Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu đánh giá đặc tính nông sinh học của một số dòng hoa đồng tiền (gerbera jamesonii) đột biến tạo được trong nuôi cấy in vitro và in vivo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.25 MB, 112 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nội
------- &
-------

Nguyễn tuấn phong

Nghiên cứu đánh giá đặc tính nông sinh học của một
số dòng hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) đột biến
tạo đợc trong nuôi cấy in vitro và in vivo

Luận văn thạc sĩ NÔNG NGHIệP

Chuyên ngành: TRồNG TRọT
MÃ sè

: 60.62.01

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc : gs.ts ngun quang thạch

Hà nội - 2008

Trng i hc Nụng nghip H Ni – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong luận văn này đã được cảm
ơn, mọi thơng tin trích trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 09 năm 2008


Tác giả

Nguyễn Tuấn Phong

i


Lời cảm ơn
Đến nay Luận văn của tơi đã hồn thành, kết quả này là nhờ công lao
dạy bảo, đào tạo và động viên của các Thầy, Cô giáo trong thời gian tôi học
tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các
Thầy giáo, Cô giáo khoa Nông học, khoa Sau Đại học, trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc nhất tới Thầy giáo GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên Viện Sinh
học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp
đỡ tơi hồn thành khố học!

Hà Nội, tháng 09 năm 2008
Tác giả

Nguyễn Tuấn Phong

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Bảng kí hiệu các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục biểu đồ

ix

Danh mục ảnh

x

1.


MỞ ĐẦU

vi

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích và yêu cầu của đề tài

2

1.2.1

Mục đích

2

1.2.2

Yêu cầu

2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Một số nét về cây hoa Đồng Tiền

3

2.1.1

Nguồn gốc, phân bố, vị trí phân loại cây hoa Đồng Tiền

3

2.1.2

Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái cây hoa Đồng Tiền

3

2.1.3

Giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế của cây hoa Đồng Tiền

5


2.1.4

Các phương pháp nhân giống hoa Đồng Tiền

6

2.1.5

Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam

8

2.1.6

Một số nghiên cứu hoa Đồng Tiền trên thế giới và Việt Nam

2.2

Chọn lọc đột biến và ứng dụng của đột biến trong công tác chọn tạo

2.2.1

10

giống cây trồng in vitro

12

Khái niệm và phân loại đột biến


12

iii


2.2.2

Các tác nhân gây đột biến

13

2.2.3

Cơ sở khoa học của tạo giống cây trồng đột biến in vitro

20

2.3

Các nghiên cứu về chọn tạo giống cây trồng bằng con đường gây đột
biến trên thế giới và Việt Nam

2.4

21

Nuôi cấy mô tế bào và ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào trong công
tác chọn tạo giống cây trồng


30

2.4.1

Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô tế bào

30

2.4.2

Các yếu tố gây biến dị trong q trình ni cấy mơ.

31

2.4.3

Một số ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào trong công tác chọn tạo
giống cây trồng

32

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

3.1

Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu nghiên cứu


35

3.1.1

Đối tượng nghiên cứu

35

3.1.2

Vật liệu nghiên cứu.

35

3.1.3

Địa điểm, và thời gian nghiên cứu

36

3.2

Nội dung nghiên cứu

36

3.2.1

Thí nghiệm 1


36

3.2.2

Thí nghiệm 2

38

3.2.3

Thí nghiệm 3

38

3.2.4

Thí nghiệm 4

38

3.2.5

Thí nghiệm 5

38

3.3

Phương pháp nghiên cứu


39

3.3.1

Điều kiện tiến hành thí nghiệm

39

3.3.2

Phương pháp thu thập số liệu

39

3.3.3

Phương pháp xử lý số liệu

41

iv


4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1


Thí nghiệm 1. Đánh giá khả năng duy trì các dạng đột biến trong ni
cấy in vitro

4.1.1

44

Kết quả nghiên cứu khả năng duy trì của các dạng chồi cây Đồng Tiền
đột biến in vitro

4.1.2

44

Kết quả nghiên cứu khả năng nhân nhanh các dạng Đồng Tiền đột
biến in vitro.

4.2

49

Thí nghiệm 2. Đánh giá khả năng ra rễ của các dạng Đồng Tiền đột
biến in vitro

4.3

53

Thí nghiệm 3. Nghiên cứu và đánh giá khả năng sinh trưởng của các
dạng cây Đồng Tiền đột biến đã tạo ra ngồi vườn ươm


4.4

59

Thí nghiệm 4. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển, ra hoa của
các dạng đột biến đã tạo ra ngồi vườn sản xuất

4.5

42

64

Thí nghiệm 5. Nghiên cứu khả năng duy trì dịng đột biến qua nhân
nhanh in vivo

70

5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

77

5.1

Kết luận

77


5.2

Đề nghị

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

PHỤ LỤC

83

v


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADN

: Acid deoxy ribo nucleic

ATP

: Adenosine triphosphate

BAP


: 6-Benzylaminopurine

CV

: Correlation of Variants

D

: Đỏ

DMSO

: Dimethyl sulphoxide

EMS

: Ethyl methane sulphonate

G

: Gạch

Ki

: Kinetin (6-Furfurylaminopurine)

LSD

: Least Significant Difference


MS

: Murashige & Skoog, 1962

RAPD

: Random Amplified Polymorphism DNA

T

: Trắng

α-NAA

: α-Naphtalenacetic acid

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Khả năng duy trì của các dạng cây Đồng Tiền thu được sau các lần
cấy chuyển (giống hoa màu trắng)

45

Bảng 2. Khả năng duy trì của các dạng cây Đồng Tiền thu được sau các lần
cấy chuyển (giống hoa màu đỏ)

46


Bảng 3. Khả năng duy trì của các dạng cây Đồng Tiền thu được sau các lần
cấy chuyển (giống hoa màu gạch)

47

Bảng 4. Khả năng sinh trưởng và nhân nhanh của các dạng chồi Đồng Tiền
đột biến in vitro (giống hoa màu trắng)

49

Bảng 5. Khả năng sinh trưởng và nhân nhanh của các dạng chồi Đồng Tiền
đột biến in vitro (giống hoa màu đỏ)

50

Bảng 6. Khả năng sinh trưởng và nhân nhanh của các dạng chồi Đồng Tiền
đột biến in vitro (giống hoa màu gạch)

51

Bảng 7. Khả năng ra rễ của các dạng đột biến (giống T)

55

Bảng 8. Khả năng ra rễ của các dạng đột biến (giống D)

56

Bảng 9. Khả năng ra rễ của các dạng đột biến(giống G)


57

Bảng 10. Kết quả khảo sát sự sinh trưởng của các dạng cây đột biến ngoài
vườn ươm (giống T)

60

Bảng 11. Kết quả khảo sát sự sinh trưởng của các dạng cây đột biến ngoài
vườn ươm (giống D)

61

Bảng 12. Kết quả khảo sát sự sinh trưởng của các dạng cây đột biến ngoài
vườn ươm (giống G)

62

Bảng 13. Kết quả khảo sát sự sinh trưởng của các dạng cây Đồng Tiền đột
biến sau trồng 2 tháng ngoài vườn sản xuất (giống T)

66

Bảng 14. Kết quả khảo sát sự sinh trưởng của các dạng cây Đồng Tiền đột
biến sau trồng 2 tháng ngoài vườn sản xuất (giống D)

vii

67



Bảng 15. Kết quả khảo sát sự sinh trưởng của các dạng cây Đồng Tiền đột
biến sau trồng 2 tháng ngoài vườn sản xuất (giống G)

68

Bảng 16. Đánh giá sự duy trì khả năng sinh trưởng phát triển của các dạng
cây Đồng Tiền sau tách nhánh và trồng trở lại được 2 tháng

71

Bảng 17. Đánh giá sự duy trì một số chỉ tiêu về chất lượng cành hoa Đồng
Tiền trước và sau tách nhánh (giống T)

72

Bảng 18. Đánh giá sự duy trì một số chỉ tiêu về chất lượng cành hoa Đồng
Tiền trước và sau tách nhánh (giống Đ)

73

Bảng 19. Đánh giá sự duy trì một số chỉ tiêu về chất lượng cành hoa Đồng
Tiền trước và sau tách nhánh (giống G)

viii

74


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỉ lệ đóng góp của bức xạ trong việc tạo giống mới


15

Biểu đồ 2: Số lượng cây trồng được tạo ra nhờ gây đột biến trên thế giới 22
Biểu đồ 3: Khả năng duy trì của các dạng cây Đồng Tiền thu được qua các
lần cấy chuyển (giống T)

45

Biểu đồ 4: Khả năng duy trì của các dạng cây Đồng Tiền thu được qua các
lần cấy chuyển (giống D)

46

Biểu đồ 5: Khả năng duy trì của các dạng cây Đồng Tiền thu được qua các
lần cấy chuyển (giống G)

47

Biểu đồ 6: Khả năng sinh trưởng và nhân nhanh của các dạng chồi Đồng
Tiền đột biến in vitro (giống T)

50

Biểu đồ 7: Khả năng sinh trưởng và nhân nhanh của các dạng chồi Đồng
Tiền đột biến in vitro (giống D)

51

Biểu đồ 8: Khả năng sinh trưởng và nhân nhanh của các dạng chồi Đồng

Tiền đột biến in vitro (giống D)

52

Biểu đồ 9: Khả năng ra rễ của các dạng đột biến (giống T)

56

Biểu đồ 10: Khả năng ra rễ của các dạng đột biến (giống D)

57

Biểu đồ 11: Khả năng ra rễ của các dạng đột biến (giống G)

58

Biểu đồ 12: Kết quả khảo sát sự sinh trưởng của các dạng cây đột biến ngoài
vườn ươm (giống T).

60

Biểu đồ 13: Kết quả khảo sát sự sinh trưởng của các dạng cây đột biến ngoài
vườn ươm (giống D).

61

Biểu đồ 14: Kết quả khảo sát sự sinh trưởng của các dạng cây đột biến ngoài
vườn ươm (giống G).

62


Biểu đồ 15: Động thái tăng trưởng cây hoa Đồng Tiền ngoài ruộng sản xuất
(giống T)

64

ix


Biểu đồ 16: Động thái tăng trưởng cây hoa Đồng Tiền ngoài ruộng sản xuất
(giống D)

64

Biểu đồ 17: Động thái tăng trưởng cây hoa Đồng Tiền ngoài ruộng sản xuất
(giống G)

65

Biểu đồ 18: Sự sinh trưởng các dạng cây Đồng Tiền đột biến sau trồng 2
tháng ngoài vườn sản xuất (giống T)

66

Biểu đồ 19: Sự sinh trưởng các dạng cây Đồng Tiền đột biến sau trồng 2
tháng ngoài vườn sản xuất (giống D)

67

Biểu đồ 20: Sự sinh trưởng các dạng cây Đồng Tiền đột biến sau trồng 2

tháng ngoài vườn sản xuất (giống G)

68

DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1:

Mẫu hoa dùng nghiên cứu

36

Ảnh 2:

Các dòng đột biến so với đối chứng của 3 giống hoa: trắng, đỏ, gạch 43

Ảnh 3.

Sự không duy trì của một số chồi thuộc hai dạng TM1a và DM2c 48

Ảnh 4.

Khảo sát khả năng ra rễ của các dòng đột biến in vitro giống T

54

Ảnh 5.

Khảo sát khả năng ra rễ của các dòng đột biến in vitro giống D

54


Ảnh 6.

Khảo sát khả năng ra rễ của các dòng đột biến in vitro giống G

55

Ảnh 7.

Cây Đồng Tiền ngoài vườn ươm (ra cây đợt 1)

63

Ảnh 8.

Cây Đồng Tiền ngoài vườn sản xuất (sau trồng 45 ngày)

69

Ảnh 9.

Khảo sát sự duy trì của các dạng hoa trước, sau khi tách nhánh và
trồng trở lại được 2 tháng (giống T)

72

Ảnh 10. Khảo sát sự duy trì của các dạng hoa trước, sau khi tách nhánh và
trồng trở lại được 2 tháng (giống D)

73


Ảnh 11. Khảo sát sự duy trì của các dạng hoa trước, sau khi tách nhánh và
trồng trở lại được 2 tháng (giống G).

74

Ảnh 12. Cây Đồng Tiền tách nhánh ngoài vườn sản xuất (sau trồng 2 tháng) 76

x


1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hoa được ưa chuộng, trong đó
hoa Đồng Tiền kép nổi lên là một loài hoa đẹp, được nhiều người tiêu dùng
lựa chọn. Hoa Đồng Tiền kép(Gebera jamesonii) là cây thân thảo, nhị bội
(2n=50) ra hoa quanh năm, rất phong phú về màu sắc và kiểu dáng hoa, đặc
biệt thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam.
Ngày nay, ở Việt Nam chủng loại và màu sắc các lồi nói chung, cũng
như hoa Đồng Tiền nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên hầu
hết các giống hoa Đồng Tiền kép đẹp, quý ở nước ta lại chủ yếu được nhập
nội từ Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc…cây lại không rõ nguồn gốc, thiếu chủ
động, đây chính là nguyên nhân khiến giá của một số loại hoa Đồng Tiền còn
khá cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của người dân. Vì vậy trong
những năm gần đây, công tác chọn tạo giống hoa Đồng Tiền ở Việt Nam đã
bắt đầu được quan tâm nghiên cứu.
Từ lâu, công tác chọn tạo giống cây trồng đã được các nhà khoa học
quan tâm, nghiên cứu nhằm tìm ra được các giống cây cho năng suất phẩm
chất như mong muốn. Hiện tại trong các phương pháp chọn tạo giống được
sử dụng phổ biến như: Phương pháp truyền thống là lai tạo; chọn tạo giống

ưu thế lai; chọn tạo giống đột biến và đa bội thể; chuyển gen hay kỹ thuật
di truyền…thì việc chọn tạo giống đột biến bởi các tác nhân hoá học hoặc
vật lý trong ni cấy in vitro có nhiều ưu điểm và khá thuận lợi với cây
Đồng Tiền kép bởi khả năng gây tạo đột biến và đa bội in vitro là phương
pháp dễ ứng dụng trong điều kiện phịng thí nghiệm. Các dịng biến dị tạo
được có thể tiếp tục nhân nhanh cung cấp số lượng lớn cá thể phục vụ cho
khảo sát và chọn lọc.

1


Tại Viện Sinh học Nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu đề tài gây đột
biến giống hoa Đồng Tiền bằng phương pháp chiếu xạ và đã xác định được
hàm lượng chiếu xạ có hiệu quả, phân loại thành các dạng đột biến khác nhau.
Tuy nhiên, việc duy trì các dạng đột biến này trong nuôi cấy mô cũng
như sự sinh trưởng và phát triển của chúng ngoài đồng ruộng cần làm rõ hơn
nhằm lựa chọn được những vật liệu khởi đầu có ý nghĩa trong việc chọn tạo
giống. Qua đó, chúng tôi đã được giao thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đánh giá đặc tính nơng sinh học của một số dòng hoa
Đồng Tiền (Gerbera jamesonii) đột biến tạo được trong ni cấy in vitro và
in vivo”
1.2 Mục đích và u cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Đánh giá được các đặc tính nơng sinh học của một số dịng đột biến
bằng phương pháp gây đột biến qua chiếu xạ và chọn lựa được các vật liệu
khởi đầu có ý nghĩa giới thiệu cho sản xuất.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng duy trì, sự sinh trưởng, ra hoa của các dịng đột
biến trong nuôi cấy in vitro và đem trồng trọt trên đồng ruộng.
- Đánh giá khả năng duy trì của nguồn vật liệu đã khẳng định trên đồng

ruộng thông qua nhân nhanh in vivo.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả năng sinh trưởng, phát
triển, ra hoa của các dòng hoa Đồng tiền đột biến tạo được
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá cũng như chọn lọc được các vật liệu khởi đầu có ý nghĩa giới
thiệu cho sản xuất

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số nét về cây hoa Đồng Tiền
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố, vị trí phân loại cây hoa Đồng Tiền
2.1.1.1 Nguồn gốc
Hoa Đồng Tiền (Gerbera jamesonii) được tìm thấy đầu tiên ở các tỉnh
Transvaal, Natal và Swaziland của Nam Phi. Năm 1886 Gerbera jamesonii
được du nhập vào Anh quốc và đến năm 1910 đã phát triển thành một loài
hoa thương mại phổ biến tại Pháp, Bắc Phi cùng nhiều nước khác [20].
Ở Việt Nam, hoa Đồng Tiền được trồng từ những năm 1940, chủ yếu là
Đồng Tiền đơn. Cây sinh trưởng phát triển tốt, thích nghi với điều kiện nước
ta nhưng hoa nhỏ, cánh đơn, màu sắc hoa đơn điệu nên không được trồng
rộng rãi. Vào những năm 1990 nước ta bắt đầu nhập khẩu giống Đồng Tiền
kép từ Trung Quốc, Hà Lan, Đài Loan. Các giống này có ưu điểm hơn hẳn
Đồng Tiền đơn: Hoa to, cánh dày gồm nhiều tầng xếp lại, màu sắc phong phú,
hình dáng hoa cân đối, năng suất cao và rất được ưa chuộng [3]. Chính vì vậy
những giống hoa này đã được tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi
vùng, mọi tỉnh thành trên cả nước.
2.1.1.2 Phân loại thực vật

Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa Đồng Tiền được xếp vào
nhóm hai lá mầm (Dicotyleon), thuộc phân lớp Cúc (Asteridae), bộ Cúc
(Asterales), họ Cúc (Asteraceae) và có tên khoa học là Gerbera jamesonii [9].
2.1.2 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái cây hoa Đồng Tiền
2.1.2.1 Đặc điểm thực vật học
Cây Đồng Tiền là cây thân thảo, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh,
thân cây thấp, nhiều lá, trên thân và lá có nhiều lơng. Lá nhị có bản rộng xẻ
thuỳ, mọc sát gốc.

3


Rễ Đồng Tiền thuộc dạng rễ chùm, phát triển khoẻ ăn ngang và nổi gần
lớp đất mặt.
Quả Đồng Tiền thuộc loại quả bé có lơng, khơng có nội nhũ, hạt rất
nhỏ, trung bình có 280 - 300 hạt/ 1 gam hạt [15].
Hoa Đồng Tiền có khoảng 40 lồi, thuộc loại hoa lưu niên, ra hoa
quanh năm, gồm hai loại: Đồng Tiền đơn và Đồng Tiền kép.
- Đồng Tiền kép: Hoa có nhiều tầng cánh xếp xít vào nhau tạo thành
nhiều vịng. Điển hình là các loại kép đỏ, kép trắng, kép vàng…
- Đồng Tiền đơn: Hoa chỉ có một hoặc hai tầng cánh xếp xen kẽ, mỏng
và yếu hơn so với hoa Đồng Tiền kép. Điển hình là các loại đơn trắng, đơn
đỏ, đơn hồng…[6].
2.1.2.2 Yêu cầu về sinh thái
Yêu cầu về ngoại cảnh của các loài hoa rất đa dạng và khác nhau,
nhưng tập trung ở một số yếu tố sau: Nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, dinh dưỡng.
Đối với cây hoa Đồng Tiền vốn là giống nhập nội nên cũng có những
điều kiện sống riêng trong những giai đoạn phát triển của cây.
- Nhiệt độ: Thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là 15 - 250C,
cũng có giống chịu được ở nhiệt độ 30 - 430C. Nếu nhiệt độ < 120C hoặc >

350C thì năng suất hoặc phẩm chất giảm.
- Ánh sáng: Hoa Đồng Tiền là cây ưa ánh sáng tán xạ, khơng thích hợp
cường độ chiếu sáng mạnh. Vì vậy trồng Đồng Tiền phải có lưới phản quang.
- Nước và ẩm độ: Ẩm độ thích hợp sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển
tốt, ít sâu bệnh và chất lượng hoa cao. Độ ẩm đất thích hợp từ 60 - 70%, độ
ẩm khơng khí từ 55 - 60% là thuận lợi cho cây phát triển. Trong quá trình sinh
trưởng và phát triển phải cung cấp đủ lượng nước cho cây hoa bằng các biện
pháp khác nhau.

4


- Dinh dưỡng: Yếu tố dinh dưỡng là yếu tố quyết định năng suất, chất
lượng hoa. Cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cân đối. Các loại phân chủ yếu
trong trong thâm canh hoa là: Phân tổng hợp NPK, phân hữu cơ (phân
chuồng, phân xanh, phân bắc), phân vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Ca), vitamin.
Đối với cây hoa Đồng Tiền [27]:
+ Đồng Tiền cần nhiều đạm vào giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.
Lượng đạm nguyên chất sử dụng cho một ha Đồng Tiền là 120-140 kg/ năm.
+ Kali cần cho Đồng Tiền vào giai đoạn kết nụ và nở hoa. Lượng Kali
nguyên chất cần cho một ha Đồng Tiền là 120-140 kg /năm.
+ Đồng Tiền cần đất tơi xốp, thống khí nên u cầu lượng phân hữu
cơ cao để tạo mùn. Cần bón khoảng 1500 kg/sào/năm.
2.1.3 Giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế của cây hoa Đồng Tiền
Hoa Đồng Tiền có màu sắc tươi sáng, phong phú, từ đỏ cam, vàng,
trắng… Trên một bơng hoa có thể có một màu nhị hoặc màu xen kẽ. Bơng
hoa to cánh cứng, lý tưởng để làm hoa bó, lẵng hoa và cắm hoa nghệ thuật rất
được ưa thích. Ngồi ra hoa Đồng Tiền có thể dùng trồng trong chậu để chơi
trong thời gian dài.
Đồng Tiền là loại có sản lượng kinh tế cao, trong điều kiện thích hợp

cây có thể ra hoa quanh năm, tỉ lệ cành cắt và tỉ lệ hoa thương phẩm có chất
lưọng tốt đều cao. Thêm vào đó việc chăm sóc cây hoa nhị đơn giản, ít tốn
cơng, đầu tư một lần có thể cho thu hoạch từ 3-4 năm, hình dáng hoa cân đối
hài hồ, giá trị thẩm mỹ cao, tươi lâu và là một trong 10 loại hoa tiêu thụ
nhiều nhất thế giới. Các nước có sản lượng hoa lớn là: Hà Lan, Colombia,
Pháp, Trung Quốc.
Ở Việt Nam, trong công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng
cho giá trị cao nhất trên đơn vị diện tích, thì ngành thương mại hoa đang trở
thành lĩnh vực có giá trị kinh tế cao, được nhiều địa phương quan tâm chú

5


trọng phát triển. Trong đó hoa Đồng Tiền nổi lên là một trong những loài hoa
cho giá trị kinh tế cao nhất. Trồng một sào Đồng Tiền giống mới có thể cho
thu nhập khoảng 50 triệu đồng/sào. [13]
2.1.4 Các phương pháp nhân giống hoa Đồng Tiền
2.1.4.1 Phương pháp nhân giống bằng hạt
Nhân giống bằng hạt là phương pháp nhân giống hữu tính, hạt là sản
phẩm của sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, chính vì vậy nếu ta
muốn có cây có giống to, khoẻ, sinh trưởng phát triển tốt cần phải chọn giống
bố mẹ sinh trưởng tốt năng suất cao và ổn định, phẩm chất hoa tốt, màu sắc
hoa đẹp, tính chống chịu tốt. Từ những giống tốt dó, chọn những cây điển
hình mang đầy đủ đặc điểm của giống muốn nhận, sau đó cần chú ý chăm sóc
chu đáo giống đã chọn, khi hạt chín nên chọn những hạt to mẩy, cân đối,
khơng có vết sâu bệnh rồi gieo hạt ra ngoài vườn ươm, trong bầu, trong hay
hay bảo quản trong túi chống ẩm để mơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời
chiếu trực tiếp vào cho tới lúc đem gieo, khi đã mở túi hạt thì nên gieo ngay
cả số hạt đó vì chúnh mất khả năng nảy mầm rất nhanh trong điều kiện bình
thường. Nhưng nếu hạt chưa dùng có thể gói lại vào túi và để trong tủ lạnh

trong thời gian ngắn.
2.1.4.2 Nhân giống bằng phương pháp tách chồi
Đây là phương pháp nhân giống vơ tính tự nhiên, lợi dụng khả năng tự
phân chia của các cơ quan dinh dưỡng thành các cơ quan mới, có thể tạo
thành một cá thể mới, có khả năng sống độc lập và mang đặc điểm di truyền
giống cây mẹ.
Từ trước đến nay phương pháp này là tốt nhất và được các nhà trồng
hoa Đồng Tiền ưa sử dụng. Các nhóm cây mẹ trồng từ 1 - 2 năm được đào
lên, cắt bỏ 2/3 lá và rễ, sau đó nhập lại từ 3 - 4 thân thành một khóm rồi đem
trồng với mật độ 20 x 30 cm, sau 30 - 40 ngày sẽ cho ra hoa.

6


Phương pháp này có ưu điểm là nhanh ra hoa nhưng khả năng đồng đều
kém, thường hay mang mầm mống sâu bệnh, yêu cầu điều kiện chăm sóc
nghiêm ngặt sau khi tách cây
2.1.4.3 Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phương pháp nuôi các mô tế bào thực
vật trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để các tế bào nhân lên thành khối tế
bào soma, sau đó các tế bào phân hố thành chồi sau một loạt các q trình
nhân chồi, ra rễ tạo thành cây hồn chỉnh. Ni cấy mô tế bào là việc tạo điều
kiện để các tế bào phát huy tính tồn năng của tế bào thực vật.
Tính tồn năng của tế bào
Haberlandt (1902) lần đầu tiên đã quan niệm rằng mỗi tế bào bất kì của
một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một
cơ thể hoàn chỉnh. Theo quan niệm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng
rẽ đã phân hoá đều mang đầy đủ lượng thông tin di truyền của cả cơ thể sinh
vật đó. Khi gặp điều kiện thích hợp mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một
cơ thể hồn chỉnh.

Q trình phân hố và phản phân hố của tế bào được mơ tả qua sơ đồ sau:
Phân hố tế bào
Tế bào phơi sinh

Tế bào giãn

Tế bào chun hố

Phản phân hố tế bào
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền công nghệ sinh học hiện
đại, người ta đã sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
(invitro) để tăng nhanh số lượng giống cây hoa Đồng Tiền với chất lượng
và độ đồng đều cao.

7


2.1.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã
hội, ngày càng có nhiều giống hoa mới được lai tạo và hoa trở thành nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người. Cũng vì thế, ngành
sản xuất hoa ngày càng phát triển đã và đang mang lại những lợi ích to lớn về
lĩnh vực kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng.
2.1.5.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới.
Hiện nay trên thế giới sản xuất hoa cây cảnh là ngành thương mại mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh những nước có truyền thống sản xuất, xuất
khẩu hoa lâu đời như: Hà Lan, Pháp, Mỹ… Một loạt các nước như: Thái Lan,
Trung Quốc, Đài Loan…đang dần nổi lên là những cường quốc sản xuất hoa.
Các sản phẩm hoa thương mại bao gồm: Hoa cắt, hoa trồng chậu, hoa

trồng thảm, cây lá màu… Tuy nhiên, buôn bán trên thị trường thế giới chủ
yếu bao gồm hai loại: Hoa cắt và hoa trồng chậu.
Những năm gần đây, nhu cầu hoa trên thế giới tăng từ 6 - 9%/năm.
Năm 1995, tổng giá trị hoa cắt tiêu thụ trên thị trường thế giới là 31 tỉ
USD và dự đoán trong những năm tới nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng lên tới 35 tỉ
USD, gồm chủ yếu là hoa Đồng Tiền, hoa Hồng, hoa Cẩm Chướng…
Các thị trường lớn bao gồm: Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, trong đó thị
trường Nhật Bản tăng mạnh nhất, thị trường Tây Âu được coi là già cỗi và đã
bão hoà, thị trường các nước châu Á tăng do thu nhập của người dân ngày
càng tăng.
Giá trị nhập khẩu hoa, cây cảnh trên thế giới tăng hằng năm. Năm 1982
là 2,5 tỉ USD; năm 1996 là 7,5 tỉ USD. Giá trị nhập khẩu tăng từ 1,2 tỉ USD
năm 1982 lên 3,6 tỉ USD năm 1996. Trong đó Hà Lan, Colombia, Ecuador là
những nước xuất khẩu lớn nhất [10].

8


Châu Á là khu vực thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển, với khí hậu
đa dạng, chi phí lao động thấp, đất đai màu mỡ dồi dào. Mặt khác, ở đây nghề
trồng hoa đã có từ lâu đời, mặc dù trồng hoa thương mại mới chỉ phát triển từ
những năm 80 của thế kỷ XX. Diện tích trồng hoa ở Châu Á - Thái Bình
Dương khoảng 134.000 ha, chiếm gần 60% diện tích trồng hoa trên thế giới.
Tuy nhiên thị trường hoa ở các nước đang phát triển chỉ chiếm khoảng 20%
thị trường hoa trên thế giới mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu trang thiết bị kỹ
thuật. Những nước xuất khẩu nhiều hoa nhất là: Thái Lan, Malaysia, Philippin
– 3 nước sản xuất hoa chính trong vùng [8].
Sản xuất hoa đang tăng ở các nước phát triển, sản phẩm xuất khẩu chủ
yếu là bonsai và hoa trồng chậu đang gia tăng [30].
2.1.5.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa ở Việt Nam.

Hiện tại, so với diện tích tự nhiên sẵn có (33 triệu ha) thì diện tích trồng
hoa ở nước ta còn quá nhỏ (khoảng 2000 ha), tập trung chủ yếu ở các vùng
truyền thống như: Tây Tựu, Ngọc Hà, Mê Linh, Sa Pa, Đà Lạt. Từ những năm
90 trở lại đây trên cả nước đã có nhiều vùng trồng hoa mới làm cho diện tích
đất trồng hoa tăng lên đáng kể với việc chú trọng sản xuất các loại hoa được
ưa chuộng, mang lại giá trị kinh tế cao như: Ly ly, Đồng Tiền, hoa Hồng…
Trước đây, kỹ thuật trồng hoa cây cảnh tại Việt Nam chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm truyền thống với các giống hoa cũ nên sản lượng và chất lượng
hoa còn thấp. Những năm gần đây cùng với việc nhập khẩu nhiều giống hoa
cắt, hoa trồng chậu khác nhau từ Trung Quốc, Thái Lan đã góp phần làm
phong phú tập đồn hoa giống. Thêm vào đó, là sự phát triển vũ bão của khoa
học - kỹ thuật đã thúc đẩy công tác chọn giống và nhân giống bằng các
phương pháp tiến bộ như: Nhân giống in vitro, cơng nghệ chuyển gen, chọn
tạo dịng tế bào thực vật… nhằm tạo ra cây khoẻ, sạch bệnh, Hệ số nhân cao,

9



×