Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.48 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hội nhập việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể
kinh tế trong và ngoài nước là một điều tất yếu. Vì vậy, khối lượng giao dịch ngày
càng tăng đòi hỏi một công cụ làm giảm lượng tiền mặt trong thanh toán, giúp việc
mua bán trở nên an toàn và được bảo đảm hơn. Chứng từ tài chính ra đời đem lại
nhiều tiện ích, giảm thiểu rủi ro đặc biệt là trong hoạt động thanh toán quốc tế. Vậy
chứng từ tài chính là gì? Vai trò của nó như thế nào? Để tìm hiểu rõ những vấn đề
này, em chọn đề bài 07: “Trình bày về chứng từ tài chính trong hoạt động thanh
toán quốc tế và bình luận về vai trò của loại chứng từ này” cho bài tập học kỳ
của mình.
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHỨNG TỪ TÀI
CHÍNH TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức đòi và hoàn trả tiền hàng
trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.
Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế là:
- Là những văn bản chứa đựng thôn tin thanh toán chuyển giao giữa người
mua và người bán
- Là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi
vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại.
Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế bao gồm: Hối phiếu, Lệnh
phiếu, Séc và Thẻ Thanh toán.
II. CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1. Hối phiếu
Hối phiếu (Bill of Exchange) là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do
một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi đến một thời hạn nhất
1


định hoặc một thời hạn có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất
định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc


trả cho người cầm hối phiếu1.
Một số nguồn luật điều chỉnh
- ULB 1930 - Luật thống nhất về hối phiếu và kì phiếu (hối phiếu nhận nợ)
thuộc công ước Geneva
- BEA 1882 - Luật hối phiếu của Anh,
- UCC 1995 - Luật thương mại thống nhất của Mĩ
- Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005.
Nội dung hối phiếu
Hối phiếu thường bao gồm những nội dung sau : (1) tiêu đề, (2) số hiệu, (3)
số tiền, (4) địa điểm ký phát, (5) ngày ký phát, (6) mệnh lệnh đòi tiền, (7) thời hạn
thanh toán, (8) người thụ hưởng, (9) người bị ký phát, (10) người ký phát, (11) địa
điểm thanh toán.
Cơ sở phát hành hối phiếu:
Hối phiếu được phát hành trên cơ sở: Người ký phát hối phiếu dựa trên cơ sở
giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cho vay giữa các tổ chức, cá nhân
với nhau; giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân; giao dịch
thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của pháp luật.
Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu:
• Chấp nhận hối phiếu (Acceptance): là hành vi cam kết trả tiền của người có
nghĩa vụ trả tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán
• Ký hậu chuyển nhượng hối phiếu (Endorsement): là thủ tục chuyển
nhượng sở hữu hối phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác
• Bảo lãnh hối phiếu (Aval): là sự cam kết của người thứ ba trả cho người
hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền.

1 luật Anh, mục 3(1) Đạo luật hối phiếu năm 1882

2



- Truy đòi (protect for non-payment): Trong cả ULB và Luật các công cụ
chuyển nhượng đều quy định, người thụ hưởng có quyền truy đòi đối với người ký
phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước mình trong các trường hợp sau:
- Hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ.
- Hối phiếu đến thời hạn thanh toán mà không được thanh toán theo nội
dung của hối phiếu.
- Người bị ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích, kể cả
trường hợp hối phiếu đòi nợ đã được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận.
- Hối phiếu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng người ký phát bị tuyên bố
phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích và hối phiếu chưa được chấp nhận.
2. Lệnh phiếu
Lệnh phiếu (Promissory note) là một cam kết trả tiền vô điều kiện do Người
lập phiếu phát ra hứa sẽ trả một số tiền nhất định cho Người thụ hưởng quy định
trên hối phiếu nhận nợ hoặc theo lệnh của người này để trả cho một người khác.2
Khác với hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ là một công cụ hứa trả tiền,
không phải là một công cụ trả tiền.
Nội dung Lệnh phiếu ( Promissory note)
Theo điều 75, Luật thống nhất Geneva về Hối phiếu và Kỳ phiếu(1930):


Tiêu đề



Hứa trả vô điều kiện số tiền nhất định



Địa điểm trả tiền




Thời hạn hối phiếu



Tên, địa chỉ người lập phiếu , người thụ hưởng



Ngày, địa điểm tạo lập



Chữ ký của Người lập phiếu
Một số nguồn luật điều chỉnh:
• ULB 1930 - Luật thống nhất về hối phiếu và kì phiếu thuộc công ước

Geneva
2 Giaó trình thanh toán quốc tế ….

3


• UCC 1995 - Luật thương mại thống nhất của Mĩ
• Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005.
3. Séc
Séc (cheque) là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho
ngân hàng rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tên
trong séc, hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người

cầm séc.
Một số nguồn luật điều chỉnh:
• Luật thống nhất về séc (Uniform law for cheques – ULC 1931)
• Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam
Điều kiện phát hành:


Tài khoản phải có số dư Có



Nếu không có phải có khoản tín dụng thấu chi ( overdraft)



Nếu vượt qua số dư- séc khống ( hủy và phạt nhất định)
Nội dung séc : Theo Luật thống nhất về séc công ước Geneva 1931:
• Lệnh rút tiền vô điều kiện
• Số tiền séc là nhất định ( lời và số, đơn giản,rõ ràng)
• Địa điểm trả tiền
• Thời hạn trả tiền( trả ngay)
• Ngày và địa điểm phát hành
• Chứ kỹ ( bằng tay, giống chữ ký ngân hàng)

4. Thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một công cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành và cấp
cho khách hàng (gọi là chủ thẻ), trong đó dành quyền cho khách hàng có thể dùng
nó nhiều lần để rút tiền cho chính mình hoặc ra lệnh rút một số hoặc tất cả số tiền

4



hiện có trên tài khoản mở ở tổ chức phát hành thẻ khi thanh toán tiền hàng hoá,
dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ (người cung ứng dịch vụ, hàng hoá)
Cấu tạo thẻ ngân hàng:
- Mặt trước của thẻ: thương hiệu của tổ chức quốc tế, biểu tượng của thẻ, số
thẻ, thời gian hiệu lực của thẻ, họ và tên chủ thẻ, ký tự an ninh
- Mặt sau của thẻ: dải băng từ và dải băng chữ ký
III.VAI TRÒ CỦA CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ
- Nhờ vào tính chất lưu thông, chứng từ tài chính đã trở thành một công cụ
lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định tiền tệ.
- Chứng từ tài chính còn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu,
bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình
trạng nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp.
- Là công cụ cung ứng ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân
hàng và có tính thanh khoản cao do ngân hàng có thể mang đi tái chiết khấu hoặc
cầm cố tại ngân hàng Nhà nước để khôi phục nguồn vốn của mình (hối phiếu).
- Chứng từ tài chính giúp bổ sung hàng hoá cho thị trường mở, tạo điều kiện
cho ngân hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối tiền trong lưu
thông.
- Tạo điệu kiện áp dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ hiện
đại vào việc sử dụng chứng từ
- Chứng từ tài chính mang đến sự nhanh chóng, đơn giản, tiện ích cho các
bên trong hoạt động thanh toán quốc tế

5


KẾT LUẬN

Chứng từ tài chính đóng một vai trò rất lớn trong hoạt động thanh toán quốc
tế. Chúng ta cần tận dụng sự hữu ích này để giảm thiểu sự cố phát sinh, tăng sự
tiện ích trong các quá trình giao dịch thương mại quốc tế. Trên đây là bài tập học
kỳ của em về vấn đề Chứng từ tài chính trong hoạt động thương mại quốc tế.Rất
mong thầy cô có thể cho em những góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, Trường Đại học Ngoại thương
2. Slide bài giảng của Thầy Võ Lê Nam
3.

/>
4.

/>
5.

/>
6.

/>
6


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. KHÁI NIỆM THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ.....................................................................1
II. CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ...................1

1. Hối phiếu............................................................................................................1
2. Lệnh phiếu.........................................................................................................3
3. Séc.......................................................................................................................4
4. Thẻ ngân hàng......................................................................................................4
III.VAI TRÒ CỦA CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH TRONG THANH TOÁN QUỐC
TẾ..............................................................................................................................5
KẾT LUẬN..............................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................6

7



×