Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

mặt trụ, mặt nón, mặt cầu(trải nghiệm sáng tạo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.68 KB, 3 trang )

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Lớp 12 ….

Tiết 16 : MẶT TRÒN XOAY TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
(HĐ trải nghiệm sáng tạo)
CHỦ ĐỀ: MẶT NÓN – MẶT TRỤ - MẶT CẦU
* Thời gian, địa điểm thực hiện:
- Thời gian: Sau khi học xong chương “Mặt nón – Mặt trụ - Mặt cầu” .
- Địa điểm: Nhà nghệ nhân làm gốm gia truyền tại xã Mường Chanh,
huyện Mai Sơn.
* Thiết bị và vật tư:
- Sách giáo khoa Hình học 12.
- Giấy A0, bìa, giấy gói quà, bút viết, kéo, thước kẻ, sợi dây, 4 quả bóng
hình cầu giống nhau, băng dính, keo
* Hình thức hoạt động:
Tổ chức dưới dạng 1 buổi ngoại khóa trong 2 tiết
* Mục tiêu:
- Vận dụng được các kiến thức về mặt tròn xoay, mặt nón - mặt trụ - mặt
cầu để tạo ra một số đồ vật mà mặt ngoài có hình dạng là các mặt tròn xoay , đo
thể tích của một quả bóng hình cầu và làm 1 chiếc mũ sinh nhật hình nón theo
kích thước ban tổ chức đưa ra.
* Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin
Thông tin từ sách giáo khoa Hình học 12: Tìm hiểu về mặt tròn xoay, khối
nón, khối trụ, khối cầu, sản phẩm gốm của làng nghề Mường Chanh, Mai Sơn,
Sơn La.
* Hoạt động 2: Xử lý thông tin
Bước 1: Tìm hiểu địa chỉ làng nghề, liên hệ với địa phương, dự trù kinh
phí, lập kế hoạch trình BGH và Ban đại diện HPH học sinh.


Bước 2: Các nhóm ôn tập lại kiến thức của chương và chuẩn bị cơ sở vật
chất, phương tiện ( Toàn bộ kinh phí, phương tiện do phụ huynh tài trợ)
Bước 3: Cả nhóm thống nhất nội dung trong từng phần thi
* Hoạt động 3: Chuẩn bị và xây dựng luật chơi
Ban tổ chức gồm giáo viên bộ môn Toán, 3 học sinh lên khung chương
trình, các tình huống, chuẩn bị vật liệu, quà…Trong đó có 2 bạn làm MC
chương trình, 1 bạn làm thư ký trợ giúp và tổng hợp kết quả của các đội thi, các
học sinh còn lại trong lớp được chia thành 4 đội thi.


Mỗi đội chuẩn bị: Biển đề tên đội có hình tam giác hoặc tròn hoặc
vuông….băng dính, kéo, sợi dây, keo dán
Giờ học được tổ chức dưới hình thức 1 buổi ngoại khóa. Sau khi được
thăm quan trải nghiệm, HS được tham gia trò chơi, chương trình có 4 phần thi,
ở mỗi phần thi đội nào có kết quả đúng và sớm nhất, sản phẩm chất lượng,đẹp
nhất sẽ mang về cho đội mình phần quà là 4 gói bim bim, các đội theo thứ tự
còn lại sẽ có 3, 2, 1 gói. Đội nào sai hoặc quá thời gian sẽ không nhận được
bim bim. Chung cuộc đội nào có nhiều gói bim bim nhất sẽ là đội thắng cuộc
* Hoạt động 4: Tổ chức thực hiện
HĐTP 1: Thăm quan trải nghiệm
Các đội được trực tiếp thăm quan cơ sở làm gốm, cùng theo dõi cách thức
làm ra một sản phẩm bằng gốm dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết của nghệ nhân.
HĐTP 2: Tổ chức trò chơi.
1. Phần thi thứ nhất: Ôn tập kiến thức thông qua trò chơi tiếp sức.
GV tổ chức cho các nhóm ôn tập các công thức tính diện tích xung quanh
và thể tích của khối nón, khối trụ, khối cầu theo hình thức tiếp sức. Mỗi đội có 1
tờ giấy A0 treo phía trên sân khấu, trong thời gian 1 phút đội nào viết được
nhiều công thức và chính xác nhất thì đội đó sẽ là đội thắng cuộc.
2. Phần thi thứ hai: Đo diện tích xung quanh và tính thể tích của 1 quả
bóng hình cầu

Có 4 quả bóng hình cầu giống hệt nhau, mỗi đội nhận 1 quả và nhiệm vụ
của mỗi đội là dùng thước, dây, com pa để tính thể tích của quả bóng, mỗi đội
có thời gian 3 phút để thực hiện. Sau 3 phút đó mỗi đội sẽ cử đại diện lên mô tả
lại cách đo của đội mình. Đội nào đưa ra kết quả gần với kết quả của BTC nhất
thì đội đó sẽ thắng cuộc.
3. Phần thi thứ ba: Làm 1 chiếc mũ sinh nhật hình nón
Mỗi đội nhận được 1 tấm bìa và 2 tờ giấy gói quà sinh nhật, mỗi đội có 7
phút để làm 1 chiếc mũ sinh nhật hình nón có chiều cao 25cm và chu vi đáy là
50cm để đa số mọi người đều có thể đội được (Các đội không được biết kích
thước trước).
4. Phần thi thứ tư: Ai là nghệ nhân làm gốm?
Mỗi đội có thời gian 20’ để tự làm một sản phẩm bằng gốm, đồng thời sử
dụng tính sáng tạo, sự khéo tay của đội mình để trang trí họa tiết cho sản phẩm
đó.
* Hoạt động 5: Xác định người chiến thắng
- Ban giám khảo: GV môn Toán, Nghệ nhân làm gốm tại địa phương


Ở mỗi phần thi thư ký quan sát và tổng hợp kết quả, ở phần thi thứ 2 đội
nào có kết quả thì ghi vào giấy và nộp về ban tổ chức, giáo viên sẽ cố vấn để
thư ký tổng hợp và tuyên bố kết quả. Ở phần thi thứ 3 và thứ 4, giáo viên và
nghệ nhân quan sát cách làm các đội, hết thời gian các đội nộp sản phẩm và giáo
viên sẽ dựa vào sản phẩm đưa ra kết quả của các đội.
* Hoạt động 6: Thảo luận, trao đổi về kết quả thu được từ trò chơi.
Bước 1: Đưa ra đáp án và nhận xét về sản phẩm của các đội sau mỗi phần
thi
Bước 2: Các đội quan sát.
Bước 3: Giáo viên cho đại diện các đội giải thích cách làm
Bước 4: Kết luận.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

* Về sản phẩm:
- Phần 1: Viết đúng công thức trong thời gian cho phép
- Phần 2: Tính đúng diện tích xung quanh và thể tích của quả bóng hình
cầu trong thời gian cho phép (Có sai số nhỏ)
- Phần 3: Làm ra được chiếc mũ hình nón theo kích thước yêu cầu trong
thời gian cho phép (Có sai số nhỏ)
- Phần 4: Làm ra được sản phẩm mà mặt ngoài có hình dạng là mặt tròn
xoay đẹp mắt, chất lượng.
* Về hoạt động:
- Các thành viên của các nhóm tích cực tìm hiểu tài liệu và tham gia vào
các phần thi



×