Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận môn kỹ năng lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.75 KB, 14 trang )

Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
MUC LỤC
Phần mở đầu 2
Phần nội dung 3
Chương 1:Kỹ năng lãnh đạo 3
Chương 2 :Nguyên nhân thất bại trong lãnh đạo 7
Chương 3 : Cách rèn luyện kỹ năng lãnh đạo 10
Phần kết luận 13
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
1
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý học hiện đại coi lãnh đạo là một trong các chức năng quan
trọng của quản lý. Trong cộng đồng doanh nghiệp, các nhà điều hành
luôn trọng dụng những người có khả năng lãnh đạo. Nhà quản lý nào
cũng đều mơ ước có trong doanh nghiệp của mình một người lãnh đạo
với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Vậy những kỹ năng nào cần thiết để
giúp người lãnh đạo hoàn thành vai trò của mình?
Mọi người đều có những phẩm chất lãnh đạo nhất định. Sự khác biệt hữu
hình nằm ở cấp độ những phẩm chất đó được phát triển ra sao. Mỗi cá
nhân lựa chọn các con đường đi cho riêng mình và xác định các kỹ năng
được phát triển ở cấp độ nào cũng như thế hiện các phẩm chất hay kỹ
năng đó theo cách thức gì.
Không quá khi nói rằng chúng ta đều là những nhà lãnh đạo bẩm sinh,
điều quan trọng là cách thức chúng ta khai phá những năng lực lãnh đạo
tiềm ẩn bên trong mình. Tiềm ẩn là một tính từ thể hiện điều gì đó nằm
sâu kín bên trong mỗi chúng ta, nó không hữu hình hay thấy rõ, nhưng có
thể khai phá, phát triển hay bộc phát hiệu quả ra bên ngoài nếu biết cách.
Các kỹ năng lãnh đạo cũng vậy. Đó là những kỹ năng rất có giá trị không
chỉ trong kinh doanh mà còn trong nhiều mặt của cuộc sống. bạn có thể là
cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực của bạn nhưng bạn vẫn sẽ phải


đối mặt với vô số các vấn đề và hoàn cảnh khó khăn đòi hỏi bạn phải tìm
kiếm các chiến lược mới và cách tân hơn để giải quyết chúng tốt nhất.
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
2
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
Chương 1 : KỸ NĂNG NHÀ LÃNH ĐẠO
1.1. KHÁI NIỆM :
Lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng, động viên các nhóm hay cá nhân
đóng góp vào thành công và hiệu quả hoạt động của tổ chức mà họ là
thành viên. Khả năng ảnh hưởng của người lãnh đạo có thể xuất phát từ
vị trí của họ trong tổ chức, nhưng cũng có thể từ chính họ.
Lãnh đạo và quản lý là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt:
-Người quản lý thích hợp với tính phức tạp trong tổ chức. Một người
quản lý giỏi là người biết đưa ra mệnh lệnh và kiên định để hoàn
thành kế hoạch chính thức được đề ra, biết thiết kế cơ cấu tổ chức cứng
nhắc và điều khiển kết quả theo kế hoạch.
-Người lãnh đạo phải biết thích ứng với thay đổi, người lãnh đạo đề
ra đường hướng với tầm nhìn rộng trong tương lai. Người lãnh đạo biết
liên kết mọi người lại và truyền sức mạnh để họ vượt qua những khó
khăn.
1.2. PHẨM CHẤT NHÀ LÃNH ĐẠO
1.21/ Nhà lãnh đạo phải “lãnh đạo”
Như Gari Selfridje đã nói, người lãnh đạo phải “lãnh đạo” chứ không chỉ
quản lý điều hành. Có nghĩa là người lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò
hướng dẫn, lựa chọn mục tiêu, xác định tầm nhìn, dẫn dắt và tạo động lực
cho doanh nghiệp phát triển.
1.2.2/ Tự tin, có chí hướng, có trách nhiệm và biết cách đối xử
với nhân viên
Người lãnh đạo thành công là người luôn đi thẳng, ngẩng cao đầu, bước
những bước chững chạc và tự tin. Tự tin là một trong những phẩm chất

dẫn đến thành công. Ngoài ra, người “cầm cân nẩy mực” luôn phải giữ
bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống để đối mặt với mọi sóng gió và
thách thức trên thương trường.
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
3
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương

1.2.3/ Nắm vững khoa học về tổ chức quản lý
Người lãnh đạo doanh nghiệp không nên “huyênh hoang” về trình độ,
năng lực kinh doanh của mình, càng không nên lạm dụng uy tín, vị thế để
chèn ép, kìm hãm sáng kiến của nhân viên dưới quyền. Biết động viên và
khai thác năng lực, tính sáng tạo của nhân viên là một trong những nghệ
thuật sử dụng người mà không phải nhà lãnh đạo nào cũng làm được.
1.2.4/ Biết quý trọng thời gian của nhân viên
Người lãnh đạo không bao giờ được phép tạo ra không khí vô công rồi
nghề trong doanh nghiệp của mình vì điều này sẽ làm rệu rạo khí thế làm
việc của nhân viên. Việc lãnh đạo không biết bố trí nhân viên và tổ chức
công việc kinh doanh sẽ phá vỡ trình độ văn minh của quản lý lao động
và văn hoá doanh nghiệp.
1.2.5/ Nghiêm túc và đòi hỏi cao
Nghiêm túc và đòi hỏi cao không đồng nghĩa với bắt bẻ hay hoạnh hoẹ
nhân viên. Những đòi hỏi đúng mực và nghiêm túc không hề gây ra sự
thiếu thiện cảm của nhân viên dưới quyền, ngược lại, qua đó lãnh đạo sẽ
nâng cao được uy tín của mình.
1.2.6/ Phê bình và biết tiếp thu phê bình của nhân viên
Người lãnh đạo sợ phê bình thì không thể là người chèo chống con tàu
được. Thay cho việc không phê bình được nhân viên, nhà lãnh đạo sẽ lại
luôn tự phàn nàn, và điều này sẽ tạo nên ấn tượng không mấy tốt đẹp về
mình trong con mắt của nhân viên.
Phê bình cần mang tính xây dựng nhằm giúp nhân viên sửa chữa khuyết

điểm. Người lãnh đạo giỏi là người không những chỉ cho nhân viên thấy
được vi phạm mà còn hướng dẫn, giúp họ nhận thức được sâu sắc sai lầm
của mình và sửa chữa nó.
1.2.7/ Biết thưởng và phạt
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
4
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
Người lãnh đạo không nên tiết kiệm lời khen. Hãy khen thưởng nhân
viên khi họ xứng đáng được khen. Ngược lại, khi phạt, cũng phải mang
tính xây dựng, không nên mắng mỏ. Cảnh cáo nên bắt đầu từ khen ngợi,
sau đó chỉ cho nhân viên biết khuyết điểm của họ.
Việc cảnh cáo nên chỉ được thực hiện giữa lãnh đạo và nhân viên vi
phạm, sao cho các nhân viên khác không biết được. Như vậy những nhân
viên dưới quyền sẽ sợ nhưng lại kính trọng lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu
cảnh cáo thiếu công bằng, chưa xác đáng thì sẽ gây ra sự phản cảm của
nhân viên. Cảnh cáo công khai trước tập thể nhân viên được coi là mức
phạt cao nhất và chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt khi các
biện pháp khác không mang lại hiệu quả.
1.2.8/ Lịch thiệp, niềm nở, tế nhị
Lịch thiệp, đó là sự nâng cao lòng kính trọng đối với bản thân và người
khác. Những mệnh lệnh được đưa ra trong doanh nghiệp dưới dạng lịch
thiệp thường mang lại hiệu quả cao hơn là mệnh lệnh không tôn trọng
người khác. Con người, bao giờ cũng có xu hướng chống lại sự thô bạo -
một tính chất trái ngược với lịch thiệp và niềm nở.
Lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo ra cho mình thói quen chủ động giao tiếp
thân ái, niềm nở và nhìn mọi người bằng con mắt thân thiện. Lịch thiệp
khác hẳn với sự xun xoe, nịnh bợ và tâng bốc.
1.2.9/ Tính hài hước
Người lãnh đạo cần có tính hài hước. Hài hước không làm tổn hại danh
dự của người lãnh đạo. Hài hước là phẩm chất nói lên nhân sinh quan

đúng đắn và tinh thần phấn khởi. Trong môi trường kinh doanh đầy sức
ép và căng thẳng như ngày nay, tinh thần phấn khởi bao giờ cũng là nhân
tố thúc đẩy sự năng động, sáng tạo và hiệu quả.
Hài hước là dấu hiệu của mối quan hệ hữu ái, tốt đẹp, là điềm báo dấu
hiệu nổi tiếng của con người.
1.2.10/ Biết nói và nghe
Lãnh đạo doanh nghiệp phải biết nói hay, điều đó hoàn toàn không có
nghĩa là họ phải là nhà hùng biện. Nói hay là biết nói ngắn gọn, rõ ràng,
khúc triết, chính xác và trình bày gãy gọn ý nghĩ của mình. Người lãnh
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
5
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
đạo không thể không biết trình bày những điều cần thiết bằng những câu
nói rõ ràng, ngắn gọn và thông minh.
Biết lắng nghe, nói cách khác, biết nghe người khác, cũng là một phẩm
chất không thể thiếu. Phải biết gọi người khác đến nói chuyện, biết cách
giải trừ căng thẳng về tinh thần, biết nêu ra câu hỏi và biết đặt các câu hỏi
cảm thông, biết cách “tước được vũ khí” của người đối diện.
1.2.11/ Biết im lặng
Theo Warren Buffet, công thức thành công trong cuộc đời của mình là:
X + Y + Z = Thành công
X: Biết làm việc
Y: Biết nghỉ ngơi, giải trí
Z: Biết im lặng
Im lặng là một phẩm chất lớn, “Lời nói là bạc, im lặng là vàng”.
1.2.12/ Nhận biết đặc điểm của nhân viên
Đây là điều rất quan trọng, đặc biệt là đối với những tổ chức lớn, nơi có
khả năng “không thấy được con người”.
Biết nhận biết con người, thấy được đặc điểm cá nhân của từng người,
gọi họ theo tên, hỏi họ về việc riêng tư, chào hỏi, chúc mừng ngày sinh

nhật, lễ, Tết, là một phương pháp hữu hiệu nâng cao tinh thần, tạo bầu
không khí hữu nghị, tốt đẹp trong hoạt động của doanh nghiệp.
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
6
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
Chương 2: NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI TRONG LÃNH
ĐẠO
2.1 .Không có khả năng tổ chức những công việc chi tiết.
Sự lãnh đạo có hiệu quả yêu cầu khả năng tổ chức và điều hành những
công việc kể từ chi tiết. Không một nhà lãnh đạo thực sự nào lại “quá
bận” để làm một việc yêu cầu anh ta thực hiện với khả năng của anh ta
trong cương vị của mình. Khi một người, bất kể anh ta là một nhà lãnh
đạo hay chỉ là một nhân viên cấp dưới, thú nhận rằng anh ta quá bận để
thay đổi những kế hoạch của mình, hoặc để quan tâm tới bất kỳ tình trạng
khẩn cấp nào, thì có nghĩa là anh ta đang thú nhận sự không có khả năng
của bản thân mình. Một nhà lãnh đạo thành công phải là người làm chủ
được tất cả những chi tiết nhỏ nhất có liên quan tới vị trí của mình. Tất
nhiên điều đó có nghĩa là anh ta phải tạo lập thói quen giao công việc của
mình cho những người có thể thay thế.
2. 2. Không sẵn lòng giúp đỡ những người thấp kém hơn.
Những nhà lãnh đạo vĩ đại thực sự luôn sẵn lòng, khi hoàn cảnh yêu cầu,
thực hiện bất cứ một công việc nào như khi họ yêu cầu người khác thực
hiện. “ Người vĩ đại nhất trong số tất cả mọi người sẽ là người phục vụ
tất cả” đây là một chân lý mà những nhà lãnh đạo có khả năng đều quan
sát được và tôn trọng.

2.3. Mong chờ sự trả công.
Người ta không trả công cho một người vì những gì mà anh ta biết. Họ
chỉ trả công cho những công việc mà anh ta làm được, hay khiến những
người khác làm mà thôi.

2. 4. Lo sợ sự cạnh tranh từ cấp dưới của mình.
Một nhà lãnh đạo luôn lo sợ rằng một trong số những nhân viên cấp dưới
sẽ thay thế vị trí của mình. Anh ta hầu như chắc chắn nhận ra nỗi đe doạ
đó không sớm thì muộn. Một nhà lãnh đạo có khả năng sẽ thử đóng vai
người mà anh ta sẽ uỷ quyền trong tương lai ở bất cứ một công việc, chi
tiết nào liên quan đến vị trí của anh ta. Chỉ bằng cách này anh ta mới có
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
7
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
thể chuẩn bị mọi mặt, xuất hiện ở nhiều chỗ, quan tâm đến nhiều thứ
cùng một lúc. Một sự thật hiển nhiên là con người được trả tiền nhiều
hơn cho khả năng khiến người khác làm việc, hơn là những gì họ có thể
kiếm được từ chính sức lực của riêng bản thân họ. Một nhà lãnh đạo có
năng lực, thông qua sự hiểu biết về công việc của mình và khả năng
thuyết phục cá nhân, có thể làm tăng hiệu quả làm việc của người khác
lên nhiều lần, và khiến họ làm việc nhiều hơn, tốt hơn là những gì họ đã
làm nếu không có sự hỗ trợ từ người lãnh đạo.
2. 5. Thiếu tính sáng tạo.
Không có sự sáng tạo, nhà lãnh đạo không thể nhìn thấy những nguy
ngập đe doạ, và không thể lập nên những kế hoạch hướng dẫn cho cấp
dưới một cách hiệu quả.

2.6. Tính ích kỷ.
Một nhà lãnh đạo yêu cầu sự tôn kính từ những nhân viên cấp dưới sẽ
gặp phải sự bực bội oán hận. Một nhà lãnh đạo thực sự vĩ đại không yêu
cầu điều đó. Anh ta bằng lòng với sự kính trọng của cấp dưới khi họ thực
sự có tình cảm đó, và anh ta tôn trọng cấp dưới bởi anh ta biết mọi người
sẽ làm việc chăm chỉ hơn khi được công nhận và tuyên dương, hơn nhiều
so với khi họ làm việc chỉ vì tiền.
2.7. Thái độ không đúng mực.

Những nhân viên cấp dưới sẽ không tôn trọng một người lãnh đạo không
đúng mực. Hơn nữa, thái độ không đúng mực dù trong bất cứ một trường
hợp nào, đều phá vỡ sức chịu đựng của con người, sức sống của tất cả
những ai chiều theo nó.
2. 8. Không trung thành.
Có lẽ nên để điều này ở vị trí đầu tiên. Một nhà lãnh đạo không trung
thành với niềm tin của bản thân, không trung thành với đồng nghiệp của
mình, không trung thành với cấp trên và cả cấp dưới của mình, thì không
thể lãnh đạo một cách lâu dài. Một con người không trung thành giống
như là rác bụi của trái đất và sẽ bị mọi người khinh ghét - điều mà anh ta
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
8
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
xứng đáng nhận lấy. Thiếu đi lòng trung thành là một trong những
nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại trên mọi bước đường của cuộc đời.
2.9. Nhấn mạnh quyền lực lãnh đạo.
Một nhà lãnh đạo có năng lực sẽ điều hành người khác bằng cách khuyến
khích chứ không phải cố khắc sâu nỗi lo sợ và đe doạ trong những nhân
viên cấp dưới. Những người cố nghi sâu trong cấp dưới “quyền” của
mình được xếp cùng vào cách thức lãnh đạo bằng quyền lực. Nếu một
người là một nhà lãnh đạo thực sự, anh ta không cần phải chứng tỏ điều
đó bởi sự thật sẽ cho thấy nhân cách đạo đức của anh ta - sự đồng cảm,
sự thấu hiểu, sự thẳng thắn công bằng - và sẽ chứng minh anh ta hiểu biết
công việc của mình như thế nào.
2.10. Nhấn mạnh vào danh hiệu.
Một nhà lãnh đạo có khả năng sẽ không cần một “danh hiệu” để nhận
được sự kính trọng từ những người cấp dưới. Một người đánh bóng trên
tên tuổi của mình thường không có gì thực sự đáng chú ý. Cánh cửa
phòng của những nhà lãnh đạo thực sự luôn rộng mở cho tất cả những ai
muốn vào, và nơi làm việc của họ cách xa những nghi thức hay sự phô

trương.
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
9
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
Chương 3: CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
Hầu hết những phẩm chất trên đều có thể học được hay rèn luyện
được, ngoại trừ tính kiên định và quan tâm đến người xung quanh một
cách chân thành.
Hai phẩm chất này là điều kiện tiên quyết của một nhà lãnh đạo.
Một số phẩm chất khác như tính đáng tin cậy và tính chính trực có thể
học được. Hơn nữa là ít có trường lớp nào dạy chúng ta "tính công bằng"
và "tính nhất quán". Những phẩm chất này được xem như là tính cách
của mỗi người, chẳng hạn như bạn được xem là người đáng tin cậy hoặc
không đáng tin cậy.
Tuy nhiên chúng ta cần xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác. Thông
thường, chỉ đến lúc ở vào một tình huống nào đó thì những phẩm chất
trên mới bộc lộ ra. Rất nhiều người vẫn tỏ ra không tin rằng những
"phẩm chất cá nhân" này có thể học được, hoặc rèn luyện được.

HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
10
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
3.1 - Sự tin cậy Người đáng tin cậy là người mà người khác có thể
tin tưởng được.
Họ là người mà lời nói và việc làm lúc nào cũng đi đôi với nhau. Một
người lãnh đạo đáng tin cậy sẽ giữ đúng lời khi hứa khen thưởng cho tập
thể, luôn ở cạnh nhân viên khi nhân viên cần.Một người trở nên đáng tin
cậy khi họ biết người khác kỳ vọng điều đó ở họ.
3.2- Chính trực: là sự trung thực và ngay thẳng, đó còn là sự tôn
trọng những quy tắc đạo đức. Một người lãnh đạo chính trực là người

không gian lận và luôn đi theo lý tưởng của họ. Nếu phải chọn ra một
phẩm chất của người lãnh đạo mà mọi người quý trọng thì đó chính là
tính chính trực.
Để được tập thể quý trọng, bạn cần phải trung thực với họ và cho họ thấy
rằng bạn luôn quan tâm đến lý tưởng nào đó.
3.3 - Công bằng: Để cư xử công bằng, bạn cần phải công tâm và
không thiên vị trong cách cư xử với người khác.
Sự bất công luôn là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình trong nội bộ. Khó
mà có thể công vằng trong việc cư xử với tất cả mọi người.
Ít ai trong chúng ta lúc nào cũng công bằng. Điều mà người khác có thể
mong đợi là bạn sẽ cố gắng để cư xử một cách công bằng nhất.
3.4- Tính nhất quán: Ở một khía cạnh nào đó, tính nhất quán rất
gần với tính chính trực. Điều này có nghĩa là không dao động, không thay
đổi, giữ vững lập trường của bạn trước mọi hoàn cảnh.
Ở góc độ quản lý, tính nhất quán liên quan chặt chẽ với việc ra quyết
định. Một người có khuynh hướng hay dao động trước những quan điểm
và ý kiến khác nhau thì khó có thể học cách trở nên nhất quán được.
Ra quyết định là quá trình:
1. Xác định vấn đề.
2. Thu thập thông tin.
3. Đưa ra các giải pháp.
4. Chọn giải pháp tối ưu.
5. Thực thi quyết định
6. Đánh giá kết quả.
Những người không nhất quán thường tỏ ra lúng túng ở bước 4 và 5.
Thông thường là do họ đã không dành đủ thời gian và nỗ lực cho bước 1
và 2.
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
11
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương

Để có thể nhất quán khi ra quyết định, bạn cần phải nắm thật rõ vấn đề,
thu thập thông tin và ý kiến trước khi ra quyết định.
Nói tóm lại, chúng ta đã xác định được một số phẩm chất của một người
lãnh đạo, và chỉ ra được rằng chúng ta có thể học hoặc rèn luyện được tất
cả hay gần như tất cả những phẩm chất này.
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
12
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
KẾT LUẬN
Kỹ năng lãnh đạo là một yếu tố trọng yếu trong công tác quản lý.
Một nhà quản lý giỏi phải có các kỹ năng lãnh đạo. Tương tự, một nhà
lãnh đạo hiệu quả cũng phải thực hiện tốt vai trò của một nhà quản lý.
Năng lực lãnh đạo được phát triển qua kinh nghiệm thực tế, qua
những cọ xát, thử thách với công việc hằng ngày. Cũng như đối với mọi vấn
đề khác trong cuộc sống, càng có nhiều thời gian khám phá khả năng lãnh
đạo thực tế thì bạn càng gặt hái nhiều điều từ nó.
Với những phẩm chất đó người lãnh đạo sẽ góp phần thúc đẩy sự phát
triển của một doanh nghiệp nói nói riêng và của nên kinh tế nói chung.
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
13
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Lớp QTKDK6.2-ĐH Ngoại Thương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Slide bài giảng môn Kỹ năng lãnh đạo-TS Lê Thị Thu Tủy
- Giáo trình Hành vi tổ chức- Trường ĐH Mở TPHCM
HV : Kiều Quý Công GV : TS Lê Thị Thu Thủy
14

×