PHÒNG GD-ĐT HUYỆN LÂM BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG QUANG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồng Quang, ngày 25 tháng 5 năm 2014
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2013 - 2014
- Họ và tên: Ma Thị Thâm
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Hồng Quang - Lâm Bình - Tuyên Quang.
- Nhiệm vụ được phân công: Dạy môn Mĩ thuật
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“ Rèn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 5 ”
- Phạm vi áp dụng : Áp dụng đối với học sinh lớp 5A nói riêng và học
sinh khối 5 Trường tiểu học Hồng Quang.
2. Mô tả ý tưởng.
a, Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:
* Hiện trạng:
- Trong quá trình giảng dạy môn Mĩ Thuật tại khối 5 nói chung và lớp 5A
nói riêng tôi thấy học sinh thực hiện về phân môn vẽ tranh còn lúng túng khi
chọn nội dung, đề tài, cách sắp xếp hình ảnh, bố cục chưa hợp lí . Số lượng học
sinh vẽ tốt về phân môn này còn rất ít.
* Nguyên nhân:
- Bởi môn nghệ thuật là môn đòi hỏi các em phải có một ít năng khiếu.
- Một số em chưa phân biệt được các gam màu.
- Do các em không có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Do các em sao chép tranh nhiều nên rất khó khi các em muốn vẽ một đề
tài nào đó.
- Các em phải phân biệt được các phân môn của môn mĩ thuật.
- Các em còn mải chơi chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học.
1
b, Ý tưởng:
- Từ xưa cha ông đã nói “ Ăn vóc học hay”. Câu nói này chính là sự đúc
kết khoa học và thực tiễn. Đối tượng được nói ở đây là học sinh ở các em sẽ có
sự tăng trưởng và phát triển thể lực, để có được thể lực tốt thì mỗi bản thân phải
tự ăn và tự ăn đủ chất. Để phát triển về tâm lý các em phải tự học.
- Đổi mới phương pháp dạy học là đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mà
tính hiệu quả là lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh tiểu học là lứa tuổi rất hiếu
động, hay tìm tòi, khám phá. Các em sẽ tham gia các hoạt động do giáo viên
thiết kế một cách chủ động, linh hoạt sáng tạo.
- Song song với việc học tập các môn học ở bậc tiểu học thì môn “Mĩ
thuật” là môn học hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em một tâm hồn
thẩm mĩ về bản chất con người sáng tạo theo quy luật cái đẹp nó luôn gắn liền
với các giác quan thẩm mĩ thông qua đó các em biểu hiện thái độ đánh giá nhận
xét các hiện thực trong xã hội góp phần làm phong phú hiện thực cuộc sống.
Trau dồi và phát huy nghệ thuật mĩ thuật một cách khoa học.
- Việc dạy tốt môn Mĩ thuật tiểu học là giáo viên phải biết chăm bón cho
vườn hoa muôn hình muôn vẻ trở thành một màu sắc chung là cùng khoe cái đẹp
mang lại cái có ích cho xã hội phục vụ nền văn minh của loài người trong thời
đại mới.
- Học Mĩ thuật là đem lại cho các em niềm vui, trí tuệ ngày càng sâu rộng
cách nhìn nhận cuộc sống của nền văn minh nhân loại toàn cầu. Giúp các em
nhận thức hiện thực khách quan trong tự nhiên, trong xã hội biến cái đẹp ấy
thành cái chủ quan qua các giác quan thẩm mĩ để học sinh theo kịp sự phát triển
của những nước mạnh có nền Mĩ thuật lâu đời làm cho các em say mê hứng thú
đón nhận cái đẹp từ bên ngoài lẫn bên trong.
- Từ việc rèn vẽ cho các em tính tỉ mỉ, tính cẩn thận với mong muốn làm thế
nào để chất lượng vẽ tranh đúng nội dung, cách sắp xếp bố cục hợp lí hơn vẽ
tranh ngày càng đẹp hơn ở lớp tôi giảng dạy. Tôi đã chọn nội dung sáng kiến
“ Rèn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 5 ”
3. Nội dung công việc.
2
* Đối với giáo viên:
Với bất cứ môn học nào sự chuẩn bị tốt chu đáo của người giáo viên đều
quyết định sự thành công của tiết dạy. Nhận thức được vai trò to lớn đó bản thân
tôi đã chuẩn bị cho tiết dạy của mình theo các bước sau.
- Soạn bài, nghiên cứu bài trước khi lên lớp.
+ Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học để học sinh nắm được nội dung bài
học.
- Màu: Các loại màu như : sáp màu, bút màu, bút chì, màu bột, màu nước.
- Giấy: Giấy tô ky, giấy A4,
- Bảng, giá vẽ, hồ, băng dính, kéo.
- Tranh, ảnh về nội dung các bài học.
- Phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp.
Không ngừng học tập nâng cao tay nghề.
- Biết kết hợp các phương pháp giáo dục khác nhau đối với từng đối
tượng học sinh.
- Có dẫn chứng cụ thể, chi tiết giúp hs nhận thức nhanh.
- Cần hướng dẫn các em các phương pháp làm bài.
- Yêu cầu về đồ dùng học tập mỗi học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách
vở để phục vụ cho môn học.
- Thường xuyên bồi dưỡng cho học sinh, phương pháp phải phù hợp với
đặc trưng môn học “Dạy học, lấy học sinh làm trung tâm” để nghiên cứu thực
hiện.
- Bồi dưỡng cho học sinh trong các giờ học chính khoá.
- Thường xuyên trao đổi với học sinh về kết quả học tập của các em để
các em có ý thức vươn lên trong học tập.
- Khen, chê kịp thời các em nhằm khích lệ các em vươn lên.
* Đối với học sinh.
- Với môn Mĩ thuật ở lớp các em phải nắm vững các phân môn của môn
học bao gồm: Phân môn : Vẽ theo mẫu, vẽ tranh, vẽ trang trí, tập nặn,
thường thức mĩ thuật.
3
- Đặc biệt 15 phút đầu giờ các em phải tự kiểm tra đồ dùng như: bút chì,
tẩy, sách vở để chuẩn bị cho bài học.
- Có trí tư duy sáng tạo, không ngừng học hỏi nắm bắt được vấn đề nhanh.
- Phát động các cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề chào mừng các ngày lễ trong
năm học tạo khí thế thi đua sôi nổi trong học tập.
- Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu, trung bình.
- Ở nhà các em phải tự giác học bài và hoàn thành nốt các bài tập chưa
song.
+ Các em phải được trang bị những đồ dùng cần thiết cho môn học như:
- Màu: Các loại màu như : sáp màu, bút màu, bút chì, màu bột, màu nước.
- Giấy A4, giấy thủ công, hồ dán, băng dính, kéo.
- Phải say mê yêu thích môn học Mĩ thuật.
4. Triển khai thực hiện.
a, Quy trình, cách thức thực hiện:
* Khảo sát phục vụ cho đề tài.
- Đầu năm tổ chức phân loại nhóm HS.
+ Nhóm 1: Hoàn thành tốt: A+
+ Nhóm 2: Hoàn thành: A
+ Nhóm 3: Chưa hoàn thành: B
* Quy trình thực hiện.
1. Phương pháp dạy học.
a. Đối với giáo viên.
- Tổ chức dạy học phân môn vẽ tranh theo các phương pháp :
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp vấn đáp gợi mở
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp luyện tập.
+ Phương pháp làm việc theo nhóm.
+ Phương pháp sử dụng trò chơi hỗ trợ nội dung.
+ Phương pháp tạo tình huống.
4
- Giáo viên hiểu và nắm chắc nội dung các bài vẽ tranh.
- Xây dựng kế hoạch cho môn học từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức
tạp.
- Có dẫn chứng cụ thể, chi tiết giúp HS nhận thức nhanh nhất.
- Khảo sát chất lượng HS đầu năm.
- Chú ý rèn học sinh trong các giờ học của môn Mĩ thuật.
- Giúp đỡ HS động viên khuyến khích.
- Kiểm tra đánh giá kết quả HS thường xuyên sau mỗi bài học về mức độ
phát triển của HS, hàng tháng đề xuất với nhà trường tuyên dương những HS có
thành tích tốt.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho môn học như: Tranh, ảnh, của môn
Mĩ thuật.
* Đối với học sinh:
- Làm quen với các đề tài vẽ tranh, biết vận dụng các nội dung để tìm và
chọn nội dung đúng đề tài.
- Biết cách sắp xếp các hình ảnh ( bố cục) hợp lí, tô màu hài hòa làm nổi
bật được nội dung của đề tài. Có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh.
- Có đủ đồ dùng để phục vụ cho môn học, thường xuyên tự giác học tập.
* Đối với phụ huynh:
- Mua sắm đầy đủ các phương tiện, đồ dùng học tập phục vụ cho môn
học.
- Tạo mọi thời gian để các em rèn vẽ môn Mĩ thuật ở nhà, ở trường.
5. Kết quả đạt được:
Lớp
5A
Số học
sinh tham
gia
20
Hoàn thành
tốt
Môn Mĩ thuật
Hoàn thành
Chưa hoàn
thành
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
10
50%
10
50%
0
0
5
Ghi chú
Kết quả sau khi thực hiện cho thấy học sinh có nhiều tiến bộ so với đầu
năm. kết thúc năm học không còn học sinh không đạt yêu cầu.
6. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng sáng kiến đã thực hiện.
“ Rèn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 5 ” có thể phát huy, mở rộng
nội dung đã thực hiện và áp dụng cho các lớp 4 lớp 3 cho các năm học sau.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “ Rèn kỹ năng vẽ tranh
cho học sinh lớp 5 ” trong năm học 2013 – 2014.
Tôi rất mong được sự giúp đỡ của Hội đồng Khoa học nhà trường, phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Bình, góp ý cho kinh nghiệm công tác của tôi
thực hiện tốt trong các năm học tiếp theo.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Người viết sáng kiến
Ma Thị Thâm
XÁC NHẬN CỦA TỔ
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
CHUYÊN MÔN
KHOA HỌC GD TRƯỜNG
KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
6