Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng mật độ và kỹ thuật bón đạm đến sinh trưởng và năng suất trạch tả (alisma plantago aquatical ) tại huyện yên mô,tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ NGỌC THU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ VÀ KỸ THUẬT
BÓN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
TRẠCH TẢ (ALISMA PLANTAGO AQUATICAL.)
TẠI HUYỆN YÊN MÔ,TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Xuân Mai
TS. Chu Anh Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Ngọc Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Xuân Mai và TS. Chu Anh Tiệp đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Canh tác học, khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của HTX Ngọc
Lâm- xã Yên Lâm- Yên Mô- Ninh Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyên khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Ngọc Thu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn...................................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... vii
Thesis abstract ........................................................................................................... viii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ................................... 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ....................................................................................... 3
2.1.

Giới thiệu về cây trạch tả ........................................................................................... 3

2.1.1.

Phân loại thực vật ........................................................................................... 3

2.1.2.

Đặc điểm thực vật học và phạm vi phân bố thành phần hóa học của cây
trạch tả. ........................................................................................................... 4

2.1.3.


Tác dụng dược lý......................................................................................................... 6

2.2.

Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................... 8

2.2.1

Cơ sở khoa học để xác định mật độ trồng ........................................................ 8

2.2.2

Cơ sở khoa học để xác định kỹ thuật bón phân .................................................... 10

2.3.

Một số nghiên cứu về mật độ trồng và ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng ...... 15

2.3.1.

Một số nghiên cứu về mật độ trồng ........................................................................ 15

2.3.2.

Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng ............... 16

2.4.

Tình hình nghiên cứu cây trạch tả trên thế giới và việt nam ............................... 20


2.4.1

Tình hình nghiên cứu cây trạch tả trên thế giới .................................................... 20

2.4.2.

Tình hình nghiên cứu cây trạch tả ở Việt Nam. ............................................. 22

iii


2.5.

Một số đặc điểm khí hậu tại huyện yên mô, tỉnh ninh bình ................................ 23

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 25
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 25

3.2.

Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 26

3.3.

Vật liệu nghiên cứu....................................................................................... 26

3.4.


Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 26

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 26

3.6.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích dữ liệu ........................................................... 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................... 31
4.1

Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến sinh trưởng, phát
triển của cây trạch tả tại ninh bình. ......................................................................... 31

4.1.1.

Ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật bón đạm đến thời gian sinh trưởng
của cây trạch tả. ......................................................................................................... 31

4.1.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đén động thái tăng
chiều cao cây ............................................................................................................. 32

4.1.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến số lá .......................... 35


4.1.4.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến chỉ số diện tích lá
(LAI – m2lá/m2 đất) cây trạch tả.................................................................... 37

4.1.5.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến khả năng tích lũy
chất khô ........................................................................................................ 40

4.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến khả năng chống
chịu sâu, bệnh ............................................................................................... 43

4.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của cây trạch tả ................................................ 45

4.3.1.

Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và kỹ thuật bón đậm đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của cây trạch tả. ........................................ 45

4.3.2.

Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến các yếu
tố cấu thành năng suất ................................................................................... 47


4.4.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến hiệu quả kinh tế ........ 48

Phần 5. Kết quả và kiến nghị ............................................................................................... 50
5.1.

Kết luận ...................................................................................................................... 50

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................................... 50

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 51

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐKC

Đường kính củ

FAO


Food and Agriculture Organization



Mật độ

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NSLT

Năng suất lý thuyết

TSC

Tháng sau cấy

TV

Thời vụ

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật bón đạm đến thời gian sinh
trưởng của cây trạch tả ....................................................................... 31
Bảng 4.2.a. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng chiều cao cây ................... 33
Bảng 4.2.b. Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đạm đếm động thái tăng chiều cao cây ...... 33
Bảng 4.2.c. Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến chiều cao cây ..... 34
Bảng 4.3.a. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá ................................................. 35
Bảng 4.3.b. Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đạm đến số lá .......................................... 36
Bảng 4.3.c. Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến số lá ................... 36
Bảng 4.4.a. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) ..................... 38
Bảng 4.4.b. Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đạm đến chỉ số diện tích lá ........................ 38
Bảng 4.4.c. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến chỉ
số diện tích lá (LAI) ........................................................................... 39
Bảng 4.5.a. Ảnh của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô .......................... 41
Bảng 4.5.b. Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đạm đến khả năng tích lũy chất khô ................. 41
Bảng 4.5.c. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến khả
năng tích lũy chất khô ........................................................................ 42
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến mức độ nhiễm
sâu, bệnh hại ..................................................................................... 44
Bảng 4.7.a. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất ................. 45
Bảng 4.7.b. Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đạm đến

các yếu tố cấu thành

năng suất........................................................................................... 46
Bảng 4.8. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến các
yếu tố cấu thành năng suất .................................................................. 47
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến hiệu quả
kinh tế .............................................................................................. 48

vi



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Ngọc Thu
Tên luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm
đến sinh trưởng và năng suất trạch tả (Alisma plantago aquatical) vụ Đông năm 2015
tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định được mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm phù hợp với sinh trưởng, phát
triển của cây trạch tả vụ Đông nhằm tăng năng suất và chất lượng củ dược liệu góp phần
tăng thu nhập cho người dân, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Phương pháp nghiên cứu
Vật liệu: Hạt giống trạch tả được thu hoạch trong vụ xuân năm 2015 tại huyện
Yên Mô, phân bón, chất kìm hãm đạm.
Phương pháp: Thí nghiệm 2 nhân tố bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (Splip- plot) với 3 lần
nhắc lại, được tiến hành trong vụ Đông năm 2015.
Nhân tố phụ ô lớn : Mật độ trồng
Nhân tố chính ô nhỏ : Kỹ thuật bón đạm
Kết quả chính và kết luận
Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm ảnh hưởng
không rõ rệt đến thời gian sinh trưởng và số lá của cây trạch tả. Tuy nhiên lại ảnh hưởng
rõ nét đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy
chất khô. Khi mật độ trồng dày lên thì các chỉ tiêu theo dõi có xu hướng tăng theo, đặc
biệt cao nhất ở mật độ trồng 8 cây/m2. Về kỹ thuật bón đạm một tháng sau cấy thì về
chiều cao, chỉ số diện tích lá, số lá đạt cao ở kỹ thuật bón lót đạm 100%. Tuy nhiên, sau

cấy 3 tháng thì các chỉ tiêu theo dõi lại đều tăng ở công thức kỹ thuật bón lót 50% đạm
+ 50% đạm sau cấy 25 ngày. Nhìn chung khi kết hợp công thức mật độ trồng 8 cây/m2 +
bón lót 50% đạm + 50% sau trồng 25 ngày thì các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng, phát
triển đều cao và khả năng tích lũy chất khô đạt 88,46g/m2, năng suất thực thu đạt 33,87
tạ/ ha cho lãi thuần cao nhất đạt 60.265,200 đồng/ha.

vii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thi Ngoc Thu
Thesis title : Effect of planting density and techical nitrogen application on the
growth and yield of Alisma plantago aquatical inWinter 2015 in Yen Mo district, Ninh
Binh province.
Major: Plant science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agricuture (VNUA)
Research Objcctives:
Identify technical planting density and nitrogen in line with the growth and
development of plants Winter description to increase productivity and quality of
medicinal roots contribute to increased income for local people, increase revenue per
unit area.
Materials and Methods:
Material: Seeds harvested description scouts in spring 2015 in Yen Mo district,
fertilizer, protein inhibitors.
Methods: Two factorial experiments are arranged in style of big box - small
box (Splip- plot) with three replications was carried out in crops of winter 2015.
Factors sub big box: density

Factors key small box: nitrogen technique.
Main findings and conclusions:
Experimental results showed that planting density and nitrogen techniques
do not significantly impact on growth duration and number of leaves of all property
description. However the sharp impact to the growth dynamics plant height, leaf
area index and dry matter accumulation capacity. When planting density thickening
the monitoring indicators tend to increase with, especially at the highest density 8
plants / m2. Technically nitrogen one month after implantation, the height, leaf area
index, number of leaves reached at technical high nitrogen manuring and 100%.
However, 3 months after transplantation, the indicators track the increase in
technical formula manuring 50% + 50% nitrogen fertilizer after transplanting 25
days. In general formula combining density 8 plants / m2 + 50% nitrogen manuring
+ 50% 25 days after planting, the growth target tracking, developers are high and
dry matter accumulation capacity of 88, 46g / m2, net yield reached 33.87 quintals /
ha for the highest net interest 60265.200 VND / ha.

viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Huyện Yên Mô nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm
thành phố Ninh Bình 15 km về phía Nam. Huyện nằm trong tọa độ địa lý từ
20003’45” đến 20011’20” vĩ bắc và từ 105055’05” đến 106003’50” kinh
đông.Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư, phía Đông giáp huyện Yên Khánh, Kim Sơn,
phía Tây giáp thị xã Tam Điệp, phía Nam giáp huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).
Yên Mô hiện có 16 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 14474,22
ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 8.113,37 ha, chiếm 56,05%
tổng diện tích đất tự nhiên. Trong sản xuất nông nghiệp lúa vẫn là cây trồng
chính với 2 vụ là lúa xuân và lúa mùa. Đất trồng lúa chủ yếu là đất phù sa cổ

sông Đáy không được bồi với diện tích là 7.480,7 ha. Tổng diện tích gieo trồng
vụ Đông năm 2015 là: 2.053 ha, trong đó: Diện tích trồng trên đất màu: 707 ha,
đất lúa màu: 596 ha và 750 ha trên đất 2 lúa.
Trạch tả hay còn gọi là Mã đề nước có tên khoa học là Alisma plantago aquatica L., họ Trạch tả (ALISMATACEAE). Cây trạch tả mọc hoang ở vùng
ẩm ướt nhiều nơi ở nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Hà Nam, Ninh
Bình... Theo y học cổ truyền, thuốc trạch tả có tác dụng lợi tiểu, trị các chứng
phù, tiểu ít, chứng lâm, tiết tả, hỗ trợ điều trị bệnh gút,…
Tuy là cây thuốc rất có giá trị nhưng cho đến nay mới có rất ít nghiên cứu
về quy trình trồng trọt cho loài cây này tại Việt Nam.
Những năm gần đây Yên Mô đã có những chủ trương, chính sách lớn
khuyến khích cho sản xuất nông nghiệp như chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát
triển sản xuất lúa cao sản, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, đặc biệt là phát
triển vụ đông nhằm đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. Cùng với chính sách
này các địa phương trong tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình giống cây mới có giá
trị kinh tế cao trong đó có các mô hình cây vụ Đông như ngô ngọt, bí xanh, ớt,
dưa bao tử xuất khẩu... Đặc biệt phải kể đến mô hình sản xuất cây trạch tả trên
đất hai lúa ở huyện Yên Mô. Một trong những mô hình cây trồng mới cho hiệu
quả kinh tế cao, đang được khuyến khích phát triển sản xuất và góp phần đáng kể
vào sự thành công của chính sách phát triển vụ đông của tỉnh.

1


Tuy nhiên, việc sản xuất trạch tả mới chỉ dựa vào kinh nghiệm của bà con
nông dân, chưa có những nghiên cứu chính thức để đưa ra các biện pháp kỹ thuật
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác tại địa phương.
Từ những phân tích trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật bón đạm đến sinh trưởng và
năng suất của Trạch Tả (Alisma plantago aquatica L.) tại huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình.”

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được mật độ và kỹ thuật bón đạm phù hợp với sinh trưởng, phát
triển của cây trạch tả vụ Đông nhằm tăng năng suất và chất lượng củ dược liệu
góp phần tăng thu nhập cho người dân, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài được tiến hành tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016.
- Địa điểm: Xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung phương pháp luận về kỹ thuật
thâm canh cây dược liệu nói chung và cây trạch tả nói riêng.
- Sử dụng làm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu khoa học đối với cây dược liệu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp người dân lựa chọn được mật độ trồng, kỹ thuật
bón phân thích hợp để tăng năng suất, tổng thu nhập trên đơn vị diện tích và mở
rộng phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRẠCH TẢ
Cây trạch tả tên khoa học là Alisma plantago – aquatical, được trồng ở
nhiều Châu lục trên thế giới trong đó có Châu Á. Có rất nhiều cách phân loại
trong đó phân loại theo thực vật học được sử dụng phổ biến hơn cả.
2.1.1. Phân loại thực vật
Plantae

Giới (regnum)

(Không phân hạng)

Angiospermae

(Không phân hạng)

Monocots

Bộ (ordo)

Alismatales

Họ (familia)

Alismataceae

Chi (genus)

Alisma

Loài (species)

A. plantago-aquatica
Danh pháp hai phần
Alisma plantago-aquatica L.

Cây trạch tả thuộc họ Trạch tả (ALISMATACEAE), chi Trạch tả là
Alisma L. Loài thường nói đến ở nước ta là Alisma plantago – aquatica L, ở
Trung Quốc, cây Trạch tả thường dùng là một phân loài của loài này: Alisma
plantago – aquatica ssp. Orientale (Sam.) Sam.

Ngoài ra trạch tả có tên gọi khác : Mã đề nước, theo danh pháp quốc tế
trạch tả có tên là Common water plantain mad - dog weed (Anh); alisma plantain
d’eau, fluteau (Pháp).
Trạch tả thuộc dạng thảo sống dưới nước và được xác định có 11 đến 14
chi với xấp xỉ 100 loài hoang dại. Theo Haynes et al., (1998); Jacobson and
Hedren (2007); Mabberley (2008), trong đó 5 chi và 11 loài được tìm thấy ở Úc
(Jacobs and McColl, 2011).

3


Dưới họ là chi, trạch tả có nhiều chi, chi lớn nhất và phân bố rộng rãi là
chi Alisma L. (Björkquist, 1968) có 9 đến 11 loài, hầu hết phân bố tự nhiên ở bắc
bán cầu.... nhưng với 3 loài bản địa được ghi nhận cho Bắc Mỹ (Rubtzoff, 1964;
Haynes and Hellquist, 2000). Cá biệt, là loài A.plantago- aquatica L. và A.
Lanceolatum phổ biến từ Châu Âu tới châu Úc và sau đó tới Bắc Mỹ (Haynes
and Hellquist, 2000), và New Zealand (Allan Herbarium, 2000). Loài Alisma
plantago- aquatica phân bố rộng rãi tự nhiên từ Châu Âu qua vùng cận nhiệt đới
và các vùng ôn đới của Đông Nam Á bao gồm Trung Quốc, Miễn Điện, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, Đông nam nước Úc. Sự phân bố tự nhiên
có thể là kết quả của các loài chim di trú mang theo (Green et al. 2002), cần phải
có những nghiêm cứu điều tra sâu hơn. John G. and Conran (2012), “The genus
Alisma L. (Alismataceae) in South Australia”.
Hiện đã biết có 2 loài được dùng làm thuốc là Trạch tả (A. Plantago- aquatica
L.) và loài A. Canaliculatum Braunt et Bouché có ở Triều Tiên.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học và phạm vi phân bố thành phần hóa học của
cây trạch tả
+ Đặc điểm thực vật học
Trạch tả là cây thân thảo, cao 40 – 50 cm. Về hình thái cho thấy thân rễ
hình cầu hoặc hình con quay, nạc, màu trắng. Lá có cuống dài, bẹ to bọc ốp vào

nhau và xòe ra như hình hoa thị, phiến lá hình trái xoan hay hình trứng, mép
nguyên lượn sóng, gân lá 5 – 7 hình cung (Đỗ Duy Bích và cs., 2006).
Hoa trạch tả mọc thành cụm, cụm hoa mọc trên một cán thẳng dài thành
chùy có nhiều vòng hoa xếp thành tầng nhỏ hơn về phía ngọn, mỗi tầng lại phân
nhánh thành những chùy nhỏ; hoa lưỡng tính, màu trắng hay hồng. …có 3 răng
màu lục, tồn tại đến khi hình thành quả; tràng hoa 3 cánh có 1 cựa màu vàng nhạt
rất mỏng; nhị 6 -9, dẹt; bầu nhiều ô xếp thành hàng, mỗi ô có 1 noãn, vòi nhụy
mảnh dễ rụng.
Quả trạch tả thuộc loại quả bế giẹp, dạng màng, có đài tồn tại.
Trạch tả thường ra hoa từ tháng 10 – 12 trong năm.
+ Phạm vi phân bố:
Trạch tả là cây thủy sinh, có phần thân rễ sống trong bùn, toàn bộ phần
thân lá vượt khỏi mặt nước. Vì vậy chiều dài của cuống lá chính phụ thuộc vào
mức độ bị ngập nước. Hoa trạch tả có cuống dài, vươn cao để thực hiện quá trình
thụ phấn. Trạch tả sinh sản bằng hạt, phát tán nhờ nước. Sau khi hoàn thành chức

4


năng sinh sản ra hoa kết hạt, phần trên mặt nước tàn lụi. Song song với sinh sản
hữu tính, trạch tả còn có khả năng sinh sản vô tính, đó là khả năng đẻ nhánh khỏe
từ thân rễ.
Trạch tả được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt
Nam. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong tự nhiên trạch tả mọc ở các vùng đất
trũng, đầm lầy, ao, hồ. Ở Việt Nam, trạch tả được trồng ở các tỉnh phía Bắc như
Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây (cũ) Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình. Về nguồn
gốc của cây trồng này đều là những cây nhập nội.
+ Thành phần hóa học:
Có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của cây trạch tả, các nghiên
cho thấy thành phần hóa học của trạch tả khá phức tạp bao gồm nhiều hợp chất

khác nhau có trong thân, rễ, hoa của cây. Theo Đỗ Tất Lợi (2003), trong thân rễ
Trạch tả chứa tinh bột 23%, tinh dầu, chất nhựa 7%, protid, trong hoa có nhiều
phytohormon.
Thân rễ (thứ) orientale, chứa các triterpen alisol A, alisol A monoacetat,
alisol B, alisol B monoacetat, alisol C monoacetat, epi alisol A.
Ngoài ra, Trạch tả còn chứa alismol, alisomoxyd, alimalacton 23-acetat,
alismaceton - A, β - sitosterol - 3 - O - stearat, tricosan, β - sitosterol, acid stearic,
glyceryl - 1 - stearat, daucosterol - 6’ - O - stearat, emodin, alizexol A, các
sulfoorientalol a, b, c, d.
Theo Shimizu et al. (1994), trạch tả có một glucan gọi làm alisma Si chỉ
gồm các đơn vị glucose (dẫn theo Phạm Năng An, 2013).
Theo Kimura et al. (1990), alismol và 10-hydroxyalismol chiết xuất từ
thân rễ đều có tác dụng trị các rối loạn gan (dẫn theo Phạm Năng An, 2013).
Cũng theo Kimura et al. (1990), 16 - cetoalisol A hoặc 13, 17 -epoxyalisol
A chiết xuất từ thứ orientale đều có tác dụng trị rối loạn gan (dẫn theo Phạm
Năng An, 2013).
Theo Tomoda et al. (1993), (thứ) orientale còn có một polysaccharid acid
gọi là alisma PIII F bao gồm L - arabinose - D - galactose - L - rhamnose - D acid galaturonic - acid glucuronic theo tỷ lệ 1: 5: 3: 8: 2.
Tomoda et al. (1994), đã phân lập được một polysaccharid gọi là alisma
PH bao gồm L - arabinose, D - galactose, acid D - glucuronic theo tỷ lệ 4: 9: 2 có
thêm vài nhóm O - acetyl. (dẫn theo Phạm Năng An, 2013).

5


2.1.3. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng lợi tiểu: Kết quả thử trên chuột cống trắng cho thấy, khi sử
dụng nước sắc trạch tả với liều 25g/kg cho thẳng vào dạ dày và cao lỏng với liều
2g/kg tiêm xoang bụng thấy chuột bình thường, thể hiện tác dụng lợi tiểu rõ rệt.
Ngoài ra các nghiên cứu khác cho rằng, trạch tả thu hoạch vào các mùa khác

nhau và bộ phận dùng khác nhau thì hiệu quả lợi niệu cũng không giống nhau.
Trạch tả thu hoạch vào mùa đông có tác dụng lợi tiểu mạnh, còn thu hoạch vào
mùa xuân thì kém hơn. Rễ con trạch tả thu hoạch vào mùa đông có tác dụng lợi
tiểu yếu, còn thu hoạch vào mùa xuân thì không có tác dụng. Mặt khác của
phương pháp bào chế khác nhau cũng dẫn đến hiệu quả lợi niệu không giống
nhau. Trạch tả dùng sống hoặc nướng với rượu đều có tác dụng lợi tiểu, còn trạch
tả muối không có tác dụng; Nhưng khi ta sử dụng trạch tả kết hợp với một số
dược liệu khác lại có kết quả tốt.
2. Ảnh hưởng đối với chuyển hóa mỡ: Thí nghiệm trên thỏ gây lipid máu
cao, thành phần tan trong dầu của trạch tả trộn với thức ăn hàng ngày với tỷ lệ
0,5% có tác dụng hạ lipid máu và chống xơ vữa động mạch một cách rõ rệt. Thực
nghiệm trên chuột cống trắng có lipid máu tăng cao thực nghiệm, khi sử dụng các
chất alisol A và alisol A, B, C monoacetat trộn trong thức ăn hàng ngày với tỷ lệ
0,05 - 0,1% đều có tác dụng hạ cholesterol máu đạt 50%. Cơ chế làm hạ
cholesterol máu của trạch tả chưa được xác định đầy đủ. Thí nghiệm bằng
phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy chất alisol A có tác dụng ức chế quá
trình ester hóa cholesterol ở ruột non chuột nhắt trắng đồng thời làm giảm tỷ lệ
hấp thu cholesterol ở ruột đạt 34%. Trên thỏ có chế độ ăn giàu cholesterol và
lipid, trạch tả có tác dụng làm hạ lượng lipid ở gan. Đối với chuột cống trắng có
chế độ ăn thiếu protein dẫn đến gan nhiễm mỡ, trạch tả có tác dụng điều trị rõ rệt.
3. Tác dụng chống viêm: Nước sắc trạch tả dùng với liều 20g/kg bằng
đường cho thẳng vào dạ dày, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng có tác dụng ức chế
sưng phù ở tai chuột do dimethyl – benzen gây nên, đồng thời ức chế sự tăng
sinh của tổ chức u hạt ở chuột cống trắng trong nghiệm pháp cấy dưới da viên
bông. Trên thỏ gây viêm thận thực nghiệm bằng cách tiêm dưới da nitrat natri,
trạch tả làm giảm lượng urê và cholesterol trong máu.
4. Các tác dụng khác: Cao lỏng trạch tả trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch có
tác dụng hạ huyết áp. Trên thỏ, cao trạch tả với liều 6g/kg tiêm dưới da, trong

6



vòng 5 ngày giờ sau khi dùng thuốc xuất hiện đường huyết hạ, nhưng nếu dùng
nước sắc thì không có tác dụng trên. Thí nghiệm trên ống kính, trạch tả có tác
dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao.
Ngoài các tác dụng trên, các alisol A, B, C monoacetat còn có tác dụng bảo
vệ gan, chống các tổn thương gan do tetrachlorid carbon gây nên.
Độc tính: Dịch triết bằng methanol của trạch tả, trên chuột nhắt trắng bằng
đường tiêm tĩnh mạch và tiêm xoang bụng có LD50 = 0,98g và 1,27g/kg. Thí
nghiệm dài ngày cho bột trạch tả vào thức ăn chuột cống trắng với tỷ lệ 1% dùng
trong 2 tháng liền không có biểu hiện ngộ độc.
Các bài thuốc hay theo kinh nghiệm dân gian
1. Trị có thai mà khí bị trệ, bụng trướng, bụng sưng, khí suyễn, táo bón:
Chỉ xác, Mộc thông, Tang bạch bì, Binh lang, Trạch tả, Xích linh. Đều 30g. Tán
bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 4g, sắc uống.
2. Trị chóng mặt: dùng Trạch Tả Thang:Trạch tả 30-60g, Bạch truật 1015g. Sắc uống ngày một thang. Theo dõi 55 ca, uống từ 1-9 thang, có tùy chứng
gia vị thêm. Kết quả đều khỏi.
3. Dùng làm thuốc lợi tiểu thông lâm, trị các chứng phù, viêm đường tiết
niệu, viêm thận:
Trạch tả 10g, Xa tiền thảo 10g, Trư linh 10g, Thạch vỹ 10g, Mộc thông
6g, Bạch mao căn 15g, sắc nước uống.
Trạch tả, Bạch linh, Trư linh, Xa tiền tử đều 12g, sắc nước uống. Trị viêm
cầu thận cấp.
Trạch tả, Bạch truật đều 10g, Cúc hoa 12g, sắc uống trị viêm thận mạn,
váng đầu.
4. Trị tiêu chảy do viêm ruột cấp và mạn tính:
Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Trần bì 6g, Cam thảo 3g, Trạch tả 10g, Sa
nhân 3g, Thần khúc 10g, Mạch nha 10g, sắc nước uống, tùy chứng gia giảm:
Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 10g, Bạch đầu ông 15g, Xa tiền tử
6g, sắc uống trị viêm ruột cấp.

5. Trị lipid huyết cao: Tác giả dùng viên Trạch tả chế (hàm lượng thuốc
sống mỗi viên 3g), mỗi ngày 9 viên chia 3 lần uống, liệu trình 1 tháng. Kết quả
theo dõi 110 ca lipid huyết cao trong đó 44 ca cholesterol cao lượng bình quân từ

7


258,4mg% hạ xuống còn bình quân 235,2mg%; 103 ca triglycerit cao lượng bình
quân 337,1mg% giảm xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm
23,5mg% trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm
40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50%.
6. Trị chứng huyễn vựng: Tác giả Dương Phúc Thành dùng Trạch tả thang
gồm Trạch tả 30 - 60g, Bạch truật 10 - 15g, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống.
Theo dõi 55 ca, uống từ 1 - 9 thang có tùy chứng gia vị kết quả đều khỏi.
Kiêng kỵ: Can Thận hư không thấp nhiệt thì không nên dùng.
Như vậy, nhu cầu sử dụng cây thuốc nói chung và cây Trạch tả nói riêng
trên thế giới và trong nước ngày càng tăng đòi hỏi nguồn cung lớn và ổn định.
Nhưng những nghiên cứu về trồng cây trạch tả chưa nhiều, mới chỉ dựa vào kinh
nghiệm của nông dân ở các địa phương. Do đó cần sớm có những nghiên cứu về
trồng đối với trạch tả, nhất là những nghiên cứu về mật độ, kỹ thuật bón phân
phù hợp với từng vùng, từng chân đất để đạt năng suất, chất lượng dược liệu
trạch tả cao nhất.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Cơ sở khoa học để xác định mật độ trồng
Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài thời vụ,
phân bón và cách bón phân, thì mật độ quần thể ảnh hưởng lớn đến sự sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng. Mật độ trồng phụ thuộc vào các
yếu tố đất đai, giống, khí hậu thời tiết và chế độ canh tác.
Bố trí mật độ khoảng cách hợp lý là nhằm sử dụng hiệu quả nhất về đất
đai, dinh dưỡng và ánh sáng để đạt năng suất cao nhất. Xác định mật độ khoảng

cách hợp lý để tạo mối quan hệ tốt giữa các cá thể và quần thể cho năng suất cao
nhất. Nếu gieo trồng dày quá dẫn đến hiện tượng che khuất giữa các tầng lá, cạnh
tranh dinh dưỡng, cây bị vống, lốp, số lượng hoa quả ít, là điều kiện cho sâu bệnh
phát triển dẫn đến năng suất thấp. Ngược lại nếu trồng thưa quá không đảm bảo
số cây trên đơn vị diện tích, gây lãng phí đất đai, dinh dưỡng, ánh sáng cuối cùng
năng suất không cao. Việc xác định mật độ khoảng cách hợp lý phải dựa vào đặc
điểm của giống, loài và thời vụ (Nghiêm Xuân Hội và cs., 2012).
Để nâng cao năng suất cây trồng, trước hết phải nâng cao năng suất sinh
vật học. Tính bình quân trong cả chu kỳ sinh trưởng của cây và với các loài khác
nhau, khoảng 0,5 – 2% năng lượng tới được sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ, tạo

8


thành năng suất sinh vật học của cây. Vì vậy mà hệ số sử dụng quang năng của
quần thể cây trồng càng cao thì năng suất sinh vật học càng cao. Những biện
pháp nâng cao năng suất sinh vật học cũng chính là biện pháp nâng cao hệ số sử
dụng quang năng của quần thể cây trồng.
Để nâng cao năng suất sinh vật học cần giải quyết 3 vấn đề lớn:
- Nâng cao diện tích lá của quần thể cây trồng:
Để sử dụng hiệu quả năng lượng ánh sáng thì ở thời kỳ diện tích lá tối đa
quần thể cây trồng phải có chỉ số diện tích lá (LAI) tối ưu. Nếu LAI thấp hơn
LAI tối ưu thì ánh sáng không được hấp thu hết gây lãng phí. Nếu LAI cao hơn
LAI tối ưu thì các lá che khuất nhau làm cho cường độ ánh sáng của các tầng lá
dưới sẽ ở dưới điểm bù nên giảm lượng chất khô tích lũy. Để có LAI tối ưu
người ta có thể dùng các biện pháp kỹ thuật nông học như mật độ gieo trồng,
phân bón, chế độ nước,…
- Đảm bảo thời gian làm việc tối đa của bộ máy quang hợp:
Trên thực tế đồng ruộng để nâng cao năng suất quang hợp cần phải làm
cho LAI sớm đạt tối ưu và kéo dài thời kỳ tối ưu này bằng các biện pháp kỹ thuật

như mật độ hợp lý, thời vụ hợp lý (nhất là đối với cây phản ứng với quang chu
kỳ), chế độ nước, phân bón và phòng trừ sâu bệnh để kéo dài tuổi thọ của lá, đặc
biệt là lá đòng.
- Nâng cao hiệu suất quang hợp của quần thể cây trồng:
Để nâng cao hiệu suất quang hợp cần phải nâng cao cường độ quang hợp,
giảm hô hấp vô hiệu. Để làm được điều đó ngoài việc đặt cây trồng vào điều kiện
sinh thái tối ưu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…) cần phải nâng cao hàm lượng diệp
lục trong lá (bón phân hợp lý), chọn giống có cường độ quang hợp cao. Để giảm
hô hấp vô hiệu cần dùng các biện pháp kỹ thuật như mật độ, thời vụ, chế độ
nước, chế độ phân bón hợp lý và phòng trừ sâu bệnh tốt, giải quyết mối quan hệ
giữa LAI, cường độ hô hấp và cường độ quang hợp để có chỉ số hệ số quang hợp
thích hợp nhằm tạo năng suất sinh vật học cao nhất.
Ngoài việc nâng cao năng suất sinh vật học còn phải nâng cao năng suất
kinh tế. Để nâng cao năng suất kinh tế cần phải chọn giống có hệ số kinh tế cao
và phải có biện pháp kỹ thuật hợp lý để cây hình thành các cơ quan có giá trị
kinh tế và tăng cường sự vận chuyển, tích lũy các chất đồng hóa vào những cơ
quan này. Các biện pháp kỹ thuật đó là thời vụ hợp lý, chế độ nước, chế độ phân
bón hợp lý và phòng trừ sâu bệnh tốt (Hoàng Minh Tấn và cs., 2000).

9


2.2.2. Cơ sở khoa học để xác định kỹ thuật bón phân
Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng được bón trực tiếp vào đất hoặc hòa lẫn vào nước phun,
xử lý giống, rễ và cây con.
Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
Bón phân là một trong các biện pháp canh tác được sử dụng phổ biến thường
xuyên đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên bón phân cân đối để cung cấp cho cây
trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón

phân hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm
bảo năng suất cao, chất lượng tốt.
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường
không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường
có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết
quả khác nhau. Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây truyền và quá trình tiếp
nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động
rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác
động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên
những hiệu quả rất lớn. Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng
phân bón lớn mà có thể đạt được hiệu quả rất cao.
Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng Nitơ có vai trò sinh lý
đặc biệt sinh lý quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và hình thành năng
suất… N có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định
trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến hoạt động sinh lý của cây: N là
nguyên tố đặc thù của protein mà protein có vai trò quan trọng đối với cây,
protein là thành phần chủ yếu tham gia vào thành phần cấu trúc nên hệ thống
chất nguyên sinh trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học các cơ quan
trong tế bào… Protein là thành phần bắt buộc của enzim có hai thành phần cấu
thành: phân tử pr (apoenzim) và nhóm hoạt động (coenzim); N có thành phần
của axit nucleic. Ngoài chức năng duy trì truyền thông tin di truyền axit nu còn
đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp Protein, sự phân chia và
sinh trưởng của của tế bào; N là thành phần quan trọng của phân tủ diệp lục, mỗi
phân tử diệp lục có 4 nguyên tử N, nên hàm lượng N trong lá rất cao. Diệp lục là
tác nhân quyết định việc hấp thu và biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành

10


năng lượng hóa học trong hoạt động quang hợp của cây, tổng hợp nên chất hữu

cơ cung cho cấp sự sống của các sinh vật trên trái đất; N là thành phần của một
số phitohocmon như auxin và xytokinin, đây là hai hocmon quan trọng nhất trong
quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào và cây; N tham gia vào thành phần
của ATP và ADP có vai trò quan trọng trong sự trao đổi năng lượng của cây đặc
biệt là trong quang hợp và hô hấp; N tham gia thành phần của hợp chất
phitochrom có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh trưởng phát triển của cây có
liên quan đến ánh sáng như phản ứng quang chu kì, tính hướng quang,…Vì vậy
cây rất nhạy cảm với phân đạm, phản ứng trước tiên khi bón phân đạm là cây
sinh trưởng mạnh, tăng trưởng nhanh về chiều cao, diện tích lá, đẻ nhánh nhiều
tăng sinh khối. Cây tăng cường trao đổi chất và năng lượng vì nó tham gia vào
hình thành các enzim, hệ thống ATP,ADP và axit nucleit. Đồng thời các hoạt
động sinh lý cũng được xúc tiến như quang hợp hô hấp,…
Thừa N có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sinh trưởng và phát triển hình
thành năng suất của cây trồng. Cây sinh trưởng quá mạnh thân lá tăng trưởng
nhanh mà mô cơ giới kém thành nên cây rất yếu và gây lên hiện tượng lốp đổ
giảm năng suất nghiêm trọng và có nhiều trường hợp không có thu hoạch. Thiếu
N cây sinh trưởng rất kém diệp lục không hình thành và lá vàng, đẻ nhánh và
phân cành kém giảm sút hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất nghiêm
trọng. Tùy theo mức độ thiếu đạm mà năng suất giảm nhiều hay ít.
Lượng N dự trữ trong thạch quyển cũng rất lớn khoảng 18.1015 tấn, song
trong đất chỉ có một lượng rất nhỏ và chỉ khoảng 0,5- 2,0% tổng trữ lượng trong
đất ở dạng NH+4 và NO-3 là dễ hấp thu đối với cây. Dự trữ nitơ đối với dinh
dưỡng cây trồng là các hợp chất hữa cơ, có từ 93-99% nitơ tổng số dạng hữu cơ
trong tầng mùn đất sự chuyển hóa hoá học hay sinh học của các hợp chất hữu cơ
này sẽ tạo thành nitơ dễ tiêu gọi là quá trình khoáng hóa. Quá trình khoáng hóa
hợp chất hữu cơ chứa nitơ hình thành dạng NH+4 gọi là quá trình amon hóa do vi
sinh vật dị dưỡng thực hiện. NH+4 được hình thành, cũng có thể được sử dụng
bởi các vi sinh vật tự dưỡng, vi sinh vật này chuyển hóa NH+4 tạo thành NO-3.
Ion NO-3 rất linh động và dễ bị nước mưa rửa trôi mang xuống các lớp đất sâu
bên dưới. Cation NH+4 ít di động và được keo đất giữ lại trên bề mặt của chúng

nên ít bị nước mưa mang đi, vì vậy trong dung dịch đất nồng độ NH+4 cao hơn
NO-3. NO-3 cũng là tiền đề cho quá trình phản nitrat. Trong đất cũng xảy ra quá
trình cố định nito sinh học. cố định nitơ sinh học là quá trình vi sinh vật sủ dụng

11


năng lượng dự trữ của sản phẩm quang hợp để đồng hóa N2 khí quyển thành
NH3. Nitơ là 1 trong các nguyên tố đa lượng biến đổi rất phức tạp trong đất, có ý
nghĩa nhất đối với độ phì trong đất cả về khía cạnh môi trường (Hoàng Minh Tấn
và cs., 2000).
Phốt pho (P) và vai trò của phốt pho đối với cây trồng
Phốt pho tồn tại trong đất, những dạng phốt pho vô cơ có ý nghĩa sinh học
trong đất là H2PO4- và HPO42- quan trọng nhất là dạng hóa trị 1. Trong môi
trường axit, Phốt pho tồn tại dưới dạng H2PO4- cây dễ dàng hấp thu, còn các
dạng Phốt pho hóa trị cao hơn thường bị giữ chặt trong đất, hạn chế cung cấp cho
cây. Dự trữ Phốt pho trong đất không lớn khoảng 2,3-4,4 tấn/ha (tính ra P2O5)
trong đó 2/3 là muối khoáng của axit Phortphoric(H3PO4) và 1/3 là các hợp chất
hữu cơ chứa Phốt pho khó tan trong dung dịch đất. Như vậy, phần lớn hợp chất
của Phốt pho khó tan trong dung dịch đất, điều đó một mặt hạn chế sự rửa trôi,
mặt khác giảm khả năng của rễ hút Phốt pho trong đất. Nguồn cung cấp chủ yếu
Phốt pho tự nhiên cho lớp đất cày là quá trình phong hóa đá mẹ, trong đá mẹ tồn
tại chủ yếu ở dạng apatit (3Ca(PO4)2CaF2) và các chất khác. Các muối Phốt pho
3 của canxi, magie và các muối của oxy sắt, nhóm ở đất chua ít tan và cây khó
hấp thu. Các muối Phốt pho 2 của caxi và magie đặc biệt các muối photphat của
cation hóa trị 1và axit ortophosphoric tự do tan trong nước và là dạng tan chủ yếu
trong dung dịch đất cây hấp thu được, cây có khả năng hấp thu một số loại Phốt
pho (đường photphat và phytin). Nồng độ Phốt pho trong dung dịch đất không
lớn (0,1-1 mg/l). Hàm lượng Phốt pho trong đất phụ thuộc nhiều yếu tố, trước hết
là đá mẹ, ở Việt Nam, đất đồng bằng có hàm lượng P2O5 tổng số từ 0,02-0,12%;

đất ở miền núi trung du từ 0,05- 0,06%. Hai dạng Phốt pho chính trong đất là
phosphat hữu cơ và photphat vô cơ. Tỷ lệ photphat hữu cơ và hữu cơ phụ thuộc
vào các loại đất khác nhau, phosphate hữu cơ thường chiếm ưu thế ở đất có tỉ lệ
chất hữu cơ cao.
Khi vào cây Phốt pho nhanh chóng tham gia vào rất nhiều hợp chất hữu
cơ quan trọng quyết định quá trình trao đổi chất và năng lượng quyết định các
hoạt động sinh lý và sinh trưởng phát triển của cây :
Phốt pho tham gia vào thành phần của axit nucleic. AND và ARN có vai
trò quan trọng trong quá trình di truyền của cây; tham gia vào thành phần của
photpholipit đây là hợp chất rất quan trọng vấu tạo nên màng sinh học trong tế
bào như màng sinh chất, màng không bào, màng lưới nội chất,… các màng này

12


có chức năng bao bọc quyết định tính thấm trao đổi chất và năng lượng. Chức
năng của màng gắn liền với hàm lượng và thành phần của photpholipit trong
chúng; phốt pho có mặt trong hệ thống ATP, ADP là các chất dự trữ và trao đổi
năng lượng của tế bào. Chúng như những acquy tích lũy năng lượng của tế bào ;
tham gia vào nhóm hoạt động của các enzym oxi hóa khử là NAD, NADP, FAD,
FMN. Đây là các enzyme cực kì quan trọng trong các phản ứng oxi hóa khử
trong cây đặc biệt là quá trình quang hợp và hô hấp, quá trình đồng hóa
nitơ,…;có mặt trong một nhóm rất phổ biến các quá trình trao đổi chất là các este
photphoric của các sản phẩm trung gian như các hexozophotphat,
triozophotphat,…
Khi bón đủ phân phốt pho biểu hiện trước hết là cây sinh trưởng tốt hệ
thống rễ phát triển đẻ nhánh khỏe xúc tiến hình thành cơ quan sinh sản, tiến hành
trao đổi chất và năng lượng mạnh mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt là
quang hợp và hô hấp…kết quả làm tăng năng suất cây trồng. Phốt pho cần cho
tất cả các loại cây nhưng có hiệu quả nhất đối với các cây họ đậu, phốt pho cần

cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây và cũng rất cần cho quá trình cố định
đạm của các vi sinh vật.
Biểu hiện khi thiếu Phốt pho: khi cây thiếu Phốt pho ban đầu lá có màu
xanh đậm có lẽ do tăng cường hút Mg sau dần chuyển sang màu vàng. Hiện
tượng trên bắt đầu từ mép lá và từ lá phía dưới trước. Đối với cây lúa, khi thiếu
Phốt pho thì lá nhỏ hẹp có màu lục đậm đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chin kéo dài
có nhiều hạt xanh và lửng,…với ngô khi thiếu Phốt pho cây sinh trưởng rất chậm
lá trên có màu lục nhạt còn lá dưới có màu lục đậm rồi chuyển dần sang màu
vàng hay màu huyết dụ. Thừa Phốt pho cây không có biểu hiện gây hại.
Kali và vai trò của Kali (K) đối với cây trồng
Kali trong đất thường ở dạng K+, có 3 dạng: Kali bị dữ chặt trong keo đất,
Kali có thể trao đổi, Kali tan trong dung dịch đất. Dạng Kali tan trong dung dịch
và dạng có thể trao đổi được là các dạng cây có khả năng sử dụng được, hàm
lượng Kali trong đất khá cao nhưng phần lớn ở dạng không trao đổi và không sử
dụng được. Trữ lượng kali trong đất lớn hơn hàm lượng phospho từ 8-40 lần, lớn
hơn nitơ 5-50 lần. Trong đất kali có thể ở các dạng sau: trong thành phần tinh thể
của các chất khoáng, ở trạng thái trao đổi và không trao đổi trên các bề mặt keo
đất.nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với cây là các muối kaki tan (0,5-2% tổng trữ
lượng kali trong đất). Theo mức độ sử dụng kali trong đất có thể bổ sung nhờ các

13


dạng trao đổi khi các dạng trao đổi được huy động. Kali trong các loại đất khác
nhau thì khác nhau, đất có thành phần cơ giới nặng có nhiều Kali hơn đất có
thành phần cơ giới nhẹ. Theo Fridland (1964) ở Việt Nam, kali trong đất thay đổi
rộng, đất bazan Phủ Quỳ có lượng kali tổng số từ 0,07-0,15%. Đất mùn trên
Hoàng Liên Sơn kali tổng số đạt đến 2,6-3,89%. Nhìn chung hàm lượng Kali
trung bình trong đất lớn hơn 1%. Kali trong đất được cung cấp chủ yếu do quá
trình phong hóa đá và khoáng, do quá trình trao đổi hòa tan, nhờ các quá trình

này cây lấy được kali.
Trong cây kali chỉ tồn tại dưới dạng K+ tự do rất linh động mà hầu như
không tham gia vào hợp chất hữu cơ ổn định nào.
Vai trò của Kali đối với cây: mặc dù chưa phát hiện Kali trong các hợp
chất hữu cơ nhưng vai trò sinh lý của Kali đối với cây cực kì quan trọng đó là vai
trò điều tiết các hoạt động trao đổi chất của cây: điều chỉnh các đặc tính lí hóa
của keo nguyên sinh chất và từ đó ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng xảy ra
trong tế bào. Chẳng hạn Kali làm giảm độ nhớt của keo chất nguyên sinh, tăng
mức độ thủy hóa của keo nguyên sinh chất …tức là làm tăng các hoạt động sống
diễn ra trong tế bào; điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, sự tập trung của ion kali
trong tế bào khí khổng để làm thay đổi sức trương và điều chỉnh đóng mở của khí
khổng mà sự đóng mở khí khổng có vai trò điều chỉnh quan trọng trong quá trình
trao đổi nước và quá trình đồng hóa CO2 của lá cây; điều chỉnh dòng vận chuyển
chất hữu cơ trong mạch libe, trong tế bào mạch rây hàm lượng Kali rất cao. Sự có
mặt của K+ đã điều chỉnh tốc độ vận chuyển của các chất đồng hóa trong mạch
rây đặc biệt là điều chỉnh chất hữu cơ tích lũy về cơ quan kinh tế. Bón phân Kali
sẽ làm hạt chắc, khối lượng hạt tăng, tăng năng suất kinh tế và sản phẩm nông
sản; hoạt hóa nhiều enzim tham gia vào biến đổi chất trong cây, đặc biệt là quá
trình quang hợp và hô hấp; làm tăng sức chống chịu của cây đối với các điều kiện
ngoại cảnh bất thuận như tính chống chịu hạn, tính chống sâu bệnh…;có vai trò
trong vận động sự ngủ nghủ của một số lá thực vật như các cây họ đậu và họ
trinh nữ,…
Thiếu Kali cây có những biểu hiện rất rõ về hình thái là lá ngắn hẹp xuất
hiện các chấm đỏ lá bị khô rổi héo rũ vì mất sức trương. Lúa thiếu Kali thì sinh
trưởng kém trỗ sớm chín sớm hạt lép cây dế đổ vì cơ giới kém hình thành dễ bị
đạo ôn và tiêm lửa, với ngô cây sinh trưởng kém đốt ngắn mép lá nhạt dần sau
chuyển sang màu huyết dụ lá có gợn sóng giảm năng suất,…Kali cần cho mọi cây

14



trồng nhưng với các cây trồng sản phẩm sản phẩm chứa nhiều gluxit như lúa ngô
mía khoai làng,…thì bón Kali là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao.
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA PHÂN BÓN ĐẾN CÂY TRỒNG
2.3.1. Một số nghiên cứu về mật độ trồng
Các nghiên cứu về mật độ khoảng cách trồng cho thấy mật độ có ảnh
hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng:
Theo Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Duy Thuần (2005) cây trạch tả cây
nhánh tách từ cây mẹ vào tháng 9- 10 được trồng và chăm sóc như cây lấy củ
nhưng trồng thư hơn với mật độ 40 × 30 cm.
Theo Nguyễn Đình Vinh và Nguyễn Thị Thanh Hải (2012), Khi nghiên
cứu ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất củ
mạch môn (Ophiopogon Japonicus Wall) tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cho
thấy: Thí nghiệm trên đồng ruộng bố trí khoảng cách hàng thay đổi từ 30 đến
50cm, mật độ trồng thay đổi từ 10 đến 16 bụi/m2, số nhánh trồng thay đổi từ 1
đến 3 nhánh/bụi.Cây mạch môn được theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng và
năng suất rễ củ. Kết quả cho thấy khoảng cách, mật độ trồng khác nhau có ảnh
hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất rễ củ của cây mạch môn. Khoảng cách
hàng trồng 40x20cm, trồng 3 nhánh/bụi có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng
của cây mạch môn và năng suất rễ củ, lợi nhuận đạt cao nhất 59.41 triệu
đồng/ha/1năm.
Sự cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, khi
cây lúa phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm cây lúa trở nên
yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công và dịch bệnh phát triển mạnh (Nguyễn Kim Chung
và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005).
Theo Nguyễn Thị Hoa và Đặng Duy Minh (2006), trong vụ Đông xuân
năm 2005 và 2006 tại An Giang và Trà Vinh đã nghiên cứu và có kết luận: Khi
tăng mật độ từ 67.000 cây/ha (75 x 20) lên 74.000 cây/ha (75 x 18 cm) thì năng
suất ngô tăng lên đáng kể, khoảng 0,4 tấn/ha; cùng mật độ 6,7 vạn cây/ha nhưng

ở khoảng cách 50 x 30 cm cho năng suất cao hơn rõ rệt so với khoảng cách 75
x20 cm.
Mật độ cho vùng ngô nhiệt đới là từ 6,5 đến 7,5 vạn cây/ha; gieo một
cây/hốc và hàng hẹp tốt hơn 2 hay nhiều cây/hốc mà hàng rộng; trong điều kiện

15


thuận lợi có thể trồng ở mật độ cao hơn 7,5 vạn cây/ha; không nên trồng thưa hơn
6,5 vạn cây/ha, trong điều kiện hạn không nên trồng dày hơn 7,5 vạn cây/ha.
Khoảng cách giữa các hàng từ 50 – 70 cm, hẹp hơn thì tốt hơn; khoảng cách cây
tối ưu từ 20 – 30 cm, rộng thì tốt hơn. Có thể trồng hàng kép (50 + 70) x 22 cm
để đạt được 7,5 vạn cây/ha (Witt, 2007).
Theo Chang and Peter (2005), năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm
qua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống ngô lai đơn, 21% là nhờ tăng mật
độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cách hàng.
Theo Hoàng Thị Thái Hòa và cs. (2012), Trường Đại học Nông Lâm, Đại
học Huế nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất dưa hấu lấy hạt
trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế” cho thấy: Mật độ trồng 9.000 cây/ha có
năng suất cao nhất (725,24 kg/ha), tiếp theo là ở mật độ 10.000 cây/ha (710,50
kg/ha).
Hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào về ảnh hưởng của mật độ trồng
đến cây trạch tả.
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng
Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định phần lớn năng
suất cây trồng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đó là làm sao phải bón phân cân đối để
đạt được hiệu quả cao nhất. Theo Nguyễn Văn Bộ (2013), bón phân cân đối được
hiểu là cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu với liều lượng
đúng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất,
mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn cho

môi trường. Kết quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy có ít
nhất 10 nguyên nhân chính làm giảm hiệu lực phân bón, có thể làm giảm tới 50%
cho cùng một lượng bón trên cơ sở đó đã đưa ra kết luận bón phân cân đối giữ
vai trò quan trọng nhất.
Thêm nữa, các yếu tố dinh dưỡng cũng có mối tác động qua lại, khi thì
tương hỗ, lúc lại đối kháng và có mối liên quan rất chặt với độ phì nhiêu tự nhiên
trên loại đất nên cần lưu ý khi sử dụng các loại phân bón khác nhau. Dựa trên
những kết quả nghiên cứu thuộc Chương trình BALCROP/IPI-PPI-PPIC tại các
vùng của Việt Nam (Nguyễn Văn Bộ, 2003), một số mối quan hệ cần được tính
đến khi xác định các công thức bón phân cân đối cho cây trồng đó là:
- Cân đối hữu cơ-vô cơ: tỷ lệ dinh dưỡng tốt nhất từ hai nguồn dinh dưỡng
này là 30-70%. Khi quan hệ này được đảm bảo, hữu cơ sẽ nâng cao hiệu quả sử

16


×