Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

nghiên cứu nâng cao hiệu quả thu nhận hạt lai và đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè lai triển vọng tại phú hộ phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ HẢI BẰNG

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU NHẬN
HẠT LAI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ LAI TRIỂN VỌNG
TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Cương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hải Bằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Nguyễn Văn
Cương – Học viện nông nghiệp Việt Nam là người đã định hướng đề tài và trực tiếp chỉ
bảo tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể thầy cô giáo Bộ môn Di
truyền và chọn giống cây trồng – Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè
và các anh chị Bộ môn chọn tạo giống – Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè – Viện
KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi khích
lệ để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hải Bằng

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2


1.4.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 4

2.1.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 4

2.1.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 5

2.2.

Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè ..................................................... 5

2.2.1.

Nguồn gốc cây chè ............................................................................................. 5

2.2.2.


Phân loại cây chè ............................................................................................... 7

2.2.3.

Sự phân bố của cây chè ...................................................................................... 8

2.3.

Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................. 9

2.3.1.

Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................................... 9

2.3.2.

Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................... 15

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 28
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 28

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 28

iii



3.3.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................... 28

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29

3.5.1.

Thiết kế thí nghiệm ........................................................................................... 31

3.5.2.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................. 32

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 365
4.1.

Đặc điểm một số giống chè bố mẹ, ảnh hưởng của thời điểm thụ phấn
đến tỷ lệ đậu quả của các cặp bố mẹ................................................................. 36


4.1.1.

Đặc điểm sinh trưởng, năng suất của một số giống chè ................................... 36

4.1.2.

Đặc điểm nở hoa của một số giống chè ............................................................ 38

4.1.3.

Đặc điểm cấu tạo hoa của một số giống chè..................................................... 40

4.1.4.

Nghiên cứu tính hữu dục, bất dục của một số giống chè .................................. 40

4.1.5.

Tỷ lệ đậu quả của các cặp lai ............................................................................ 44

4.2.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng, năng suất, chất lượng, tình
hình sâu bệnh hại của một số dòng chè lai tạo ................................................. 45

4.2.1.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, kích thước lá của một số dòng chè lai tạo .... 45


4.2.2.

Nghiên cứu đặc điểm, kích thước búp, khả năng sinh trưởng búp của một
số dòng chè lai tạo ............................................................................................ 48

4.2.3.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái thân cành, khả năng sinh trưởng thân
cành của các dòng chè ...................................................................................... 54

4.2.4.

Đánh giá sơ bộ mức độ sâu hại của các dòng chè nghiên cứu ......................... 57

4.2.5.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng chè nghiên cứu ........... 59

4.2.6.

Tỷ lệ búp mù xòe của các dòng chè nghiên cứu ............................................... 61

4.2.7.

Thành phần cơ giới của các dòng chè nghiên cứu ............................................ 62

4.2.8.

Thành phần sinh hóa của các dòng chè nghiên cứu.......................................... 63


4.2.9.

Đánh giá bằng phương pháp thử nếm cảm quan chất lượng chè xanh, chè
Olong của các dòng chè .................................................................................... 68

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 73
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 73

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 73

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 74

iv


Phụ lục .......................................................................................................................... 79

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

cs


Cộng sự

CT

Công thức

đ/c

Đối chứng

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

TB

Trung bình

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Đặc điểm sinh trưởng thân cành của một số giống chè........................... 36

Bảng 4.2.

Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống chè ............. 37

Bảng 4.3.

Đặc điểm nở hoa của một số giống chè .................................................. 40

Bảng 4.4.

Đặc điểm cấu tạo hoa của một số giống chè ........................................... 41

Bảng 4.5.

Tỷ lệ hạt phấn hữu dục, bất dục của các giống chè sử dụng làm bố ....... 43

Bảng 4.6.

Tỷ lệ đậu quả của các cặp lai .................................................................. 44

Bảng 4.7.

Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè nghiên cứu ............................... 46

Bảng 4.8.


Đặc điểm lá của các dòng chè nghiên cứu .............................................. 47

Bảng 4.9.

Đặc điểm hình thái búp của các dòng chè nghiên cứu ............................ 48

Bảng 4.10.

Đặc điểm kích thước búp của các dòng chè nghiên cứu ......................... 49

Bảng 4.11.

Đợt sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các dòng chè nghiên cứu ...... 51

Bảng 4.12.

Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè nghiên cứu .... 50

Bảng 4.13.

Thời gian hình thành lá của các dòng chè nghiên cứu ............................... 53

Bảng 4.14.

Đặc điểm hình thái thân cành của các dòng chè nghiên cứu................... 55

Bảng 4.15.

Đặc điểm sinh trưởng thân cành của các dòng chè nghiên cứu .............. 56


Bảng 4.16.

Một số loại sâu và bệnh hại chính trên các dòng chè nghiên cứu ........... 58

Bảng 4.17.

Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng chè nghiên cứu........ 60

Bảng 4.18.

Tỷ lệ búp mù xòe của các dòng, giống chè nghiên cứu .......................... 61

Bảng 4.19.

Thành phần cơ giới búp chè tôm 3 lá của các dòng chè nghiên cứu...... 63

Bảng 4.20.

Thành phần sinh hóa của các dòng chè nghiên cứu ................................ 65

Bảng 4.21.

Kết quả thử nếm cảm quan chất lượng chè xanh của các dòng chè ........ 69

Bảng 4.22.

Kết quả thử nếm cảm quan chất lượng chè olong của các dòng chè ...... 71

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1.

Động thái tăng trưởng chiều dài búp chè ................................................ 52

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Hải Bằng
Tên luận văn: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả thu nhận hạt lai và đánh giá đặc điểm
nông sinh học của một số dòng chè lai triển vọng tại Phú Hộ - Phú Thọ.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định thời điểm thụ phấn tốt nhất nâng cao hiệu quả thu nhận hạt lai.
Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè laitriển vọng để chọn ra
dòng chè có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp để chế biến chè chất lượng cao.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lai: Lai đơn, khử đực, thụ phấn bằng tay. Tiến hành 3 tổ hợp lai
trên một số giống chè tuổi 7 với 4 thời điểm thụ phấn.
Thí nghiệm so sánh một số dòng chè tuổi 5 được bố trí theo phương pháp khối
ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), nhắc lại 3 lần.
Kết quả chính và kết luận
Thụ phấn trên nụ bộp sắp nở vào buổi sáng cùng ngày với khử đực (CT1) cho
tỷ lệ đậu quả cao nhất đạt 21,7 – 30,0%. Tỷ lệ đậu quả sau khử đực 2 ngày (CT4) thấp
nhất đạt 1,7 – 3,3%.Thụ phấn càng xa với thời điểm khử đực nghiên cứu tỷ lệ đậu quả
càng giảm.

Dòng 212 có khả năng sinh trưởng và cho năng suất cao nhất đạt 8,85 tấn/ha cao
hơn giống LDP1 đối chứng. Dòng 217 cho năng suất thấp nhất đạt 5,83 tấn/ha. Các
dòng chè nghiên cứu ít bị sâu bệnh hại.
Các dòng chè nghiên cứu đều có hàm lượng axit amin và đường trên 2,5%. Hàm
lượng tanin của các dòng chè đều dưới 30% thấp hơn giống LDP1 đ/c.
Các dòng chè nghiên cứu đều có chất lượng chè xanh đạt loại khá và điểm thử
nếm cao hơn giống LDP1 đối chứng, đặc biệt là có hương thơm đặc trưng hơn hẳn
giống LDP1 đối chứng. Dòng 248 có điểm thử nếm chè xanh cao nhất đạt 17,85 điểm;
sau đó đến dòng 209, 217. Dòng 209, 217, 248 có khả năng chế biến chè xanh và chè
olong chất lượng cao. Dòng 212 và 214 có khả năng chế biến chè đen.

viii


Từ khóa: thời điểm thụ phấn, chè lai, năng suất, chất lượng.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Do Thi Hai Bang
Title of the thesis: “Advanced research for effective acquisition of hybrid seeds and
evaluation of agricultural biological characteristics of some potentially promising lines
of hybrid tea at Phu Ho - Phu Tho“
Sector: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Objectives

Determining the best time of pollination of the hybrid tea seeds for higher quality.
Assessing the agricultural and biological characteristics of some potentially
promising lines of hybrid tea in order to pick out the teas with the greatest yield capacity
and quality used to produce high quality tea.
Methodology
Hybrid approach: Single hybrid, emasculation and pollination by hand.
Proceeding three hybrid combinations on 7-year-old with 4 pollination times.
The experiment comparing the 5-year-old tea was organized using the
randomized complete block design and repeated 3 times.
The main results and conclusions
Results is pollination on flower-buds about to bloom carried out in the morning
on the same day of emasculation (CT1) brought the highest fruiting rate reached 21,7 30,0%. The fruiting rate after 2 days of emasculation (CT4) was the lowest 1,7 – 3,3%.
The later the pollination is taken place, the lower the fruiting rate is.
Tea line 212 had the highest growth capacity and produced the highest yield of
8.85 ton/ha that was higher than its reference variety LDP1. Line 217 produced the
lowest yield of 5.83 ton/ha. The studied lines resisted pests well.All of them had amino
acid and sugar content above 2.5%. Their tannin content was under 30% lower than that
of LDP1.All the studied tea lines provided good quality tea and had higher marks than
LDP1 when being tasted, especially have unique smell with in its favor. The lines 248
had the highest mark of 17.85 and ranked right before 209, 217. The lines 209, 217, 248

x


can be processed green tea and oolong high quality.The lines 212 and 214 can be
processed black tea.
Keywords: time of pollination, hybrid tea, yield, quality.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè (Camellia Sinensis (L)O.Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm, có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên nhờ những đặc tính hữu ích và
có giá trị lớn đối với con người mà cây chè đã trở thành cây trồng phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới. Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên phù hợp cho
cây chè sinh trưởng phát triển. Sản xuất chè Việt Nam có nhiều lợi thế như đa
dạng và phong phú về nguồn giống, đất đai, khí hậu phù hợp, có nhiều mô hình
năng suất cao, nhiều vùng chè có chất lượng cao như Tân Cương (Thái Nguyên),
Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng). Cây chè có khả năng sinh trưởng
phát triển tốt trong điều kiện đặc thù của vùng đất dốc, đem lại nguồn thu nhập
quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo và dần tiến tới làm giàu cho nhân dân
trong vùng. Cây chè còn có vai trò to lớn trong việc phủ xanh đất trống, đồinúi
trọc, bảo vệ môi trường sinh thái.Chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường
thế giới và đem lại một nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể. Thị trường trong
nước cũng đòi hỏi sản phẩm chè chất lượng cao với các mặt hàng đa dạng.Tuy
nhiên sản xuất chè của Việt Nam còn kém hiệu quả, giá chè xuất khẩu còn thấp,
giá bán bình quân sản phẩm chè của Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân
của sản phẩm chè thế giới. Nguyên nhân cơ bản là do sản phẩm chè của ta kém
đa dạng về mặt hàng và chất lượng chưa cao.
Trong những năm qua, nước ta dù có nhiều kết quả đáng kể trong công tác
chọn tạo giống chè nhưng chưa có nhiều giống chè chất lượng cao cho nên
thương hiệu chè hảo hạng được đánh giá ở mức khiêm tốn. Một số giống nhập
nội có chất lượng tốt nhưng sinh trưởng yếu sâu bệnh nhiều phát triển kém. Vì
vậy công tác chọn tạo giống trong nước đóng vai trò quan trọng tạo ra những
giống chè có chất lượng nổi trội để chế biến các sản phẩm chè chất lượng
cao.Phương pháp lai hữu tính, xử lý đột biến trong nước đã tạo ra những thành
tựu đáng kể trong đó phương pháp lai hữu tính là phương pháp chủ động nhất để
tạo ra giống mới. Vì chè là cây giao phấn nên các cá thể trong quần thể luôn ở

trạng thái dị hợp tử.Dựa vàođặc điểm sinh vật học của các giống chè nhập nộivà
các giống chè địa phươngcó nguồn gen quý tiến hànhlai cưỡng bức nhằm tạo ra
các con lai vượt trội hơn bố mẹ về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu.

1


Sự thành công của chọn giống phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của vật
liệu khởi đầu. Vì vậy các cơ quan chọn giống coi công tác vật liệu khởi đầu là
hàng đầu. Bằng phương pháp lai hữu tính, Viện KHKT nông lâm nghiệp miền
núi phía Bắc đã có 1 số thành tựu như tạo ra các giống chè LDP1, LDP2, PH8,
PH9 có năng suất caocùng với một số dòng chè có triển vọng đang trong quá
trình khảo nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp lai hữu tính cưỡng bức tốn rất nhiều
công sức mà tỷ lệ đậu quả lại không cao nên số lượng vật liệu khởi đầu phục vụ
công tác chọn tạo giống còn ít.Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Minh Phương (2012) cho thấy tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai rất thấp, trung bình
chỉ đậu được 19,39%. Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh,
đặc điểm của từng giống chè, sự kết hợp của các giống chè bố mẹ và thời điểm
khử đực. Khử đực trên nụ hoa còn non cho tỷ lệ đậu quả thấp hơn khi thụ phấn
trên nụ hoa sắp nở. Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nâng
cao hiệu quả thu nhận hạt lai và đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số
dòng chè lai triển vọng tại Phú Hộ - Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định thời điểm thụ phấn tốt nhất nâng cao hiệu quả thu nhận hạt lai.
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè lai triển vọng để
chọn ra dòng chè có năng suất cao chất lượng tốt thích hợp để chế biến chè chất
lượng cao.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển, cấu tạo hoa, thời điểm
nở hoa của các giống bố mẹ và thời điểm thụ phấn ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả.

- Đánh giá đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất
lượng, sâu bệnh hại chính của một số dòng chè lai.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu trên một số giống chè tuổi 7 và một số dòng chè lai
triển vọng tuổi 5 ở Phú Hộ - Phú Thọ.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ thu thập được các thông tin cần thiết làm cơ sở cho
việc nghiên cứu, chọn tạo các dòng, giống chè mới có khả năng cho năng suất
cao, chất lượng tốt.

2


1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định thời điểm thụ phấn tốt nhất tăng tỷ lệ đậu quả giúp tạo ra vật
liệu khởi đầu phong phú.
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè lai mới ở Phú
Thọ sẽ xác định được dòng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt thích hợp cho
sản xuất chè chất lượng cao góp phần đa dạng hóa sản phẩm chè của Phú Thọ nói
riêng và Việt Nam nói chung.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Chè là loại cây giao phấn, tỷ lệ giao phấn lên đến 95% nên nếu trồng bằng
hạt thì tỷ lệ đồng đều của cây con rất thấp, cây con không giống cây mẹ về các

đặc điểm hình thái, các tính trạng về năng suất và chất lượng. Đây là đặc điểm có
ý nghĩa lớn về tính đa dạng sinh học, là nguồn vật liệu khởi đầu trong công tác
chọn tạo giống, đồng thời là điều chúng ta cần lưu ý trong sản xuất đặc biệt là
trong việc nhân giống. Cây chè từ khi tuyển chọn đến lúc tạo thành giống mới, đưa
ra sản xuất cần có thời gian dài. Do đó các nghiên cứu chè là sự kế thừa và phát
triển nối tiếp nhau, từ lựa chọn các cá thể tốt đến đánh giá khảo nghiệm về năng
suất chất lượng và quy trình trồng trọt chế biến không thể tách rời mà phải liên
hoàn và kế tiếp nhau. Để chọn lọc các giống chè mới, các nước áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau như: Chọn lọc cá thể, chọn lọc cây đầu dòng, lai hữu tính,
nhập nội giống, gây đột biến....Trong đó phương pháp lai hữu tính và chọn lọc cá
thể được chú ý và có nhiều thành công nhất (Vũ Thị Thư và cs., 2001).Tuy nhiên
tỷ lệ đậu quả đạt được còn thấp. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh
Phương (2012) khử đực và thụ phấn lúc nụ hoa sắp nở cho tỷ lệ đậu quả cao hơn
so với khử đực lúc nụ còn non. Nếu có điều kiện thì thụ phấn cho hoa ngay là tốt
nhất, còn có thể thụ phấn cho hoa sau khi khử đực 2 ngày.
Chè là cây lâu năm, có chu kỳ sống rất dài có thể đạt 100 năm hoặc lâu hơn,
chia làm 2 chu kỳ phát triển là: chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.
- Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả đời sống cây chè, tính từ khi
noãn được thụ tinh bắt đầu phân chia đến khi cây chè chết. Theo tác giả Trang
Văn Phương (1960) và Nguyễn Ngọc Kính (1979) đã chia chu kỳ phát triển lớn
của cây chè làm 5 giai đoạn: giai đoạn phôi thai, giai đoạn cây con, giai đoạn cây
non, giai đoạn chè lớn, giai đoạn chè già cỗi.
- Chu kỳ phát triển nhỏ (hàng năm) gồm 2 giai đoạn là sinh trưởng và tạm
ngừng sinh trưởng. Trong giai đoạn sinh trưởng, các loại mầm dinh dưỡng sẽ
phát triển hình thành búp, lá non và những đợt búp chè mới; các mầm sinh thực
phát triển hình thành nụ, hoa và quả. Sinh trưởng dinh dưỡng cũng như sinh
trưởng sinh thực phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện ngoại cảnh, trình
độ quản lý chăm sóc. Giai đoạn sinh trưởng dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào

4



điều kiện khí hậu, thời tiết mỗi vùng. Trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng các
bộ phận trên mặt đất không xuất hiện các lá non mới, song bộ rễ của cây chè lại
sinh trưởng để tạo nên các rễ non mới. Trong điều kiện ở Phú Hộ, cây chè
thường bắt đầu sinh trưởng từ tháng 2 đến tháng 11 và tạm ngừng sinh trưởng từ
tháng 12 đến tháng 2 hàng năm.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là mục tiêu đầu tiên của tất cả
các loại cây trồng nói chung và đối với cây chè nói riêng. Đặc biệt, khi nhu cầu
thị hiếu của con người ngày càng tăng cao thì chất lượng chè là chỉ tiêu đặc biệt
quan trọng để nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện
nay, ngành chè nước ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn: năng suất thấp hơn chè
thế giới, chất lượng còn hạn chế dẫn đến giá trị thấp, thiếu những sản phẩm chất
lượng chủ đạo. Để tạo nên chất lượng chè thành phẩm, yếu tố giống quyết định
đến 50%, còn yếu tố độ cao, chăm sóc quyết định 30%, yếu tố công nghệ chế biến,
thiết bị chỉ chiếm 20% (Nguyễn Hữu Khải, 2005).
Chè olong là sản phẩm độc đáo, được sản xuất theo công nghệ và thiết bị
Đài Loan, chủ yếu sản xuất với các giống và công nghệ thích hợp ở vùng cao và
các vùng có lợi thế, có giá trị kinh tế cao, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo và một số nước Đông Nam Á. Trong
những năm gần đây, chè Olong đang dần xâm nhập vào thị trường các nước Âu
Mỹ,… và là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Trong thực tế sản xuất hiện nay, các giống chè trong nước chủ yếu phù
hợp với chế biến sản phẩm chè đen, các giống phục vụ cho chế biến chè xanh
đặc biệt là chè xanh chất lượng cao và chè olong còn rất hạn chế. Trong những
năm 2000 - 2005, nhằm khắc phục tình trạng thiếu giống chè chất lượng cao,
được sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và PTNT, công tác chọn
tạo giống chè được đẩy mạnh, đồng thời vừa chọn tạo giống chè trong nước,
vừa tăng cường việc nhập nội giống từ nước ngoài. Cần nhanh chóng chọn tạo

ra nhiều giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp cho chế biến chè
olong để mở rộng diện tích, thay thế dần các giống chè cũ năng suất, chất lượng
thấp ở Việt Nam.
2.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ SỰ PHÂN BỐ CÂY CHÈ
2.2.1. Nguồn gốc cây chè
Theo hai nhà thực vật học Condolk và Vavilov trên thế giới có8 Trung tâm

5


chính phát sinh và phát triển cây trồng, trong đó có 5 Trung tâm ở châu Á, 2 Trung
tâm ở châu Mỹ và 1 Trung tâm ở châu Phi. Cây chè có nguồn gốc từ châu Á.
Một số quan điểm khác nhau về nguồn gốc của cây chè dựa trên những cơ
sở lịch sử, khảo cổ hay thực vật học có thể kể đến sau đây:
- Cây chè có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc: Các nhà khoa học
Trung Quốc như Su - Chen - Pen, Jao- Dinh cho rằng: Đầu tiên cây chè được
mọc từ Vân Nam sau đó hạt được di chuyển theo các dòng sông đến các nước
khác và từ đó lan ra cả vùng rộng lớn (Lê Tất Khương, 1997).
- Dựa trên cơ sở khoa học “Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của
Vavilov (1920) thì cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc, nó được phân bố ở các
khu vực phía Đông và phía Nam, Phía Đông – Nam theo cao nguyên Tây Tạng.
- Robert Bruce cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Assam của Ấn Độ:
Năm 1823 Robert Bruce đã phát hiện được những cây chè hoang dại, lá to hoàn
toàn khác với cây chè Trung Quốc và ở tất cả những nơi theo các tuyến đường
giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Từ đó ông cho rằng Ấn Độ là nơi nguyên sản của
cây chè (Nguyễn Ngọc Kính, 1979).
- Djemukhadze(1982) đưa ra quan điểm: cây chè có nguồn gốc Việt Nam.
Từ năm 1962 đến năm 1976, ông đã tiến hành điều tra cây chè mọc tại Hà Giang,
Nghĩa Lộ, Lào Cai, Tam Đảo và tiến hành phân tích thành phần sinh hoá để so
sánh với loại chè thường được trồng trọt, từ đó tìm ra sự tiến hoá của cây chè làm

cơ sở xác định nguồn gốc. Ông thấy rằng những cây chè hoang dại chủ yếu tổng
hợp catechin đơn giản, cây chè tiến hoá tổng hợp catechin phức tạp. Cây chè ở
Việt Nam chủ yếu tổng hợp (-) epicathechin và (-) epigalocathechin galat (chiếm
70% tổng số các loại catechin), trong khi đó chè ở Tứ Xuyên và Quý Châu,
Trung Quốc chỉ chiếm 18 – 20%. Từ đó ông cho rằng nguồn gốc cây chè chính
là Việt Nam.
Thực tế hiện nay, phần đông các nhà khoa học cho rằng nguyên sản của
cây chè là cả một vùng từ Assam, Ấn Độ sang Miến Điện, Vân Nam – Trung
Quốc, Bắc Việt Nam, Thái Lan. Từ đó chia ra làm hai nhánh, một đi xuống phía
Nam, và một đi lên phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam – Trung Quốc. Điều
kiện khí hậu ở đây rất lý tưởng cho cây chè sinh trưởng quanh năm (Nguyễn
Ngọc Kính, 1979; Trần Thị Lư và Nguyễn Văn Toàn, 1994).

6


2.2.2. Phân loại cây chè
Các nhà khoa học đều cho rằng, việc phân loại giống chủ yếu dựa vào các
đặc điểm dinh dưỡng quan trọng như: tỷ lệ chiều dài và chiều rộng lá; góc đính
lá; chiều dài cuống lá; kích thước lá; chiều dài đốt cành; thế lá, cấu trúc hình thái
lá, màu sắc lá v.v. Nhưng do các đặc điểm dinh dưỡng cây chè không ổn định vì
thế nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu dinh dưỡng không thể chia ra được những nhóm
riêng rẽ và chuẩn xác, do đó đặc điểm sinh thực đã được nhiều tác giả đề xuất
trong phân loại. Đối với cây chè, bộ phận sinh thực ổn định hơn, trong đó hoa
chè được xem là đặc điểm phân loại chủ yếu, các chỉ tiêu được xem xét gồm:
cuống hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị hoa, nhụy hoa và tua đầu nhụy v.v.
Theo Cohen Stuart (1916) phân loại cây chè thuộc ngành hạt kín
(Angiospermae), lớp hai lá mầm (Dicotyledonae), bộ chè (Theales), họ chè
(Theaceae), chi chè (Camellia), loài chè (Camellia sinensis) và tên khoa học là
Camellia sinensis (L) O. Kuntze.

Theo tác giả Ngô Phúc Liên (2006) đã dựa vào đặc điểm hoa chè, tập quán
thân cành và lông của cành lá non để phân biệt các loài chè như sau:
+ Loài Camellia tachangensis(Đại xưởng trà) có hoa to hoặc rất to, số
cánh hoa trên 10, cánh hoa xếp xít nhau, cánh hoa dày, hoa màu trắng, đài hoa
không lông, bầu nhụy không lông, đầu nhụy chia 5 hoặc 6, thân gỗ lớn hoặc nhỏ,
cành chè non không lông, búp tôm không lông, kích thước lá chè to hoặc rất to,
vỏ quả dày 3 – 5 mm. Loài này không làm đồ uống, phân bố ở vùng phía Đông
Vân Nam, Tây Bắc Quảng Tây và Tây Nam Quý Châu của Trung Quốc.
+ Loài Camellia taliensis(Đại lý trà) có hoa to hoặc rất to, số cánh hoa
10 – 13, cánh hoa xếp lên nhau, cánh hoa dày, hoa màu trắng, đài hoa không
lông, bầu nhụy có lông, đầu nhụy chia 5 hoặc 4, thân gỗ lớn hoặc nhỏ, cành
chè non không lông, búp tôm không lông hoặc ít, kích thước lá chè to hoặc rất
to, vỏ quả dày 2 – 3 mm. Loài này uống không ngon, phân bố ở vùng phía
Nam Vân Nam của Trung Quốc.
+ Loài Camellia carassicoluma (Hậu trục trà) có hoa to hoặc rất to, số
cánh hoa trên 10, cánh hoa xếp xít nhau, cánh hoa dày, hoa màu trắng, đài hoa
không lông, bầu nhụy có lông, đầu nhụy chia 5 hoặc 4, thân gỗ nhỏ, cành chè non
không lông, búp tôm có lông, kích thước lá chè to hoặc rất to, vỏ quả dày 5 – 12
mm và trục quả to. Loài này uống không ngon, phân bố ở vùng phía Nam Vân
Nam của Trung Quốc, phía Bắc Việt Nam, thượng lưu sông Hồng.

7


+ Loài Camellia gymnogyma (Thốc phòng trà) có hoa to trung bình, số
cánh hoa 6 – 8, cánh hoa không xếp lên nhau, cánh hoa dày trung bình, hoa màu
trắng, đài hoa không lông, bầu nhụy không lông, đầu nhụy chia 3 hoặc 4, thân gỗ
nhỏ hoặc thân bụi, cành chè non không lông, búp tôm ít lông, kích thước lá chè
to hoặc trung bình, vỏ quả dày 2 – 4 mm. Loài này uống đạt, phân bố ở vùng phía
Tây Bắc Quý Châu, Đông Bắc Vân Nam, Nam Tứ Xuyên, Nam Vân Nam của

Trung Quốc.
+ Loài Camellia sinensis (trà) có hoa to trung bình hoặc nhỏ, số cánh hoa 6
– 7, cánh hoa không xếp lên nhau, cánh hoa mỏng, hoa màu trắng, đài hoa không
lông, bầu nhụy có lông, đầu nhụy chia 3, thân gỗ nhỏ hoặc thân bụi, cành chè non
không hoặc có lông, búp tôm có lông, kích thước lá chè to hoặc trung bình, vỏ
quả dày 1 – 2 mm. Loài này uống tốt, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,
Miến Điện, Lào và Đài Loan.
Cũng theo Cohen Stuart (1916) loài chè (Camellia sinensis) được chia ra 4
thứ (Camellia sinensis var.) bao gồm:
- Thứ chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. bohea)
- Thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla)
- Thứ chè Ấn Độ (Camellia Sinensis var. assamica)
- Thứ chè Shan (Camellia sinensis var. shan)
Ngoài bốn thứ chè trên, Việt Nam còn có rất nhiều dạng chè trung gian
giữa chè Trung Quốc lá to và chè Trung Quốc lá nhỏ, Trung Quốc lá to với chè
Shan…Các giống chè lai đã tỏ rõ ưu thế trong sản xuất vì chúng được tích hợp
bởi nhiều gen quý của cả bố lẫn mẹ và ngược lại đã khắc phục được những
nhược điểm vốn có của giống bố, mẹ.
2.2.3. Sự phân bố của cây chè
Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố của cây
chè. Nhiều công trình nghiên cứu trước đây đã kết luận: Vùng khí hậu nhiệt đới
và á nhiệt đới đều thích hợp cho sự phát triển của cây chè.
Hiện nay cây chè phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á như Trung Quốc,
Ấn Độ, Srilanka, Indonesia và Việt Nam. Đây là những nơi có điều kiện khí hậu
nóng ẩm. Tuy nhiên do sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay cây chè có
thể được trồng ở hầu hết khắp các châu lục trên thế giới, từ 420 vĩ Bắc (XoChi –
Liên Xô cũ) đến 270 vĩ Nam (Coriente – Achentina). Nhưng trong đó sản xuất

8



chè chủ yếu vẫn tập trung ở các nước châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,
Sirilanca, Indonexia, Việt Nam…và các nước châu Phi: Kênia, Malawi,
Tanzania...
Các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đều khẳng định rằng: Cây chè
trồng ở những độ cao khác nhau có sự khác biệt giữa các giống và khác biệt về
chất lượng chè. Những giống chè sinh trưởng tốt ở nơi có độ cao lớn so với mực
nước biển, đều có chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm tốt hơn những
giống chè được trồng ở vùng thấp (Lê Tất Khương, 1997; Chu Xuân Ái, 1998).
Những vùng chè nổi tiếng trên thế giới như Hồng Sơn (An Huy - Trung
Quốc), Sư Tử Phong (Triết Giang - Trung Quốc), Daejilinh (Ấn Độ) đều nằm ở
độ cao lớn so với mực nước biển (Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương, 2000),
(Nicholas, 1988).
Ở Việt Nam, sự phân bố các giống chè ở những độ cao khác nhau có sự
khác nhau rất rõ: Những vùng núi cao trên 500m so với mực nước biển, có điều
kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các giống chè Shan (như Shan
Chất Tiền, Shan Tham Vè, Shan Ba Vì, Shan Lũng Phìn…), một số giống chè có
chất lượng tốt, đặc biệt là khi chế biến chè xanh.
Những vùng chè nổi tiếng như: Hoàng Su Phì, Vị Xuyên (Hà Giang), Tà
Xùa (Sơn La), Suối Giàng (Yên Bái), Mộc Châu (Sơn La), Tủa Chùa (Lai Châu),
Bằng Phúc (Bắc Kạn), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) đều nằm ở độ
cao lớn hơn so với mực nước biển trên 500m, được trồng chủ yếu là các giống
chè Shan và các giống chè thuộc biến chủng Trung Quốc lá nhỏ có chất lượng
cao như: Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Thiết Quan Âm, Olong lá to,…
Các tỉnh Trung du như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Bắc Giang nơi có độ cao so với mực nước biển dưới 500m, là nơi tập
trung của các giống thuộc thứ chè Trung Quốc lá to, chè Assamica (Ấn Độ) như:
Giống Chè Trung Du, giống PH1, PH11, LDP1, LDP2, PH8, PH9 và các giống
chè lai khác.
2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.3.1. Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài
2.3.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống
Thế giới coi công tác chọn tạo giống chè là nhiệm vụ quan trọng nhất để
tạo ra các sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Mục tiêu của chọn

9


giống chè ngày nay không chỉ đơn thuần là tạo ra các giống có năng suất cao, có
khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của môi trường mà các giống
chè chọn tạo mới phải có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng
cao, an toàn, làm nguyên liệu, để chế biến ra các loại sản phẩm chè có chất lượng
cao thoả mãn yêu cầu người tiêu dùng.
Để chọn tạo các giống chè mới, các nước cũng áp dụng nhiều biện pháp
khác nhau như: Chọn lọc cá thể, chọn lọc cây đầu dòng, lai hữu tính, nhập nội
giống, gây đột biến, công nghệ sinh học, ... trong đó phương pháp lai hữu tính
được chú ý và có nhiều thành công. Từ các biến dị thu được do lai hữu tính, tiến
hành chọn lọc cá thể để thu được những cây đầu dòng có các đặc điểm khác biệt.
Từ những cây đầu dòng đó được nhân vô tính và đánh giá/khảo nghiệm tính
thích nghi ở các môi trường sinh thái khác nhau, ổn định về năng suất, tính chống
chịu,..., nếu kết quả khảo nghiệm tốt thì được công nhận giống, phổ biến giống.
- Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè hàng đầu thế giới. Nghiên cứu sử
dụng giống chè tốt trong sản xuất được các nhà khoa học Trung Quốc quan tâm từ
rất sớm. Ngay từ đời nhà Tống, Trung Quốc đã có 7 giống chè tốt ở Vũ Di Sơn.
Các giống chè Thuỷ Tiên (1821 - 1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết Quan Âm đã
có từ hơn 200 năm về trước đều là những giống chè chiết cành (Nguyễn Văn Toàn,
1994). Sở Nghiên cứu chè Tứ Xuyên Trung Quốc (1960) lai hoa thụ phấn nhân
tạo, đã bồi dục thành hai giống chè Thuộc Vĩnh số 1 và số 2 được công nhận là
giống chè quốc gia. Tại trại thí nghiệm chè Bình Châu (Đài Loan) năm 1916 đã
thu được kết quả trong lai tạo giống chè “Thanh Tâm Đại Hữu” và “Hoàng Cam

Chung” thông qua chiết cành gốc đã thu được 13 dòng chè vô tính. Ngoài những
giống nổi tiếng từ lâu đời, Trung Quốc hiện có nhiều giống chè cho năng suất cao,
chất lượng rất tốt cho cả chế biến chè xanh và chè đen như: Phúc Vân 6 (1957 1971), Hoa Nhật Kim, Hùng Đỉnh Bạch (Phúc Kiến), Long Vân 2000 (Triết
Giang), các giống chè có chất lượng nổi tiếng như Đại Bạch Trà, Thiết Quan Âm,
Long Tỉnh… Đến năm 1996, Trung Quốc đã có 50 giống chè tốt được đưa vào sản
suất. Sở Nghiên cứu chè Hồ Nam, Trung Quốc từ năm 1975 trở lại đây, đã tiến
hành 525 tổ hợp lai tạo thụ phấn nhân tạo và thu được một số giống chè mới có
triển vọng (Trịnh Khởi Khôn và Trang Tuyết Phong, 1997; Nguyễn Thị Minh
Phương và cs., 2006, 2007, 2008). Tính đến năm 2006, Trung quốc có 229 giống
chè đã qua kiểm tra và đánh giá. Hiện nay có 97 giống chè quốc gia, 196 giống chè
vô tính. Giống chè vô tính ở cấp độ địa phương là 1 giống. Dựa vào tính thích nghi

10


các giống chè được phân thành các giống sau: thích hợp cho chế biến chè đen (>23
giống), thích hợp cho chế biến chè xanh (67 giống), thích hợp cho chế biến chè
olong (35 giống) và thích hợp cho cả chế biến chè xanh và chè đen (71 giống).
Hiện nay, công tác giống chè ở Trung Quốc được đặc biệt quan tâm, chủ yếu chọn
giống chè theo hướng chất lượng cao để tạo ra những sản phẩm chè đặc biệt, nổi
tiếng trong nước và thế giới (Chen, 1995).
Ngày nay trong chọn tạo giống chè Trung Quốc đã sử dụng các phương
pháp: nhập nội giống, chọn lọc cá thể, đặc biệt phương pháp lai hữu tính đã được
áp dụng rộng rãi và thu được nhiều thành tựu.Theo Guo Jichun (2005), chọn
giống theo hướng làm thay đổi chất lượng chủ yếu là bằng phương pháp lai tạo.
Tác giả Li et al. (2005), khi lai xa giữa 2 giống chè Yunnan Daye có hàm lượng
axit amin tự do là 2,67 với Tucheng Baimao có hàm lượng axit amin 2,38%, thế
hệ con lai thu được có hàm lượng axit amin 3,02%. Như vậy tiến hành lai xa, con
lai cũng có thể cho hàm lượng axit amin cao hơn bố mẹ ban đầu.
- Nhật Bản là nước đầu tiên nhập giống chè từ Trung Quốc. Bắt đầu từ

những năm 1952, Nhật Bản đã xây dựng chế độ đăng ký các giống chè tốt, các
Sở Nông lâm các tỉnh đã đăng ký 33 giống tốt, trong đó chủ lực là giống
Yabukita. Công tác chọn dòng cũng được đặc biệt chú ý, nhiều giống chè mới
đã được đưa vào sản xuất như: Merioku, Saemidori, Asanoka, Asatsuyu,
Yutaka midori và đặc biệt đã chọn được giống Yabukita có chất lượng chè xanh
rất tốt hiện nay giống này đã chiếm 70% diện tích chè ở Nhật Bản (Wight,
1959;Lê Tất Khương và Hoàng Văn Chung, 1999).
Hiện nay, Nhật Bản có 52 giống quốc gia, trong đó có 10 giống phù hợp
cho chế biến chè đen và 42 giống phù hợp cho chế biến chè xanh. Tỷ lệ giống
mới chiếm 91% trong cơ cấu giống chè của cả nước (Pr Dong Lijuan, 2008).
Nhật Bản cũng đã thành lai thành công 2 giống chè Assam với giống chè Nhật
Bản tạo nên cơ sở ổn định cho việc tuyển chọn bồi dục thành một loạt giống mới.
- Ở Nga (Liên Xô cũ) là một nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn trên thế
giới. Giống chè chủ yếu là hạt chè nhập từ Kỳ Môn – Trung Quốc. Ngoài ra họ
còn nhập giống của Ấn Độ và SriLanca. Năm 1927 – 1928 đã trồng được các
giống chè chọn lọc lai tạo như giống Quốc gia số 1 và số 2 cho năng suất cao hơn
đại trà 25 - 40 %, phẩm chất tốt. Năm 1970 – 1971 họ bắt đầu trồng giống chè
Kônkhitđa-1 dòng vô tính giâm cành, có phẩm chất tốt và có năng suất cao hơn
đại trà 50 - 60%.

11


- Theo tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Đỗ Thị Kim Oanh (2011) từ những năm
50 của thế kỷ 20, Ấn Độ đã thành công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt,
trong đó có 102 giống chè được nhân bằng phương pháp vô tính. Đến năm 2003,
Ấn Độ đã có trên 80% diện tích chè được trồng bằng giống tốt chủ yếu là giống
chè Assamica được chọn lọc bằng phương pháp chọn lọc cá thể.
Bằng phương pháp công nghệ sinh học năm 1990 Ấn Độ đã chọn ra dòng
tam bội TV29 có tiềm năng cho năng suất cao.

Bằng phương pháp chọn lọc cá thể tại Tocklai đã chọn ra các giống TV1,
TV23 có năng suất và chất lượng khá.
Phương pháp lai hữu tính được Ấn Độ rất quan tâm đã chọn ra giống VTA
54 có năng suất và chất lượng khá. Từ cặp lai TV1/19,31,14 tại Tocklai đã chọn
ra giống TS449 có năng suất cao, chất lượng khá có khả năng chịu hạn tốt. Cũng
bằng phương pháp lai hữu tính đã chọn ra các giống TS450; TS462, TS463,
TS464, TS491 và TS520 đều là các giống sinh trưởng khoẻ có khả năng chịu hạn
rất tốt (Trịnh Khởi Khôi và Trang Tuyết Phong, 1997).
Ở Ấn Độ hiện nay ngoài áp dụng phương pháp lai hữu tính, chọn lọc các
giống chè mới còn áp dụng kỹ thuật “Vườn sản xuất giống gốc” (the seed bari).
Họ thường trồng một số giống chè có năng suất, chất lượng cao theo tỷ lệ đã thiết
kế trước với tỷ lệ 1 : 4(1 cây làm bố không lấy hạt, 4 cây lấy hạt trồng theo ô
vuông) trong một khu vực để các giống chè tự giao phấn với nhau (Nguyễn Thị
Minh Phương và cs., 2006).
Công tác chọn dòng trên thứ chè Assamica cũng được Ấn Độ đẩy mạnh,
trong đó đã chú trọng chọn ra những giống chè thích nghi cho những vùng có độ
cao, độ ẩm khác nhau.
- Srilanca: Năm 1958 bắt đầu trồng 40 dòng chè mới Sêri chọn lọc 2020
(phổ biến các giống như: TRI 2023, TRI 2025, TRI 2026, TRI 2043…), có năng
suất cao, chất lượng tốt tác giả Trần Thị Lư và Nguyễn Văn Toàn (1994). Sau đó
là Sêri 3013 đến 3020, ngoài ra còn sử dụng chè hạt lai giữa 2023/2026 theo
Nguyễn Văn Toàn (1994); Pau et al. (1997); Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Kim
Phong (1997). Từ những năm 1960 trở lại đây đã chọn ra các dòng chè triển vọng
như TRI14, DT, DN, DP và DV (Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương, 2000).
- Grudia bắt đầu chọn giống từ năm 1943, từ đó lần lượt chọn ra các giống
chè Grudia số 1 đến số 20, trong đó giống Grudia số 1 và số 2 cho năng suất cao

12



hơn Đại Bạch Trà 25 – 40% tác giả Nguyễn Văn Toàn(1994). Đặc biệt các giống
chè có khả năng chịu rét tốt trong điều kiện -80C đến -15oC có khả năng qua
đông an toàn.
2.3.1.2. Nghiên cứu đặc tính sinh vật học của cây chè
Các đặc điểm hình thái của cây chè (thân, lá, búp), đặc tính sinh trưởng
của cây chè, thời gian sinh trưởng (bắt đầu, kết thúc sinh trưởng búp …), số đợt
sinh trưởng búp/năm… có quan hệ chặt chẽ với khả năng cho năng suất và chất
lượng chè nguyên liệu. Do vậy nghiên cứu đặc tính sinh vật học cây chè nhằm
tuyển chọn giống chè tốt luôn được các nhà chọn giống trên thế giới quan tâm.
Nghiên cứu thời gian hoàn thành một đợt sinh trưởng búp, các tác
giảSquire (1979); Tan ton (1982)đã đưa ra giá trị trung bình là 47,5 ngày tuy
nhiên số ngày cho 1 đợt sinh trưởng biến động từ 30 – 42 ngày vào mùa hè và 70
– 160 ngày vào mùa đông.
Viện sĩ Bakhơtadze (1948) khi nghiên cứu kích thước lá chè đã đi đến kết
luận: kích thước lá chè biến động theo giống chè và tuổi của cây chè, trong đó
những giống chè Ấn Độ thường có kích thước lá lớn nhất và kích thước lá của
những giống chè Nhật Bản thường nhỏ nhất. Và khi nghiên cứu quan hệ giữa lá
chè và năng suất đã đề ra các chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè như: Màu
sắc, kích thước lá, cấu tạo giải phẫu lá.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa màu sắc lá với chất lượng chè tác giả
kết luận: Dạng lá chè có màu vàng là đặc trưng và tương quan có lợi cho các chỉ
tiêu sinh hóa, nó khác với màu sắc khác ở chỗ có sự khác nhau về hàm lượng
Chlorophyll, Tanin và một số chỉ tiêu khác. Dạng lá có màu cà phê sáng đặc
trưng có lợi cho các chỉ tiêu về sinh lý.
Nghiên cứu về quan hệ giữa lá chè với năng suất chất lượng chè
Bakhơtadze(1971) cho rằng: Góc lá tối ưu cho quang hợp của cây chè là 450, lá
chè màu vàng là đặc trưng có lợi cho các chỉ tiêu sinh hóa búp chè. Nghiên cứu
tương quan giữa số búp/tán và năng suất búp của nương chè tác giả đưa ra kết
luận: tương quan giữa số lượng búp và năng suất chè là 0,956 ± 0,064.
Mật độ búp và khối lượng búp là nhân tố quan trọng tạo nên sản lượng

chè. Tác giả Tanton (1981a); Tanton Kumar Mondal (2004) cũng chỉ ra nhân tố
quan trọng nhất là mật độ búp đóng góp tới 89%, còn khối lượng búp chỉ đóng
góp 11%.

13


×