Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tìm hiểu về nhóm công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ công ty con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.89 KB, 3 trang )

I. Khái niệm, đặc điểm về nhóm công ty hoạt động theo hình thức công
ty mẹ - công ty con.
Theo Điều 146 của luật doanh nghiệp về nhóm công ty thì:
Nhóm công ty mẹ - công ty con là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn
bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh
doanh khác.
 Nhóm công ty mẹ - công ty con là từ ngữ của chúng ta để chỉ mối quan
hệ giữa những công ty nắm vốn của nhau.
Đặc điểm của nhóm công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công
ty con :
Quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con phải hội đủ hai điều kiện : công ty
mẹ bỏ vốn vào công ty con, và công ty mẹ đã phải được quản trị theo khoa học;
nghĩa là nó đã có một nền nếp được ghi vào một hệ thống văn bản; việc quản trị
dựa trên sự kiểm soát cách thực hiện các quy trình chứ không phải dựa trên niềm
tin vào những người nhất định.
Tuy là “mẹ - con” nhưng về bản chất pháp lý của công ty mẹ - công ty con
thì chúng không phải quan hệ như kiểu mẹ con trong 1 gia đình. Cần lưu ý, “mẹ
con” là từ ngữ chúng ta gọi trong luật; ở nước ngoài từ ngữ chính thức là
“affiliated companies” . Chúng là các pháp nhân riêng rẽ, liên quan với nhau về
việc quản trị do việc pháp nhân này bỏ vốn vào pháp nhân kia. Về mặt luật pháp,
“công ty mẹ - con” không kiểm soát theo cách bố mẹ vẫn kiểm soát con cái trong
nhà. Chính xác hơn thì phải hiểu là bố mẹ kiểm soát các “đứa con đã lập gia
đình”. Kiểm soát “con cái đã có gia đình” thì khác xa với kiểm soát “đứa con độc
thân”.
II. Cơ cấu thẩm quyền giữa công ty mẹ và công ty con.
Theo Điều 147 về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con.
1. Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông
trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp
luật có liên quan.
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con


đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng
đối với các chủ thể pháp lý độc lập.
3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu,
thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh
doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không
sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại
cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
1


=> Như vậy công ty mẹ chỉ có thể kiểm soát công ty con nhiều hay ít là
tùy theo số vốn bỏ vào trong đó (thông thường là trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng
số cổ phần phổ thông của công ty đó) và quyền biểu quyết trong hội đồng quản
trị. Công ty mẹ có thể cử một vài người thay mặt mình làm cổ đông để họ được
bầu vào hội đồng quản trị và chiếm đa số biểu quyết ở đó; vì nơi này quyết định
theo số thành viên tham dự. Hơn thế nữa, công ty con chịu trách nhiêm vô hạn
cho chính việc làm của nó; nó không thể cầu cứu công ty mẹ khi đứng trước
người khác hay tòa án; cho nên các quyết định của nó phải do nội bộ của nó đưa
ra chứ không phải từ công ty mẹ đi xuống.
Ở một vài nhóm công ty mẹ con, công ty mẹ ấn định thẩm quyền của nó
đối với các công ty con. Như vậy việc làm này là sai vì bản điều lệ của công ty
mẹ không ràng buộc được các công ty con. Mẹ có thể ràng buộc con là qua cách
kiểm soát bằng cách bổ nhiệm đa số hay tất cả hội đồng quản trị, giám đốc hoặc
tổng giám đốc của công ty con.
Thẩm quyền của công ty mẹ công ty con còn được khẳng định bằng các
điều khoản sau:
4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc
công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải
liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại

khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn
điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty
con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này
do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công
ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả
khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.
III. Cách thức hình thành nhóm công ty mẹ con
Nhằm đa dạng hoá nguồn vốn, giảm rủi ro và thu hút các năng lực cốt lõi,
cách thức hình thành công ty mẹ con cũng rất đa dạng:
- Thành lập công ty con với vốn góp 100% từ công ty mẹ
- Thành lập công ty con với nguồn vốn góp cổ phần từ nhiều cổ đông khác
- Mua lại công ty khác: mua toàn bộ, hay mua một số cổ phẩn…
- Sáp nhập vào công ty khác.
Vậy, sự hình thành mô hình công ty mẹ và con không phải do luật pháp
hoặc những quyết định hành chính, dựa trên ý muốn chủ quan của nhà nước hay
một yêu cầu quản lý. Một doanh nghiệp kinh doanh ở một mức độ chín muồi nào
đó thường có nhu cầu mở rộng kinh doanh hoặc phát triển theo chiều sâu nào đó.
2


Nó hoặc là có nhu cầu mở rộng mặt hàng, mở rộng thị trường, hoặc muốn tham
gia nhiều hơn vào các công đoạn tạo ra giá trị của một mặt hàng (như khai thác
nguyên liệu, vận tải hoặc phân phối).
- Việt Tiến là một công ty may, sau đó tham gia kinh doanh máy móc thiết bị và
nguyên phụ liệu ngành may
- Tổng công ty dầu khí Việt Nam vừa khai thác, vừa mua bán, vận chuyển dầu
khí, bán lẻ xăng dầu…
IV. Những loại hình kinh doanh có thể tham gia nhóm công ty mẹ
công ty con:

Trong cấu trúc của tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ công
ty con, thì công ty mẹ phải là doanh nghiệp nhà nước.Công ty mẹ có tư cách
pháp nhân có tài sản và bộ máy quản lý riêng.
Còn công ty con thì không phải là công ty nhà nước. Đây là điểm đặc
trưng của mô hình này. Và nếu có loại công ty con là công ty TNHH nhà nước
một thành viên thì phải có công ty có vốn góp chi phối của công ty mẹ.
Như vậy luật chỉ yêu cầu ràng buộc đối với công ty mẹ phải là doanh nghiệp nhà
nước và công ty con không là công ty nhà nước. các loại hình kinh doanh nào
phù hợp với yêu cầu này có thể tham gia vào mô hình công ty mẹ công ty con.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thương Mại (Tập 1), Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
2. Sách Hỏi và Đáp Luật Thương mại, TS Nguyễn Thị Dung (Chủ biên),
Nxb. Chính trị - Hành chính, 2011.
4. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
5. Nghị định của Chính phủ số 102/2010/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết thi
hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
6. Nghị định của Chính phủ số 101/2009/NĐ – CP thí điểm quản lý, thành
lập tập đoàn kinh tế nhà nước.

3



×