Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang (lấy công ty thương mại dịch vụ thời trang hà nội làm đơn vị nghiên cứu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.81 KB, 54 trang )

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM MAY MẶC THỜI TRANG
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng nhanh
chóng và ổn định trên hầu hết các lĩnh vực. Theo đó, thu nhập tăng lên, mức sống được
nâng cao, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và
cao hơn. Nếu trước đây “ăn no mặc ấm” là ước ao của khơng ít người, thì giờ đây quan
niệm đó đã trở thành “ăn ngon mặc đẹp”. Sản phẩm may mặc nằm trong số các sản phẩm
thoả mãn ba nhu cầu cơ bản nhất của con người là ăn, mặc và ở. Kết quả thăm dò tiêu
dùng các sản phẩm dệt may, thời trang (được thực hiện tại TPHCM vào tháng 10-2008)
của tập đoàn dệt may Việt nam cùng Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh
nghiệp cho thấy, sau lương thực - thực phẩm, thời trang là sản phẩm mà người tiêu dùng
đã chi từ 150.000 đồng - 500.000 đồng/tháng để mua sắm, chiếm 18% tổng chi tiêu hàng
tháng. Trong đó, người tiêu dùng trong độ tuổi từ 20 - 25 mua quần áo nhiều nhất với
46,4%, tiếp đến là độ tuổi từ 26 - 35 với 23,8%; 70% người tiêu dùng mua sắm thời trang
hàng tháng hoặc từ 2 - 3 tháng/lần. Với hơn 80 triệu dân, hơn 4 triệu lượt khách du lịch
ghé thăm mỗi năm, cơ cấu dân số trẻ (57% dưới 25 tuổi và 78% dưới 39 tuổi), cùng với
sự tăng trưởng nhanh, ổn định của nền kinh tế, Việt Nam được đánh giá là một thị trường
hấp dẫn đối với ngành thời trang nói chung và may mặc thời trang nói riêng.
Tuy nhiên, một nghịch lý đáng phải lưu tâm, đặc biệt là trong tình hình nền kinh tế
thế giới có nhiều biến động như hiện nay, đã và đang diễn ra trên thị trường dệt may và
may mặc thời trang Việt Nam. Việt Nam đang đứng vị trí thứ 9 trong nhóm các nước xuất
khẩu hàng dệt may nhiều nhất trên thế giới nhưng lại bị hàng ngoại nhập chèn ép ngay
trên sân nhà. Hiện có gần 140 thương hiệu thời trang ngoại có mặt tại Việt Nam, chiếm
hơn 60% thị trường may mặc thời trang (tính cả hàng thật lẫn hàng giả). Các thương hiệu
này được phân thành 2 cấp độ: tầm trung (với các thương hiệu châu Á như Giordano,
Bossini…) và cao cấp (các thương hiệu tồn cầu như Mango, D&G, Gucci,...). Trong khi
đó, các thương hiệu nội địa chỉ chiếm khoảng 40% thị trường. Có thể thấy suốt thời gian
dài, do quá chú trọng đến sản xuất hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt
Nam đã bỏ qua thị trường nội địa, nơi được xem là “miếng bánh ngon đang có nhiều kẻ
nhịm ngó, ao ước”. Khủng hoảng kinh tế, khó khăn trong xuất khẩu, là cơ hội tốt để các


doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc thời
trang có cơ hội nhìn nhận nghiêm túc về tầm quan trọng của một thị trường nội địa đầy
tiềm năng như Việt Nam.

1


Công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội là một trong những doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc thời trang trên thị
trường nội địa. Thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, giống
như các doanh nghiệp dệt may khác, cơng ty có xu hướng trở lại thị trường nội địa. Sản
phẩm may mặc thời trang là sản phẩm chủ lực của công ty nhưng việc phát triển thương
mại sản phẩm này, đặc biệt là trên thị trường nội địa vẫn còn chưa tương xứng với tiềm
năng. Thị trường sản phẩm may mặc thời trang của cơng ty cịn nhỏ hẹp, có cấu thị
trường chưa hợp lý; cơ cấu sản phẩm may mặc thời trang còn thiếu đa dạng; tốc độ phát
triển thương mại sản phẩm không ổn định và khá thấp so với tốc độ phát triển chung của
thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa; hiệu quả phát triển
thương mại sản phẩm còn nhiều vấn đề bất cập. Do đó, phát triển thương mại sản phẩm
may mặc thời trang trên thị trường nội địa là vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp để phát triển
quy mô cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất pháp từ những lý do khách quan và chủ quan trên, tôi đã quyết định chọn đề
tài “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang
(lấy công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội làm đơn vị nghiên cứu)” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề
Tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động phát triển thương mại
sản phẩm may mặc thời trang tại công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội và thực
trạng thị trường may mặc thời trang nội địa đã đặt ra vấn đề cấp thiết là phải có giải pháp
hợp lý để phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa. Với
tính cấp thiết được chỉ ra ở phần trên, luận văn “Giải pháp thị trường nhằm phát triển

thương mại sản phẩm may mặc thời trang (lấy công ty thương mại dịch vụ thời trang
Hà Nội làm đơn vị nghiên cứu)” tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề lý
luận và thực tiễn trong phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn trả lời các câu hỏi sau:
-

-

Về mặt lý luận, luận văn trả lời các câu hỏi: sản phẩm may mặc thời trang là gì?,
bản chất của phát triển thương mại và phát triển thương mại sản phẩm may mặc
thời trang? Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời
trang?
Về mặt thực tiễn, luận văn trả lời các câu hỏi: Thực trạng phát triển thương mại
sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa những năm gần đây như thế
nào?, những thành công và tồn tại của phát triển thương mại sản phẩm may mặc
2


thời trang? Những giải pháp phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang
đối với đơn vị nghiên cứu điển hình và đối với tồn ngành?
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm ba mục tiêu cơ bản sau:
-

-

Luận văn nhằm làm rõ các các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến phát triển
thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa.
Luận văn nghiên cứu tổng quan thương mại sản phẩm cũng như thực trạng phát
triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang ở doanh nghiệp nghiên cứu điển

hình nhằm đánh giá những thành cơng cũng như tồn tại tại trong phát triển thương
mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa.
Dựa trên quan điểm phát triển và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển
thương mại sản phẩm may mặc thời trang, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm phát
triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa.

1.4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm may mặc
thời trang. Tuy nhiên, nội hàm của phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang
bao gồm nhiều nội dung: Sự gia tăng về quy mô, sự thay đổi về chất lượng của hoạt
động thương mại, hiệu quả của phát triển thương mại, vì vậy, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên khía cạnh gia
tăng về quy mơ và chất lượng thương mại.
Về phạm vi không gian: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu trên thị trường nội địa
và lấy công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội – một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực may mặc thời trang làm đơn vị nghiên cứu điển hình.
Về mặt thời gian: Để đảm bảo tính cập nhập của đề tài, luận văn sử dụng số liệu
nghiên cứu về thực trạng phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang lấy từ các báo
cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ hiệp hội dệt may Việt Nam,
tổng cục thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2005 – 2010, và các giải pháp đưa ra được áp
dụng cho doanh nghiệp nghiên cứu và toàn ngành đến năm 2015.
1.5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngồi các phần: Tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục
sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn có kết cấu
gồm bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài phát triển thương mại sản phẩm may mặc
thời trang
3



Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm may
mặc thời trang
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát triển
thương mại sản phẩm may mặc thời trang của công ty thương mại dịch vụ thời
trang Hà Nội
Chương 4: Các kết luận, giải pháp thị trường và đề xuất nhằm phát triển thương
mại sản phẩm may mặc thời trang

4


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
SẢN PHẨM MAY MẶC THỜI TRANG TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
2.1. Một số định nghĩa và khái niệm có bản
2.1.1. Sản phẩm may mặc thời trang
- Sản phẩm may mặc
Sản phẩm may mặc là những sản phẩm truyền thống, đã có từ rất lâu, nó phục vụ
cho một trong ba nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu mặc, tồn tại và phát triển cùng
với quá trình phát triển của lịch sử lồi người. Khi trình độ phát triển của con người còn
thấp, sản phẩm may mặc cũng hết sức đơn giản, thô sơ, được sử dụng với mục đích che
chắn, bảo vệ cơ thể con người khỏi những tác nhân bên ngoài. Nhưng khi nhu cầu của
con con người ngày càng phát triển thì sản phẩm may mặc cũng trở nên phong phú, tinh
xảo hơn, khơng chỉ được sử dụng với mục đích ngun thuỷ ban đầu của nữa mà còn
được sử dụng như một sản phẩm làm đẹp của con người.
- Sản phẩm may mặc thời trang:
Sản phẩm may mặc thời trang là sản phẩm may mặc nên sản phẩm này cũng phục vụ
nhu cầu “mặc” của con người. Tuy nhiên đây khơng cịn là nhu “mặc” thuần tuý mà hơn
thế, sản phẩm may mặc thời trang phục vụ nhu cầu làm đẹp, thể hiện cá tính, phong cách
riêng của mỗi cá nhân. So với sản phẩm may mặc truyền thống, sản phẩm may mặc thời
trang đa dạng hơn về mẫu mã, màu sắc, chủng loại, và có chu kỳ sống rất ngắn.

Sản phẩm may mặc thời trang thể hiện những thói quen, thị hiếu phổ biến trong cách
ăn mặc, thịnh hành trong một khoảng không gian nhất định và trong một khoảng thời
gian nhất định. Có nhà nghiên cứu đã nói: "Một cái nhìn thống qua áo quần cũng có thể
giúp chúng ta khám ra được cái mà các nhà sử học gọi là niên đại tương đối" bởi vì bản
chất của thời trang là ở chỗ nó ln gắn liền với quan niệm thẩm mỹ, trình độ kinh tế và
vǎn hố của một thời đại nào đó. Trang phục là tấm gương phản ánh đời sống xã hội.
Các sản phẩm may mặc thời trang kinh doanh trên thị trường hiện nay rất đa dạng,
phục vụ cho tất các các đối tượng khách hàng nam - nữ, trẻ em – người lớn như:
- Sản phẩm thời trang nam, thời trang nữ.
- Sản phẩm thời trang trẻ em.
- Thời trang công sở.
- Áo các loại (áo phơng, áo sơ mi, các loại áo lót…).
- Quần, váy các loại (Jeans, quần âu, quần sooc, váy dài, váy ngắn…)
- Đồng phục (đồng phục học sinh, nhân viên văn phịng, đồng phục cơng nhân…)
2.1.2. Khái niệm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang
2.1.2.1. Phát triển thương mại
Do hiện nay chưa có quan điểm chính thống về phát triển thương mại nên từ khái
niệm phát triển kinh tế là “quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, nó bao
gồm sự tăng trưởng về mặt kinh tế, đồng thời có sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế

5


và chất lượng cuộc sống”1, thì có thể hiểu phát triển thương mại là sự nỗ lực gia tăng về
quy mô, tốc độ và thay đổi về mặt chất lượng của hoạt động thương mại theo hướng tối ưu và
hiệu quả. Với cách hiểu đó, nội hàm của phát triển thương mại bao gồm sự gia tăng về quy
mô, tốc độ của hoạt động thương mại, thay đổi chất lượng của hoạt động thương mại, nâng cao
hiệu quả thương mại, với mục tiêu cuối cùng là đạt được sự bền vững trong phát triển thương
mại.
Phát triển thương mại về mặt quy mô: Sự gia tăng về quy mô thương mại được thể

hiện cả ở góc độ vi mơ cũng như vĩ mô. Ở tầm vĩ mô, gia gia tăng về quy mô thương mại
thể hiện ở sự gia tăng về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, số lượng các đơn vị
tham gia hoạt động thương mại trong ngành, gia tăng quy mô thương mại là sự tăng lên
trong doanh thu, thị phần, khối lượng thương mại.
Sự thay đổi về mặt chất lượng của hoạt động thương mại: Chất lượng của hoạt
động thương mại biểu hiện sự phát triển thương mại theo chiều sâu. Nó được biểu hiện
qua sự thay đổi sản lượng theo hướng ngày càng tốt hơn, sự tăng trưởng đồng đều, ổn
định; sự dịch chuyển cơ cấu mặt hàng một cách hợp lý, gia tăng các sản phẩm có giá trị
gia tăng cao, sự thay đổi phương thức kinh doanh và phân phối từ truyền thống sang hiện
đại. Mặt chất lượng của phát triển thương mại nhằm hướng tới mục tiêu thoả mãn tốt hơn
nhu cầu ngày càng phong phú và phức tạp của khách hàng.
Tính tối ưu và hiệu quả thương mại: Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so
sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. gĐồng thời, hiệu quả
thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp cũng như của toàn ngành. Hiệu quả thương mại bao gồm hai bộ phận là
hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Phát triển thương mại theo hướng tối ưu là phát triển sự phát triển trong đó có sự kết
hợp hài hồ giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường tức là hướng tới mục tiêu
phát triển thương mại bền vững. Đây cũng là mục tiêu cuối cùng của phát triển thương
mại. Theo đó, phát triển thương mại một cách bền vững không chỉ quan tâm tới tốc độ
gia tăng quy mơ, giá trị thương mại mà cịn phải quan tâm tới những đóng góp của
thương mại vào các vấn đề xã hội và môi trường. Phát triển thương mại bền vững phải
góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, công bằng, tiến bộ xã hội, giữ gìn và
phát huy bản sắc dân tộc. Đồng thời, phát triển thương mại phải bảo vệ môi trường sinh
thái, tức là không khai thác, sử dụng bừa bãi tài nguyên thiên nhiên vào phát triển thương
mại, xử lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trường xuất phát từ hoạt động thương mại.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được cốt lõi của phát triển thương mại là nhằm
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hoạt động thương mại.
2.2.2. Phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang
Phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang là sự nỗ lực gia tăng về quy

mô, tốc độ và thay đổi về mặt chất lượng của hoạt động thương mại sản phẩm may mặc thời
trang theo hướng tối ưu và hiệu quả.
1

TS Phạm Thị Tuệ, giáo trình kinh tế phát triển, trường ĐHTM, nhà xuất bản thống kê, trang 14

6


Từ quan điểm chung về phát triển thương mại được đề cập ở trên, để phát triển
thương mại sản phẩm may mặc thời trang, các đơn vị kinh tế có thể phát triển theo chiều
rộng hoặc chiều sâu.
- Phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang theo chiều rộng thực chất là
việc mở rộng quy mô thương mại sản phẩm may mặc thời trang, nâng cao doanh
thu cũng như sản lượng bán của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm , nâng cao
thị phần của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nước ngoài
- Phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang theo chiều sâu thực chất là sự
chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại. Trong khi
phát triển thương mại theo chiều rộng quan tâm tới quy mơ, tốc độ tăng trưởng có
nhanh hay khơng thì phát triển theo chiều sâu phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng
khơng những nhanh mà cịn phải đều đặn, ổn định; cơ cấu sản phẩm cũng như thị
trường đã hợp lý chưa, sự dịch chuyển các phương thức kinh doanh như thế nào?
Phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa về mặt
chất lượng cần phải đảm bảo các yếu tố: chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã
bắt kịp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng; mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm không chỉ ở các thành phố lớn, trung tâm kinh tế; đổi mới hình thức
kinh doanh sản phẩm may mặc thời trang từ các chợ truyền thống sang các trung
tâm thương mại, trung tâm thời trang, sàn giao dịch, đặc biệt là phát triển hình
thức nhượng quyền thương mại–một hình thức kinh doanh, hiện đại phù hợp với
thương mại sản phẩm MMTT; phát triển các hình thức phân phối hiện đai phù hợp

với thương mại sản phẩm may mặc thời trang như bán hàng online; đa dạng hoá
các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại sản phẩm may mặc thời
trang; cải tổ, cổ phần hoá, đổi mới,nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp may mặc thời trang nhà nước.
Ngoài ra, muốn PTTM sản phẩm may mặc thời trang theo chiều sâu thì cần phải
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại trong hoạt động thương mại
sản phẩm may mặc thời trang. Tức là phải nâng cao NSLĐ thương mại, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động thương mại sản phẩm may mặc thời trang.
Đồng thời phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang về chất lượng cũng
địi hỏi phải cải tiến cơng nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động
thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Đây vừa là nội dung, vừa là điều kiện
thuận lợi để thực hiện các nội dung khác trong phát triển thương mại sản phẩm
may mặc thời trang về mặt chất lượng. Khoa học công nghệ được đổi mới, phù
hợp sẽ giúp các đơn vị kinh doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, cải thiện
chất lượng sản phẩm may mặc thời trang.
Với bản chất của phát triển thương mại và phát triển thương mại sản phẩm may
mặc thời trang ở trên, có thể thấy: thực chất của phát triển thương mại sản phẩm may mặc
thời trang là giải quyết ba vấn đề: phát triển thị trường để phát triển thương mại, phát

7


triển nguồn hàng để phát triển thương mại, tạo môi trường thuận lợi để phát triển thương
mại.
- Phát triển thị trường để phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Thị
trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để thực hiện hành vi trao đổi,
mua bán hàng hoá. Phát triển thị trường thực chất là xem xét từ phía cầu sản
phẩm, xem xét thị trường cần gì để doanh nghiệp thỏa mãn, qua đó đạt mục tiêu
phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Sản phẩm may mặc thời
trang là loại sản phẩm có chù kỳ sống rất ngắn. Mặt khác sở thích, thị hiếu của

mỗi người đối với các sản phẩm may mặc thời trang lại rất khác nhau và thay đổi
nhanh chóng. Do đó, để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, doanh nghiệp
cần nỗ lực hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường để bắt kịp với những thay
đổi trong nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp cần đa dạng hoá cơ cấu
sản phẩm cả về chủng loại, chất lượng, màu sắc và kiểu dáng nhằm đáp ứng những
nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần
phải thiết lập, tổ chức hệ thống kênh phân phối sản phẩm một cách hiệu quả và
hợp lý, có độ bảo phủ đủ lớn để nhanh chóng đưa sản phẩm tới tay tất cả người
tiêu dùng.
- Phát triển nguồn hàng để phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang.
Nguồn hàng được hiểu là “nguồn tạo ra hàng hoá để cung ứng trên thị trường” 2.
Nguồn hàng trong phát triển thương mại sản phẩm may măc thời trang có thể là
nguồn trong nước hoặc nguồn nhập khẩu. Mỗi nguồn này đều có vị trí, vai trị nhất
định đối với phát triển thương mại sản phẩm. Tuy nhiên, việc tạo lập được nguồn
hàng trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn, đề phịng những rủi ro
khơng thể kiểm sốt được từ bên ngoài. Cần phải hiểu nguồn hàng một cách đầy
đủ bao gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng nguồn và sự ổn định của nguồn. Để
phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang thì nguồn hàng không những
phải dồi dào để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường mà còn phải ổn
định, cơ cấu nguồn phải hợp lý, chất lượng nguồn phải được đảm bảo. Muốn làm
được điều đó thì cần có sự nỗ lực từ cả phía doanh nghiệp và nhà nước. Doanh
nghiệp cần chủ động trong việc tạo nguồn hàng, đầu tư vào các khu vực nguồn
hàng, tổ chức tốt công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường nhằm có kế hoạch
dự trữ, chuẩn bị nguồn cung một cách kịp thời và đâỳ đủ. Cịn nhà nước cần có
những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo lập nguồn cung như quy
hoạch, đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, ngành công nghiệp dệt…
- Tạo môi trường thuận lợi để phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời
trang.Môi trường cho phát triển thương mại bao gồm cả mơi trường pháp luật, các
chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, kết cấu hạ tầng thương mại. Các yếu tố
này có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển thương mại nói chung

và thương mại sản phẩm may mặc thời trang nói riêng.
2

TS. Ngơ Xn Bình, TS. Thân Danh Phúc, PGS.TS Hà Văn Sự bài giảng kinh tế thương mại đại cương, trường
ĐHTM

8


Muốn có được điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại sản phẩm may mặc
thời trang thì trước hết nhà nước cần hồn thiện khn khổ pháp lý liên quan đến
hoạt động thương mại sản phẩm may mặc thời trang cho phù hợp với luật pháp và
thông lệ quốc tế nhằm giảm thiểu những rủi ro cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này. Hai mươi năm đổi mới cơ chế chính sách kinh tế, thương mại,
các thủ tục hành chính của Việt Nam đã được đổi mới theo hướng đơn giản, thuận
tiện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề thủ tục hành chính của chúng ta vẫn cịn
khơng ít bất cập. Do đó tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, xố bỏ những thủ tục
hành chính rườm rà gây cản trở doanh nghiệp là việc làm cần thiết để PTTM sản
phẩm nói chung và thương mại sản phẩm may mặc thời trang nói riêng. Đặc biệt
nhà nước cần nhanh chóng hồn thiện những quy định liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ nhằm hạn chế những vi phạm về bản quyền trong kinh doanh thời trang.
Ngoài ra, nhà nước cần có những biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc thời trang như các chương trình hỗ
trợ lãi suất, tín dụng, cơng nghệ, đào tạo cán bộ, lao động, các chương trình xúc
tiến thương mại quốc gia, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào phát triển kết cầu
hạ tầng thương mại như giao thông, thông tin liên lạc, tín dụng ngân hàng đặc biệt
là đầu tư phát triển hệ thống tài chính ngân hàng để tạo điều kiện kinh doanh thuận
lợi cho doanh nghiệp; thực thi các chính sách tu sửa, nâng cấp, quy hoạch hệ
thống chợ, siêu thị, trung tâm thời trang phù hợp với sự phát triển của doanh
nghiệp.

2.2. Một số lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang
2.2.1. Một số tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm may mặc
thời trang
2.2.1.1. Tiêu chí đánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang
Phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang về bản chất là giải quyết vấn đề
mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của hoạt động thương mại. Để đánh giá sự phát
triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang có thể có nhiều tiêu chí khác nhau, theo
hướng nghiên cứu, tơi dựa trên ba tiêu chí sau đây:
- Khơng ngừng mở rộng quy mơ thương mại
- Đảm bảo tính ổn định, hợp lý
- Hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội - mơi tường
Các tiêu chí này là cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại
sản phẩm may mặc thời trang
2.2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại là hệ thống các thước đo kết quả
phát triển thương mại trong một thời kỳ nhất định. Các chỉ tiêu này có thể là chỉ tiêu
tương đối hoặc chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu về giá trị hay hiện vật, chỉ tiêu định tính hay
định lượng và cho chúng ta những đánh giá từ những góc độ khác nhau về PTTM.

9


Dựa trên ba tiêu chí nêu ở trên, hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại
sản phẩm may mặc thời trang có thể được chia thành: các chỉ tiêu đánh giá phát triển
thương mại theo chiều rộng và các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại theo chiều sâu.
Để đánh giá phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang theo chiều rộng, chiều
sâu, chúng ta có thể sử dụng rất nhiều chỉ tiêu. Tuy nhiên, trong phần này, luận văn chỉ
xác định các chỉ tiêu được sử dụng ở chương 3 của luận văn để đánh giá PTTM sản phẩm
may mặc thời trang.
2.2.1.2.1) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời

trang theo chiều rộng
Sản lượng tiêu thụ: Trong doanh nghiệp, sản lượng tiêu thụ là khối lượng sản
phẩm bán ra của doanh nghiệp trên thị trường. Sản lượng tiêu thụ càng lớn chứng tỏ quy
mô của doanh nghiệp càng lớn, tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp tới thị trường càng lớn.
Sản lượng tiêu thụ của toàn ngành là khối lượng sản phẩm mà tất cả các doanh nghiệp
kinh doanh trong ngành bán ra. Nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên có nghĩa là quy mơ thương mại
sản phẩm tăng lên, cũng có nghĩa là hàng hóa được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng
nhiều hơn. Đây là chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm rõ nét và khá chính xác.
Để đo lường sự tăng lên của sản lượng bán, người ta có thể sử dụng chỉ tiêu số lượng
tăng tuyệt đối của sản lượng bán hoặc tốc độ tăng của sản lượng bán.
Số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng bán cho biết sự gia tăng tuyệt đối của sản lượng
bán của kỳ sau so với kỳ trước.
∆Q = Q1 – Q0
Trong đó: ∆Q là số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng tiêu thụ kỳ hiện tại so với kỳ gốc
Q1 là số lượng bán kỳ hiện tại; Q0 là số lượng bán kỳ gốc
∆Q > 0 có nghĩa là quy mô doanh nghiệp hay quy mô của ngành đang được mở rộng, là một
trong những tín hiệu tốt đối với phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang cũng như
thương mại các sản phẩm khác.
Tốc độ tăng trưởng sản phẩm được tính bằng thương số giữa số lượng tăng tuyệt đối
Q

g = Q 100%
0

của sản lượng bán với số lượng bán kỳ gốc.

Tổng giá trị thương mại sản phẩm: là tồn bộ doanh thu bán bn và bán lẻ hàng hoá
trên thị trường của các cơ sở phân phối, kinh doanh trên thị trường nội địa nhằm phục vụ cho
người tiêu dùng. Chỉ tiêu này còn được gọi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm hay tổng mức lưu
chuyển hàng hóa.


PVi =

n

pQ
i

i

i 1

Trong đó: PVi là tổng giá trị thương mại sản phẩm năm thứ i
Pi là giá của 1 đơn vị sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa ở năm i
Qi là số lượng sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa ở năm thứ i

10


Để loại trừ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát (giá) người ta tính tổng giá trị thương mại
n

sản phẩm theo giá của kỳ gốc (p0) :

=

p Q
0

i


i 1

Tổng giá trị thương mại sản phẩm càng cao tức là quy mô thương mại sản phẩm càng được
mở rộng, là một tín hiệu tốt đối vơi phát triển thương mại sản phẩm.
Thị phần. Ở cấp độ doanh nghiệp, thị phần của doanh nghiêp là tỷ lệ giữa số lượng sản
phẩm (doanh thu) tiêu thụ của doanh nghiệp so với sản lượng (tổng giá trị thương mại sản
phẩm) toàn ngành trong một khoảng thời gian nhất định. Thị phần của doanh nghiệp thể hiện
tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp tới hoạt động của tồn ngành.
Cịn trên góc độ ngành, thị phần của một ngành là tỷ lệ giữa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
của một loại sản phẩm so với sản lượng của toàn ngành trong một khoảng thời gian nhất định.
Thị phần thể hiện vai trò và vị trí của sản phẩm đối với tồn ngành. Thị phần càng lớn chứng
tỏ quy mô hoạt động thương mại càng lớn.
T

Qi
100%
Q

Trong đó: T là thị phần ; Qi là sản lượng tiêu thụ sản phẩm i

Q là tổng sản lượng tiêu thụ của tồn ngành
2.2.1.2.2) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời
trang về chiều sâu
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá phát triển thương mại sản phẩm theo chiều sâu như: tính
ổn định, đều đặn của tăng trưởng thương mại sản phẩm, sự dịch chuyển cở cấu (cơ cấu sản
phẩm, cơ cấu thị trường, có cầu các phương thức, loại hình kinh doanh và phân phối sản
phẩm), hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường của thương mại sản phẩm. Tuy nhiên,
luận văn chỉ xây dựng một số các chỉ tiêu sau đây:
Tính ổn định, đều đặn của tăng trưởng: chỉ tiêu này được tính dựa trên tốc độ tăng

trưởng năm hiện tại và tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân trong một thời kỳ nhất định.
Tính ổn định của tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng là hai mặt khác nhau của cùng một vấn đề.
Nếu tốc độ tăng trưởng thương mại cho biết mặt lượng của tăng trưởng thì tính ổn định của
tăng trưởng cho biết mặt chất của tăng trưởng thương mại. Tính ổn định của tăng trưởng

thương mại được tính theo cơng thức:

σ=

Trong đó: σ là tính đều đặn của tăng trưởng thương mại.
là tốc độ tăng trưởng năm i.

là tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân.

11


là số năm.
Giá trị σ càng nhỏ chứng tỏ tăng trưởng thương mại sản phẩm càng đều đặn, ổn định.
Cùng với tốc độ tăng trưởng cao, nó là một trong những tín hiệu tốt của sự PTTM sản phẩm.
Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thương mại: Cơ cấu sản phẩm phản ánh tỷ trọng của
một nhóm hàng, một sản phẩm nào đó trong tổng giá trị (khối lượng thương mại). Tỷ trọng
này càng lớn chứng tỏ thương mại sản phẩm đó càng được mở rộng và có cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, khi nói chất lượng của phát triển thương mại sản phẩm, người ta quan tâm tới một
sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng hợp lý không? Phát triển thương mại sản phẩm về
mặt chất lượng khi sự phát triển này kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thương mại
theo hướng gia tăng các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có giá trị gia tăng cao, có
hàm lượng chất xám cao, sử dụng tiết kiệm nguồn lực thương mại.
Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường thường mại: cơ cấu thị trường phản ánh tỷ trọng giữa
doanh thu, sản lượng trong một thị trường nhất định so với tổng doanh thu, sản lượng trên tất

cả các thị trường. Phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang về mặt chất lượng địi
hỏi phải có sự chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng giảm dần tỷ trọng của thị trường đã
bão hồ, tăng tỷ trọng của thị trường mới có tiềm năng.
Sự chuyển dịch cơ cấu phương thức, loại hình kinh doanh, phân phối sản phẩm:
Trong thương mại, có nhiều phương thức kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn
được những phương thức phù hợp nhất với điều kiện kinh doanh của mình. Mỗi loại hình kinh
doanh có những ưu điểm cũng như hạn chế riêng và phù hợp với điều kiện của từng vùng, sản
phẩm nhất định. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung của cả ngành thương mại sản phẩm thì
sự phát triển thương mại địi hỏi phải có sự phát triển các loại hình kinh doanh từ các chợ
truyền thống sang các loại hình kinh doanh hiện đại, tiến bộ như các siêu thị, trung tâm thương
mại, sàn giao dịch, nhượng quyền thương mại …
Sự chuyển dịch các hình thức phân phối trong thương mại cũng diễn ra với xu hướng như vậy.
Tức là sự xuất hiện và ngày càng phổ biến của các hình thức phẩn phối sản phẩm hiện đại như
bán hàng online, marketing trực tiếp dần thay thế các hình thức phân phối truyền thống.
Sự chuyển dịch cơ cấu các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại: Để hoạt
động thương mại sản phẩm phát triển một cách tồn diện, cần có sự chuyển dịch cơ cấu các
loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại. Cùng với sự phát triển thương mại
sản phẩm sẽ có sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào hoạt động
thương mại, từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đến các doanh nghiệp nước
ngoài. Điều này sẽ tạo sự cạnh tranh, động lực cho sự PTTM. Đồng thời, cùng với tiến trình
phát triển thương mại, sẽ có càng nhiều các cơng ty thương mại tập đồn, tổng cơng ty thương
mại, cơng ty cổ phần, cịn các doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, hoạt động hiệu quả hơn.
Hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại: Nguồn lực thương mại nói chung và
nguồn lực trong thương mại sản phẩm nói riêng bao gồm: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực lao
động, nguồn lực tài chính, nguồn lực cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật thương mại, nguồn lực
12


thơng tin…Sử dụng hiệu quả nguồn lực này có tác dụng kích thích và nâng cao cạnh tranh của
doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại được tính theo cơng thức:

H NL 

TR
TC NL

Trong đó: H

NL

là hiệu quả sử dụng nguồn lực
NL

TC là chi phí sử dụng nguồn lực đó
Hiệu quả sử dụng lao động thương mại: được đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất lao động:
W=

Trong đó: W là năng suất lao động
là số lao động thương mại bình quân trong kỳ

Hiệu quả sử dụng lao động còn được đo lường bằng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền
lương:

HQtl =

Hoặc bằng tỷ suất tiền lương: W’ =

;

Với QL là tổng quỹ lương


Cho biết: để thực hiện được một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng tiền lương.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời
trang
Phát triển thương mại sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Các
nhân tố này tác động đến phát triển thương mại trên nhiều phương diện, nhiều hướng tới
quy mô, chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động thương mại. Để có được sự phát triển
thương mại một cách bền vững, chúng ta cần xác định, đánh giá một cách đầy đủ ảnh
hưởng của các nhân tố này tới quá trình phát triển thương mại sản phẩm. Tuỳ theo các
cách tiếp cận khác nhau mà người ta có thể phân chia các nhân tố ảnh hưởng này ra thành
những nhóm khác nhau như các nhân tố vi mô hay vĩ mô, nhân tố bên trong và bên ngoài.
Tuy nhiên trong luận văn này, tôi tiếp cận các nhân tố này theo sáu nhóm như sau:
2.2.2.1. Các nhân tố thuộc về năng lực ngành may mặc thời trang
Đây là nhóm nhân tố phản ánh khả năng cạnh tranh của ngành, được ví như là nội
lực bên trong thúc đẩy sự phát triển của ngành. Năng lực của một ngành càng lớn thì
ngành đó càng có khă năng tận dụng những cơ hội, khắc phục những khó khăn từ điều
kiện khách quan mang tới để phát triển. Các yếu tố trong nhóm này ảnh hưởng đến phát
triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang bao gồm: nguồn nhân lực, năng lực tài
chính, trình độ cơng nghệ, quản lý, mạng lưới phân phối sản phẩm…của ngành.
Nguồn nhân lực. Đây là nguồn lực giữ vị trí then chốt trong các nguồn lực
thương mại và có tác động vơ cùng lớn đối với phát triển thương mại sản phẩm nói chung
và sản phẩm may mặc thời trang nói riêng. Nguồn nhân lực dồi dào, đơng đảo là một
trong những thuận lợi thúc đẩy sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang –
13


ngành sử dụng nhiều lao động sống.Tuy nhiên, để phát triển thương mại sản phẩm may
mặc thời trang thì chỉ có số lượng lao động là chưa đủ mà quan trọng hơn là vấn đề chất
lượng nguồn nhân lực và cách thức sử dụng nguồn nhân lực đó. Trình độ và kinh nghiệm
của người lao động càng cao thì càng thuận lợi cho phát triển thương mại sản phẩm nói
chung và sản phẩm may mặc thời trang nói riêng. Ngồi ra việc sử dụng nguồn nhân lực

một cách hợp lý, bố trí sắp xếp người lao động phù hợp với chuyên môn, sở trường, tạo
môi trường làm việc năng động sáng tạo cho người lao động cũng thúc đẩy sự phát triển
thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Do đặc thù của sản phẩm MMTT nên một đội
ngũ những nhà thiết kế giỏi, sáng tạo và nhiệt huyết là một yếu tố rất quan trọng đối với
phát triển thương mại loại sản phẩm này. Bên cạnh đó, tay nghề của công nhân may và
năng lực của nhân viên bán hàng cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại sản
phẩm may mặc thời trang. Giống như ngành dệt may nói chung, may mặc thời trang sử
dụng nhiều lao động sống và lao động phổ thông. Những sản phẩm sử dụng nhiều lao
động trình độ thấp thường ít gặp khó khăn do thiếu lao động và thường có lợi thế cạnh
tranh về giá nhưng lại khó cạnh tranh được về chất lượng.
Năng lực tài chính: Bất kỳ một doanh nghiệp trong ngành nào muốn hoạt động
sản xuất kinh doanh thì yếu tố không thể thiếu được là vấn đề về tài chính. Khả năng tài
chính mạnh hay yếu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó,
vốn được coi là yếu tố quan trọng nhất. Mặc dù dệt may được coi là ngành sử dụng ít
vốn, song chúng ta vẫn khơng thể phủ nhận vai trị của vốn đối với phát triển thương mại
sản phẩm dệt may nói chung và may mặc thời trang nói riêng. Có vốn các doanh nghiệp
trong ngành mới đảm bảo các yếu tố đầu vào (Mua nguyên vật liệu như vải, phụ liệu may
mặc, máy móc thiết bị, thuê đất xây dựng nhà xưởng, thuê công nhân...).Muốn đổi mới
nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng qui mô sản xuất, nâng
cao sức cạnh tranh của của ngành, chúng ta cũng cần phải có vốn đầu tư. Một khi ngành
có có khả năng về tài chính sẽ tạo niềm tin cho các đối tác, cho các nhà đầu tư, cho khách
hàng. Qua đó các doanh nghiệp trong ngành mới có những cơ hội làm ăn mới (Thu hút
các nhà đầu tư, kí kết các hợp đồng đấu thầu, có các lơ hàng lớn của khách hàng .. ). Vấn
đề tiềm lực tài chính trở nên hết sức quan trọng trong điều kiện nền kinh tế có nhiều bất
ổn, lạm phát cao, giá cả leo thang như hiện nay. Sự phá sản của nhiều doanh nghiệp may
mặc nhỏ trong khủng hoảng tài chính là minh chứng rõ rệt cho thấy ảnh hưởng của năng
lực tài chính với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp cũng như của ngành.
Trình độ cơng nghệ. Trong thời đại khoa học cơng nghệ bùng nổ như hiện nay,
công nghệ thực sự đã trở thành một trong những nguồn lực của sản xuất kinh doanh. Do
đó, trình độ cơng nghệ có vai trị quan trọng đối với phát triển thương mại sản phẩm.

Công nghệ tác động tới phát triển thương mại về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trình độ
cơng nghệ càng cao, NSLĐ càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng quy
mô, chất lượng của phát triển thương mại. Những máy may hiện đại, tốc độ cao, có bơm
dầu tự động vừa giúp nâng cao NSLĐ, mở rộng quy mô, vừa đảm bảo vệ sinh công
nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái. Mặt khác, sản phẩm may mặc thời trang có chu kỳ
14


sống rất ngắn, công nghệ hiện đại sẽ giúp rút ngắn được thời gian trong sản xuất, lưu
thông sản phẩm may mặc thời trang, nhanh chóng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng,
đảm bảo tính “mốt” của sản phẩm–yếu tố sống còn đối với sản phẩm may mặc thời trang.
Mạng lưới phân phối sản phẩm. Hệ thống phân phối là con đường đưa sản phẩm
tới tay người tiêu dùng, đóng vai trị làm cầu nối giữa người bán và người mua. Hệ thống
phân phối ảnh hưởng đến tốc độ lưu thơng của hàng hố. Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp
và trước hết tới quy mô hoạt động thương mại. Sản phẩm may mặc thời trang có chu kỳ
sống rất ngắn nên rất cần một hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm hiệu quả để nhanh
chóng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, rút ngắn thời gian lưu thông. Một mạng lưới
phân phối đủ rộng và hiệu quả sẽ giúp hàng hoá đến tay người tiêu dùng nhanh hơn,
nhiều hơn, mở rộng quy mô thương mại của sản phẩm. Mặt khác, nó cịn giúp các doanh
nghiệp trong ngành tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng của phát
triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Kênh phân phối sản phẩm may mặc thời
trang khá đa dạng, từ các chợ truyền thống tới các siêu thị, trung tâm thời trang hay bán
hàng online. Song thơng thường chỉ có những sản phẩm đăt tiền mới có cơ hội được phân
phối bởi những hình thức hiện đại như siêu thị, trung tâm thời trang hay bán hàng online.
Còn đa phần các sản phẩm khác được bày bán tại các chợ truyền thống, các của hàng
chuyên doanh thời trang. Mặt khác, hệ thống phân phối sản phẩm may mặc thời trang
thường chỉ tập trung tại các thành phố, các trung tâm kinh tế mà rất mỏng và yếu ở các
khu vực ngoại thành, nông thôn. Do đó, đây cũng là một trong những trở ngại đối với
phát triển quy mô cũng như chất lượng thương mại sản phẩm may mặc thời trang.
2.2.2.2. Các nhân tố thuộc về thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường ln là yếu tố sống cịn đối với mọi doanh
nghiệp, mọi ngành. Muốn phát triển thương mại sản phẩm thì không thể bỏ qua sự ảnh
hưởng của các yếu tố thuộc về thị trường: cầu thị trường, cung thị trường, giá cả thị
trường, cạnh tranh trên thị trường.
Cầu thị trường: Đây là một nhân tố rất quan trọng tác động tới phát triển thương
mại sản phẩm. Cầu vừa là động lực, vừa là mục tiêu của PTTM. Cầu tăng sẽ kích thích
các doanh nghiệp sản xuất, mở rộng quy mơ, chất lượng, nâng cao hiệu quả thương mại.
Cầu thị trường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố liên quan đến dân số như quy
mô dân số, phân bố dân cư…. Nếu quy mô dân số tác động tới quy mơ cầu hay chính là
quy mơ thị trường, thì sự phân bố dân cư lại tác động tới cơ cấu thị trường. Mặt khác đặc
điểm dân cư, độ tuổi trung bình cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới cầu thị trường. Thực tế
cho thấy: giới trẻ thường có xu hướng tiêu dùng càng sản phẩm may mặc thời trang nhiều
hơn những người lớn tuổi. Do đó, một cơ cấu dân số trẻ là cơ cấu dân số lý tưởng cho
phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Dân số ngày càng tăng, nhu cầu sẽ
ngày càng tăng, quy mô thị trường sẽ ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, muốn nhu cầu trở thành cầu có khả năng thanh tốn thì cần có yếu tố
thu nhập. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới sức mua của thị trường. Thu nhập càng tăng
có nghĩa là sức mua của thị trường càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho PTTM sản phẩm.
15


Khi nhắc tới cầu thị trường đặc biệt là cầu đối với sản phẩm may mặc thời trang,
cần chú ý tới ảnh hưởng của thị hiếu tiêu dùng đối với cầu. Sản phẩm may mặc thời trang
là một trong những sản phẩm mà cầu thị trường bị tác động rất mạnh bởi yếu tố thị hiếu
tiêu dùng. Người tiêu dùng thậm chí sẵn sàng trả mức giá cao cho những sản phẩm thời
trang mà họ cảm thấy ưa thích. Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng phụ thuộc vào tập
tính tiêu dùng, vào thu nhập, vào quan điểm của mỗi người. Các hàng hoá được bày bán trên
thị trường càng phù hợp với sở thích và thị hiếu bao nhiêu thì càng được ưa chuộng bấy nhiêu,
qua đó sức mua sẽ tăng lên thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.
Cung thị trường: Nguồn cung sản phẩm may mặc thời trang bao gồm tất cả các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Số lượng, cơ cấu nguồn cung trên thị trường
không những tác động tới quy mô mà còn tác động với cả chất lượng của Phát triển
thương mại . Quy mô của cung phụ thuộc vào quy mô, số lượng các doanh nghiệp hoạt
động trên thị trường. Cung Sản phẩm may mặc thời trang tăng có thể làm tăng quy mơ
thương mại sản phẩm. Cịn cơ cấu và tính ổn định, chất lượng của nguồn cung thì tác
động tới chất lượng và hiệu quả của phát triển thương mại . Đảm bảo nguồn cung dồi
dào, ổn định là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển thương mại sản phẩm.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng khơng phải cứ cung càng nhiều thì càng tốt mà cung phải phù
hợp với cầu thì mới thúc đẩy phát triển thương mại sản phẩm đó. Cung quá nhiều so với
cầu Sản phẩm may mặc thời trang sẽ dẫn đến dư thừa, ứ đọng hàng hoá. Ngược lại cung
quá ít so với cầu ắt dẫn tới khan hiếm hàng hoá trên thị trường, cản trở sự PTTM sản
phẩm.
Giá cả thị trường: Giá cả sản phẩm luôn là một trong những yếu tố hàng đầu tác
động tới quyết định mua của người tiêu dùng. Sự biến động giá cả hàng hoá trên thị
trường ảnh hưởng mạnh mẽ tới khối lượng tiêu thụ hàng hố đó trên thị trường do nó ảnh
hưởng mạnh mẽ tới cả cung và cầu thị trường. Giá sản phẩm may măc thời trang tăng lên
sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, làm tăng doanh thu của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá sản phẩm tăng lại khơng kích thích nhu cầu dân cư gây khó
khăn cho phát triển thương mại sản phẩm. Do đó, mặc dù giá cả là một vũ khí sắc bén
trong cạnh tranh nhưng khi sử dụng công cụ này, doanh nghiệp cần có sự phân tích tác
động của nó trên cả phương diện cung và cầu để có quyết định giá phù hợp nhất. Trên
bình diện chung những sản phẩm có cùng chức năng, cơng dụng, sản phẩm có giá cả thấp
hơn luôn là lựa chọn của người tiêu dùng. Do đó, trong kinh doanh, các doanh nghiệp
ln tìm cách để giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh, hại giá thành sản phẩm nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, đối với sản phẩm may mặc thời
trang, sản phẩm có giá thấp hơn chưa chắc đã là sản phẩm được lựa chọn. Vì các sản
phẩm may mặc thời trang khó có thể thay thế hồn tồn cho nhau. Mỗi người có suy nghĩ
khác nhau về một sản phẩm tốt và đẹp phụ thuộc vào phong cách, sở thích ăn mặc của
mỗi người. Một sản phẩm được người này đánh giá cao chưa chắc được những người
khác yêu thích.


16


Cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh lành mạnh là một trong những nhân tố
có tác động tích cực tới sự phát triển thương mại sản phẩm một cách bền vững. Một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong một thị trường có tính cạnh tranh cao thì
khơng cịn cách nào khác là phải nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh là một trong những động lực của sự phát
triển thương mại. Đây cũng là một trong những ưu thế của nền kinh tế thị trường so với
nền kinh tế mệnh lệnh trước kia. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố, cạnh
tranh không chỉ diễn ra trên phạm vi các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia mà là với
các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Sức cạnh tranh của một sản phẩm, của một ngành
cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành đó, sản phẩm đó.
2.2.2.3. Năng lực của các ngành liên quan
Trong nền kinh tế, mỗi ngành hàng đóng vai trị là một bộ phận không thể thiếu. Chúng
tồn tại trong mối quan hệ gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, phát triển thương mại
sản phẩm phải đặt trong mối quan hệ với các ngành có liên quan như các ngành thuộc kết cấu
hạ tầng kinh tế như giao thông vận tải, dịch vụ tư vấn hỗ trợ, thông tin quảng cáo, tài chính
ngân hàng; ngành dệt; các ngành cơng nghiệp phụ trợ.
Sự phát triển của ngành dệt có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển thương mại sản phẩm
may mặc thời trang vì ngành dệt cung cấp nguyên liệu đầu vào cơ bản cho việc sản xuất các
sản phẩm may mặc thời trang . Ngành dệt có phát triển thì mới đảm bảo nguồn cung đầu vào
ổn định và chất lượng cho phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Khơng có
ngành dệt thì khơng bao giờ có sản phẩm may mặc thời trang. Do đó, phát triển thương mại
sản phẩm may mặc thời trang một cách lâu dài và ổn định cần thiết phải phát triển ngành dệt.
Bên cạnh ngành dệt, sự phát triển của thương mại sản phẩm may mặc thời trang còn
chịu ảnh hưởng lớn bởi các ngành công nghiệp phụ trợ. Sự yếu kém của ngành cơng nghiệp
phụ trợ gây nhiều khó khăn cho phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Do
ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển nên dệt may Việt Nam phải nhập khẩu tới hơn 70%

nguyên phụ liệu may mặc, làm cho sự phát triển của dệt may Việt Nam và may mặc thời trang
thiếu tính bền vững. Do đó để phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang thì nhà
nước cần nhanh chóng có sự quy hoạch, đầu tư phát triển ngành cơng nghiệp phụ trợ.
2.2.2.4. Luật pháp
Phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang chịu sự tác động của cả luật
pháp trong nước và luật pháp quốc tế. Luật pháp trong nước điều chỉnh hoạt động mua
bán trên thị trường nội địa. Sự hoàn thiện và đầy đủ của hệ thống pháp luật tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển thương mại sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực may mặc thời trang Việt Nam chủ yếu phải nhập nguyên liệu phụ liệu từ
nước ngoài. Do đó, các thủ tục pháp lý liên quan đến nhập khẩu hàng hoá, các quy định
về thuế nhập khẩu ảnh hưởng tới PTTM sản phẩm may mặc thời trang. Những thủ tục
hành chính phiền hà là khó khăn lớn đối với phát triển thương mại sản phẩm may mặc
thời trang, làm tiêu tốn thời gian và các nguồn lực của doanh nghiệp, gây chậm chễ trong
việc đưa sản phẩm tới thị trường. Ngoài ra, nhà nước cũng quản lý các hoạt động sản
17


xuất, phân phối, quảng cáo trong kinh doanh hàng may mặc thời trang trên thị trường. Hệ
thống pháp luật có vai trò trong việc tạo lập trật tự thị trường, khắc phục tình trạng bn
lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Kiểm soát tốt hàng may mặc nhập lậu từ Trung
Quốc sẽ tạo thuận lợi cho phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang, tạo lập
môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo chỗ đứng cho sản phẩm may mặc thời trang
nội địa trên sân nhà.
Ngoài ra, luật pháp quốc tế cũng tác động không nhỏ tới phát triển thương mại sản
phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa, đặc biệt là trong điều kiện chúng ta
đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vức và thế giới. Là thành viên của
WTO, hoạt động thương mại trên thị trường Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh từ hệ
thông pháp lý của WTO. Hệ thống pháp lý của WTO củng cố nguyên tắc xoá bỏ dần thuế
quan, hạn ngạch, các biện pháp bảo hộ thương mại đối với sản phẩm dệt may. Theo đó,
hạn ngạch dệt may được xố bỏ, thuế xuất nhập khẩu hàng dệt may cũng tiến tới bằng 0

trong một lộ trình nhất định. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc thời
trang nước ngoài xâm nhập thị trường nội địa, tạo áp lực cạnh tranh ngày càng lớn đối
với các doanh nghiệp trong nước.
2.2.2.5. Các chính sách vĩ mơ của nhà nước
Chính sách vĩ mơ là một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế của nhà nước. Các
chính sách vĩ mơ của nhà nước có thể tác động tới sự phát triển thương mại sản phẩm may
mặc thời trang theo nhiều hướng khác nhau, có thể hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển thương mại sản phẩm hoặc kìm hãm sự phát triển của nó. Nhà nước đã đưa ra nhiều
chính sách để phát triển thương mại sản phẩm như: chính sách thương mại , chính sách hỗ trợ
về vốn, đất đai, các chính sách phát triển kinh tế vĩ mơ trong một thời kỳ, các chính sách kích
cầu, tài chính tín dụng…Cụ thể như chính sách tài chính tín dụng có ảnh hưởng khá lớn tới
quá trình phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang. Chính sách tài chính tín dụng
khơng ổn định về: tỷ giá hối đối, tỷ lệ lãi suất cơ bản tăng giảm không ổn định … làm ảnh
hưởng tới nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
2.2.2.6. Các nhân tố khác
Ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang, ngồi các
nhóm nhân tố cơ bản kể trên cịn có một số nhân tố khác như: điều kiện kinh tế - xã hôi
trong nước và quốc tế, sự biến động của nền kinh tế thế giới, các yếu tố về văn hoá tập
quán của người dân…Do đó, để có được sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc
thời trang một cách bền vững thì cũng cần chú ý tới các nhân tố này.
2.3. Tổng quan khách thể tình hình nghiên cứu các cơng trình năm trước
Các đề tài nghiên cứu về sản phẩm may mặc:
- Nguyễn Thị Hà (2010), Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động
xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty Đức Giang, LVTN, ĐHTM. Đề tài tập
trung nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu
hàng may mặc của tổng công ty Đức Giang và đưa ra những giải pháp nhằm hạn
18


chế ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đối đến xuất khẩu hàng may mặc của

tổng công ty Đức Giang.
- Trần Thị Phương (2009), Một số giải pháp kích cầu sản phẩm may mặc ở khu vực
phái Bắc của công ty cổ phần may Nhà Bè đến năm 2015, LVTN, ĐHTM. Đề tài
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới cầu, cầu sản phẩm may
mặc, phân tích, dự báo cầu, đưa ra dự báo cầu và các giải pháp nhằm kích cầu sản
phẩm may mặc của công ty may Nhà Bè trên thị trường miền Bắc tới năm 2015.
Các đề tài nghiên cứu tại công ty TMDV thời trang Hà Nội:
- Nguyễn Trọng Hưng (2004), Hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm
của công ty TMDV thời trang Hà Nội, LVTN, ĐHTM. Đề tài tập trung nghiên cứu
thực trạng chiến lược thị trường của công ty TMDV thời trang Hà Nội. Trên cơ sở
đó, đề tài đưa ra một số giải pháp hồn thiện chiến lược thị trường của cơng ty tới
2010.
- Phạm Bạch Đằng (2001), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán
hàng tại công ty TMDV thời trang Hà Nội, LVTN, ĐHTM. Đề tài tập trung nghiên
cứu công tác quản trị bán hàng của công ty TMDV thời trang Hà Nội, tìm ra
những thành cơng, hạn chế và đưa ra các giải pháp vi mô nhằm hồn thiện cơng
tác quản trị bán hàng tại cơng ty.
Các đề tài nhiên cứu về PTTM sản phẩm may mặc thời trang:
- Đồng Thị Bun (2010), Giải pháp phát triển thương mại dịch vụ bán lẻ các sản
phẩm may mặc thời trang của công ty TMDV thời trang Hà Nội, LVTN, ĐHTM
- Cao Thị Thanh Hương (2010), Phát triển xuất khẩu hàng may mặc thời trang
sang thị trường Trung Âu của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng
hợp Hà Nội, LVTN, ĐHTM.
Hai đề tài đề tài này đã hệ thống hoá được một số vấn đề lý luận có bản liên quan
đến phát triển thương mại, phát triển thương mại sản phẩm may mặc, đánh giá tình
hình và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc và
thương mại dịch vụ bán lẻ sản phẩm may mặc tại hai công ty TMDV thời trang Hà
Nội, công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ tổng hợp Hà Nội
Mặc dù có rất nhiều đề tài đã nghiên cứu về sản phẩm may mặc, nghiên cứu cùng
công ty, nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm may mặc, nhưng đề tài “giải pháp

thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang (lấy công ty TMDV
thời trang Hà Nội làm đơn vị nghiên cứu)” vẫn có những nét riêng khác biệt. Cụ thể:
- Các đề tài nghiên cứu về sản phẩm may mặc thì khơng nghiên cứu PTTM
- Các đề tài nghiên cứu cùng công ty TMDV thời trang Hà Nội tuy đều đề cập tới sản
phẩm may mặc thời trang nhưng lại tiếp cận nó như là một sản phẩm kinh doanh
của công ty, các giải pháp đưa ra chỉ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt
động quản trị doanh nghiệp, chưa có sự phân tích khái qt cho tồn ngành
- Các đề tài nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm, may mặc thời trang thì
đều chỉ nghiên cứu tại một doanh nghiệp cụ thể, khơng cho thấy cái nhìn khái qt
về tồn ngành may mặc thời trang nên các giải pháp đưa ra cũng khơng có tính khái
19


quát cho cả ngành. Đề tài “Giải pháp phát triển thương mại dịch vụ bán lẻ các sản
phẩm may mặc thời trang của công ty TMDV thời trang Hà Nội” thì tiếp cận dưới
góc độ phát triển thương mại dịch vụ chứ khơng phải thương mại hàng hố, điều tra
người tiêu dùng chứ không phải công nhân viên chức tại cơng ty. Cịn đề tài “Phát
triển xuất khẩu hàng may mặc thời trang sang thị trường Trung Âu của công ty cổ
phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội” thì lại nghiên cứu về phát
triển xuất khẩu sản phẩm may mặc thời trang chứ không phải là phát triển thương
mại nội địa, đồng thời đề tài cũng chỉ dừng lại ở công ty nghiên cứu mà chưa có
khái qt cho tồn bộ hoạt động thương mại sản phẩm may mặc thời trang.
2.4. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời
trang (lấy công ty TMDV thời trang Hà Nội làm đơn vị nghiên cứu)” là đề tài mang tính
cấp thiết cao xuất phát từ những vấn đề đặt ra trong phát triển thương mại sản phẩm may
mặc thời trang trên thị trường nội địa cũng như tại đơn vị nghiên cứu. Qua tổng quan đề
tài nghiên cứu ở chương một và đối sánh với các cơng trình năm trước, đề tài tập trung
nghiên cứu cụ thể các vấn đề sau:
Về mặt lý luận:

- Phân định đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm may mặc thời trang. Sản phẩm may
mặc thời trang bao gồm nhiều loại với nhiều tiêu chí phân loại khác nhau. Tuy
nhiên, đề tài đi theo hướng phân loại các sản phẩm may mặc thời trang của công ty
thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội bao gồm: quần áo người lớn, quần áo trẻ em
và đồng phục các loại.
- Phân định nội dung nghiên cứu: PTTM sản phẩm may mặc thời trang.
 Khái niệm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang được tiếp
cận dưới góc độ KTTM với nội hàm gồm: phát triển thương mại về quy
mô, thay đổi về chất lượng của hoạt động thương mại, tính tối ưu và hiệu
quả trong phát triển thương mại nhằm hướng tới sự bền vững trong PTTM.
 Phát triển thương mại được thực hiện theo cả chiều rộng và chiều sâu; trong
đó, PTTM theo chiều sâu, đề tài giới hạn ở sự chuyển dịch cơ cấu thị
trường, sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại (lao động).
- Đề tài cũng đặt ra ba hướng giải quyết vấn đề cho phát triển thương mại sản phẩm
may mặc thời trang là phát triển thị trường, phát triển nguồn hàng, hồn thiện mơi
trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang; trong đó, đề tài
tập trung làm rõ PTTM sản phẩm may mặc thời trang theo hướng phát triển thị
trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm.
- Phân định tiêu chí đánh giá phát triển thương mại: Đề tài xác định ba tiêu chí đánh
giá phát triển thương mại từ bản chất chung của phát triển thương mại gồm không
ngừng mở rộng quy mô thương mại, đảm bảo tính ổn định hợp lý trong phát triển,
kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội, mơi trường. Từ đó, đề tài xác định
các nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại theo chiều rộng và chiều sâu.
20


-

-


-

-

Các chỉ tiêu được xây dựng được sử dụng trong phần thực trạng bao gồm: Doanh
thu, sản lượng tiêu thụ, tốc độ tăng trưởng sản phẩm, tính ổn định và đều đặn của
tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu các doanh
nghiệp tham gia hoạt động thương mại, cơ cấu phương thức, loại hình kinh doanh
sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại.
Phân định các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm may mặc
thời trang: Đề tài xác định hệ thống sáu nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
thương mại sản phẩm may mặc thời trang; trong đó sử dụng các nhân tố cụ thể đặc
điểm tiêu dùng sản phẩm may mặc thời trang, cạnh tranh trên thị trường và nguồn
nhân lực để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này đến phát triển thương mại sản
phẩm may mặc thời trang trong điều kiện hiện nay.
Về mặt thực tiễn:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kế, so sánh,
chỉ số, minh họa bằng đồ thị, bảng biểu để làm rõ thực trạng thương mại sản phẩm
may mặc thời trang về cung, cầu, giá cả sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, đề
tài sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn tại đơn vị nghiên cứu
điển hình là cơng ty TMDV thời trang Hà Nội để làm rõ thực trạng phát triển
thương mại sản phẩm may mặc thời trang theo chiều rộng (doanh thu, sản lượng,
tốc độ tăng trưởng sản phẩm) và chiều sâu (chất lượng mẫu mã, cơ cấu thị trường,
cơ cấu sản phẩm, hiệu quả sử dụng lao động thương mại sản phẩm may mặc thời
trang)
Rút ra các kết luận về những thành công, tồn tại trong phát triển thương mại sản
phẩm may mặc thời trang:
 Thành công trong phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang theo
chiều rộng (doanh thu, tốc độ tăng trưởng sản phẩm) và chiều sâu (cơ cấu
sản phẩm may mặc thời trang, cơ cấu thị trường nội địa, sự chuyển dịch

phương thức mua bán sản phẩm, cơ cấu các doanh nghiệp tham gia hoạt
động thương mại trên thị trường, hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát
triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang).
 Những tồn tại trong PTTM sản phẩm may mặc thời trang được đề cập trên
ba khía cạnh: tồn tại trong phát triển thị trường (cơ cấu thị trường sản phẩm
còn chưa hợp lý, cơ cấu sản phẩm thiếu tính đa dạng, giá cả sản phẩm cịn
nhiều biến động, quy mơ thương mại sản phẩm còn chưa tương xứng với
tiềm năng); tồn tại trong phát triển nguồn hàng (nguồn cung khơng ổn đinh,
số lượng ít, chất lượng nguồn cung còn hạn chế), tồn tại trong các chính
sách vĩ mơ của nhà nước (quản lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, chưa có chính
sách phát triển thị trường nội địa, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện)
Đưa ra các giải PTTM sản phẩm may mặc thời trang: hướng giải pháp tập trung
giải quyết vấn đề phát triển thị trường để phát triển thương mại sản phẩm may mặc
21


thời trang bao gồm: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường; hoàn thiện và phát
triển hệ thống kênh phân phối; đa dạng hố và hồn thiện cơ cấu sản phẩm; tăng
cường công tác quảng bá, xúc tiến bán hàng; phát triển thương hiệu sản phẩm may
mặc thời trang.

22


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM MAY MẶC THỜI
TRANG TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THỜI TRANG HÀ NỘI
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý.

Dữ liệu sơ cấp thường đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nghiên cứu nhưng việc thu thập các số liệu
này thường khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với thu thập số liệu thứ cấp đã có sẵn.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp mà đề tài sử dụng là phương pháp điều tra trắc
nghiệm và phương pháp phỏng vấn chuyên sâu:
- Phương pháp điều tra trắc nghiệm: điều tra trắc nghiêm là một phương pháp thông
dụng được sử dụng trong điều tra thống kê nhằm thu thập các thơng tin phục vụ cho
một mục đích nghiên cứu cụ thể nhất định nào đó. Phiếu điều tra được thiết kế bao
gồm các câu hỏi tập trung các vấn đề nghiên cứu. Mỗi câu hỏi đều có nhiều phương án
lựa chọn khác nhau để đối tượng điều tra lựa chọn. Để kết quả điều tra trắc nghiệm đáp
ứng tốt các yêu cầu nghiên cứu thì đối tượng cũng như các câu hỏi được thiết lập trong
phiếu điều tra phải đảm bảo tính đại diện, điển hình.
Phương pháp này được sử dụng ở phẩn 3.3 của luận văn, nhằm nghiên cứu tổng quan
tính hình phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang cả về chiều rộng và chiều
sâu. Đối tượng điều tra là các cán bô, cơng nhân viên chức tại đơn vị nghiên cứu điển
hình là công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội. Những thông tin, dữ liệu thu
thập được sẽ được tiến hành tổng hợp, phân tích, rút ra các kết luận cho toàn ngành
may mặc thời trang
- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: cùng với phương pháp điều tra trắc nghiệm.
phỏng vấn là phương pháp hiệu quả được sử dụng thường xuyên trong việc thu thập dữ
liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu. Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng
cách đưa ra các câu hỏi với đối tượng được phỏng vấn. Khác với điều tra trắc nghiệm,
câu hỏi phỏng vấn thường là các câu hỏi mở để ghi nhận ý kiến riêng của đối tượng
được phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng trong mục 3.3. của luận văn. Đối tượng phỏng
vấn là các nhà quản trị cấp cao của công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội, là
những người có chun mơn, hiểu biết về phát triển thương mại sản phẩm may mặc
thời trang. Mục đích của phỏng vấn nhằm thu thập ý kiến của họ về những tồn tại,
nguyên nhân, triển vọng và các giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản
phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa cũng như những kiến nghị từ phía
doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

23


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là những số liệu đã qua xử lý,
phân tích. Các số liệu thứ cấp trong luận văn chủ yếu được thu thập từ các tài liệu sau đây:
- Các tài liệu được cung cấp từ công ty TMDV thời trang Hà Nội như: các báo cáo tài
chính, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2005 -2010, báo cáo 45 năm phát triển,..
- Các giáo trình mơn học, sách, báo, tạp chí, báo cáo nghiên trong và ngồi ngành hàng,
Internet…
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích thống kê. Phương pháp này sử dụng các công cụ thống kê
như: ghi chép, nghiên cứu tài liệu có sẵn…trong một giai đoạn nhằm đánh gia bản chất
của hiện tượng đó. Phương pháp này dùng để nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới phát
triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa như: Doanh thu,
sản lượng bán các sản phẩm may mặc thời trang của công ty TMDV thời trang Hà Nội
cũng như toàn bộ thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa trong
các tháng, quý, các năm nhằm có những đánh giá về phát triển thương mại sản phẩm may
mặc thời trang một cách chính xác và toàn diện.
Phương pháp so sánh. Phương pháp này dùng để so sánh sản lượng, doanh thu sản
phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa giữa các tháng, các quý, các năm với
nhau; so sánh doanh thu các sản phẩm may mặc thời trang với nhau, so sánh tỷ trọng sản
phẩm may mặc thời trang với các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh khác của đơn vị nghiên
cứu.
Mục đích: nhằm đánh giá được sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang
trên thị trường nội địa về cả chiều rộng và chiều sâu. Những kết quả thu thập được là cơ
sở đưa ra những đánh giá, kết luận và những giải pháp nhằm phát triển thương mại sản
phẩm may mặc thời trang trên thị trường nôi địa.
Phương pháp chỉ số. Phương pháp này dùng để đánh giá sự tăng lên hay giảm
xuống của các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá các vấn đề phát triển thương mại trong hiện tại
và dự báo cho tương lai. Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng chủ yếu để đánh

giá sự tăng giảm về thị phần, tỷ trong doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu sản phẩm
may mặc thời trang nhằm đánh giá quy mô, chất lương lượng của phát triển thương mại
sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa.
Phương pháp tổng hợp kết quả điều tra bằng phần mềm SPSS. SPPSS là phần
mềm chuyên dụng phục vụ cho việc xử lý và phân tích số liệu thống kê được sử dụng phổ
biến hiện nay. Luận văn đã sử dụng phương pháp này để tổng hợp kết quả điều tra trắc
nghiệm về phát triển thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa.
Ngoài các phương pháp chủ yếu trên, luận văn còn dùng một số phương pháp
nghiên cứu khác như: phương pháp diễn giải, phương pháp dùng các sơ đồ...để bài
luận văn hoàn thiện hơn.
24


3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển
thương mại sản phẩm may mặc thời trang trên thị trường nội địa
3.2.1. Tổng quan thị trường và thương mại sản phẩm may mặc thời trang nội địa
Cầu sản phẩm may mặc thời trang
Việt Nam là một nước có dân số đơng (86 triệu người). Trong những năm gần đây,
do chú trọng công tác dân số kế hoạch hố gia đình nên tỷ lệ tăng dân số có giảm nhưng
vẫn ở mức cao (tỷ lệ tăng 1,2% năm 2009 được ghi nhận là tỷ tỷ lệ tăng dân số thấp nhất
trong vòng 50 năm qua tại Việt Nam). Hơn nữa, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (57% dưới
25 tuổi và 78% dưới 39 tuổi) – cơ cấu dân số được coi là lý tưởng đối với phát triển
thương mại sản phẩm may mặc nói chung và may mặc thời trang nói riêng. Vì trên thực
tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy người trẻ là những người có thói quen mua sắm trang
phục thời trang nhiều và thường xuyên nhất. Mặt khác, nhờ những thành tựu của phát
triển kinh tế mà mức thu nhập của người dân được tăng lên đáng kể. Theo “Báo cáo Phát
triển Con người 2010” ấn bản lần thứ 20 do Chương trình Phát triển LHQ tổ chức thực
hiện thì trong vịng bốn thập kỷ qua, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng
gấp 5 lần và đứng thứ 8 trong danh sách các nước đạt nhiều tiến bộ về thu nhập bình
quân đầu người. Kết quả thăm dò tiêu dùng các sản phẩm dệt may, thời trang (được thực

hiện tại TPHCM vào tháng 10-2008) của tập đoàn dệt may Việt nam cùng Trung tâm
Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp cho thấy, sau lương thực - thực phẩm,
thời trang là sản phẩm mà người tiêu dùng đã chi từ 150.000 đồng - 500.000 đồng/tháng
để mua sắm, chiếm 18% tổng chi tiêu hàng tháng. Trong đó, người tiêu dùng trong độ
tuổi từ 20 - 25 mua quần áo nhiều nhất với 46,4%, tiếp đến là độ tuổi từ 26 - 35 với
23,8%; 70% người tiêu dùng mua sắm thời trang hàng tháng hoặc 2 - 3 tháng/lần. Mặt
khác, hàng năm Việt Nam thu hút tới hơn 4 triệu lượt khách du lịch tới tham quan. Như
vậy, có thể thấy nhu cầu thị trường nội địa đối với sản phẩm may mặc thời trang là rất lớn
và có xu hướng ngày càng tăng.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đó, thị trường sản phẩm may mặc thời trang đã có
sự phát triển sơi động. Doanh thu bán lẻ hàng may mặc thời trang trên thị trường Việt
Nam đạt 1,95 tỷ USD năm 2008, tăng lên 2,6 tỷ năm 2010. Sản phẩm may mặc thời trang
đang có tốc độ tăng trưởng khá cao: 25%/ năm cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của
ngành dệt may (khoảng 15%). Trong đó hàng may mặc thời trang thơng dụng tăng
khoảng 20%/năm, hàng hiệu cao cấp độc quyền tăng 30%/năm.
Cung sản phẩm may mặc thời trang
Theo số liệu tổng kết của Vinatex, hiện có khoảng hơn 4000 doanh nghiệp với quy
mô lớn nhỏ khác nhau hoạt động trên thị trường nội địa. Trong đó, nếu phân loại theo vốn
sở hữu thì có 0,5% doanh nghiệp nhà nước; 1% là các cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH có
vốn nhà nước >50%; 76% là công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn nhà nước <50% và
25


×