Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo thực tế phong trào toàn dân đoàn kết đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở đảng bộ xã lê lợi, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.84 KB, 10 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là cuộc vận
động lớn mang tính toàn dân, toàn diện, với mục đích nâng cao ý thức và trách
nhiệm của mỗi người dân trong quan hệ với gia đình và cộng đồng, môi trường
tự nhiên và xã hội, theo những tiêu chí hướng tới nâng cao chất lượng sống cho
người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Phát động phong trào Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa là một trong 4 nhóm giải pháp lớn nhằm thực hiện
Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhóm giải pháp này xếp ở vị trí đầu tiên, có
tính đột phá, huy động sức mạnh toàn dân, toàn diện cho xây dựng văn hóa, có ý
nghĩa xã hội sâu sắc, tính chiến lược lâu dài, thể hiện quan điểm của Đảng ta coi
xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo.
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước khẳng định: Xây
dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy
chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong
việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động
văn hóa, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Do đó phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có
vai trò và tầm quan trọng của trong sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con
người Việt Nam nhất là trong bối cảnh nhiều nguy cơ hiện hữu có thể làm mất đi
những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
1.2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu.
a) Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
của các xã nghiên cứu. Đánh giá kết quả thực hiện “Phong trào toàn dân đoàn
kết đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
b) Phạm vi nghiên cứu: Năm 2017.



2. NỘI DUNG
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của xã Lê
Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh được thành lập vào tháng 3
năm 1946. Lê Lợi là một xã vùng thấp của huyện Hoành Bồ, nằm sát trung tâm
huyện và thành phố Hạ Long. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.003 ha, chia
thành 07 thôn với trên 1.950 hộ và trên 7.900 nhân khẩu và trên 4.560 độ tuổi
lao động (tính đến tháng 30/6/2018).
Xã Lê Lợi là một địa bàn liền kề hai khu trung tâm Kinh tế - Chính trị Văn hóa của tỉnh và của huyện. Địa hình tương đối bằng phẳng giao thông tương
đối thuận lợi và có nhiều nguồn vốn tài nguyên phục vụ sản xuất, chế biến vật liệu
xây dựng như: Gạch, ngói, xi măng…. Với lợi thế đặc thù trên xã Lê Lợi được
đánh giá là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về Quốc phòng an ninh và
giàu tiền năng về phát triển kinh tế của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình như điện, đường, trường trạm cơ
bản đáp ứng yêu cầu trên địa bàn xã. Xã có 03 trường trung học và tiểu học đều
đạt chuẩn quốc gia (trong đó 01 trường mần non đẹp nhất huyện Hoành Bồ được
đầu tư trên 20 tỷ đồng bằng hình thức PPP). Xã Lê Lợi có 03 di tích được công
nhận di tích cấp tỉnh: Chùa Yên Mỹ, Đền thờ Vua Lê Thái Tổ, Ngè thờ Vũ Phi
Hổ. Số lượng du khách cũng như nhân dân trên địa bàn ngày càng tăng nhất là
vào dịp lễ tết (Phật đản, tết, lễ hội,..). Tỷ lệ hộ nghèo đến 31/12/2017 còn 39 hộ
chiếm 1,29%; 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế; mức sống theo thống kê
của Chi cục Thống kê năm 2017 là 37.000.000 triệu đồng/người/năm, ước thực
hiện năm 2018 là 43.000.000đ/ng/năm. Tổng thu ngân sách xã năm 2017 là 3,9
tỷ đồng, thu 9 tháng năm 2018 đạt 9,2 tỷ đồng tăng gần 300% so với năm 2017.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nửa nhiệm kỳ 2,5 năm tăng 18,6%/năm.
Đảng bộ xã Lê Lợi luôn phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất; chủ
động, sáng tạo lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực, phấn đấu hoàn thành nhiệm
vụ chính trị của địa phương và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực:



Phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền,
mặt trận và các đoàn thể trong sạch vững mạnh.
2.2. Thực trạng kết quả thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở Đảng bộ xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh.
2.2.1. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Lê Lợi với sự đồng tình
ủng hộ của quần chúng nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các
thiết chế văn hóa được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần nâng cao
đời sống văn hóa của nhân dân; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” được triển khai theo nhiều hướng, phát huy được sức mạnh tổng
hợp và mang tính đa dạng, phong phú. Đó chính là những yếu tố quan trọng để
tạo dựng lên một xã Lê Lợi, nơi được coi là điểm sáng về xây dựng đời sống văn
hóa cơ sở của huyện Hoành Bồ nói riêng và tỉnh Quảng Ninh chung.
Cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc từ Xã đến các thôn luôn quan tâm,
chú trọng triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo nhằm phát triển
kinh tế gia đình, kinh tế tập thể; vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính
đáng, đảm bảo an sinh xã hội, thông qua các hình thức như: hỗ trợ vốn vay, hỗ
trợ giống, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề… Kết quả đã
đạt được năm 2017 giúp 11 hộ thoát nghèo; huy động các nguồn lực hỗ trợ xây
và sửa nhà cho 27 hộ gia đình có công với các mạng khó khăn về nhà ở; Tổ chức
các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc nhà bia ghi tên liệt sĩ nhân dịp kỷ
niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2017 và đặc biệt là tổ
chức thành công hội nghị gặp mặt người có công và thân nhân chủ yếu của liệt
sĩ với tổng số người có công mời dự là 48 đại biểu. Thực hiện chương trình
“Xây dựng nông thôn mới”, Xã đã thành lập tổ đi đến từng hộ dân để tuyên
truyền vận động nhân dân bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đạt 112/122 hộ
đạt tỷ lệ 91,8%.
Xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã đưa các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; phát huy quyền làm



chủ của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật. Xã
Lê Lợi thành lập Ban chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.
Đồng thời tổ chức Hội nghị tới các ban, ngành, đoàn thể, bí thư chi bộ, trưởng
các thôn, khu… để cụ thể hóa nội dung Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị vào
các bản hương ước, quy ước xây dựng làng văn hóa. Tình trạng tảo hôn trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hẳn. Các đám cưới được tổ chức trang
trọng, vui vẻ, tiết kiệm; khắc phục hiện tượng thách cưới, ép hôn, tảo hôn, tổ
chức lễ cưới linh đình nhiều cỗ, nhiều ngày… Không còn hiện tượng làm đám
ma hoặc tổ chức ăn uống cỗ bàn linh đình 2 - 3 ngày như trước đây, đã xóa bỏ
được hủ tục lạc hậu như: tục lăn đường, bó chiếu, bẻ nhà táng, ăn uống linh
đình, để người chết trong nhà quá 48 giờ…
Những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn như lễ hội dân gian
truyền thống: Lễ hội đền thờ Vua Lê Thái Tổ, Chùa Yên Mỹ xã Lê Lợi được tổ
chức 1 lần/năm. Phong trào “Xây dựng Gia đình văn hóa” trên địa bàn được
quan tâm chỉ đạo cả về số lượng và chất lượng. Năm 2017, toàn xã có 1.546 gia
đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 90%.
Hưởng ứng phong trào “Xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa, xã đạt
chuẩn văn hóa nông thôn mới, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” đã được triển
khai mạnh mẽ trên địa bàn huyện từ năm 1999 trên cơ sở kế thừa và phát huy
các phong trào thi đua những năm trước; bắt đầu từ việc xây dựng quy ước,
hương ước, tổ chức lễ khai trương xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá, xây
dựng nhà văn hoá thôn, khu và đầu tư trang thiết bị, phương tiện hoạt động của
các nhà văn hoá... Năm 2017, toàn Xã có 5/7 thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa
cấp huyện. Hưởng ứng phong trào “Xây dựng doanh nghiệp giỏi, cơ quan văn
hoá” của Liên đoàn lao động huyện Hoành Bồ phối hợp với các ban ngành, đoàn
thể chỉ đạo triển khai tới 100% các cơ quan, công sở, doanh nghiệp, trường học,
đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn xã gắn với việc thực hiện các chỉ tiêu
nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Hàng năm lấy kết quả triển khai thực hiện các

nội dung trên làm tiêu chuẩn để bình xét, đánh giá danh hiệu thi đua của cơ
quan, đơn vị...


Công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã Lê Lợi đã có ảnh
hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của nhân
dân; góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từ văn hóa gia đình,
dòng họ; văn hóa làng xã, văn hóa ứng xử; truyền thống đoàn kết cộng đồng, các
hoạt động nhân đạo từ thiện; các lĩnh vực y tế - giáo dục; lĩnh vực kinh tế - xã
hội, an ninh quốc phòng… đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức nhân dân
về việc xây dựng một xã hội lành mạnh, tốt đẹp và văn minh.
2.2.2. Kết quả đạt được phong trào toàn dân đoàn kết đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa.
* Về xây dựng nông thôn mới: Theo tiêu chí giai đoạn 2011-2016, xã Lê
Lợi đạt chuẩn Nông thôn mới với 19/19 tiêu chí (tương ứng 39/39 chỉ tiêu).
Theo quy định bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020, xã Lê Lợi đã
đạt 14/20 tiêu chí = 70% (Tương đương với 42/53 chỉ tiêu = 81%). Đến nay hết
tháng 6/2018 xã đã đạt thêm 4 tiêu chí (những tiêu chí chưa đạt gồm: Giao
thông, Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu). Xây dựng đường GTNT đường Trới Lê Lợi (đoạn dốc Đồng Tâm đến ngã tư bưu điện xã) Xã đã vận động nhân dân
hiến đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đạt 112/122 hộ = 91,8%.
* Hoạt động văn hóa văn nghệ: Xã Lê Lợi phối hợp tổ chức các hoạt
động văn hóa văn nghệ mừng Đảng mừng xuân và phối hợp với Khối MTTQ và
các đoàn thể huyện tổ chức đêm văn nghệ tuyên truyền Nông thôn mới, với
nhiều tiết mục đặc sắc và nội dung ý nghĩa; Tham gia hội diễn văn nghệ quần
chúng của huyện và đoạt giải nhì toàn đoàn; Tham gia giải đại hội TDTT năm
2017 của cụm và của huyện Hoành Bồ.
* Công tác tôn giáo, tín ngưỡng: Tham gia tổ chức thành công đại Lễ phật
đản năm 2017 tại chùa Phúc Khánh. Phối hợp tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm
ngày mất vua Lê Thái Tổ; Phối hợp tổ chức Lễ đón nhận bằng di tích văn hóa
cấp tỉnh đền thờ Anh nghị đại vương Vũ Phi Hổ. Tình hình hoạt động tín

ngưỡng tại 03 di tích trên địa bàn trong năm 2017 diễn ra ổn định theo đúng
pháp luật, không có hiện tượng mê tín dị đoan và truyền đạo trái phép.


* Xây dựng Gia đình văn hóa và Xây dựng làng văn hóa: Năm 2017, toàn
xã có 1.546 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (đạt 90%); có 5/7 thôn đạt
danh hiệu thôn văn hóa cấp huyện.
* Công tác lao động thương binh và xã hội: Thực hiện tốt việc cấp phát
chế độ cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội; Quan tâm công tác đền ơn
đáp nghĩa. Tổ chức thăm hỏi tặng quà cho gia đình chính sách, hộ khó khăn dịp
tết nguyên đán và khai giảng năm học mới, ngoài chuyển phát các xuất quà của
Trung ương, Tỉnh, Huyện xã đã tranh thủ huy động xã hội hoá từ các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân tặng 545 xuất quà tết (trị giá 120 triệu đồng); tặng 87
xuất quà ngày TBLS (trị giá 22,1 triệu đồng); tặng 108 xuất hỗ trợ BHYT, hỗ
trợ khó khăn cho các cháu học sinh nhân dịp đầu năm học mới (trị giá 45,312
triệu đồng); Quan tâm chăm sóc người cao tuổi, vận động đóng góp xây dựng
quỹ chăm sóc người cao tuổi; hướng dẫn hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng và thẻ
bảo hiểm y tế; duy trì tổ chức tốt lễ mừng thọ đầu xuân cho các cụ cao tuổi; Phối
hợp với Bưu điện huyện cấp phát đầu thu truyền hình số cho 132 hộ nghèo và hộ
cận nghèo năm 2016 trên địa bàn xã; Công khai đầy đủ, kịp thời những chế độ,
chính sách của cấp trên hàng năm cũng như chính sách hỗ trợ đột xuất đối với
người nghèo, người có công và đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ đột xuất cho 85
xuất với mức hỗ trợ 200.000đ/hộ.
* Công tác giảm nghèo: Năm 2017, tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã là
39 hộ = 1,29% (đảm bảo tiêu chí Nông thôn mới <2%), giảm 11 hộ so với năm
2016, hộ cận nghèo còn 74 hộ (= 4,3%).
2.3. Một số hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng phong trào toàn
dân đoàn kết đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
2.3.1. Một số hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác xây dựng đời sống văn hóa

trên địa bàn huyện xã Lê Lợi vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục như:
Một là, vấn đề quản lý, công tác chỉ đạo chưa nêu cao được tinh thần chủ
động, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa còn thiếu và yếu.


Hai là, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài tham gia
vào các hoạt động về Phong trào toàn dân đoàn kết đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa còn hạn chế do phương pháp tổ chức vận động chưa thực sự phù hợp.
Ba là, còn hiện tượng chưa xác định được chủ thể "toàn dân" của phong
trào, còn có ban, ngành, đoàn thể coi phong trào là trách nhiệm của ngành văn
hóa, công tác phối hợp trong triển khai thực hiện phong trào thiếu chặt chẽ, chưa
rõ nhiệm vụ được phân công nên chất lượng hoạt động chưa cao, chưa toàn diện.
Bốn là, việc đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn, ấp văn hóa ở
một số nơi trong xã còn nặng về hình thức, chưa chú trọng đến chất lượng và
tính bền vững. Việc bình xét các danh hiệu văn hóa còn mang tính hình thức,
chạy theo số lượng, không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và quy trình bình xét
dẫn đến tỷ lệ gia đình văn hóa cao nhưng chưa thực chất.
Năm là, nguồn kinh phí dành cho hoạt động của phong trào chưa được
phân bổ đồng đều, chưa đáp ứng nhiệm vụ và nội dung mà phong trào đề ra…
2.3.2. Giải pháp cơ bản khắc phục những hạn chế.
Đảng bộ, chính quyền xã Lê Lợi cần tiếp tục giữ vững và phát huy kết quả
đã có thì trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp trong công tác xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở như:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; Phổ biến quán triệt
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa; Đẩy
mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao;
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, nhất là cán
bộ cơ sở; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước, vào cuộc của các
đoàn thể chính trị - xã hội.
Thứ hai, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc,

các đoàn thể và nhân dân đối với việc tổ chức, quản lý hoạt động văn hóa; Nâng
cao hiệu quả một số mô hình trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Thứ ba, Đảng bộ xã chủ động, tập trung lãnh đạo chính quyền, các tổ
chức đoàn thể, phấn đấu nỗ lực của đội ngũ cán bộ văn hoá và hưởng ứng nhiệt
tình của đông đảo tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở góp phần xây dựng xã Lê Lợi ngày càng phát triển, trở


thành điểm sáng, vùng kinh tế động lực, năng động huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh.
2.4. Kiến nghị, đề xuất.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo sự chuyển biến tích cực
trong tổ chức triển khai thực hiện phong trào, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính
quyền và các tổ chức đoàn thể xã Lê Lợi cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ
trọng tâm như sau:
Một là: xác định, tổ chức, triển khai thực hiện phong trào là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, trong đó Mặt trận Tổ quốc là đầu mối phối hợp thực
hiện. Do vậy, Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tham mưu cho cấp ủy, huy động lực
lượng các đoàn thể thành viên, phối hợp với chính quyền quán triệt kỹ mục đính,
ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào trong nhân dân ở tất cả các khu dân cư
để họ nhiệt tình và tích cực tham gia thực hiện.
Hai là: thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
truyền thông gắn với triển khai thực hiện phong trào, nhất là gương các điển
hình tiên tiến trong phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa", "Làng văn hóa"...
Đồng thời, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự vào cuộc quyết
liệt của chính quyền và tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện phong trào "Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn
kết xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu
tư, hỗ trợ cho các hoạt động của phong trào.
Ba là: UBND xã Lê Lợi căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp

trên chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào, bảo đảm phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, góp phần
nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân; chỉ đạo các cơ quan thành
viên Ban Chỉ đạo phong trào tại xã thực hiện nghiêm túc trong kiểm tra, giám
sát, phúc tra việc xét tặng các danh hiệu văn hóa; kiên quyết loại bỏ bệnh hình
thức, chạy theo thành tích trong xét tặng các danh hiệu văn hóa.
Bốn là: gắn phong trào “toàn dân đoàn kết đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” việc phối hợp thực hiện phong trào nêu gương “Người tốt, việc tốt” trong


cuộc vận động để tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, trong cán bộ,
công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang...;
Tạo sự tự nguyện, tự giác của từng tập thể, cá nhân trong phong trào để góp
phần quan trọng và hiệu quả trong việc hoàn thành các nội dung định hướng đối
với từng thôn xóm trên địa bàn xã.
3. KẾT LUẬN
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là cuộc vận
động lớn mang tính toàn dân, toàn diện, với mục đích nhằm nâng cao ý thức và
trách nhiệm của mỗi người dân trong quan hệ với gia đình và cộng đồng, môi
trường tự nhiên và xã hội, theo những tiêu chí hướng tới nâng cao chất lượng
sống cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Đến nay, đã thực sự trở thành
phong trào văn hóa lớn, có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội trên địa bàn cả nước. Phong trào đã thực sự phát huy tiềm năng và huy động
sức mạnh tổng hợp của mọi người dân vào việc xây dựng nếp sống văn minh,
sạch đẹp; làm khơi dậy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tạo nên mối
quan hệ gắn bó cộng đồng ở các khu dân cư, cùng quan tâm giải quyết những
vấn đề phát sinh trong cuộc sống; làm cho người dân ngày càng ý thức và tự
giác trong việc đóng góp trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nước ở địa phương, sẵn
sàng san sẻ, trợ giúp các trường hợp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống. Thông

qua các hoạt động của phong trào và cuộc vận động, ngày càng xuất hiện nhiều
gương “Người tốt - việc tốt”, Gia đình Văn hóa; ấp, khu phố văn hóa; Công sở
văn minh - sạch đẹp - an toàn; đơn vị văn hóa. Hệ thống chính trị ở cơ sở, khối
đại đoàn kết toàn dân được củng cố và mở rộng, tạo mối quan hệ gắn bó giữa
Đảng, chính quyền, các đoàn thể với nhân dân và tích lũy được nhiều kinh
nghiệm trong công tác vận động quần chúng. Phong trào cũng đã có tác dụng
trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức, lối sống, làm cho mỗi cán bộ,
công chức ngày càng nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc giải
quyết các vấn đề có liên quan đến nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
3. Báo cáo tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của xã Lê Lợi năm 2017
4. Báo cáo kết quả thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa năm 2017 của xã Lê Lợi.
5. Báo cáo công tác Đảng năm 2017 của Đảng bộ xã Lê Lợi.



×