SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC RÈN ĐỌC CHO HỌC
SINH TRONG GIỜ TẬP ĐỌC LỚP 5
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HỒNG.
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC MƯỜNG CƠI 1
PHÙ YÊN - SƠN LA.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học.Đọc trở thành một đòi hỏi cơ
bản đầu tiên đối với những người đi học.Đầu tiên các em phải học đọc,sau đó phải
đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và
học tập . Nó là công cụ để học tập các môn học khác .Nó tạo ra hứng thú và động
cơ học tập . Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng :
Tự học và tinh thần học tập suốt cuộc đời. Nó là một khả năng không thể
thiếu được của con người thời đại văn minh .
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng
như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng
cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô
gic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn, nó bao
gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển .
Những điều ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát
triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc với
1
tư cách là một phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học, có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này -
hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
Mặc dù đã có nhiều lần cải cách, chỉnh lý chương trình sách giáo khoa cũng
như đổi mới, cải tiến phương pháp dạy tập đọc nói chung, việc dạy tập đọc ở các
trường Tiểu học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo viên nặng về truyền đạt,
quen sử dụng phương pháp truyền thống, không kích thích được hứng thú học tập
của học sinh tham gia tìm hiểu, xây dựng cách đọc bài.
Nhiều giáo viên ở các lớp 5 còn coi nhẹ giờ Tập đọc, bởi họ còn phải dành
nhiều thời gian cho việc luyện Toán , luyện văn .
Với ý nghĩa quan trọng của phân môn Tập đọc và thực trạng về phương pháp
Dạy - Học Tập đọc ở các trường Tiểu học hiện nay, tôi mạnh dạn chọn phân môn
Tập đọc để nghiên cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp Dạy-Học tập
đọc ở tiểu học. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Rèn đọc cho học sinh trong giờ tập
đọc”.
II. PHẠM VỊ ĐỀ TÀI:
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 5 và đặc biệt là học sinh lớp 5A
1
Trường Tiểu học Mường Cơi 1.
Môn nghiên cứu: Phân môn Tập đọc, tập trung vào việc rèn đọc cho học sinh.
Mục đích nghiên cứu: Tìm ra phương pháp dạy đọc tốt nhất để giúp học sinh
học tốt phân môn Tập đọc.
III. MỤC TIÊU ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ MÔN:
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc ngày càng thành thạo. Rèn tốt cả hai
hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học,
phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Giáo dục, bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho học sinh. Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của
bậc Tiểu học: “Giáo dục con người phát triển toàn diện”.
B. PHẦN II
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRONG NĂM HỌC:
Để có biện pháp, phương pháp dạy đọc tốt, chúng ta hãy nhìn lại và đánh giá
hiện trạng trong năm học.
2
1.Thuận lợi:
Từ năm học 2005 - 2006, các bài Tập đọc được đưa vào phân môn Tập đọc và
được trình bày ở đầu sách Tiếng Việt mỗi tập. Mỗi tuần có hai bài tập đọc cũng là 2
tiết.
Về nội dung, các bài tập đọc lớp 5 xoay quanh các chủ đề: Việt Nam Tổ quốc
em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên; Giữ lấy màu xanh; Vì hạnh
phúc con người; Người công dân; Vì cuộc sống thanh bình; Nhớ nguồn; Nam và
nữ; NHững chủ nhân tương lai...
Bài Tập đọc ở sách học sinh lớp 5 gồm các phần:
Văn bản (Bài văn hoặc bài thơ), chú giải, hướng dẫn đọc: Chỉ dẫn cách đọc một
số câu khó, đoạn khó về cách ngắt nhịp, nhấn giọng hoặc gợi ra những đặc điểm
nội dung, những sắc thái tình cảm được biểu hiện qua giọng đọc.
Phần tìm hiểu bài gồm những câu hỏi, bài tập giúp học sinh hiểu giá trị nội
dung và nghệ thuật của bài văn, bài thơ. ở nhiều bài còn có yêu cầu học thuộc lòng,
rất thuận lợi cho người dạy, người học.
Trong năm học 2005 - 2006, các trường đều được học về vấn đề “Đổi mới
sách giáo khoa Tiếng Việt” và từ đó đến nay, chúng ta đã thực hiện nhiều chuyên đề
dạy Tiếng Việt theo phương pháp mới “Lấy học sinh làm trung tâm”; các chuyên đề
“Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc lớp 2,3”; chuyên đề “Đổi mới phương pháp
dạy Tập đọc lớp 5”.
Nhà trường còn được học văn bản của Sở về “Thực hiện đổi mới phương pháp
Dạy - Học môn Tập đọc”.
2. Khó khăn:
Trình độ học sinh không đồng đều trong một lớp: Có nhiều học sinh đọc đúng,
nhanh và diễn cảm nhưng cũng không ít học sinh đọc còn ngắc ngứ, lý nhí, chưa
tốt.
Tôi đã điều tra chất lượng đọc đầu năm của học sinh khối 5, trong đó có lớp
5A
1
Trường Tiểu học Tiểu học Mường Cơi I được thể hiện qua bảng thống kê sau:
5A
1
Giỏi: 03 em; Khá: 05 em; Trung bình: 10 em; Yếu 04 em.
Như vậy, chất lượng đọc thực tế cho thấy còn thấp.
3
Thực tế ở các trường Tiểu học nhiều giáo viên còn dạy sai đặc trưng, biến
giờ Tập đọc thành giờ “Giảng văn” nặng nề, không phù hợp đối tượng học sinh.
Có giờ Tập đọc giáo viên lại đi sâu vào giảng từ ngữ, như một giờ từ ngữ nặng
nề, khó khăn, chiếm mất nhiều thời gian nên lúc học sinh luyện đọc còn rất ít thời
gian hoặc nếu có dạy đọc thì cũng qua loa, áp đặt cách đọc để học sinh phải đọc thụ
động, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu cách đọc, dẫn đến hiệu quả đạt được
trong giờ tập đọc chưa cao.
Đồ dùng dạy học: Phương tiện trực quan chủ yếu trong tiết Tập đọc là ngôn
ngữ của giáo viên và bài tập đọc trong sách giáo khoa, tranh màu phóng to minh
họa và một số vật thật hoặc mô hình để giảng từ và ý chưa được sử dụng thường
xuyên.
PHẦN III
QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trong một giờ Tập đọc tôi luôn chú ý : Rèn cho học sinh kỹ năng đọc ngày
càng thành thạo. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn Tập đọc. Dạy Tập
đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình
thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Đây chính là: “Hai biện pháp dạy đọc”. Hai
hình thức đọc này gắn bó chặt chẽ với nhau, cộng tác cùng thực hiện để đạt một
mục đích cuối cùng của đọc: Thông hiểu nội dung văn bản.
Chất lượng đọc thành tiếng bao gồm 4 phẩm chất: Đọc đúng, đọc nhanh (lưu
loát ), đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản) và đọc diễn cảm.
1. Chuẩn bị cho việc đọc:
Tôi luôn chú ý đến tư thế đọc của học sinh. Khi ngồi đọc cần ngay ngắn,
khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 - 35 cm, cổ và đầu thẳng. Khi cô giáo gọi
đọc phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Tư thế đứng đọc phải đàng
hoàng, thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay.
Tôi luôn cho học sinh hiểu khi đọc thành tiếng: Các em đọc không phải chỉ cho
mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn trong lớp cùng nghe, nên cần đọc đủ cho tất
cả nghe rõ. Nhưng không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Đối với học sinh đọc
quá nhỏ “lý nhí”, tôi kiên nhẫn luyện và động viên các em đọc to dần.
2. Luyện đọc đúng.
4
a. Khái niệm:
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không
có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng bao
gồm đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị), nghỉ ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng
ngữ điệu).
b. Biện pháp:
Đầu năm tôi đã phân loại để nắm được trình độ đọc của học sinh, từ đó có kế
hoạch luyện đọc cho từng em. Trước khi lên lớp, tôi dự tính các lỗi học sinh lớp tôi
dễ mắc, những từ, những câu khó lần trước chưa đọc tốt để luyện.
Luyện đọc đúng các âm đầu: Làm việc, nó nói, phụ nữ, phụ lão, cá rô, khoẻ
khoắn........
Đọc đúng các âm khó: Chai rượu, con hươu, đêm khuya, lưu luyến, cái
Đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Việc ngắt
nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu
chấm. Tôi dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng các
câu:
Đối với những bài thơ ngắt nghỉ cần đúng với nhịp thơ.
Ví dụ: Bài “Đất nước”, mỗi câu 7 tiếng, nhịp thơ phổ biến là 4/3:
“ Sáng mát trong như / sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu / hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày / thu đã xa…"
Với bài thơ lục bát “Hành trình của bầy ong”, nhịp thơ phổ biến 2/4 và 4/4:
“ Với đôi / cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến/ trọn đời tìm hoa
Không gian / là nẻo đường xa
Thời gian vô tận/ mở ra sắc màu…”
5