Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2014 TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THÙY TRANG

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2014
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số

: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS ĐỖ LAI THÚY
2. TS. TÔN THẤT DỤNG

HUẾ - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu,
đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận án đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính
xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
TP. Huế, tháng 8 năm 2018
Ngƣời viết cam đoan

Nguyễn Thùy Trang



Lời Cảm Ơn
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đỗ Lai Thúy và
TS. Tôn Thất Dụng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngữ Văn và Phòng Đào tạo Sau Đại
học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu sinh, khóa 2014-2017.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư
phạm Huế, Ban Chủ nhiệm và các đồng nghiệp Khoa Ngữ Văn đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ, ủng hộ tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận án.
TP. Huế, tháng 8 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thùy Trang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................................2
2.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................2
3.1. Cơ sở lí thuyết.......................................................................................................2
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................3

4. Đóng góp của luận án...............................................................................................4
5. Kết cấu luận án ........................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................5
1.1. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái ................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái trên thế giới ........................................5
1.1.2. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái ở Việt Nam ......................................15
1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái .23
1.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 – quá trình đổi mới và tiến dần đến văn học
sinh thái .....................................................................................................................23
1.2.2. Phê bình sinh thái – một lối tiếp cận mới vào tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ....27
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hƣớng triển khai đề tài .................................29
1.3.1. Về tình hình nghiên cứu ..................................................................................29
1.3.2. Hƣớng triển khai đề tài....................................................................................30
CHƢƠNG 2. MỘT CÁI NHÌN HẬU/ GIẢI CẤU TRÚC VỀ PHÊ BÌNH SINH
THÁI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2014 ...........32
2.1. Phê bình sinh thái và đặc tính hậu/ giải cấu trúc ................................................32
2.1.1. Về khái niệm và cội nguồn của phê bình sinh thái .........................................32
2.1.2. Đặc tính hậu/ giải cấu trúc của phê bình sinh thái ..........................................38
2.2. Những phƣơng diện hậu/ giải cấu trúc của phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt
Nam sau 1986 ............................................................................................................42


2.2.1. Phi trung tâm – dạng thức tồn tại của văn hóa hậu hiện đại ...............................42
2.2.2. Cái chết của chủ thể - tính liên chủ thể ...........................................................47
2.2.3. Tính đối thoại – phƣơng thức kết nối với thế giới tự nhiên ............................53
CHƢƠNG 3. ĐỊNH GIÁ CHUẨN TẮC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI TỪ HỆ
THỐNG NHÂN VẬT ..............................................................................................60
3.1. Kiểu nhân vật xâm phạm tự nhiên – khát vọng bành trƣớng .............................60
3.1.1. Tƣ tƣởng nhân loại trung tâm và sai lạc hành vi.......................................................... 61

3.1.2. Sự mơ hồ sinh thái – những ngộ nhận trong quy luật sinh tồn .......................67
3.2. Kiểu nhân vật nạn nhân sinh thái – hậu quả của văn minh ................................74
3.2.1. Nông dân, ngƣời nghèo và dấu ấn của sinh thái giai cấp ................................75
3.2.2. Thị dân, trí thức và làn sóng sinh thái đô thị...................................................81
3.2.3. Nữ giới và những thấu chạm sinh thái nữ quyền ............................................86
3.3. Kiểu nhân vật thức tỉnh – ý niệm về sự hợp nhất ..............................................91
3.3.1. Sám hối, trăn trở – niềm kính sợ sinh mệnh ...................................................91
3.3.2. Bảo vệ tự nhiên – nỗ lực tái thiết Trái đất.......................................................95
3.3.3. Hƣớng đến lối sống điền viên – cuộc hành hƣơng về với tự nhiên ..............100
CHƢƠNG 4. PHỤC HƢNG TINH THẦN SINH THÁI TỪQUYỀN LỰC VĂN
HÓA ........................................................................................................................105
4.1. Quyền lực của diễn ngôn – những khai mở nhãn quan văn minhđƣơng đại ...107
4.1.1. Định hình diễn ngôn lãng mạn tự nhiên trong tầm nhận thức mới .......................... 108
4.1.2. Kiến tạo diễn ngôn sinh thái hiện đại – tƣởng tƣợng khác về môi trƣờng............... 117
4.2. Quyền lực liên văn bản – tạo liên kết với tổng thể sống linh thiêng trong vũ trụ .124
4.2.1. Sự biện chứng giữa văn chƣơng và thực tế ...................................................124
4.2.2. Những huyền tích, tập tục nhƣ cách thức điều chỉnh tƣ duy về Trái đất ................. 131
KẾT LUẬN ............................................................................................................141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................146
PHẦN PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bƣớc sang thế kỉ XXI, khi khoa học kĩ thuật – công nghệ và văn minh nhân loại
đã đạt những thành tựu vƣợt bậc, và khi con ngƣời trở thành “bá chủ” trong hành tinh
Trái đất, thì cũng chính là lúc nhân loại phải đối mặt với một vấn nạn bức thiết: sự hủy
hoại môi trƣờng sinh thái ngày càng tàn khốc. Cái giá mà nhân loại phải trả cho những

phƣơng tiện máy móc tân tiến, thiết bị điện tử thông minh, từng tòa cao ốc chọc trời,
các nhà máy có quy mô đồ sộ… là sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trƣờng sống, cạn
kiệt nguồn nƣớc, thiên tai khó lƣờng, rừng biến mất, dịch bệnh tràn lan… Đó là những
hệ lụy đau lòng, khiến con ngƣời phải nhìn nhận lại hành động và trách nhiệm của
chính mình đối với hệ sinh thái trong bối cảnh hiện nay. Khi Trái đất đang bị đe dọa
nghiêm trọng, không thể nói rằng văn học hoàn toàn vô cảm trong sự phá hủy ấy.
Ra đời từ những năm 70 của thế kỉ XX, phê bình sinh thái là kết quả của chuỗi
“phản ứng muộn màng” (so với các ngành khoa học xã hội – nhân văn khác) đối với nguy
cơ sinh thái. Mãi đến những năm 90, phê bình sinh thái mới thực sự phát triển sâu rộng,
sôi nổi khi các hoạt động văn học gắn kết với môi trƣờng liên tục diễn ra: Hội thảo “Phê
bình sinh thái: làm xanh lại nghiên cứu văn học” (1991), thành lập “Hội nghiên cứu văn
học và môi trƣờng” (1992), xuất bản công trình Nghiên cứu liên ngành về văn học và môi
trường (1993), ấn phẩm kỉ niệm hai mƣơi năm thành lập Hội nghiên cứu Văn học và Môi
trƣờng – Sổ tay Oxford Phê bình sinh thái (2013)… Những hoạt động trên đã khiến phê
bình sinh thái trở thành một phong trào có tiếng vang trong giới học thuật.
Giáo sƣ Laurence Buell nhận định: “Văn học sinh thái là văn học viết về nguy cơ
của thế giới”. Ở Việt Nam, có thể thấy rõ dấu ấn của văn chƣơng sinh thái qua những tiểu
thuyết tiêu biểu nhƣ: Trăm năm còn lại (Trần Duy Phiên), Thập giá giữa rừng sâu
(Nguyễn Khắc Phê), Chó Bi, đời lưu lạc (Ma Văn Kháng), Họ vẫn chưa về (Nguyễn Thế
Hùng), Sông (Nguyễn Ngọc Tƣ), Gần như là sống, Ruồi là ruồi (Đỗ Phấn), Săn cá thần
(Đặng Thiều Quang), Dòng sông chết (Thiên Sơn), Nhắm mắt nhìn trời (Nguyễn Xuân
Thủy), Thân xác (A Sáng), Thiên đường ảo vọng (Nguyễn Trí), Chúa đất (Đỗ Bích
Thúy), Vết thương hoa hồng (Nguyễn Văn Học), Con chim joong bay từ A đến Z (Đỗ
Tiến Thụy)… Với số lƣợng tác phẩm đáng kể, các nhà văn Việt Nam đã thể hiện đƣợc sự
nhạy bén của mình trong việc tri nhận những vấn đề thời sự mang tính nhân loại.

1


Hƣớng đến môi trƣờng, phải chăng văn học đang hƣớng đến sự sống còn của toàn

nhân loại? Đó cũng chính là sứ mệnh của văn học sinh thái. Vì lẽ đó, chúng tôi lựa chọn
đề tài: Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái. Hƣớng
nghiên cứu này sẽ góp phần khỏa lấp mảng trống của phê bình sinh thái trong văn học
Việt Nam; đồng thời thúc đẩy các nhà văn chú ý nhiều hơn đến đề tài môi trƣờng và mối
quan hệ giữa văn học với môi trƣờng, trách nhiệm của nhà văn với giới tự nhiên và sự an
nguy, tồn vong của dân tộc, nhân loại; thể hiện sự gắn kết giữa khoa học với thực tiễn,
đƣa văn học Việt Nam hội nhập và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1986.
Đặc biệt luận án khảo sát những tiểu thuyết của một số tác giả mà cảm thức sinh thái
hiện lên khá rõ nét, tiêu biểu nhƣ: Đỗ Phấn (Gần như là sống; Ruồi là ruồi, Rụng xuống
ngày hư ảo), Nguyễn Khắc Phê (Thập giá giữa rừng sâu); Trần Duy Phiên (Trăm năm
còn lại); Nguyễn Ngọc Tƣ (Sông); Đỗ Bích Thúy (Bóng của cây sồi, Chúa đất), Ma Văn
Kháng (Chó Bi, đời lưu lạc), Nguyễn Thế Hùng (Họ vẫn chưa về), Đặng Thiều Quang
(Săn cá thần), Bùi Ngọc Tấn (Biển và chim bói cá), Nguyễn Xuân Thủy (Nhắm mắt
nhìn trời), A Sáng (Thân xác), Đỗ Tiến Thụy (Con chim joong bay từ A đến Z)… Danh
mục cụ thể các tác phẩm khảo sát trong luận án chúng tôi sẽ đƣa vào phần Phụ lục 1.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Dù luận án có tên: Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê
bình sinh thái, nhƣng mốc giai đoạn 1986 – 2014 chỉ mang tính chất đánh dấubƣớc khởi
đầu một thời kì văn học sau Đổi mới cho đến năm 2014 – là thời điểm chúng tôi tiếp nhận
đề tài nghiên cứu. Về cơ bản, những vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam thể hiện
rõ nét vào những năm đầu thế kỉ XXI cho đến tận bây giờ. Vì thế, chúng tôi cũng khảo sát
thêm cả những tiểu thuyết sau năm 2014 (cụ thể là 2015, 2016, 2017).
Luận án tập trung nghiên cứu những yếu tố thể hiện dấu ấn sinh thái trong tiểu
thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1986 đến nay trên các phƣơng diện cơ bản sau: hệ sinh
thái, hình tƣợng con ngƣời và các hình thức nghệ thuật thể hiện góc nhìn sinh thái.
3. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lí thuyết

Để nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn
phê bình sinh thái, chúng tôi hệ thống hóa lí thuyết phê bình sinh thái trong văn học đã
đƣợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc công bố trên các chuyên luận, các tạp
2


chí có uy tín. Bên cạnh đó, chúng tôi xem xét những sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết
giai đoạn Đổi mới đến nay nằm trong sự vận động, giao lƣu giữa văn học đƣơng đại
với các nền văn học khác trên thế giới. Đặc biệt, chúng tôi chú ý dấu ấn và ảnh hƣởng
của lí thuyết phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này, những yếu tố
đậm nhạt thể hiện góc nhìn sinh thái ở những tác giả, tác phẩm cụ thể, riêng lẻ.
Từ đó, chúng tôi tổng hợp, đánh giá khách quan những vấn đề chung liên quan
đến lí thuyết phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Đồng thời, trong
quá trình thực hiện đề tài chúng tôi chú trọng đến những đặc điểm nổi bật nhất của một
số cây bút tiểu thuyết đƣơng đại trong sự giao thoa với những đặc trƣng cơ bản của
văn học hậu hiện đại.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Đây là phƣơng pháp giúp chúng tôi định hình,
đặt các yếu tố tƣơng quan, có những dấu hiệu lặp lại và đồng đẳng với nhau trong một chỉnh
thể thống nhất, nhằm minh giải cho các phƣơng diện của luận án. Cụ thể, chúng tôi sẽ luận
giải khuynh hƣớng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới trong sự liên hệ
đa chiều với các đặc trƣng của phê bình sinh thái. Đồng thời, khi phân tích tác phẩm và
những biểu hiện của thi pháp sinh thái, ngƣời viết không xem xét vấn đề theo hƣớng cô lập
mà đặt trong hệ thống để xác định các sắc độ tiếp biến nghệ thuật sinh thái ở mỗi nhà văn.
- Phương pháp liên ngành: Mối quan hệ giữa phê bình sinh thái và văn học là lĩnh
vực thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa, tự nhiên, sinh học, dân tộc học, chính
trị… Vì thế, khi nghiên cứu một hiện tƣợng văn học từ góc nhìn phê bình sinh thái, các
nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng phƣơng pháp liên ngành để phân tích tác phẩm văn
chƣơng, từ đó rút ra những cảnh báo về môi trƣờng.
- Phương pháp so sánh: Bằng cách đối chiếu với văn học nhiều nƣớc khác,

ngƣời nghiên cứu có thể khẳng định vai trò quan trọng của lí thuyết phê bình sinh thái
trong việc thay đổi nhận thức, thái độ của nhà văn, độc giả, cũng nhƣ cộng đồng trên
thế giới về mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên trong thế bình đẳng, tƣơng trợ,
giao hòa. Phƣơng pháp này còn giúp tiến hành nghiên cứu văn chƣơng đƣợc toàn diện
hơn khi liên hệ với các lĩnh vực khác liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ Trái đất,
nhƣ sinh học, địa lí, vật lí…

3


4. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, từ sau năm 1986 đến nay, văn học Việt Nam đã hòa mình trong xu
thế toàn cầu hóa, không ngừng giao lƣu, tiếp nhận những lí thuyết phê bình mới mẻ,
nhân văn và ứng dụng tinh chọn, hiệu quả nhƣ: thi pháp học, tự sự học, phân tâm học,
hậu hiện đại, hậu thực dân, nữ quyền luận… Tuy nhiên, phê bình sinh thái vẫn còn là
mảng đề tài, sáng tác, phê bình ít đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Cho nên, triển
khai đề tài “Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh
thái” sẽ đƣa ra những minh chứng về mối liên hệ mật thiết giữa văn học với môi
trƣờng sinh thái, và vai trò quan trọng của văn chƣơng đối với sự thức tỉnh của con
ngƣời trong việc tàn phá, xâm lấn môi sinh.
Thứ hai, vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái, chúng tôi minh giải những đặc trƣng
tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới đến nay qua những vấn đề căn bản:
- Tiểu thuyết Việt Nam đang bƣớc vào quỹ đạo mới của kỉ nguyên hậu hiện đại
qua những phân nhánh nhƣ phê bình sinh thái. Điều này thể hiện rõ ở tính chất giải cấu
trúc phê bình sinh thái trong tiểu thuyết.
- Quá trình tái thiết quan niệm mới về tự nhiên thông qua sự lật đổ quan niệm “nhân
loại trung tâm”. Trên cơ sở này, xác lập hệ chuẩn tắc đạo đức sinh thái của con ngƣời.
- Gợi mở vấn đề sinh thái tinh thần nhƣ một hành trình phục hƣng lại giá trị cao
đẹp của văn hóa nhân loại trong tâm thức và lối hành xử với tự nhiên.
- Khẳng định văn học cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự sinh tồn và phát

triển của nhân loại.
5. Kết cấu luận án
Luận án gồm những phần chính: mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung là trọng tâm, đƣợc triển khai thành 4 chƣơng:
-

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

-

Chƣơng 2: Một cái nhìn hậu/ giải cấu trúc về phê bình sinh thái trong tiểu
thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 - 2014

-

Chƣơng 3: Định giá chuẩn tắc đạo đức sinh thái từ hệ thống nhân vật

-

Chƣơng 4: Phục hƣng tinh thần sinh thái từ quyền lực văn hóa

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1986 nhìn từ lí thuyết phê bình
sinh thái là một hƣớng triển khai mang lại nhiều kiến giải mới, đồng thời cũng rất thiết
thực và quan trọng. Nó cho thấy, các nhà văn, nhà phê bình đã bắt đầu nắm bắt đƣợc
xu hƣớng của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi vấn đề môi trƣờng và nguy cơ

sinh thái đang ở mức báo động, đe dọa sự sống còn của Trái đất. Vì vậy, tìm hiểu tổng
quan tình hình nghiên cứu của đề tài phải xem xét từ bình diện khái quát đến cụ thể.
Về cơ bản, những thành tựu trong nghiên cứu phê bình sinh thái trên thế giới nói
chung, ở Việt Nam nói riêng đƣợc khởi thành, đóng góp từ những công trình, những
bài nghiên cứu đáng chú ý sau:
1.1. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái
1.1.1. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái trên thế giới
Từ khi ra đời đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu – phê bình có liên
quan luận bàn về lí thuyết và ứng dụng phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học/
văn hóa. Do khuôn khổ của luận án và khả năng tƣ liệu, chúng tôi chỉ quan tâm đến
những nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái trên mảng tƣ liệu tiếng Anh. Hơn nữa,
nhìn nhận quá trình hoạt động và phát triển của phê bình sinh thái, chúng tôi xin chia
thành ba chặng đƣờng nghiên cứu cơ bản sau:
1.1.1.1. Chặng một từ 1972 đến 1991: Thời kì manh nha
Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đều thừa nhận, phê bình sinh thái chính thức bắt
nguồn từ Mĩ, cụ thể vào năm 1972, cuốn sách Hài kịch của sinh tồn: nghiên cứu sinh thái
học văn học (The Comedy of Survival: Studies in Literary Ecology) của W. Meeker xuất
bản, ông đã chú ý đến vấn đề sinh thái trong văn học. Bằng việc phân tích một số sáng tác
của Dante Alighieri, William Shakespeare, cùng một số nhà văn đƣơng đại, Meeker nhận
thấy văn học nhƣ là một sự mô phỏng, bắt chƣớc những phạm trù căn bản của cuộc sống
con ngƣời. Hơn nữa, soi chiếu kịch Hi Lạp cổ đại, kịch của William Shakespeare, Meeker
còn tìm thấy những điểm khác biệt đáng kể giữa hài kịch và bi kịch liên quan đến cái nhìn
về tự nhiên: bi kịch hầu nhƣ chỉ là sự sáng tạo của nền văn minh phƣơng Tây, phát sinh từ
những huyền thoại anh hùng, ca ngợi sự vĩ đại của con ngƣời; trong khi đó hài kịch “gần
nhƣ phổ biến, xảy ra bất cứ nơi nào có văn minh nhân loại hiện hữu”. Bi kịch tập trung
5


vào một anh hùng cá nhân “chịu chết và sẵn sàng chết vì lí tƣởng của mình”. Hài kịch lại
nhìn những lí tƣởng, những siêu việt hay chiến thắng của một cá nhân với cái nhìn giễu

cợt, “chán nản”, và đúc rút rằng sự thành công của con ngƣời luôn đƣợc khởi sinh từ sự
tiếp nối cộng đồng. Theo quan điểm của Meeker, bi kịch là một sản phẩm của chủ nghĩa
nhân loại phƣơng Tây, đồng thời có mối quan hệ thảm khốc với tự nhiên, nó ca ngợi tầm
quan trọng của mỗi cá nhân và đặt ra “giả thuyết về sự vƣợt trội của con ngƣời đối với
quá trình phát triển của tự nhiên nhằm chứng minh sự khai phá của con ngƣời về thiên
nhiên mà không quan tâm đến hậu quả”. Qua đó, Meeker nhận ra, “từ quan điểm không
khoan nhƣợng của sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên, văn học đóng góp nhiều cho sự tồn
tại của chúng ta hơn là sự tuyệt chủng của nhân loại”, và ông đề xuất: “Con ngƣời đang
là những sinh vật thuộc về văn học duy nhất trên trái đất. Nếu sự sáng tạo văn học là
một đặc điểm quan trọng của loài ngƣời, nó cần đƣợc kiểm tra một cách cẩn thận và
trung thực để khám phá ảnh hƣởng của nó đối với hành vi của con ngƣời và môi trƣờng
tự nhiên – để xác định vai trò gì, nếu có, nó đóng vai trò trong sự bảo vệ và sự tồn tại
của nhân loại, và những gì nó cho thấy một cái nhìn sâu sắc vào các mối quan hệ của
con ngƣời với các loài khác và với thế giới xung quanh chúng ta” [77, tr.3-4].
Trên cơ sở này, năm 1978, trong tiểu luận Văn học và Sinh thái học: Một thử
nghiệm trong Phê bình sinh thái (Literature and Ecology: An Experiment in
Ecocriticism), thuật ngữ “Phê bình sinh thái” (Ecocriticism) lần đầu tiên đƣợc William
Rueckert sử dụng, gợi ý rằng đây là sự “kết hợp văn học và sinh thái học”. Ông kiến
nghị, lí luận văn học hiện đại nên “xây dựng đƣợc một hệ thống thi pháp sinh thái” để
tạo nên một “tầm nhìn sinh thái” kết nối văn học với sinh thái học.
Tuy nhiên, phải đến một thập niên sau, lí thuyết phê bình sinh thái mới đƣợc
nhắc đến mạnh mẽ trong cuốn Giảng dạy văn học môi trường: Tài liệu, Phương pháp
và Tiềm năng (Teaching Environmental Literature: Materials, Methods, Resources) do
Frederick O. Waage chủ biên, xuất bản năm 1985 bởi Hội ngôn ngữ học hiện đại; công
trình đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu ở Mĩ tiến hành mở bộ môn liên quan đến văn học
sinh thái và tiến hành nghiên cứu lĩnh vực này.
Sau đó, trong Đại hội “Hội văn học miền Tây” nƣớc Mỹ năm 1989, Cheryll
Glotfelty với báo cáo Vì một nền phê bình văn học sinh thái (Toward an Ecological literary
criticism) và Glen. A. Love với báo cáo Định giá lại tự nhiên: Vì một nền phê bình sinh thái
6



học (Revaluing Nature: Toward an ecological criticism) đã lần nữa khẳng định sự hiện diện
của phê bình sinh thái rất thiết thực trong văn học và lí luận phê bình hiện đại.
Năm 1990, cuốn The Norton: Cuốn sách của lối viết tự nhiên (The Norton: book
of nature writing) do Robert Finch và John Elder chủ biên ra đời, đã giới thiệu những
tác phẩm quan trọng viết về tự nhiên của Âu Mĩ từ thế kỉ XVIII. Hiệu ứng cuốn sách
mang lại là sự mở rộng hiểu biết của độc giả về phê bình sinh thái, đƣa lí thuyết này đến
gần hơn với mọi ngƣời.
Đến năm 1991, hội thảo “Phê bình sinh thái: Xanh hóa nghiên cứu văn học”
(Ecocriticism: The Greening of Literary Studies) do Harold Fromm chủ trì đã diễn ra
tại Hội Ngôn ngữ học Hiện đại Mĩ, tập hợp những công trình nghiên cứu về “lối viết tự
nhiên” và văn học viết về môi trƣờng. Cũng trong năm này, tại Anh, Jonathan Bate
(Đại học Liverpool) xuất bản chuyên luận Sinh thái học lãng mạn: Wordsworth và
truyền thống môi trường (Romantic Ecology: Wordsworth and the Environmental
Tradition). Khi nghiên cứu, J. Bate đã sử dụng thuật ngữ “phê bình sinh thái văn học”
(literary ecocriticism). Các chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của cuốn sách này đánh
dấu bƣớc mở đầu của phê bình sinh thái Anh.
Ở giai đoạn này, phê bình sinh thái vẫn đang bƣớc những bƣớc đầu tiên chậm
rãi và chƣa có hệ thống. Các nhà nghiên cứu văn học và văn hóa đã phát triển lí thuyết
và phê bình về phƣơng diện sinh thái bằng cách tiếp cận liên ngành. Nhƣng các nghiên
cứu của họ đƣợc coi là “những nghiên cứu của lối viết tự nhiên” (the study of nature
writing) xuất hiện đơn lẻ với những tên gọi khác nhau nhƣ: chủ nghĩa đồng quê, sinh
thái học nhân văn, chủ nghĩa địa phƣơng (regionalism), phong cảnh trong văn học,
nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary studies)… Cho nên, hai mƣơi năm đầu tiên
vẫn là giai đoạn manh nha hình thành của phê bình sinh thái.
1.1.1.2. Chặng hai từ 1992 đến 2004: bùng nổ lí thuyết phê bình sinh thái
Năm 1992, một sự kiện quan trọng tạo nên bƣớc chuyển cho phê bình sinh thái là
Hội nghiên cứu văn học và môi trƣờng (The Association for the Study of literature and
Environment), gọi tắt là ASLE đƣợc thành lập ở trƣờng đại học Nevada (Mĩ). Đây là

một tổ chức học thuật phê bình sinh thái mang tính quốc tế, với hơn nghìn hội viên đến
từ các nƣớc khác nhau. Bằng việc tổ chức các hội thảo quốc tế, các cuộc thảo luận quy
mô nhỏ, xuất bản tập san, giới thiệu những thành quả phê bình sinh thái mới nhất,… hội
7


ASLE đã làm cho khuynh hƣớng phê bình sinh thái ngày càng lan rộng và phát triển
mạnh mẽ. Hội trƣởng đầu tiên của ASLE - Scott Slovic là một trong những ngƣời có
nhiều thành tựu nghiên cứu về phê bình sinh thái. Scott Slovic bắt đầu tiếp cận phê bình
sinh thái năm 1989. Đến năm 1992, ông xuất bản chuyên luận Tìm kiếm ý thức sinh thái
trong văn bản viết về tự nhiên ở Mỹ (Seeking Awareness on America Nature writing), có
ảnh hƣởng rất lớn ở Mĩ. Các nhà văn sinh thái nổi tiếng nhƣ Annie, Edward, Abbey,
Wedell Bery, Bary Lopez đều đƣợc Slovic quan tâm tìm hiểu. Ông chú ý đến những
sách viết về tự nhiên và nguyên nhân tâm lí của văn học sinh thái, đồng thời cũng quan
tâm đến cơ chế bên trong sự giao lƣu giữa con ngƣời và tự nhiên.
Tiếp đó, một loạt công trình về phê bình sinh thái đƣợc công bố và tạo dấu ấn đặc
biệt, nhƣ: cuốn sách Bản đồ cảnh quan vô hình: Văn học dân gian, Văn học viết và Ý
thức nơi chốn (Mapping the Invisible Landscape: Folklore, Writing and the Sense of
Place) của Kent C. Ryden xuất bản năm 1993 đã tiến hành một cuộc khảo sát quy mô và
cặn kẽ về nơi chốn. Dựa vào các phƣơng pháp và tƣ liệu địa lí, truyện kể dân gian và
văn học viết, cuốn sách là những phân tích liên ngành sâu rộng về nơi chốn, nhận thức
vai trò quan trọng của vị trí địa lí trong việc hình thành nên văn hóa địa phƣơng cũng
nhƣ cách thức nơi chốn tác động đến cuộc sống cá nhân. Qua đó, Ryden phát hiện mối
liên hệ biện chứng giữa một vùng địa phƣơng và sự thể hiện địa phƣơng đó trong văn
học, đóng góp một tiếng nói quan trọng trong lĩnh vực phê bình. Năm 1994, chuyên luận
Phê bình văn học sinh thái: tưởng tượng lãng mạn và Sinh học tư duy (Ecological
literary criticism: romantic imagining and the Biology of mind) của Karl Kroeber biên
soạn đã bàn luận những vấn đề chính yếu của phê bình sinh thái nhƣ nguyên nhân hình
thành, đặc trƣng, tiêu chuẩn và mục đích của phê bình sinh thái. Năm 1995, chuyên luận
Tưởng tượng về môi trường: Thoreau, văn viết tự nhiên và sự hình thành của văn hóa

Mĩ (The Environmental Imagination: Thoreau, Nature Writing, and the Formation of
American Culture) của Lawence Buell xuất bản đã nghiên cứu trƣờng hợp nhà văn
Thoreau qua tác phẩm Walden và kiến nghị vai trò, trách nhiệm của văn học đối với môi
trƣờng, vì ông cho rằng, “nguy cơ môi trƣờng bao gồm cả nguy cơ trong tƣởng tƣợng”.
Tuy nhiên, tác phẩm đƣợc xem nhƣ tài liệu nhập môn của phê bình sinh
tháilàTuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học Văn học (The
Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology), xuất bản năm 1996, do Cheryll

8


Glotfelty và Harold Fromm chủ biên. Cuốn sách gồm hai mƣơi sáu bài viết, là kết hợp
những bài tái bản lẫn mới công bố, đƣợc chia làm ba phần: Phần một – Lí thuyết sinh thái
học: Sự phản ánh thiên nhiên và văn hóa; Phần hai – Những quan tâm phê bình sinh thái
trong tiểu thuyết và kịch; Phần ba – Các nghiên cứu quan trọng của Văn học Môi trƣờng.
Đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và môi trƣờng vật lí, công trình đã chỉ ra Sinh
thái văn học là nghiên cứu những cách thức của lối viết vừa phản ánh lại vừa ảnh hƣởng
tƣơng tác nhƣ thế nào giữa con ngƣời với thế giới tự nhiên. Tác phẩm đã cung cấp một hệ
thống tổng quan về những vấn đề then chốt xung quanh lí thuyết mới này, nhƣ: khái niệm
phê bình sinh thái, nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển trong hơn hai mƣơi năm qua
và đƣa ra những diễn giải tại sao phê bình sinh thái lại có vai trò quan trọng trong nghiên
cứu văn học hôm nay. Đây chính là công trình đầu tiên chiếu sáng vào một lĩnh vực
nghiên cứu có sự tham gia một cách đầy đủ của các ngành khoa học – xã hội với các vấn
đề đƣơng đại cấp bách của chúng ta – cuộc khủng hoảng môi trƣờng toàn cầu.
Năm 1999, công trình chuyên sâu về phê bình sinh thái đô thị đƣợc ấn hành do
Michael Bennett và David W. Teague biên soạn có tên Bản chất của các thành phố: Phê
bình sinh thái và Môi trường đô thị (The Nature of Cities: Ecocriticism and Urban
Environments). Vốn là những nhà nghiên cứu xuất thân từ thành thị, Michael Bennett và
David W. Teague đã trình bày trên tinh thần đƣa phê bình sinh thái từ vùng hoang dã trở
về nhà. Qua 6 phần chính: phần 1 – Bản chất của các thành phố, phần 2 – Lối viết bản

chất đô thị, phần 3 – Công viên thành phố, phần 4 – Đô thị “hoang dã”, phần 5 – Sinh thái
học nữ quyền và Thành phố, phần 6 – Lí thuyết không gian đô thị, cuốn sách này đã chỉ ra
rằng, các thành phố thƣờng đƣợc cho là tách biệt với thiên nhiên, nhƣng xu hƣớng gần
đây của phê bình sinh thái đòi hỏi chúng ta xem xét thành phố cũng là một phần của hệ
sinh thái. Và rõ ràng, sự tƣơng tác của văn hóa và tự nhiên ở các thành phố và vùng ngoại
ô cũng phong phú, đa dạng không kém gì những vùng nông thôn, hoang dã. Soi chiếu từ
góc độ này, các nhà nghiên cứu cũng truyền tải thông điệp gửi gắm những thị dân về vị trí
của họ trong việc cân bằng môi trƣờng sống.
Bƣớc sang thế kỉ XXI, phê bình sinh thái thực sự phát triển sâu rộng, trở thành một
hiện tƣợng lí luận phê bình văn học – văn hóa toàn cầu. Nhiều hội thảo liên tiếp đƣợc diễn
ra: Tháng 6 năm 2000 tại Đại học Cork tiến hành Hội thảo khoa học Quốc tế đa ngành với
chủ đề “Giá trị của môi trƣờng”. Tháng 10 năm đó, tại Đại học Danjiang Đài Loan đã tổ
chức Hội thảo Quốc tế phê bình sinh thái với chủ đề “Diễn ngôn sinh thái”.
9


Các chuyên luận phê bình sinh thái giai đoạn này mang tính cô đúc, đi sâu hơn về
học thuật. Tiêu biểu: cuốn Tuyển tập Nghiên cứu Xanh: từ Chủ nghĩa lãng mạn đến Phê
bình sinh thái (The Green Studies Reader: From Romanticism to Ecocriticism) của
Laurence Coupe. Tác phẩm chứng minh rằng, phê bình sinh thái của Anh đƣợc sinh ra từ
phong trào Lãng mạn Anh những năm 90 thế kỉ XVIII hơn là phong trào Tiên nghiệm Mỹ
trong thập kỉ 40 thế kỉ XIX. Và không giống với các nhà phê bình Mĩ, các nhà phê bình
Anh quốc ngay thời kì đầu đã nghiêng hơn về “nghiên cứu xanh” chứ không phải “phê
bình sinh thái”. Đồng thời, nếu phê bình sinh thái Mỹ thiên về ca tụng tự nhiên thì phê
bình sinh thái Anh thiên về cảnh báo môi trƣờng.
Cũng cần phải kể thêm công trình tiếp theo của Lawrence Buell là: Viết vì một
Thế giới lâm nguy: Văn học, Văn hóa, Môi trường nước Mĩ và các quốc gia khác
(Writing for an Endangered World: Literature, Culture, and Environment in the
United States and Beyond, 2001). Cuốn sách có điểm khác so với các trƣớc tác khác là
không chỉ đơn phƣơng bàn luận văn học có khuynh hƣớng tự nhiên nữa, mà tuyển

chọn cũng nhƣ thảo luận tác phẩm văn học có khuynh hƣớng tự nhiên tiêu biểu và
những tác phẩm văn học có khuynh hƣớng văn hóa, làm rõ quan điểm tƣ tƣởng khác
nhau trên hệ thống diễn ngôn luân lí sinh thái, hiện đại hóa, phát triển, tài nguyên, ô
nhiễm. Phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ vậy có lợi đối với việc thúc đẩy sự hình thành
những tri thức chung cơ bản trong quá trình đối thoại của những quan điểm khác nhau,
đồng thời làm cho phê bình sinh thái càng có tính sắc bén, mang đến mô hình có ý
nghĩa cho văn học truyền thống từ góc nhìn sinh thái.
Greg Garrard, giáo sƣ tại Đại học British Columbia, thành viên sáng lập và là
cựu chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu về Văn học và Môi trƣờng (Anh và Ireland). Ông là
tác giả cuốn sách Phê bình sinh thái (Ecocriticism) xuất bản năm 2004, trong đó lƣu ý
việc: phê bình sinh thái nhấn mạnh cách thức mà chúng ta tƣởng tƣợng và miêu tả mối
quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo văn hóa. Sự
tiếp cận của Greg Garrard dựa trên sự phát triển của phong trào và nghiên cứu những
khái niệm mà các nhà phê bình sinh thái đang sử dụng nhiều nhất, bao gồm: Sự ô
nhiễm; Vùng hoang dã; Tận thế; Nơi trú ngụ; Động vật; Trái đất, cùng với một danh
mục thuật ngữ và những đề xuất để tham khảo thêm. Ông chứng minh rằng không có
quan điểm duy nhất hay đơn giản hợp nhất tất cả các nhà phê bình sinh thái. Chuyên
10


luận này đƣợc xem là một bƣớc đi ý nghĩa trong phát triển nghiên cứu văn học và văn
hóagần đây, tạo tiền đề cho những nghiên cứu mới về phê bình sinh thái sau này.
Ngoài ra còn có một số giáo trình lí luận đề cập đến phê bình sinh thái nhƣ một lí
thuyết văn học mới nổi cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, chẳng hạn nhƣ: Giới thiệu Phê
bình đầu thế kỉ XXI (Introducing Criticism at the Twenty-First Century) do Julian
Wolfreys biên tập, có Chƣơng 7 - “Phê bình sinh thái” đƣợc Kate Rigby viết đã giới
thiệu tƣờng tận về phê bình sinh thái. Giáo trình Nhập môn lí thuyết: dẫn luận lí luận
văn học và văn hóa (Beginning Theory: An Introduction to Literary and Cultural
Theory) tái bản năm 2002, cũng có một chƣơng mới là “Phê bình sinh thái” do Peter
Barry soạn thêm (ấn phẩm xuất bản năm 1995 chƣa có chƣơng này). Ngoài ra, còn có

một số bài viết tiêu biểu khác nhƣ: Phê bình sinh thái: Thế giới tự nhiên trong kính
ngắm văn học (Ecocriticism: Natural world in the literary viewfinder) của Serpil
Oppermann; Bài ca trái đất (The Song of the Earth) của Jonathan Bate...
1.1.1.3. Chặng ba từ 2005 đến nay: sự hoàn thiện và mở rộng phê bình sinh thái
Mốc quan trọng đánh dấu bƣớc chuyển của lí thuyết này bắt nguồn từ sự ra đời
chuyên luận phê bình sinh thái thứ ba của Lawrence Buell mang tên: Tương lai của
phê bình môi trường: khủng hoảng môi trường và tưởng tượng văn học (The Future of
Environmental Criticism: Environmental Crisis and Literary Imagination). Lawrence
đặt phê bình sinh thái vào chỉnh thể lĩnh vực nghiên cứu văn hóa và văn học để khảo
sát, chỉ ra một cách rõ ràng “sự chuyển hƣớng của sinh thái môi trƣờng trong những
nghiên cứu về văn học và văn hóa” (the environment turn in literary and cultural
studies), “diễn ngôn sinh thái của văn học” (literary ecodiscourse) đƣợc sử dụng rộng
rãi hơn, hình thành hệ thống toàn cầu hóa hơn, đƣợc thảo luận liên ngành nhiều hơn,
đƣợc cấu thành từ nhiều phƣơng diện hơn.
Đến năm 2006, phê bình sinh thái tiếp tục đƣợc mở rộng khi công trình Tự nhiên
trong nghiên cứu văn học và văn hóa – Cuộc đàm luận bên kia Đại Tây Dương về phê
bình sinh thái (Nature in literary and cultural studies – Transatlantic conversations on
ecocriticism) đƣợc biên soạn bởi Catrin Gersdorf và Sylvia Mayer xuất bản. Tác phẩm
này đã khẳng định phê bình sinh thái là phƣơng pháp nghiên cứu tiên tiến, đón đầu xu
thế thời đại trong bối cảnh ngày nay, gồm bốn phần: Lí thuyết tự nhiên của phê bình
sinh thái; Định vị tự nhiên trong ngôn ngữ, văn học và văn hóa hằng ngày; Tự nhiên,
11


văn học và không gian quốc gia; Những đạo đức của tự nhiên. Nó đã cung cấp thêm
một số lí thuyết và khái niệm liên quan đến phê bình sinh thái nhằm hƣớng đến một sự
nghiên cứu nghiêm ngặt hơn về tự nhiên bằng một thách thức thiết lập văn hóa, chính trị
và những quy chuẩn đạo đức. Công trình này ủng hộ mạnh mẽ sự phát triển của phê
bình sinh thái nhƣ một phƣơng pháp tái xem xét lịch sử về ý thức hệ, về mặt thẩm mĩ và
đạo đức có động cơ thúc đẩy những khái niệm của tự nhiên, chức năng xây dựng và sự

ẩn dụ của nó trong các hoạt động văn học và văn hóa khác. Từ đó, tác phẩm tạo ra một
cuộc đối thoại xuyên Đại Tây Dƣơng đã từng đƣợc diễn ra từ thập niên cuối thế kỉ XX,
chủ yếu là giữa các nhà phê bình sinh thái Mĩ và Anh; đồng thời cũng mở rộng cuộc trò
chuyện này với những tiếng nói mới (từ Đức, Estonia, Lithuania) và đối tƣợng khu vực
khác (văn học bằng tiếng Đức, ngôn ngữ học định hƣớng về mặt sinh thái).
Năm 2008, Scott Slovic xuất bản cuốn Đi xa để suy nghĩ: Nhập thế, xuất thế và
trách nhiệm của phê bình sinh thái (Going Away to Think: Engagement, Retreat, and
Ecocritical Responsibility) gợi mở tầm quan trọng của phê bình sinh thái trong việc
tham gia vào đời sống xã hội. Qua 17 tiểu luận, tác giả đƣa ngƣời đọc phiêu lƣu cùng
những chuyến đi thâm nhập thực tiễn từ Oregon, Mexico, Nevada… để chứng minh
rằng ngôn ngữ và truyền thông là mấu chốt tạo ra sự thay đổi tích cực về môi trƣờng,
trong đó, các nhà phê bình sinh thái là ngƣời có vai trò quan trọng điều phối phê bình
sinh thái đến gần hơn với công chúng bằng cách hòa nhập vào tự nhiên, vào cộng đồng
hoặc cống hiến nghiêm túc, chuyên sâu vào nghiên cứu khoa học. Không đơn thuần là
một cuốn sách về học thuật, cuốn sách đã mở đầu cho những chuyển hƣớng sau này
của phê bình sinh thái từ góc nhìn trải nghiệm của nhà nghiên cứu.
Năm 2011, giáo sƣ Susan Rowland ra mắt tác phẩm Tinh thần phê bình sinh
thái: Văn học, sự phức tạp của tiến hóa và Jung (The Ecocritical Psyche: Literature,
Evolutionary Complexity and Jung) đƣợc xem là “bƣớc đột phá” của phê bình sinh
thái, bởi đây là lần đầu tiên, nghiên cứu phê bình sinh thái đã có sự kết hợp liên ngành
với tâm lí học, cùng các ý tƣởng của Jung, huyền thoại và lí thuyết tiến hóa của
Shakespeare và Jane Austen. Thông qua việc nghiên cứu sự sản sinh những biểu
tƣợng, huyền thoại và tiến hóa trong các văn bản nhƣ Khu vườn bí mật (The Secret
Garden), Giông tố (The Tempest), Đỉnh cao lộng gió và Sư tử (Wuthering Heights and
The Lion), Phù thủy và tủ quần áo (The Witch and the Wardrobe), Susan đã chứng
12


minh văn học là nơi tƣởng tƣợng, xa rời với tự nhiên, mà khởi nguồn của nó là từ một
thế giới phi-nhân-loại khác. Nhận thấy, “biểu tƣợng không chỉ là thuộc tính của một

mình bản ngã hay tinh thần, nó còn là tiếng nói của tự nhiên xuyên qua chúng ta”,
Susan đã phân tích những ý tƣởng của C. Jung trong việc sáng tạo ra những hình ảnh
tƣởng tƣợng đã kết nối nhân loại và tự nhiên nhƣ thế nào.
Đến năm 2013, cuốn Sổ tay Oxford về Phê bình sinh thái (The Oxford handbook of
Ecocriticism) do Greg Garrard biên tập đƣợc ghi nhận nhƣ công trình đánh dấu thời kì
phát triển vƣợt trội của phong trào phê bình sinh thái, phát hành nhằm kỉ niệm hai mƣơi
năm thành lập Hiệp hội nghiên cứu về Văn học và Môi trƣờng (ASLE). Tác phẩm đƣợc tổ
chức hợp lí, rõ ràng, đi từ lịch sử vấn đề, đến phạm trù lí thuyết và sau cùng là đƣa ra
những quan điểm về phê bình sinh thái tại một số nƣớc trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Ấn
Độ, Trung Quốc, Đức… Điểm nổi bật của Sổ tay Oxford về Phê bình sinh thái chính là đã
tập hợp những bài nghiên cứu của các học giả chuyên sâu bàn luận về sự hình thành lí
thuyết phê bình sinh thái diễn ra nhƣ thế nào, chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi các triết gia và
nhà tƣ tƣởng ra sao, tiêu biểu nhƣ Gaston Bachelard, Roland Barthes, Jacques Derrida,
Michel Foucault, Sigmund Freud, David Harvey, Martin Heidegger, Edmund Husserl,
Wolfgang Iser, Fredric Jameson, Jacques Lacan, Ferdinand de Saussure, Raymond
Williams... Những nguồn này giúp cho các nhà phê bình sinh thái tạo ra các lí thuyết kết
nối giữa văn học và môi trƣờng, ví dụ: bản chất của ngôn ngữ, tính văn bản, nhận thức về
không gian, xây dựng sự khác biệt, ranh giới các loài, tầng lớp xã hội, quyền lực, rủi ro, ý
thức hệ, phân điểm, tâm lí con ngƣời, nhận thức luận, và bản thể học. Khi biên tập,
Garrard đã tạo ra sự cân bằng hợp lí giữa những bài khái quát trọng tâm và những đột phá
thử nghiệm vào lãnh thổ mới. Độc giả sẽ đƣợc dẫn nhập những cách tiếp cận mới vào giai
đoạn nghiên cứu khả thi phê bình sinh thái nhƣ chủ nghĩa lãng mạn và văn học thế kỉ
XIX, cũng nhƣ mạo hiểm vào giai đoạn ít đƣợc nghiên cứu, nhƣ thời trung cổ và hậu hiện
đại. Tác phẩm còn đi sâu vào lí thuyết mới, nhƣ phê bình sinh thái hậu thuộc địa, công
bằng môi trƣờng, khoa học nữ quyền, và giới thiệu các bài viết đã táo bạo vào địa hạt mới
nhƣ kí hiệu học sinh học (biosemiotics) và khoa học siêu nhiên (paraphysics). Bên cạnh
đó còn có một số công trình đƣa ra lập luận mới về những thể loại định hƣớng tự nhiên,
chẳng hạn: “Có phải là Cái chết của Lối viết Tự nhiên?” của Daniel J. Philippon tìm hiểu
tất cả thể loại đã từng có trƣớc đây nhƣng bị các nhà phê bình sinh thái bỏ qua, nhƣ truyện
13



hài, âm nhạc thời xƣa, văn học thiếu nhi, và phƣơng tiện truyền thông kĩ thuật số. Tác
phẩm đã thu hút nhiều mối quan tâm của nhiều nhà phê bình trong những năm cuối thế kỉ
XX về vấn đề sinh thái trong văn học, tạo ra một hiệu ứng phát triển của lĩnh vực này tới
từng khu vực, quốc gia.
Năm 2014, cuốn sách Sự mơ hồ sinh thái, Cộng đồng và Phát triển: Hướng tới một
Phê bình sinh thái Chính trị (Ecoambiguity, Community, and Development: Toward a
Politicized Ecocriticism) do Scott Sloviic, S. Rangarajan và V. Sarveswaran biên tập lại là
một công trình đƣợc đóng góp bởi rất nhiều nhà lí luận hàng đầu về văn hóa – môi trƣờng
ở các nƣớc đang phát triển, từ Nam Á đến Mĩ Latin. Mƣời hai chƣơng của cuốn sách đƣợc
gắn kết với nhau thông qua sự nhất trí của các tác giả về sự phức tạp của “văn hóa tự
nhiên”, làm sáng tỏ mối tƣơng quan của các vấn đề nhân quyền và suy thoái môi trƣờng.
Một số tác giả giải quyết sự mơ hồ trong vai trò biểu hiện ngôn ngữ và văn học, nghiên
cứu tƣơng phản ngôn ngữ của chính nó “để đƣa ra sự truyền đạt thế giới vật chất mà các
nền văn hóa tìm kiếm để tồn tại”. Qua đó, công trình thiết lập nhận thức mới trong mối
quan hệ giữa địa chính trị và bảo vệ môi trƣờng và xã hội. Tuyển tập này áp dụng một
diễn thuyết của Nam Địa cầu nhƣ một cấu trúc chuẩn để điều hƣớng về cách thức suy biến
sinh thái và áp bức văn hóa bị lây lan ở cộng đồng địa phƣơng lẫn toàn cầu.
Từ những công trình mà chúng tôi tiếp cận đƣợc trong nghiên cứu về phê bình
sinh thái, có thể nhận thấy đây là vấn đề đang đƣợc nhiều chuyên gia văn hóa – văn
học từ khắp nơi trên thế giới quan tâm; hơn nữa lí thuyết về phê bình sinh thái vẫn còn
đang ở quá trình định hình, hoàn thiện hơn. Cho nên, tƣơng lai của phê bình sinh thái
gắn với bối cảnh toàn cầu hóa. Nhìn vào những công trình ban đầu, các nhà phê bình
sinh thái tập trung tìm hiểu những văn bản tại quốc gia họ sinh sống (gồm văn bản
tiếng Anh, Đức, và những ngôn ngữ thuộc Tây phƣơng), sau đó, phê bình sinh thái dần
dần rời khỏi địa hạt trung tâm, lƣu ý đến các văn bản ngoài Âu – Mĩ để khai mở những
tiềm năng lí thuyết mới trong nội tại chính nó. Cũng trong quá trình nghiên cứu những
văn bản ngoài Âu – Mĩ, cụ thể ở đây là những văn bản Đông Á, các nhà phê bình sinh
thái còn phát hiện ra “sự mơ hồ” trong thái độ, tình cảm của ngƣời phƣơng Đông đối

với thiên nhiên (trƣờng hợp của Karen Thornber). Đồng thời, bắt nhịp về với phƣơng
Đông, phê bình sinh thái đã kết nối với các tƣ tƣởng triết học sinh thái môi trƣờng hiện
đại và nguồn mạch tƣ tƣởng văn hóa phƣơng Đông ngàn xƣa (Nho giáo, Đạo giáo,
14


Phật giáo) để đề xuất một cách ứng xử mới với tự nhiên, tái thiết môi sinh. Từ đó cho
thấy sự cần thiết và cấp bách hiện nay trong việc dẫn nhập, áp dụng lí thuyết phê bình
sinh thái vào nghiên cứu văn học các nƣớc châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng.
1.1.2. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái ở Việt Nam
Văn học Việt Nam từ sau Đổi mới đã rất cởi mở trong việc tiếp thu những lí
thuyết phê bình khác của thế giới và có những chuyển biến đáng kể. Các vấn đề nhƣ thi
pháp học, tự sự học, phân tâm học, cấu trúc, nữ quyền luận, hậu hiện đại… đƣợc nhiều
học giả, nhà nghiên cứu và nhà văn đón nhận sôi nổi, tạo nên dấu ấn riêng. Nhƣng đối
với trào lƣu phê bình sinh thái vẫn còn ở dạng “tiềm năng cần khai thác”. Tại sao lại
trong trạng thái tiềm năng mà không phát triển sâu rộng nhƣ những lí thuyết vừa kể
trên? Một phần vì ban đầu, lí thuyết phê bình sinh thái đƣợc những học giả sử dụng để
nghiên cứu văn học viết về tự nhiên, nhằm nhấn mạnh văn học nên làm cho độc giả
quay lại “tiếp xúc” với tự nhiên, hƣớng tới xây dựng một nền văn học sinh thái. Trong
khi đó, thiên nhiên vốn dĩ là đề tài quen quá quen thuộc trong văn chƣơng phƣơng
Đông. Nên ngƣời ta hồ nghi rằng, văn học sinh thái liệu có khác gì văn học viết về thiên
nhiên đã có từ ngàn năm trƣớc, nhƣ những áng sử thi hùng tráng Ramayana,
Mahabharata đã ca ngợi vẻ đẹp con ngƣời và tự nhiên, nhƣ những bài thơ Thiền đời
Đƣờng, những bài thơ Haiku Nhật Bản? Hơn nữa, một câu hỏi đƣợc đặt ra: phê bình
sinh thái khi nghiên cứu về tự nhiên sẽ mang lại điểm khác biệt gì so với những lí thuyết
văn học trƣớc đây, chẳng hạn nhƣ thi pháp học cũng đã từng đề cập đến không gian,
thời gian, mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên? Một phần cũng bởi nhiều học giả
cho rằng đây là một lí thuyết “gƣợng ép”, đánh đồng phê bình sinh thái nhƣ một ngành
thuộc sinh thái học, một phong trào văn hóa – xã hội bảo vệ môi trƣờng. Những điều
này cũng đã đƣợc Nguyễn Văn Dân đề cập trong bài viết “Các lí thuyết nghiên cứu văn

học và tính khả dụng” (Văn nghệ, số 15/ 2014). Tác giả cho rằng, phê bình sinh thái
trƣớc hết là một phong trào văn hóa – xã hội bảo vệ môi trƣờng, và “nếu cứ lấy một vấn
đề xã hội bất kì để gắn một cách gƣợng ép với văn học và gọi nó là mỹ học thì chúng ta
sẽ có vô vàn lí thuyết mỹ học nhƣng không áp dụng đƣợc” [11]. Chỉ khi làm rõ những
định kiến và mập mờ trên, phê bình sinh thái mới đƣợc chấp thuận và xem nhƣ là một
ngành nghiên cứu văn học mới có tính khả dụng, cấp bách.

15


Nhìn chung có thể thấy, phê bình sinh thái vận dụng quan điểm sinh thái học hiện
đại khảo sát mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và tự nhiên, xã hội và trạng thái tinh
thần con ngƣời; chất vấn quan hệ giữa ba yếu tố: con ngƣời, tự nhiên, nghệ thuật, qua đó
thể hiện chủ nghĩa sinh thái nhân văn mới, tái cấu trúc các quan niệm cũ để có đƣợc các
quan niệm mới. Lấy vấn đề sinh thái tự nhiên và sinh thái tinh thần trong nghiên cứu
văn học làm trọng yếu, phê bình sinh thái muốn tác phẩm văn chƣơng phải chuyển tải
những chiều hƣớng phức tạp của con ngƣời và tự nhiên, cũng nhƣ quan hệ tƣơng tác
giữa chúng. Hơn nữa, từ góc độ sinh thái, độc giả tiến hành “đọc lại” những tác phẩm
quen thuộc trong văn học truyền thống, đồng thời tìm ra ý nghĩa văn hóa sinh thái và ý
nghĩa mĩ học sinh thái từng bị che lấp, phớt lờ, và “tái xây dựng” (re-construction) mối
quan hệ thẩm mĩ giữa tự nhiên và con ngƣời, con ngƣời và xã hội, con ngƣời và Trái
đất, con ngƣời và tự ngã. Ngoài ra, cần phải hiểu, đây là một lí thuyết liên ngành, có sự
kết hợp giữa văn chƣơng và các ngành khoa học khác để đƣa ra những kiến nghị về vấn
nạn sinh thái. Qua những diễn ngôn về tự nhiên và môi trƣờng, lí thuyết này tác động
đến nhận thức và điều chỉnh quan niệm, hành xử của con ngƣời với thế giới tự nhiên.
Hiểu một cách đơn giản, phê bình sinh thái là sự thức tỉnh của văn học sau khi nhân loại
đối mặt với thảm họa sinh thái, là sự định vị lại vị trí con ngƣời trên Trái đất của các nhà
tƣ tƣởng, nhà nghiên cứu - phê bình văn học hiện đại.
Tất nhiên, bất kì phƣơng pháp nghiên cứu mới hình thành nào cũng đều có
những điểm thiếu rõ ràng về lí luận, phê bình sinh thái cũng không ngoại lệ. Phê bình

sinh thái cũng có một số điểm yếu về tính lí luận và thực hành nghiên cứu. Nhƣng dù
thế nào đi nữa, phê bình sinh thái đã bƣớc ra khỏi sự cầm tù của văn bản, khỏi lối
nghiên cứu nội quan, khép kín, để đến với thực tế đời sống – thấy đƣợc điều Trái đất
đang khẩn thiết kêu gọi. Viết về tự nhiên, về nguy cơ hủy diệt môi sinh, cũng là đề cập
đến sự tồn vong của nhân loại. Chính vì vậy, dù có những trở ngại bƣớc đầu, phê bình
sinh thái vẫn nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn. Tuy
nhiên, ở nƣớc ta, những lƣu tâm của các học giả về lí thuyết này vẫn chƣa sôi nổi nhƣ
nhiều nƣớc trên thế giới. Xét về thời gian xuất hiện lẫn số lƣợng công trình công bố,
đó là một sự “phản ứng chậm”.

16


Trƣớc hết, về mặt du nhập lí thuyết, phê bình sinh thái đã đƣợc dịch thuật và
giới thiệu sang tiếng Việt với một số lƣợng tƣơng đối, mang tính chất cá nhân và có sự
phân giãn thời gian.
Tháng 3 năm 2011, Viện Văn học tổ chức thuyết trình vấn đề phê bình sinh thái,
Karen Thornber (Khoa Văn học so sánh, Đại học Havard) đã trình bày bài giảng
Ecocriticism, giới thiệu tổng quan nội dung, ý nghĩa và lịch sử phát triển của nghiên cứu
văn chƣơng môi trƣờng. Karen Thornber đƣa ra những luận điểm cơ bản mà phê bình
sinh thái hiện nay đang lƣu tâm, nhƣ sau: Thứ nhất, sự tƣởng tƣợng về nơi chốn, từ địa
phƣơng đến toàn cầu; thứ hai, việc sử dụng và phê phán những mô hình nghiên cứu
khoa học trong nghiên cứu văn chƣơng và nghệ thuật; thứ ba, sự khác biệt về giới trong
cảm quan và tƣởng tƣợng về môi trƣờng; thứ tƣ, sự tƣơng tác qua lại về học thuật giữa
phê bình sinh thái và hậu thuộc địa; thứ năm, sự khác biệt giữa “dân bản xứ” và “dân
khai hoang”; thứ sáu, “văn chƣơng và tƣởng tƣợng mĩ học trong những mối quan hệ
xuyên loài”. Đây chính là báo cáo đầu tiên về lí thuyết phê bình sinh thái tại Việt Nam.
Năm 2012, bài viết của Đỗ Văn Hiểu - Phê bình sinh thái - cội nguồn và sự phát
triển là bản dịch đƣợc tổng hợp từ tài liệu tiếng Trung: Phê bình sinh thái Âu Mĩ (Nxb
Học Lâm, 2008) và Phê bình sinh thái: Phát triển và nguồn gốc (trong Tuyển tập văn

luận văn học sinh thái Trung quốc và thế giới, Nxb Đại học Công thƣơng Chiết Giang,
2010). Tác giả giới thiệu một cách hệ thống diễn trình phát triển của phê bình sinh thái
từ những năm 70 của thế kỉ XX cho đến nay, cũng nhƣ chỉ ra cội nguồn tƣ tƣởng, triết
học sinh thái.
Năm 2013, một công trình nữa của Karen Thornber đƣợc Trần Ngọc Hiếu dịch
là Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học, in trong tập Phê bình sinh thái
Đông Á: Tuyển tập phê bình (Các nền văn học, văn hóa và môi trường) (East Asian
Ecocriticism: A Critical Reader (Literatures, Cultures, and the Environment)). Qua
bản dịch này, chúng ta thấy tiềm năng cũng nhƣ triển vọng của phong trào phê bình
sinh thái trong văn học mà Karen Thornber nhấn mạnh. Đặc biệt, khu vực Đông Á là
nơi chịu nhiều ảnh hƣởng sâu sắc của những bất công môi trƣờng, xuống cấp tự nhiên.
Chính lẽ đó, Karen Thornber yêu cầu nhận thức lại về mối quan hệ giữa con ngƣời và
tự nhiên trong văn học, để chấm dứt tình trạng “mơ hồ sinh thái”, xây dựng “ý thức
hành tinh” trong nghiên cứu văn chƣơng.
17


Năm 2014, Trần Thị Ánh Nguyệt đóng góp bản dịch Nghiên cứu văn học trong
thời đại khủng hoảng môi trường đƣợc lấy từ lời giới thiệu của Cheryll Glotfelty trong
Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học văn học (The
Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology) do Cheryll Glotfelty và Harold
Fromm chủ biên – một cuốn sách đƣợc xem là tài liệu nhập môn của phê bình sinh
thái, bởi công trình này có giá trị tổng thuật và khái quát sâu rộng, rõ ràng về lí thuyết.
Năm 2017, cuốn sách Phê bình sinh thái là gì? do Hoàng Tố Mai chủ biên xuất
bản, tập hợp những bản dịch và tổng thuật của các nhà nghiên cứu nhƣ Phạm Phƣơng
Chi, Đặng Thị Thái Hà, Lê Quốc Hiếu, Trần Ngọc Hiếu, Hoàng Tố Mai, Nguyễn
Trƣờng Sinh. Qua những công trình nổi tiếng về phê bình sinh thái của các chuyên gia
văn học có uy tín trên thế giới, cuốn sách đã mang đến những tri thức nền tảng về phê
bình sinh thái, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về lí thuyết này.
Về mặt thực hành phê bình sinh thái, nhiều nhà nghiên cứu cũng bày tỏ sự quan

tâm đến lối tiếp cận mới mẻ này. Chẳng hạn nhƣ “Phê bình sinh thái – khuynh hướng
nghiên cứu văn học mang tính cách tân” (Tạp chí Nhà văn, 12/ 2012) của Đỗ Văn Hiểu
đã khẳng định phê bình sinh thái ra đời mang đến cho nghiên cứu văn học, mĩ học một
góc nhìn mới, tạo ra một động lực phát triển mới, bổ sung cho những khoảng trống trong
nghiên cứu văn học từ trƣớc đến nay. Bài viết làm sáng tỏ một số cách tân cơ bản của phê
bình sinh thái trên phƣơng diện: Tƣ tƣởng nòng cốt, mang một sứ mệnh mới, xây dựng
trên nguyên tắc mĩ học riêng, xác lập đối tƣợng – phạm vi nghiên cứu riêng; bên cạnh đó
cũng lƣu tâm đến hạn chế, khó khăn trong việc phát triển khuynh hƣớng nghiên cứu này.
Năm 2013, trong cuốn sách có tựa đề Văn học Hậu hiện đại – Lí thuyết và thực
tiễn (Lê Huy Bắc chủ biên), Nguyễn Thị Tịnh Thy có bài Phê bình sinh thái – nhìn từ lí
thuyết giải cấu trúc. Tác giả đã chứng minh phê bình sinh thái mang cảm quan hậu hiện
đại và biểu hiện rõ nhất là ở đặc điểm giải cấu trúc qua những khía cạnh: lệch tâm, tản
quyền, cái chết của chủ thể, lật đổ và tái thiết, tính đối thoại… Bài viết nhấn mạnh giải cấu
trúc trong phê bình sinh thái là những tín hiệu nhận biết sự cách tân, phản tƣ của trào lƣu
văn học gắn với những vấn đề thiết thực của đời sống nhân loại trong thời đại ngày nay.
Đi vào tìm hiểu cấu trúc và lịch sử phát triển của phê bình sinh thái, không thể
không nhắc đến bài báo Cần tìm hiểu sự chuyển hướng của Phê bình sinh thái (Văn nghệ,
số 40, 2015) của Phƣơng Lựu. Tác giả cho thấy ngoài ƣu điểm cơ bản, phê bình sinh thái
18


thời kì đầu “chƣa nhận thấy đƣợc chính quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời quyết định
mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên”, và chống đối nguy cơ về sinh thái trong thế
giới hiện đại bằng việc “tiến hành theo phƣơng châm phải thay thế chủ nghĩa nhân loại
trung tâm, bằng chủ nghĩa sinh thái trung tâm”, tuy nhiên tôn vinh chủ nghĩa sinh thái
trung tâm nhƣng lại chƣa giải thích rõ trung tâm của ai. Sau đó, tác giả ghi nhận điểm tiến
bộ của phê bình sinh thái trung tâm đã dần chuyển hƣớng, đƣa vấn đề công bằng về hoàn
cảnh vào tƣ tƣởng học thuật; vì nhận ra, “trên thực tế, sinh thái thoái hóa là hậu quả từ hai
nguyên nhân chính khác. Một là sự tiêu xài quá độ của các nƣớc phát triển cùng một số đô
thị phồn hoa của thế giới thứ ba. Hai là việc quân sự hóa không ngừng tăng trƣởng trong

ngắn hạn (chiến tranh khu vực liên miên) lẫn dài hạn (chạy đua vũ trang, trong đó có vũ
khí hạt nhân hủy diệt)” [24, tr.17]. Kết thúc, Phƣơng Lựu đƣa ra những hƣớng nghiên cứu
chuyên sâu của phê bình sinh thái trong tƣơng lai, nhƣ Chủ nghĩa Mác sinh thái, bày tỏ lí
thuyết này là một khuynh hƣớng văn học với nhiều bổ ích và cần đƣợc khám phá sâu hơn.
Đến đầu năm 2017, Nguyễn Thị Tịnh Thy ra mắt cuốn sách Rừng khô, suối cạn,
biển độc… và văn chương – Phê bình sinh thái, đƣợc đánh giá là công trình nghiên
cứu quy mô về phê bình sinh thái ở nƣớc ta. Với hơn 500 trang sách, những vấn đề
xung quanh các khái niệm tiền đề, các đặc trƣng, đặc tính của phê bình sinh thái, văn
học sinh thái đƣợc tác giả diễn giải tƣờng tận, công phu. Hơn nữa, Nguyễn Thị Tịnh
Thy còn đề xuất phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp đối với phê bình sinh thái: “Phê
bình sinh thái là một kiểu tiếp cận văn chƣơng theo chủ đề. Vấn đề sinh thái trong tác
phẩm, quan điểm sinh thái, trách nhiệm sinh thái của nhà phê bình là mục đích chính.
Điều này giống nhƣ phê bình văn hóa, phê bình nữ quyền, phê bình hậu thực dân… Vì
thế, vấn đề phƣơng pháp không quá phức tạp, và cũng không có nhiều khác biệt so đặc
điểm chung của nghiên cứu văn học. Điều cốt yếu là xác định mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu, sau đó tùy vào đối tƣợng khảo sát là văn bản văn học cụ thể, ngƣời nghiên
cứu có thể chọn, kết hợp những phƣơng pháp thích hợp” [60, tr.277]. Từ đó, tác giả
đƣa ra những công trình ứng dụng và thực hành tham khảo qua những sáng tác cụ thể
ở Việt Nam và các nƣớc lân cận nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản.
Về ứng dụng phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học, có rất nhiều công
trình, bài viết đã phân tích các hiện tƣợng văn học từ góc nhìn sinh thái, tiêu biểu nhƣ:
Bài báo Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – Từ điểm nhìn phê bình sinh
thái của Đặng Thị Thái Hà (đăng trên ), đã soi chiếu truyện ngắn
19


Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn phê bình sinh thái. Tác giả phát hiện và trình bày những
phản ứng cụ thể của diễn ngôn văn học đƣơng đại (thông qua tác phẩm của một nhà văn
tiêu biểu) trƣớc thực trạng môi trƣờng, và trƣớc cả những tạo dựng đã có về môi trƣờng.
Mọi sự xem xét trong bài viết đều bắt đầu từ sự đối sánh những cách “phản ứng”, “kiến

tạo”, “trình hiện” trong văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp với chính hệ thống phân cấp nhị
nguyên luận đã trở thành cố hữu, nhƣ chất vấn cặp đối lập nhị nguyên: Nhân loại
(human) – Tự nhiên phi nhân (non-human Nature). Bên cạnh đó, tác giả còn phân loại,
liệt kê những không gian sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: không gian
thôn dã, không gian hoang dã. Tìm hiểu cách kiến tạo không gian trong diễn ngôn cũng
có nghĩa tác giả hƣớng đến tìm hiểu những quy ƣớc văn học, và cùng với nó, những giả
định văn hóa về sự tồn tại của con ngƣời giữa giới tự nhiên phi nhân.
Đƣa lí thuyết phê bình sinh thái vào diễn giải thơ ca, Nguyễn Đăng Điệp có bài
Thơ mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa (Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 2014). Tác
giả cho rằng, thiên nhiên là một đề tài có vị trí quan trọng trong thơ lãng mạn nói
chung, Thơ mới Việt Nam nói riêng. Những vần thơ về đồng quê của Thơ mới thể hiện
tình yêu mà các thi sĩ dành cho thiên nhiên với tƣ cách là những vẻ đẹp thanh tân. “Về
phƣơng diện nào đó, đây cũng chính là ý thức chống lại sự tàn phá môi trƣờng của văn
minh công nghiệp. Con hổ trong Nhớ rừng của Thế Lữ mang vẻ đẹp “hoài cổ” qua
khối ẩn ức lớn dần vì ý thức đƣợc sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, giữa tự do và bị
tƣớc đoạt tự do, giữa tự nhiên hoang sơ rộng lớn và môi trƣờng nhân tạo nhỏ hẹp.
Ngƣời đọc dễ dàng cảm nhận “khối sầu đô thị” của Xuân Diệu (Lời kĩ nữ), Vũ Hoàng
Chƣơng (Say), Đinh Hùng (Bài ca man rợ)…” [12].
Đề tài khoa học Tôtem sói của Khương Nhung nhìn từ lí thuyết phê bình sinh
thái (Đại học Sƣ phạm Huế, 2013) của Nguyễn Thị Tịnh Thy đã nghiên cứu một tác
phẩm của văn học Trung Quốc từ lí thuyết phê bình sinh thái. Tôtem sói là tác phẩm
văn học sinh thái gây tranh cãi. Một số ngƣời cho rằng tác phẩm tập trung quá nhiều
vào vấn đề chủng loài, vào cuộc đấu tranh sinh tồn, giành giật sự sống và ngôi thứ
trong thế giới tự nhiên. Cũng có ý kiến khác rằng, Khƣơng Nhung thể hiện ý đồ muốn
hồi sinh tinh thần đại Hán; hay cáo buộc tác giả kích động sự đối kháng dân tộc thiểu
số tại một thời điểm khi chính phủ Trung Quốc ủng hộ việc xây dựng một “xã hội hài
hòa Xã hội chủ nghĩa” dựa trên Khổng giáo bởi vì thông qua hình tƣợng chó sói của
20



×