Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

vốn điều lệ và góp vốn điều lệ trong công ty TNHH có từ hai thành viên, hạn chế, cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.13 KB, 4 trang )

Quy đinh, bản chất của vốn điều lệ và góp vốn điều lệ trong công ty
TNHH có từ hai thành viên.
Góp vốn là việc thành viên công ty chuyển tài sản vào công ty để trở thành
chủ sở hữu hoặc các đồng sở hữu công ty. Khi thành lập công ty, các thành viên
phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn góp vốn cụ
thể.Trên thực tế, việc góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ tạo nên
quy chế pháp lý khác nhau đối với người góp vốn. Một trong những loại hình
doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất bởi các nhà kinh doanh là mô hình công ty
trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
I.

1.

Văn bản QPPL quy định về vốn điều lệ và góp vốn điều lệ của công ty
TNHH có từ hai thành viên:
+ Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
+ Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
Nội dung của quy định về vốn điều lệ và góp vốn điều lệ trong công ty
TNHH có từ hai thành viên.
Theo khoản 6 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp: “vốn điều lệ là số vốn do các
thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được
ghi vào Điều lệ công ty ”.
Nếu nhìn nhận từ góc độ của truyền thống luật Châu Âu lục địa, người ta
thừa nhận rằng công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp kết hợp sự “ưu việt” của
mô hình công ty đối nhân và công ty đối vốn. Kết quả của sự kết hợp này là công
ty TNHH mang trong mình bản chất của một công ty “đóng” như việc chuyển
nhượng phần vốn góp của thành viên cho người không phải là thành viên của công
ty bị hạn chế, việc phát hành cổ phần bị cấm đoán... Tóm lại, có thể nói mô hình
công ty TNHH là mô hình dành cho việc kinh doanh có qui mô vừa và nhỏ. Xuất
phát từ đó, vốn điều lệ của công ty TNHH được pháp luật nước ta quy định theo
những đặc trưng:


Thứ nhất: Vốn điều lệ được xác định bởi con số mà các thành viên công ty
góp hoặc cam kết góp vốn. Vốn điều lệ của công ty TNHH là con số “thực”. Nói
cách khác với hành vi góp vốn, số vốn do các thành viên góp trở thành vốn của
công ty và được ghi nhận vào điều lệ của công ty. Sự khác biệt giữa việc thực góp
và cam kết góp chỉ là yếu tố thời gian. Việc hoàn thành hành vi góp vốn theo cam
kết góp vốn được thực hiện tại một thời điểm trong tương lai.
2.

Thứ hai: Theo phân tích trên, mặc dù công ty TNHH có vốn là một con số
xác định và người ta có thể xác định được dễ dàng phần vốn góp của mỗi thành
viên công ty là bao nhiêu nhưng luật cũng cho phép tình trạng “nợ” vốn trong công
ty TNHH. Ví dụ: Công ty TNHH A có ba thành viên X, Y, Z, có vốn điều lệ là một
1 | Bài tập Cá nhân Tuần 1 - Luật Thương Mại modul 1


tỷ đồng. Như vậy, mặc dù có thể thành viên công ty chưa tiến hành việc góp vốn vì
chưa đến hạn phải góp theo cam kết nhưng con số một tỷ đồng trên vẫn được xác
định là vốn điều lệ của công ty và nó được coi là bảo đảm cho việc trả nợ của công
ty với các bên thứ ba. Nếu như có bất kỳ một thiệt hại nào đối với bên thứ ba thì số
vốn một tỷ đồng trên sẽ là tài sản trả nợ, đồng thời cũng sẽ rất dễ dàng xác định
phần trách nhiệm mà mỗi thành viên công ty phải chịu theo cam kết góp vốn .
Theo qui định của Luật Doanh nghiệp, nghĩa vụ góp vốn của thành viên
công ty được xác định theo cam kết góp vốn. Tuy vậy, Luật Doanh nghiệp không
hề có một giới hạn về mặt thời gian nào cho việc hoàn thành nghĩa vụ góp vốn. Nói
cách khác, thời hạn để thành viên góp vốn vào công ty là không hạn chế mà thời
hạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào thỏa thuận góp vốn giữa các thành viên công
ty. Cụ thể, nghĩa vụ của thành viên là phải “Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi số vốn đã cam kết góp vào công ty”. Nhưng ngay cả trong trường hợp thành
viên không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn thì khoản vốn chưa góp được xem là

khoản nợ của thành viên đối với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn như đã cam kết.
Tóm lại, trong công ty TNHH, người ta phải xác định một cách rõ ràng số
vốn mà công ty có để làm cơ sở xác định trách nhiệm của công ty với bên thứ ba.
Nhưng cũng xuất phát từ bản chất là một công ty “đóng” nên việc lựa chọn thời
điểm hoàn thành việc góp vốn thuộc quyền định đoạt của các thành viên.
Tuy vậy, theo qui định của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, thời hạn để thành
viên hoàn thành nghĩa vụ góp vốn là 36 tháng kể từ ngày công ty được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Đây là hướng dẫn hợp lý. Kết quả là với
hướng dẫn này, Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã tạo cơ sở cho việc chấm dứt tình
trạng nợ vốn không thời hạn của thành viên công ty TNHH.
Hạn chế, thiếu sót trong quy định về vốn điều lệ và góp vốn điều lệ của
công ty TNHH có từ hai thành viên.
II.

Việc giảm vốn điều lệ của công ty TNHH có được đặt ra hay không khi
thành viên không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn theo cam kết ?
1.

Việc một thành viên không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn được nhìn nhận ở
hai hành vi: Thành viên không hề tiến hành việc góp vốn hoặc có thể chỉ góp một
phần theo cam kết góp vốn. Theo đó, giải pháp của Luật Doanh nghiệp, theo khoản
3 Điều 39 là: “Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số
vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách: Một hoặc
một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp; Huy động người khác cùng góp

2 | Bài tập Cá nhân Tuần 1 - Luật Thương Mại modul 1


vốn vào công ty; Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần

vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty”.
Nhưng trong trường hợp không xử lý theo cả ba cách trên, nói cách khác
không huy động đủ số vốn điều lệ thì luật bỏ ngỏ. Nếu căn cứ theo khoản 6 Điều 4
của Luật Doanh nghiệp: “vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp
hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty”
thì chưa đủ cơ sở pháp lý để khẳng định nghĩa vụ phải đăng ký giảm vốn điều lệ
của công ty TNHH trong trường hợp này, mặc dù về mặt lý luận chúng ta thừa
nhận khả năng này. Ngay cả Điều 60 Luật Doanh nghiệp qui định các trường hợp
giảm vốn điều lệ của công ty cũng không hề thừa nhận trường hợp giảm vốn điều
lệ trong trường hợp không huy động đủ số vốn điều lệ theo cam kết góp vốn của
các thành viên.
Quy định chưa chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật về vốn điều
lệ, về việc góp vốn thành lập công ty đã tạo ra những kẽ hở để công ty lợi dụng,
lừa đảo đối tác, tạo ra vốn “ảo”.
2.

Theo quy định tại điều 4.6 Luật Doanh nghiệp 2005, vốn điều lệ là số vốn do
các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và
được ghi vào Điều lệ công ty. Trong khi đó, Nghị định 102/2010 quy định về vốn
điều lệ cho công ty TNHH là tổng giá trị số vốn đã góp hoặc cam kết góp trong
một thời hạn cụ thể. Những quy định như trên đã tạo ra kẽ hở để doanh nghiệp lợi
dụng việc được phép cam kết góp vốn (chứ không phải thực góp) để lừa bên thứ ba
khi tạo ra một nguồn vốn rất lớn nhưng thực chất là “ảo”.
Quy định về vốn góp và vốn thực góp không rõ ràng đã làm cho tình trạng
"vốn ảo" quá nhiều. Có công ty đăng ký vốn 10 tỉ đồng do nhiều cá nhân và doanh
nghiệp góp nhưng trên thực tế không được bao nhiêu, việc đăng ký vốn cao chỉ là
lấy danh và làm cho vui.
Hậu quả của thực tế trên rất đáng lo ngại khi nhiều hợp đồng, giao dịch vẫn
được ký kết giữa những doanh nghiệp "vốn ảo" này với đối tác. Khi có vấn đề xảy
ra, những người bị lừa không thể được bồi hoàn dù đã khởi kiện ra tòa. Thời gian

vừa qua, nhất là trong thời điểm các doanh nghiệp khan vốn như hiện nay, có rất
nhiều yêu cầu khởi kiện để đòi nợ đối tác tăng hẳn. Và hơn một nửa trong số các
vụ kiện này, sau khi có phán quyết của tòa án cũng không thi hành được vì tài sản
của bị đơn bằng 0.
Kết luận :
Qua đây, ta thấy rằng, cần ghi nhận trường hợp giảm vốn điều lệ của công ty
TNHH trong trường hợp công ty không huy động đủ số vốn theo cam kết góp vốn
của thành viên công ty. Quy định theo hướng như vậy là hoàn toàn hợp lý. Vì vốn
điều lệ về bản chất là số vốn mà thành viên công ty góp vào công ty. Những quy
định về vốn điều lệ và góp vốn điều lệ đã tạo những ưu điểm nhất định cho loại

3 | Bài tập Cá nhân Tuần 1 - Luật Thương Mại modul 1


hình kinh doanh này, đây cũng là điểm thu hút các thương nhân lựa chọn loại hình
này.

4 | Bài tập Cá nhân Tuần 1 - Luật Thương Mại modul 1



×