Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Câu hỏi thảo luận môn kỹ năng lãnh đạo quản lý tháng 11 năm 2018 (lần 2 kèm đề thi mới nhất)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.57 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN CÁN BỘ TP.HCM
KHOA ĐẠI CƯƠNG
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Môn: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ (2018)
Dành cho các lớp học môn KNLĐQL từ tháng 6 năm 2018
Câu 6. Trình bày vai trò của thông tin trong quản lý? Để đảm bảo hiệu quả thực
hiện các công việc, người lãnh đạo, quản lý cần tiến hành qui trình thu thập và xử
lý thông tin như thế nào? Liên hệ thực tiễn đơn vị anh (chị) hiện nay.
Dàn ý:
I. Lý thuyết:
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Quy trình: 3 bước
II. Phân tích trường hợp cụ thể
1. Trình bày một trường hợp thu thập thông tin tại cấp cơ sở (xác định có phải
vấn đề không)
Vd: BYT yêu cầu VYTCC thu thập thông tin về hành tím; Các khoa phòng
thu thập thông tin báo cáo cho lãnh đạo
Xác định tình huống có phải là vấn đề không? Nếu là có thì cần phải tìm
hiểu những gì (nhận thức vấn đề)  xác định không gian của vấn đề (chỉ
đạo cấp trên theo ngành dọc, ngang; Thực trạng hiện nay; Thực trạng nội
bộ; Mối quan hệ với các ban ngành…)
2. Đánh giá hiệu quả thu thập thông tin: Đúng? Đủ? Kịp thời? Gía trị? Sau đó
tìm ra khâu yếu của vấn đề, nếu thông tin sai thì tại sao sai?
III. Nguyên nhân sai sót
1. Nguyên nhân
2. Hướng khắc phục
Định nghĩa thông tin trong LĐQL: Là quá trình trao đổi tin tức nhưng đây
không phải là tin tức thông thường (như báo đài) mà đây là những tin tức có liên quan
đến hoạt động quản lý lãnh đạo (của cơ quan, địa phương).
Quá trình trao đổi tin tức phải đảm bảo đến được người nhận (cơ cơ quan, bộ


phận phải có mối liên hệ với nhau), để làm được điều này thì yêu cầu thông tin phải có
địa chỉ cụ thể (không nói chung chung như báo đài); phải được người nhận hiểu rõ
(tuân thủ cách nói, dùng từ để đảm bảo mọi người đều hiểu như nhau); nhằm phục vụ
cho việc thực hiện mục tiêu của cơ quan/đơn vị (thông tin phải hữu ích cho công việc,
không phải mang tính giải trí); thông tin phải có tính chọn lọc.
Phân loại thông tin QLLĐ:
Thông tin chính thức: có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (do các cơ quan có thẩm
quyền phát đi); được xã hội thừa nhận (vì thông tin được truyền đi một cách thoải mái
qua nhiều đường khác nhau như công văn, chỉ thị, báo đài…)
Thông tin không chính thức: Nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng; chưa hoặc
không được xã hội thừa nhận do đó không thể được truyền đi bằng con đường chính
thức; biểu hiện rõ nhất đó là các tin đồn.
Đặc điểm: Tính địa chỉ; Tính hiểu rõ; Tính hữu ích
1


Vai trò của thông tin trong LĐQL
Thông tin là đối tượng, nguyên liệu đầu vào, hình thức thể hiện sản phẩm của
lao động LĐQL: Về bản chất, hoạt động quản lý là quá trình làm việc với thông tin.
Thông tin là công cụ để người quản lý thực hiện hoạt động quản lý (để thực hiện được
công việc LĐQL thì cần phải thu thập thông tin). Sản phẩm và cũng chính là phương
tiện của quá trình tác động giữa người quản lý và người bị quản lý là thông tin (đầu ra
là các quyết định, công văn, báo cáo…).
Thông tin gắn liền với quyền lực trong LĐQL: Thông tin là cơ sở để nhà quan
lý ban hành các quyết định quản lý. Thông tin là yếu tố cơ bản giúp duy trì thống nhất
giữa mục đích và hành động của tổ chức, duy trì sự thống nhất hành động của hệ
thống, đều phải sử dụng thông tin như một phương tiện, một công cụ quyền lực. Trong
thời đại hiện nay việc nắm thông tin được xem như quyền lực thứ tư bên cạnh quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thông tin là căn cứ để tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện các quyết định

quản lý: ở đây, thông tin giúp nhà quản lý nhận thức chính xác công việc cần tổ chức
thực hiện, thông tin giúp cho nhà quản lý có cơ sở xây dựng phương án thực hiện và
phương án dự phòng thông tin là cơ sở để giải quyết công việc, thông tin là căn cứ để
kiểm tra, đánh giá công việc được thực hiện.
Thông tin có giá trị ngày càng cao, đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị tổ
chức: Thông tin góp phần quan trọng trong việc phân tích, dự báo, phòng ngừa và
ngăn chặn rủi ro trong hoạt động quản lý: Trong quản lý, việc sớm có được các thông
tin liên quan rất quan trọng cho mỗi một công việc cụ thể. Trên cơ sở những thông tin
được cung cấp nhà quản lý có thể phân tích, đánh giá công việc ở nhiều góc độ để đưa
ra những dự báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro.
Quy trình thu thập và xử lý thông tin:
Quy trình thu thập:
Xác định nhu cầu thông tin của người làm qllđ (cần làm rõ thông tin nào, xác
minh thông tin nào…)
Xác định nguồn để lấy thông tin. Đối với cấp cơ sở thì thường có 5 nguồn: từ
cấp trên; cấp dưới; người dân; cơ quan thông tấn báo chí; và những nguồn khác.
Xác định kênh để lấy thông tin (lấy thông tin bằng cách nào): Cấp trên (công
văn, chỉ thị, hội họp); cấp dưới (báo cáo, hoạt động kiểm tra, thanh tra); dân (công tác
tiếp dân, đơn thư khiếu nại, tố cáo, thùng thư góp ý, hotline, đi thực tế…)
Xây dựng những thiết chế để lấy thông tin: Thành lập tổ thông tin lưu trữ; Quy
định chế độ báo cáo, chương trình kế hoạch/kiểm tra.
Đánh giá được ý nghĩa thông tin thu thập, xử lý: Bên cạnh số lượng thông tin
được thu thập, nhà quản lý cần chất lượng và giá trị thông tin đối với mỗi công việc.
Vì vậy cần phải đánh giá thông tin được thu thập, để đánh giá thông tin thì cần so
sánh, phân tích các số liệu liên quan với nhau.
Xử lý thông tin:
Tiếp nhận thông tin: Tiếp nhận thông tin là sự tập hợp thông tin từ nhiều nguồn
về một nơi một cách chủ động hoặc bị động. Sau khi tiếp nhận thông tin, công chức,
viên chức cần tiến hành phân loại thông tin.
Tóm lược thông tin: Tóm lược thông tin là việc giảm bớt lượng nội dung tin

nhưng vẫn đảm bảo những nội dung cốt yếu và cơ bản của thông tin để phục vụ cho
việc tổng hợp thông tin và sử dụng thông tin.
Xác nhận, kiểm tra độ tin cậy của thông tin Thông tin được thu thập từ các
nguồn tin khác nhau. Công chức, viên chức phải trả lời được câu hỏi đặt ra là: thông
tin có được đến từ nguồn tin nào? Với mỗi một loại nguồn tin thường có những độ tin
cậy khác nhau
2


Phân tích, tổng hợp thông tin: Phân tích thông tin là quá trình phân loại, so
sánh, đối chiếu để kiểm tra tính chính xác, tính khoa học, hợp lý của thông tin. Việc
phân tích nhằm nắm chắc nội dung và hiểu đúng bản chất của thông tin, bản chất của
tình hình, sự việc. Tổng hợp thông tin là phương pháp sắp xếp các thông tin đã được
kiểm tra, xác minh, phân tích, chọn lọc theo một chủ đề nhất định. Chủ đề đó có thể là
theo thời gian, sự việc, chuyên đề, lĩnh vực công tác. Thông tin có thể được sắp xếp
theo trật tự nào đó phù hợp với đặc điểm của chủ đề đã chọn và nhu cầu sử dụng tin
của lãnh đạo cơ quan.
Các yêu cầu đối với xử lý thông tin:
Đảm bảo sự thống nhất hài hòa, bổ sung, hoàn thiện ba loại thông tin: thông tin
thuận và nghịch chiều; thông tin khách quan; thông tin theo chức năng.
Đảm bảo sự hiện diện của ba nguồn thông tin: nguồn từ các cá nhân, cơ quan,
tổ chức có trách nhiệm cung cấp; nguồn từ tiếp xúc, khảo sát thực tế; nguồn từ các
phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội.
Cần thận trọng khi tham khảo, sử dụng thông tin mang tính dự báo; thông tin từ
nước ngoài, từ mạng xã hội; thông tin thiếu kiểm chứng về nguồn gốc; thông tin có sự
sai biệt so với thông tin chính thức.
Cần cố gắng loại bỏ các yếu tố bình luận lẫn trong thông tin, đồng thời phải
nắm được hạt nhân, cốt lõi của thông tin.
Liên hệ thực tiễn:
Câu 7. Quyết định lãnh đạo, quản lý cần đảm bảo những yêu cầu nào? Phân tích

các giai đoạn của sáng kiến ban hành quyết định lãnh đạo quản lý? Nêu ví dụ cụ
thể trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị anh (chị) hiện nay.
Ra quyết định là một quá trình tư duy nhằm phát hiện mâu thuẫn giữa tình
huống LĐQL với đòi hỏi nhiệm vụ phải thực hiện, từ đó lựa chọn và tìm ra phương án
tối ưu trong các phương án đã xác định từ trước nhằm giải quyết mâu thuẫn trên.
Quyết định LĐQL là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động LĐQL
xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất
định (nghị quyết, quyết định, chỉ thị…), nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người theo định hướng nhất định.
Để ra được một quyết định đúng, có tính khả thi, được quần chúng nhân dân
ủng hộ, quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
 Tính chính trị: đúng chủ trương của Đảng; phù hợp với mục tiêu của
ngành/địa phương;
 Tính hợp pháp: đúng quy định hiến pháp, pháp luật, thẩm quyền; đúng hình
thức và thể thức quy định;
 Tính hợp lý: hài hòa lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội;
 Tính khả thi: căn cứ vào tài lực, nhân lực, vật lực;
 Tính kịp thời: không nóng vội chủ quan, không trì trệ kéo dài;
 Tính hệ thống, toàn diện: quyết định sau phải phù hợp với quyết định trước,
phù hợp quy luật.
Quy trình ra quyết định LĐQL: bao gồm các công đoạn Sáng kiến ban hành
quyết định; Soạn thảo quyết định; Thông qua dự thảo; Ban hành quyết định.
Các yêu cầu cơ bản của quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
Để ra được một quyết định đúng, có tính khả thi, được quần chúng nhân dân
ủng hộ, quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Bảo đảm tính chất chính trị: Quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là sự cụ thể
hóa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của địa phương cơ sở, là sự cụ thể hóa các
quyết định quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của
3



chính quyền cơ sở theo quy định của pháp luật ở địa phương cơ sở. Vì vậy, nghị quyết
của Đảng bộ Cơ Sở và quyết định quản lý của chính quyền cơ sở không được trái với
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bảo đảm tính hợp pháp. Hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cấp cơ
sở được đặt trong khuôn khổ pháp luật, vì vậy các quyết định lãnh đạo quản lý cấp cơ
sở phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
Ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý đúng hình thức thủ tục quy định.
Về hình thức: các quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đúng tên gọi, thể
thức như: tiêu đề, tiêu ngữ, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và hiệu lực, chữ ký,
con dấu... hình thức thể hiện chủ yếu bằng văn bản. Vi phạm các quy định về hình
thức, thể thức có thể dẫn đến hậu quả là làm cho quyết định lãnh đạo, quản lý trở thành
bất hợp pháp.
Bảo đảm tính hợp lý: Tính hợp lý của quyết định lãnh đạo, quản lý thể hiện:
Quyết định lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, tập thể và cá
nhân. Quyết định lãnh đạo, quản lý phải cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của đời
sống xã hội đặt ra và với các đối tượng thực hiện. Một quyết định lãnh đạo, quản lý có
tính khả thi cao khi được ban hành đúng lúc, phù hợp với yêu cầu lãnh đạo, quản lý ở
địa phương cơ sở. Tình trạng trì trệ, kéo dài hoặc nóng vội trong nghiên cứu ra quyết
định lãnh đạo, quản lý thì không những không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây
ra những thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân phải gánh chịu.
Quyết định lãnh đạo, quản lý phải mang tính hệ thống toàn diện. Nội dung
quyết định lãnh đạo, quản lý phải được cân nhắc, tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội; phải căn cứ vào chiến lược, nghị quyết của Đảng, các mục tiêu phát
triển ngắn hạn, dài hạn của Nhà nước. Các biện pháp đề ra trong quyết định lãnh đạo,
quản lý phải phù hợp, đồng bộ với các biện pháp trong các quyết định có liên quan.
Bảo đảm kỹ thuật ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý. Yêu cầu này thể hiện:
ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày một quyết định lãnh đạo, quản lý phải rõ ràng, dễ
hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa
Các giai đoạn sáng kiến ban hành quyết định

Giai đoạn 1: Xác định vấn đề (vấn đề là gì? Cần quan tâm gì…). Vấn đề phát
sinh khi có sự sai lệch, khác biệt giữa những gì chúng ta mong đợi và những gì đang
xảy ra trong thực tế. Mỗi tổ chức, trên từng lĩnh vực khác nhau trong quá trình tồn tại
và phát triển của mình đều ẩn chứa nhiều vấn đề cần được giải quyết. Điều quan trọng
nhất của các nhà quản lý không phải là tìm cách lảng tránh vấn đề hay không chấp
nhận nó mà là biết cách đối mặt với vấn đề, hình thành và phát triển các kỹ năng để
tìm kiếm, phát hiện ra các vấn đề và giải quyết vấn đề. Phát hiện ra vấn đề và xác định
đúng vấn đề mà bản thân mỗi cá nhân và tổ chức cần giải quyết là yếu tố then chốt
quyết định gần một nửa sự thành công trong hoạt động của con người.
Có nhiều phương pháp khác nhau để nhận diện vấn đề và xác định mức độ ưu
tiên cho các vấn đề cần giải quyết. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu được sử
dụng trong hoạt động quản lý:
a) Phương pháp động não
b) Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy
c) Phương pháp SWOT
d) Phương pháp bản đồ tư duy
đ) Phương pháp 5W
e) Phương pháp biểu đồ xương cá
g) Phương pháp cây vấn đề
Giai đoạn 2: Phân tích vấn đề (vấn đề có thực sự cần giải quyết không? Nếu
giải quyết hoặc không giải quyết thì sẽ có tác động như thế nào?) (xây dựng cây vấn
4


đề). Xác định vấn đề cần giải quyết. Đây là bước rất quan trọng, quyết định tới tất cả
các bước còn lại. Một tổ chức bị coi là có vấn đề trong quản lý khi người ta nhận thấy
có những lệch lạc nhất định giữa thực trạng của công việc với những mong muốn của
nhà quản lý. Việc ban hành quyết định là nhằm mục đích làm mất đi sự lệch lạc này.
Phân loại vấn đề nhằm xác định thứ tự ưu tiên của vấn đề đó trong các vấn đề mà tổ
chức đang gặp phải. Việc xác định mức độ ưu tiên của vấn đề cần giải quyết đối với

nhà quản lý được thực hiện theo thứ tự:
 Vấn đề có liên quan tới sự tồn tại của tổ chức
 Vấn đề đòi hỏi sự khẩn cấp về thời gian,
 Vấn đề có thể tạo nên sự bất ổn trong tổ chức,
 Vấn đề mà kết quả của việc giải quyết sẽ làm tiền đề cho việc giải quyết
các vấn đề khác.
Tìm kiếm thông tin về vấn đề: Sau khi đã lựa chọn được vấn đề cần ưu tiên giải
quyết, việc giải quyết vấn đề bắt đầu bằng việc nhận diện vấn đề và xác định nguyên
nhân dẫn tới vấn đề đó.
Xác định chính xác nguyên nhân vấn đề cần giải quyết giữ vai trò quan trọng
trong quá trình ra quyết định. Việc xác định chính xác nguyên nhân chủ yếu sẽ là cơ sở
để các nhà quản lý đề xuất các giải pháp xử lý vấn đề. Nhận định sai vấn đề hay xác
định nguyên nhân của vấn đề không chuẩn xác sẽ làm cho các quyết định được ban
hành để giải quyết vấn đề không đi đúng hướng.
Để có thể đánh giá đúng các vấn đề và chỉ đúng những nguyên nhân làm phát
sinh vấn đề cần phải có một hệ thống thông tin về vấn đề. Vai trò của thông tin trong
quản lý nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng, do đó, trở nên rất quan
trọng. Những yêu cầu cơ bản đối với nguồn thông tin mà nhà quản lý cần để phục vụ
cho quá trình ra quyết định là: thông tin phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và phù hợp.
Trong quá trình xác định vấn đề cần lưu ý các điểm sau đây:
 Cần thường xuyên kiểm tra tính chính xác và khách quan của các nguồn
thông tin liên quan tới vấn đề; tránh những định kiến có sẵn.
 Cần xây dựng một hệ thống xử lý thông tin tin cậy.
 Biết lựa chọn đúng các thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định.
Giai đoạn 3: Đưa ra phương án giải quyết (xây dựng cây giải pháp). Sau khi
nguyên nhân của vấn đề đã được xác định, cần phải xây dựng các phương án có thể có
để giải quyết vấn đề đó. Một nguyên nhân dẫn tới vấn đề có thể giải quyết được bằng
nhiều cách khác nhau. Có rất nhiều phương án ra quyết định khác nhau. Lựa chọn
phương án nào tùy thuộc vào tính chất của vấn đề cần ra quyết định, thời gian mà nhà
quản lý có được để cân nhắc, suy nghĩ, những nguồn lực có thể được huy động và cả

năng lực tư duy của người ra quyết định.
Quy trình ra quyết định không chỉ đơn giản là lựa chọn một giải pháp trong tất
cả các giải pháp mà là phải tìm ra được các giải pháp có thể, cũng như phân tích để chỉ
ra những lợi thế của từng phương án lựa chọn trước khi quyết định. Quá trình xây
dựng các phương án để giải quyết vấn đề phải được bắt đầu bằng việc thu thập các
thông tin. Cần phải đầu tư nhiều, cố gắng để có thể hình thành nhiều phương án khác
nhau trong khuôn khổ những nguồn lực hạn chế để có thể phân tích và lựa chọn.
Giai đoạn 4: Lựa chọn phương án tối ưu. Trong hệ thống các phương án được
đưa ra để giải quyết một nguyên nhân nào đó của vấn đề, có những phương án tốt hơn
những phương án khác. Chính vì vậy, cần lựa chọn phương án tối ưu khi giải quyết
vấn đề.
Để đánh giá đúng các phương án đã xây dựng và lựa chọn đúng phương án tối
ưu nhất đối với tổ chức tại thời điểm ra quyết định cần xây dựng một hệ thống tiêu chí
đánh giá các phương án cụ thể. Các tiêu chí này có thể lập ra bằng cách trả lời các câu
5


hỏi cụ thể như: Liệu phương án nêu ra có khả thi không? Có đủ các nguồn lực để thực
hiện phương án đó hay không? Phương án này có phù hợp với mục tiêu của quyết định
không?... Phương án được coi là tối ưu chính là phương án thỏa mãn được nhiều nhất
các tiêu chí được đặt ra. Để xác định mức độ tối ưu còn có thể sử dụng phương án
đánh giá bằng trọng số.
Có thể sử đụng ma trận phân tích của Thomas Saaty hoặc ma trận SSF để lựa
chọn giải pháp ưu tiên.
Quy trình ra quyết định LĐQL cấp cơ sở.
a. Sáng kiến ban hành quyết định
Đây là giai đoạn đầu của việc ra quyết định. Các cơ quan lãnh đạo, cá nhân có
thẩm quyền ra quyết định LĐQL căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, yêu cầu quản lý nhà
nước để ra quyết định. Đó là các căn cứ sau:
 Thể chế hoá và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của tổ chức Đảng cấp

trên.
 Thi hành hiến pháp, luật, lệnh, nghị quyết, văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên.
 Giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tế để chỉ đạo hoặc trực tiếp xử lý
các tình huống cụ thể theo đúng thẩm quyền pháp luật quy định hoặc Điều
lệ Đảng quy định.
 Ra quyết định LĐQL cấp cơ sở còn căn cứ vào sự tham gia, đóng góp ý kiến
của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, của cử tri.
Trong bước này, sau khi có đủ căn cứ ra quyết định, tổ chức, cơ quan, cá nhân
có thẩm quyền ra quyết định giao cho tổ chức, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm chủ trì
soạn thảo quyết định.
b. Soạn thảo quyết định
Tuỳ loại quyết định LĐQL, việc soạn thảo, dự thảo quyết định được tiến hành
theo các bước nhất định. Tuy nhiên về cơ bản, bước soạn thảo dự thảo quyết định
LĐQL đều phải tiến hành các việc sau đây:
 Tổng kết, khảo sát, đánh giá tình hình liên quan đến nội dung dự thảo.
 Xây dựng dự thảo (bao gồm cả việc nghiên cứu thông tin, tư liệu, chuẩn bị
đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo).
 Tổ chức lấy ý kiến tổ chức, cơ quan, cá nhân và các đối tượng chịu sự tác
động trực tiếp của quyết định
 Đối với những quyết định LĐQL quan trọng còn phải thực hiện việc thẩm
định dự thảo quyết định trước khi xem xét, thông qua.
c. Xem xét, thông qua dự thảo quyết định
Dự thảo quyết định LĐQL cấp cơ sở phải được xem xét thông qua theo đúng
thủ tục, trình tự pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định.
Quyết định LĐQL cấp cơ sở chủ yếu được xem xét thông qua theo chế độ tập
thể và quyết định theo đa số. Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay
còn đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
trong việc ra những quyết định quản lý được pháp luật quy định.
d. Ra quyết định

Thực hiện bước này cần chú ý tuân thủ đúng nguyên tắc, thể thức, thủ tục ban
hành văn bản. người ký văn bản phảI chịu trách nhiệm về nội dungvà hình thức văn
bản.
Kỹ năng ra quyết định của cán bộ LĐQL cấp cơ sở:
Để ra được các quyết định LĐQL đúng đắn, có tính khả thi và tổ chức thực hiện
tốt trên thực tế cần chú ý tới một số kỹ năng sau:
6


Kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và sử dụng thông tin: Để ra được một
quyết định LĐQL phù hợp; cán bộ, công chức lãnh đạo cấp cơ sở cần phải thu thập
thông tin cần thiết, kiểm tra độ tin cậy và chính xác của thông tin.
Thông tin đến với LĐ cấp cơ sở qua nhiều kênh đó là: tiếp nhận từ cấp trên chỉ
đạo xuống cơ sở; tự thu thập, khai thác thông tin bằng cách: điều tra, nắm bắt tình hình
thực tiễn ở cơ sở…).
Do vậy, trước khi ban hành một quyết định LĐQL cần nghiên cứu nắm vững
những thông tin sau đây như: các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, văn bản của cấp trên
trực tiếp có liên quan; số liệu điều tra, tình hình thực tiễn tại cơ sở.
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gần nhân dân và giải quyết những vấn đề thực tế đặt
ra ở địa phương. Vì vậy, việc LĐ cấp cơ sở trực tiếp tìm hiểu thông tin về tình hình
thực tế cơ sở là hết sức cần thiết, tránh tình trạng nắm bắt thông tin không kịp thời dẫn
đến việc ra những quyết định LĐQL xa rời thực tế, hiệu lực không cao.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, người cán bộ LĐ cấp cơ sở cũng
phảI chú ý tới việc cập nhật và khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:
Internet, báo chí, truyền hình…
Việc khai thác và sử dụng thông tin cho việc ra quyết định ở cơ sở có thể từ các
nguồn tin như: Các cán bộ công chức đã nghỉ hưư, già làng, trưởng bản, trưởng thôn,
tổ trưởng dân phố. Nhưng chính bản thân cán bộ LĐQL cấp cơ sở mới là người lựa
chọn thông tin cuối cùng. Chính vì vậy, nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của
người LĐQL là một yêu cầu hết sức quan trọng.

Kỹ năng soạn thảo, ra quyết định.
Các sai lầm cần tránh trong việc soạn thảo và ra quyết định LĐQL:
 Một là: Không nắm vững các yêu cầu thực tế, giải quyết vấn đề một cách
chung chung, không đủ chính xác, rõ ràng, cụ thể, có thể hiểu và làm khác
nhau.
 Hai là: quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không xem xét, nghiên cứu kỹ
lưỡng, không lắng nghe hết ý kiến người tham gia, người phản biện hay quá
tin vào những hiểu biết chủ quan của mình đi đến việc ra những quyết định
LĐQL một cách phiến diện, chủ quan.
 Ba là: Ra quyết định LĐQL mang tính chất thoã hiệp, nể nang, dựa dẫm cấp
trên một cách thụ động, không có tính sáng tạo, không tự chịu trách nhiệm.
 Bốn là: Ra quyết định LĐQL không đúng thẩm quyền, không đủ căn cứ
pháp lý; quyết định có nội dung trùng lặp, chồng chéo ngay trong bản thân
quyết định hoặc với các quyết định đã ra trước đó.
Liên hệ thực tế: Vấn đề gì mà đơn vị cần xem xét giải quyết? Nếu ban hành quyết
định để giải quyết thì có những tác động như thế nào? Đưa ra phương án (cần tiêu
chuẩn, tiêu chí chung để lựa chọn). Ra quyết định
Câu 8. Trong quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý, khâu nào
là khâu quan trọng nhất, tại sao? Đánh giá việc thực hiện quy trình tổ chức thực
hiện quyết định lãnh đạo quản lý ở đơn vị các anh chị hiện nay? Cần lưu ý những
điều gì để tổ chức thực hiện quyết định hiệu quả?
Khái niệm quyết định quản lý: Quyết định LĐ-QL là giải pháp được chủ thể
LĐ-QL lựa chọn giữa hai hay nhiều phương án nhằm thực hiện nhiệm vụ LĐ-QL, giải
quyết các vấn đề nảy sinh trong hệ thống QL và tổ chức, cho cấp dưới thực hiện. Nói
cách khác quyết định LĐ-QL là phương án hợp lý nhất được chọn từ những phương án
đã đề ra.
Quy trình tổ chức thực hiện một quyết định quản lý ở cơ sở gồm các bước sau:
7



Bước 1: Triển khai quyết định. Để quyết định đến được các đối tượng liên quan.
Nhận được quyết định, các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan phải thực hiện triệt
để bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng, đề ra kế hoạch, biện pháp thực hiện cho phù hợp
với điều hiện cụ thể của đơn vị, địa phương mình, đảm bảo việc triển khai thực hiện
không được trái với quyết định LĐQL đã được ban hành. Chú ý khi triển khai quyết
định quản lý ở cơ sở phải trả lời được các câu hỏi:
 Triển khai cho ai?
 Nội dung triển khai?
 Hình thức triển khai?
 Ai triển khai?
Bước 2: Tổ chức thực hiện quyết định
 Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định: Cần bố trí, tổ chức lực lượng cán
bộ phù hợp (giao đúng người, đúng việc) để thực hiện quyết định, đồng thời
đảm bảo những phương tiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện quyết định này.
 Tùy thuộc vào từng loại quyết định các lãnh đạo quản lý có thể lựa chọn các
biện pháp thực hiện khác nhau.
 Xử lý sự cố khi có phát sinh
Bước 3: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định: Một khâu không thể thiếu
được trong hoạt động LĐQL nói chung và LĐQL cấp cơ sở nói riêng là theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện quyết định LĐQL. Do đó, việc ra quyết định LĐQL phải gắn liền với
việc kiểm tra thực hiện quyết định.
Việc kiểm tra thực hiện quyết định có nhiệm vụ nắm tình hình và kết quả một
cách có hệ thống, có kế hoạch. Việc kiểm tra phải chú ý tới cả hai mặt của việc thực
hiện quyết định. Đó là: tìm ra nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện
không tốt quyết định. Và cũng chú ý tới kết quả tốt, tìm ra những ưu điểm, đúc kết bài
học kinh nghiệm thành công trong việc thực hiện quyết định.
Việc kiểm tra thực hiện quyết định LĐQL cấp cơ sở phải được xây dựng thành
kế hoạch ngay từ giai đoạn nghiên cứu dự thảo quyết định; trong đó xác định rõ cơ
quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra và đối tượng chịu sự kiểm tra. Tiếp đó,

việc kiểm tra phải được tiến hành ngay sau khi ban hành quyết định và trong suốt thời
gian thực hiện quyết định.
 Kiểm tra việc thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý là bước bảo đảm sự
thành công hiệu quả của quyết định và thực hiện quyết định
 Kiểm tra để nắm được tiến độ.
 Kiểm tra để đôn đốc thực hiện.
 Kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp thực tế.
 Kiểm tra để kịp thời khen thưởng động viên, kịp thời xử lý những sai phạm.
 Kiểm tra tổng kết việc thực hiện quyết định.
* Các hình thức kiểm tra có thể áp dụng: (1) Kiểm tra thường xuyên và toàn
diện trong suốt quá trình diễn biến thực hiện quyết định; (2) Kiểm tra đột xuất có trọng
điểm, nhằm vào một số khâu nhất định; (3) Kiểm tra tổng kết việc thựuc hiện quyết
định.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định: Sau quá trình thực hiện
phải tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định, so sánh với mục tiêu để
xem kết quả đạt được như thế nào, mức độ hiệu quả, lý do đạt, lý do chưa đạt, tại sao.
Điều quan trọng là phải đánh giá việc thực hiện quyết định LĐQL một cách chính xác,
khách quan, trung thực, cụ thể kết quả thực hiện quyết định, tuyệt đối tránh bệnh phô
8


trương, thổi phồng thành tích. Nếu làm tốt công tác này góp phần tăng cường hiệu lực,
hiệu quả công tác LĐQL cấp cơ sở.
Khâu nào là khâu quan trọng nhất, tại sao? (Mỗi cơ quan sẽ có những điểm
mạnh/yếu khác nhau, nên không có khâu nào là quan trọng nhất về mặt lý thuyết,
tùy tình hình cơ quan. Liên hệ thực tế cũng phải chứng minh cho luận điểm chỗ
này)
Kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định LĐQL là quan trọng nhất.
a. Kỹ năng lập kế hoạch thực hiện quyết định LĐQL
Lập kế hoạch là một khâu trong chu trình LĐQL. Trong quy trình tổ chức thực

hiện quyế định LĐ,QL cấp cơ sở, lập kế hoạch là bước đầu tiên trong quy trình tổ chức
thực hiện quyết định và có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiện
quyết định trên thực tế. Tuy nhiên, lập kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định LĐQL
phải được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khâu của chu trình thựuc hiện
quyết định.
* Nếu người LĐ có kỹ năng lập kế hoạch thì nó được thể hiện ở các yếu tố sau:
 Việc tư duy có hệ thống tiên liệu được các tình huống trong hoạt động
LĐQL.
 Biết phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức một cách hữu hiệu hơn.
 Biết tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức.
 Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các nhà LĐQL
khác.
 Sẵn sàng ứng phó và giải quyết nhanh chóng với các tình huống đặt ra trong
quá trình thực hiện quyết định LĐQL.
 Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
* Trình tự lập kế hoạch thực hiện quyết định LĐQL như sau:
 Bước 1: Xác định mục tiêu yêu cầu của việc thực hiện quyết định.
 Bước 2: Xác định nội dung việc thực hiện quyết định.
 Bước 3: Xác định địa bàn, đối tượng, thời gian thực hiện quyết định.
 Bước 4: Xác định phương pháp thựuc hiện quyết định
 Bước 5: Xác định phương pháp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định
b, Kỹ năng chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết định LĐQL
Khi kế hoạch thực hiện quyết định LĐQL đã được đặt ra thì bất cứ bất cứ đối
tượng chịu sự LĐQL đều phải thực hiện nghiêm chỉnh.
Kỹ năng này giúp cho người LĐ kiểm soát được quá trình thực hiện quyết định
LĐQL đang được diễn ra thế nào, từ đó
Kỹ năng xử lý tình huống trong LĐQL: Để giải quyết tốt các tình huống trong
hoạt động LĐQL, người LĐ chú ý những vấn đề sau:
 Chỉ đạo triển khai giải quyết một cách chủ động theo kế hoạch đã xây dựng
trước.

 Những phát sinh mới nằm ngoài dự liệu cần có ngay những phương hướng
giải quyết nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm phát sinh trong
quá trình thực hiện quyết định.
 Thực hiện đúng trình tự, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc Điều
lệ của Đảng.
Kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo: Để thực hiện tốt công tác này người LĐ
cần thực hiện đúng các yêu cầu sau:
 Nắm được các quy định pháp luật của Nhà nước, quy định của Đảng về giải
quyết khiếu nại, tố cáo kể cả về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giảI quyết
khiếu nại, tố cáo.
9


 Nắm được các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc thù gắn
với thực tế địa phương.
Những kỹ năng cần trau dồi và thực hiện tốt đó là:
 Kỹ năng tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo.
 Kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ công vụ
nói chung và tiếp nhận khiếu nại, tố cáo nói riêng.
 Kỹ năng phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
 Kỹ năng xác minh, xem xét và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Liên hệ thực tế: Nêu một quyết định cụ thể (phải lấy quyết định đã được thực hiện) 
phân tích theo 4 bước  khẳng định lại xem bước nào là quan trọng nhất đối với thực
tế tại đơn vị mình  đề xuất giải pháp hoàn thiện (có thể lấy quyết định sáp nhập
khoa/phòng, luân chuyển cán bộ, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin…)
Câu 9. Trình bày những nguyên tắc cơ bản trong công tác đánh giá cán bộ? Liên
hệ thực tiễn đơn vị anh (chị) hiện nay trong việc vận dụng những nguyên tắc này.
Qua đó rút ra những kết luận gì cho hoạt động lãnh đạo quản lý ở cơ sở?
Khái niệm đánh giá cán bộ: So sánh việc thực thi hoạt động của cán bộ so với
tiêu chuẩn chức danh của cán bộ đó (ví dụ các tiêu chuẩn về năng lực, đạo đức…)

Vai trò của đánh giá: Nhận xét, đánh giá cán bộ là việc hệ trọng, là khâu mở
đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng,
đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy
được tiềm năng của từng cán bộ và của cả đội ngũ cán bộ. Đánh giá không đúng cán
bộ sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm sai, gây ảnh hưởng không tốt cho địa
phương, cơ quan, đơn vị.
Nội dung đánh giá cán bộ: việc đánh giá cán bộ phải đánh giá về phẩm chất
(phẩm chất chính trị, phẩm chất nghề, phẩm chất xã hội), năng lực (chuyên môn, quản
lý) và đạo đức (lối sống, chính trị, nghề nghiệp) của cán bộ.
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện công tác đánh giá cán bộ ở cơ sở:
Nguyên tắc 1: Các cấp ủy Đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường
vụ huyện ủy, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá
trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
Nguyên tắc này chỉ rõ: trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức
đảng và lãnh đạo cơ quan đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt; cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá.
Từ năm 2012 trở đi, Nghị quyết hội nghị Trung ương IV đã bổ sung trong công
tác đánh giá cán bộ ngoài trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức đảng
và lãnh đạo cơ quan đơn vị phải chú ý tăng cường trách nhiệm thuộc về người đứng
đầu. Điều này chỉ rõ Bí thư Đảng ủy cơ quan, thủ trưởng cơ quan phải chịu trách
nhiệm đẩu tiên trong công tác đánh giá cán bộ
Nguyên tắc 2: Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm
thước đo, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình.
Khi đánh giá cán bộ phải chú ý cả 2 yếu tố: tiêu chuẩn (chức danh, chuyên môn
nghiệp vụ, đạo đức) và hiệu quả công tác. Trên thực tế có những trường hợp so với
tiêu chuẩn chưa đạt nhưng hiệu quả công tác lại đạt rất cao. Vì vậy cần chú ý tính hiệu
quả khi đánh giá cán bộ.
Đánh giá cán bộ là đánh giá: nhóm phẩm chất tư tưởng chính trị, nhóm năng
lực, nhóm phẩm chất đạo đức.
 Về phẩm chất tư tưởng chính trị: việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy

định của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; Quan điểm lập trường
kiên định với lý tưởng cách mạng và CNCS
10


 Về phẩm chất đạo đức: Việc giữ gìn đạo đức lối sống lành mạnh, chống
quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác; Tính
đoàn kết, mối quan hệ công tác với đồng nghiệp, tinh thần thái độ phục vụ
nhân dân; tinh thần tự phê bình và phê bình, tính trung thực, ý thức tổ chức
kỷ luật.
 Về năng lực: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, tinh thần trách nhiệm
trong công việc: thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của
công việc trong từng vị trí, từng giai đoạn; tinh thần trách nhiệm trong công
việc. Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Trong quá trình đánh giá cán bộ phải bảo đảm tập trung dân chủ trong đánh giá:
Dân chủ cả trước, trong và sau khi đánh giá và dân chủ trong cả khiếu nại về đánh giá:
 Dân chủ trước khi đánh giá: Công khai, minh bạch mọi vấn đề đánh
giá/Mục đích để làm gì? Công khai quy trình đánh giá. Công khai thang
điểm
 Dân chủ trong khi đánh giá: Cá nhân tự đánh giá. Tập thể đánh giá. Lãnh
đạo cơ quan, cấp ủy bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất đánh giá chung
dựa trên thang điểm đánh giá theo quy định.
 Dân chủ sau khi đánh giá: Công khai kết quả đánh giá một cách đầy đủ. Giải
thích đầy đủ các lý do nâng hoặc hạ, đồng ý hay không đồng ý về đánh giá.
Giải quyết và trả lời các ý kiến thắc mắc, khiếu nại theo đúng quy trình.
Trong đánh giá cũng phải đảm bảo tính tập trung: Khi đã biếu quyết, thiểu số
phục tùng đa số. Cá nhân được quyền bảo lưu ý kiến, trong khi chờ ý kiến kết luận của
cấp trên cá nhân phải chấp hành theo kết quả đã biếu quyết.
Nguyên tắc 3: Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện lịch sử, cụ thể và
phát triển

Quan điểm thực tiễn: Khi đánh giá cán bộ căn cứ vào thực tiễn công tác của cá
nhân, vào những hành vi trong cuộc sống, trong sinh hoạt
Ví dụ: Đánh giá một cán bộ ở cơ quan để đưa ra ứng cử hội đồng nhân dân,
nhưng khi đưa về với địa phương lấy ý kiến nhận xét thì lại không tốt (vì có vợ hách
dịch với mọi người xung quanh, con trai cầm đầu đua xe). Vì trong nhà không tốt thì
làm sao có đủ điều kiện lãnh đạo và bầu vào hội đồng nhân dân vì thế bị thất bại
Quan điểm toàn diện: Khi đánh giá một con người phải xem xét từ nhiều mặt.
Thực tại, tương lai, triển vọng
Quan điểm vận động: Khi đánh giá chú ý sự tiến bộ, thay đổi vận động và phát
triển. Đánh giá dựa trên quy luật vận động phát triển, tránh thành kiến, ấn tượng ban
đầu.
Ví dụ: Hiện nay đánh giá cán bộ giữa các cơ sở đào tạo tại chức, chính quy có
những nhận định thành kiến ấn tượng không tốt với tại chức trường dân lập như vậy sẽ
đánh giá không chính xác
Quan điểm thiện chí: Đánh giá CB-CC là để xây dựng, để hoàn thiện CB-CC do
đó phải công tâm, phải nhân đạo, phải thiện chí tránh trù dập, tránh vạch lá tìm sâu, lợi
dụng để đấu đá.
Quan điểm khách quan: Khi đánh giá cán bộ phải công bằng, trung thực, khách
quan không được đánh giá theo cảm tính, cảm tình. Chú ý khi đánh giá CB-CC phải
lấy thông tin nhiều chiều, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và phải sử dụng nhiều
phương pháp đánh giá khác nhau như: lấy phiếu tín nhiệm, phiếu nhận xét, phỏng vấn,
thử thách
Quan điểm lịch sử cụ thể: Khi đánh giá cán bộ phải đánh giá xuyên suốt một
quá trình (không được căn cứ vào một lát cắt, một vấn đề sai phạm), phải đặt mình vào
hoàn cảnh cụ thể của người được đánh giá để đánh giá.
11

























×