Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài 3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.59 KB, 7 trang )

Thiết kế, xây dựng tiến trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
Ngày Soạn : 26/09/2018
Ngày Dạy : 26/09/2018

Tuần: 4
Tiết PPCT: 4

CHƯƠNG II
CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ 1945 ĐẾN NAY
Bài 3

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ
CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Giúp HS nắm được quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộcvà sự tan rã của hệ thống thuộc địa
ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh: những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc
xây dựng đất nước ở các nước này.
2.Kĩ năng:
- Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp cũng như phân tích sự kiện; rèn luyện kĩ năng
sử dụng bản đồ về kinh tế, chính trị ở các châu và thế giới
3.Thái độ:
- Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh vì sự nghiệp giải
phóng và độc lập dân tộc
- Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với các dân tộc Á, Phi, Mĩ La-tinh, tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ – thực dân.
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, nhất là trong nửa sau thế kỉ XX như một đóng góp to lớn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào
giải phóng dân tộc.



II. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh
Thông qua bài học nhằm định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ, bản đồ, phân tích
III. Phương pháp và KTDH có thể sử dụng
- Làm việc nhóm
IV. Phương tiện dạy học
- Bản đồ thế giới và bản đồ châu Phi.
- Tranh ảnh chân dung Nen-xơn Man-đê-la…
V. Tổ chức các hoạt học của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
(Hoạt động tạo tình huống hay tình huống xuất phát)
a. Mục tiêu:
Với việc quan sát một số bản đồ, hình ảnh học sinh có thể biết được sau chiến tranh Thế giới thứ hai, một cao
trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh, làm cho hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn. Có thể phân chia quá trình đó thành 3 giai
đoạn chính. Tuy nhiên, các em có thể chưa biết đầy đủ và chi tiết diễn biến các cuộc đấu tranh giải phóng dân ở các
châu lục đã diễn ra như thế nào. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa
biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát bản đồ thế giới, hình ảnh (hoặc video clip) về cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỉ
XX. Em hãy cho biết cuộc đấu tranh đó đã diễn ra như thế nào?


c. Kết quả mong đợi từ hoạt động: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa
chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh

(hoạt động)
Hoạt động 1:
16 I. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG
phút NĂM 60 CỦA THẾ KỈ XX
* Mục tiêu: Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở
khu vực Á, Phi, Mĩ Latinh từ năm 1945 đến giữa những
năm 60 của thế kỉ XX.
* Phương thức tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào việc quan sát bản
đồ, thông tin trong SGK, thảo luận:
- Tóm tắt diễn biến phong trào đấu tranh ở từng châu
lục.
- Kết quả phong trào đấu tranh: sự ra đời của một số
quốc gia độc lập ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
GV gọi HS trả lời và cho các em bổ sung hoàn thiện.

Nội dung cần đạt
(đơn vị kiến thức)
I. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN
GIỮA NHỮNG NĂM 60 CỦA THẾ
KỈ XX
- Phong trào đấu tranh được khởi đầu
từ Đông Nam Á với những thắng lợi
trong các cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền và tuyên bố độc lập ở các nước
như: Inđônêxia (17.08.1945), Việt
Nam
(02.09.1945)

Lào

(12.10.1945).
- Phong trào tiếp tục lan sang Nam Á,
Bắc Phi như: Ấn Độ, Ai Cập, An-giêri


GV nhận xét và chốt ý
Nhấn mạnh: đầu những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã
sụp đổ.
GV liên hệ giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ.
* Sản phẩm mong đợi:
- Các quốc gia đã giành được độc lập ở Á, Phi, Mĩ
Latinh trong giai đoạn này.

- Năm 1960 có 17 quốc gia tuyên bố
giành độc lập (“Năm châu phi”)
- Ngày 01.01.1959 cuộc cách mạng
nhân dân thắng lợi ở Cu-ba
=> Cuối những năm 60 của thế kỉ
XX, hệ thống thuộc địa CNĐQ về cơ
bản sụp đổ.

Hoạt động 2:
07 II. GIAI ĐOẠN TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 60 ĐẾN
phút GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
* Mục tiêu: Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở
châu Phi từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70
của thế kỉ XX.
* Phương thức tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát bản đồ châu

Phi và tìm hiểu vấn đề dưới đây:
- Cuộc đấu tranh giành độc lập ở ba nước châu Phi
chống thực dân Bồ Đào Nha
- Sự tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
Bồ Đào Nha ở châu Phi
GV liên hệ giáo dục lòng khâm phục, ngưỡng mộ cuộc
đấu tranh giành độc lập của nước bạn.
* Sản phẩm mong đợi:
- Ba nước đã giành được độc lập: An-gô-la, Mô-dămbích, Ghi-nê Bít-xao
- Hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Phi bị tan
rã.

II. GIAI ĐOẠN TỪ GIỮA NHỮNG
NĂM 60 ĐẾN GIỮA NHỮNG
NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
Thắng lợi của phong trào đấu tranh
lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha,
giành độc lập ở 3 nước:
+ Ghi-nê-Bit-xao: tháng 9.1974
+ Mô-dăm-bích: tháng 6.1975
+ An-gô-la: tháng 11.1975

III.

GIAI

ĐOẠN

TỪ


GIỮA


Hoạt động 3:
III. GIAI ĐOẠN TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN
12 GIỮA NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX
phút *Mục tiêu: Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở
châu Phi từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90
của thế kỉ XX diễn ra dưới hình thức chống chế độ phân
biệt chủng tộc (A-pác-thai).
* Phương thức tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát bản đồ châu
Phi và hình ảnh, học sinh cả lớp hát bài “Thiếu nhi thế
giới liên hoan”, anh hùng dân tộc Nen-xơn Man-đê-la và
thảo luận các vấn đề dưới đây:
- Cuộc đấu tranh giành độc lập tập trung ở ba nước
miền Nam châu Phi.
- Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) bị xóa bỏ
sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
GV gọi HS trả lời và cho các em bổ sung hoàn thiện.
GV nhận xét và chốt ý
Nhấn mạnh: chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi
hoàn toàn sụp đổ.
GV liên hệ giáo dục tư tưởng bình đẳng giữa các dân tộc
dù có khác màu da.
* Sản phẩm mong đợi:
- Ba nước miền Nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam
Phi và Cộng hòa Nam Phi đã thắng lợi trong cuộc đấu
tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
- Đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc

địa của chủa nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc bị sụp đổ hoàn toàn.

NHỮNG NĂM 70 ĐẾN GIỮA
NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ
XX
- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan
cường của người da đen, chế độ phân
biệt chủng tộc bị xóa bỏ. Người da
đen được quyền bầu cử và các quyền
tự do dân chủ khác.
- Sau khi giành được thắng lợi, chính
quyền của người da đen được thành
lập ở:
+ Rô-đê-di-a (nay là Cộng hòa Dimba-bu-ê): 1980
+ Tây Nam Phi (nay là Cộng hòa
Nam–mi-bi-a): 1990
+ Cộng hòa Nam Phi: 1993
- Năm 1994, Nen-xơn Man-đê-la
được bầu là Tổng thống người da đen
đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi.


3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (6 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình
thành kiến thức về: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Á, Phi, Mĩ
Latinh.
b. Phương thức:
GV giao nhiệm vụ cho HS: làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi, xác định vị trí các quốc gia Á, Phi, Mĩ
Latinh trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc

thầy, cô giáo.
Câu 1. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì:
A. có 14 quốc gia châu Phi giành độc lập.
B. có 15 quốc gia châu Phi giành độc lập.
C. có 16 quốc gia châu Phi giành độc lập.
D. có 17 quốc gia châu Phi giành độc lập.
Câu 2. Nối sự kiện với thời gian tương ứng theo bảng dưới đây:
Thời gian
1. 12/10/1945
2. 17/08/1945
3. 02/09/1945

a.
b.
c.
d.

Sự kiện
Việt Nam giành độc lập
Lào giành độc lập
In-do-ne-si-a giành độc lập
Cam-pu-chia giành độc lập

Câu 3. Xác định trên bản đồ các quốc gia đã giành được độc lập ở Á, Phi, Mĩ Latinh trong giai đoạn từ năm
1945 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX?
c.Gợi ý sản phẩm:
Câu 1. D
Câu 2. 1.b; 2.c; 3.a.
Câu 3. Học sinh xác định trên bản đồ các quốc gia độc lập ở Á, Phi, Mĩ Latinh trong giai đoạn từ năm 1945 đến
giữa những năm 90 của thế kỉ XX.



4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (1 phút)
a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ năm 1945 đến giữa những năm 90 của thế kỉ
XX.
+ Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập để sau này góp phần bảo vệ Tổ quốc.
+ Xác định mối liên hệ các sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới và xã hội Việt Nam.
- HS tự sưu tầm các hình ảnh liên quan.
b. Phương thức:
GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
1. Em hãy nêu nhận xét về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi?
2. Liên hệ trách nhiệm bản thân đối với việc xây dựng mối tình hữu nghị với bè bạn quốc tế.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
c. Sản phẩm mong đợi: (Gợi ý sản phẩm)
1. Học sinh ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
2. Nêu được trách nhiệm:
- Tham gia các phong trào Đoàn – Đội trong nhà trường, viết thư, gửi quà cho học sinh các nước anh em.



×