiên liệu…) để tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho đời sống. Vì
vậy đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vô cùng quý giá của con người và nếu chúng
ta biết sử dụng và bảo vệ chất lượng đất và môi trường đất thì đất sẽ tạo ra sản
phẩm lâu dài, giúp chúng ta sử dụng đất bền vững. Sự phát triển các nền văn
minh thế giới, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế xã hội của con người đều
gắn liền với các hoạt động khai thác, bảo vệ, cải thiện và tàn phá, hủy hoại chất
lượng đất cũng như môi trường đất.
Sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trở thành tiêu điểm quan tâm không
những trên phạm vi quốc gia mà còn trên qui mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp

Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60%
lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng
đúng mức việc bảo vệ môi trường.
Đông Hưng là một huyện thuần nông thuộc tỉnh Thái Bình với diện tích tự
nhiên là 19.604,92 ha. Phần lớn dân cư sinh sống và phụ thuộc vào sản xuất nông
nghiệp nên đất đai có vị trí hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Những năm
qua, huyện Đông Hưng đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế xã hội nhằm
thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Mặc
dù đã đạt được nhiều thành tựu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, song sản xuất
nông nghiệp ở Đông Hưng vẫn còn nhiều bất cập, việc chuyển đổi cơ cấu cây

1


trồng và chế độ canh tác vẫn còn chưa hợp lý, đồng thời tác động của biến đổi
khí hậu (mưa, bão…) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất gây nên tình trạng
suy thoái hoặc giảm khả năng sản xuất đất.
Hiện nay chất lượng đất và môi trường đất nông nghiệp đã và đang bị đe
dọa và tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt phải kể đến sự khai
thác sử dụng đất kiệt quệ, bất hợp lý của con người để mưu sinh. Bên cạnh đó,
các vấn đề biến đổi khí hậu như xâm ngập mặn, khô hạn, ngập úng đã và đang
ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp tại nước ta. Trước tình hình đó,
tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Đông Hưng nói riêng đã và đang có chủ
trương phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nhằm hạn chế và khắc phục
vấn đề này để bảo vệ và cải thiện đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực
và phát triển kinh tế xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá chất lượng đất tại khu vực sản xuất nông nghiệp huyện Đông Hưng, tỉnh Thái
Bình’’nhằm thấy được bức tranh tổng thể về chất lượng đất sản xuất nông
nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng đất góp phần

bảo vệ môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại nước ta.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chất lượng đất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng đang phải đứng trước các
nguy cơ suy giảm chất lượng đất do hoạt động sản xuất của con người. Do vậy
việc nghiên cứu đánh giá chất lượng đất nông nghiệp nhằm tìm ra các tác động
chính đến chất lượng đất nông nghiệp của các hoạt động sản xuất trên địa bàn
huyện qua đó đề ra được những cách thức nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các tác
động dẫn tới suy giảm chất lượng đất nông nghiệp, cải thiện chất lượng đất và
góp phần bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp trên một số loại đất chính
tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải
thiện chất lượng đất tại các khu vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu chất lượng đất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng, tỉnh
Thái Bình.
- Thời gian thực hiện từ tháng 5/2015 - 12/2016.

2


1.5. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được bộ dữ liệu cơ bản về chất lượng đất nông nghiệp trên một
số loại đất chính tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
- Đề ra các giải pháp sử dụng đất hợp lý tại huyện dựa trên đặc điểm chất
lượng đất nông nghiệp trên từng loại đất.

3



PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TÁC
ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm cơ bản về đất và chất lượng đất
Đất (soil): Docuchaev (1846 – 1903) đã đưa ra một định nghĩa tương đối
hoàn chỉnh về đất: "Đất là lớp vỏ phong hoá trên cùng của trái đất, được hình
thành do tác động tổng hợp của năm yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và
thời gian. Nếu là đất đã sử dụng thì có thêm sự tác động của con người là yếu tố
hình thành đất thứ 6” (Nguyễn Mười và cs, 2000). Giống như vật thể sống khác,
đất cũng có quá trình phát sinh, phát triển và suy giảm chất lượng vì các hoạt
động về vật lý, hoá học và sinh học luôn xảy ra trong nó (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
Theo Wiliam (1863 – 1939) đưa ra định nghĩa: "Đất là lớp tơi xốp của vỏ
lục địa có khả năng sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng". Như vậy theo
quan điểm này, đặc tính cơ bản nhất của đất là độ phì nhiêu, là khả năng cho sản
phẩm (Nguyễn Mười và cs., 2000).
- Chất lượng đất đai (land quality): Một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới
tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng đất cụ thể như: đất cát, đất mặn,
đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0-30; > 3-80; v.v…), v.v... (Viện Tiêu
chuẩn Chất lượng Việt Nam, 2011).
- Loại/kiểu sử dụng đất (land utilization type- LUT): Một loại sử dụng đất
đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính.
Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây
trồng với các phương thức quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và
kinh tế - xã hội nhất định (Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, 2011).
2.1.2. Ảnh hưởng của sử dụng đất đến chất lượng đất nông nghiệp
Theo PGS.TS. Đào Châu Thu, 2009: Các loại đất có nguồn gốc phát sinh
khác nhau sẽ bị suy giảm chất lượng và có khả năng phục hồi khác nhau. Địa
hình, địa mạo/dáng đất khác nhau sẽ ảnh hưởng đến xu thế suy giảm chất lượng
hay phục hồi đất. Độ dốc của các loại đất khác nhau tác động đến cường độ và

thời gian thoái hóa của đất cũng như khả năng phục hồi đất.

4


Cũng theo PGS.TS. Đào Châu Thu, 2009: Từ khi con người biết sử dụng
đất để sản xuất nông nghiệp và sinh sống, trải qua lịch sử phát triển sản xuất
nông nghiệp, họ đã vô tình hoặc cố ý làm tổn hại đến sức sản xuất của các loại
đất. Hay nói cách khác, sự thoái hóa của đất trồng do con người gây nên rất phổ
biến và bởi nhiều phương thức khác nhau. Có thể liệt kê những nguyên nhân
chính sau đây:
+ Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất
dốc theo phương pháp bản địa: cạo trọc đất, chọc lỗ bỏ hạt, không có biện pháp
chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón
phân, đặc biệt trả lại chất hữu cơ cho đất. Chỉ sau vài ba năm trồng tỉa, đất bị
thoái hóa không còn khả năng sản xuất do đất không còn chất dinh dưỡng, tầng
đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước. Vì vậy, xuất hiện tập quán du canh, du cư của
nhiều dân tộc ít người.
+ Trong quá trình trồng trọt, không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như
bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu,
trồng độc canh. Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian
canh tác độc canh và thâm canh lâu dài sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con
đường bạc màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và
sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng),
làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh. Đây là
nguyên nhân gây thoái hóa đất phổ biến nhất ở vùng đồng bằng nước ta.
Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy việc khai thác, sử dụng đất
nông nghiệp ở nước ta còn chưa hợp lý và hiệu quả. Sử dụng và khai thác đất
nông nghiệp chủ yếu lợi dụng tiềm năng của đất, xem nhẹ việc duy trì và phục
hồi độ phì nhiêu đất; một số nơi sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ

thực vật,... dẫn đến tình trạng đất thoái hóa, ô nhiễm, giảm sức sản xuất của
đất,… từ đó hiệu quả sử dụng đất ngày càng giảm sút, nông sản không đủ sức
cạnh tranh. Hầu hết các khuyến cáo để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp đều cho rằng cần có một giải pháp tổng thể về đất - phân bón - cây trồng
gắn với định hướng phát triển sản xuất hợp lý theo từng vùng cụ thể.
Để có cơ sở định hướng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ đất, bảo vệ môi
trường thì công tác đánh giá chất lượng tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp là
rất cần thiết.

5


2.1.3. Ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đến chất
lượng đất
a) Ảnh hưởng của phân bón
Đất bị thoái hóa do con người chỉ chú trọng bón phân vô cơ trong sản xuất
nông nghiệp. Chúng ta biết rằng bón phân vô cơ là một bước tiến lớn trong cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật đối với phát triển nông nghiệp. Nhờ có công nghệ
sản xuất phân bón vô cơ như đạm, lân, kali và các phân vi lượng mà năng suất
cây trồng trên thế giới và cả ở Việt Nam trong những thập kỷ qua tăng lên nhanh
chóng đến mức hiện nay nhiều nhà nông ở nước ta chỉ đầu tư bón phân vô cơ,
đặc biệt là phân đạm cho các loại cây trồng, bất kể là lúa hay ngô, rau, cây ăn
quả. Tuy nhiên, sau nhiều năm chỉ bón phân vô cơ, nhiều nông dân đã nhận ra
hậu quả của kỹ thuật thiếu hiểu biết này. Đất trồng vừa giảm năng suất do nghèo
kiệt chất hữu cơ và mất cân đối dinh dưỡng, vừa gây độc cho sản phẩm nông
nghiệp. Bà con nông dân gọi hiện tượng đất chỉ được bón phân vô cơ là đất bị
chai và bị chua hóa. Rất dễ giải thích theo cơ chế hóa học đất của hiện tượng này:
khi bón các loại phân vô cơ vào đất, chính là đưa các muối khoáng vào dung dịch
đất. Ví dụ đơn giản nhất là bón phân Kali dạng KCl. Trong dung dịch đất KCl

phân ly thành K+ và Cl-. Cây trồng hút K+ làm dinh dưỡng và để lại dung dịch đất
ion Cl-. Những Anion này sẽ kết hợp ngay với các Ion H+ của dung dịch đất
thành axit HCl gây chua cho đất (PGS.TS. Đào Châu Thu, 2009).
Sử dụng phân bón không đúng cách đã và đang để lại dư lượng phân bón
cây trồng không hấp thụ, điều này tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nông nghiệp,
làm ô nhiễm nguồn nước, đất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê từ năm 1985 đến
nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7% nhưng lượng phân bón hóa học
sử dụng tăng tới 51,7%, có khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa
được sử dụng, gây lãng phí tiền bạc của nhân dân. Đặc biệt, dưới góc độ môi
trường, hàng năm một lượng lớn phân bón được rửa trôi hay bay hơi đã làm ô
nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống, đó là một trong
những tác nhân gây ô nhiễm đất, nước, không khí (PGS.TS. Đào Châu Thu, 2009).
b) Ảnh hưởng của sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
Hóa chất BVTV khi được phun hay rải trên đối tượng một phần sẽ được
đưa vào cơ thể động, thực vật. Qua quá trình hấp thu, sinh trưởng, phát triển hay
qua chuỗi thức ăn, hóa chất BVTV sẽ được tích tụ trong nông phẩm hay tích lũy,
khuếch đại sinh học. Một phần khác sẽ rơi vãi ngoài đối tượng, sẽ bay hơi vào

6


môi trường hay bị cuốn trôi theo nước mưa, đi vào môi trường đất, nước, không
khí... gây ô nhiễm môi trường (Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2015).
Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là một hệ thống hoàn chỉnh
có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ tác động
đến môi trường xung quanh và ngược lại (Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2015).
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng hóa chất BVTV. Hóa chất
BVTV đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi
vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất. Theo kết quả nghiên cứu thì phun
thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc rơi xuống đất, ngoài ra còn có một số

thuốc rải trực tiếp vào đất. Khi vào trong đất một phần thuốc trong đất được cây
hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ lại. Thuốc tồn tại trong đất dần dần
được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua các tác động của các yếu tố
lý, hóa. Tuy nhiên tốc độ phân giải chậm nếu thuốc tồn tại trong môi trường đất
với lượng lớn, nhất là trong đất có hoạt tính sinh học kém. Những khu vực chôn
lấp hóa chất BVTV thì tốc độ phân giải còn chậm hơn nhiều (Nguyễn Thị Minh
Hạnh, 2015).
Thời gian tồn tại của thuốc trong đất dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu
tố môi trường. Tuy nhiên, một chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khả năng tồn tại
trong đất của thuốc là “thời gian bán phân hủy”, tính từ khi thuốc được đưa vào
đất cho tới khi một nửa lượng thuốc bị phân và được biều thị bằng DT50, người
ta còn dùng các trị số DT75, DT90 là thời gian để 75% và 90% lượng thuốc bị
phân hủy trong đất (Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2015).
Lượng thuốc BVTV, đặc biệt là nhóm Clo tồn tại quá lớn trong đất mà lại
khó phân hủy nên chúng có thể tồn tại trong đất gây hại cho thực vật trong nhiều
năm. Sau một khoảng thời gian nó sinh ra một hợp chất mới, thường có tính độc
cao hơn bản thân nó. Ví dụ: sản phẩm tồn lưu của DDT trong đất là DDE cũng có
tác dụng như thuốc trừ sâu nhưng tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng
chim độc hơn DDT từ 2-3 lần. Loại thuốc Aldrin cũng đồng thời với DDT, có
khả năng tồn lưu trong môi trường sinh thái đất và cũng tạo thành sản phẩm
“Dieldrin” mà độc tính của nó cao hơn Aldrin nhiều lần. Thuốc diệt cỏ 2.4-D tồn
lưu trong môi trường sinh thái đất và cũng có khả năng tích lũy trong quả hạt cây
trồng. Các thuốc trừ sâu dẫn xuất từ EDBC (acid etylen bis dithoacarbamic) như
maned, propioned không có tính độc cao đối với động vật máu nóng và không
tồn tại lâu trong môi trường nhưng dư lượng của chúng trên nông sản như khoai

7


tây, cà rốt,…dưới tác dụng của nhiệt độ có thể tạo thành ETV (etylenthioure), mà

ETV, qua ngiên cứu cho chuột ăn gây ung thư và đẻ ra chuột con quái thai
(Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2015).
2.1.4. Các nguồn ô nhiễm do phát triển kinh tế - xã hội
Dân số tăng gây sức ép mạnh mẽ đến việc phải sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên đất đai. Một mặt, đất đai phải dành cho sản xuất nông nghiệp đủ đảm bảo
nhu cầu lương thực và thực phẩm nuôi sống con người.Mặt khác, phải dành một
quỹ đất hàng năm cho nhu cầu về đất ở và các hạ tầng cơ sở làm cho diện tích đất
canh tác ngày càng giảm. Để thỏa mãn nhu cầu của con người về lương thực và
thực phẩm, sản xuất nông nghiệp phải đi theo hai hướng: (i) thâm canh tăng vụ,
tăng năng suất cây trồng, hoặc (ii) mở rộng diện tích đất nông nghiệp, (iii) tăng
cường sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Dù đi theo hướng nào, việc
điều tra, nghiên cứu đất đai để nắm vững quỹ đất cả về số lượng và chất lượng từ
đó đề xuất được hướng sử dụng hợp lý, có hiệu quả là hết sức cần thiết (Nguyễn
Vy, 1998; Trần Thị Minh Thu, 2005).
Chất lượng đất bị suy giảm do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác
của con người như rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải sinh hoạt và
công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm, làng nghề. Nhiều diện tích
sản xuất nông nghiệp và thủy sản quanh các khu dân cư, khu công nghiệp và
sản xuất làng nghề bị thoái hóa do ô nhiễm chất độc trở thành các cánh đồng
hoang, bãi đất trống. Nguyên nhân gây thoái hóa đất này còn gây độc cho con
người và sinh vật khi ăn sản phẩm và uống nước ở khu vực đất và nước bị ô
nhiễm. Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho
phép của tiêu chuẩn đo lường quốc gia.
+ Đất bị suy giảm chất lượng theo hướng nhiễm mặn do con người gây nên.
Tại các vùng ven biển, trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm nước mặn
phát triển mạnh do con người đầu tư kiến thiết đồng ruộng dẫn nước mặn vào
nuôi tôm. Sau thời gian, tôm bị bệnh hoặc không thích nghi được với công nghệ
nuôi nhân tạo này, các hồ nuôi tôm bị phế bỏ, để lại là diện tích đất nhiễm mặn
không còn khả năng trồng trọt nếu không được cải tạo lại. Sự thoái hóa đất
do nguyên nhân này đang là nguy cơ mất đất sản xuất nông nghiệp của nhiều

nông hộ vùng đất cát ven biển miền Trung và vùng ven biển đồng bằng sông Cửu
Long. Do công tác quy hoạch không hợp lý, họ đã phá sản trong nghề nuôi tôm
nước mặn (Đào Châu Thu, 2009).

8


2.2. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG VÀ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Sự cần thiết của sản xuất nông nghiệp bền vững và bảo vệ chất
lượng đất
Theo Lê Thái Bạt, 2009, tài nguyên đất vô cùng quý giá, bất kể nước nào
đất đều là tư liệu sản xuất nông – lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố
các ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất từ xa xưa, người Ấn
Độ, người Ả Rập và người Mỹ đều coi “đất là tài sản vay mượn của con cháu”,
người Mỹ còn nhấn mạnh “… đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”.
Người Es-tô-ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng”,
người Hà Lan coi “ mất đất còn tệ hơn phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy
thoái đất toàn cầu, UNEP khẳng định “mặc cho những tiến bộ kĩ thuật vĩ đại, con
người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất” Đối với Việt Nam một đất nước với
“tam sơn, tứ hải nhất phần điền” đất càng đặc biệt quý giá.
Tài nguyên đất là tài nguyên có hạn, cùng với sự phát triển của cơ sở hạ
tầng, sự suy giảm chất lượng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp,
diện tích đất có thể canh tác được ngày càng ít ỏi. Trái đất có diện tích 51 tỷ ha,
diện tích biển và đại dương chiếm 36 tỷ ha (chiếm 70,58% diện tích trái đất) diện
tích đất liền là 15 tỷ ha (29,42% diện tích trái đất, trong đó phần lớn có nhiều hạn
chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng hoặc quá mặn, quá
phèn, bị ô nhiễm, bị huỷ hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến
tranh. Diện đất có khả năng phát triển nông nghiệp có khoảng 3,3 tỷ ha, chiếm
22% diện tích đất liền. Hiện nhân loại mới khai thác được khoảng 1,500 tỷ ha đất

canh tác (Nguyễn Đình Bồng, 2013).
Diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực
tăng dân số lên dẫn đến nhu cầu lương thực tăng lên, trong khi diện tích đất sản
xuất nông nghiệp giảm do nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tác động vào sản
xuất nông nghiệp (nông nghiệp hóa học, hóa thạch), phá vỡ cân bằng sinh thái,
dẫn đến môi trường sản xuất nông nghiệp bị suy thoái; chất lượng sản phẩm nông
nghiệp giảm. Đất nông nghiệp còn bị chuyển sang các mục đích sử dụng khác
như đất đô thị, dân cư, sản xuất công nghiệp và các hạ tầng kỹ thuật. Bình quân
diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở
nhiều Quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam
chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của tổ chức lương thực thế giới (FAO), với trình

9


độ sản suất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm,
mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác, ước tính ở nước ta hàng năm giảm 5m2 đất
canh tác/người (Lê Thái Bạt, 2009).
Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến
tranh nên diện tích đất đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô
nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm
trọng khác (Lê Thái Bạt, 2009).
Do điều kiện khí hậu toàn cầu và tiểu khí hậu từng khu vực biến đổi lớn đã
gây nên những hiểm họa thiên tai tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp
của các Quốc gia trên toàn cầu: Mất đất sản xuất nông nghiệp, đất bị mất khả
năng trồng trọt, cây trồng và vật nuôi bị tổn thương, hủy diệt, phá vỡ các dịch vụ
cho sản xuất nông nghiệp, hao tổn lực lượng sản xuất nông nghiệp, v.v... Ở nhiều
nước đang phát triển và chậm phát triển, tập quán canh tác lạc hậu đã dẫn đến
một nền sản xuất nông nghiệp không bền vững (Đào Châu Thu, 2009).
- Rio + 20 nhận định: Thế giới hiện tại có 7 tỷ người, ước tính đến năm

2050, thế giới sẽ có trên 9 tỷ người; Một phần năm dân số (khoảng 1,4 tỷ người
hiện đang sống với 1,25 USD một ngày hoặc ít hơn); Một tỷ rưỡi người trên thế
giới không có điện, hai tỷ rưỡi người không có nhà vệ sinh, và gần một tỷ người
đang bị đói mỗi ngày; Phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng, và hơn một phần ba số
loài được biết có thể bị tuyệt chủng nếu biến đổi khí hậu tiếp tục không được
kiểm soát; Nếu chúng ta muốn để lại cho con cháu chúng ta một thế giới sinh
sống, những thách thức của đói nghèo và hủy hoại môi trường cần phải được giải
quyết rộng rãi ngay từ bây giờ; Chúng ta sẽ phải chịu chi phí lớn hơn nhiều trong
tương lai bao gồm nghèo đói và bất ổn và một hành tinh bị suy thoái nếu chúng
ta không giải quyết những thách thức quan trọng hiện nay; Rio+ 20 cung cấp một
cơ hội để suy nghĩ toàn cầu, để tất cả chúng ta đều có thể hoạt động tại địa
phương vì an toàn chung của chúng ta trong tương lai. (Liên Hiệp quốc, 2012).
2.2.2. Giải pháp sử dụng bền vững và bảo vệ chất lượng đất nông nghiệp
Dựa trên các nguyên nhân gây ô nhiễm, một số giải pháp sử dụng bền
vững và bảo vệ chất lượng đất nông nghiệp đã được đưa ra (Nguyễn Thị Minh
Hạnh, 2015):
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật BVMT trong quá trình
sử dụng đất nông nghiệp cho bà con nông dân, tổ chức các lớp tập huấn hướng

10


dẫn bà con cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đem lại giá trị kinh tế và BVMT,
trao đổi với bà con nông dân về tác hại của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật không đúng cách…, qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người
dân trong việc BVMT đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền,
nâng cao ý thức của người tiêu dùng, hướng họ đến thói quen sử dụng “nông
sản sạch” cũng là yếu tố quan trọng để hỗ trợ, thúc đẩy người nông dân phát
triển một nền nông nghiệp bền vững gắn liền với việc bảo vệ đất nông nghiệp.
Hai là, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật

BVMT trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp. Hoạt động thanh tra, kiểm tra
cần phải được quy định rõ về chức năng, thẩm quyền, đồng thời, các quy định
về vi phạm hành chính về lĩnh vực BVMT trong nông nghiệp cũng cần phải
bám sát với thực tiễn, phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế, kỹ thuật khu
vực nông thôn để việc xử lý có thể dễ dàng triển khai và đảm bảo tính giáo dục,
răn đe đối với người vi phạm.
Ba là, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và bài học kinh
nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, cần xây dựng những chính sách ưu đãi, hỗ
trợ cụ thể để khuyến khích người nông dân BVMT trong quá trình sử dụng đất
nông nghiệp. Ví dụ, tại Nhật Bản, chính phủ thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp cho
người nông dân với mức hỗ trợ tùy thuộc vào việc giảm thiểu lượng phân bón
hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác. Hoặc tại Hàn Quốc,
chính phủ cũng chi trả trực tiếp dưới dạng bù đắp những chi phí cho hoạt động
mà người nông dân tiến hành nhằm BVMT trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Bốn là, hoàn thiện quy định về quản lý chất thải. Cần phải xây dựng
khung pháp lý đầy đủ cho vấn đề quản lý chất thải, trong đó có quản lý chất thải
nông nghiệp. Quản lý chất thải cần đề cao các biện pháp giảm thiểu, tái chế, tái
sử dụng chất thải và gắn chúng với các biện pháp hỗ trợ cần thiết về tài chính,
kỹ thuật cũng như chế tài nghiêm minh xử lý vi phạm.
2.3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT
ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Theo Phạm Anh Tuấn, việc đánh giá chất lượng đất để sử dụng hợp lý, hiệu
quả được Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và cần được quan tâm. Vấn đề
đánh giá đất, đánh giá tiềm năng đất đai đã được thể hiện trong các hệ thống văn
bản như: Luật, Nghị định, Thông tư, v.v… Những văn bản này là cơ sở pháp lý

11


vững chắc cho công tác đánh giá tiềm năng đất đai. Hệ thống các văn bản có liên

quan đến công tác đánh giá tiềm năng đất đai như sau:
- Tại khoản a mục 1 Điều 23 Luật Đất đai năm 2003 quy định “Điều tra
nghiên cứu, phân tích tổng hợp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng
sử dụng đất; đánh giá chất lượng đất đai”. Như vậy đánh giá chất lượng đất là
một trong những nội dung và là cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Đối với đất sản xuất nông nghiệp, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn ban hành Quy phạm điều tra, lập bản đồ đất năm 1984 (10 TCN 68-84) thực
hiện xây dựng bản đồ thổ nhưỡng phục vụ đánh giá đất đai (Tiêu chuẩn ngành,
1984); Sổ tay điều tra, phân loại đánh giá đất của Hội Khoa học đất Việt Nam
phát hành năm 1999; Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành năm 1999 (số 10 TCN 343-98);
Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện được Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam ban hành năm 2010 (TCVN
8409-2010); Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp được Viện Tiêu chuẩn
Chất lượng Việt Nam ban hành năm 2011 (TCVN 8409-2011) (Viện Tiêu chuẩn
Chất lượng Việt Nam, 2011).
Ngày 12/6/1991, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 187-CT
ngày 12 tháng 6 năm 1991 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia về Môi trường
và Phát triển bền vững giai đoạn 1991 – 2000” tạo tiền đề cho quá trình phát triển
bền vững ở Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ, 1991). Ngày 17/8/2004, Thủ tướng
Chính phủ ban hành quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc ban hành Định
hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của
Việt Nam), trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
nhằm phát triển bền vững đất, nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa
giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

12


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh
Thái Bình.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2016.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp, các nhóm đất và loại hình sử dụng đất chính
trên địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đıều kıện tự nhıên, kınh tế - xã hộı của huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình;
- Hıện trạng các loạı đất nông nghıệp tạı huyện Đông Hưng;
- Đánh gıá chất lượng đất nông nghıệp tạı huyện Đông Hưng;
- Đề xuất các gıảı pháp bảo vệ và cảı tạo chất lượng đất.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thông qua các sở,
ban nghành ở địa phương. Tài liệu về niên giám thống kê của huyện Đông Hưng
và Tỉnh Thái Bình năm 2013, 2014 do cục thống kê tỉnh Thái Bình xuất bản.
- Thu thập các loại bản đồ Hiện trạng sử dụng đất từ sở Tài nguyên và Môi
trường Thái Bình, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Hưng; tham
khảo bản đồ đất tỉnh Thái Bình của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
(QH & TKNN).
- Thu thập các tài liệu, số liệu, chủ trương, chính sách phát triển của địa
phương thông qua báo cáo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, của huyện và các
phương án triển khai quy hoạch.
- Thu thập các tài liệu, số liệu về năng suất sản lượng, cơ cấu cây trồng, hệ
thống canh tác, khả năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp từ Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp huyện, các Hợp tác xã
nông nghiệp.


13


- Kế thừa các tư liệu, các nghiên cứu đã có về đặc điểm và tính chất đất từ
các cơ quan chuyên ngành nông nghiệp, từ sách, báo, internet...;
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia;
- Tổng hợp, phân loại, đánh giá các thông tin đã thu thập được.
3.5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu đất
* Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu đất:
- Áp dụng theo phương pháp của FAO-UNESCO và theo quy phạm điều
tra, lập bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 68- 84).
- Số lượng mẫu đất: Theo hướng dẫn của Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 68- 84,
kết hợp với kế thừa các kết quả nghiên cứu tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa,
lượng mẫu đất cần lấy để đánh giá chất lượng đất huyện Đông Hưng. Cơ sở lựa
chọn các mẫu đất nghiên cứu dựa trên các đơn vị đất và diện tích của các đơn vị
đất có tại Đông Hưng. Cụ thể:
Bảng 3.1. Số lượng mẫu thổ nhưỡng lấy trên các loại đất
TT

Đơn vị đất

Số lượng mẫu

Độ sâu
(cm)

Ghi chú (loại hình sử
dụng đất)


1

Đất phù sa nhiễm phèn tiềm 01
tàng

110

Đất chuyên trồng lúa
nước

2

Đất phù sa nhiễm phèn hoạt 01
động

110

Đất chuyên trồng lúa
nước

3

Đất phù sa cơ giới nhẹ

01

110

Đất trồng lúa khác


4

Đất phù sa glây

02

110 - 120

Đất chuyên trồng lúa
nước

5

Đất phù sa chua

02

100 - 110

Đất chuyên trồng lúa
nước

6

Đất phù sa ít chua

02

110 - 120


Đất chuyên màu, hoặc
lúa - màu

7

Đất phù sa điển hình

01

110

Đất chuyên trồng lúa
nước

8

Đất glây

02

110

Đất chuyên trồng lúa
nước

14


- Cách lấy mẫu: (i) các phẫu diện chính có phân tích được lấy mẫu đất theo
tầng phát sinh (độ sâu 100 – 120 cm), (ii) các phẫu diện chính không phân tích

được lấy vào hộp tiêu bản theo các tầng phát sinh và được bảo quản cẩn thận
phục vụ cho việc phân loại đất, (iii) mẫu nông hóa được lấy ở tầng canh tác (tầng
mặt – độ sâu 0 - 20 cm)).
- Mô tả phẫu diện: Tuân thủ theo Hướng dẫn mô tả phẫu diện đất của FAO
(Guidelines for Soil Description. FAO, 1990), mô tả chi tiết về màu sắc các tầng
theo Thang màu đất chuẩn Munsell (Standard Soil Colour Chart), độ dày và độ sâu
xuất hiện tầng B (tầng chẩn đoán), mức độ đá lẫn, mức độ kết von, mức độ glây,…
3.5.3. Phương pháp phân tích đất
Mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu theo các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
và của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998).
- Thành phần cấp hạt (TCVN 5257-1990): Đất được xử lý bằng oxy già
(H2O2) 30 - 35% để loại chất hữu cơ. Khuếch tán keo bằng Natri
Hexametaphotphat/Natri Cacbonat, lắc đất để qua đêm. Sét và thịt được tách ra
khỏi cát bằng cách lọc qua rây ướt (50 µm) và xác định bằng phương pháp pipét.
Cát được tách bằng rây khô.
- Dung trọng (Viện Thổ nhưỡng nông hoá (TNNH)): Phương pháp dùng
ống đóng kim loại có thể tích 100 cm3 đóng thẳng góc vào lớp đất xác định để
lấy đất ở trạng thái tự nhiên; cho đất (giữ nguyên ở trong ống) vào tủ sấy, sấy ở
nhiệt độ 105oC, để nguội và cân khối lượng khô cho đến khi khối lượng không
thay đổi.
- Tỷ trọng (Viện TNNH): Xác định tỷ trọng của đất bằng bình Picnomet.
- Độ ẩm (Viện TNNH): Xác định bằng phương pháp sấy ở nhiệt độ 105oC
cho đến khi khối lượng không thay đổi.
- Độ xốp: Tính từ dung trọng và tỷ trọng, theo công thức: P (%) = (1- D/d)
Trong đó: P: Độ xốp (%); D: Dung trọng (g/cm3); d: Tỷ trọng (g/cm3).
- pH (TCVN 4402-1987): Đo bằng pH-meter trong huyền phù theo tỷ lệ
đất: dung dịch là 1:2,5 (nước cất hoặc KCl 1M tùy theo xác định pHH2O hoặc
pHKCl).
- Độ chua và Al3+ trao đổi (TCVN 4619-1998): Trao đổi Al3+ và H+ trong
dung dịch KCl 1M; xác định độ chua trao đổi và Nhôm bằng phương pháp chuẩn

độ trung hòa.

15


×