Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.23 KB, 18 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, khi mà nhu cầu liên
kết, hợp tác của các doanh nghiệp ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì
những tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng cũng xuất hiện càng nhiều như một hệ quả
tất yếu trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp phát sinh
được coi là nhu cầu tự thân trong nền kinh tế. Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tranh chấp, duy trì trật tự nền kinh tế cần phải hoàn thiện cơ
chế giải quyết giải quyết tranh chấp theo hướng đơn giản, thuận tiện và đem lại
hiệu quả cao đối với các bên tranh chấp. Hiện nay, trong các phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại, trọng tài thươn mại nổi lên như một hình thức giải
quyết tranh chấp ưu việt hơn cả vì những mặt tích cực mà nó mang lại. Tuy nhiên
bên cạnh đó cũng ko tránh khỏi những nhược điểm xuất phát từ chính bản thân
của phương thức này trong việc giải quyết tranh chấp cũng như do nhận thức,
quan điểm, tư tưởng của các doanh nghiệp và thói quen xã hội ở nước ta hiện nay.
Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và khắc phục những hạn chế, tồn tại đó có ý
nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại nói riêng cũng như hệ thống các phương thức giải quyết
tranh chấp nói chung.
B. NỘI DUNG
I. Nhận thức chung về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp
thương mại ở Việt Nam:
1. Khái niệm tranh chấp thương mại:
Thực tế cho thấy, tranh chấp thương mại là một hiện tượng xã hội, là hệ quả tất
yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, mức độ, hình thức, nội dung
tranh chấp phụ thuộc vào quy mô của quan hệ thương mại. Ngày nay cùng với sự
lớn mạnh của nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế trong nước cũng như
quan hệ thương mại quốc tế ngày càng trở nên sống động, đa dạng và phức tạp
hơn. Trong điều kiện như vậy, tranh chấp thương mại xảy ra không những là điều
khó tránh khỏi mà còn phức tạp hơn về nội dung, gay gắt hơn về mức độ tranh
chấp, cần được giải quyết một cách kịp thời, dứt điểm.
1




Ở Việt Nam, khái niệm “tranh chấp thương mại” (TCTM) lần đầu tiên được
quy định trong Luật thương mại năm 1997. Theo điều 238 của luật này thì: “tranh
chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại”. Theo quy định này thì Luật thương
mại 1997 đã giới hạn nội hàm của khái niệm tranh chấp thương mại (do hoạt
động thương mại được hiểu theo nghĩa hẹp). Vấn đề này đã được khắc phục khi
Luật thương mại 2005 được ban hành, khái niệm hoạt động thương mại được mở
rộng và TCTM được hiểu là mọi tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh
của thương nhân. Từ đó, hiểu một cách khái quát nhất thì TCTM là những mâu
thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong
quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Như vậy, có thể nhận biết TCTM thông qua một số đặc điểm nổi bật là:
 TCTM là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
 TCTM là tranh chấp phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân.
 Nội dung của TCTM là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hoạt động thương mại.
2. Giải quyết tranh chấp thương mại:
 Khái niệm: Sự xuất hiện của TCTM trong nền kinh tế tất yếu dẫn đến nhu
cầu giải quyết các tranh chấp đó. Nếu như hiểu TCTM là những mâu thuẫn, bất
đồng của các bên về quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại thì giải quyết
TCTM chính là việc lựa chọn các phương thức, biện pháp thích hợp để giải tỏa
các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột giữa các bên, tạo lập sự cân bằng về mặt lợi
ích mà các bên có thể chấp nhận được.
 Quan điểm về giải quyết TCTM qua từng thời kỳ:
- Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, việc giải quyết
tranh chấp được thực hiện chủ yếu thông qua trung tâm kinh tế Nhà nước. Đây là
cơ quan của Nhà nước, được lập ra để thực hiện 2 chức năng chủ yếu là giải quyết
tranh chấp hợp đồng kinh tế và thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động

kinh tế. Các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì được giải quyết tại hội đồng

2


trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài hàng hải đặt bên cạnh phòng Thương
mại và công nghiệp Việt Nam. Thực chất việc giải quyết TCTM hay đúng hơn là
giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế trong thời kỳ này mang tính kiểm tra xem
xét và xử lý vi phạm hơn là tính chất tài phán.
- Bước sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã từng bước thể chế hóa việc
giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm quyền tự do lựa chọn của các bên tham gia
giải quyết TCTM theo 2 hướng: thành lập Tòa kinh tế thuộc hệ thống tòa án nhân
dân để xét xử các vụ án kinh tế (năm 1994) và cho phép thành lập trung tâm trọng
tài phi Chính phủ để giải quyết tranh chấp.
 Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp thương mại:
- Phải tạo ra các hình thức, thủ tục giải quyết TCTM đa dang, linh hoạt, phù
hợp với tính chất phức tạp của các quan hệ thương mại trong nền kinh tế thị
trường, cũng như đáp ứng được lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh.
- TCTM phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, không làm hạn chế và
cản trở các hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
- Giải quyết TCTM phải chính xác, đúng pháp luật, phán quyết phải có tính
cưỡng chế thi hành cao.
- Giải quyết TCTM phải đảm bảo giữ được bí mật kinh doanh, uy tín của các
bên trong hoạt động thương mại, phải đảm bảo được tính dân chủ thực sự, sự bình
đẳng và quyền tự định đoạt của các bên.
- Đảm bảo về hiệu quả kinh tế (ít tốn kém nhất).
Hiện nay, trong số các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài
thương mại là phương thức đáp ứng gần như đầy đủ nhất các yêu cầu trên trong
việc giải quyết các tranh chấp.
 Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại theo pháp luật

hiện hành: Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay thừa nhận 4
phương thức giải quyết TCTM cơ bản, bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài
thương mại (TTTM) và tòa án. Trong đó, thương lượng, hòa giải, trọng tài thương
mại là các phương thức giải quyết TCTM không mang tính quyền lực nhà nước
mà chủ yếu được giải quyết dựa trên nền tảng sự thỏa thuận, tự định đoạt của các
3


bên tranh chấp hoặc phán quyết của bên thứ ba độc lập. Trong khi đó, tòa án lại là
phương thức giải quyết mang ý chí quyền lực nhà nước được tiến hành theo thủ
tục tố tụng nghiêm ngặt. Với mỗi phương thức này, các bên tranh chấp có thể tìm
thấy sự thuận lợi phù hợp với đòi hỏi của mình khi có nhu cầu giải quyết tranh
chấp.
Việc lựa chọn các phương thức như thương lượng hòa giải hay trọng tài
thương mại thường xuất phát từ tính linh hoạt, mềm dẻo của thủ tục và sự tự do ý
chí của các bên trong việc thỏa thuận và định đoạt mà không bị ràng buộc bởi thủ
tục tố tụng nghiêm ngặt hay phán quyết của tòa án. Ngoài ra, giải quyết tranh
chấp bằng các phương thức này cũng giúp bảo đảm được uy tín cũng như bí mật
kinh doanh của các bên tranh chấp, góp phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp
tác lâu dài giữa các bên.
Tuy nhiên chính những điểm tích cực đó của các phương thức trên lại dẫn đến
những nhược điểm không thể tránh khỏi như kết quả của việc giải quyết tranh
chấp phụ thuộc vào thái độ thiện chí và hợp tác giữa các bên, việc thực hiện kết
quả đạt được của quá trình giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự tự nguyện thi
hành của các bên mà không có cơ chế đảm bảo và nếu có như phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì rất tốn kém, mất thời gian. Ngược
lại những nhược điểm này lại có thể được bù đắp trong cơ chế giải quyết tranh
chấp thương mại tại tòa án.
II. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương
mại:

1. Khái quát chung về trọng tài thương mại – một trong những phương thức
giải quyết tranh chấp thương mại:
1.1.Quan niệm về trọng tài thương mại:
Trong khoa học pháp lý, trọng tài (TT) được nghiên cứu dưới nhiều bình diện
khác nhau và do đó hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về TT. Theo khoản 1
Điều 3 Luật trong tài thương mại 2010 của nước ta: “Trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo

4


quy định của luật này”. Nhìn chung, các quan điểm về TTTM đều được nhận
trọng tài thương mại dưới 2 góc độ:
Thứ nhất, TT là hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động
thương mại, được thực hiện bởi hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy
nhất với tư cách là bên thứ 3 độc lập nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra
một số phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có giá trị
chung thẩm đối với các bên.
Thứ hai, TT là một cơ quan giải quyết tranh chấp được thành lập tự nguyện bởi
các trọng tài viên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh,
thương mại theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Đây là phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước.
1.2. Bản chất của trọng tài thương mại:
Trọng tài là một hình thức tài phán tư, mang bản chất phi Nhà nước chứ không
phải là cơ quan tài phán Nhà nước. Trọng tài thương mại không do Nhà nước
thành lập mà được hình thành trên cơ sở quyền tự định đoạt của các bên tranh
chấp. Chỉ khi có sự thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp
thì tranh chấp đó mới được đưa ra trọng tài thương mại để giải quyết. Như vậy, có
thể nói phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa yếu tố
thỏa thuận và tài phán, trong đó, thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết của trọng

tài và không có phán quyết thoát ly khỏi những yếu tố đã thỏa thuận.
1.3. Đặc điểm của trọng tài thương mại:
Trọng tài thương mại với tư cách và cách nhìn nhận khác nhau sẽ mang những
đặc điểm khác nhau. Ở đây ta đang xét đến trọng tài thương mại với tư cách là
một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cho nên ta sẽ đề cập đến các
đặc điểm của nó dưới góc độ này. Theo đó, trọng tài thương mại – một phương
thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại có
những đặc điểm sau:
 TT là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ 3 – một
TTV duy nhất hoặc hội đông trọng tài (HĐTT), với tư cách là bên trung gian đưa
ra các phán quyết để giải quyết tranh chấp.
5


 TT là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố tụng mà
pháp luật TT, điều lệ, quy tắc tố tụng của tổ chức TT đó quy định.
 Kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại TTTM là phán quyết do TT
tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp.
1.4. Các hình thức trọng tài thương mại:
Khi lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại,
các bên sẽ thỏa thuận về hình thức trọng tài cụ thể được lựa chọn để giải quyết
tranh chấp. Do vậy, việc phân loại các hình thức trọng tài thương mại có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc xác định trình tự giải quyết tranh chấp trong các vụ việc
cụ thể. Theo đó, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức sau:
 Trọng tài vụ việc:
Theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài vụ việc được hiểu là:
“hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục
do các bên thỏa thuận”. Như vậy, trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các
bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và
trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Ta thấy, trọng

tài vụ việc có các đặc trưng để nhận biết sau đây:
- Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp
để giải quyết vụ tranh chấp, do vậy sau khi tranh chấp được giải quyết sẽ tự giải
thể, chấm dứt hoạt động. Cho nên, trọng tài vụ việc mang tính chất vụ việc, lâm
thời.
- Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành
và không có danh sách trọng tài viên riêng.
- Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình. Do vậy,
khi lựa chọn hình thức trọng tài này, các bên sẽ thỏa thuận xây dựng hoặc lựa
chọn bất kì một quy tắc tố tụng phổ biến nào.
 Trọng tài thường trực:
Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực được tổ chức dưới các hình thức
rất đa dạng như trung tâm trọng tài (Việt Nam, Singgapore, Australia, Hồng
Kông…); các hiệp hội trọng tài (Nhật Bản, Hoa Kì…) hay các viện trọng tài...
6


Những đặc điểm riêng phân biệt trọng tài thường trực với hình thức trọng tài vụ
việc là:
- Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ
thống cơ quan nhà nước.
- Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân tồn tại độc lập với nhau.
- Tổ chức và quản lí ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu
tổ chức của trung tâm trọng tài bao gồm ban điều hành và cả trọng tài viên của
trung tâm.
- Mỗi trung tâm trọng tài đều có quyền tự quyết về lĩnh vực hoạt động, quy
tắc tố tụng, điều lệ trung tâm miễn là không trái với quy đinh của pháp luật trọng
tài thương mại.
- Mỗi trung tâm đều có danh sách trọng tài viên riêng và hoạt động xét xử
của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên đó.

Nhìn vào các đặc điểm trên của 2 hình thức trọng tài thương mại, ta thấy việc
lựa chọn trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp có thể mang lại nhiều ưu thế
hơn so với trọng tài thường trực như: giải quyết vụ tranh chấp một cách nhanh
chóng và ít tốn kém; quyền tự định đoạt khá lớn như quyền lựa chọn trọng tài
viên và xác định quy tắc tố tụng của các bên tranh chấp không bị giới hạn trong
phạm vi một trung tâm trọng tài… nhưng lại có hạn chế rất lớn đó là việc giải
quyết tranh chấp phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên. Nhược điểm này
sẽ được khắc phục nếu các bên lựa chọn trọng tài thường trực để giải quyết tranh
chấp bởi nó có một quy tắc tố tụng chi tiết, có sự hỗ trợ và giám sát quá trình tố
tụng trọng tài.
2. Quy định của pháp luật hiện hành về phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài thương mại:
Ngày 5/9/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/NĐ-CP, quy định về tổ
chức và hoạt động của trọng tài kinh tế phi chính phủ. Đây được coi là cơ sở pháp
lý đầu tiên ở nước ta thừa nhận phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài. Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, những quy định của Nghị
định 116 không còn phù hợp với tình hình mới, vì vậy Quốc hội đã ban hành
7


Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 nhằm nỗ lực hoàn chỉnh khung pháp lý
cho hoạt động trọng tài và trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại đã thực sự chuyển biến tích cực. Đến ngày 17/6/2010, Luật Trọng tài
thương mại 2010 (LTTTM) đã được ban hành thay thế cho Pháp lệnh Trọng tài
thương mại năm 2003 trên cơ sở kế thừa những chế định tiến bộ, phù hợp kết hợp
với những quy định mới, hoàn chỉnh hơn. Hiện nay, đây cũng là cơ sở pháp lý chủ
yếu nhất quy định về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại.
2.1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức
trọng tài thương mại:

Bằng việc đề ra các nguyên tắc chung trong việc giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài thương mại, pháp luật về trọng tài thương mại đã tạo ra một cơ
sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho trọng tài giải quyết các tranh chấp thương mại
một cách hiệu quả và tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp tối ưu nhất. Theo
Điều 4 LTTTM 2005, các nguyên tắc đó là:
 Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài: Nguyên tắc này đòi hỏi: một tranh chấp
chỉ được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các
bên có thỏa thuận trọng tài (khoản 1 Điều 5 LTTTM năm 2010). Do vậy, trong
trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu 1 bên khởi kiện tại tòa
án thì tòa sẽ từ chối thụ lý trừ trường hợp thỏa thuận đó vô hiệu.
Thỏa thuận trọng tài không đơn thuần chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự
thỏa thuận của các bên mà còn quyết định thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp
giữa các bên. Vì thỏa thuận trọng tài mang tính quyết định đối với việc áp dụng
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên LTTTM 2010 đã dành hẳn
chương II để quy định về các nội dung liên quan đến vấn đề này.
Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài được coi là nguyên tắc nền tảng tạo nên bản
chất riêng của tố tụng trọng tài chính là việc xuất phát từ sự thỏa thuận của các
bên tranh chấp. Vậy nên việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này.

8


 Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, khách quan,vô tư và tuân thủ
quyđịnh của pháp luật (Khoản 2, Điều 4 LTTTM 2010):
Trọng tài viên là những người “cầm cân nẩy mực”, quyết định tính đúng đắn,
chính xác, khách quan của phán quyết đưa ra để giải quyết tranh chấp giữa các
bên. Các phán quyết trọng tài có đáp ứng được những đòi hỏi đó hay không trước
hết phải xuất phát từ chính bản thân trọng tài viên. Do vậy, đây là nguyên tắc
trung tâm quyết định đến hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp bằng

trọng tài thương mại. Để đảm bảo nguyên tắc này, LTTTM 2010 đã quy định khá
cụ thể về tiêu chuẩn trọng tài viên (Điều 20), quyền, nghĩa vụ của trọng tài viên
(Điều 21).
 Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên:
Đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt của các bên trong quá trình giải quyết
tranh chấp như thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng
tài, lựa chọn hình thức trọng tài, chỉ định trọng tài viên, quyết định thời gian, địa
điểm giải quyết…là một đặc trưng và cũng là ưu điểm của phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Do vậy, nguyên tắc này cần phải được đảm
bảo xuyên suốt quá trình trọng tài viên giải quyết tranh chấp.
 Giải quyết tranh chấp bằng TT được tiến hành không công khai, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác (khoản 4, Điều 4 LTTTM 2010):
Nguyên tắc này xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động kinh doanh. Theo nguyên
tắc này, các buổi xét xử trọng tài chỉ gồm trọng tài viên, các đương sự và các bên
có liên quan đến vụ tranh chấp. Những người không có trách nhiệm và không liên
quan đến vụ tranh chấp không được tham dự. Và quyết định của trọng tài cũng
như các căn cứ để trọng tài đưa ra phán quyết sẽ không được công bố công khai
nếu các bên đương sự không có yêu cầu. Nguyên tắc này đã tạo nên một trong
những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
mà các chủ thể kinh doanh khá ưa thích.
 Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm (khoản 5 Điều 4
LTTTM 2010): Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định phán quyết của

9


trọng tài phải được thi hành ngay trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra phán
quyết. Nguyên tắc này đảm bảo cho việc thực hiện kết quả giải quyết tranh chấp
thương mại.
2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại:

Xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh
chấp thương mại chính là tìm hiểu xem phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài thương mại sẽ được áp dụng trong trường hợp nào?
Về nguyên tắc, tranh chấp chỉ được trọng tài thương mại giải quyết nếu trước
hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, không
phải mọi tranh chấp có thỏa thuận trọng tài đều thuộc thẩm quyền giải quyết của
trọng tài thương mại mà chỉ các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại thì
trọng tài thương mại mới có quyền giải quyết. Như vậy, phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại chỉ được áp dụng khi có đủ 2 điều kiện:
- Thứ nhất, giữa các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận
trọng tài có hiệu lực. Đó phải là một thỏa thuận trọng tài cụ thể, rõ ràng và theo
đúng quy định của pháp luật trọng tài. Đây được coi là điều kiện then chốt quyết
định việc có áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hay
không. Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản về giải quyết tranh chấp đã
được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng (Điều 16 Luật TTTM 2010) và
phải được lập thành văn bản.
- Thứ hai, tranh chấp gửi đến trọng tài thương mại phải là tranh chấp phát
sinh trong hoạt động thương mại tức là các tranh chấp thương mại thuộc thẩm
quyền giải quyết của trọng tài được quy định tại Điều 2 LTTTM 2010.
Như vậy ta thấy Luật Trọng tài thương mại 2010 về cơ bản vẫn lấy 2 yếu tố
trên làm cơ sở xác định trường hợp được áp dụng trọng tài thương mại với tư
cách là một phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên nếu xét một cách cụ thể
ta sẽ thấy Luật TTTM 2010 khắc phục được rất nhiều hạn chế của Pháp lệnh
trọng tài thương mại năm 2003 về vấn đề này, cụ thể:
- Luật TTTM 2010 đã bỏ một trường hợp về thỏa thuận trọng tài vô hiệu:

10


“không xác định rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp” (khoản

4 Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003). Việc bỏ quy định này là phù hợp
với thực tế và đảm bảo được ý chí của các bên về việc lựa chọn trọng tài thương
mại để giải quyết tranh chấp cho dù diễn đạt không chuẩn xác tên của một tổ chức
trọng tài cụ thể. Quy định này đã làm cho thẩm quyền giải quyết tranh chấp của
trọng tài thương mại trước đây bị thu hẹp một cách bất hợp lý.
- Cũng về các tình huống làm vô hiệu thỏa thuận trọng tài, Luật TTTM 2010
đã khắc phục sự không rõ ràng trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Điều
18 của Luật TTTM giới hạn 6 tình huống theo đó thoả thuận trọng tài vô hiệu.
Với quy định này, thẩm quyền của trọng tài thương mại trong việc giải quyết
tranh chấp rõ ràng là sẽ được cụ thể hơn.
- LTTTM 2010 đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh TTTM 2003 về thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp thương mại của Trọng tài bằng cách mở rộng phạm vi
thẩm quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích
của các bên (Điều 2 Luật TTTM 2010). Đây là một trong những điểm mới quan
trọng nhất của Luật TTTM so với Pháp lệnh TTTM và hoàn toàn phù hợp với
thực tiễn sử dụng Trọng tài của các nước trên thế giới,đồng thời đảm bảo sự
tương thích với các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2.3. Trình tự giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại:
Việc giải quyết tranh chấp theo hình thức trọng tài nào là do các bên thỏa
thuận, quyết định nhưng dù lựa chọn hình thức nào thì việc giải quyết tranh chấp
bằng phương thức trọng tài thương mại cũng phải trải qua trình tự, thủ tục sau:
 Bước 1: Gửi đơn kiện và thụ lí đơn kiện:
- Nếu giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm
đơn kiện gửi đến trung tâm trọng tài đã được các bên thảo thuận lựa chọn. Còn
nếu giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập thì nguyên
đơn phải gửi đơn kiện đến cho bị đơn. Kèm theo đơn khởi kiện phải có thỏa thuận
trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu liên quan.
- Đơn kiện phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 30 LTTTM.
- Thời điểm trung tâm trọng tài hoặc bị đơn nhận được đơn kiện có ý nghĩa
11



xác định thời điểm tố tụng trọng tài bắt đầu.
- Trung tâm trọng tài thụ lí đơn kiện nếu vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền
của mình và 2 bên đã có thỏa thuận trọng tài.
 Bước 2: Tự bảo vệ của bị đơn (Điều 35 LTTTM 2010):
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu kèm
theo, nguyên đơn phải bản tự bảo vệ; tên và người mình chọn làm Trọng tài viên.
- Trong trường hợp bị đơn kiện lại nguyên đơn về những vấn đề liên quan
đến vụ tranh chấp thì bị đơn phải gửi đơn kiện lại cho Trung tâm trọng tài hoặc
Hội đồng trọng tài và nguyên đơn cùng lúc với bản tự bảo vệ.
 Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài: được quy định tài Điều 40 và 41
LTTTM 2010. Trong bước này cần lưu ý:
- Các bên tranh chấp có thể thành lập hội đồng trọng tài hoặc lựa chọn một
trọng tài viên duy nhất để giải quyết. Trong trường hợp này, quyết định của trọng
tài viên đó có hiệu lực thi hành như của hội đồng trọng tài.
- Sau khi đã lựa chọn trọng tài viên, nếu trọng tài viên đã chọn thuộc một
trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 LTTTM thì có quyền thay
đổi trọng tài viên.
 Bước 4: Chuẩn bị giải quyết tranh chấp: Gồm các nội dung sau:
- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc: Điều 45 LTTTM.
- Thu thập chứng cứ: Điều 46 LTTTM.
- Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định Điều 48 LTTTM.
- Hòa giải: Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải
để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Nếu hòa giải thành
thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành. Quyết định này là chung thẩm
và có giá trị như phán quyết trọng tài.
 Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp:
- Thỏa thuận thời gian, địa điểm, hình thức tham gia..Điều 54, 55 LTTTM.
- Các bên trình bày chứng cứ, tranh luận…

 Bước 6: Phán quyết trọng tài:

12


Chương IX của LTTTM 2010 quy định về nguyên tắc phán quyết, nội dung, hình
thức, hiệu lực của phán quyết.
 Bước 7: Thi hành phán quyết trọng tài: Phán quyết trọng tài được thi
hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Một điều đáng ghi nhận
là việc thi hành phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật hiện hành đã được
đảm bảo hơn trước đây (Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994) bởi nó được cưỡng chế
bằng quyền lực của cơ quan nhà nước (cơ quan thi hành án cấp tỉnh).
Như vậy, trình tự giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài theo quy
định của pháp luật hiện hành khá hợp lý và đơn giản, thuận tiện cho các bên tham
gia.
3. Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài thương mại:
 Ưu điểm: Nhìn vào các yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp thương mại
ta thấy trọng tài thương mại là phương thức giải quyết đáp ứng gần như đầy đủ
nhất các đòi hỏi đó. Rõ ràng, đây là phương thức có nhiều ưu thế hơn so với các
phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác:
- Thủ tục tố tụng linh hoạt, thể hiện sự tôn trọng tối đa sự thỏa thuận của
các bên tranh chấp. Đây là một trong các tiêu chí mà các doanh nghiệp thường
quan tâm khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, nếu lựa
chọn giải quyết tranh chấp bằng tòa án, các bên sẽ phải tuân thủ quy trình tố tụng
tại tòa án một cách nghiêm ngặt.
- Tính trung lập, vô tư khách quan và chuyên nghiệp của các trọng tài viên:
LTTTM 2010 cũng ghi nhận thêm trọng tài viên có quyền tham vấn kinh nghiệm
của các chuyên gia. Điều này khiến cho việc giải quyết tranh chấp sẽ chính xác,
khách quan và chuyên nghiệp hơn.

-

Xét xử kín: không có ai có quyền tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp

nếu không có sự đồng ý của các bên. Đặc điểm này được coi là ưu điểm quan
trọng của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại trong việc
giữ bí mật kinh doanh của các bên tham gia, khắc phục được nhược điểm của tòa
án là xét xử công khai.
13


- Phán quyết trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên: Đây là một trong
những ưu điểm cơ bản của phương thức trọng tài. Phán quyết của trọng tài là
chung thẩm nên có giá trị bắt buộc, các bên không thể chống án hay kháng cáo sẽ
tiết kiệm thời gian và công sức.
Phán quyết trọng tài ràng buộc các bên và vẫn được bảo đảm thi hành. Đặc
điểm này khắc phục được nhược điểm của phương thức giải quyết bằng thương
lượng, hòa giải là hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của các bên và không
ràng buộc các bên, không có cơ chế đảm bảo kết quả thương lượng, hòa giải được
thi hành.
- Tiết kiệm thời gian: do hoạt động xét xử của trọng tài là liên tục. Đây là
điều mà tòa án rất khó đáp ứng.
- Duy trì được quan hệ đối tác lâu dài: Việc giải quyết tranh chấp bằng
phương thức trọng tài sẽ làm giảm mức độ xung đột giữa các bên so với cách giải
quyết bằng con đường tòa án do vậy vẫn giữ được quan hệ hợp tác kinh doanh
giữa các bên sau vụ tranh chấp.
- Sự công nhận quốc tế: Đây là một ưu thế quan trọng đối với các quyết định
trọng tài có yếu tố nước ngoài.
Rõ ràng, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đem lại
rất nhiều ưu điểm cho các bên khi lựa chọn cách giải quyết này và những ưu điểm

đó khiến cho phương thức trọng tài thương mại ngày càng trở nên hữu hiện và
được ưu chuộng hơn các phương thức giải quyết khác. Tuy nhiên, giải quyết tranh
chấp bằng phương thức trọng tài thương mại không phải là cách giải quyết tuyệt
đối hoàn hảo, nó vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.
 Hạn chế:
- Quyết định của trọng tài thương mại không phải lúc nào cũng chính xác do
trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại theo nguyên tắc chung thẩm và chỉ giải
quyết một lần.
- Việc thực hiện phán quyết trọng tài trên thực tế vẫn phụ thuộc vào ý thức
tự nguyện của các bên mà tính tự giác chưa được coi trọng. Mặc dù theo pháp luật
hiện hành phán quyết trọng tài được hỗ trợ bởi cơ quan thi hành án nhà nước nếu
14


nó không được thi hành nhưng sự hỗ trợ này nhiều khi chưa kịp thời, làm trì hoãn
việc giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp.
- Hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
quá lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có khả năng chi trả.
III. Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam:
1. Thực tiễn áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại:
Phương thức trọng tài đang ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế và quen thuộc trong
thương mại quốc tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số vụ việc giải quyết bằng trọng tài
trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trước thời gian Luật Trọng tài
thương mại năm 2010 có hiệu lực:
Tại thành phố Hà Nội, tranh chấp kinh tế bằng phương thức trọng tài năm
2005 chỉ có 13 vụ, năm 2004 khoảng 10 vụ. Ở TP Hồ Chí Minh – nơi có nền kinh
tế sôi động, số lượng doanh nghiệp chiếm phần lớn so với cả nước nhưng số vụ
đưa ra giải quyết bằng trọng tài thương mại cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Xét đến

từng trung tâm trọng tài ở Việt Nam, trung bình mỗi năm, TTTT Quốc tế Việt
Nam VIAC chỉ xử lí được 20 – 25 vụ, các trung tâm khác chỉ 5 – 7 vụ, thậm chí
có trung tâm không xử lí được vụ nào. Trong khi đó trên thế giới, các TCTM vẫn
phổ biến được giải quyết bằng con đường trọng tài, như: trung tâm trọng tài quốc
tế Singapo 119 vụ, hiệp hội trọng tài Mỹ 621 vụ...
Như vậy, bất chấp những lợi thế mà việc giải quyết tranh chấp thương mại
bằng phương thức trọng tài mang lại, trên thực tế có rất ít các doanh nghiệp lựa
chọn phương thức này khi xảy ra tranh chấp, có thể do một số nguyên nhân sau:
 Về phía các doanh nghiệp:
- Trong thời buổi cạnh tranh thị trường khốc liệt, việc vi phạm pháp luật và
các thỏa thuận hợp đồng giữa các bên diễn ra phổ biến, thường xuyên cho nên các
doanh nghiệp thường tìm cách thương thuyết tay đôi để giải quyết ổn thỏa tranh
chấp, giữ quan hệ làm ăn lâu dài. Một phần cũng là bởi tư tưởng “vô phúc đáo
tụng đình” đã ăn sâu vào suy nghĩ của những người kinh doanh cho nên họ
15


thường tránh lựa chọn phương thức giải quyết bằng tòa án hay trọng tài trừ khi
không còn cách nào khác. Theo số liệu của Phòng kinh tế thương mại Việt Nam,
giải quyết tranh chấp kinh tế qua toà án và trọng tài chỉ chiếm khoảng 49% số
lượng các vụ tranh chấp trong thực tế.
- Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa coi trọng phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại, một phần do họ chưa đặt niềm tin vào
phương thức này, một phần do quan niệm bề nổi là một tổ chức phi Chính phủ
như các trung tâm trọng tài thì việc ra các quyết định sẽ không có tính khả thi như
Tòa án. Từ trước đến nay, nếu buộc phải nhờ đến bên thứ 3 xét xử thì tòa án luôn
là lựa chọn hàng đầu của các bên.
- Ngoài ra, các thương nhân Việt Nam khi kí kết hợp đồng kinh doanh với
nhau hoặc với các đối tác nước ngoài thường chưa coi trọng vấn đề giải quyết
tranh chấp nên không thỏa thuận ngay về hình thức, cơ quan giải quyết tranh chấp

nên khi tranh chấp xảy ra các bên thường lúng túng trong việc lựa chọn phương
thức giải quyết sao cho kịp thời, hiệu quả.
 Về phía các Trung tâm trọng tài: mạng lưới các trung tâm trọng tài ở nước
ta quá thưa thớt, hoạt động của các trung tâm trọng tài chỉ dựa vào nguồn vốn của
các nhà sáng lập, nguồn thu rất hạn hẹp làm hạn chế khả năng hoạt động và phát
triển của các trung tâm. Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 7 TTTT, cả nước hiện có
175 trọng tài viên, trong đó TTTT quốc tế Việt Nam có 123 trọng tài viên.
 Pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam
đã được hoàn thiện, từng bước tiến gần đến các chuẩn mực quốc tế đặc biệt khi
LTTTM được ban hành năm 2010. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn là hình thức
xét xử mới, do việc tuyên truyền chưa được tốt, các doanh nghiệp chưa được phổ
biến rộng rãi về vai trò và tính ưu việt của trọng tài nên vẫn có thói quen lựa chọn
tòa án để giải quyết tranh chấp.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài thương mại:
Luật Trọng tài Thương mại được ban hành trong điều kiện đất nước ta đang
ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới, vì thế đã giúp cho pháp luật về Trọng
16


tài thương mại của Việt Nam tiến gần hơn tới các chuẩn mực quốc tế. Sự ra đời
của Luật Trọng tài thương mại khẳng định rằng khung pháp luật về trọng tài của
Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn, trở thành công cụ pháp lý hữu hiện góp phần
thúc đẩy trọng tài phát triển và hấp dẫn các doanh nghiệp trong việc lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, để phương thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại thực sự phát huy được hiệu quả và được áp dụng
phổ biến trên thực tế, cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức: Hiện nay, các trung tâm trọng tài ở Việt Nam
hoạt động khá tản mạn, khoanh vùng. Sự nhỏ lẻ, manh mún làm cho trọng tài sẽ
mờ nhạt đi trong cách nhìn nhận của giới doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải

thành lập một hiệp hội trọng tài thương mại thống nhất.
Ở Việt Nam hiện nay nhiều lĩnh vực hoạt động như đầu tư, tài chính, ngân
hàng, chứng khoán… đang diễn ra sôi động, các tranh chấp phát sinh không ít. Để
tăng độ hấp dẫn của trọng tài đối với nhà đầu tư nên thành lập các trung tâm trọng
tài chuyên ngành, chuyên giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực này.
- Đào tạo nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ của các trọng tài viên: đây là
vấn đề rất bức thiết và quan trọng hiện nay trong việc nâng cao uy tín cũng như
chất lượng của các trung tâm trọng tài.Muốn vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ
trợ, đào tạo trọng tài viên thông qua các chương trình đào tạo dài hạn trong nước,
nước ngoài kết hợp với các chương trình tập huấn ngắn hạn với sự hướng dẫn của
các trọng tài viên, các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước. Bên cạnh sự hỗ
trợ cả nhà nước, bản thân các trung tâm trọng tài cũng cần có những chính sách
thiết thực để bồi dưỡng trọng tài viên của trung tâm mình.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật: Đây là một giải
pháp quan trọng để pháp luật trọng tài nhanh đi vào thực tiễn đặc biệt là khi tuyên
truyền pháp luật chưa tốt là một nguyên nhân khiến cho phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở nước ta vẫn còn mới mẻ, chưa được coi
trọng. Trước hết, cần phải tuyên truyền phổ biến pháp luật về trọng tài cho các cơ
quan nhà nước có liên quan như: tòa án, cơ quan thi hành án, chính quyền địa
phương…Bên cạnh đó chú trọng đến việc tuyên truyền pháp luật trọng tài thương
17


mại cho các doanh nghiệp – đối tượng quan trọng nhất quyết định đến việc áp
dụng cũng như hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng phương thức
trọng tài.
Ngoài ra, cần có các biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết
vai trò và ý nghĩa của tổ chức trọng tài đối với quá trình phát triển kinh tế – xã
hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đã hội nhập.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng phương thức

trọng tài tại các trung tâm trọng tài bằng cách quy định rõ ràng hơn về trách
nhiệm trọng tài như hình thức kỉ luật, xử phạt, mức phạt…khi đưa ra phán quyết
sai gây thiệt hại đến các bên trong vụ tranh chấp.
C. KẾT LUẬN
Với những ưu điểm vốn có cùng với khung pháp lý điều chỉnh ngày càng hoàn
thiện hơn chính là Luật Trọng tài thương mại năm 2010, phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại hứa hẹn sẽ trở thành một phương thức hữu
hiệu nhất, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh
chấp cũng như đòi hỏi của nền kinh tế năng động, phát triển.

18



×