MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...........................................................2
+ Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH một thành viên than Hạ Long em
đã phát hiện đươc những thành công của công ty đạt được: Về qui mô phát triển
thương mại của công ty, về thị trường tiêu thụ than, về chất lượng than, về hiệu quả
phát triển thương mại cũng như những hạn chế của công ty về: quy mô khai thác,
tốc độ tăng trưởng sản lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguồn
lực….và nguyên nhân của những hạn chế đó...............................................................5
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu...........................................................................14
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................................15
2.2.2 Đánh giá khái quát ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới sự phát triển
thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa....................................................20
3.1.1 Thành công mà công ty đạt được.......................................................................31
3.1.2 Hạn chế...............................................................................................................35
3.3. Các đề xuất và kiến nghị với phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường
nội địa của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long..............................................40
3.3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp........................................................................40
3.3.2.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm phát triển thương mại sản phẩm
than trên thị trường nội địa.........................................................................................46
1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
Ngày nay, chúng ta đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đất
nước, nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu
vào nền kinh tế thế giới, sản xuất trong nước ngày càng phát triển, nhu cầu
về năng lượng tăng cao. Vì vậy, hiện nay nguồn nhiên liệu có một vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế, đó là sản xuất ra nguồn
năng lượng. Với tiềm năng hạn chế về thủy điện và nguồn khí đốt tại Việt
Nam, vai trò của nhiệt điện chạy bằng than ngày càng tăng, kéo theo nhu
cầu tiêu thụ than ngày càng lớn. Than là nguyên liệu chính trong các nhà
máy nhiệt điện ( chiếm 94%) được dùng như là một loại nhiên liệu đốt
trong lò hơi tạo ra nhiệt và áp suất để quay tuốc bin phát điện. Đồng thời,
than cũng là nguồn nguyên liệu được sử dụng rất nhiều tại các nhà máy sản
xuất như : than dùng cho nhà máy xi măng là nhiên liệu được sử dụng để
tạo nhiệt cho quá trình sản xuất clanke, than dùng cho luyện coke, luyện
thép bằng cách nung than luyện coke ở tình trạng yếm khí trong lò luyện
coke, than còn được dùng trong sản xuất giấy, phân bón, hóa chất…
Than là một sản phẩm có lợi thế rất lớn về quy mô và trữ lượng .
Nước ta có 2 bể than lớn là bể than Quảng Ninh và bể than Đồng Bằng
Sông Hồng với tổng trữ lượng ước đạt khoảng 220 tỷ tấn. Nhưng hiện nay
hiệu quả thương mại sản phẩm than đạt được chưa xứng tầm với tiềm năng
và lợi thế của nó,khi việc khai thác than ngày càng khó khăn hơn trong
những năm tới mà nhu cầu trong nước ngày càng tăng cao đồng thời do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì việc phát triển thị trường
nội địa trở thành một vấn đề tất yếu mà thực tiễn đòi hỏi. Vì vậy, việc phát
triển thương mại sản phẩm than là một hướng quan trọng để đáp ứng nhu
cầu sản xuất trong nước góp phần vào quá trình CNH-HĐH đất nước.
Cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và
khu vực, tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành
2
công nghiệp như : Điện, giấy, xi măng, phân bón,…ngày càng cao, thì nhu
cầu tiêu thụ than hiện nay là rất lớn. Trong khi thực trạng thương mại sản
phẩm than đang tồn tại nhiều vấn đề: Sản xuất than ngày càng khó khăn,
công tác kho bãi còn nhiều bất cập, hiện tượng xuất lậu than diễn ra với
cường độ lớn, chất lượng than chưa đảm bảo cho các ngành sản xuất. Vì
vậy phát triển thương mại sản phẩm than là một yêu cầu cấp thiết.
Trong quá trình thực tập, tìm hiểu hoạt động của công ty TNHH một
thành viên than Hạ Long thuộc Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam
(TKV )chuyên khai thác, chế biến, kinh doanh than kết hợp với công tác
điều tra phỏng vấn em đã phát hiện được những thành công cũng như
những hạn chế trong việc phát triển thương mại sản phẩm than của công ty
hiện nay như: lượng than lậu xuất ra bên ngoài vẫn xảy ra liên tiếp, khâu
khai thác còn diễn ra nhỏ lẻ, công tác quản lý kho bãi chưa hiệu quả, chất
lượng than không đảm bảo, cơ sở hạ tầng thương mại phục vụ sản xuất
kinh doanh than còn kém hiệu quả….Việc phát triển thương mại sản phẩm
than đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong quá trình sản xuất là một vấn đề quan
trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “
Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm than trên
thị trường nội địa của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long”.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH một thành viên than Hạ
Long, cùng với quá trình tìm hiểu thị trường than nội địa. Để phát triển
thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa trong giai đoạn hiện nay
và tương lai. Đề tài khảo sát thực trạng phát triển thương mại sản phẩm
than của công ty trên thị trường nội địa, thông qua các bản báo cáo tổng
kết, báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm than, phiếu điều tra, phỏng vấn.
Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề đề tài tập trung giải
quyết :
3
- Về lý luận : Đề tài trả lời câu hỏi phát triển thương mại sản
phẩm than là gì? Các chỉ tiêu được sử dụng phát triển thương mại sản
phẩm? Những nhân tố gì tác động và tác động như thế nào tới quá trình
phát triển thương mại sản phẩm than? Lấy chúng làm cơ sở đi sâu nghiên
cứu vấn đề về phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường trong
nước.
- Về thực tiễn : Đề tài đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đặt ra
bao gồm : Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường
nội địa của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long? Cụ thể là thực
trạng về quy mô thương mại ? Chất lượng ? Hiệu quả thương mại ? Phát
triển bền vững? Đâu là thành công, hạn chế của công ty trong quá trình
phát triển thương mại ? Những nguyên nhân đưa đến thành công, hạn chế
đó? Công ty phải làm thế nào để phát triển thương mại sản phẩm than theo
hướng mở rộng quy mô thương mại? Từ đó, đề xuất những giải pháp cấp
bách và chiến lược để khắc phục những tồn tại đó.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Về lý luận : Làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển
thương mại sản phẩm than, tập vận dụng những lý thuyết đã được
đào tạo trong ghế nhà trường về kinh tế nói chung và về kinh tế
thương mại nói riêng vào thực tiễn, trước hết là tại doanh nghiệp
thực tập
- Về thực tiễn:
Trên cơ sở áp dụng lý thuyết điều tra, phỏng vấn, những nghiên cứu
của đề tài là cơ sở đưa ra những giải pháp thị trường nhằm phát triển
thương mại sản phẩm than của công ty trong giai đoạn hiện nay, khắc phục
những tồn tại trong thực tiễn
4
+ Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH một thành viên than Hạ
Long em đã phát hiện đươc những thành công của công ty đạt được:
Về qui mô phát triển thương mại của công ty, về thị trường tiêu thụ
than, về chất lượng than, về hiệu quả phát triển thương mại cũng như
những hạn chế của công ty về: quy mô khai thác, tốc độ tăng trưởng
sản lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguồn lực….và
nguyên nhân của những hạn chế đó
+ Từ đó đưa ra những đề suất về giải pháp phát triển đối với công ty
để góp phần phát triển thương mại, thúc đẩy quá trình kinh doanh của công
ty.
1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nội dung :
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp thị trường
nhằm phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa.
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài giới hạn đối tượng nghiên cứu là phát triển thương mại sản
phẩm than của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long.
Phạm vi không gian :
Phạm vi thị trường nghiên cứu được giới hạn trong thị trượng nội
địa, đi sâu nghiên cứu về quy mô, cấu trúc và sự tiêu thụ, tình hình phát
triển thương mại của thị trường trong nước.
Phạm vi thời gian:
Thực trạng vấn đề được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm
2007 - 2010, đề xuất các phương hướng, quan điểm và giải pháp thị trường
phát triển thương mại sản phẩm than trong giai đoạn 2010-2015.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Một số khái niệm
- Phát triển thương mại sản phẩm ở đây nội hàm bao gồm việc gia
tăng quy mô một cách hợp lý, thúc đẩy nhịp độ, tốc độ tăng trưởng thương
5
mại nhanh, ổn định và liên tục,cải thiện chất lượng phát triển thương mại
gắn với chuyển dịch cơ cấu thương mại phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
thương mại hướng vào các mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng hài hòa
các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường
- Phát triển thương mại sản phẩm than là sự nỗ lực cải thiện về quy
mô khai thác, nâng cao chất lượng sản phẩm than và các hoạt động thương
mại tham gia vào quá trình cung ứng than trên thị trường nhằm đảm bảo
chất lượng than, không ngừng cải thiện và nâng cao giá trị gia tăng của sản
phẩm than trên thị trường.Khái niệm còn bao hàm sự tăng trưởng về tốc độ
phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm than trong ngành, và một nội
dung không thể thiếu là hiệu quả thương mại theo hướng phát triển bền
vững – là mục tiêu mà các doanh nghiệp đều hướng đến.
Bản chất của sự phát triển thương mại:
+ Sự mở rộng về quy mô thương mại
Mở rộng quy mô thương mại tức là làm cho lĩnh vực thương mại có
sự gia tăng sản lượng tiêu thụ qua đó gia tăng giá trị thương mại và có sự
mở rộng về thị trường tiêu thụ.
+ Lĩnh vực thương mại phải có sự thay đổi về chất lượng
Phát triển thương mại sản phẩm về mặt chất lượng là sự đổi mới, cải
tiến hoạt động thương mại sản phẩm nhằm tạo lòng tin của khách hàng
đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên.
Để có thể phát triển thương mại sản phẩm than của DN trên thị trường
thì cần phải đảm bảo các yếu tố như: chất lượng sản phẩm than phải theo
tiêu chuẩn cũng như phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đào tạo
đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kỹ năng kiến thức, kỷ luật….
+ Phát triển thương mại gắn với việc nâng cao hiệu quả
Hiệu quả thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực phục
vụ cho hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ nói
chung cho cả nền kinh tế
6
Hiệu quả thương mại của DN là thực hiện quá trình tổ chức mua bán
sản phẩm than. Nâng cao hiệu quả đối với sản phẩm than là việc tác động
mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của DN trong các
khâu : khai thác,vận chuyển, phân phối, kinh doanh…
+ Phát triển thương mại hướng tới tính bền vững:
Là sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Sự phát
triển thương mại sản phẩm không làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển
trong tương lai
Để phát triển thương mại sản phẩm than theo hướng phát triển bền
vững thì cần có sự kết hợp hài hòa ba mặt lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội
1.5.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.5.2.1. Khái quát về sản phẩm than
- Khái niệm : Sản phẩm than được hiểu là một loại nguyên liệu, nhiên liệu
thường được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện, các hộ tiêu dùng và các
nhà máy sản xuất như : sản xuất giấy, sản xuất phôi thép, cán thép, xi
măng…
- Phân loại
Sản phẩm than cũng có nhiều loại khác nhau và dựa vào đặc tính của
than mà người ta có thể sử dụng với các mục đích khác nhau.
- Than đá: Thuộc dòng antraxit,đây là một loại nhiên liệu hóa thạch được
hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn
lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation).Thành
phần chính của than đá là cacbon,tỷ lệ các-bon ổn định 89-90%, ngoài ra
còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá là sản phẩm của quá
trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy
được, nhiệt lượng cao khoảng 7350-8200 Kcal/Kg được sử dụng trong các
nhà máy nhiệt điện, sản xuất phôi thép, cán thép
- Than cám: Chất lượng than được đánh giá dựa trên độ tro và độ ẩm có
trong thành phần của than. Độ ẩm và độ tro càng cao thì nhiệt năng tỏa ra
7
càng giảm; đặc biệt, nếu than có độ tro cao còn tạo nên một lớp vỏ bọc
quanh ống than làm giảm hiệu suất của lò. Vì vậy, khi đưa ra tiêu thụ cần
làm tốt công tác chế biến,sàng tuyển.
Ngoài ra, còn một số loại than khác như: than Anthracite, than bùn,
than gỗ, than nâu…được sử dụng trong các hộ tiêu dùng và các mục tiêu sử
dụng khác.
1.5.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm
a. Chỉ tiêu về quy mô: Các chỉ tiêu về quy mô được thể hiện trên các mặt
như: tổng giá trị thương mại sản phẩm tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ, phần
trăm tăng trưởng sản lượng, doanh thu…..
Tổng giá trị thương mại: Tổng giá trị thương mại sản phẩm là toàn bộ
doanh thu bán lẻ hàng hóa trên thị trường của các cơ sở sản xuất kinh
doanh.
Kết quả tính toán chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ/ tổng giá trị thương mại, số
lượng tiêu thụ / tổng sản lượng cho thấy 1 đơn vị sản lượng sản phẩm than
được tiêu thụ đóng góp bao nhiêu phần trăm vào tổng giá trị thương mại
sản phẩm than hay trong tổng sản lượng ngành than nói chung
Sản lượng tiêu thụ: là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp
bán trên thị trường
Phần trăm tăng trưởng sản lượng: Là phần trăm tăng thêm của sản
lượng tiêu thụ năm nay so với năm trước. Dựa vào phần trăm tăng trưởng
sản lượng tiêu thụ của sản phẩm mà có thể biết được nhu cầu về sản phẩm
là cao hay thấp. Nếu tăng trưởng cao thì chứng tỏ nhu cầu về sản phẩm này
là cao và ngược lại nếu sản lượng tiêu thụ tăng trưởng thấp thì nhu cầu về
sản phẩm này là thấp.
Con số phần trăm tăng trưởng sản lượng tiêu thụ than nói lên quy mô
tăng trưởng của sản phẩm than trên thị trường nội địa qua các năm, từ đó
cho thấy đồ thị biên độ dao động mức sản lượng qua các năm, nhận xét về
sự biến động, là thước đo của sự phát triển thương mại.
8
Doanh thu là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng
hóa,dịch vụ.
TR = P x Q
Trong đó : TR : Tổng doanh thu
P : Gía bán một đơn vị sản phẩm
Q: Sản lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp
b. Chỉ tiêu chất lượng: Chỉ tiêu chất lượng trong phát triển thương mại
được hiểu trên khía cạnh tốc độ phát triển và tính đều đặn của sự tăng
trưởng, sự chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm. Chỉ tiêu về chất lượng là một
trong những chỉ tiêu chủ yếu, là thước đo cơ bản của hiệu quả phát triển
thương mại nói chung và sản phẩm than nói riêng.
Tốc độ phát triển vừa là chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển ngành
hàng, vừa là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng phát triển thương mại.
Tốc độ phát triển nếu cao và đều đặn, ổn định qua các năm cho thấy dấu
hiệu của một nền thương mại phát triển mạnh, tiềm năng mở rộng trong
tương lai. Ngược lại, nếu tốc độ phát triển thấp hoặc tốc độ phát triển cao
nhưng không ổn định là biểu hiện của sự phát triển thương mại chưa vững
chắc,hiệu quả.
Sự chuyển dịch về cơ cấu: là sự thay đổi về tỷ trọng các loại sản
phẩm theo chiều hướng gia tăng tỷ trọng của các sản phẩm có chất lượng
cao, có hàm lượng chất xám, hàm lượng khoa học công nghệ cao và giảm
dần tỷ trọng của các sản phẩm kém chất lượng.
Phát triển thương mại sản phẩm than tăng trưởng tốt khi các sản phẩm
chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm dần
các sản phẩm thô chưa qua sơ chế, việc tiêu thụ mở rộng ra thị trường mới
nhiều tiềm năng, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh sản phẩm than….
9
c. Chỉ tiêu hiệu quả:
Nâng cao hiệu quả thương mại theo hướng phát triển bền vững là một
nội dung quan trọng trong phát triển thương mại sản phẩm, vì vậy hiệu quả
được coi là một trong những thước đo quan trọng nhất trong đánh giá kết
quả phát triển thương mại.
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả được xem xét ở 2 cấp độ: vĩ mô và doanh
nghiệp
Xét trên cấp độ vĩ mô: nhóm chỉ tiêu hiệu quả đề cập đến sự đóng góp
vào GDP quốc gia của ngành hàng, giá trị gia tăng của các sản phẩm đóng
góp cho ngành, cho tổng giá trị hàng hóa quốc gia,…..
Ở góc độ doanh nghiệp: nhóm chỉ tiêu hiệu quả thể hiện ở doanh thu,
lợi nhuận, hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại doanh nghiệp( vốn, lao
động, tài chính…),…
Lợi nhuận của doanh nghiệp là con số phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, là phần tiền thu được sau khi đã khấu
trừ hết các khoản chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất và kinh
doanh của DN. Lợi nhuận càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn hiệu quả,
từ đó phát triển thương mại cũng thu được kết quả tốt.
Công thức : P = TR – TC
Trong đó: P : Lợi nhuận thuần
TR: Tổng doanh thu
TC: Tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận cho biết cứ 1 đơn vị doanh thu thuần thu được phản
ánh bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = LNST /Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận càng lớn càng phản ánh doanh nghiệp sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực trong quá trình phát triển thương mại nói chung.
10
Năng suất lao động bình quân cho thấy trung bình 1 lao động thì đóng
góp bao nhiêu % vào tổng doanh thu của doanh nghiệp, năng suất lao động
càng lớn thì hiệu quả càng cao.
d. Chỉ tiêu xã hội
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển
thương mại của một quốc gia. Thương mại phát triển ngoài mục tiêu lợi
nhuận, sự đóng góp giá trị trong GDP ra còn phải đảm bảo đáp ứng được cả
các mục tiêu xã hội như: tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đóng
góp một phần vào tổng quỹ phúc lợi xã hội, hay phát triển thương mại phải
dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái,…
Bảo vệ và phát huy lợi thế so sánh của quốc gia: khi phát triển thương
mại sản phẩm cần khai thác lợi thế so sánh để đạt hiệu quả kinh tế cao
trong hiện tại nhưng không làm mất đi mà còn duy trì và phát triển trong
tương lai nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế, xã
hội.
1.5.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại.
a. Nhóm nhân tố thuộc về thị trường:
Các nhân tố thuộc về thị trường như: Cung – Cầu trên thị trường, đặc
điểm của thị trường, sức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường…
DN nên chú ý đến nhu cầu của khách hàng để có những biện pháp kinh
doanh tốt như đưa ra chiến lược về giá cả, sản phẩm, đa dạng hóa sản
phẩm…Ngoài ra, doanh nghiệp nên chú trọng quan tâm đến đặc điểm của
thị trường đã, đang và sẽ kinh doanh. Sức tiêu thụ của sản phẩm trên thị
trường đó như thế nào để có hướng hoạt động kinh doanh phù hợp
b. Nguồn lực của doanh nghiệp
Bao gồm: Nguồn lực về vốn, lao động, công nghệ…
DN có tiềm lực tài chính hùng mạnh, có mạng lưới phân phối rộng
khắp, có trình độ lao động cao cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ
thúc đẩy sự phát triển thương mại ngày càng lớn mạnh, những nhân tố trên
11
có vai trò chủ chốt trong việc phát triển thương mại sản phẩm cả về quy
mô, số lượng và chất lượng.
c. Năng lực của ngành liên quan
Sự phát triển của các ngành liên quan cũng ảnh hưởng tới sự phát triển
thương mại sản phẩm. Vì đó là các ngành liên quan đến các yếu tố đầu vào,
đầu ra của ngành.
Việc mở rộng quy mô sẽ giúp DN đạt được hiệu quả theo quy mô
d. Nhân tố pháp luật
Nhà nước ban hành các điều luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho các
hoạt động thương mại phát triển
DN sẽ có điều kiện nâng cao hiệu quả phát triển thương mại khi pháp
luật thông thoáng, hành lang pháp lý thuận lợi cho ngành hàng phát triển về
cả quy mô, cơ cấu, theo cả chiều rộng và chiều sâu.
e. Các chính sách vĩ mô của Nhà Nước
Các chính sách vĩ mô của Nhà Nước có tác động đến phát triển thương
mại sản phẩm của các DN nói riêng và các ngành nghề nói chung.
Các chính sách của Nhà Nước như: chính sách thương mại, chính
sách tỷ giá, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,…
Các chính sách của Nhà Nước sẽ góp phần khuyến khích hay cản trở
sự phát triển của ngành nghề trong từng giai đoạn và trong những điều kiện
khác nhau. Vì vậy, các DN cần thi hành và phát huy những điểm có lợi từ
các chính sách của Nhà Nước để tìm ra phương hướng phát triển cho DN
mình
1.5.3.Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH một thành viên than Hạ
Long cùng với việc thu thập xử lý các thông tin sơ cấp, thứ cấp em đã phát
hiện những thành công cũng như những tồn tại trong phát triển thương mại
sản phẩm than trên thị trường nội địa của công ty. Từ đó em xin đưa ra giải
12
pháp vi mô, vĩ mô và một số kiến nghị với Nhà Nước để phát triển thương
mại sản phẩm than trên thị trường nội địa của công ty.
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục
từ viết tắt kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp thị trường nhằm phát
triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa của công ty TNHH
một thành viên than Hạ Long
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng về giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm than
trên thị trường nội địa của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long
Chương III: Các kết luận và đề xuất về giải pháp thị trường nhằm
phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa của công ty
TNHH một thành viên than Hạ Long
13
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng về giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm
than trên thị trường nội địa của công ty TNHH một thành viên than
Hạ Longnghiên cứu các vấn đề
2.1 Phương pháp hệ
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
2.1.1.1. Đối với dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp gồm có phương pháp điều tra
trắc nghiệm và phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra trắc nghiệm:
Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, tiến hành thiết lập phiếu
điều tra bao gồm hệ thống các câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu: quy
mô, hiệu quả thương mại, chất lượng sản phẩm, sự chuyển dịch cơ cấu
thương mại sản phẩm, triển khai quá trình điều tra ở một số đối tượng đã
chọn sau đó tiến hành thu thập số liệu để phân tích.
Phát phiếu điều tra cho các đối tượng điều tra, đó là các nhân viên,
các cấp lãnh đạo, khách hàng của công ty TNHH một thành viên than Hạ
Long… Sau đó tiến hành thu thập số liệu để phân tích ở phần 2.3, lấy đó
làm cơ sở để viết phần đánh giá thành công, hạn chế trong phần 3.1
- Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp tiến hành phát phiếu phỏng
vấn, xin ý kiến của các chuyên gia về đánh giá thực trạng vấn đề nghiên
cứu, những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân và thành công
Phương pháp phỏng vấn được tiến hành phỏng vấn các đối tượng là
nhân viên, các cấp lãnh đạo, các chuyên gia, khách hàng của công ty
TNHH một thành viên than Hạ Long về tình hình hoạt động, sản xuất, kinh
14
doanh. Qua đó, có thể biết được thực trạng phát triển thương mại sản phẩm
than trên thị trường được sử dụng trong phần 2.3 và đánh giá ở phần 3.1…
2.1.1.2. Đối với số liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu: thu thập dữ liệu thông qua
việc tổng quan các tài liệu như sách, vở, báo, tạp chí, internet, báo cáo kết
quả của công ty…
Phương pháp thông tin từ các nguồn này được sử dụng để đánh giá
khái quát ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới sự phát triển thương
mại sản phẩm than trên thị trường nội địa ở phần 2.2 và nguyên nhân thành
công, hạn chế trong phần 3.1
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.1.2.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng để so sánh dữ
liệu giữa các thời kỳ khác nhau hoặc so sánh hoạt động thương mại sản
phẩm than của công ty với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó đánh giá các
mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra
các giải pháp tối ưu trong các trường hợp sản xuất kinh doanh
Dùng phương pháp so sánh để so sánh các số liệu sơ cấp, thứ cấp
trong phần 2.3 về tình hình tiêu thụ, doanh thu của công ty TNHH một
thành viên than Hạ Long qua các năm từ 2007-2010 đã thu thập để so sánh
với kết quả của các năm trước sau đó đưa ra các kết luận và phát hiện ra
vấn đề cần giải quyết.
2.1.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Là cách thức tổng hợp lại các dữ liệu đã thu thập được sau quá trình
điều tra, thu thập
Sau khi điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn thì tiến hành thu thập số
liệu tại công ty TNHH một thành viên than Hạ Long và dùng phương pháp
thống kê để thống kê số liệu rồi phân tích. Phương pháp này sử dụng các số
liệu thống kê thích hợp từ kết quả thu thập dữ liệu thứ cấp để phân tích và
15
đánh giá khái quát thực trạng phát triển thương mại sản phẩm than trên thị
trường nội địa được áp dụng trong phần 2.3
2.1.2.3. Phương pháp đồ thị, mô hình :
Đây là phương pháp sử dụng các đồ thị, mô hình để thể hiện các số liệu thu
thập, từ đó dễ dàng phân tích, phỏng đoán.
2.2.Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường
đến phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa của
công ty TNHH một thành viên than Hạ Long
2.2.1.Tổng quan tình hình phát triển thương mại sản phẩm than của
công ty TNHH một thành viên than Hạ Long
2.2.1.1. Giới thiệu tổng quát về công ty
Công ty TNHH một thành viên Than Hạ Long - TKV tiền thân là
Liên hiệp than Quảng Ninh được thành lập ngày 08 tháng 01 năm 1988
theo Quyết định số: 07 QĐ/UB ngày 08 tháng 01 năm 1988 của UBND
tỉnh Quảng Ninh.
Tên công ty : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN HẠ
LONG-TKV
Tên giao dịch quốc tế : HALONG COAL HOLDING COMPANY
LIMITED
Địa chỉ :Khu đô thị mới-Phường Cao Xanh-Phường Cao
Xanh –Thành phố Hạ Long-Quảng Ninh
Tel : (+84) 33.3655301
Fax : (+84)33.3655301
Email :
- Chức năng : Là một đơn vị chuyên khai thác, chế biến, kinh doanh than
và các khoáng sản khác, công ty được sử dụng và huy động vốn của các
đơn vị kinh tế, được mở các cửa hàng, đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm,
đặt chi nhánh văn phòng đại diện trong và ngoài nước.
16
- Nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
+ Thăm dò khảo sát địa chất và địa chất công trình.
+ Tư vấn đầu tư, thiết kế và thi công xây lắp các công trình mỏ, công
nghiệp, giao thông, thủy lợi, dân dụng, kết cấu hạ tầng, đường dây và trạm
điện.
+ Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Thiết kế, chế tạo, sửa chữa thiết bị mỏ, thiết bị chịu áp lực, thiết bị điện,
ôtô, phương tiện vận tải thủy, bộ; sản xuất ắc quy, đèn mỏ.
+ Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Cơ cấu bộ máy nhân sự :
+ Số lượng CBCNV lao động hiện nay: Với 742 người có trình độ cao
đẳng, đại học. 390 người có trình độ trung cấp, 4400 người là CNKT trong
đó gần 2500 công nhân hầm lò
+ Tổng tài sản: 965 tỷ đồng.
+ Vốn chủ sở hữu: 90,5 tỷ đồng
2.2.1.2. Tình hình phát triển thương mại sản phẩm của công ty
Hiện nay, khi Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH đất nước hướng
tới mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển thì sự phát triển của các
ngành công nghiệp là rất quan trọng. Cùng với sự hội nhập ngày càng sâu
rộng với kinh tế quốc tế và khu vực, tốc độ phát triển của các ngành công
nghiệp, các đơn vị sử dụng than trong nước ngày càng tăng. Vì vậy, than là
sản phẩm có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế
Việt Nam
- Về quy mô: Tổng trữ lượng than của nước ta đã khai thác, thăm dò, tìm
kiếm trên toàn quốc là 6109,3 triệu tấn. Trữ lượng than Antraxit thăm dò
năm 2006 ước đạt 10 triệu tấn, khu vực Quảng Ninh là nơi tập trung
khoảng 67% trữ lượng toàn quốc và cũng có khả năng khai thác lớn nhất.
Loại than chủ yếu tại Quảng Ninh là than đá( than antraxit), được sử dụng
rộng rãi trong các ngành công nghiệp điện, xi măng, phân bón…Tuy nhiên
hiện nay, quy mô khai thác của ngành than diễn ra thường nhỏ lẻ, phân tán,
không tập trung và cũng gặp phải vấn đề đó là Nhà Nước ra quyết định cấm
17
một số mỏ than hoạt động do không đủ tiêu chuẩn về an toàn lao động và
gây ô nhiễm môi trường, hơn thế do khai thác quá mức nên trữ lượng than
ở các mỏ hiện nay ngày càng giảm, ảnh hưởng đến phát triển thương mại
sản phẩm than về mặt quy mô.
- Về sản lượng tiêu thụ, từ năm 2006 đến nay sản lượng tiêu thụ vẫn tăng
lên với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5%/năm. Sản lượng tiêu thụ không
ngừng gia tăng nhưng tốc độ tăng trưởng lại không đều.
Năm 2008 trong điều kiện rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới tác động mạnh đến
nền kinh tế nước ta. Vì vậy, tình hình tiêu thụ than giảm mạnh cả về lượng
và giá bán, sản xuất đạt 44 triệu tấn, tiêu thụ dược 42 triệu tấn, trong đó
tiêu thụ trong nước là 18,5 triệu tấn, tổng doanh thu đạt trên 55.250 tỷ
đồng.
Cùng chịu ảnh hưởng của diễn biến kinh tế trong nước và chịu sự
quản lý trực tiếp của Tập Đoàn Than – khoáng sản Việt Nam, công ty
TNHH một thành viên than Hạ Long cũng có những khó khăn chung trong
kinh doanh than . Năm 2008 sản lượng tiêu thụ giảm xuống còn 1,4 triệu
tấn giảm 2,445% so với năm 2007. Nhưng sang năm 2009, sản lượng tiêu
thụ tăng lên 1,509 triệu tấn tương ứng với tăng 7,7% so với năm 2008 và
tăng lên 1,69 triệu tấn tương ứng với tăng 12% vào năm 2010
- Về thị trường: Trên thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường Miền Bắc,
ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất. Ngoài ra, các ngành tiêu
thụ than khác như: xi măng, giấy, hóa chất, phân bón…cũng đang có tốc độ
tăng trưởng cao. Điều này hứa hẹn sức cầu khổng lồ về than trong những
năm tới
Thị trường tiêu thụ than của công ty TNHH một thành viên than Hạ
Long ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định…cung
cấp than cho các nhà máy sản xuất như nhà máy xi măng Cẩm Thạch, khu
18
công nghiệp phố Nối, khu gang thép Thái Nguyên, cụm công nghiệp An
Xá…
- Về chất lượng thương mại:
Bảng 2.1. Tốc độ phát triển doanh thu của công ty TNHH một thành
viên than Hạ Long
Chỉ tiêu
Tổng doanh
thu ( tỷ đồng)
Doanh thu từ
kinh doanh
than
( tỷ đổng )
Doanh thu
từ kinh doanh
than/ tổng
doanh thu (%)
Tốc độ phát
triển doanh
thu từ than
(%)
2007
1019,113 952,463
93,46
2008
1134,12 1035,68
91,32 108,74
2009
1243,196 1149,708
92,48 111
2010 1414,795 1335 94,36 116,116
( Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên
than Hạ Long)
Theo bảng 2.1 ta thấy tốc độ phát triển của tổng giá trị thương mại tăng
khá cao và ổn định qua các năm. Năm 2008, do khủng hoảng chung của thế
giới nên tốc độ phát triển tăng 8,74% so với năm 2007. Năm 2009, tốc độ
phát triển tăng 11% so với năm 2008. Năm 2010, tốc độ phát triển tăng
16,116 % so với năm 2009. Đây đều là mức tăng trưởng cao, phản ánh tình
hình phát triển thương mại sản phẩm than là có chất lượng.
Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong công ty TNHH một thành viên
than Hạ Long theo hướng tăng tỷ trọng doanh thu từ kinh doanh than. Bởi
vì các sản phẩm than là sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Mở rộng thị
trường tiêu thụ than ra các tỉnh đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực Miền
Bắc.
19
2.2.2 Đánh giá khái quát ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới sự
phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa
2.2.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về thị trường:
- Nhu cầu: Do sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu về nhiên liệu ngày
càng tăng. Đặc biệt là khi nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh xây dựng các
nhà máy nhiệt điện để phục vụ cho sản xuất và tốc độ phát triển của các
ngành công nghiệp sử dụng than ngày càng tăng. Tuy nhiên do ảnh hưởng
của suy giảm kinh tế và lạm phát cuối năm 2008 đầu năm 2009 ảnh hưởng
đến các ngành sản xuất trong nước làm cho sản lượng tiêu thụ than giảm.
Vì vậy, ngành than nói chung và các DN kinh doanh than nói riêng phải
nghiên cứu và đa dạng hóa sản phẩm than cũng như nâng cao chất lượng để
phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường.
- Sản phẩm thay thế: Nếu như trước kia, than được coi là nhiên liệu số 1
thì ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại khí đốt như: Dầu
mỏ, khí đốt…thì than ngày càng khó cạnh tranh hơn. Do cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới năm 2008 và suy giảm kinh tế năm 2009 làm giá dầu liên
tục giảm làm chuyển hướng sử dụng than sang dầu. Đây là một khó khăn
lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh than. Tạo nên sức ép giảm giá
than bán và giảm việc tiêu dùng than.
- Gía cả: Do đặc điểm của ngành than là ngành sản xuất đặc biệt nó khai
thác tài nguyên không tái tạo được của Quốc Gia phục vụ cho sự phát triển
chung của đất nước. Vì thế ngành khai thác than có định hướng phát triển
theo kinh tế thị trường nhưng chịu sự quản lý của nhà nước. Vì vậy, giá
than bán có sự điều tiết của nhà nước. Để đảm bảo an ninh năng lượng, mặt
khác từng bước thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, Bộ
Tài Chính cho biết giá than bán cho 3 hộ tiêu thụ lớn( sản xuất xi măng,
phân bón, giấy) cần phải từng bước điều chỉnh
2.2.2.2. Nguồn lực của doanh nghiệp
20
- Nguồn vốn: Để phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động
thương mại, hàng năm các doanh nghiệp kinh doanh than phải có những cơ
cấu phân bổ và sử dụng nguồn vốn hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời, để
quay vòng vốn tốt các doanh nghiệp đã chủ động huy động các nguồn vốn
để đảm bảo phát triển sản xuất và kinh doanh
- Nguồn lực lao động: Lao động là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố trực tiếp tạo ra các sản phẩm
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nguồn lực lao động có
ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của DN. Trong những năm qua
DN đã chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động như:
Đóng góp đẩy đủ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp…, chăm lo tới công tác bồi dưỡng về thể chất, thăm quan nghỉ
dưỡng, thể dục thể thao…cho toàn bộ cán bộ công nhân viên để nâng cao
hiệu quả sử dụng lao động
- Nguồn lực công nghệ: Đây là nhân tố có tác động lớn tới sự tồn tại và
phát triển của các DN trong ngành. Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ khai
thác, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hầm lò, tập trung vào việc cơ giới
hóa hầm lò để nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động và
an toàn, vệ sinh công nghiệp. Đồng bộ và hiện đại hóa dây chuyền công
nghệ, sàng tuyển, chế biến, vận tải và hệ thống cảng rót than, giảm thiểu tác
động đến môi trường sinh thái. Giá bán than phụ thuộc vào chất lượng than.
Nhưng muốn có chất lượng than tốt thì dây chuyền khai thác và chế biến
than phải hiện đại
2.2.2.3. Năng lực của ngành liên quan
Đối với bất kỳ một ngành sản xuất nào, yếu tố đầu ra là vấn đề rất quan
trọng. Vì vậy, sự phát triển của các ngành sản xuất dùng than làm nhiên
liệu có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ngành than đặc biệt là hoạt
động phát triển thương mại than trên thị trường. Đó là các ngành sản xuất
như điện, giấy, phân bón, xi măng…
21
Trong những năm qua sự phát triển sản xuất của những ngành này là
rất lớn, đặc biệt trong khi nước ta chủ trương đầu tư xây dựng 13 nhà máy
nhiệt điện và hàng loạt các nhà máy sản xuất như: Thép, xi măng, giấy…
sắp sửa ra đời. Vì vậy nhu cầu tiêu thụ than là rất lón
2.2.2.4. Nhân tố pháp luật
Nhà Nước ban hành các điều luật, quyết định nhằm tạo hành lang
pháp lý cho các hoạt động thương mại phát triển. Vì vậy, để phát triển
thương mại sản phẩm than thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Một số các luật liên quan đến quy chế hoạt động của phát triển thương mại
sản phẩm than như: Luật thương mại, luật thuế xuất nhập khẩu, luật khoáng
sản, luật bảo vệ môi trường…Ngoài ra chính phủ cũng có những quyết dịnh
để phát triển thương mại sản phẩm than
Đó là những cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp kinh doanh than áp
dụng, triển khai các kế hoạch kinh doanh của mình. Nhưng có quá nhiều
quyết định, văn bản luật thì sẽ dẫn đến việc chồng chéo giữa các văn bản
luật dẫn đến doanh nghiệp khó áp dụng và gây khó khăn cho việc kinh
doanh
2.2.2.5. Các chính sách vĩ mô của Nhà Nước
Các chính sách vĩ mô của Nhà Nước ảnh hưởng đến phát triển thương
mại sản phẩm than là:
- Chính sách về vốn: Năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và lạm
phát trong nước, sự phát triển của ngành than và các ngành công nghiệp
khác trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Vì vậy,
chính phủ đã đưa ra gói kích cầu trị giá 143000 tỷ đồng, đồng thời đưa ra
quyết định số 433- QĐ – CP về việc giảm lãi suất và hỗ trợ lãi suất cho các
tổ chức, doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn để thực hiện việc đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng, với mức lãi suất hỗ trợ tiền
vay là 4%/ năm và thời hạn vay tối đa là 24 tháng. Giúp các DN khắc phục
hậu khủng hoảng có thêm vốn trong việc phát triển thương mại sản phẩm.
22
- Chính sách về phát triển ngành than: Đó chính là quy hoạch của nhà
nước về chiến lược phát triển ngành than như: Chiến lược phát triển ngành
than đến năm 2015 định hướng 2025. Phát triển ngành than trên cơ sở khai
thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than
trong nước, đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng Quốc
Gia và đáp ứng tối đa như cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước kết hợp với phát triển ngành than bền vững, hiệu quả
theo hướng đồng bộ, phù hợp với cơ chế thị trường và phát triển chung của
các ngành kinh tế khác.
- Chính sách thương mại: Cụ thể là chính sách xuất nhập khẩu than. Từ
năm 2008 Nhà Nước đưa ra chính sách hạn chế xuất khẩu than để đáp ứng
nhu cầu sản xuất trong nước. Các DN kinh doanh than cần phải nghiên cứu,
triển khai và thực hiện kế hoạch kinh doanh theo đúng định hướng của Nhà
Nước để đảm bảo lượng than cung ứng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong
nước
2.3.Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập :
2.3.1. Giới thiệu về phiếu điều tra, phỏng vấn
Để làm rõ về phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường
nội địa đặc biệt là thị trường Miền Bắc phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng
vấn gồm 10 câu hỏi với nội dung xoay quanh thực trạng phát triển thương
mại sản phẩm than trên thị trường Miền Bắc nhằm tìm kiếm, thu thập được
các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
2.3.2. Đối tượng điều tra, phỏng vấn
Tiến hành điều tra phỏng vấn tại công ty TNHH một thành viên than
Hạ Long. Đối tượng điều tra, phỏng vấn là các chuyên gia, các cán bộ lãnh
đạo, nhân viên, khách hàng của công ty. Việc điều tra trắc nghiệm được
thực hiện bằng việc phát phiếu điều tra trực tiếp hoặc thông qua mạng
internet hoặc gửi thư…
2.3.3. Kết quả điều tra phỏng vấn
23
Số phiếu phát tra : 10 phiếu
Số phiếu thu về: 10 phiếu
Số phiếu hợp lệ: 10/10
Câu hỏi điều tra, phỏng vấn Ý kiến trả lời
1. Đánh giá sự ảnh hưởng của các
nhân tố tới phát triển thương mại sản
phẩm than trên thị trường nội địa
+ Các nhân tố thị trường
+ Nguồn lực của DN
Mức độ
quan
trọng
trung
bình
Số phiếu
1
2
4
3
5
5
3
4
2
10/10 Chiếm 100%
8/10 Chiếm 80%
2/10 Chiếm 20%
9/10 Chiếm 90%
1/10 Chiếm 10%
9/10 Chiếm 90%
1/10 Chiếm 10%
8/10 Chiếm 80%
2/10 Chiếm 20%
2. Để phát triển thương mại sản phẩm
than đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên
thị trường, công ty nên sử dụng chỉ
tiêu nào?
+ Mở rộng quy mô khai thác, tăng sản
lượng
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm than
1/10 Chiếm 10%
1/10 Chiếm 10%
24
trên thị trường
+ Nâng cao hiệu quả thương mại sản
phẩm than kết hợp với phát triển bền
vững
+ Kết hợp tất cả các yếu tố trên
2/10 Chiếm 20%
6/10 Chiếm 60%
3. Đối tượng khách hàng nào là khách
hàng chủ yếu của ngành than hiện
nay?
+ Ngành điện
+ Các hộ gia đình
+ Các nhà sản xuất khác(giấy, phân
bón..)
6/10 Chiếm 60%
4/10 Chiếm 40%
4. Công tác kiểm tra, giám sát việc
đánh giá hiệu quả phát triển thương
mại sản phẩm than trên thị trường nội
địa của các cơ quan quản lý nhà nước
hiện nay như thế nào?
50% ý kiến cho là đúng mức
40% ý kiến cho là chưa đúng mức
10% không có ý kiến
5. Việc phát triển thương mại sản
phẩm than trên thị trường nội địa của
công ty hiện nay như thế nào?
20% ý kiến cho là tốt
60% ý kiến cho là trung bình
20% ý kiến cho là kém
6. Đánh giá về mức quan trọng của
chính sách bảo vệ môi trường của
công ty trong phát triển thương mại
sản phẩm than
60% ý kiến cho là rất quan trọng
40% ý kiến cho là quan trọng
0% ý kiến cho là không quan trọng
7. Phát triển nguồn lực công nghệ
phục vụ sản xuất, kinh doanh than của
công ty hiện nay được thực hiện như
thế nào?
20% ý kiến cho là tốt
60% ý kiến cho là trung bình
20% ý kiến cho là kém
8. Giải pháp thị trường với phát triển
thương mại sản phẩm than trên thị
trường nội địa hiện nay đang gặp
+ Hiệu quả sử dụng nguồn lực
chưa cao
+ Ô nhiễm môi trường
25