Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.22 KB, 4 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều loại hình doanh
nghiệp. Mỗi doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất hàng hoá, kinh doanh độc lập.
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng hàng
hoá, dịch vụ của mình và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, do tính chất độc lập về tài sản của doanh nghiệp
không có nên chủ doanh nghiệp tư nhân - người chịu trách nhiệm duy nhất trước
mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
“Trách nhiệm vô hạn” là một khái niệm pháp lí nhưng nó lại không được
quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào. Người ta chỉ có thể suy luận từ các
quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề này.
Trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: chủ doanh nghiệp “tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”
(Điều 141). Có thể thấy rằng, chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách
nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư
đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh, mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ để trả
các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Một doanh nghiệp tư nhân không có
khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì tất cả những tài
sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân đều nằm trong diện tài sản phá
sản của doanh nghiệp. Như vậy, khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ mà tài sản
của doanh nghiệp tư nhân (tài sản này thực chất là tài sản kinh doanh của chủ
doanh nghiệp) không đủ để trả cho các khoản nợ thì chủ doanh nghiệp tư nhân
phải lấy cả tài sản cá nhân của mình để trả cho các chủ nợ.

1


Doanh nghiệp tư nhân chỉ đơn thuần là cơ sở sản xuất kinh doanh của một
cá nhân, tài sản của doanh nghiệp cũng là tài sản của chủ doanh nghiệp. Khi


thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không phải chuyển tài sản cũng như
vốn đầu tư cho doanh nghiệp vì dù sao chúng vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ
doanh nghiệp. hay nói cách khác, tài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách
biệt với tài sản của chủ doanh nghiệp. Vì thế, đây là lí do chủ doanh nghiệp phải
chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh.
Ví dụ: Nguyễn Văn A được thừa kế số tài sản từ người cha đã mất với tổng
giá trị là 800 triệu đồng. A muốn đầu tư kinh doanh để thu lời từ khoản tiền này
nên quyết định thành lập một doanh nghiệp do A làm chủ với số vốn đăng kí là
500 triệu đồng, kinh doanh mặt hàng thủ công mĩ nghệ. Còn lại 300 triệu A đem
gửi tiết kiệm. Trong quá trình kinh doanh, do cần thêm vốn để mở rộng sản xuất
mà số tiền 300 triệu vẫn chưa đến kì hạn rút, nên A đã đi vay ngoài 600 triệu
đồng. Tuy nhiên, do nhu cầu về mặt hàng này không lớn khiến cho doanh nghiệp
làm ăn ngày càng khó khăn và kết quả doanh nghiệp của A phá sản. Chủ nợ biết
tin đã đến đòi thanh toán khoản nợ quá hạn. Như vậy, trong tình huống này, vì
doanh nghiệp của A là doanh nghiệp tư nhân nên khi phá sản ngoài tài sản của
doanh nghiệp (500 triệu đồng) A phải bỏ thêm 100 triệu đồng trong tài sản cá
nhân của mình để trả nợ.
Chính vì đặc trưng pháp lí về trách nhiệm tài sản này mà bên cạnh những
hạn chế do không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân còn phải chịu một
số hạn chế khác như không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào và
chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân
và cho đến khi nào doanh nghiệp tư nhân đã được thành lập đó vẫn còn tồn tại
thì cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân không được thành lập thêm một doanh
nghiệp tư nhân nào khác.

2


KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Mặc dù có những hạn chế nhất định trong vấn đề trách nhiệm tài sản

nhưng loại hình doanh nghiệp tư nhân vẫn phát triển bởi nhưng ưu thế mà nó
đem lại cho chủ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật thương mại, tập 1, NXB Công an nhân dân.
2. Luật Doanh nghiệp 2005.
3. Trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh,
Ths Nguyễn Thị Khế, Tạp chí Luật học 9/2006.

4



×