Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đề thi HSG cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 101 trang )

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 01
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG Địa 9 –Huyện Đông Sơn - Năm học 2018 – 2019)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2.0 điểm):
Hãy nêu hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích vì sao có
hiện tượng mùa trên Trái Đất.
Câu 2 (3.0 điểm):
a. Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?
b. Hãy kể tên 4 hệ thống sông chính ở Thanh Hóa và nêu giá trị kinh tế của sông
ngòi Thanh Hóa?
Câu 3 (2.0 điểm):
Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở
những mặt nào? Cho ví dụ.
Câu 4 (3.0 điểm):
Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ?
Câu 5 (3.0 điểm):
Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng? Trong công nghiệp nước
ta hiện nay ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất vì sao?
Câu 6 (6.0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm ở nước ta
Năm
1985
1990
1995


2000
2002
2005
Diện tích
5704
60443
6765
7666
7504
7329
(nghìn ha)
Sản lượng
15874
19225
24964
32529
34400
35833
(nghìn tấn)
Năng suất
27,8
31,8
36,9
42,4
45,8
48,9
(tạ/ha)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng,
năng suất lúa cả năm ở nước ta trong thời kì 1985 - 2005.
b. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó.

-------------------------------------- Hết --------------------------------------(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam- NXBGD phát hành)

/>
1


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 01
ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 9
(Đề thi HSG Địa 9 –H. Đông Sơn - Năm học 2018 – 2019)
Câu

Nội dung
Điểm
Hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích
* Các hệ quả:
- Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
0,5
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ 0,5
Câu 1
độ.
(2 điểm)
* Giải thích:
- Do Trái Đất có dạng hình cầu.
0,5
- Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong quá trình 0,5
chuyển động
1. Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió

mùa ẩm (2đ)
- Tính chất nhiệt đới:
+ Bình quân 1km2 lãnh thổ nhận được 1 triệu Kiloo calo/ năm, 0,75
số giờ nắng đạt từ 1400- 3000 giờ / năm.
+ Nhiệt độ trung bình trên 210 C và tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Gió mùa: Có hai mùa khí hậu phù hợp với hai mùa gió là mùa
đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc, mùa hạ nóng với gió mùa 0,5
Tây Nam.
- Tính chất ẩm:
+ Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1500 – 2000 mm/ năm, độ 0,75
ẩm không khí trên 80%.
+ Một số nơi do điều kiện địa hình , lượng mưa hàng năm tăng
Câu 2
(4 điểm) lên rất cao như Bắc Quang ( Hà Giang) 4802mm, Hoàng Liên Sơn
(Lào Cai) 3552 mm, Huế 2568 mm, và Hòn Ba ( Quảng Nam)
3752mm.
2. Bốn hệ thống sông ngòi ở Thanh Hoá:
+ Hệ thống sông Mã
+ Hệ thống sông Hoạt
+ Hệ thống sông Yên
+ Hệ thống sông Lạch Bạng
* Giá trị kinh tế của sông ngòi Thanh Hoá:
Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, xây dựng công trình
thuỷ điện, cung cấp phù sa cho các đồng bằng, nuôi trồng thuỷ sản,
giao thông đường thuỷ, du lịch, và điều hoà khí hậu.
Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của
Câu 3 các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ.
(2điểm) - Nước ta có 54 dân tộc kể cả người Việt Nam ở nước ngoài cùng
/>
0,25

0,25
0,25
0,25
1,0

1.0
2


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

Câu

Nội dung
Điểm
chung sống đoàn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Những nét văn hóa riêng thể hiện trong trang phục, tập quán,
1,0
ngôn ngữ, phong tục ...
Ví dụ: (HS nêu được 2 ví dụ đúng cho điểm tối đa)
Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:
*Ý nghĩa về kinh tế (1,0)
- Tăng thêm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nước, tạo ra
0,25
động lực mới cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến
khoáng sản.
- Khai thác hiệu quả các thế mạnh về: Chế biến khoáng sản, thủy
0,25
điện, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược

0,25
liệu.
- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
0,25
- Cho phép phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao.
*Về xã hội (0.75)
Câu 4
(3 điểm) - Đây là vùng tập trung các dân tộc ít người, mức sống thấp, kinh
0,5
tế khó khăn. Việc phát triển kinh tế sẽ tạo ra việc làm cho người
lao động, tăng thu nhập cho người dân để từng bước cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó từng bước xóa dần sự chênh
lệch về mức sống giữa người dân miền núi với đồng bằng.
0,25
- Góp phần hạn chế hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
*Về chính trị: (0,75)
0,5
- Củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc.
- Đây là vùng căn cứ địa cách mạng với nhiều di tích lịch sử, nên
0,25
việc phát triển kinh tế còn mang ý nghĩa đền ơn đáp nghĩa, uống
nước nhớ nguồn và thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
*Về quốc phòng: (0,5) Góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh 0,5
biên giới.
*Chứng minh nền công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng(2,0đ)
- Nước ta có tương đối đầy đủ các ngành công nghiệp ( 3 nhóm 0,5
với 29 ngành công nghiệp)
+ Nhóm ngành công nghiệp khai thác.
0,25

0,25
Câu 5 + Nhóm ngành công nghiệp chế biến.
0,25
(3 điểm) + Nhóm sản suất và phân phối điện, khí đốt, nước ( 2 ngành).
- Xuất hiện một số ngành công nghiệp trọng điểm (Dẫn chứng 7
ngành công nghiệp trọng điểm)
1,0
*Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhấ:.(1,0)
- Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng
/>
3


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

Câu

Nội dung
Điểm
lớn nhất.
0,5
Vì: có nguồn nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp ( như sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản)
0,25
- Vốn đầu tư không lớn, có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công
rẻ.
0,5
a. Vẽ biếu đồ:
1,0
* Lập bảng số liệu về gia tăng diện tích, sản lượng, năng suất lúa

cả năm (lấy năm 1985 =100%)
Đơn vị: %
Năm
1985 1990
1995
2000 2002
2005
100,0 105,9 118,6
134,3 131,5
128,4
Diện tích
204,9 216,7
222,5
Sản lượng 100,0 121,1 157,2
152,5 164,7
175,8
Năng suất 100,0 114,3 132,7
2,0
* Vẽ biểu đồ đường:
- Vẽ 3 đường thể hiện sự gia tăng về diện tích sản lượng và năng
suất lúa cả năm trong thời gian từ 1985 – 2000.
- Đảm bảo chính xác có tên biểu đồ, kí hiệu rõ ràng.
b. Nhận xét và giải thích:
Câu 6
- Diện tích gieo trồng lúa có sự thay đổi:
(6 điểm)
0,5
+ Giai đoạn 1985 – 2000 có xu hướng tăng (dẫn chứng)
0,5
+ Giai đoạn 2000 – 2005 có xu hướng gảm (dẫn chứng)

Nguyên nhân: Diện tích gieo trồng lúa tăng là do khai hoang, phục
hóa mở rộng diện tích đất canh tác và do tăng vụ mở rộng diện tích 0,5
gieo trồng
- Năng suất lúa tăng mạnh (dẫn chứng)
Nguyên nhân: là kết quả áp dụng các biện pháp thâm canh (thủy 0,75
lợi, phân bón…) trong đó nổi bật là việc đưa các giống mới và thay
đổi cơ cấu mùa vụ.
- Sản lượng lúa cũng tăng nhanh, đặc biệt trong thời kì 1990 –
0,75
2005 (dẫn chứng)
Nguyên nhân: là kết quả của việc mở rộng diện tích gieo trồng và
thâm canh tăng năng suất thì trong đó việc đẩy mạnh thâm canh có
ý nghĩa quan trọng nhất.
-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

/>
4


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 02
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
( Đề thi HSG Địa 9 –H. Thiệu Hóa, ngày 24/10/2017-Năm học 2017 – 2018)
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2,0 điểm). Dựa vào kiến thức về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và
sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, em hãy cho biết:
a. Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất?

b. Vào ngày 22 tháng 12, độ dài ngày, đêm diễn ra như thế nào ở các vị trí: Xích đạo,
Chí tuyến ?
c. Khi ở nước Anh là 10 giờ, ngày 30 tháng 8 năm 2017 thì các địa điểm sau là mấy
giờ, ngày, tháng, năm nào ? (Việt Nam ở 1050Đ, Achentina ở 600T)
Câu 2: (2,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
a. Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó
khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội?
b. Dạng địa hình chủ yếu của Thanh Hóa là gì? Địa phương em thuộc dạng địa hình
nào?
Câu 3: (4,0 điểm).
a. Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó tạo những thuận lợi
gì đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta có
còn dồi dào không? Vì sao?
c. Trình bày đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa.
Câu 4: (4,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng.
b. Cho biết quy mô, những ngành công nghiệp chủ yếu và các khu công nghiệp ở
Thanh Hóa.
c. Kể tên các huyện ven biển, các thành phố và thị xã của tỉnh Thanh Hóa.
Câu 5: (2,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Tính nămg suất lúa, bình quân sản lượng lúa trên đầu người của nước ta năm 2005
và 2007.
b. Trình bày những hiểu biết của em về ngành công nghiệp điện ở nước ta (các đặc
điểm: cơ cấu ngành, sản lượng điện, sự phân bố các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn)
Câu 6. (6,0 điểm). Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2007 2014
Đơn vị: nghìn tấn
Năm
Khai thác
Nuôi trồng

2007
2074,5
2123,3
2010
2414,4
2728,3
2012
2705,4
3115,3
2014
2920,4
3412,8
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn
2007-2014.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích.
-------------------------------------- Hết --------------------------------------(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam- NXBGD phát hành)
/>
5


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 02
ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 9
(Đề thi HSG Địa 9 –H. Thiệu Hóa, ngày 24/10/2017-Năm học 2017 – 2018)
.

Câu
Câu 1

(2,0 đ)

Nội dung
Điểm
a. Có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên
0,75
Trái Đất vì:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ngả nửa 0,25
cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển 0,5
động quanh Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối không trùng với
trục Trái Đất.
b. Vào ngày 22 tháng 12, độ dài ngày, đêm diễn ra ở một số vị trí
0,75
như sau:
- Vào ngày 22 tháng 12, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt 0,25
đất ở chí tuyến Nam.
- Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo: có ngày, đêm dài bằng 0,25
nhau.
0,25
- Các địa điểm ở chí tuyến Nam: có ngày dài hơn đêm; Các địa điểm
ở chí tuyến Bắc: có ngày ngắn hơn đêm.
c. Việt Nam: 17 giờ ngày 30/7/2017.
0,25
Achentina : 6 giờ ngày 30/7/2017.
0,25
a.
Với
địa
hình

đồi
núi
chiếm
¾
diện
tích
lãnh
thổ,
nước
ta

Câu 2
(2,0 đ) những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội?
+ Thuận lợi:
- Vùng núi khoáng sản nhiều như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít,
0,25
apatit, than đá, vật liệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công
nghiệp phát triển.
- Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng
0,25
thuỷ điện lớn.
- Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều
0,25
loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn
quốc gia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường,
bảo vệ đất, khai thác gỗ…
- Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên
0,25
canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền
núi Bắc Bộ….), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc.

Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và
ôn đới.
0,25
- Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh
thái…thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham
quan…
+ Khó khăn:
0,25
xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn,
/>6


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh
hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng
và khắc phục thiên tai.
b. Dạng địa hình chủ yếu của Thanh Hóa là gì? Địa phương em
thuộc dạng địa hình nào?
- Dạng địa hình chủ yếu của Thanh Hóa: đồi núi.
- Địa phương em thuộc dạng địa hình: đồng bằng.
Câu 3 a. Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó
(4,0 đ) tạo những thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước?
- Thế mạnh:
+ Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh (dẫn chứng)
+ Nguồn lao động có nhiều phẩm chất quý: siêng năng, cần cù, có
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất...
+ Có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh.
+ Chất lượng nguồn lao động ngày càng nâng cao (dẫn chứng)

- Thuận lợi:
+ Đảm bảo nguồn lao động cho phát triển kinh tế- xã hội.
+ Thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động và các ngành đòi
hỏi công nghệ cao.
+ Thu hút đầu tư nước ngoài
b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn
lao động nước ta vẫn còn dồi dào.
* Vì: Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số thuộc loại trẻ (Năm 2005
có 64,1% dân số trong độ tuổi từ 15 – 59 và 27,0% dân số trong độ
tuổi từ 0 - 14) nên số người trong độ tuổi sinh đẻ vẫn chiếm tỉ lệ cao
do đó số trẻ em sinh ra hàng năm vẫn nhiều (trung bình mỗi năm dân
số nước ta vẫn tăng têm hơn 1 triệu người). Đây chính là nguồn lao
động dự trữ hùng hậu cho tương lai.
c. Trình bày đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa.
- Số dân đông (dẫn chứng).
- Nhiều thành phần dân tộc (dẫn chứng)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao và có xu hướng giảm (dẫn chứng)
- Cơ cấu dân số trẻ (dẫn chứng)
Câu 4 a. Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng.
(4,0 đ) + Đa dạng có đầy đủ các ngành thuộc các lĩnh vực, chia 3 nhóm
chính (dẫn chứng).
+ Trong cơ cấu ngành hiện nay một số ngành trọng điểm đã được
hình thành (dẫn chứng).
b. Cho biết quy mô, những ngành công nghiệp chủ yếu và các
khu công nghiệp ở Thanh Hóa.
- Quy mô nhỏ (Giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng)
- Ngành công nghiệp chủ yếu của Thanh Hóa:
+ CN khai khoáng
/>
0,25

0,25

0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1,0

0,5
0,5
7


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

+ CN luyện kim và cơ khí
+ CN SX VLXD
+ CNCB LTTP

+ CN hóa chất
+ CN chế biến lâm sản và sản xuất giấy
+ CN dệt, may mặc…
( HS nêu được từ 04 ngành trở lên cho điểm tối đa, 2-3 ngành cho
nửa số điểm)
- Các khu công nghiệp: Lễ Môn, Đình Hương - Tây Bắc Ga, Bỉm
Sơn, Nghi Sơn, Lam Sơn...
(HS nêu được từ 03 khu CN trở lên cho điểm tối đa, dưới 3 cho nửa
số điểm)
c. Kể tên các huyện ven biển, các thành phố và thị xã của tỉnh
Thanh Hóa
- Các huyện ven biển: Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa,
Tĩnh Gia.
( HS nêu đủ các huyện cho điểm tối đa, từ 2- 4 cho nửa số điểm)
- Thị xã: Bỉm Sơn
- Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn.
Câu 5 a. Tính nămg suất lúa, bình quân sản lượng lúa trên đầu người
(2,0 đ) của nước ta năm 2005 và 2007. (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
Năm

2005

2007

Năng suất (tạ/ha)

48,9

49,9


Bình quân sản lượng lúa trên đầu 431,1
422,0
người ( kg/người)
b. Trình bày những hiểu biết của em về ngành công nghiệp điện
ở nước ta (các đặc điểm: cơ cấu ngành, sản lượng điện, sự phân
bố các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn)
- Cơ cấu ngành: gồm nhiệt điện và thủy điện
- Sản lượng điện: Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kw h và sản lượng điện
ngày càng tăng (dẫn chứng).
- Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta: Phân bố gần các nguồn
năng lượng.
+ Các nhà máy điện than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, đồng
bằng sông Hồng (dẫn chứng), các nhà máy điện khí phân bố chủ yếu
ở Đông Nam Bộ (dẫn chứng).
+ Các nhà máy thủy điện phân bố trên các dòng sông có trữ năng
thủy điện lớn(dẫn chứng).
Câu 6 a. - Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2007- 2014
(6,0 đ)
(Đơn vị: %)
Năm

Khai thác

/>
0,5

0,5
0,25
0,25


1,0

0,25
0,25

0,25
0,25

1,0

Nuôi trồng
8


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

49,4
50,6
2007
46,9
53,1
2010
46,5
53,5
2012
46,1
53,9
2014
- Vẽ biểu đồ:

+ Biểu đồ miền.
+ Yêu cầu: Chính xác khoảng cách năm, có tên biểu đồ, đơn vị, chú
giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
- Lưu ý:
+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu

2,0

b. Nhận xét:

1,5

+ Về sản lượng:

0,5

- Sản lượng khai thác, sản lượng nuôi trồng tăng liên tục (dẫn
chứng)
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng khai thác
(dẫn chứng)

0,5

+ Về cơ cấu: sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác
và ngày càng tăng (dẫn chứng)

0,5

- Giải thích:


1,5

+ Sản lượng khai thác, sản lượng nuôi trồng tăng liên tục do nước ta
có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế
xã hội để phát triển ngành thủy sản (dẫn chứng)

0,5

+ Nuôi trồng tăng nhanh hơn, cơ cấu lớn hơn và ngày càng tăng do:
* Nước ta có nhiều điều kiện thuận để phát triển nuôi trồng thủy sản.

1,0

* Nuôi trồng có nhiều ưu điểm hơn (chủ động trong sản xuất, dễ áp
dụng tiến bộ KHKT; đảm bảo năng suất và chất lượng...)
* Khai thác gặp phải một số khó khăn từ sự suy giảm về nguồn lợi,
phương tiện đánh bắt, thiên tai...
- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 đ;
- Các ý trong từng câu nếu thiếu dẫn chứng, dẫn chứng không hợp lý chỉ cho
nửa số điểm của ý đó.
-------------------------------------- Hết --------------------------------------Lưu ý:

/>
9


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

ĐỀ SỐ: 03
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG Địa 9 –H. Thiệu Hóa, ngày 12/01/2017-Năm học 2016 – 2017)
ĐỀ BÀI
Câu 1. (2,0 điểm):
a. Một chiếc máy bay khởi hành tại Luân Đôn (Anh) lúc 7 giờ ngày 28/2/2016.
Sau 12 giờ bay, máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất (Việt Nam). Em hãy cho biết
ở Việt Nam lúc đó là mấy giờ, ngày, tháng, năm nào? Cho biết Luân Đôn (Anh) ở múi
giờ số 0, Việt Nam ở múi giờ số 7.
b. Giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, theo vĩ
độ trên Trái Đất?
Câu 2. ( 2,0 điểm): Trình bày nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa mùa của
khí hậu nước ta? Sự phân hóa mùa của khí hậu có ảnh hưởng đến sự phát triển nông
nghiệp nước ta như thế nào?
Câu 3. ( 2,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Chứng minh nước ta có số dân đông, nhiều thành phần dân tộc.
b. Tại sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng số dân nước ta vẫn
tăng nhanh?
Câu 4. ( 4,0 điểm):
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét tình hình phát
triển sản lượng thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000 - 2007.
b. Vì sao ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của
nước ta?
c. Kể tên các ngành công nghiệp chủ yếu của Thanh Hóa.
Câu 5. (4,0 điểm):
a. Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ? Để phát triển
bền vững thế mạnh này của vùng, theo em cần phải có những giải pháp gì?
b. Kể tên các điểm du lịch chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa mà em biết.
Câu 6. (6,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:

Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 - 2010 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
1990
2000
2007
2010
Cây công nghiệp hàng năm
542,0
778,1
864,0
797,6
Cây công nghiệp lâu năm
657,3
1451,3
1821,0
2010,5
Tổng số
1199,3
2229,4
2685,0
2808,1
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp
của nước ta giai đoạn 1990 – 2010.
b. Nhận xét tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp
của nước ta giai đoạn 1990 - 2010. Giải thích tại sao diện tích cây công nghiệp lâu năm
nước ta liên tục tăng?
-------------------------------------- Hết --------------------------------------(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam- NXBGD phát hành)
/>
10



Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 03
ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 9
(Đề thi HSG Địa 9 –H. Thiệu Hóa, ngày 12/01/2017-Năm học 2016 – 2017)
.

Câu
Câu 1
(2 đ)

Câu 2
(2 đ)

Câu 3
(2 đ)

Câu 4
(4 đ)

Nội dung
Điểm
a. Kết quả: 2 giờ 0 phút ngày 29/02/2016
1,0
(Nếu thiếu hoặc sai một các yếu tố giờ, ngày, tháng, năm thì không
tính điểm)
b. Giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau
1,0

theo mùa, theo vĩ độ trên Trái Đất.
- Khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn giữ nguyên độ
nghiêng và hướng nghiêng. Vì vậy, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luân 0,5
phiên nhau ngả về phía Mặt Trời.
- Trục nghiêng của Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng
0,5
nhau.
* Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa mùa của khí hậu nước 2,0
ta là do nước ta chịu sự chi phối của gió mùa.
0.5
- Mùa hạ: chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ, thời tiết nóng,
0.25
ẩm, mưa nhiều.
- Mùa đông: chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông với nền
nhiệt và lượng mưa thấp hơn. Tuy nhiên, khí hậu có sự khác nhau
0.25
giữa các khu vực tùy mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
* Ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp:
+ Thuận lợi:
- Có cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới) .
0.25
- Tạo ra tính mùa có sự khác nhau về hệ cây trồng.
0.25
+ Khó khăn:
- Khí hậu gió mùa diễn biến phức tạp.
0.25
- Sản xuất nông nghiệp phải tuân theo mùa vụ một cách nghiêm ngặt. 0.25
a. Chứng minh nước ta có số dân đông, nhiều thành phần dân tộc. 1,0
- Năm 2007 số dân nước ta là 85,17 triệu người. Với số dân này nước 0.25
ta đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.

- Nước ta còn hơn 3,2 triệu người cư trú ở nước nước ngoài.
0.25
- Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống.
0.25
- Người Kinh chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc ít người (Tày, Thái, 0.25
Nùng, Mường…) chiếm 13,8% dân số.
b. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng số dân 1,0
nước ta vẫn tăng nhanh, vì:
- Nước ta có số dân đông.
0.5
- Cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.
0.25
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số đã giảm nhưng vẫn còn tương đối 0.25
cao.
1,75
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét
tình hình phát triển sản lượng thủy sản ở nước ta.

/>
11


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

Trong giai đoạn 2000 – 2007:
- Sản lượng thủy sản tăng liên tục. Từ 2250,5 nghìn tấn lên
4197,8 nghìn tấn, tăng 1,86 lần.
Trong đó:
+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng. Từ 1660,9 nghìn tấn lên
2074,5 nghìn tấn, tăng 1,24 lần.

+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh từ 589,6 nghìn tấn
lên 2123,3 nghìn tấn, tăng 3,6 lần.
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng
thủy sản khai thác.
- Cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi.
+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác chiếm ưu thế nhưng xu
hướng giảm. Từ 73,8% xuống 49,4%.
+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng nhỏ
nhưng xu hướng tăng nhanh. Từ 26,2% lên 50,6%
( HS phải lấy số liệu đúng trong Atlat, dẫn chứng, xử lý đúng mới
được điểm tối đa. Nếu không dẫn chứng đúng chỉ cho 50% số điểm)

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

b. Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của
1,25
nước ta, vì:
+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Năm
2007 công nghiệp năng lượng chiếm 11,1% giá trị sản lượng toàn 0,25
ngành công nghiệp.
+ Được phát triển dựa trên thế mạnh lâu dài về tài nguyên thiên nhiên:
nguồn khoáng sản than, dầu khí dồi dào, thuỷ năng và các nguồn năng 0,25
lượng khác. (dẫn chứng).

+ Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước: than, dầu khí, điện phục vụ
cho sản xuất và sinh hoạt, công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Dầu thô,
0,5
than đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn thu
ngoại tệ lớn của nước ta.
+ Góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: sự 0,25
phát triển của công nghiệp năng lương thúc đẩy sự phát triển các
ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô ngành, kĩ thuật - công nghệ,
chất lượng sản phẩm, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
c. Kể tên các ngành công nghiệp chủ yếu của Thanh Hóa:
- Công nghiệp chế biến lương, thực thực phẩm.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
1,0
- Công nghiệp khai khoáng.
- Công nghiệp cơ khí.
( HS kể tên được 1 ngành công nghiệp cho 0,25 điểm, tối đa không
/>
12


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

5
(4 đ)

quá 1 điểm)
a. Du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ vì vùng có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch
* Vị trí: Bắc Trung Bộ là cầu nối Bắc – Nam cửa ngõ của các nước
tiểu vùng sông MeKong ra biển, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng

hợp tác về du lịch.
* Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: Có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo. Đặc biệt ở
đây có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng: Sầm Sơn, Của Lò, Thiên Cầm,
Lăng Cô… nhiều thắng cảnh đẹp như Động Phong Nha, Núi Ngự
Bình…
+ Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh vừa tạo
điều kiện phát triển du lịch quanh năm.
+ Nước: Sông, hồ, một số nơi có nguồn nước khoáng như Suối
Bang(Quảng Bình), cảnh đẹp Sông Hương…
+ Sinh vật: Có các vườn quốc gia như: Bến En, Vũ Quang, Bạch
Mã…
(HS kể được 5 điểm du lịch tự nhiên trở lên theo loại vẫn cho điểm tối
đa, dưới5 điểm du lịch chỉ cho nửa số điểm)
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích: Có nhiều di tích văn hóa – lịch sử: Trong đó có các di sản
văn hóa thế giới như: Thành Nhà Hồ, Cố đô Huế…
+ Nhiều các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Lam
Kinh…
+ Làng nghề truyền thống: Chiếu Nga Sơn, đúc đồng Đông Sơn…
(HS kể được 5 điểm du lịch nhân văn trở lên theo loại vẫn cho điểm
tối đa, dưới 5 điểm du lịch chỉ cho nửa số điểm)
* Các lợi thế khác về kinh tế - xã hội:
- Có số dân tương đối lớn, thị trường du lịch rộng lớn, đội ngũ lao
động hoạt động du lịch đông đảo đã qua đào tạo.
- Có hệ thống giao thông vận tải khá phát triển, cơ sở vật chất phục vụ
du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ…).
- Chính sách phát triển du lịch.
b. Kể tên các điểm du lịch chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa

- Du lịch tự nhiên: Vườn quốc gia Bến En (Như Thanh); Suối cá thần
Cẩm Lương (Cẩm Thủy); Bãi biển Sầm Sơn (Thị xã Sầm Sơn), Hải
Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (Tĩnh Gia)....
- Du lịch nhân văn: Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc); Di tích Lam Kinh
(Thọ Xuân); Lễ hội Cầu ngư (Sầm Sơn); Làng nghề chiếu cói (Nga
Sơn), Đúc đồng (Đông Sơn), ...
(Lưu ý: Trường hợp thí sinh nêu được 10 điểm du lịch trở lên cho
điểm tối đa; nếu nêu từ 5 - 9 điểm du lịch cho 0,5 điểm; còn nêu từ 14 điểm du lịch cho 0,25 điểm)

/>
3,0
0,25

1,0

1,0

0,75

1,0
0,5
0,5

13


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

6
(6 đ)


a. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối.
- Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú
giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
- Lưu ý:
+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu.
b. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp và
giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta liên
tục tăng.
* Nhận xét
- Trong giai đoạn 1990 - 2010, tổng diện tích cây công nghiệp, cây
công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm đều tăng.
Trong đó:
+ Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh từ 1199,3 nghìn ha
lên 2808,1 nghìn ha, tăng thêm 1608,8 nghìn ha, tăng gấp 2,34 lần.
+ Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng rất nhanh từ 657,3 nghìn
ha lên 2.010,5 nghìn ha, tăng thêm 1.353,2 nghìn ha, tăng gấp 3,1 lần.
+ Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm từ 542,0 nghìn ha
lên 797,6 nghìn ha, tăng thêm 255,6 nghìn ha, tăng gấp 1,5 lần.
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi:
+ Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng
dần tỉ trọng từ 54,8 % lên 71,6%.
+ Cây công nghiệp hàng năm giảm dần tỉ trọng từ 45,2% xuống
28,4%.
* Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng là do:
+ Nước ta có điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu...) thuận lợi cho sản
xuất cây công nghiệp.
+ Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu.

+ Chính sách phát triển cây công nghiệp của nhà nước.
+ Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao động, cơ sở vật
chất... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.
-------------------------------------- Hết -------------------------------------

/>
3,0

3,0đ

0,5đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

14


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

ĐỀ SỐ: 04
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG Địa 9 –H. Thiệu Hóa, ngày 25/11/2015-Năm học 2015- 2016)
ĐỀ BÀI
Câu 1. (2.0 điểm):
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh
luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Câu 2. (3.0 điểm):
Khí hậu nước ta có ảnh hưởng như thế nào đối với việc sản xuất nông nghiệp? Tại
sao vào mùa hè, ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt và ôn
đới? Cho ví dụ minh họa.
Câu 3. (4.0 điểm):
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
a) Chứng minh lực lượng lao động nước ta rất dồi dào.
b) Vì sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay?
Câu 4. (6.0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và
vùng Đồng bằng sông Cửu Long .
( Đơn vị : kg/
người)
Năm
1995
2000
2005
Cả nước
363,1
444,9
475,8

Đồng bằng sông Hồng
330,9
403,1
362,2
Đồng bằng sông Cửu Long
831,6
1025,1
1124,9
a) Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng
bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm nói trên.
b) Nhận xét và giải thích.
Câu 5. ( 2.0 điểm):
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Kể tên 5 điểm du lịch nổi tiếng của Thanh Hóa?
b) Khu kinh tế đang được đầu tư nhiều nhất ở Thanh Hóa là gì?
Câu 6. (3.0 điểm):
a) Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? Những
đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng như thế nào?
b) Nêu ý nghĩa vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội.
-------------------------------------- Hết --------------------------------------(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam- NXBGD phát hành)

/>
15


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 04

ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 9
(Đề thi HSG Địa 9 –H. Thiệu Hóa, ngày 25/11/2015-Năm học 2015- 2016)
.

Câu

1

2

Nội dung
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai
thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
- Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có
độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và
Nam luân phiên nhau ngả gần và chếch xa Mặt Trời sinh ra hai thời kì
nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn, nhận được
nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó.
- Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận
được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp:
* Thuận lợi:
- Do các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm và cường độ ánh sáng cao nên khí hậu
nước ta đã tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển
quanh năm.
- Khí hậu đã góp phần tạo nên khối sinh khí cao, cho phép xen canh gối
vụ tăng vụ.
- Khí hậu góp phần tạo ra một hệ thống mùa vụ phong phú, đa dạng,
hiệu quả kinh tế cao.

- Sự phân hóa khí hậu theo vĩ độ và theo độ cao đã đa dạng hóa cây
trồng vật nuôi trên khắp các vùng lãnh thổ nước ta, tạo điều kiện sản
xuất các sản phẩm nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. .
* Khó khăn:
- Khí hậu gió mùa đem lại nhiều tai biến: mùa khô hạn hán, mừa mưa
lũ lụt. Ở những vùng hay có bão, nguy cơ lũ lụt ngày càng tăng.
- Một số địa phương còn có các kiểu khí hậu thời tiết đặc biệt như: gió
phơn Tây Nam ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, gió mùa Đông Bắc ở Bắc Bộ...
Thời tiết nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển.
- Nước ta có lượng mưa lớn, nhưng tập trung vào mùa mưa mà phần
lớn đất đai ở nước ta có độ dốc lớn, nên hiện tượng rửa trôi, xói mòn,
diễn ra mạnh.
- Khí hậu nước ta biến đổi rất thất thường (năm mưa muộn, năm mưa
sớm, năm rét nhiều, năm rét ít...). Vì vậy đối với sản xuất nông nghiệp
phải xác định mùa vụ hợp lí nhất là ngành trồng trọt.
Trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông
nghiệp cận nhiệt và ôn đới
- Vì: Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao nên trên vùng núi cao
của nước ta sẽ hình thành các vành đai cận nhiệt và ôn đới ngay cả trong
mùa hè. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các nông sản có nguồn
gốc cận nhiệt và ôn đới.

/>
Điểm
2.0

1.0đ

0,5đ
0,5đ

1,0
0,25 đ

0,25 đ
0,25 đ

0,25 đ
1,0
0,25 đ
0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

1,0
0,5đ
16


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

- Ví dụ: các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới như: bắp cải, su
hào, súp lơ...ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo
0,5đ
a) Chứng minh lực lượng lao động nước ta rất dồi dào.
2,0
- Lực lượng lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh do nước ta có số 0,75
dân đông, cơ cấu dân số trẻ. Trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1
triệu lao động mới.

- Số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế của nước ta năm 2005 0,25
là 42,53 triệu người (chiếm 51,2% dân số cả nước).
- Lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp,
0,5
lâm, ngư nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao (dẫn chứng)
0,5
b) Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta
2,0
3
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa 0,75
phát triển đã tạo ra sức ép lớn đối với vấn đề việc làm (Năm 2005: Ở cả
nước thất nghiệp 2,1% , thiếu việc làm 8,1%)
+ Thiếu việc làm là đặc trưng của khu vực nông thôn do đặc điểm về
0,5
mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề thủ công ở
nông thôn còn hạn chế. ( tỉ lệ thiếu việc làm 9,3% năm 2005 )
+ Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao, là 5,3% năm 2005
0,5
+ Chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, việc đào tạo và sử dụng lao 0,25
động chưa hiệu quả cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề việc làm ở nước ta
hiện nay .
a) Vẽ biểu đồ
2,5
- Vẽ biểu đồ hình cột ghép ba (Biểu đồ khác không chấm điểm)
- Biểu đồ phải đảm bảo yêu cầu: chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị,
chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ
- Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ đi 0,5 điểm.
b) Nhận xét và giải thích:
Nhận xét:

2,0
- Bình quân lương thực theo đầu người khác nhau giữa các vùng(dẫn
0,5đ
chứng)
- Bình quân lương thực theo đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long
0,75đ
và cả nước liên tục tăng(dẫn chứng), Đồng bằng sông Hồng còn biến
động(dẫn chứng)
- Tốc độ tăng có sự khác nhau
0,25đ
+ ĐBSCL có mức tăng nhanh hơn(1,35 lần) so với mức tăng trung bình
của cả nước(1,31 lần)
0,25đ
+ ĐBSH chỉ tăng 1,09 lần, thấp hơn mức tăng trung bình cả nước.
0,25
Giải thích:
1,5
- Sản lượng bình quân lương thực tăng là do sản lượng lương thực tăng 0,5đ
nhanh (Chủ yếu là do tăng năng suất)
- ĐBSCL có bình quân lương thực theo đầu người cao nhất và tăng
nhanh nhất là do vùng có nhiều điều kiện để mở rộng diện tích và nâng
0,5đ
cao năng suất, là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ
/>17


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

dân số còn thấp.
- ĐBSH có bình quân lương thực thấp hơn mức bình quân cả nước và

tăng chậm là do vùng ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác, nguy cơ 0,5đ
bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là vùng có dân số
quá đông
a) HS kể đúng mỗi điểm du lịch nổi tiếng cho 0,3 điểm ( Gợi ý: Bến En - 1,5đ
Như Thanh, Đền Bà Triệu - Hậu Lộc, Sầm Sơn, Thành nhà Hồ - Vĩnh
5 Lộc, Di tích Lam Kinh - Thọ Xuân...
b) Khu kinh tế đang được đầu tư nhiều nhất ở Thanh Hóa là khu kinh tế 0,5đ
Nghi Sơn
a) Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh 1,5
tế - xã hội của vùng.
- Đặc điểm
+ Đây là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người: Tày, Thái, 0,5đ
Nùng, Dao,…. Người Việt (Kinh) cư trú hầu hết các địa phương
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc 0,5đ
(dẫn chứng)
+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc 0,5đ
Đổi mới.
- Thuận lợi
+ Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, 0,5đ
trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi
gia súc lớn, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp.)
+ Đa dạng về văn hóa, trang phục, tập quán.
0,5đ
Khó
khăn
6
Trình độ văn hóa, kỹ thuật của người lao động còn hạn chế, đời sống 0,5đ
nhân dân còn nhiều khó khăn.
b) Nêu ý nghĩa vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ đối

1,5
với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Ý nghĩa:
+ Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam;
0,5đ
+ Cửa ngõ của các nước láng giềng ra Biển Đông và ngược lại;
0,5đ
+ Cửa ngõ hành lang Đông- Tây của Tiểu vùng sông Mê Công
0,5đ
Lưu ý: - Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 đ
- HS làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
-------------------------------------- Hết -------------------------------------

/>
18


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
ĐỀ SỐ: 05
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG Địa 9 –TP. Thanh Hóa, ngày 03/12/2013-Năm học 2013 – 2014)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (5 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích rừng nước ta, năm 2000 ( Nghìn ha)
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng
4733,0
5397,5
1442,5
1.
Nhận xét về cơ cấu các loại rừng ở nước ta.
2.
Nêu ý nghĩa của từng loại rừng.

Tổng cộng
11573,0

Câu 2 (2 điểm)
1.
Kể tên các vùng trọng điểm kinh tế ở nước ta.
2.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm những tỉnh, thành phố nào?
Câu 3 (6 điểm) Cho bảng số liệu sau đây:
Tình hình phát triển dân số của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2003
Năm
Tổng số dân
Số dân thành thị
Tốc độ gia tăng
(Triệu người)
( Triệu người)
dân số (%)
1995
72,0
14,9
1,65

1996
73,1
15,4
1,61
1999
76,6
18,0
1,51
2002
79,7
20,0
1,32
2006
84,2
22,8
1,26
1.
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta giai
đoạn 1995 – 2006.
2.
Hãy nêu nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số ở nước ta.
Câu 4 (7 điểm)
1.
Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên
để phát triển công nghiệp.
2.
Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
-------------------------------------- Hết --------------------------------------Học sinh được sử dụng Át Lát Địa Lý Việt Nam xuất bản từ năm 2009 trở lại đây.

/>

19


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 05
ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 9
(Đề thi HSG Địa 9 –TP. Thanh Hóa, ngày 03/12/2013-Năm học 2013 – 2014)
Câu 1 (5 điểm)
1.
Xử lý số liệu: (1,0 đ)
Tỉ trọng diện tích các loại rừng nước ta, năm 2000 (Đơn vị: %)
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Tổng số
40,9

46,6

12,5

100

2.

Nhận xét:
(1,0 đ)
Tỉ trọng các loại rừng có sự khác nhau:

Rừng phòng hộ chiếm tỉ trọng cao nhất (46,6%)
Rừng sản xuất chiếm tỉ trọng thứ hai (40,9%)
Rừng đặc dụng chiếm tỉ trọng thấp nhất (12,5%)
3.
Ý nghĩa của từng loại rừng: (3,0 đ)
Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.
Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho
người dân. (1,0 đ)
Rừng phòng hộ là các rừng đầu nguồn các con sông ngăn lũ lụt, hạn
chế xói mòn. Các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển Miền Trung,
các dải rừng ngập mặn ven biển có tác dụng phòng chống thiên tai, bảo
vệ môi trường. (1,0 đ)
Rừng đặc dụng là các vườn Quốc Gia, các khu dự trữ thiên nhiên, nơi
nghiên cứu khoa học, du lịch, môi trường như: Cúc Phương, Ba Vì, Bạch
Mã, Cát Tiên… (1,0 đ)
Câu 2( 2điểm)
1.
Các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
(0,25đ)
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (0,25đ)
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (0,25đ)
2.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh, thành phố sau:
Tỉnh Thừa Thiên – Huế (0,25đ)
Thành Phố Đà Nẵng
(0,25đ)
Tỉnh Quảng Nam
(0,25đ)
Tỉnh Quãng Ngãi

(0,25đ)
- Tỉnh Bình Định
(0,25đ)
Câu 3 (6 điểm)
1.
Vẽ biểu đồ (2,0đ)
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp (Cột chồng và đường biểu
/>
20


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

diễn)
Yêu cầu vẽ biểu đồ chính xác, đẹp, có tên biểu đồ, có chú giải, đảm bảo khoảng
cách năm…
Nếu vẽ biểu đồ không chính xác, không đúng dạng chỉ cho điểm
khuyến khích. Nếu thiếu các yếu tố khác, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
2.
Nhận xét: (2,5đ)
Dân số nước ta tăng nhanh từ năm 1995 – 2006 tăng thêm 12,2 triệu
người. Trung bình mỗi năm tăng hơn 1,1 triệu người (hoặc tăng gấp 1,17
lần). (0,75 điểm)
Số dân thành thị cũng tăng mạnh từ 14,9 triệu người năm 1995 lên 22,8
triệu người năm 2006 (tăng 7,9 triệu người – tăng gấp 1,53 lần). (0,75 điểm)
Tỉ lệ dân thành thị tuy chưa cao nhưng ngày càng tăng từ 20,7 % năm
1995 lên 27,1% năm 2006. (0,5 điểm)
Tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm dần từ 1,65% năm 1995 xuống
còn 1,26 % năm 2006 (giảm 0,39%).
(0,5 điểm)

3.
Giải thích: (1,5 điểm)
Do dân số đông nên tuy tốc độ tăng dân số có giảm nhưng tổng dân số
vẫn tăng nhanh (0,5 điểm)
Nhờ kết quả của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên số dân
thành thị tăng cả về quy mô và tỷ trọng.
(0,5 điểm)
Tốc độ tăng dân số giảm do thực hiện có kết quả công tác dân số, kế
hoạch hóa gia đình. (0,5 điểm)
Câu 4 (7 điểm)
1.
Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thuận lợi về tài
nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp: (3,5 điểm)
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tài nguyên thiên nhiên rất đa
dạng thuận lợi cho phát triển nhiều nghành công nghiệp. (0,5đ)
Giàu khoáng sản năng lượng (Nhất là than) thuận lợi cho phát triển
công nghiệp năng lượng. (0,25đ)
Khoáng sản kim loại đa dạng (Sắt, đồng, chì, kẽm…) là cơ sở để phát
triển công nghiệp luyện kim. (0,25đ)
Ngoài ra có các khoáng sản khác (Apatis, đá vôi, đất hiếm…) để phát
triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. (0,5đ)
Là vùng có nguồn thủy năng lớn (Trữ năng thủy điện sông Hồng
11 triệu KW, chiếm 1/3 trữ năng thủy điện cả nước, chỉ riêng sông Đà
6 triệu KW) cho phép phát triển thủy điện. (0,5đ)
Có tài nguyên rừng để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm
sản. (0,5đ)
Vùng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông phẩm
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. (0,5đ)

/>

21


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

Vùng biển có nhiều thuận lợi cho nuôi trồng đánh bắt thủy sản cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến. (0,5đ)
2. Đặc điểm sản xuất công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng (3,5 điểm)
Công nghiệp hình thành vào loại sớm nhất Việt Nam, phát triển trong
thời kỳ đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (0,5đ)
Tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 26,6% (năm 1995)
lên 36,0% (năm 2002) – Tăng gấp 1,4 lần. (0,5đ)
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỷ đồng
(năm 1995) lên 55,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm
2002). (0,5đ)
Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố: Hà Nội,
Hải Phòng…(0,5đ)
Các ngành công nghiệp trọng điểm: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chế biến
lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp
cơ khí. (0,5đ)
Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương
tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng. (0,5đ)
Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng và lớn thứ 2 của cả
nước. (0,5đ)
-------------------------------------- Hết -------------------------------------

/>
22



Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 06
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi HSG Địa 9 –H. Thiệu Hóa, ngày 27/11/2013-Năm học 2013 - 2014
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4,0đ): Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày tình hình phân bố các dân tộc thiểu số ở nước ta:
2. Cho bảng số liệu về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:
Năm
1979
1989
1999
Nhóm tuổi
0 – 14
42,5
39,0
33,5
15 – 59
50,4
53,8
58,4
>60
7,1
7,2
8,1
Nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước
ta trong giai đoạn nói trên?

Câu 2 (2,0đ): Kể tên các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ. Vùng kinh tế trọng điểm này có thế mạnh gì?
Câu 3 (3,0đ): Tại sao hệ thống sông ở Đồng bằng Sông Cửu Long không cần có đê cố
định và người dân có thể sống chung với lũ, còn ở Đồng bằng Sông Hồng thì ngược lại?
Câu 4 (5,0đ):
a. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang đạt được những thành tựu và phải đối mặt với
những thách thức nào?
b. Việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La(lớn nhất Đông Nam Á) có ý nghĩa như
thế nào đối với nước ta nói chung và tiểu vùng Tây Bắc nói riêng?
Câu 5(6,0đ): Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta(đơn vị: Triệu USD)
Năm
1999
2005
2008
Hàng xuất khẩu
Tổng số
11.541,4
39.826,2
62.685,2
CN nặng và khoáng sản
3.612,4
14.000,0
23.193,5
CN nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
4.235,7
16.202,0
24.948,6
Nông – Lâm – Thủy sản
3.693,3

9.624,2
14.543,1
(Nguồn niên giám thống kê năm 2000, 2006, 2010)
1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của
nước ta theo các năm 1999, 2005, 2008.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về qui mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa
phân theo nhóm hàng của nước ta từ năm 1999-2008
-------------------------------------- Hết --------------------------------------(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam từ năm 2008 đến nay)

/>
23


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 06
ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 9
Đề thi HSG Địa 9 –H. Thiệu Hóa, ngày 27/11/2013-Năm học 2013 - 2014
.

Câu 1
(4,0đ)

1. Tình hình phân bố các dân tộc ít người ở nước ta:
a. Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc ít người.
- Ở vùng thấp, người Tày và người Nùng sống tập trung đông ở tả
ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng
đến sông Cả.

- Người Dao sinh sống chủ yếu ở độ cao 700 – 1000m.
- Trên các vùng núi cao là địa bàn của người Mông.
b. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.
- Địa bàn cư trú của trên 20 dân tộc ít người.
- Cư trú thành vùng rõ rệt:
+ Người Ê-đê ở ĐăkLăk.
+ Người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai.
+ Người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng…
c. Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người
Kinh(duyên hải cực Nam Trung Bộ).
- Người Hoa chủ yếu tập trung ở đô thị, nhất là ở TPHCM(Chợ Lớn).
d. Hiện nay, phân bố dân tộc đó đã có nhiều thay đôi:
- Một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc(người Mường, Tày,
Nùng…) di cư đến Tây Nguyên, hoặc sự di dân đến vùng kinh tế
mới(do chính sách di dân, hoặc giải phóng mặt bằng cho vùng kinh tế
hoặc lòng hồ thủy điện đang xây dựng).
- Vai trò của việc định canh, định cư gắn với việc xóa đói giảm nghèo
cải thiện đời sống người dân tộc miền núi đã góp phần hạn chế được
nạn du canh, du cư…
2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở
nước ta:
a. Nhận xét:
- Nhóm tuổi 0-14: Giảm từ 42,5%(năm 1979) còn 33,5%(năm 1999).
- Nhóm tuổi 15-59: Tăng từ 50,4%(năm 1979) lên 58,4%(năm 1999).
- Nhóm tuổi 60 trở lên: Tăng từ 7,1% (1979) lên 8,1% (năm 1999).
b. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó:
- Nhóm tuổi 0-14: Giảm do nước ta đang thực hiện tốt chính sách dân
số KHH gia đình…
- Nhóm tuổi 15-59: Tăng vì trước đây gia tăng tự nhiên nước ta khá

cao, đồng thời độ tuổi dưới tuổi lao động trước đây chiểm tỉ lệ cao
đang lớn dần lên.
- Nhóm tuổi 60 trở lên: Tăng do kinh tế phát triển -> Chất lượng cuộc
sống được nâng cao -> Y tế phát triển -> Nâng cao tuổi thọ…

/>
0,125
0,25

0,25
0,25
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25


24


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

Câu 2
(2,0đ)

Câu 3
(3,0đ)

Câu 4

* Các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ:
Gồm 7 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
(Thí sinh kể đúng, đủ các tỉnh thành được 0,5đ; kể được từ 3 – 6 tỉnh
và thành phố cho 0,25 điểm; kể được dưới 3 tỉnh không cho điểm).
* Những thế mạnh của vùng:
- Vùng có thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc
loại lớn nhất cả nước.
- Vùng có nguồn lao động đông, chất lượng đứng đầu cả nước.
- Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến giao thông thông huyết mạch
gắn kết Bắc Bộ với cảng Hải Phòng, Cái Lân.
- Các ngành công nghiệp phát triển sớm và nhiều ngành có ý nghĩa
toàn quốc.
- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.
- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
a. ĐBSH:

- Địa hình thấp(nhiều nơi trũng), diện tích nhỏ(với 23.336km2, chiếm
7,1% diện tích cả nước).
- Nằm dưới vùng TDMNBB(địa hình của TDMNBB thấp dần về
ĐBSH, địa hình dốc, cắt xẻ).
- Cấu trúc hệ thống sông hình nan quạt, cửa sông ít(cửa Thái Bình, Ba
Lạt, Đáy) => Thoát lũ chậm.
- Mưa theo mùa, mùa mưa lũ chiểm 90% lượng nước cả năm.
=> Lũ lên nhanh, rút chậm => Không có đê, lũ sẽ nhấn chìm ĐBSH.
b. ĐBSCL:
- Diện tích ĐB lớn(40.548,2km2).
- Là một bộ phận(phần cuối) của lưu vực sông MêKong, tiếp nối với
ĐB Thái Lan, Cawmpuchia…
- Sông Meekong dài, trung và hạ lưu rộng, nhiều ĐB, thung lũng mà
nó đi qua các nước khác trước khi vào ĐBSCL.
=> Tốc độ dòng chảy không quá lớn, không dữ dội mà được chia dàn
đều.
- Được phân lũ vào Biển Hồ qua sông TônleSáp.
- Sông Mekong đến ĐBSCL được chia làm hai nhánh(sông Tiền và
sông Hậu), được đan xen với nhau bằng hệ thống kênh rạch chằng chịt
và đổ ra biển bằng nhiều cửa sông(chín cửa)… sông có dạng lông
chim.
=> Lũ tràn đều, không dữ dội, từ từ => Không cần đê cố định.
- Ngoài ra, lũ ở ĐBSCL đem lại nhiều lợi ích cho người dân: Thủy sản
phong phú, thau chua rửa mặn, bồi dắp phù sa…
=> Sống chung với lũ là phương thức tận dụng món quà thiên nhiên
của vùng(hải sản, phù sa…).
a) Thành tựu và thách thức:

/>
0,25

0,5

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,125
0,25
0,25
0,25
0,25
0,125
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,125
0,125

25


×