Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Chi phí kinh doanh và một số giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải sơn dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.89 KB, 52 trang )

Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta ngày nay được cả thế giới biết đến không chỉ vì là một dân
tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất và kiên cường trong đánh giặc mà còn
đang có nền kinh tế phát triển đi lên rất mạnh mẽ và đầy tiềm năng. Xuất phát từ
một đất nước đi lên sau 30 năm chiến tranh rồi lại trải qua những năm nền kinh
tế nước ta thực hiện theo công tác kế hoạch hoá tập trung đã kìm hãm năng lực
sản xuất của nước nhà. Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đã
và đang tăng tốc phát triển đi lên dần hoà nhập với sự phát triển chung của nền
kinh tế thế giới. Điều này được thể hiện qua việc chúng ta xoá bỏ nền kinh tế
tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp
đó là sự chủ động ra nhập các khối và các tổ chức kinh tế chính trị như:
ASEAN, AFTA…và mới đây nhất là tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã
khẳng định sự hội nhập đầy đủ của Việt Nam với thế giới. Đây là điều kiện
thuận lợi cho đất nước nói chung và các doanh nhiệp nói riêng, đồng thời cũng
là một thách thức to lớn bởi sự trênh lệch về trinh độ công nghệ, nguồn vốn,
trình độ quản lý. Trước cơ hội và thách thức để phát triển hiện nay đòi hỏi các
doanh nghiệp phải làm thế nào để tồn tại và phát triển đi lên trong môi trường
mà sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay? Đây là vấn đề nan giải với cả nền kinh
tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải tìm hướng đi và lời giải cho
mình.
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp
muốn giành được chiến thắng thì phải thực hiện tốt 3 vấn đề sau đây: Hiệu quả
sản xuất, hoạt động quản trị kinh doanh và chi phí. Trong đó tiết kiệm chi phí
mà tiết kiệm chi phí kinh doanh là vấn đề thiết thực và lành mạnh nó không
những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, ngoài ra xét trên khía cạnh toàn xã
hội thì nó còn tiết kiệm cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả lao động xã hội …
thúc đẩy một sự cạnh tranh lành mạnh. Vì thế hiện nay, việc nỗ lực cắt giảm chi


phí đã trở thành một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh bởi
hiệu quả của việc sử dụng chi phí kinh doanh quyết định đến sự thành bại của
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

doanh nghiệp trước sự cạnh tranh ngay gắt hiện nay của các công ty đặc biệt là
các công ty nước ngoài.
Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp hiện nay là làm thế nào để tiết kiệm
được chi phí kinh doanh? Đây là thách thức của không riêng công ty nào và tại
công ty Cổ Phần Vận Tải Sơn Dương nơi em đang thực tập cũng không ngoại
lệ. Qua quá trình thực tập ở công ty trên tinh thần học hỏi và phát huy những nổ
lực của cán bộ công nhân viên của công ty trong công tác tiết kiệm chi phí, cùng
với những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường cho em nhận thấy
rằng vấn đề về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là rất quan trọng. Vì vậy,
em xin mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Chi phí kinh doanh và một số
giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh tại công ty Cổ Phần Vận Tải Sơn
Dương” nhằm mở rộng và ứng dụng những kết quả nghiên cứu có thể đi sâu
vào thực tiễn hoạt động của công ty.
Nội dung của chuyên đề nghiên cứu gồm :
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
trong nền kinh tế hiện nay.
Chương 2: Những khảo sát thực tế tại công ty Cổ Phần Vận Tải Sơn
Dương.
Chương 3: Một số giải pháp đề suất nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại

công ty Cổ Phần Vận Tải Sơn Dương.
Trong quá trình làm bài chúng em không thể tranh khỏi những thiếu sót.
Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô đã giúp em hoàn thành
chuyên đề này.

GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

GVHD: Vũ Xuân Dũng

Môn: Tài chính DN Thương mại

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN NAY.
1. KHÁI NIỆM VÀ PHẠM VI CỦA CHI PHÍ KINH DOANH.
1.1. Khái niệm về chi phí kinh doanh.
a. Khái niệm về chi phí kinh doanh:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày nay hoạt động của các doanh
nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh vực từ sản xuất,
thương mại, dịch vụ, xây lắp …nhằm cung cấp và thoả mãn tối đa nhu cầu của
xã hội và mang lại lợi nhuận cho các đơn vị kinh tế tham gia. Tuy vậy, các
doanh nghiệp dù ở loại hình nào thì hoạt động kinh doanh muốn thực hiện được
cũng phải bỏ ra chi phí để thực hiện. Đây là những khoản chi phí phục vụ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp ta thấy các chi
phí luôn phát sinh dưới nhiều hình thức khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.
Các chi phí mà chúng ta nhận thấy đó là chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí trả
lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vận
chuyển bốc dở, thuế giá trị gia tăng …Vậy chi phí kinh doanh là gì?
Vậy, chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ

hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết
khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh trong một thời kỳ nhất định và được bù đắp bởi chính
doanh thu của thời kỳ đó.
Chi phí kinh doanh bao gồm hai bộ phận cấu thành: Chi phí kinh doanh
hàng hoá và dịch vụ, chi phí hoạt động tài chính. Chi phí kinh doanh hàng hoá
và dịch vụ là những hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt
động kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Chi phí hoạt động tài chính là những chi
phí thực hiện các hoạt động tài chính như liên doanh liên kết, cho vay và đi vay
vốn…
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại


Môn: Tài chính DN Thương mại

Nói một cách tổng quát thì chi phí kinh doanh là biểu hiện những hao phí
lao động cá biệt mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ, chính vì vậy nó là căn cứ
để xác định số phải bù đắp của doanh nghiệp và nó là nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận. Do đó, nếu công tác quản lý chi phí không hợp lý, không
đúng với bản chất sẽ gây ra việc giảm lợi nhận. Điều này được thể hiện rõ qua
phương trình sau :
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần - Chi phí kinh doanh.
Giả sử rằng doanh thu thuần là cố định thì việc hạ thấp chi phí kinh doanh
là biện pháp tối ưu nhất để tăng lợi nhuận trước thuế. Từ đây, ta nhận thấy vấn
đề cần quan tâm của các nhà quản trị tài chính đó là: Làm thế nào để luôn kiểm
soát được chi phí kinh doanh nghiệp để chi phí bỏ ra được sử dụng một cách tối
ưu và có hiệu quả nhất.
b. Đặc điểm Chi phí kinh doanh trong ngành giao thông vận tải.
Đối với các doanh ngiệp dịch vụ đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc
nghành giao thông vận tải việc quản lý chi phí có sự phức tạp và khó khăn
riêng. Nguyên nhân là do quá trình sản xuất, trao đổi và tiêu dùng cùng diễn ra
một lúc nên sản phẩm của doanh nghiệp dịch vụ có tính vô hình, không bảo
quản dự trữ được. Ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao thông vận tải
công cộng chi phí chiếm tỷ trọng lớn là những chi phí nhiên liệu, khấu hao, tiền
lương. Nó khác các doanh nghiệp dịch vụ thuộc diện sản xuất, chế biến như : ăn
uống công cộng, may mặc…thì chi phí về nguyên liệu chính là chiếm tỉ trọng
cao. Điều này cho ta thấy, việc quản lý chi phí trong các doanh nghiệp dịch vụ
vận tải cần phải linh hoạt, chú ý quản lý tốt các trang thiết bị phục vụ khách
hàng, xây dưng các định mức nhiên liệu phù hợp, cải tiến phương pháp phục vụ,
nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn kỹ thuật và tinh thần phục vụ.
1.2. Phạm vi chi phí kinh doanh
Trong một thời kỳ nhất định có thể nhận thấy rằng có rất nhiều loại chi

tiêu bằng tiền bằng vật chất khác không phải là chi phí của doanh nghiệp trong
thời kỳ đó, yêu cầu cơ bản nhất của việc xác định đúng đắn phạm vi chi phí
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

kinh doanh là phải tập hợp đầy đủ, chính xác kịp thời các chi phí phát sinh trong
kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp trong
kỳ đó. Về nguyên tắc, chi phí kinh doanh được bù đắp từ doanh thu của doanh
nghiệp trong kỳ. Theo chế độ hiện hành phạm vi chi phí kinh doanh được quy
định như sau :
-Chi phí về vật tư ( Nguyên liệu, vật liệu, động lực..): Biểu hiện bằng tiền
của nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực đã sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh thông thường của doanh nghiệp trong kỳ.
-Chi phí tiền lương: Bao gồm toàn bộ tiền lương tiền công và các khoản
chi phí có tính chất lương trả cho người lao động.
-Các khoản trích nộp theo quy định hiện hành của Nhà Nước như: Bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
-Khấu hao tài sản cố định: Đó là số tiền trích khấu hao tài sản cố định của
doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở kỳ
hoạch toán.
-Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân bên
ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ mà họ đã cung cấp theo yêu cầu của doanh
nghiệp như chi phí vận chuyển, điện nước, chi phí kiểm toán, chi phí quảng cáo,
hoa hồng đại lý, uỷ thác, môi giới…

-Chi phí bằng tiền khác như thếu muôn bài, thếu tài nguyên, nhà đất, phí
cầu đường, chi phí tiếp dân…
-Chi phí dự phòng là các khoản trích dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá,
nợ khó đòi được hạch toán vào chi phí trong kỳ của doanh nghiệp theo quy
định.
-Chi phí phát sinh từ các hoạt động tài chính như: Chi phí trả lãi tiền vay,
thuê tài sản, mua bán chứng khoán, liên doanh - liên kết, chiết khấu thanh toán
trả cho người mua khi họ thanh toán tiền hàng hoá - dịch vụ trước hạn và các
chi phí hoạt động tài chính khác.

GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

Các khoản chi phí không thuộc phạm vi chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm:
-Chi phí đầu tư dài hạn của doanh nghiệp như: Chi xây dựng cơ bản, mua
sắm tài sản cố định, đào tạo dài hạn, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ
nhóm chi phí này được bù đắp từ nguồn vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp,
nên không phải là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phúc lợi xã hội như văn hoá, thể thao, y tế, vệ sinh, tiền thưởng, ủng
hộ nhân đạo…nó được bù đắp bằng nguồn quỹ trong doanh nghiệp.
-Các khoản chi phí liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nhưng do lỗi chủ quan của doanh nghiệp không được
tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phí hao hụt định mức,

tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chậm nộp thuế, chi phí trả lãi tiền vay
quá hạn, chi phí giao dịch tiếp khách vượt quy định…
Khi đã xác định được phạm vi chi phí kinh doanh thì doanh nghiệp còn
cần lưu ý:
-Các khoản chi phí không được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ như
sau: Những khoản chi phí trích trước vào chi phí mà thực tế không phát sinh,
những khoản chi phí không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp lệ, các khoản
chi do nguồn khác đài thọ…
-Những khoản không được ghi vào chi phí kinh doanh như: Những thiệt
hại trong kinh doanh như thiên tai, hoả hoạn, động đất…được chính phủ tài trợ
hoặc cho phép ghi giảm vốn hoặc đã được bên gây thiệt hại bồi thường hoặc
công ty bảo hiểm bồi thường.
* Ý nghĩa kinh tế của việc xác định phạm vi chi phí:
-Đối với doanh nghiệp: Làm căn cứ để doanh nghiệp làm công tác kế
hoạc hoá, tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và xác định đúng chi phí đã bỏ ra.
Ngoài ra, làm căn cứ để doanh nghiệp kiểm tra, phân tích, đánh giá công tác
quản lý chi phí của doanh nghiệp, tìm ra được các biện pháp tốt nhất nhằm giảm
chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

- Đối với nhà nước: Làm cở sở để nhà nước kiểm tra các hoạt động quản
lý chi phí nói riêng và quản lý sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp,
tính toán chính xác các khoản nộp thuế ngân sách nhà nước đặc biệt là thuế thu

nhập doanh nghiệp.
2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ KINH DOANH.
2.1. Phân loại theo nội dung kinh tế.
Các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra là để phục vụ cho các hoạt động
kinh doanh, trong các hoạt động kinh doanh ta có thể chia ra từng công đoạn.
Theo nội dung kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ việc
hình thành sản phẩm đến việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra những
chi phí như: Nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, lương công nhân, dịch
vụ mua ngoài và các khoản chi bằng tiền khác để hoạt động kinh doanh có thể
thực hiện. Những khoản chi phí đó cụ thể như sau.
*Chi phí nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công
chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Tuy nhiên
trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả bán thành phẩm
mua ngoài để tiếp tục chế biến.
Nguyên vật liệu phụ là những nguyên vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ
trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi hình
dáng màu, sắc mùi vị hay dùng để bảo quản phục vụ cho hoạt động của các tư
liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức trong doanh
nghiệp. Vật liệu phụ ở đây bao gồm: Dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, tẩy…
Nhiên liệu bao gồm những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất kinh doanh như xăng dầu, khí đốt, than đá.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân loại chi phí nguyên vật liệu thành chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu gián tiếp.
Tóm lại, chi phí nguyên vật liệu là bộ phận cấu thành nên giá của sản
phẩm kinh doanh vì vậy việc phân biệt chi phí nguyên vật liệu giúp công tác kế
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12



Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

hoạch chi phí, quản lý chi phí tiết kiệm tránh lãng phí, giúp cho doanh nghiệp
có thể thực hiện việc hạ giá thành sản phẩm.
*Chi phí nhân công.
Chi phí công nhân bao gồm tiền lương chính, lương phụ của người lao
động, công nhân viên trong doanh nghiệp do quỹ tiền lương của doanh nghiệp
chi trả và khoản bảo hiểm xã hội tính theo tỷ lệ % theo quy định trên cơ sở tiền
lương được hưởng.
Đối với doanh nghiệp dịch vụ như công ty vận chuyển thì việc áp
dụng theo hình thức khoán theo khối lượng hàng hoá vận chuyển, kết hợp với
chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng say làm việc.
Lương tháng là tiền lương trả cho công nhân viên theo tháng hoặc theo
bậc lương đã sắp xếp, người hưởng lương sẽ nhận được tiền lương theo cấp bậc
và các khoản phụ cấp nếu có. Lương này là tiền lương trả cho người lao động
theo mức lương tháng và số ngày làm việc trong tháng và được tính:
Đơn giá tiền
lương theo
=
thời gian

Lương cấp bậc
số ngày lao động định mức

Lương tháng theo
=
từng người

Đơn giá tiền lương

x Số ngày làm việc thực tế

Hình thức trả lương theo thơi gian đơn giản dễ tính, ít tốn thời gian tính
toán và chi phí phát sinh khác song hình thức trả lương này lại không khuyến
khích người lao động tăng năng suất công việc.
Bên cạnh chế độ tiền lương, thưởng được hưởng trong quá trình sản xuất
kinh doanh người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao

GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

động…Các quỹ này hình thành một phần do người lao động đóng góp và phần
còn lại được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Quỹ kinh phí công đoàn được dùng để hổ trợ cho người lao động duy trì
các hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp nhằm giúp đỡ nhau phát triển
chuyên môn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Như vậy, tổng cộng 3 quỹ trên doanh nghiệp được phép trích 25 % trên
tổng quỹ lương trong đó tính vào tính vào chi phí của doanh nghiệp là 19 % và
trừ vào lương của người lao động 6 %. Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch và
thực hiện việc tổ chức lao động tiết kiệm và hợp lý hơn để nâng cao năng suất
lao động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

*Chi phí khấu hao tài sản cố định.
Trong quá trình bảo quản và sử dụng tài sản cố định luôn bị hao mòn.
Hao mòn là do sự giảm dần giá trị tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên và do tiến bộ khoa học kỹ thuật …căn cứ
vào nguyên nhân gây ra sự hao mòn đó người ta chia tài sản cố định thành hao
mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất,
do quá trình sử dụng tài sản cố định hoặc những bộ phận chi tiết của chúng
không còn giữ nguyên trạng thái ban đầu mà bị hư hỏng dần, giá trị sử dụng của
chúng giảm theo thời gian.
Hao mòn vô hình là do tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học kỹ thuật phát
triển dẫn đến năng suất lao động tăng lên, giá thành sản xuất giảm xuống. Từ đó
trên thị trường xuất hiện những tài sản cố định mới tuy có cùng thông số kỷ
thuật nhưng giá bán lại thấp hơn hay có thông số kỷ thuật tiến bộ hơn nhưng giá
bán lại không cao hơn…Nói chung hao mòn vô hình liên quan đến sự mất giá
của tài sản cố định và không liên quan đến hao mòn vật chất của nó vì thế có
những tài sản cố định do chậm đem ra sử dụng đã bị hao mòn vô hình.
* chi phí dịch vụ mua ngoài.

GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

Là các khoản chi phí mua ngoài phục vụ cho doanh nghiệp như chi phí
thêu ngoài sửa chữa tài sản cố định, tiền thêu kho, tiền bốc vác, vận chuyển
hàng hoá để tiêu thụ, hoa hồng cho các đại lý và cho nhận uỷ thác xuất nhập

khẩu, chi phí lãi vay…
Cước phí vận chuyển là khoản chi trả cước phí vận chuyển thuê ngoài và
toàn bộ chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội, khấu hao, nhiên liệu cho phương
tiện vận chuyển chuyên dùng của doanh nghiệp. các phương tiện vận chuyển
thuê ngoài thì doanh nghiệp phải trả tiền cho chủ phương tiện.
Chi phí bốc dở, khuân vác là khoản chi phí thuê công nhân bốc dở, khuân
vác hàng hoá lên phương tiện vận chuyển hoặc sang phương tiện vận chuyển
khác.
Các chi phí vận tải khác là số tiền chi phí thuê bao bì, bến bãi tạm thời,
tiền thuê đò phà, các khoản chi phí cần thiết khác để bảo quản hàng hoá trong
quá trình vận chuyển, chi phí này theo tỷ lệ phần trăm cước phí vận chuyển.
Chi phí hoa hồng là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho tập thể hoặc
cá nhân bán hàng đại lý cho doanh nghiệp.
Tiền thuê kho, thuê bãi có thể tính theo ngày thuê cũng có thể tính theo
diện tích mặt bằng thuê, thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên cho thuê.
Như vậy, đối với doanh nghiệp thì chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ
trọng vừa phải song nhiều khoản kho hoạch toán, doanh nghiệp cần phân loại rõ
ràng từng khoản chi phí để quản lý tốt tránh lãng phí thất thoát, giảm giá thành
sản phẩm.
* Chi phí bằng tiền khác.
Là khoản chi ngoài các khoản chi ở trên, phát sinh trong quá trinh kinh
doanh của doanh nghiệp như chi phí tiếp khách, quảng cáo, hội nghị, đồ dùng
văn phòng…khoản chi phí này thực tế phát sinh tại mọi doanh nghiệp và không
có định mức cụ thể để quản lý.
2.3. Phân loại theo các khâu kinh doanh.

GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12



Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

Các khâu kinh doanh trong doanh nghiệp gồm có sản xuất, tiêu thụ và
công tác quản lý các hoạt động đó, để thực hiện điều đó doanh nghiệp phải bỏ ra
chi phí.Bao gồm các loại cho phí sau :
* Chi phí sản xuất.
* Chi phí tiêu thụ sản phẩm.
* Chi phí quản lý.
3. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CHI PHÍ KINH
DOANH.
Để đánh giá, phân tích đầy đủ tình hình thực hiện chi phí của doanh
nghiệp các nhà quản trị cần sử dụng một loạt các chỉ tiêu có quan hệ với nhau
mà qua đó chúng ta có thể phản ánh được những tính chất cơ bản và quan trọng
nhất của quá trình thực hiện chi phí. Mục đích của các chi tiêu sẽ giúp cho các
nhà quản trị hạn chế tối đa tính chất định tính khi đề ra các mục tiêu mà cố gắng
lượng hoá cụ thể bằng những con số sẽ giúp cho người thực hiện xác định được
công việc cần thực hiện, để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Các chỉ tiêu vừa phải dể
tính dể hiểu và thể hiện tổng quát.
3.1. Tổng chi phí kinh doanh.
Tổng chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh toàn bộ chi phí
kinh doanh phát sinh trong kỳ được kết chuyển (phân bổ) cho hàng hoá dịch vụ
đã tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp.Tổng chi phí kinh doanh được xác định
trên cơ sở tính toán và tổng hợp từng khoản mục chi phí cụ thể, việc này phải
dựa vào việc tính toán và xác định từng khoản mục chi phí thực tế đã phát sinh
và phù hợp.
Tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá- dịch vụ tiêu thụ trong kỳ
được tính bằng công thức:

F =Fdk + Fps - Fck
Trong đó:

GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

F: Là tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ
trong kỳ.
Fdk: Là số dư chi phí kinh doanh đầu kỳ.
Fps: Là tổng chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ.
Fck: Là tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá dự trữ cuối kỳ.
Tổng chi phí kinh doanh là một số tuyệt đối tính bằng tiền phản ánh quy
mô của chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bù đắp từ doanh thu
của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán. Song chưa phản ánh được trình độ sử
dụng các nguồn lực của doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh là thấp hay
cao. Để khắc phục điều này ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí kinh doanh.
3.2. Tỷ suất chi phí kinh doanh:
Nếu tổng chi phí kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh về chiều rộng mức độ
bỏ ra của chi phí trong kỳ thì chỉ tiêu tỷ suất chi phí lại phản ánh về chiều sâu,
chất lượng sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Nhìn vào chỉ tiêu tổng chi phí
kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thấy được tổng cộng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để
có được doanh thu trong kỳ, còn chỉ tiêu tỷ suất chi phí có thể đánh giá được
hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác cùng điều
kiện hoặc so với kỳ gốc, đây là chỉ tiêu tương đối và được tính bằng tỷ lệ phần

trăm (%) của chi phí trên doanh thu bán hàng thể hiện bằng công thức:
F/ =

F
x 100
M

Trong đó:
F/ : Là tỷ suất chi phí kinh doanh trong kỳ ( tính bằng %).
F : Là tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá, dịch vụ tiêu
thụ trong kỳ.
M : Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh mối qua hệ giữa tổng mức chi phí kinh doanh với
doanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trong kỳ. Nó phản ánh cứ 100 đồng doanh
thu thì có bao nhiêu đồng chi phí cần bỏ ra để có được doanh thu đó. Nếu doanh
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

nghiệp nào có tỷ suất chi phí kinh doanh thấp thì có nghĩa là doanh nghiệp đó
kinh doanh có hiệu quả, trình độ tổ chức, quản lý chi phí nói chung là tốt bởi tỷ
suất chi phí thấp sẽ dẫn tới tỷ lệ lợi nhuận cao. Vì thế tất cả các doanh nghiệp
đều tìm mọi biện pháp để hạ thấp tỷ suất chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
mình.
3.3. Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh ( ký hiệu là ∆F/ ).

Đây là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về tỷ suất chi phí giữa hai kỳ kinh
doanh giữa kỳ so sánh với kỳ gốc. Mốc chênh lệch này được phản ánh bằng
công thức sau:
∆F/ = F/1 - F/0
Trong đ ó :
∆F/ : Là mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh.
F/1 : Là tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ so sánh.
F/0 : Là tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc.
Đối với doanh nghiệp khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta
chọn kỳ so sánh và kỳ gốc cho phù hợp. Ta có thể chọn kỳ gốc là kỳ kế hoặc
còn kỳ so sánh là kỳ thực hiện hay kỳ gốc là số thực hiện của năm trước còn kỳ
so sánh là số thực hiện của năm sau để đánh giá sự thay đổi về số tuyệt đối của
tỷ suất chi phí qua đó nhận thấy sự tiến bộ hay sự yếu kém trong công tác quản
lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp: Nếu ∆F/ nhỏ hơn không hay nói cách
khác tỷ suất chi phí của kỳ nghiên cứu nhỏ hơn kỳ gốc chứng tỏ doanh nghiệp
có cố gắng trong việc hạ thấp tỷ suất chi phí nên việc tổ chức thực hiện chi phí
kinh doanh tốt. Ngược lại nếu ∆F/ lớn hơn không chứng tỏ việc tổ chức chi phí
kinh doanh của doanh nghiệp là kém đi. Tuy nhiên, ∆F/ bằng không ta khó có
thể kết luận được việc quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp là tốt hơn
hay kém đi. Vì vậy, để kết luận được chính xác ta cần xem xét đến các chỉ tiêu
tiếp theo.
3.4. Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí( TF’ ).

GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại


Môn: Tài chính DN Thương mại

Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ (%) giữa mức tăng giảm tỷ suất chi phí với
tỷ suất chi phí kỳ gốc. Qua tốc độ nhanh hay chậm của tỷ suất chi phí kinh
doanh giữa hai thời kỳ ta có thể thấy rỏ hơn được tình hình phấn đấu giảm chi
phí của kỳ nào hay doanh nghiệp nào là tốt hơn.
Công thức biểu hiện tốc độ tăng hay giảm tỷ suất chi phí như sau:
TF’ =

∆F '
× 100
F '0

Trong đó:
TF’ : Là tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh.
∆F/ : Là mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh.
F/0 : Là tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc.
Nếu như qua chỉ tiêu mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh mới
chỉ xác định được độ lớn của phần tỷ suất tăng hay giảm thì chỉ tiêu tốc độ tăng
giảm tỷ suất cho ta thấy rỏ quá trình tăng giảm trên là nhanh hay chậm. Qua đó,
nhà quản lý sẽ nhận biết được sự thành công hay thất bại của việc phấn đấu
giảm chi phí kinh doanh vì trong một số trường hợp giữa hai thời kỳ của doanh
nghiệp hoặc giữa hai doanh nghiệp có cùng điều kiện so sánh đều có mức độ hạ
thấp chi phí là như nhau nhưng tốc độ tăng hoặc giảm như nhau, trong trường
hợp này doanh nghiệp hay kỳ nào đó có tốc độ giảm nhanh hơn thì được đánh
giá là tốt hơn và ngược lại.
3.5. Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí : ( ký hiệu là ∆F ).
Chỉ tiêu này cho biết với mức doanh thu trong kỳ và mức giảm (hoặc
tăng) tỷ suất chi phí thì doanh nghiệp tiết kiệm ( hoặc lãng phí ) là bao nhiêu ?
Mức độ này được biểu hiện bằng công thức sau:

∆F = ∆F ' × M 1

Trong đó:
∆F : Là số tiền tiết kiệm ( hay lãng phí ) của doanh nghiệp.
M1 : Là doanh thu tiêu thụ hàng hoá dịch vụ kỳ so sánh.
∆F/ : Là mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí.
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

Chỉ tiêu này cho ta thấy rõ hơn về mức độ hạ thấp chi phí kinh doanh
bằng cách chuyển số tương đối (%) thành số tuyệt đối. Từ đó, các nhà quản trị
tài chính sẽ được cụ thể việc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh sẽ mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Bằng việc đem so sánh chi phí của hai kỳ với nhau trong
mối quan hệ với doanh thu đã mang lại hiệu quả thật sự trong công tác quản lý
chi phí kinh doanh.
3.6. Hệ số sinh sinh lợi của chi phí kinh doanh ( ký hiệu là H ).
Hệ số sinh lợi của chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối
quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận và tổng chi phí kinh doanh thương mại trong một
thời kỳ nhất định biểu hiện bằng công thức :
H=

P
F


Trong đó :
H : Là hệ số sinh lợi của chi phí kinh doanh
P : Là tổng lợi nhuận đạt được trong thời kỳ kinh doanh
F : Là tổng chi phí kinh doanh trong kỳ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, nó thể hiện mức sinh lợi của chi phí đã bỏ ra: Cứ một
đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nguận. Nếu hệ
số sinh lợi của doanh nghiệp nâng cao ( H càng lớn ) thì chứng tỏ khả năng kinh
doanh của doanh nghiệp là tốt hay nói các khác chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
đã được sử dụng có hiệu quả và ngược lại nếu hệ số sinh lợi của doanh nghiệp
thấp ( H nhỏ ) chứng tỏ khả năng kinh doanh của doanh nghiệp kém.
Nhìn chung, tất cả các chỉ tiêu đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do
vậy, để phân tích đánh giá được hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh một cách
toàn diện cần phải đi sâu phân tích các chỉ tiêu này với nhau để rút ra được kết
luận tổng quát, chặt chẽ và chính xác. Từ đó, đề ra những quyết định hay đánh
giá sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ KINH DOANH.
4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh :
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu ảnh của rất
nhiều yếu tố từ môi trường bên trong và bên ngoài, doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển thì phải biết kết hợp hài hoà giữa các nhân tố.

4.1.1. Nhân tố khách quan.
Nhân tố khách quan là những nhân tố bên trong và ngoài doanh nghiệp,
nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Bởi vậy, thay vì việc cố gắng tác
động làm thay đổi các nhân tố này doanh nghiệp nên tìm mọi biện pháp để thích
nghi với chúng. Các nhân tố này luôn ảnh hưởng tới doanh nghiệp theo hai
chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vậy làm thế nào để hạn chế mặt tiêu cực và
thúc đẩy mặt tích cực của nó? muốn hiểu rõ hơn về điều này ta phải tìm hiểu
thêm về các nhân tố thuộc về môi trường khách quan sau đây:
*Ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến chi phí kinh doanh.
Để tiến hành kinh doanh doanh nghiệp phải lấy từ môi trường bên ngoài
những yếu tố đầu vào như : Nguyên vật liệu, lao động, vốn …tuy nhiên đối với
doanh nghiệp thì đây là yếu tố đầu vào còn trên góc độ thị trường thì chúng lại
là hàng hoá và là đầu ra của các doanh nghiệp khác.
* Ảnh hưởng của mức lưu chuyển hàng hoá tới chi phí kinh doanh.
Trong doanh nghiệp mức lưu chuyển hàng hoá có ảnh hưởng rất lớn tới
chi phí kinh doanh theo chiều tỷ lệ nghịch, tức là nếu mức lưu chuyển hàng hoá
dịch vụ tăng thì chi phí dịch vụ của doanh nghiệp có xu hướng giảm và ngược
lại nếu mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ giảm thì chi phí tăng. Vậy nguyên
nhân là do đâu?
Xét theo tính chất biến đổi của chi phí thì nếu mức lưu chuyển hàng hoá
tăng thì mức doanh thu sẽ tăng do hàng hoá dịch vụ bán ra nhiều hơn làm cho
tổng chi phí biến đổi tăng nhưng chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm do tốc
độ tăng của chi phí biến đổi nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu khiến cho tỷ
suất chi phí kinh doanh giảm đi và doanh nghiệp có thể hạ thấp được chi phí
*Ảnh hưởng của trình độ phát triển khoa học công nghệ và việc áp
dụng khoa học công nghệ.
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12



Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

4.1.2. Nhân tố chủ quan.
Đây là yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp gây ra ảnh hưởng mà doanh
nghiệp có thể kiểm soát được, nhóm nhân tố nay bao gồm:
*Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng kinh doanh đến chi phí kinh
doanh.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh những hàng hoá có chất lượng tốt, giá cả
phù hợp, đa dạng về chủng loại, mẩu mã, phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng sẽ là yếu tố góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tạo điều kiện cho
doanh nghiệp có thể quay vòng vốn nhanh, giảm được các chi phí trong lưu
thông và chi phí lãi vay do huy động vốn từ bên ngoài.
*Ảnh hưởng của yếu tố con người và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đây là hai yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và cũng là nhân tố có tác động lớn đến chi phí kinh doanh.
*Ảnh hưởng của năng suất lao động.
Năng suất lao động của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chi phí tiền
lương trả cho người lao động dể thấy rõ điều nay qua chế độ trả lương khoán
doanh thu của doanh nghiệp, năng suất lao động càng cao thì chi phí tính trên
một đồng doanh thu sẽ giảm xuống vì vậy với một doanh thu không thay đổi,
năng suất lao động tăng lên làm chi phí tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm
giảm xuống và ngược lại.
*Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan khác.
Ngoài các nhân tố chủ quan ở trên, trong thực tế doanh nghiệp còn chịu
ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố chủ quan khác như: Văn hoá của doanh nghiệp,
việc tổ chức mạng lưới cung ứng hàng hoá…đây cũng là các nhân tố ảnh hưởng
không nhỏ đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và nếu như doanh nghiệp

biết kết hợp hài hoà giữa chúng, phát huy mặt tích cực và giảm tiêu cực của
chúng thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ đạt mục tiêu giảm chi phí.
4.2. Các biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

Đối với mọi doanh nghiệp việc hạ thấp chi phí kinh doanh là điều rất cần
thiết nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được và càng không thể dể
dàng tìm ra một hệ thống các giải pháp chung cho mọi doanh nghiệp. Bởi vì,
mỗi doanh nghiệp đều có môi trường kinh doanh khác nhau, điều kiện thực tế
khác nhau. Do vậy, các nhà quản trị tài chính phải nhạy bén và có năng lực để
có thể vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp sao cho phù hợp với thực tế
của doanh nghiệp mình. Qua nghiên cứu người ta đã tìm ra được một số giải
pháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh, nâng cao lợi nhuận.
4.2.1. Làm tốt công tác marketing.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được bắt đầu từ phòng
marketing và kết thúc cũng ở phòng marketing. Điều đó, đã nói lên phần nào sự
quan trọng của công tác marketing, nghiên cứu thị trường. Trên góc độ nào đó,
ta có thể hiểu rằng công tác marketing là công việc tìm hiểu, nghiên cứu, dự
đoán nhu cầu của thị trường để doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội kinh
doanh trong tương lai.
Tôn chỉ của các doanh nghiệp ngày nay đó là “Chỉ kinh doanh những cái
mà khách hàng cần chứ không phải kinh doanh những gì mình có”. Ngược lại,

nếu hoạt động marketing càng có hiệu quả bao nhiêu tức là chất lượng chủng
loại và giá cả mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất ra càng gắn với
nhu cầu của người tiêu dùng bao nhiêu thì tương lai mặt hàng đó càng tiêu thụ
tốt bấy nhiêu.
4.2.2. Cải tiến không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng.
Ngày nay, việc cải tiến phương thức kinh doanh, không ngừng nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng là điều rất quan trọng góp phần thúc đẩy quá
trình tiêu thụ hàng hóa. Dường như điều đó là điều không liên quan đến việc
giảm chi phí nhưng nếu sét đến nguyên nhân sâu xa thì nó góp phần không nhỏ
bởi trong xã hội hiện nay, người tiêu dùng không đơn thuần chỉ mua hàng hoá
dịch vụ mà họ còn tiêu dùng cả hàng hoá tinh thần đó là thái độ cung cách phục
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

vụ của nhân viên bán hàng. Ngoài ra họ còn là người quảng cáo rất có hiệu quả
cho sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này giúp ta hiểu rỏ rằng không phải ngẫu
nhiên mà tổng thu nhập từ dịch vụ trong tông sản lượng kinh tế quốc dân của
các nước tiên tiến chiếm tỷ trong cao nhất.
4.2.3. Áp dụng các tiến bộ khoa hoc kỹ thuật.
Trong thời đại thông tin hiện nay sự tiến bộ khoa học kỹ thuật được tính
bằng ngày, bằng giờ máy móc thiết bị sản xuất liên tục thay đổi, dần dần thay
thế cho những lao động năng nhọc của con người thêm vào đó là những nhiên
liệu, nguyên liệu, năng lượng mới ra đời thay thế cho những nguyên liệu truyền

thống tự nhiên đang dần cạn kiệt. Càng ngày, vai trò của khoa học kỹ thuật và
công nghệ càng được coi trọng việc áp dụng các thành tựu mới một cách mau lẹ
cho phép các doanh nghiệp hạ thấp chi phí kinh doanh tăng nhanh sản lượng đi
đôi với việc hạ giá thành sản phẩm, giảm bớt lượng lao động dùng vào sản xuất
do áp dụng tự động hoá.
Do đó, trong hoạt động kinh doanh vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là
tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình mà nắm bắt thời cơ để
ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào kinh doanh, góp phần giảm
bớt chi phí kinh doanh.
4.2.4. Tận dụng tối đa khả năng phục vụ của cơ sở vật chất trong
doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp sản xuất cơ sở vất chất kỷ thuật chủ yếu là tài sản cố
định như thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ, nhà xưởng . Vì vậy, việc bảo
dưỡng và sử dụng khai thác tốt công xuất phục vụ của chúng làm tăng năng suất
lao động, tiết kiệm được chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp thương mại dich vụ thì cơ sở vật chất chủ yếu
là các cửa hàng kho tang, các phương tiện vận tải, các công cụ phục vụ việc bảo
quản và tiêu thụ hàng hoá…Do đó, việc khai thác lại phụ thuộc vào yếu tố chủ
quan của doanh nghiệp, yếu tố mùa vụ …

GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

Vì vậy, để tận dụng hết khả năng phục vụ của chúng doanh nghiệp có thể

đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, kết hợp với việc cho thuê kho tàng, công cụ,
dụng cụ, đồ dung… Phương pháp này là phương pháp hạ thấp chi phí có hiệu
quả nhất chi phí đối với các doanh nghiệp thương mại.
4.2.5. Tổ chức tốt việc cung ứng cho hoạt đông sản xuất kinh doanh.
Trong giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí chiếm
tỷ trọng lớn nhất. Vì thế, nếu thực hiện tốt việc giảm giá mua của chúng là tốt
nhất tốt nhất giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành. Khi nghiên cứu
về nguồn cung ứng, doanh nghiệp cần chú ý đến khả năng cung ứng hàng hoá
về số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm mà bạn hàng hay nhà cung cấp có
thể đáp ứng được.
4.2.6.Tổ chức hợp lý, khoa học đội ngũ lao động trong doanh nghiệp.
Để tổ chức, sử dụng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp một cách hợp
lý thì trước hết phải bắt đầu từ khâu tuyển dụng. Đây là nhiệm vụ quản trị quan
trọng vì vậy mà các nhà quản trị giỏi thường hiếm khi uỷ nhiệm toàn bộ công
tác này cho cấp dưới bởi nếu việc tuyển dụng thực hiện tốt tức là người được
tuyển dụng phù hợp với doanh nghiệp và có năng lực thực sự thì kết quả mang
lại rất lớn và lâu dài đối với doanh nghiệp ngược lại việc tuyển dụng không thực
hiện tốt thì kết quả sau nay sẽ khó đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp …ngày nay việc tuyển dụng lao động theo quan điểm giao lưu đối thoại
cởi mở, tăng cường tiếp xúc, thể hiện được tính tự chịu trách nhiệm và khả năng
trong công việc. Ngoài ra doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành việc đào
tạo cho nhân viên giúp họ nâng cao trình độ và tay nghề bắt kịp với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
Tóm lại, việc tổ chức hợp lý khoa học đội ngũ lao động trong doanh
nghiệp góp phần phát huy hết năng lực sáng tạo của người lao động, nâng cao
hiệu quả trong kinh doanh góp phần vào giảm chi phí chìm như không sử dụng
hết năng lực người lao động do bố trí không hợp lý công việc hoặc bố trí công

GVHD: Vũ Xuân Dũng


Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

việc cho người không đủ năng lực có thể làm tăng chi phí cơ hôi trong kinh
doanh, chi phí do dư thừa và hao phí…
4.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra kết hợp với các biện pháp nhằm
khuyến khích tiết kiệm.
Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện ra
những tham ô lãng phí của từng khâu, từng bộ phận. khi doanh nghiệp quan tâm
đến những khoản chi phí có tính nhạy cảm cao như hao hụt trong định mức, chi
phí tiếp khách, liên hoan, hội nghị…đó là những khoản chi nếu nhà quản trị
không quan tâm sẻ rất dễ lãng phí. Vì vậy, phải xây dựng các các định mức phù
hợp và thường xuyên kiểm tra nhưng việc kiểm tra cũng không thể ngăn ngừa
hết những rò rỉ, thất thoát ở đây chỉ có tinh thần tiết kiệm của cán bộ công nhân
viên toàn doanh nghiệp mới có thể chống lãng phí tốt.
Do đó, ngoài các quy định, định mức doanh nghiệp cần có những biện
pháp nhằm khuyến khích lao động thực hiện tiết kiệm việc thực hiện không chỉ
là khẩu hiệu bắt công nhân phải thực hiện chống lãng phí mà cần phải thực hiện
các biện pháp kết hợp giữa tuyên truyền với các biện pháp khuyến khích bằng
vật chất mới có thể tạo nên sự thành công trong công tác này.
Tóm lại, ta có thể nhấn mạnh rằng việc hạ thấp chi phí của doanh nghiệp
là điều rất quan trọng với doanh nghiệp nhưng vấn đề là làm thế nào để giảm
cho đúng mà không ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của doanh nghiệp
và có tiết kiệm thì doanh nghiệp mới mong tìm kiếm lợi nhuận, lợi thế trong
cạnh tranh.


GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

CHƯƠNG 2.
KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
SƠN DƯƠNG.
1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY.
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải
Sơn Dương.
Công ty là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp
và các quy định hiện hành khác của nhà nước dưới hình thức cổ phần.
GVHD: Vũ Xuân Dũng

Nhóm 11- HK12


Trường: Đại học Thương mại

Môn: Tài chính DN Thương mại

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI SƠN DƯƠNG.
- Tên giao dịch đối ngoại: Son Duong transport joint stock company.
- Tên viết tắt: Son Duong. Jsc

- Trụ sở công ty: Bãi xe đoàn 8, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai,
Hà Nội
- Điện thoại: 04 861 7576

fax: 04 861 7576

Công ty được thành lập theo luật doanh nghiệp Việt Nam với giấy phép
đăng ký kinh doanh số 0102006257 cấp ngày 06/09/2000. Công ty được thành
lập dưới hình thức loại hình doanh nghiệp cổ phần và lấy tên giao dịch chính
thức là công ty cổ phần vận tải Sơn Dương.
Trong quá trình hình thành và phát triển với vốn chủ sở hữu ban đầu 800
triệu đồng huy động dưới hình thức cổ phần với mệnh giá 100.000 (vnd/cổ
phiếu) tổng số cổ phiếu là 8000, loại hình cổ phiếu phổ thông. Cùng với đà phát
triển chung của đất nước tháng 6 năm 2006 công ty đã phát hành thêm cổ phần
nhằm huy động tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp đưa vốn của doanh
nghiệp lên 4 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm 320.000 cổ phần mới. Từ
chổ ban đầu công ty chỉ cố 5 xe ô tô vận tải đến nay doanh nghiệp đã trang bị
được đội xe với 29 xe ôtô các loại.
Công ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ liên quan
đến vận tải vì vậy cùng với sự phát triển của đất nước sự giao thương ngày càng
tăng lên của nền kinh tế, xã hội là cơ hội, và thách thức cho doanh nghiệp kinh
doanh và phát triển đi lên, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, đãm bảo và ngày
càng nâng cao cuộc sống cho cán bộ công nhân viên.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của công ty.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ.
Công ty có chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở các
thế mạnh của công ty và theo đăng ký kinh doanh của mình.
* Chức năng:
Công ty kinh doanh những nghàn nghề sau:
GVHD: Vũ Xuân Dũng


Nhóm 11- HK12


Trng: i hc Thng mi

-

Mụn: Ti chớnh DN Thng mi

Vận tải hàng hoá

- Vận chuyển hành khách
- Lữ hành nội địa
- Dịch vụ bảo dỡng sa chữa ô tô
- Buôn bán máy móc vật t thiết bị vận tải
- ại lý vận tải, xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá
trong nớc
- Buôn bán hàng nông, thuỷ sản
- Dịch vụ môi giới, xúc tiến thơng mại
* Nhiệm vụ:
- i vi bn thõn doanh nghip:
+ Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, tăng năng suất
lao động, điều chỉnh giá dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của
khách hàng, nắm bắt nhu cầu thị trờng và xây dựng phơng
án kinh doanh có hiệu quả.
+ Sử dụng có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn kinh
doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Kinh doanh có lãi và từng bớc tích luỹ nhằm mở rộng thị
trờng kinh doanh.

- i vi nh nc v ngi lao ng:
Hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nớc, chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần đối với nhân viên. Bồi dỡng, nâng
cao trình độ đội ngũ nhân viên để đáp ứng tình hình mới
của thị trờng.
1.2.2. c im ca hot ng kinh doanh ca cụng ty.
Do đặc điểm của hoạt động vận tải hàng hoá và dịch
vụ thơng mại phục vụ hoạt động đi lại của nhân dân, phục vụ
cho hoạt động sản xuất và xây dựng của tất cả các thành
phần kinh tế, ngoài ra phục vụ cho tiêu dùng vì vậy đối tng
GVHD: V Xuõn Dng

Nhúm 11- HK12


×