Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tai lieu giang day ThanhToán Quốc Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.77 KB, 73 trang )

TLGD Thanh toán Quốc tế

LỜI NÓI ĐẦU
Thanh toán quốc tế là một môn học nằm trong chương trình đào tạo cho
sinh viên các ngành kinh tế. Môn học sẽ trang bị cho sinh viên những
kiến thức cơ bản và những kỹ năng tối thiểu để xử lý và thực hiện các
giao dịch trong thanh toán quốc tế.
Nội dung của tài liệu “Thanh toán quốc tế” này bao gồm hai vấn đề
chính: một là tỷ giá hối đoái và thị trường hối đoái, hai là các phương
tiện thông dụng trong thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán quốc
tế, và các vấn đề khác là cán cân thanh toán quốc tế và các điều kiện
thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
Tài liệu được biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
của sinh viên chuyên ngành tài chính và kế toán trường đại học An
Giang.
Quá trình biên soạn tài liệu, tác giả đã hết sức cố gắng và tiếp cận với
những quy định, văn bản và thông tin mới nhất có liên quan lĩnh vực
thanh toán quốc tế, nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết.
Tác giả mong nhận được những góp ý của bạn đọc để kịp thời tu chỉnh
cho phù hợp.
Xin chân thành cảm ơn.

1


TLGD Thanh toán Quốc tế

MỤC LỤC
Chương 1: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ..................................................................................... 5
1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái (Exchange Rate) ...................................................... 5
1.2. Phương pháp yết tỷ giá hối đoái (Quotation) ......................................................... 5


1.2.1. Phương pháp yết giá 1 .................................................................................... 6
1.2.2. Phương pháp yết giá 2 .................................................................................... 6
1.2.3. Một số quy ước trong giao dịch hối đoái ........................................................ 6
1.3. Các loại tỷ giá hối đoái .......................................................................................... 8
1.3.1. Tỷ giá chính thức ............................................................................................ 8
1.3.2. Tỷ giá kinh doanh ........................................................................................... 8
1.3.3. Tỷ giá xuất nhập khẩu ..................................................................................... 9
1.4. Cách xác định tỷ giá tính chéo ............................................................................... 9
1.5. Cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái......................................................................... 12
1.5.1. Chế độ bản vị vàng ....................................................................................... 12
1.5.2. Tỷ giá hối đoái trong chế độ Bretton Woods ................................................ 14
1.5.3. Tỷ giá dưới chế độ tiền tệ ngày nay .............................................................. 14
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái ............................... 16
1.7. Phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái .............................................................. 18
Chương 2: THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI ....................................................................... 20
2.1. Khái niệm thị trường hối đoái (Exchange market) .............................................. 20
2.2. Ðặc điểm thị trường hối đoái ............................................................................... 21
2.3. Các chức năng của thị trường hối đoái ................................................................ 21
2.4. Những thành viên tham gia thị trường hối đoái ................................................... 21
2.4.1. Những nhà tạo giá sơ cấp (Primary Price Makers) ....................................... 22
2.4.2. Những nhà tạo giá thứ cấp (Secondary Price Makers) ................................. 22
2.4.3. Những nhà chấp nhận giá (Price Takers) ...................................................... 22
2.4.4. Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn (Advisory Services) ............................ 22
2.4.5. Những nhà môi giới ngoại hối (Brokers) ...................................................... 23
2.4.6. Những nhà đầu cơ (Speculators) ................................................................... 23
2.4.7. Ngân hàng Trung ương - can thiệp ngoại hối và lãi suất .............................. 24
2.5. Các loại thị trường hối đoái ................................................................................. 24
2.5.1. Thị trường giao ngay (Spot market) ............................................................. 24
2.5.2. Thị trường có kỳ hạn (Forward market) ....................................................... 26
2.5.3. Thị trường quyền chọn (Options) ................................................................. 29

2.6. Những quy tắc trong kinh doanh hối đoái ........................................................... 32
Chương 3: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ................................................... 35
3.1. Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of international payments)........................ 35
3.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 35
3.1.2. Các loại cán cân thanh toán quốc tế .............................................................. 35
3.2. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế ................................................................... 35
3.2.1. Tài khoản thường xuyên (Current account) .................................................. 35
3.2.2. Tài khoản vốn (Capital account) ................................................................... 36
3.2.3. Dự trữ chính thức .......................................................................................... 36
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế ........................................ 37
3.4. Biện pháp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế .................................................. 37
3.5. Chính sách quản lý ngoại hối ở nước ta ............................................................... 38

2


TLGD Thanh toán Quốc tế
Chương 4: NHỮNG ĐIỀU KIỆN QUI ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
NGOẠI THƯƠNG ........................................................................................................ 40
4.1. Ðiều kiện tiền tệ ................................................................................................... 40
4.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 40
4.1.2. Ðiều kiện đảm bảo hối đoái (đảm bảo giá trị hợp đồng) .............................. 41
4.2. Ðiều kiện địa điểm thanh toán: ............................................................................ 42
4.3. Ðiều kiện thời gian thanh toán ............................................................................. 42
4.3.1. `Trả tiền trước ............................................................................................... 42
4.3.2. Trả tiền ngay ................................................................................................. 42
4.3.3. Trả tiền sau.................................................................................................... 43
4.4. Ðiều kiện về phương thức thanh toán .................................................................. 43
Chương 5: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG
TRONG NGOẠI THƯƠNG ........................................................................................ 44

5.1. Lệnh Phiếu (Promissory Note) ............................................................................ 44
5.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 44
5.1.2. Nội dung của lệnh phiếu ............................................................................... 44
5.2. Hối phiếu.............................................................................................................. 44
5.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 45
5.2.2. Các thành phần liên quan .............................................................................. 45
5.2.3. Ðặc điểm của hối phiếu ................................................................................ 45
5.2.4. Hình thức của hối phiếu ................................................................................ 46
5.2.5. Nội dung hối phiếu ....................................................................................... 46
5.2.6. Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) ............................................................... 48
5.2.7. Ký hậu hối phiếu (Endorsement) .................................................................. 49
5.2.8. Bảo lãnh hối phiếu (Guarantee) .................................................................... 50
5.2.9. Kháng nghị (Protest) ..................................................................................... 50
5.2.10. Chiết khấu hối phiếu (Discount) ................................................................. 51
5.2.11. Các loại hối phiếu ....................................................................................... 51
5.3. Séc (Cheque) ........................................................................................................ 52
5.3.1. Khái niệm ...................................................................................................... 52
5.3.2. Nội dung của tờ séc....................................................................................... 52
5.3.3. Phân loại séc ................................................................................................. 52
5.4. Thẻ nhựa (Plastic card) ........................................................................................ 53
5.4.1. Khái niệm ...................................................................................................... 53
5.4.2. Các loại thẻ và công dụng của nó ................................................................. 53
Chương 6: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ ............................. 55
6.1. Phương thức chuyển tiền (remittance) ................................................................. 55
6.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 55
6.1.2. Qui trình nghiệp vụ ....................................................................................... 55
6.1.3. Các hình thức chuyển tiền............................................................................. 56
6.1.4. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng ............................................................. 57
6.2. Phương thức mở tài khoản (Open Account) ........................................................ 57
6.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (collection of payment) ................................... 57

6.3.1. Khái niệm ...................................................................................................... 57
6.3.2. Các loại nhờ thu ............................................................................................ 58
6.3.2.1. Nhờ thu trơn (Clean Collection) ............................................................ 58
6.3.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documents collection)..................................... 59
6.4. Phương thức thanh toán giao chứng từ trả tiền ngay (Cash Against Document - 60

3


TLGD Thanh toán Quốc tế
6.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credits) .................... 62
6.5.1. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ............................ 62
6.5.2. Thư tín dụng là gì ? (Letter of Credit) .......................................................... 62
6.5.3. Các đối tượng có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ ............... 62
6.5.4. Trình tự diễn biến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ..................... 63
6.5.5. Các loại thư tín dụng ..................................................................................... 66
6..5.6. Những vấn đề cần chú ý khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ ........ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 73

4


TLGD Thanh toán Quốc tế

Chương 1
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình nhưng các hoạt động
thương mại, đầu tư, du lịch, và các trao đổi khác không gói gọn trong phạm vi một quốc
gia. Vì vậy, việc trao đổi các đồng tiền với nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia, là cần

thiết khi thực hiện các giao dịch quốc tế đó. Một nhà xuất khẩu Việt Nam sau khi bán
hàng cho công ty Mỹ thu về một số tiền bằng đồng đô la Mỹ (USD) có nhu cầu đổi số
đô la Mỹ đó ra tiền đồng Việt Nam (VND) để chi trả cho các khoản chi phí nguyên vật
liệu, hàng hoá, chi phí nhân công, và chi phí khác tại Việt Nam. Một công ty dược phẩm
Việt Nam cần mua một lượng tiền chung châu Âu (EUR) bằng đồng VND để thanh toán
cho hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dược với một công ty Pháp. Một nhà đầu tư nước
ngoài muốn đổi USD ra đồng VND để thực hiện dự án xây dựng nhà máy lọc dầu tại
Việt Nam. Một du khách Nhật Bản muốn đổi đồng Yen (JPY) ra đồng VND để tiêu xài
trong thời gian du lịch tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nhận được một khoản tín
dụng từ Ngân Hàng Thế Giới bằng đồng USD sẽ đổi tiền này ra đồng VND để thực hiện
các dự án, chương trình đã cam kết.
Việc chuyển đổi từ một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác gọi là hối đoái,
và tỷ lệ để thực hiện trao đổi giữa hai đồng tiền này người ta gọi là tỷ giá hối đoái.
Chương này giới thiệu khái niệm tỷ giá hối đoái, các loại tỷ giá hối đoái, cách xác định
tỷ giá tính chéo, cơ sở xác định tỷ giá hối đoái, những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái và các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Mục đích của chương này là giúp sinh viên làm quen với cách niêm yết tỷ giá của ngân
hàng, biết cách tính tỷ giá tính chéo của hai đồng tiền thông qua đồng tiền thứ ba, nhận
ra các mối liên hệ của tỷ giá hối đoái với tình hình kinh tế, chính trị và xã hội và các
biện pháp nhà nước tác động lên tỷ giá.
1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái (Exchange Rate)
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh tương quan giá trị giữa tiền tệ của hai nước với nhau,
hay nói một cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện
bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia.
Ví dụ: tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ ngày 07/08/2003
1USD = 15.519VND
Trong ví dụ này, giá của USD được biểu thị thông qua VND, nghĩa là 1USD có giá
là 15.519VND.
Lưu ý: tài liệu này sử dụng dấu thập phân (,) và dấu phân cách ngàn đơn vị (.) theo kiểu
tiếng Việt.

1.2. Phương pháp yết tỷ giá hối đoái (Quotation)
Để thống nhất và tiện lợi trong các giao dịch ngoại hối, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
(International Standard Organization, gọi tắt là ISO) qui định tên đơn vị tiền tệ của
một quốc gia được viết bằng 3 ký tự. Hai ký tự đầu là tên quốc gia, ký tự thứ ba là tên
đồng tiền.

5


TLGD Thanh toán Quốc tế
Xét trên góc độ thị trường ngoại hối quốc gia, các nước thường dùng một trong 2 cách
sau đây để biểu thị tỷ giá:
1.2.1. Phương pháp yết giá 1
Lấy đồng tiền nước ngoài (ngoại tệ) làm 1 đơn vị để so sánh với một số lượng tiền tệ
trong nước (bản tệ), hay lấy ngoại tệ làm đồng tiền yết giá và bản tệ làm đồng tiền định
giá. Phương pháp này được dùng ở hầu hết các quốc gia.
1 ngoại tệ = X bản tệ
Ví dụ: tại thị trường Việt Nam ngày 08/08/2003
1USD = 15.522VND
1EUR = 17.737,49VND
1GBP = 25.237,88VND
1.2.2. Phương pháp yết giá 2
Lấy bản tệ làm 1 đơn vị để so sánh với một số lượng ngoại tệ, tức là lấy bản tệ làm đồng
tiền yết giá và ngoại tệ làm đồng tiền định giá.
1 bản tệ = X ngoại tệ
Ví dụ: ngày 08/08/2003
tại London 1GBP = 1,6125USD
1GBP = 192,48JPY
tại Paris


1EUR = 1,1377USD
1EUR = 1,3534CHF

Trong đó GBP, và EUR là đồng tiền yết giá, USD, JPY và CHF là đồng tiền định giá.
Theo thông lệ phương pháp này thường dùng ở một số nước như Anh, Mỹ, Úc, và Cộng
đồng châu Âu, những quốc gia có đồng tiền mạnh.
Tuy nhiên, nhằm phục vụ khách hàng trên thị trường hiện nay tỷ giá thường được niêm
yết bằng cả hai phương pháp. Do đó, xét từ góc độ quốc gia các phương pháp yết giá
trên chỉ có tính tương đối mà thôi.
1.2.3. Một số quy ước trong giao dịch hối đoái
Cách viết tỷ giá
Theo tập quán kinh doanh, tỷ giá được niêm yết theo quy cách: đặt đồng tiền yết giá
đứng trước và đồng tiền định giá đứng sau như ví dụ sau:
1 USD = 15.516 VND hay có thể viết ngắn gọn USD/VND = 15.516
Trong ví dụ này đồng USD đứng trước gọi là đồng tiền yết giá và là 1 đơn vị tiền tệ,
đồng VND đứng sau gọi là đồng tiền định giá và là một số đơn vị tiền tệ và thường thay
đổi phụ thuộc vào thời điểm yết giá.

6


TLGD Thanh toán Quốc tế
Cách đọc tỷ giá (ngôn ngữ giao dịch)
Trên thị trường hối đoái hay tại các ngân hàng thương mại, các giao dịch mua bán ngoại
tệ có thể được thực hiện qua điện thoại. Người ta thường dùng ngôn ngữ đặc thù, rút
gọn hay bỏ qua những gì mà hai bên đã biết, đã hiểu như những từ, những con số để tiết
kiệm thời gian giao dịch. Do đó việc hiểu biết ngôn ngữ này là cần thiết.
Thông thường trong giao dịch có thể lấy tên thủ đô của các nước công nghiệp phát triển
hay tên thành phố là trung tâm thương mại của nước đó thay cho tên tiền tệ của nước đó
ở vị trí đồng tiền định giá.

Ví dụ:
-

Người ta nói Đô la – Tokyo 119,96 thì ta hiểu là 1 USD = 119,96 JPY

-

Người ta nói Đô la – Bangkok 42,03 thì có nghĩa là 1 USD = 42,03 THB

Một cách nữa để đảm bảo tính nhanh gọn, các tỷ giá thường không được đọc đầy đủ, mà
chỉ đọc những số nào thường biến động, đó là những số cuối.
Ví dụ: USD/SGD = 1,7642/50 thì chỉ đọc các số lẻ sau dấu thập phân. Các số này chia
làm hai nhóm. Hai số thập phân đầu đọc là “số”(figure), hai số thập phân kế tiếp đọc là
“điểm” (point). Tỷ giá trên đọc là “Đô la, sin ga po bằng một, bảy mươi sáu số, bốn
mươi hai điểm đến năm mươi điểm”. Cách đọc điểm có thể dùng phân số “một phần tư”
thay vì đọc 25, “ba phần tư” thay vì đọc 75.
Yết giá hai chiều
Theo tập quán kinh doanh trên thị trường ngoại hối, các ngân hàng thường yết tỷ giá hai
chiều bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán. Tỷ giá mua của ngân hàng là tỷ giá mà tại đó
ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá. Tỷ giá bán của ngân hàng là tỷ giá mà
tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá. Với cách yết giá hai chiều, tỷ
giá đứng trước là tỷ giá mua và tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán.
Trong giao dịch khi nói tỷ giá mua, người ta ngầm hiểu là tỷ giá mà ngân hàng mua và
khách hàng bán và ngượclại.
Ví dụ: USD/VND = 15.500/15.520 Hay USD/VND = 15.500/20
Hoặc USD/VND = 15.500 – 15.520 Hay USD/VND = 15.500 – 20
Tỷ giá đứng trước 15.500 là tỷ giá mua USD trả bằng VND của ngân hàng, chúng ta
gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng (BID rate hay CALL).
Tỷ giá đứng sau 15.520 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, gọi là tỷ giá
bán ra của ngân hàng (ASK rate hay PUT).

Tỷ giá ASK bao giờ cũng lớn hơn tỷ giá BID.Chênh lệch giữa chúng gọi là SPREAD, là
lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
Tỷ giá nghịch đảo
Nghịch đảo của tỷ giá (A/B) giữa đồng tiền A so với đồng tiền B ta có tỷ giá nghịch đảo
(B/A) và ngược lại.
1
Tỷ giá B/A = ----------------Tỷ giá A/B

1
Tỷ giá A/B = ----------------Tỷ giá B/A

7


TLGD Thanh toán Quốc tế
Ví dụ: EUR/USD =

1
USD / EUR

Khi ta có EUR/USD = 1,1377 thì USD/EUR =

1
= 0,8789
1,1377

1.3. Các loại tỷ giá hối đoái
1.3.1. Tỷ giá chính thức
Là tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố vào mỗi buổi sáng.
Ví dụ: ngày 08/08/2003

1 USD = 15.486 VND
Theo quyết định 64/1999/NHNN7 25/02/99 hàng ngày, Ngân hàng Nhà nước công bố
tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam
và đồng đô la Mỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng, thay cho việc công bố tỷ giá
chính thức và tỷ giá bình quân mua vào, bán ra thực tế trên thị trường ngoại tệ Liên
ngân hàng.
Tỷ giá giao dịch bình quân do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày này được xác
định trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng của
ngày giao dịch gần nhất trước đó. Nó làm cơ sở để các ngân hàng, tổ chức tín dụng
được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá kinh doanh của mình, và là cơ sở để tính
thuế xuất nhập khẩu.
1.3.2. Tỷ giá kinh doanh
Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà trong đó ngoại tệ được
thực hiện dưới dạng tiền mặt (ở Việt Nam các ngân hàng chỉ mua bán ngoại tệ bằng tiền
giấy, không mua bán tiền kim loại).
Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại tệ không dùng tiền mặt mà bằng cách
chuyển khoản qua ngân hàng. Tỷ giá chuyển khoản luôn luôn lớn hơn tỷ giá tiền mặt.
Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại tệ trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm chuyển
ngoại tệ đến nơi nhận bằng thư.
Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mua bán ngoại tệ trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm chuyển
đến nơi nhận bằng điện.
Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá của giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày giao dịch.
Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá của giao dịch cuối cùng trong ngày (tỷ giá đóng cửa hôm nay
không phải là tỷ giá mở cửa của ngày mai).

8


TLGD Thanh toán Quốc tế
Tỷ giá các loại ngoại tệ

Ngân hàng Vietcombank
08/08/2003

Chuyển
khoản

Mã NT

Tên ngoại tệ

AUD

AUST.DOLLAR

9.977,02 10.037,24 10.138,12

CAD

CANADIAN DOLLAR

10.976,91 11.076,60 11.232,61

CHF

SWISS FRANCE

11.320,46 11.400,26 11.560,98

EUR


EURO

17.473,33 17.525,91 17.737,49

GBP

BRITISH POUND

24.712,79 24.887,00 25.237,88

HKD

HONGKONG DOLLAR

JPY

JAPANESE YEN

SGD

SINGAPORE DOLLAR

THB
USD

Mua vào

Bán ra

1.964,04


1.977,89

2.001,77

127,54

128,83

130,91

8.702,43

8.763,78

8.905,14

THAI BAHT

359,62

363,25

378,07

US DOLLAR

15.490

15.517


15.522

1.3.3. Tỷ giá xuất nhập khẩu
Tỷ giá xuất khẩu
là sự so sánh giữa giá vốn hàng bán trên sàn tàu với ngoại tệ thu được tính theo giá FOB
(viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Free On Board” nghĩa là “Giao lên tàu”).
Giá vốn hàng bán trên sàn tàu
Tỷ giá xuất khẩu = ---------------------------------------Ngoại tệ thu được theo giá FOB
Nếu tỷ giá xuất khẩu < tỷ giá mua ngoại tệ tại ngân hàng, thì xuất khẩu có lời.
Tỷ giá nhập khẩu
là sự so sánh giữa giá bán hàng nhập khẩu tại cảng Việt Nam so với số lượng ngoại tệ
chi trả tính theo giá CIF (viết tắt của thuật ngữ tiềng Anh là “Cost, Insurance and
Freight” nghĩa là “Tiền hàng, bảo hiểm và cước”).
Nếu tỷ giá nhập khẩu > tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng, thì nhập khẩu có lời.

Giá bán hàng nhập tại cảng Việt Nam
Tỷ giá nhập khẩu = ---------------------------------------------Ngoại tệ chi trả theo giá CIF
1.4. Cách xác định tỷ giá tính chéo
Hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều được yết giá với USD và các hoạt động thương
mại, đầu tư, quan hệ tín dụng giữa các quốc gia đều được định giá hay thanh toán thông

9


TLGD Thanh toán Quốc tế
qua USD. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phát sinh nhu cầu trao đổi trực tiếp giữa
hai đồng tiền mà không có mặt của USD. Vì vậy người ta cần phải tính tỷ giá chéo.
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiền thứ ba. Đồng
tiền thứ ba này thường là USD. Cách xác định tỷ giá chéo phụ thuộc vào cách yết tỷ giá.

Trường hợp 1: Đồng tiền trung gian (đồng tiền C) đóng vai trò là đồng tiền yết giá
trong cả hai tỷ giá (với đồng tiền A và B)
Ta có : tỷ giá C/A = m1 – b1
C/B = m2 – b2
với m1 là tỷ giá mua C bằng A, m2: mua C bằng B
và b1 là tỷ giá bán C lấy A, b2 : bán C lấy B
thì tỷ giá chéo A/B =

C/B
C/A

với tỷ giá mua A/B =

m2
b1

với tỷ giá bán A/B =

b2
m1

Ví dụ 1:

USD/JPY = 119,04 – 119,09
USD/VND = 15.490 – 15.522

Hỏi JPY/VND = ?

Giải:


- tỷ giá mua JPY/VND =

USD / VND 15.490
=
= 130,06
USD / JPY
119,09

- tỷ giá bán JPY/VND =

15.522
= 130,39
119,04

Ví dụ 2:

EUR/GBP = 0,7034 – 0,7039
EUR/JPY = 135,46 – 135,51

Hỏi GBP/JPY = ?
Giải:

+ tỷ giá mua GBP/JPY =

135,46
= 192,44
0,7039

+ tỷ giá bán GBP/JPY =


135,51
= 192,64
0,7034

Ví dụ 3: Nhà nhập khẩu Việt Nam phải thanh toán một hoá đơn tiền hàng cho công ty
Thuỵ Sỹ bằng CHF. Hỏi ngân hàng áp dụng tỷ giá bán đồng CHF cho nhà nhập khẩu
như thế nào? biết tỷ giá trên thị trường là:
USD/CHF = 1,3534 – 1,3539
USD/VND = 15.517 – 15.522

10


TLGD Thanh toán Quốc tế
Giải: ta tính giá bán CHF/VND (tỷ giá ngân hàng bán CHF )
CHF/VND =

USD / VND
15.522
=
= 11.468,89
USD / CHF
1,3534

Ngược lại nếu một nhà xuất khẩu Việt Nam nhận được tiền bằng CHF thì ông ta có thể
bán CHF cho ngân hàng lấy VND theo tỷ giá là bao nhiêu?
Ta tính tỷ giá mua CHF/VND =

15.517
= 11.460,96

1,3539

Trường hợp 2: Đồng tiền trung gian vừa đóng vai trò là đồng tiền định giá vừa đóng
vai trò là đồng tiền yết giá
Ta có : tỷ giá A/C = m1 – b1
C/B = m2 – b2
thì tỷ giá chéo A/B = A/C x C/B
với tỷ giá mua A/B = m1 x m2
với tỷ giá bán A/B = b1 x b2
Ví dụ 4:

GBP/USD = 1,6125 – 1,6130
USD/VND = 15.490 – 15.522

Hỏi GBP/VND = ?
Giải:
- Tỷ giá mua GBP/VND = GBP/VND x USD/VND = 1,6125 x 15.490 = 24.977,62
- Tỷ giá bán GBP/VND = 1,6130 x 15.522 = 25.036,98
Trường hợp 3: Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng tiền định giá trong cả hai tỷ
giá
Ta có : tỷ giá A/C = m1 – b1
B/C = m2 – b2
thì tỷ giá chéo A/B =

A/C
B/C

với tỷ giá mua A/B =

m1

b2

với tỷ giá bán A/B =

b1
m2

Ví dụ 5:

GBP/USD = 1,6120 – 1,6125
AUD/USD = 0,6487 – 0,6490

Hỏi GBP/AUD = ?
Giải

- tỷ giá mua GBP/AUD =
- tỷ giá bán GBP/AUD =

GBP / USD
1,6120
=
= 2,4838
AUD / USD
0,6490

1,6125
= 2,4857
0,6487

11



TLGD Thanh toán Quốc tế
1.5. Cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái
Thế giới đã trải qua nhiều chế độ tỷ giá khác nhau, thích ứng với từng giai đoạn phát
triển của lịch sử về chế độ tiền tệ của một nước, quan hệ thương mại,…
1.5.1. Chế độ bản vị vàng
Trong chế độ bản vị vàng, người ta định nghĩa đơn vị tiền tệ theo vàng. Tiền tệ trong
lưu thông là tiền đúc bằng vàng và giấy bạc, ngân hàng được tự do đổi ra vàng căn cứ
vào hàm lượng vàng của nó. Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được xác định dựa trên
cơ sở hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau hay còn gọi là đồng giá vàng. Đồng
tiền của mỗi nước mang một hàm lượng vàng khác nhau và được công bố trên toàn thế
giới.
Ví dụ 1: Đầu thế kỷ XX
1USD có hàm lượng vàng là 1,504gr
1GBP có hàm lượng vàng là 7,32gr
Tỷ giá GBP/USD =

7,32
= 4,8670 hay 1GBP= 4,8670USD.
1,504

Dưới chế độ bản vị vàng, tỷ giá giữa các đồng tiền sẽ dao động xung quanh đồng giá
vàng và trong giới hạn của điểm vàng. Điểm vàng là điểm mà ở đó nếu tỷ giá vượt qua
hoặc bé hơn thì sẽ xảy ra hiện tượng nhập vàng hay xuất vàng để thanh toán hợp đồng
mua bán ngoại thương.
Giới hạn cao nhất (điểm vàng cao nhất) của tỷ giá hối đoái tăng lên thì gọi là “Điểm
xuất vàng”, bởi vì vượt qua khỏi giới hạn này thì vàng nước đó bắt đầu chảy ra nước
ngoài.
Ví dụ 2: Ngang giá vàng GBP/USD là 4,86, 1USD = 1,504gr vàng và 1 GBP = 7,32gr

vàng. Công ty Mỹ nhập của công ty Anh một lượng hàng hoá trị giá là 1.000 GBP. Hỏi
công ty Mỹ sẽ thanh toán 1.000 GBP hay thanh toán bằng vàng nếu tỷ giá thị trường
bấy giờ là: GBP/USD = 4,90. Chi phí vận chuyển vàng từ Mỹ sang Anh là 0,5%.
Giải:
- Nếu công ty Mỹ thanh toán bằng 1.000 GBP tức là công ty phải bỏ ra 4.900 USD
tương đương với khối vàng là: 4.900 x 1,504 = 7.369,60gr vàng.
- Nếu công ty Mỹ thanh toán bằng vàng thì tổng số vàng phải chi là:
(1.000 x 7,32)+chi phí vận chuyển vàng từ Mỹ sang Anh(0.5%)
7.320gr + (7.320gr x 0.5%) = 7.356,60gr vàng
7.356,60gr vàng tương đương với số USD là:
Tức là 1GBP =

7.356,56
= 4.890,00USD
1,504

4.890
= 4,89USD
1.000

Đây là giới hạn tỷ giá cao nhất mà công ty Mỹ có thể chấp nhận, nếu 1GBP>4,89USD
thì công ty Mỹ sẽ thanh toán bằng vàng. Trong ví dụ này thì 1GBP=4,90USD, do đó
công ty Mỹ sẽ vận chuyển 7.356,60gr vàng sang Anh để thanh toán cho công ty Anh,
tức là Mỹ sẽ xuất vàng nên còn gọi là điểm xuất vàng.

12


TLGD Thanh toán Quốc tế
Giới hạn thấp nhất hay còn gọi là điểm vàng thấp nhất của tỷ giá hối đoái sụt xuống thì

gọi là “Điểm nhập vàng” bởi vì nếu vượt quá giới hạn này thì vàng bắt đầu chạy vào
trong nước.
Ví dụ 3: Công ty Anh nhập 1 lô hàng của công ty Mỹ trị giá 4.860USD.Toàn bộ chi phí
vận chuyển vàng từ Anh sang Mỹ là 0,5%. Biết: 1USD=1,504gr vàng và 1GBP = 7,32gr
vàng. Hỏi công ty Anh này sẽ thanh toán cho công ty bằng USD hay bằng vàng?
Giải:
- Nếu cty Anh thanh toán bằng vàng thì tổng số vàng chi là:
(4.860 x 1,504) + chi phí vận chuyển 0,5%
= 7.309,44 + (7.309,44 x 0.5%) = 7.345,99gr vàng.
tương đương với số Bảng Anh là:

7.345,99
= 1.003,55GBP
7,32

Tức là công ty Anh đồng ý thanh toán theo tỷ giá: 1GBP=

4.860
= 4,84USD.
1.003,55

Như vậy nếu tỷ giá thị trường nhỏ hơn 4,84 thì cty Anh sẽ xuất vàng sang Mỹ, tức là
Mỹ sẽ là nước nhập vàng. Do đó người ta gọi tỷ giá GBP/USD= 4,84 là điểm nhập
vàng.
Tóm lại: giới hạn lên xuống của tỷ gia hối đoái sẽ bằng ngang giá vàng cộng hoặc trừ
chi phí vận chuyển vàng giữa các nước giao dịch.
Trong giai đoạn này tồn tại 3 chế độ bản vị vàng.
Chế độ bản vị tiền vàng (gold specie standard)
Với chế độ này, một đồng tiền có thể thực hiện được chức năng làm phương tiện lưu
thông và thanh toán quốc tế phải hội đủ 4 điều kiện:

-

Ngân hàng trung ương phải đảm bảo mua hoặc bán vàng với số lượng không hạn
chế theo giá ấn định.

-

Bất cứ ai cũng có thể tự do đúc và sử dụng vàng với nhiều mục đích.

-

Người có vàng phải được quyền đúc ra tiền vàng, tiền vàng thoi tại các xưởng đúc
tiền vàng của nhà nước với bất cứ số lượng nào.

-

Tự do xuất nhập khẩu vàng không hạn chế.

Việc thực hiện các điều kiện này bảo đảm giá trị danh nghĩa và giá trị thực của tiền vàng
luôn luôn ngang nhau. Điều hiển nhiên là sự luân chuyển của tiền vàng được định đoạt
bởi tốc độ sản xuất và số lượng vàng cần thiết cho nền công nghiệp.
Chế độ bản vị vàng thoi (gold bullion standard)
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, tiền trong lưu thông có thể là một phần hoặc
toàn bộ là tiền giấy do vàng không giữ được vị trí như trước nữa. Nó được sử dụng chủ
yếu vào mục đích dự trữ để thanh toán quốc tế. Giấy bạc nhà nước không còn được tự
do chuyển đổi ra tiền vàng như trước đây, mà chỉ được đổi vàng với mức hạn chế. Do
vậy ngân hàng phát hành không cần phải nắm giữ toàn bộ tiền vàng. Tỷ lệ vàng càng
thấp, khả năng tạo ra lượng tiền càng lớn. Do nguyên nhân này, khối lượng tiền giấy
trong lưu thông luôn vượt số dự trữ tiền kim loại, tạo ra hiện tượng phát hành tiền
không tỷ giá.


13


TLGD Thanh toán Quốc tế
Chế độ bản vị vàng hối đoái (gold exchange standard)
Đặc điểm nổi bật của chế độ bản vị vàng hối đoái là giấy bạc ngân hàng không được
trực tiếp đổi ra vàng mà chỉ được phép đổi ra ngoại hối, theo tỷ giá ấn định, những
ngoại tệ mạnh có thể đổi ra vàng, nghĩa là đồng tiền của một nước phải đổi ra ngoại tệ
mạnh và từ ngoại tệ mạnh đổi ra vàng.
Sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế ở giai đoạn này không còn được ổn định như
trong chế độ bản vị tiền vàng, tuy nó vẫn còn lấy vàng làm cơ sở cho lưu thông nhưng
trong thực tế vàng đã rút khỏi lưu thông. Nó không còn chức năng là phương tiện lưu
thông và phương tiện thanh toán nữa. Không còn được tự do đúc vàng và đổi ra vàng thì
bộ máy tự động điều chỉnh lưu thông tiền tệ cũng mất đi. Chế độ bản vị vàng hối đoái
bắt đầu từ sự ra đời các đồng tiền của một số nước.
1.5.2. Tỷ giá hối đoái trong chế độ Bretton Woods
Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không còn nữa, giấy bạc
ngân hàng không được tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó. Do đó, ngang giá
vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái nữa. Tỷ giá hối đoái giữa các đồng
tiền sẽ được quyết định trên cơ sở sức mua của 2 tiền tệ với nhau và tuỳ thuộc vào cơ
chế tỷ giá hối đoái cũng như chính sách quản lý ngoại hối của từng nước quyết định.
Trong thời gian từ ngày 01/07/1944 - 20/07/1944, các nước tư bản như Anh, Mỹ và một
số nước đồng minh của họ đã mở một hội nghị tại Bretton Woods, New Hampshire
(cách Boston 150 km) dưới sự lãnh đạo của J.M Keynes và H.D White cùng với sự
tham gia của 44 nước, hội nghị đã đi đến thoả thuận:
- Thành lập quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
- Thành lập ngân hàng thế giới (WB)
- Xây dựng tỷ giá hối đoái Bretton Woods.
Quy chế của quỹ tiền tệ quốc tế đã đề ra những nguyên tắc xác định tỷ giá chính thức

của các nước thành viên quỹ tiền tệ. Cụ thể là tỷ giá hối đoái chính thức của các nước
được hình thành trên cơ sở so sánh với hàm lượng vàng chính thức của USD (1USD =
0,888671gr) và không được phép biến động quá phạm vi 1% của tỷ giá chính thức đã
đăng ký tại quỹ IMF. Tức là hệ thống Bretton Woods sẽ có tính cố định (tương đối), tuy
nhiên theo quy chế thì vẫn có thể điều chỉnh được khi đồng tiền bị đánh giá quá cao hay
quá thấp.
Khi tỷ giá của một đồng tiền tăng > 1%, chính phủ nước này phải tăng USD trên thị
trường để hạ tỷ giá này xuống. Do đó các quốc gia phải lập quỹ dự trữ ngoại tệ. Nếu can
thiệp bằng quỹ quốc gia vẫn không ổn đinh được tỷ giá thì phải báo với IMF để vay
ngoại tệ. Nếu IMF can thiệp mà vẫn không điều chỉnh được tỷ giá thì phải xin phép điều
chỉnh lại tỷ giá.
Qua thực tế áp dụng hệ thống tỷ giá Bretton Woods, tỷ giá của các nước gần như cố
định. Nhưng đến ngày 15/08/1971 khi tổng thống Mỹ tuyên bố chính thức bãi bỏ việc
đổi ra vàng của USD và tuyên bố phá giá đồng USD 7,89% (1USD=0,8185gr), từ đó
chế độ tiền tệ Bretton Woods bị diệt vong.
1.5.3. Tỷ giá dưới chế độ tiền tệ ngày nay
Tỷ giá thả nổi tự do
Là một cơ chế tỷ giá mà giá cả ngoại tệ do quan hệ cung cầu quyết định.
- Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ → giá ngoại tệ sẽ giảm.

14


TLGD Thanh toán Quốc tế
- Nếu cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ → giá ngoại tệ sẽ tăng.
- Nếu giá ngoại tệ cao thì sẽ có người bán ngoại tệ, tức là khuyến khích xuất khẩu.
- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm thì sẽ có nhiều người mua ngoại tệ, tức là khuyến khích nhập
khẩu.
Ví dụ: ở thị trường New York, ta có tỷ giá như sau:
Đvt: Triệu

GBP/USD

Cầu

Cung

4

10

70

3,5

20

60

2,5

30

50

2

40

40


1,5

60

20

1

70

10

Từ bảng tỷ giá trên ta thấy, tỷ giá cân bằng giữa cung và cầu ngoại tệ GBP R = 2, tức là
1GBP = 2USD, tại tỷ giá này số lượng cung và cầu bằng nhau là 40 triệu GBP mỗi
ngày, ở tỷ giá R > 2 thì sẽ có nhiều người bán GBP, do đó số lượng cung của GBP sẽ
vượt quá số lượng cầu và theo quy luật cung cầu, tỷ giá sẽ được kéo lại tỷ giá cân bằng
R = 2, ở tỷ giá R<2, thì sẽ có nhiều người mua GBP, do đó số lượng cầu GBP vượt quá
số cung và cũng theo quy luật cung cầu thì tỷ giá sẽ tăng lên hướng đến tỷ giá cân bằng
R = 2.
R=GBP/ USD
S

4
3
E

R=2

D
1

0

20

40

60

80

SL GBP

Tỷ giá thả nổi có quản lý
Là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chính phủ để tác động đến tỷ giá hối đoái
phục vụ chiến lược chung của nước mình. Chính phủ can thiệp bằng cách mua hoặc bán
ngoại tệ khi thấy tỷ giá biến động không phù hợp với chính sách kinh tế của nước mình.
Ví dụ: Tại thời điểm t trên thị trường Hongkong ta có số liệu như sau:

15


TLGD Thanh toán Quốc tế

Cầu

Cung

4,9610

600


100

4,9620

450

200

4,9630

400

250

4,9640

300

300

4,9650

250

350

4,9660

150


450

USD/HKD

-

Khi chính phủ quyết định tỷ giá là 4,9610 là hợp lý nhất, thì ngân hàng trung
ương(NHTW) phải tung thêm 500USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia để cân bằng
với số cầu.

-

Khi chính phủ quyết định tỷ giá 4,9660 là hợp lý nhất, thì NHTW phải tung bán tệ
ra mua 300USD đưa vào quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia để cân bằng cung.

Ở Việt Nam thì việc quản lý tỷ giá hối đoái do thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đảm
nhận.
Tóm lại: Sau khi chế độ tỷ giá Bretton Woods sụp đổ năm 1971, tỷ giá hối đoái giữa
các đồng tiền biến động hàng ngày, hàng giờ và nó phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái
Một vấn đề quan trọng mà các chính phủ, các nhà doanh nghiệp đến người tiêu dùng
đều quan tâm là sự biến động của tỷ giá hối đoái. Sự biến động này diễn ra hàng giờ và
đôi khi không lường trước được và có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, giá cả,
đến tình hình tài chính, và kinh doanh của doanh nghiệp, và đến tiêu dùng của các cá
nhân. Người ta theo dõi các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái để có các biện pháp
điều chỉnh, và phòng ngừa rủi ro kịp thời. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái như: tốc độ lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, tình hình cung cầu ngoại tệ, lãi
suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, các sự kiện chính trị, xã hội, thiên tai,...
Yếu tố lạm phát

Lạm phát là một hiện tượng giá cả tăng trong một thời gian dài, sức mua của đồng tiền
giảm.
Để thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái, cần tìm hiểu lý thuyết đồng
giá sức mua của Ricardo & Marshell (Theory of Purchasing Power Parity) ta gọi là
thuyết PPP. Theo thuyết này Ricardo & Marshell giả định rằng các chi phí như cước
phí vận chuyển, hải quan, ... đều bằng zero và kết luận rằng tỷ giá giữa đồng tiền A so
với đồng tiền B sẽ bằng giá cả hàng hoá ở thị trường B chia cho giá cả hàng hoá ở thị
trường A.
Giá cả hàng hoá ở thị trường B
Tỷ giá A/B = ----------------------------------------Giá cả hàng hoá ở thị trường A

16


TLGD Thanh toán Quốc tế
Ví dụ: Một kiện hàng X ở Hong kong giá 50HKD và cũng kiện hàng X đó ở Mỹ giá
10USD.
Ta có tỷ giá USD/HKD = 50/10 = 5
-

Nếu giá kiện hàng X ở Hongkong tăng lên 60 HKD thay vì 50 HKD như trước đây,
như vậy người tiêu dùng sẽ đổi HKD ra USD để được 12 USD để mua hàng X ở
Mỹ. Việc người HongKong chạy sang Mỹ để mua hàng X làm cho cầu hàng X ở Mỹ
tăng lên, và đưa đến giá cả hàng X sẽ tăng lên cho đến bằng 12 USD tức là tỷ giá trở
lại cân bằng 60/12=5.

-

Nhưng nếu tỷ giá là 6 thay vì 5, người ta sẽ đổi USD ra HKD: 10 USD x 6 =
60HKD để mua hàng X ở Hongkong, điều này sẽ đưa đến cầu hàng X ở Hongkong

tăng lên, làm cho giá cả hàng X sẽ tăng theo cho đến khi bằng 60 HKD tức 60/10=6
trở lại cân bằng.

Khi xét ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái cũng cần tìm hiểu tỷ giá danh nghĩa
và tỷ giá thực.
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá mà chúng ta quan sát được hàng ngày trên thị trường.
Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa có điều chỉnh theo yếu tố lạm phát.
Nếu tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia xảy ra đồng thời, cùng một mức độ như nhau và tỷ
giá danh nghĩa thay đổi, thì tỷ giá thực đã thay đổi.
Ở ví dụ trên, khi lạm phát ở Mỹ và HongKong là không thay đổi hay không xảy ra, và
giá kiện hàng X cũng không thay đổi ở hai thị trường mà tỷ giá danh nghĩa thay đổi
thành 6 thì tỷ giá thực đã thay đổi.
Ví dụ: Giá hàng hoá ở Việt Nam không thay đổi nhưng giá hàng hoá ở các nước đối tác
thương mại tăng 10%, mà tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền những
nước này không thay đổi thì tức là giá trị đồng Việt Nam đã bị giảm giá 10% so với các
đồng tiền này.
Ví dụ: Kiện hàng X bán ở thị trường Mỹ là 10USD, khi có lạm phát 3% thì giá của kiện
hàng X là 10,30USD và cũng kiện hàng X này bán ở thị trường Hongkong là 50HKD,
khi có lạm phát 4% thì giá của kiện hàng X là 52HKD.
Tỷ giá

50
USD
(khi không có lạm phát) =
= 5 hay 1USD = 5HKD
10
HKD

Tỷ giá


USD
50(1 + 4%)
52
(khi có lạm phát) =
=
= 5,049 hay 1USD = 5,049HKD
HKD
10,30 10(1 + 3%)

Vậy khi lạm phát B > A thì tỷ giá A/B có xu hướng tăng dần và ngược lại.
Công thức này chỉ đúng khi thế quan, chi phí vận chuyển bằng zero và cố định các yếu
tố khác. Do đó trên thực tế nó diễn ra hoàn toàn không theo mức chênh lệch lạm phát
như trên, vì còn nhiều yếu tố khác tác động vào.
Yếu tố cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán của một đồng tiền dường như là yếu tố tác động trực tiếp nhất đến
giá trị đối ngoại của nó. Nhu cầu đối với một đồng tiền bắt đầu từ việc xuất khẩu hàng
hoá và từ việc tiếp nhận đầu tư. Đối lại, một đồng tiền được dùng để thanh toán hàng

17


TLGD Thanh toán Quốc tế
hoá, dịch vụ nhập khẩu và đầu tư ra nước ngoài. Thặng dư trên tổng cán cân thanh toán
thể hiện mức tổng cầu ròng đối với một đồng tiền , làm gia tăng giá trị của nó, trong khi
tổng thâm hụt, trái lại, có xu hướng làm một đồng tiền yếu đi.
Bội thu: Thu > Chi  Cung ngoại tệ > Cầu ngoại tệ  Tỷ giá ngoại tệ/bản tệ giảm
tức là đồng bản tệ tăng giá so với ngoại tệ  Nhà nước sẽ chi bản tệ để mua ngoại tệ
nhập vào quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Bội chi: Thutức là đồng bản tệ bị giảm giá so với ngoại tệ  Nhà nước sẽ xuất ngoại tệ từ quỹ dự

trữ ngoại tệ quốc gia ra.
Các yếu tố khác:
Chính sách tiền tệ, sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh, thiên tai, yếu tố tâm lý,
yếu tố thời vụ, công bố các chỉ số thống kê quan trọng. Ví dụ:
-

Ngày 04/05/1991 khi nghe toà Nhà Trắng của Mỹ thông báo Tổng thống Bush vào
nằm bệnh viện do nhịp tim không bình thường, đã làm cho USD giảm trên thị
trường hối đoái.

-

Gần đây nhất là sự kiện ngày 11/09/2001 đã làm cho thị trường chứng khoán trên
thế giới gần như bị tê liệt trong một thời gian.

-

Việc tăng lãi suất hay giảm lãi suất của NHTW cũng tác động đến tỷ giá cũng như
các qui định về phạm vi trạng thái ngoại hối mất cân đối yêu cầu phải giảm bớt hoặc
cân đối tình trạng thiếu ngoại tệ tại một thời điểm nào đó.

Tóm lại : Khi tỷ giá được thả nổi thì nó rất nhạy cảm với những sự kiện kinh tế, chính
trị, xã hội, chiến tranh, kể cả yếu tố tâm lý.
1.7. Phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và biến động liên tục. Do đó, để có thể
phục vụ cho chính sách kinh tế của một quốc gia, chính phủ các nước có thể áp dụng
nhiều biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Các biện pháp chủ yếu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là: chính sách chiết khấu, chính
sách hối đoái, lập quỹ bình ổn hối đoái, vay nợ, phá giá hoặc nâng giá tiền tệ để điều
chỉnh tỷ giá hối đoái.

Chính sách chiết khấu
Là chính sách của NHTW dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng mình để
điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường.
Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm muốn làm cho tỷ giá hạ xuống thì
NHTW nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, từ đó kéo theo lãi suất trên thị trường cũng tăng
lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi
cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó,
tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng hạ xuống.
Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, NHTW sẽ giảm lãi suất chiết khấu.
Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái
Để có thể trực tiếp can thiệp vào tỷ giá hối đoái, chính phủ các nước phải có nguồn dự
trữ ngoại hối đủ mạnh.

18


TLGD Thanh toán Quốc tế
Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách quản lý ngoại
hối, mục đích của nó là nhằm tạo ra một lượng dự trữ ngoại hối (vàng, ngoại tệ,...) để
chủ động ứng phó kịp thời trước sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua chính sách
hoạt động công khai trên thị trường. Mỗi nước có chính sách, chiến lược dự trữ ngoại
hối riêng. Chẳng hạn như:
-

Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Ý,... thì dùng vàng làm quỹ bình ổn hối đoái. Khi tỷ giá
hối đoái tăng cao, chính phủ muốn ổn định tỷ giá thì sẽ tung vàng từ quỹ này để thu
hút ngoại tệ bán ra cho nhu cầu trong nước, và ngược lại.

-


Nhật, Đài Loan,... thì dùng USD làm quỹ dự trữ bình ổn hối đoái.

Phá giá tiền tệ
Phá giá đồng tiền là sự giảm bớt hàm lượng vàng trong đồng tiền của nước mình, tức là
nâng giá vàng trong nước, nâng tỷ giá hối đoái lên.
Ví dụ:
-

Ngày 21/09/1931 Anh tuyên bố phá giá đồng Bảng Anh 33% so với USD. Trước khi
phá giá 1GBP = 4,86USD, sau khi phá giá thì 1GBP = 3,26USD. Bảng Anh phá giá
để tạo thế cân bằng mới.

-

Tháng 12/1971 Mỹ phá giá USD 7,89%, tức là hạ thấp hàm lượng vàng xuống so
với trước. Trước khi phá giá 1USD=0,888671gr vàng, sau khi phá giá thì
1USD=0,81855gr vàng.

Nâng giá tiền tệ
Nâng giá tiền tệ là việc nâng chính thức giá trị đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ,
tức là nâng cao hàm lượng vàng của đồng bản tệ hay là giảm giá vàng trong nước.
Ví dụ: tháng 10/1969 nước Đức sau nhiều năm liên tục thặng dư cán cân thương mại và
thanh toán so với Mỹ, Anh, Pháp. Lượng xuất khẩu của Đức vào các nước này ngày
càng tăng. Vì vậy dưới sức ép của các nước này chính phủ Đức đã chính thức nâng giá
đồng Mác Đức lên 9,29%. Trước khi nâng giá USD/DEM = 4, sau khi nâng giá là 3,63.
Sự nâng giá tiền tệ sẽ dẫn đến khó khăn trong việc xuất khẩu và cạnh tranh trên thị
trường quốc tế.
Tóm lại: Có nhiều biện pháp, công cụ để chính phủ các nước can thiệp thị trường, điều
khiển tỷ giá hối đoái phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Tuy nhiên,
mỗi biện pháp đều có ưu và nhược điểm riêng nên cần phải cân nhắc khi sử dụng tuỳ

vào điều kiện và khả năng cụ thể của mỗi nước.

19


TLGD Thanh toán Quốc tế

Chương 2
THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI

Chúng ta đã biết, các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch và các giao dịch mang tính
quốc tế khác làm nảy sinh nhu cầu trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau với nhau, và
cơ sở dùng để trao đổi đồng tiền này lấy đồng tiền kia là tỷ giá hối đoái. Nhưng làm thế
nào việc trao đổi này có thể diễn ra, tức là làm thế nào người có nhu cầu mua một đồng
tiền và người có thể bán đồng tiền đó ở một tỷ giá nào đó gặp nhau? Chúng ta biết thị
trường hối đoái (the foreign exchange market - FOREX) có thể giúp cho những người
mua và người bán này gặp nhau dù họ có thể ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Chương này giới thiệu khái niệm về thị trường hối đoái, các đặc điểm và chức năng
của thị trường hối đoái, những thành viên tham gia thị trường, các loại thị trường hối
đoái, nhằm giúp sinh viên nắm được các đặc điểm, chức năng cơ bản của thị trường hối
đoái, hiểu được cơ chế giao dịch và biết tính toán lãi lỗ của các nghiệp vụ kinh doanh
hối đoái.
2.1. Khái niệm thị trường hối đoái (Exchange market)
Thị trường hối đoái là thị trường quốc tế, là nơi xảy ra việc mua bán, trao đổi ngoại hối.
Trong đó, chủ yếu là thực hiện việc trao đổi mua bán ngoại tệ và các phương tiện chi trả
có giá trị như ngoại tệ, mà giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu. Hay nói
một cách khác, thị trường hối đoái là nơi chuyên môn hoá về trao đổi mua bán ngoại tệ,
thông qua sự cọ sát giữa cung và cầu ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh
tế đồng thời xác định các điều kiện giao dịch tức là giá cả và số lượng ngoại tệ mua bán.
Cầu


Cung

THỊ TRƯỜNG
HỐI ĐOÁI

Giá cả

Ðiều kiện
mua bán

Ðây là thị trường hoạt động phi tập trung (không xảy ra trên sở giao dịch). Trung tâm
của thị trường hối đoái là thị trường liên hàng, thông qua thị trường liên hàng mọi giao
dịch mua bán ngoại hối có thể tiến hành trực tiếp với nhau.
Hiện nay ở Việt Nam có hai trung tâm hối đoái được đặt tại Vietcombank HochiMinh
và Hội Sở Vietcombank HaNoi với tên gọi dealing room.

20


TLGD Thanh toán Quốc tế
2.2. Ðặc điểm thị trường hối đoái


Thị trường hối đoái hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày do sự chênh lệch các
múi giờ giữa các nước, trừ ngày nghỉ truyền thống (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ
chính thức).




Thị trường hối đoái là một thị trường mang tính quốc tế vì hoạt động của nó không
đóng khung trong phạm vi một nước, mà mở rộng trên phạm vi toàn thế giới.



Giá cả được xác định trên quan hệ cung cầu ngoại tệ.



Những đồng tiền mạnh như: USD, EUR, JPY, CHF, GBP, ... giữ vị trí của thị
trường, đặc biệt là USD. Ða số các thị trường hối đoái ở các nước thì tỷ giá quan
trọng nhất được nhiều người quan tâm là tỷ giá USD/bản tệ.



Vô hình: sự mua bán trên thị trường hối đoái chỉ diễn ra trong phòng kín, liên lạc
bằng điện thoại, telex, ... thông qua các nhà môi giới.

2.3. Các chức năng của thị trường hối đoái
Chức năng cơ bản của thị trường hối đoái là kết quả phát triển tự nhiên của một trong
các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó là: nhằm giúp các khách hàng thực
hiện các giao dịch thương mại quốc tế.
VD: Một khách hàng là công ty muốn nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài sẽ có
nhu cầu ngoại tệ nếu hóa đơn hàng hóa và dịch vụ được ghi bằng đồng ngoại tệ. Hoặc
là, nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ thành đồng bản tệ, nếu hóa đơn xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ được tính bằng ngoại tệ.
Các giao dịch hối đoái nhằm giúp khách hàng là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu như vậy
là một trong những dịch vụ mà các ngân hàng thương mại luôn sẵn sàng cung cấp cho
khách hàng, và đồng thời cũng là dịch vụ mà các khách hàng luôn mong đợi từ phía
ngân hàng.

Ngoài ra, thị trường hối đoái còn có một số chức năng khác, như:


Giúp chu chuyển vốn tư bản giữa các quốc gia được hiệu quả.



Thông qua thị trường hối đoái, giá trị đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách
khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường.



Thông qua thị trường hối đoái, chúng ta có thể bảo hiểm cho các khoản thu xuất
khẩu, các khoản thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư bằng ngoại tệ và các khoản
đi vay bằng ngoại tệ thông qua các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng hoán
đổi, ....

2.4. Những thành viên tham gia thị trường hối đoái
Các thành phần tham gia thị trường hối đoái tùy theo pháp luật của mỗi nước quy định.
Thông thường lực lượng thị trường chủ lực là các nhà tạo thị trường như các ngân hàng
thương mại và ngân hàng đầu tư, các nhà tạo thị trường giao dịch mua bán ngoại hối
theo hai hình thức: giao dịch trực tiếp với nhau và giao dịch thông qua môi giới. Những
nhà tạo thị trường, đúng như tên gọi của nó là tạo ra thị trường của một hay một số đồng
tiền bằng cách yết tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra hai chiều (sẵn sàng bán ra và sẵn sàng
mua vào các đồng tiền này). Các ngân hàng tạo thị trường có thể giao dịch cho chính
mình, có nghĩa là tạo ra trạng thái ngoại hối trường hoặc đoản. Ðể có thể làm được điều
này thì yêu cầu vốn của những ngân hàng tạo thị trường phải rất lớn.

21



TLGD Thanh toán Quốc tế
Nhà môi giới tổ chức giao dịch bằng cách nhận các lệnh giới hạn từ các nhà tạo thị
trường, bao gồm lệnh mua và lệnh bán với khối lượng và giá cả ngoại hối được xác định
cụ thể. Sau đó nhà môi giới đối chiếu các lệnh mua và lệnh bán với nhau để tìm ra giá
tốt nhất cho khách hàng. Tỷ giá mua và tỷ giá bán tốt nhất mà nhà môi giới thực hiện
cho khách hàng được gọi là “giá tay trong”. Những nhà môi giới không giao dịch với
khách hàng (là công ty) và cũng không giao với chính mình. Ðể có lãi nhà môi giới thu
một khoản phí do đã cung cấp dịch vụ để đưa những nhà tạo thị trường gặp nhau.
Các thành viên còn lại tham gia thị trường được gọi là khách hàng của các ngân hàng
tạo thị trường, các khách hàng này thường sử dụng thị trường ngoại hối để thực hiện các
giao dịch trong thương mại quốc tế.
NHTW cũng tham gia thị trường nhằm thay đổi tỷ giá hay để thực hiện các giao dịch
quốc tế của mình.
2.4.1. Những nhà tạo giá sơ cấp (Primary Price Makers)
Những nhà tạo giá trên thị trường sơ cấp, hay còn gọi là những nhà kinh doanh chuyên
nghiệp, những nhà tạo thị trường, tạo giá cho nhau trên cơ sở yết giá hai chiều (two-way
basis). Khi được yêu cầu họ sẽ yết đồng thời cả giá mua vào và giá bán ra (bid-and-offer
price) và sẵn sàng mua vào và bán ra với số lượng hợp lý theo giá đã được yết.
Những nhà tạo giá trên thị trường sơ cấp gồm:


Các ngân hàng chính (Major Banks).



Các nhà kinh doanh đầu tư lớn (Large Investement Dealers).




Một số công ty lớn (Large Corporations).

2.4.2. Những nhà tạo giá thứ cấp (Secondary Price Makers)
Những nhà tạo giá thứ cấp bao gồm những thành viên tham gia tạo giá ngoại hối nhưng
không dựa trên cơ sở yết giá hai chiều.
Ví dụ: Rất nhiều các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như khách sạn, nhà hàng thường
chấp nhận ngoại tệ trong thanh toán. Một số công ty có thể chuyên mua bán lẻ ngoại hối
cho công chúng. Họ thường yết tỷ giá sao cho chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra
là rất lớn. Khi có nhu cầu ngoại hối bổ sung hoặc khi có dư thừa ngoại hối tạm thời họ
giao dịch với những nhà tạo thị trường sơ cấp.
2.4.3. Những nhà chấp nhận giá (Price Takers)
Những “nhà chấp nhận giá” là những người chấp nhận giá và tiến hành giao dịch, bao
gồm: các công ty, chính phủ, các ngân hàng nhỏ, các cá nhân và các tầng lớp xã hội
khác, họ tiến hành giao dịch phục vụ cho mục đích riêng của mình. Những nhà chấp
nhận giá không yết giá hai chiều và cũng không tạo giá trên thị trường thứ cấp.
2.4.4. Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn (Advisory Services)
Những năng lực về kỹ thuật, công nghệ, thông tin, kinh nghiệm cũng như vận may
thường được xem như là những nguyên nhân thành công trên thị trường hối đoái. Thời
điểm quyết định mua vào hay bán ra có tính quyết định đến việc thành bại trong kinh
doanh hối đoái, có nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới hoạt động nhằm mục đích tư
vấn cho khách hàng về việc mua đồng tiền nào, bán đồng tiền nào và vào thời điểm nào.
Những dịch vụ tư vấn khác thường liên quan đến việc xác định các chiến lược và các
phương thức tiếp cận tốt nhất với khách hàng (hay còn gọi là tư vấn chiến lược khách
hàng). Trên cơ sở cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng, các tổ chức dịch vụ

22


TLGD Thanh toán Quốc tế
thường thu một khoản phí. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phí dịch vụ được ăn

chia theo tỷ lệ lãi đã được thỏa thuận với khách hàng.
Một số hình thức cung cấp dịch vụ tư vấn:


Cung cấp các thông tin cập nhật, thường xuyên trên mạng- Reuters, Telerate, hoặc
Knight-Ridder.



Gửi các thông tin tổng hợp hàng ngày đến khách hàng bằng các bản fax hay telex.



Gửi tới khách hàng các bản tin định kỳ bao gồm các thông tin tổng hợp của thị
trường và những phân tích thị trường cũng như các nhận xét và các lời khuyên.



Chỉ gửi các thông tin đến khách hàng với những lời khuyên quả quyết rằng nên mua
hay nên bán đồng tiền nào, ....



Các cuộc tư vấn thông qua tiếp xúc trực tiếp cá nhân cũng thường diễn ra trong
những trường hợp các công ty có nhu cầu tư vấn về quản trị rủi ro hối đoái.

Hầu hết các ngân hàng lớn và các nhà kinh doanh chính cũng cung cấp các dịch vụ tư
vấn hối đoái cho khách hàng của mình.
2.4.5. Những nhà môi giới ngoại hối (Brokers)
Những nhà môi giới không phải là những nhà tạo thị trường, nghĩa là họ không mua vào

và cũng không bán ra các loại ngoại tệ cho chính mình. Khi người mua và người bán
(thường là các ngân hàng) đã chấp thuận giá của nhau, thì nhà môi giới thông báo cho
hai đối tác biết là giao dịch đã tiến hành. Nhà môi giới không chịu trách nhiệm về tiến
trình giao dịch giữa hai ngân hàng, mà đơn thuần chỉ cung cấp dịch vụ trên thị trường
liên ngân hàng. Những nhà môi giới chính thường có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn
cầu với thời lượng 24/24 giờ mỗi ngày.
2.4.6. Những nhà đầu cơ (Speculators)
Những nhà đầu cơ trên thị trường hối đoái bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Chúng
ta hãy xét ví dụ sau đây, khi mà các đối tượng tham gia thị trường chấp nhận hoặc duy
trì trạng thái rủi ro ngoại hối:


Những nhà tạo thị trường hình thành các trạng thái hối đoái trường hoặc đoản.



Các công ty thực hiện các giao dịch thương mại có phát sinh rủi ro hối đoái và chậm
trễ bảo hiểm hoặc là quyết định không bảo hiểm rủi ro hối đoái cho đến khi thanh
toán.



Các chính phủ đi vay hoặc cho vay bằng ngoại tệ, nhưng chậm trễ bảo hiểm hoặc
không thực hiện bảo hiểm cho đến khi hợp đồng tín dụng đáo hạn.



Các cá nhân mua cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản khác bằng ngoại tệ mà không
tiến hành bảo hiểm rủi ro hối đoái.


Trong tất cả các trường hợp trên, mỗi đối tác tham gia thị trường ngoại hối có thể thu
được lợi nhuận hoặc phải chịu lỗ khi tỷ giá hối đoái biến động. Trong các ví dụ trên rủi
ro ngoại hối xảy ra là như nhau cho dù mục đích duy trì trạng thái ngoại hối là như thế
nào. Do đó, nói một cách tổng quát thì tất cả các giao dịch này đều thuộc loại đầu cơ
(bởi vì đơn giản là họ chấp nhận rủi ro và hy vọng thu được lãi).

23


TLGD Thanh toán Quốc tế
2.4.7. Ngân hàng Trung ương - can thiệp ngoại hối và lãi suất
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng trung ương (NHTW) ảnh hưởng lên mức lãi
suất bằng nhiều cách. Các cách chính là:


Cho Chính phủ vay tiền bằng cách mua các chứng khoán phát hành lần đầu tiên của
chính phủ.



Hoạt động trên thị trường mở, bằng cách mua vào hay bán ra các chứng khoán của
chính phủ đã phát hành trước đó nhằm mở rộng hoặc hấp thụ lượng tiền cung ứng.



Rút bớt về hoặc bổ sung thêm tiền cho hệ thống ngân hàng.



Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dẫn đến là

giảm khối lượng tiền mà các ngân hàng thương mại có thể cho vay, do đó, lượng
tiền cung ứng giảm. Ngày nay phương pháp thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít được
NHTW sử dụng.

NHTW có thể can thiệp trực tiếp lên thị trường hối đoái bằng các phương thức khác
nhau như:


Trực tiếp với các ngân hàng.



Thông qua các nhà môi giới.



Thông qua các thị trường giao dịch tương lai.



Thông qua các NHTW khác.

NHTW có thể can thiệp lên thị trường hối đoái nhằm duy trì trật tự của thị trường hoặc
can thiệp nhằm điều chỉnh hướng biến động của thị trường theo cách nhìn có lợi cho
NHTW. Ðôi khi NHTW can thiệp đơn giản chỉ là để kiểm nghiệm và thăm dò phản ứng
của thị trường là như thế nào. Khối lượng can thiệp, thời điểm can thiệp, phương pháp
can thiệp, và trạng thái của thị trường là những yếu tố xác định tính hiệu quả trong hoạt
động can thiệp của NHTW.
Một điều quan trọng cần lưu ý rằng, hoạt động can thiệp của NHTW gây ảnh hưởng rất
mạnh về mặt tâm lý đối với các thành viên tham gia thị trường. Do đó, NHTW cần suy

xét kỹ càng để các hoạt động can thiệp của mình trở nên hợp lý. Trong nhiều trường
hợp ảnh hưởng can thiệp của NHTW lên thị trường hối đoái là lớn hơn nhiều so với quy
mô can thiệp của nó.
2.5. Các loại thị trường hối đoái
2.5.1. Thị trường giao ngay (Spot market)
a. Nghiệp vụ Spot hay còn gọi là nghiệp vụ hối đoái giao ngay:
Ðây là nghiệp vụ phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong các nghiệp vụ của thị trường hối
đoái.
Khái niệm:
Nghiệp vụ Spot là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được
thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng
mua bán. Nghiệp vụ này thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay (spot rate), tức là tỷ giá
được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch.

24


TLGD Thanh toán Quốc tế
Chi phí giao dịch:
Trên thị trường hối đoái giao ngay thường diễn ra quan hệ mua bán ngoại tệ giữa ngân
hàng và khách hàng. Các ngân hàng thường không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà
sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch và thu
lợi nhuận thỏa đáng. Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp tùy
thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của ngoại tệ đó
trên thị trường. Ðể có thể so sánh với các loại chi phí giao dịch khác, chênh lệch tỷ giá
bán và tỷ giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua công thức sau:
Chênh lệch (%) =

Tỷ giá bán - Tỷ giá mua
------------------------------- x 100.

Tỷ giá bán

Ví dụ: Chúng ta có tỷ giá GBP/USD = 1,4229/46. Hỏi phí giao dịch khách hàng phải
chịu khi mua bán ngoại tệ với ngân hàng là bao nhiêu %?
Giải:
1,4246 – 1,4229
Phí giao dịch (%) = ------------------------- x 100 = 0,12%
1,4246
Các ngoại tệ có thị trường giao dịch tương đối rộng như USD, GBP, EUR, JPY, ...
thường có chênh lệch giá mua bán ở mức 0,1% đến 0,5%, trong khi các ngoại tệ mà thị
trường giao dịch hẹp hơn có mức chệnh lệch giá cao hơn nhiều.
Cơ chế giao dịch:
Việc chuyển ngoại tệ từ nước này sang nước khác được thực hiện thông qua tài khoản
chứ không phải bằng những bao tiền như những bao hàng hóa.
Ví dụ: Dùng đồng tiền của nước xuất khẩu để thanh toán. Công ty nhập khẩu là công ty
A của HongKong, có tài khoản tại HongKong Bank. Công ty xuất khẩu là công ty B
của Ðức, có tài khoản tại Deutsche Bank. HongKong Bank và Deutsche Bank có quan
hệ trực tiếp nhau.
Công ty A mua hàng của công ty B với toàn bộ giá trị phải thanh toán là 50 triệu EUR.
Vì vậy công ty A cần phải mua EUR trên thị trường hối đoái thông qua HongKong
Bank để trả cho công ty B. Nếu HongKong Bank không có đủ EUR để đáp ứng yêu cầu
cho khách hàng của mình thì HongKong Bank phải hỏi mua EUR trên thị trường hối
đoái. Thông qua thị trường hối đoái, những người môi giới sẽ đáp ứng yêu cầu đó. Kết
quả là ANZ Bank cần bán 50 triệu EUR với giá 380 triệu HKD, tức là 1EUR =
7,60HKD. HongKong Bank đồng ý mua và trả cho ANZ Bank 380 triệu HKD. Số HKD
này HongKong Bank sẽ thu lại của công ty A cùng với phụ phí dịch vụ, từ tài khoản của
Công ty A. Ðồng thời HongKong Bank có trách nhiệm chuyển 50 triệu EUR cho công
ty B thông qua Deutsche Bank, bằng cách ghi có vào tài khoản của công ty B mở tại
Deutsche Bank.


25


×