Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Khái quát về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành..doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.32 KB, 15 trang )

6
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã khiến tranh chấp thương mại trở
thành một hiện tượng khách quan tất yếu và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng
và phức tạp. Tranh chấp thương mại đã trở thành thuật ngữ quen thuộc trong đời
sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Hiện tượng này tất yếu đòi hỏi những
cách thức giải quyết cho phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể, góp phần duy trì ổn định và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Nước ta
đang tiến hành chính sách phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng tham gia ngày
càng sâu rộng vào thị trường quốc tế, tham gia khối mậu dịch tự do AFTA, tổ chức
thương mại thế giới WTO, áp dụng các chuẩn mực thương mại quốc tế. Tranh chấp
phát sinh trong nền kinh tế đang trên tiến trình hội nhấp thương mại quốc tế đang
ngày càng diễn ra phổ biến, đa dạng, phong phú. Hiện nay, tranh chấp thương mại có
thể được giải quyết bằng các phương thực: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương
mại hoặc tòa án. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, và việc
lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp tùy thuộc vào hiệu quả mà
phương thức đó có thể đem lại cho những bên trong cuộc đối với mỗi vụ việc cụ thể.
Hiểu biết và nắm cững về mỗi phương thức là cơ hội và chìa khóa đề các doanh
nhân tìm ra được con đường giải quyết tranh chấp thích hợp nhất cho mình. Tuy
nhiên, cũng còn nhiều vấn đề liên quan tới các phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại chưa được quy định đầy đủ và hợp lý trong hệ thống pháp luật nước ta,
việc áp dụng các phương thức trong thực tiễn còn nhiều bất cập, vấn đề hoàn thiện
các phương thức để phát huy tối đa vai trò của chúng trong nền kinh tế là một nhu
cầu bức thiết. Tìm hiểu, phân tích làm rõ nội dung các phương thức giải quyết
thương mại, từ đó tìm ra ưu nhược điểm của mỗi phương thức và hướng hoàn thiện
là công việc hoàn toàn cần thiết.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về tranh chấp thương mại và các phương thức giải quyết:
1. Định nghĩa tranh chấp thương mại.
Điều 3 LTM 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương


mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Các tranh chấp phát sinh trong
6
hoạt động thương mại của các thương nhân được gọi là tranh chấp thương mại. Là
một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu xuất hiện trong điều kiện kinh tế thị trường,
hiểu một cách khái quát, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay
xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động
thương mại. Dưới tác động của quy luật cạnh tranh và sự tự do hóa thương mại,
tranh chấp thương mại có xu hướng ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loai,
phức tạp về nội dung.
2. Đặc điểm.
Chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân. Quan hệ thương mại
có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên
không phải là thương nhân. Một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có
ít nhất một bên là thương nhân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổ
chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại: tranh chấp giữa công ty
– thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến
việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách…công ty; …
Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi
phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các
bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có
những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp.
Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và
lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất
là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi ích
kinh tế của các bên.
3. Về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại đòi hỏi được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền
lợi của các bên, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần ngăn
ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ
cương xã hội. Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương

thực : thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi phương thức có
sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành. Các bên
có quyền tự do lựa chọn phương thức phù hợp, phụ thuộc vào lợi thế mà mỗi
6
phương thức có thể mang lại, mức độ phù hợp của phương thức so với nội dung tính
chất của tranh chấp và thiện chí của các bên.
II. Phương thức thương lượng và hòa giải:
1. Giới thiệu chung về phương thức lương lượng, hòa giải:
a. Thương lượng:
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên
tranh chấp cùng nhau bàn bạc, dàn xếp để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm
loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự giúp hay phán quyết của bên thứ ba.
Thương lượng được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh
chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà
không cần có sự hiện diện của bên thứ ba; quá trình thương lượng không chịu sự
ràng buộc của các nguyên tắc pháp lý; việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn
phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp
lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương
lượng.
Quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp thương mại có thể được thực
hiện bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai.
Việc lựa chọn cách thức thương lượng nào phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của
các bên.
b. Hòa giải:
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba
làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải
pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
Phương thức hòa giải khác thương lượng ở chỗ có sự tham gia của nhân tố trung
gian. Người trung gian này không có vai trò quyết định trong việc giải quyết tranh
chấp mà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ cho các bên trong việc tìm ra giải pháp tốt nhất

để giải quyết tranh chấp, còn việc giải quyết tranh chấp vẫn là do các bên quyết
định. Hòa giải cũng không chịu sự chi phối của bất kỳ một thủ tục tố tụng pháp lý
nào mà do các bên tranh chấp tự quyết định. Kết quả của quá trình hòa giải thành
6
cũng chỉ là sự thỏa thuận của các bên có tranh chấp và việc thực hiện thỏa thuận này
cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kỳ một
quyết định pháp lý nào.
2. Cơ sở pháp lý
Điều 327 LTM 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp : “Thương
lượng giữa các bên; hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải…”
Điều 259 Bộ luật hàng hải 2005 quy định : “Các bên liên quan có thể giải quyết
tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, thỏa thuận hoặc khởi kiện tại trọng tài hoặc
tòa án có thẩm quyền…”
Điều 12 Luật đầu tư 2005 quy đinh : “Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu
tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa
án theo quy định của pháp luật…”
Các Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ
đầu tư giữa Việt Nam – Ấn Độ, Việt Nam – Bungari, Việt Nam – Lào…đều khuyến
khích việc sử dụng các phương thức giải quyết ngoài tòa án như là những phương
thức giải quyết phù hợp với các bên tranh chấp.
Như vậy, cả pháp luật trong nước lẫn điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia,
ký kết đều đã ghi nhận thương lượng, hòa giải là những phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại giữa các bên song còn nhiều nội dung liên quan chưa được
quy định cụ thể.
3. Chủ thể của thương lượng, hòa giải
Chủ thể của hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng các phương thức
thương lượng, hòa giải là các nhà kinh doanh hoặc đại diện ủy quyền, các nhà
thương nhân. Các nhà kinh doanh khi tham gia hoạt động thương mại phải chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình, khi có tranh chấp xảy ra, họ là người đầu tiên có trách

nhiệm xử lý, giải quyết. Tuy nhiên, khi các tranh chấp thương mại phát sinh không
nhất thiết phải do các đại diện có thẩm quyền của các bên đứng ra giải quyết mà có
thể có cơ chế ủy quyền.
6
Các bên tranh chấp cần có các nhà thương lượng để thay mặt, giúp đỡ họ trong
quá trình thương lượng, đó là những người đủ các phẩm chất cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ thương lượng của mình.
Chủ thể của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải còn là
người trung gian – hòa giải viên. Đó là các cá nhân, pháp nhân được các bên yêu cầu
đứng ra làm trung gian hòa giải để giải quyết tranh chấp.
Pháp luật hiện chưa có quy định về phẩm chất, điều kiện cần có của một nhà
thương lượng, một hòa giải viên, tuy nhiên nếu họ là luật sư hay hòa giải viên thì
phải đáp ứng được điều kiện được quy định trong điều 10 Luật luật sư 2006 và Điều
12 Pháp lệnh trọng tài Thương mại 2003.
4. Điều kiện của thương lượng, hòa giải:
Các bên đương sự được đảm bào quyền tự định đoạt, có quyền tự thương lượng,
hòa giải với nhau mà không bị giới hạn bởi điều luật nào, nếu không thành thì sẽ
được giải quyết bằng con đường trọng tài hay tòa án. Điều kiện để thương lượng,
hòa giải một tranh chấp thương mại, trước hết phải xem xét thỏa mãn : có tranh chấp
thương mại xảy ra, các bên mong muốn loại bỏ mâu thuẫn, khắc phục tổn thất, tiếp
tục duy trì quan hệ hợp tác và các bên đều có tinh thần thiện chí, nhân nhượng, tôn
trọng và giữ gìn uy tín cho nhau. Các tranh chấp sử dụng phương thức này thường
có giá trị nhỏ, ít phức tạp, chưa trở nên gay gắt, các bên hiểu về nhau, sẵn sàng nhân
nhượng và duy trì mối quan hệ lâu dài. Nói vậy không có nghĩa là các tranh chấp
phức tạp, giá trị tài sản lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, quốc gia thì không thể
thương lượng hòa giài mà vấn đề là các bên phải có thiện chí hợp tác mà mong
muốn dùng phương pháp này để giải quyết nhanh chóng các tranh chấp đó.
5. Phương pháp thương lượng, hòa giải:
Pháp luật không có quy định nào về phương pháp tiến hành thương lượng, hòa
giải, nhưng trên thực tế chủ thể có thể tiến hành các phương pháp như:

- Chủ động khai thác yếu tố tâm lý, tình cảm; khéo léo thuyết phục, khuyên nhủ;
mềm mỏng, kiên trì, sáng tạo; phân tích rõ lợi hại, cho thấy thiện chí đôi bên…Điều
này làm cho các bên ôn hòa, nhường nhịn, thông cảm cho nhau, dễ tìm được tiếng
nói chung để giải quyết tranh chấp.
6
- Nhanh chóng đưa ra được nhiều phương án giải quyết để các bên cùng lựa
chọn, quyết định; dành cho nhau những khoảng thời gian hợp lý để chọn
được phương án tối ưu, biết dung hòa các lợi ích khác biệt, đáp ứng mong
muốn của cả đôi bên.
- Kết hợp đàm phán trực tiếp với việc đưa ra các tài liệu, dẫn chứng. Điều này
thể hiện việc giải quyết tranh chấp linh động, khôn khéo, vừa có lý vừa có
tình, tạo ra sự tin tưởng và tính thuyết phục đối với mỗi bên.
- Luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên cùng được thể hiện quan điểm,
nguyện vọng, ý tưởng của mình để dễ dàng hơn trong việc tìm ra tiếng nói
chung và đi đến thống nhất, có như vậy vụ tranh chấp mới được giải quyết
nhanh chóng và thỏa đáng.
6. Nội dung của thương lượng, hòa giải:
Có thể nêu ra một số công việc cần tiến hành như : xác định trách nhiệm cụ thể
đối với các bên; xác định những biện pháp chế tài nếu một bên hoặc các bên không
thực thi đầy đủ kết quả thương lượng, hòa giải đã thống nhất. Ngoài ra, các bên có
thể phải tiến hành nhiều công việc khác tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể. Mọi công
việc tiến hành không trái đạo đức xã hội, không gây tổn hại cho bất kỳ ai.
7. Hiệu lực của thương lượng, hòa giải:
Thương lượng, hòa giải là các phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở tự
nguyện của các bên. Biên bản thỏa thuận, hòa giải không phải là một bản án nên
việc thực hiện phương án thương lượng, hòa giải mà các bên đã đạt được không
mang tính cưỡng chế. Đây là điểm làm hạn chế hiệu lực thi hành các kết quả thu
được từ quá trình giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Về vấn đề này,
pháp luật hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ.
8. Ưu, nhược điểm:

a. Thương lượng:
Ưu điểm nổi bật của phương thức giải quyết này là sự thuận tiện, đơn giản,
nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. Mặt khác, giải quyết tranh chấp
bằng thương lượng còn bảo vệ uy tín cho các bên tranh chấp cũng như bí mật kinh
doanh của các nhà kinh doanh. Các nhà kinh doanh hơn ai hết tự biết bảo vệ quyền
lợi của bản thân, hiểu rõ những bất đồng và nguyên nhân phát sinh tranh chấp nên

×