Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KIỀM TRA HỌC KÌ i VĂN 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.88 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỀM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn - Lớp 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu a đến câu c ở bên dưới đoạn văn:
[…] ” Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời
từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên
bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời,
cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành
rút quân.” […]
Trích truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh, SGK Ngữ Văn 6, tập 1.
a/ Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào là chính ?
b/ Trong câu ” Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ
đất, ngăn chặn dòng nước lũ” có mấy cụm động từ? Hãy chỉ rõ các cụm động từ đó.
c/ Đoạn văn trên có nội dung gì ?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Từ đoạn trích ở phần Đọc Hiểu, em có cảm nhận tác giả dân gian thông qua nhân vật
Sơn Tinh để phản ánh những gì trong cuộc sống thực tế?
Câu 2: ( 5 điểm)
Sau khi đã được học truyện Thánh Gióng, hãy tưởng tượng mình là người cha (hoặc
mẹ) của Thánh Gióng. Trước khi Thánh Gióng nhảy lên ngựa ra trận, hai người đã nói
với nhau những gì. Hãy viết một bài văn tự sự, kể về phút chia tay ấy.
- HẾT Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM
Phần I:


Câu a: Tự sự (1đ)
Câu b: Hai cụm động từ ”dùng phép lạ”, ”bốc từng quả đồi”, ”dời từng dãy núi”,


”dựng thành luỹ đất”, ”ngăn chặn dòng nước lũ” (1đ)
Câu c: Đoạn văn kể lại sự việc Sơn Tinh dùng tài phép của mình để chiến đấu và
chống trả Thuỷ Tinh. (1đ)
Phần II:
Câu 1:
Trình bày được lần lượt các ý sau theo lời văn bản thân trong một đoạn văn:
- Phản ánh cách nhìn của tác giả dân gian về sự hình thành đồi núi. (0.5đ)
- Phản ánh công việc gia cố đê điều ngăn lũ của người Việt cổ (0.5đ)
- Sự kiên trì bền bỉ của nhân dân trong việc chống chọi với thiên tai mùa mưa lũ (0.5đ)
- Thể hiện niềm tin và khát khao chế ngự thiên nhiên của người Việt cổ. (0.5đ)
Câu 2
Học sinh trình bày bài viết đảm bảo theo bố cục với 3 phần cơ bản (Mở-Thân-Kết).
Học sinh viết theo lời văn của bân thân nhưng đảm bảo những nội dung sau:
Mở bài:
- Giới thiệu được bản thân với ngôi kể thứ nhất số ít. Khi xưng hô, chú ý dùng các từ
cha, mẹ… cho hợp lý. (0.5đ)
- Nêu được hoàn cảnh diễn ra cuộc chia tay giữa mình và Thánh Gióng lúc bấy giờ.
(0.5đ)
Thân bài:
- Đảm bảo có trình tự thời gian ( có thể theo tiến trình trước-sau hoặc hồi tưởng) cho
hợp lý (1đ).
- Các sự kiện diễn ra liên tục và kèm các câu hội thoại, đảm bảo không sai lệch cốt
truyện (1đ)
Kết bài:
- Đảm bảo có kết truyện, có cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật về cuộc chia tay giữa
bản thân và Thánh Gióng. (1đ)
* Lưu ý: HS trình bày bố cục và chữ viết toàn bài rõ ràng, không nhất thiết chữ đẹp
nhưng đảm bảo chính tả (1đ )



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ - Tên

Nhận biết

Thông hiểu

Phần

Vận dụng
Cấp độ
thấp
Cấp độ cao

Cộng

Xác
định
Câu đúng
a
phương thức
Tự Sự
Xác
định Chỉ rõ được
ĐỌC Câu được số cụm cụ thể từng
b
động từ
cụm động
HIỂU
từ


3 điểm

Hiểu được
nội
dung
đoạn trích

Câu
c

Hs trình
bày được
các ý thành
một đoạn
văn hoàn
chỉnh với
các ý cần
thiết

Câu
1
TẬP
LÀM
VĂN

Hs trình
bày được
các ý thành
một bài văn

hoàn chỉnh
với đầy đủ
bố cục

Câu
2

Số phần: 2
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%

7 điểm

Số câu : 2
Số điểm :
1.5đ
Tỷ lệ : 15%

Số câu : 2
Số điểm :
1.5đ
Tỷ lệ : 15%

Số câu : 1
Số điểm :

Tỷ lệ : 20%

Số câu : 1
Số điểm :


Tỷ lệ : 50%

Số câu : 5
Số điểm : 10đ
Tỷ lệ : 100%




×