Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.18 KB, 5 trang )

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM. THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Xóa đói giảm nghèo từ lâu đã là vấn đề được nhiều quốc gia, tổ chức diễn
đàn quốc tế rất quan tâm. Đối với Đảng và Nhà nước ta không chỉ quan tâm mà còn
coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Đặc bi ệt là xóa đói gi ảm nghèo ở
vùng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Xóa đói giảm nghèo bền vững và sự cần thiết của công tác xóa đói gi ảm
nghèo
Tại hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á – Thái Bình D ương do
ESCAD tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993. Đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về
nghèo đói, theo hội nghị “nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã đ ược xã hội th ừa nh ận
tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong t ục tập quán đ ịa ph ương .”
Và ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân
dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định nh ư sau: “Nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những
nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện”. Hay nói cách khác thì
“Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của s ự nghèo”.
Thực tế cho thấy công tác giảm nghèo nhanh và bền vững có tác đ ộng to l ớn
đối với kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, phải tiến hành thực hi ện
xoá đói giảm nghèo (XĐGN) cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu,
hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá v ỡ th ế s ản
xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuy ển dịch cơ cấu kinh tế s ản xuất
nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát tri ển công nghi ệp
nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao đông ở
nông thôn vào sản xuát tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con
đường cơ bản để XĐGN ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng dân tộc
thiểu số phải được xem như là một giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoạt cho phát
triển ở vùng này.


Thực hiện thành công chương trình XĐGN không chỉ đem lại ý nghĩa v ề m ặt
kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người dân t ộc thi ểu DTTS s ố ổn đ ịnh
cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát tri ển kinh tế nông thôn còn là n ền
tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển 1 nền kinh tế bền vững, góp
phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to l ớn v ề
mặt chính trị xã hội. Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình đ ộ dân trí, chăn sóc

1


tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cu ộc s ống, s ớm hoà
nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan h ệ xã h ội lành m ạnh,
giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh
thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ tr ương c ủa
đảng và Nhà nước. Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ n ạn xã h ội khác, b ảo
vệ môi trường sinh thái.
Thực trạng công tác XĐGN ở vùng dân tộc thiể số Việt Nam
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách nhằm tạo điều kiện phát triển, nâng cao đời s ống v ật ch ất, tinh th ần cho
đồng bào các dân tộc thiểu số, đưa vùng này thoát khỏi tình tr ạng nghèo nàn, l ạc
hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước.
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối v ới 62 huy ện
nghèo. Kết quả thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã h ội, các chương
trình giảm nghèo làm cho bộ mặt các xã nghèo vùng đồng bào dân t ộc thi ểu s ố và
miền núi (MN) được cải thiện rõ rệt: 100% số xã có đường giao thông đến trung
tâm xã (trong đó 75,2% xã có đường giao thông từ trung tâm xã đ ến thôn, b ản đi l ại
được bằng xe gắn máy); 100% số xã có trạm y tế xã được đầu tư; 100% xã có đ ủ
trường tiểu học (trong đó trường, lớp học kiên cố 83,6%); 67,5% xã có công trình
thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất; 91,8% s ố xã có đi ện đến trung
tâm xã; đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung (phân tán) cung c ấp cho

67,8% số hộ dân...
Chương trình 135 giai đoạn II. Được thực hiện trên địa bàn 1.848 xã đặc biệt
khó khăn và 3.274 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tổng ngân sách đ ầu tư là 14.024 t ỷ
đồng được đầu tư cho công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng tri ển khai th ực hi ện
các hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật và các ho ạt đ ộng văn
hóa cho đồng bào.
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt: Đã phân bổ
được 4.474 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng được 373.400 ngôi nhà cho đồng bào; h ỗ tr ợ
15.552 ha đất ở cho gần 72 nghìn hộ; hỗ trợ 27.763 ha đất sản xuất cho h ơn 85
nghìn hộ; gần 95 nghìn hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề, hơn 42 nghìn hộ có lao
động được hỗ trợ học nghề.
Về chăm lo nâng cao dân trí, đời sống văn hoá, gi ữ gìn và phát huy b ản s ắc
văn hoá dân tộc. Trình độ dân trí, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân đ ược
nâng cao. Sự nghiệp giáo dục miền núi tiếp tục phát tri ển. Đã có sự chuy ển bi ến
đáng kể về đầu tư, quy mô và chất lượng dạy và học. 100% các xã vùng mi ền núi
phổ cập trung học cơ sở. Các chế độ, chính sách được giải quy ết đầy đủ, k ịp th ời,
100% học sinh tiểu học là con em đồng bào DTTS ở các xã đ ặc bi ệt khó khăn đ ược

2


cấp giấy vở và sách giáo khoa để học tập. Học sinh dân tộc tuyển vào các tr ường
Dân tộc nội trú, được học bổng với tỷ lệ cao.
Hệ thống thiết chế văn hoá thông tin đang từng b ước đ ược đầu t ư. Nhiều
hoạt động văn hoá của bà DTTS số được khôi phục, phát tri ển nh ư: l ễ h ội đâm
trâu, lễ hội làm mùa, lễ hội cầu may,... Bộ Văn hóa - Th ể thao và Du lịch, các t ỉnh,
thành trên cả nước hằng năm đều tổ chức liên hoan ngày hội Văn hoá Th ể thao các
DTTS, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy giá tr ị văn hoá, th ể thao các
DTTS, tạo nên một hoạt động văn hoá sôi nổi, vui tươi, lành mạnh.
Nâng cao sức khoẻ và mức sống cho đồng bào các dân t ộc thi ếu s ố: Công tác

chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc thi ểu s ố đ ược quan tâm. 100% tr ạm y
tế đã được kiên cố hoá. Đội ngũ y sĩ, bác sĩ về xã được tăng cường, m ạng l ưới y t ế
thôn bản đầy đủ 100%. Công tác dân số gia đình và tr ẻ em đ ược chú tr ọng, đ ẩy
mạnh truyền thông dân số, thực hiện nhiều biện pháp kế hoạch hóa gia đình, gi ảm
được tỷ lệ sinh cho vùng dân tộc miền núi
Về công tác xoá đói giảm nghèo: Nhờ thực hiện các chủ trương phát triển
sản xuất, XĐGN, lồng ghép các mục tiêu và sự hỗ tr ợ, giúp đ ỡ của các c ơ quan, ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã, trong sản xuất và đời sống, như đầu tư giúp
đỡ trâu bò, dụng cụ sản xuất, lương thực, nhà ở, tấm lợp, phân bón, dầu ho ả, mu ối
i-ốt... và sự cố gắng nỗ lực trong trồng trọt chăn nuôi, làm vườn, đ ồng bào các dân
tộc thiểu số đã dần vươn lên trong cuộc sống, chấm dứt tình trạng chạy ăn từng
bữa như trước đây. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS đã đ ược
nâng lên rõ rệt, an ninh quốc phòng được giữ vững, khối đại đoàn kết các dân tộc
được tăng cường và củng cố. Đồng bào các dân tộc tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực đồng bào các DTTS v ẫn
còn những hạn chế cần khắc phục:
Một là, hiệu quả mang lại chưa tương xứng với sự quan tâm và nguồn l ực
đầu tư: vẫn còn có 535/1.848 xã chưa có đường nhựa đến trung tâm xã, chỉ đi được
mùa khô. 14.093 thôn, bản chưa có đường ô tô; 204/848 xã chưa có điện l ưới qu ốc
gia đến trung tâm xã và 8.100 thôn, bản chưa được sử dụng đi ện lưới quốc gia; 304
xã đặc biệt khó khăn chưa đủ lớp học kiên cố; 15.930 thôn, bản chưa có nhà tr ẻ,
mẫu giáo; 758 xã chưa có nhà văn hóa.
Hai là, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao, t ỷ l ệ
hộ nghèo vùng DTTS&MN vẫn còn trên 50%, cá biệt có nơi 60-70%. Chênh l ệch
giàu nghèo về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã h ội giữa các vùng, nhóm dân c ư
có xu hướng gia tăng, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên và các vùng
còn lại; giữa người DTTS với người Kinh – Hoa. Năm 2014, hộ nghèo DTTS chi ếm

3



gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước (so với 14% tỷ tr ọng dân s ố là DTTS).
Các xã ĐBKK có tỷ lệ hộ nghèo là 45%, cá biệt có những xã, thôn b ản, nhóm dân t ộc
ít người tỷ lệ hộ nghèo lên tới 90%.
Ba là, Các chương trình, dự án đầu tư còn dàn trải, manh mún, lãng phí, thi ếu
thống nhất. Một số công trình đầu tư hiệu quả thấp sau khi đưa vào khai thác s ử
dụng; cơ cấu đầu tư thiếu đồng bộ. Giáo dục và y tế mi ền núi ch ưa đáp ứng yêu
cầu nhất là xây dựng, nâng cao năng lực cho con người tại ch ỗ. Đến nay, tỷ l ệ đói
nghèo tại địa bàn dân tộc thiểu số vẫn cao và còn chênh l ệch l ớn so v ới vùng đ ồng
bằng. Tư tưởng bảo thủ, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước v ẫn còn n ặng n ề
trong cán bộ và đồng bào các dân tộc.
Nguyên nhân của những hạn chế chủ yếu do:
Một là, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa hình phức tạp, di ện tích
đất trồng ít và khó canh tác, kinh tế chưa phát tri ển; vi ệc l ồng ghép các ch ương
trình, dự án liên quan đến giảm nghèo chưa thực sự phù h ợp v ới th ực ti ễn đ ịa
phương...
Hai là, do trình độ dân trí của bà con còn hạn chế. Số người trong độ tuổi lao
động của vùng chưa qua đào tạo chiếm 89,5%, riêng DTTS chi ếm 94,2%. Chính vì
vậy họ không nắm được kỹ thuật sản xuất, chi tiêu, phân bổ đồng v ốn không h ợp
lý, kém hiệu quả. Không ít gia đình được dự án hỗ trợ cho vay ti ền v ới lãi su ất ưu
đãi, nhưng không biết sử dụng vào sản xuất, kinh doanh nên cu ối cùng v ẫn không
thoát được nghèo.
Ba là, Các Chương trình giảm nghèo đã triển khai chưa bao quát toàn di ện
công tác giảm nghèo. Các chính sách, dự án, chương trình gi ảm nghèo th ường mang
tính ngắn hạn, chồng chéo, tạo ra tính ỳ của người nghèo. Ngu ồn lực th ực hi ện
mục tiêu giảm nghèo còn phân tán, dàn trải, chưa tập trung ưu tiên đ ể gi ải quy ết
những vấn đề bức xúc nhất, địa bàn trọng điểm nhất. Vi ệc tổ chức ph ối h ợp ch ỉ
đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ và kém hi ệu qu ả; c ơ
chế phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở và sự tham gia của người dân còn

nhiều lúng túng; công tác tuyên truyền, nâng cao nhận th ức của người dân còn
nhiều hạn chế, chưa khơi dậy được ý thức tự giác vươn lên của người nghèo; tư
tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vào cộng đồng vẫn còn mang tính phổ bi ến ở
nhiều địa phương.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo vùng DTTS
Để tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách XĐGN, thúc đẩy phát tri ển kinh t ế xã hội miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, cần ti ến hành đồng b ộ
một số giải pháp như:

4


Một là, tập trung đầu tư phát tri ển kết cấu hạ tầng, trước hết là đ ầu tư xây
dựng các tuyến giao thông huyết mạch kết nối của vùng, liên vùng v ới chuy ển d ịch
cơ cấu sản xuất, tăng mức hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thu ật đ ối v ới vùng dân t ộc
thiểu số gắn với việc giải quyết vấn đề nhà ở, đất ở, đất canh tác. Quy ho ạch b ố trí
lại dân cư ở những vùng đặc biệt khó khăn.
Hai là, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, nâng cao dân trí cho đ ồng bào.
Triển khai công tác quy hoạch, đào tạo, b ồi dưỡng cán bộ, công ch ức là ng ười dân
tộc thiểu số; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm tại ch ỗ sao cho phù h ợp v ới
từng đối tượng, nhu cầu chuyển dịch cơ cấu của từng địa phương, từng vùng.
Ba là, tiếp tục triển khai, cụ thể hóa kịp thời những chủ trương có tập trung,
chính sách hiện có trên cơ sở đánh giá, tổng kết, bổ sung, đi ều ch ỉnh những đi ểm
không còn phù hợp. Tăng cường nguồn lực đầu tư thực hiện các chương trình, d ự
án đang được triển khai có hiệu quả. Đồng thời, tổng kết th ực ti ễn, đ ề xuất m ột
số nhóm chính sách mới cả trong ngắn hạn và lâu dài.
Bốn là, đổi mới việc chuyển giao kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm đa
dạng cho đồng bào, phù hợp với khả năng tiếp thu của từng nhóm h ộ; đẩy mạnh
áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho đồng bào. Đổi m ới m ột s ố quy đ ịnh v ề
chính sách cho vay vốn của ngân hàng; xây dựng cơ chế cho vay ưu đãi đối v ới đ ồng
bào dân tộc thiểu số

Kết luận
Đói nghèo không chỉ là vấn đề nhức nhối của Việt Nam mà còn là vấn đ ề c ấp
thiết cần được giải quyết của thế giới. Vì vậy mà Đảng,nhà nước cũng nh ư mỗi
người dân Việt Nam cần chung tay góp sức vào công cuộc XĐGN để nước ta trở
thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân ch ủ,văn minh và sánh
vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình kinh tế phát triển
/> />
5



×