Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ THÙY DƯƠNG

ĐỀ TÀI: SINH CON
BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ THÙY DƯƠNG

ĐỀ TÀI: SINH CON
BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự


Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi, các kết luận, số liệu trong luận văn đều là
trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.
Xác nhận của
giảng viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Lan

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thùy Dương


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam (sửa đổi) 2014: Luật Hôn nhân và Gia
đình 2014
2. Nghị định 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về
sinh con theo phương pháp khoa học: Nghị định 12/2003/NĐ-CP;
3. Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy
định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo: Nghị định 10/2015/NĐ-CP;
4. Thông tư 57/2015/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế quy

định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01
năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Thông tư
57/2015/TT-BYT.


MỤC LỤC
STT NỘI DUNG

1.1.

TRANG

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ SINH
CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG
NGHIỆM

1
6

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ
TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

6

1.1.1 Khái niệm kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
1.1.2. Khái niệm kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1.1.3. Khái niệm mang thai hộ


7
9
12

1.2.

13

Ý NGHĨA CỦA VIỆC SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH
TRONG ỐNG NGHIỆM

1.2.1. Ý nghĩa về mặt xã hội
1.2.2. Ý nghĩa về mặt pháp lý

13
13

1.3.

NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG
NGHIỆM

14

1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.

Nguyên tắc vì mục đích nhân đạo

Nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận
Nguyên tắc tuân thủ theo quy trình kỹ thuật

14
15
17
18

1.4.

ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆC SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ
TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

19

1.4.1. Điều kiện đối với người cho noãn, cho tinh trùng, phôi
1.4.2. Điều kiện đối với người nhận noãn, tinh trùng, phôi

19
20

1.5.

HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC SINH CON BẰNG KỸ THUẬT
THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

30

1.5.1. Xác định quan hệ giữa người cho noãn, tinh trùng, phôi với

trẻ sinh ra bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1.5.2. Xác định quan hệ giữa người nhận noãn, nhận tinh trùng,
nhận phôi với trẻ sinh ra bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm
1.5.3. Xác định quan hệ giữa người mang thai hộ với trẻ sinh ra
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

30
32
35


1.5.4. Xác định quan hệ giữa người nhờ mang thai hộ với trẻ sinh ra
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1.5.5. Xác định mối quan hệ giữa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và người thân thích khác

37

1.6.

39

THỦ TỤC CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH QUAN HỆ CHA, MẸ, CON
BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

1.6.1. Thủ tục hành chính
1.6.2. Thủ tục tư pháp

38


39
43

CHƯƠNG HAI: NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ BẤT CẬP CỦA
PHÁP LUẬT VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH
TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN

49

NHỮNG BẤT CẬP VÀ VƯỚNG MẮC CỦA PHÁP LUẬT VỀ
SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG
NGHIỆM

49

2.1.1. Pháp luật khó kiểm soát về tính triệt để tuân thủ các nguyên
tắc khi cho nhận tinh trùng, noãn, phôi
2.1.2. Điều kiện thực hiện sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm còn chưa hợp lý
2.1.3. Thủ tục đăng ký hồ sơ sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm còn nhiều hạn chế
2.1.4. Mang thai hộ phát sinh một số vướng mắc, bất cập
2.1.5. Thủ tục xác định lại cha, mẹ, con còn nhiều vướng mắc

49

2.2.


MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SINH
CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

69

KẾT LUẬN

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

78

PHỤ LỤC

80

2.1.

55
57
59
64



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ngày nay đã không còn là
một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống. Vấn đề vô sinh ở Việt Nam đang đối mặt

với những con số đáng báo động, khoảng 700.000 đến 1.000.000 cặp vợ chồng
đang bị vô sinh. Theo số liệu nghiên cứu hơn 4.000 tinh dịch đồ tại trung tâm điều
trị vô sinh ở thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu di truyền và sức khỏe
sinh sản thuộc khoa Y (Đại Học Quốc Gia) nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản
Trung Ương và Đại học Y Hà Nội, tiến hành trên 14.300 cặp vợ chống tuổi sinh đẻ
(15 – 49 tuổi) ở tám tỉnh cho tám vùng sinh thái ở Việt Nam, tỷ lệ vô sinh ở Việt
Nam lên tới 7,7%1. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã trở thành một giải
pháp phổ biến đối với các cặp vợ chồng không thể có con theo cách tự nhiên cũng
như những người phụ nữ độc thân muốn có con.
Việt Nam đã có quy định pháp lý đầu tiên liên quan tới việc mang thai bằng kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Nghị định 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02
năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học (sau đây gọi tắt
là Nghị định 12/2003/NĐ-CP). Tuy nhiên, nghị định này mới chỉ đưa ra hành lang
pháp lý cơ sở của việc mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm mà chưa
đề cập và giải quyết hậu quả pháp lý phát sinh từ sự kiện pháp lý này. Trong
trường hợp mang thai hộ, sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm chính
là một phần phương thức sự kiện này được diễn ra. Trước khi được thông qua
trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014, mang thai hộ đã tồn tại chui và trở thành
vấn đề nhức nhối của xã hội khi trở thành một hoạt động mang tính thương mại
hóa.
Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) 2014 được thông qua, có hiệu lực từ ngày
01 tháng 01 năm 2015 có nhiều điểm mới, trong đó có quy định mang thai hộ vì
Xem: />
1


mục đích nhân đạo. Cùng đó, nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm
2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (sau đây gọi tắt là Nghị định
10/2015/NĐ-CP) và Thông tư 57/2015/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của

Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28
tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (sau đây gọi tắt
là Thông tư 57/2015/TT-BYT) được ban hành nhằm đưa ra các quy định cụ thể
hơn về vấn đề này.
Kể từ thời điểm quy định của pháp luật cho phép mang thai hộ, hơn 60 hồ sơ
mang thai hộ đã được duyệt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Cả nước có khoảng
100 hồ sơ đủ điều kiện cho phép mang thai hộ. Dự kiến tới hết sáu tháng đầu năm
2016, gần 30 em bé sẽ ra đời bằng phương pháp mang thai hộ2. Tuy niên, do thời
gian đi vào thực tế còn mới, nhiều vướng mắc, bất cập đã dần phát sinh. Sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được quy định như thế nào và sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phát sinh hậu quả pháp lý gì đối với
những chủ thể liên quan? Việc cải tiến, tiếp tục hoàn thiện pháp luật là điều vô
cùng cần thiết. Chính bởi vậy, học viên đã lựa chọn đề tài: “Sinh con bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm theo pháp luật Việt Nam”. Luận văn tập trung nghiên
cứu, tổng hợp và phân tích một cách chuyên sâu và toàn diện các vấn đề pháp lý về
sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhằm tìm ra những bất cập và
đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cùng với “mang thai hộ”, “sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” (bao gồm kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm) là hai đề tài được quan tâm hàng đầu trong lĩnh
vực hôn nhân gia đình khi các nhà làm luật xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình
2

Xem: />

2014. Các quy định pháp lý về đề tài này được hệ thống hóa, biên tập thành đầu
sách trong Tủ sách Pháp luật phổ thông với nhan đề “Tìm hiểu quy định về sinh
con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo” của tác giả Trương Hồng Quang, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2015.

Đề tài sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cũng là một phần nội
dung được nghiên cứu trong các công trình liên quan đến vấn đề xác định cha, mẹ,
con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, có một số bài viết
được đăng trên các báo, tạp chí như: “Những vấn đề nảy sinh từ quy định về xác
định cha, mẹ, con sinh ra nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” của tác giả Lê Thị Kim
Chung (Tạp chí Dân chủ pháp luật số 9/2014); “Quyền làm mẹ của người phụ nữ
theo quy định của pháp luật Việt Nam” của TS. Nguyễn Phương Lan (Tạp chí Luật
học số đặc san phụ nữ năm 2004)… Tuy nhiên, việc mang thai hộ mới được công
nhận trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 nên các công trình khoa học kể trên
mới chỉ phân tích đến vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà không xét đến trường hợp sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm trong trường hợp nhờ mang thai hộ. Vấn đề mang thai hộ
cũng mới được nghiên cứu một cách khái quát trong một số bài viết như: “Quy
định về mang thai hộ - một nội dung mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014” của tác giả Nguyễn Quế Anh (Tạp chí Luật sư Việt Nam số 8/2015); “Thụ
tinh trong ống nghiệm và những vấn đề pháp lí phát sinh” của TS. Nguyễn Thị Lan
(Tạp chí Luật học số 4/2015); “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” của TS.
Nguyễn Huy Quang và Ths. Đinh Thị Thu Thủy (Thông tin phổ biến giáo dục
pháp luật về Y tế số 03 tháng 09/2014​)… nhưng chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về quy định sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm. Khóa luận này là công trình nghiên cứu một cách toàn diện,
mang tính chuyên sâu về các vấn đề pháp lý và hậu quả pháp lý của việc mang thai
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và các nghiên cứu
khác có liên quan để việc nghiên cứu có chiều sâu và có tính khoa học.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn diện cả về lý luận và thực tiễn vấn đề sinh

con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo pháp luật Việt nam. Khóa luận
tập trung nghiên cứu vấn đề mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
không có yếu tố nước ngoài đồng thời tập trung nghiên cứu pháp luật nội dung và
các vấn đề pháp luật hình thức có liên quan mật thiết đến pháp luật nội dung về
sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và hậu quả pháp lý để đề tài
nghiên cứu đảm bảo tính toàn diện và logic.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
của việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Từ đó phát hiện những
quy định còn thiếu sót, chưa cụ thể cũng như tìm ra những điểm bất cập trong thực
tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Trên cơ sở đó, khóa luận đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về vấn đề này, nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn được đặt ra nhằm định hướng cho tác giả
luôn tư duy logic theo mạch vấn đề. Để trả lời cho câu hỏi mang thai bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm gồm những vấn đề cơ bản nào, tác giả đưa ra hệ thống
luận điểm, luận cứ trong phần đầu luận văn: khái niệm về sinh con bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm; điều kiện thực hiện sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm; các nguyên tắc đặt ra khi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm... Phần tiếp theo, câu hỏi vấn đề sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm có những vướng mắc, bất cập gì và tác giả đưa ra quan điểm
khoa học gì của cá nhân để khắc phục những bất cập đó đều được làm rõ.
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn


Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp luận
nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac –
Lenin và hệ thống quan điểm, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp ở Chương hai khi xem xét, đánh giá về thực
trạng pháp luật và thực tiễn sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cũng
như đưa ra phương hướng, giải pháp để xây dựng pháp luật điều chỉnh việc sinh
con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam hiện nay và trong tương
lai.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản của pháp luật về sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá
trình học tập và nghiên cứu của sinh viên khi tìm hiểu về vấn đề sinh con bằng kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm cũng như có thể sử dụng như tài liệu xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài Mục lục, Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm hai chương:
Chương một: Cơ sở lý luận và pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm;
Chương hai: Những vướng mắc và bất cập của pháp luật về sinh con bằng kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm và một số giải pháp.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ
TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
1.1.

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH
TRONG ỐNG NGHIỆM


1.1.1. Khái niệm kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng vượt trội, sức khỏe cũng như
tuổi thọ của con người đang ngày càng được cải thiện đáng kể3. Không chỉ cải
thiện tình trạng sức khỏe, các bệnh lý của con người cũng đã có nhiều giải pháp hỗ
trợ mà một trong số đó là vấn đề liên quan tới sinh sản. Việt Nam với tỷ lệ vô sinh
lên tới 7,7% (nghiên cứu trên 14.300 cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh sản), kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản đã giúp các cặp vợ chồng vô sinh cũng như người phụ nữ độc thân
muốn sinh con có thể sinh con của chính mình, giải quyết vấn đề y học. Để đảm
bảo các hậu quả pháp lý phát sinh, pháp luật đã có những quy định cụ thể về riêng
vấn đề này.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, trước hết
cần xem xét một số khái niệm được quy định tại Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP
quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo:
1. Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống
nghiệm để tạo thành phôi.
...3. Noãn là giao tử của nữ;
4. Tinh trùng là giao tử của nam;
5. Phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng.
Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể được xem xét dưới hai
góc độ:
Tuổi thọ trung bình của dân số thế giới đã tăng gấp đôi trong hai thế kỷ qua.
Xem: />3


 Dưới góc độ y học:
Theo định nghĩa từ Đạo luật về Chứng chỉ và Mức thành công của các phòng Y
tế Hỗ trợ Sinh sản (Hoa Kỳ)4, từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (tiếng Anh: Assisted
Reproductive Technology A.R.T.) bao gồm tất cả các phương pháp chữa trị chứng

vô sinh trong đó cả trứng lẫn tinh trùng đều được sử dụng.
Bên cạnh đó, còn có một số định nghĩa khác về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như:
+ Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là những kỹ thuật kết hợp giữa y học và sinh học,
can thiệp vào các bước trong sinh lý sinh sản tự nhiên nhằm giúp làm tăng khả
năng sinh sản5.
+ Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là các phương pháp giúp đỡ và điều trị cho các
cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh bằng các thủ thuật y học với sự can thiệp của cơ
sở y tế có thẩm quyền.
Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP:
"Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục
trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn
không có thai".
Tuy nhiên, hiện nay, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản còn được sử dụng để giúp
những người phụ nữ sống độc thân, mong muốn có con mà không thuộc trường
hợp hiếm muộn hay vô sinh. Vì thế, các định nghĩa trên vẫn còn tồn tại thiếu sót.
Theo quan điểm của tác giả, dưới góc độ y học, có thể đưa ra khái niệm sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như sau :
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con thông qua biện pháp áp
dụng những kỹ thuật y sinh học bởi các cơ quan y tế có thẩm quyền để giúp các
cặp vợ chồng vô sinh hoặc những người phụ nữ sống độc thân thực hiện được
mong muốn có con của mình.
 Dưới góc độ pháp lý
4
5

Xem: />Xem: />

Khái niệm “sinh con bằng kỹ thuật thuật hỗ trợ sinh sản” được đưa ra tại Khoản
21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh

nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.
Tuy nhiên, khái niệm này được xây dựng thông qua việc sử dụng phương pháp
liệt kê, chưa làm rõ được thế nào là “sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” cũng
như không thể hiện được đặc trưng của phương pháp này. Tóm lại, dưới góc độ
pháp lý, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể được định nghĩa như sau:
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con có sự can thiệp của các
kỹ thuật y sinh học trong trường hợp quá trình mang thai tự nhiên của con người
bị hạn chế bởi những nguyên nhân khác nhau, được tiến hành trên cơ sở quy định
của pháp luật nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể.
1.1.2. Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang
thai hộ
1.1.2.1. Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
“Lịch sử của thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) và cấy
phôi (Embryo transfer – ET) được biết đến sớm nhất là vào năm 1890 khi Walter
Heape, một giáo sư – bác sĩ tại Đại học Cambridge (Anh) đã tiến hành nghiên cứu
về sinh sản ở một số loài động vật, báo cáo trường hợp đầu tiên được biết đến của
cấy ghép phôi thai ở thỏ, rất lâu trước khi các ứng dụng cho khả năng sinh sản của
con người được đề nghị. Tuy nhiên, phải đến năm 1959, bằng chứng không thể
chối cãi của thụ tinh ống nghiệm mới thu được bởi MC Chang, người đầu tiên đạt
được thành công trong sinh sản ở động vật có vú (thỏ) bằng cách thụ tinh ống
nghiệm. Những quả trứng mới rụng đã được thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách
ủ với tinh trùng trong bình Carrel nhỏ trong bốn giờ, mở ra phương thức để hỗ trợ
sinh sản trên người.


…Năm 1978, đứa trẻ đầu tiên (Louise Brown) ra đời ra bằng phương pháp thụ
tinh ống nghiệm ở Oldham, Anh vào ngày 25 tháng 7 năm 1978. Thành công này
là kết quả của sự hợp tác giữa Patrick Steptoe và Robert Edwards. Đạo luật vô
sinh, luật đầu tiên về thụ tinh ống nghiệm và nghiên cứu liên quan đến phôi người

được công bố đầu tiên năm 1984. Đến năm 2012, hơn năm triệu trẻ em đã được
sinh ra trên toàn thế giới nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Những mốc phát
triển quan trọng này đã mở đường cho hàng triệu gia đình, mang đến hy vọng cho
hàng triệu người khó có khả năng sinh con6”.
Tại Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
và Thông tư số 57/2015/TT-BYT được coi là cơ sở pháp lý đưa ra những hậu quả
pháp lý của việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Dưới góc độ pháp lý của pháp luật Việt Nam, Khoản 1 Điều 2 Nghị định số
10/2015/NĐ-CP đưa ra khái niệm:
“Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống
nghiệm để tạo thành phôi”.
Thụ tinh trong ống nghiệm và thụ tinh nhân tạo là hai khái niệm bản chất hoàn
toàn khác nhau. Dịch theo chuyên ngành y khoa, thụ tinh nhân tạo là phương pháp
bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination - IUI). Còn thụ tinh
trong ống nghiệm là phương pháp mà noãn và tinh trùng được đưa vào ống nghiệm
để kết hợp thành phôi trong môi trường nhất định.
Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Luật Hôn nhân và gia đình 1986, Luật Hôn
nhân và gia đình 2000 của Việt Nam trước đây đều chưa có sự đề cập tới những
khái niệm “hỗ trợ sinh sản”, “mang thai hộ” hay “sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm”. Những khái niệm này lần đầu được đưa ra tại Nghị định số
12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo
phương pháp khoa học. Kèm theo nghị định này là thông tư số 07/2003/TT-BYT
của Bộ Y tế ngày 28 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn thi hành nghị định số
Xem: />
6


12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp
khoa học. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế và để hoàn thiện hơn khung pháp lý về
sinh con theo phương pháp khoa học và mang thai hộ vốn là một khái niệm mới

mẻ, gây nhiều tranh cãi, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã cập nhật kịp thời
những quy định về vấn đề này, có thể coi là những bước tiến trong khoa học xã hội
của nhà làm luật.
Tại Việt Nam, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bắt đầu được thực hiện vào
năm 1997. Những người thuộc một trong ba nhóm nguyên nhân hiếm muộn dưới
đây sẽ được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm:
 Nguyên nhân hiếm muộn từ người vợ như tổn thương, tắc, ứ dịch vòi trứng, lạc
nội mạc tử cung hay rối loạn phóng noãn sau khi thất bại bơm tinh trùng nhiều
lần;
 Nguyên nhân hiếm muộn từ người chồng như tinh trùng ít, yếu và dị dạng hoặc
không có tinh trùng;
 Hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân và đã bơm tinh trùng nhiều lần thất bại.
Hiện nay, có ba cách thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
1. Cổ điển: Trứng được trộn lẫn với hàng ngàn tinh trùng trong một chiếc đĩa
chuyên khoa. Sau đó, đặt vào tủ cấy mô phỏng môi trường tự nhiên. Cả quá
trình đều thực hiện trong phòng thí nghiệm. Sau khi phôi thai hình thành sẽ
được đưa vào tử cung người phụ nữ.
2. Cách với chu kỳ tự nhiên: Thu thập và thụ tinh một trứng trong quá trình rụng
trứng tự nhiên khi đến chu kỳ của người phụ nữ. Không sử dụng biện pháp
kích thích rụng trứng.
3. Cách kích thích nhẹ: Dùng một lượng nhỏ chất kích thích rụng trứng trong quá
trình thụ tinh, rút ngắn được thời gian hoàn thành hơn cách cổ điển7.

Xem: Điều trị hiếm muộn hiệu quả với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF
/>
7


Như vậy, tác giả hoàn toàn đồng tình với khái niệm sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm mà luật đã đưa ra. Theo tác giả, khái niệm sinh con bằng

khái niệm thụ tinh trong ống nghiệm là:
“Sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp sinh con mà
có sự kết hợp của noãn và tinh trùng tạo thành phôi trong ống nghiệm”.
Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nằm trong nội hàm
của khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Mỗi phương pháp khoa học
như vậy khi tiến hành đều được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật
bở hậu quả pháp lý phát sinh từ các sự kiện pháp lý này.
1.1.2.2. Khái niệm mang thai hộ
Trong một số trường hợp nhất định, thụ tinh trong ống nghiệm chính là một giai
đoạn của phương pháp mang thai hộ. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đưa ra khái
niệm về mang thai hộ tại Điều 3 như sau:
22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện,
không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ
không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong
ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để
người này mang thai và sinh con.
23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai
cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về
kinh tế hoặc lợi ích khác.
Các vấn đề pháp lý liên quan tới mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng được
quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Nghị định số 10/2015/NĐ-CP và
Thông tư số 57/2015/TT-BYT. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, nhiều vấn đề
liên quan tới pháp luật nội dung cũng như pháp luật hình thức của pháp luật về
mang thai hộ đã được đặt ra. Việc tìm ra định hướng hoàn thiện những bất cập này
cũng chính là mục đích hướng tới của luận văn.


1.2.


Ý NGHĨA CỦA VIỆC SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH
TRONG ỐNG NGHIỆM

1.2.1. Ý nghĩa về mặt xã hội
Sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đưa ra nhiều ý nghĩa quan
trọng. Đối với y học, sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là kết quả
của việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y học để giải quyết
vấn đề vô sinh ở người. Đối với xã hội, sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm là một biện pháp mang tính nhân đạo đối với những cặp vợ chồng vô sinh
hoặc người phụ nữ độc thân có mong muốn sinh con. Không chỉ vậy, chức năng
duy trì nòi giống của gia đình theo quan niệm xã hội được bảo đảm duy trì. Ở các
nước phát triển, hiện có khoảng 1 – 5% số em bé sinh ra hiện nay là từ các kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm. Người ta ước tính có trên nửa triệu chu kỳ hỗ trợ sinh
sản được thực hiện mỗi năm trên toàn thế giới. Trên thế giới đã có hàng triệu em
bé ra đời từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm. Tại
Việt Nam, con số này có thể đạt đến 1000 tính đến hết năm 2016 và hiện nay có
khoảng 250 em bé ra đời mỗi năm từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm8.
1.2.2. Ý nghĩa về mặt pháp lý
Đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn hay phụ nữ độc thân lựa chọn phương
pháp sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm sẽ phát sinh thủ tục pháp lý
khi tiến hành cũng như hệ quả pháp lý khi sự kiện phát sinh. Việc đứa trẻ sinh ra
được coi là một sự kiện pháp lý, làm phát sinh các yếu tố trách nhiệm cũng như
nghĩa vụ ràn buộc theo luật định. Giữa các chủ thể ở đây xuất hiện những quan hệ
pháp luật: giữa người cho tinh trùng, cho noãn và người nhận tinh trùng, nhận
noãn; giữa con sinh ra với người nhận tinh trùng, nhận noãn; giữa con sinh ra với
người trong gia đình người nhận noãn, tinh trùng…Từ những quan hệ pháp luật đó,
kéo theo các hậu quả pháp lý đối với từng chủ thể khi có những sự biến xảy ra xét
cả trên yếu tố nhân thân lẫn yếu tố tài sản: thừa kế, cấp dưỡng…Việc xác định hậu
8


Xem: />

quả pháp lý như xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xác định cha,
mẹ, con cho trẻ sinh ra bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm kéo theo việc xác
định một số quyền và nghĩa vụ về nhân thân cũng như tài sản đối với các chủ thể
liên quan.
1.3.

NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Để thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, các chủ thể
tham gia đều phải tuân thủ những nguyên tắc y khoa chặt chẽ cũng như những
nguyên tắc pháp lý mà pháp luật quy định. Các chủ thể tham gia quá trình mang
thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đều thuộc các đối tượng điều chỉnh
của Bộ luật Dân sự, bởi vậy, các chủ thể này đều tuân theo những nguyên tắc cơ
bản của Bộ luật Dân sự: nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận; nguyên
tắc bình đẳng; nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự; nguyên tắc tôn trọng đạo đức,
truyền thống tốt đẹp; nguyên tắc bảo vệ quyền dân sự; nguyên tắc tôn trọng lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; nguyên
tắc tuân thủ pháp luật; nguyên tắc hòa giải. Ngoài ra, là một quan hệ pháp luật hôn
nhân gia đình và mang tính cá biệt, các chủ thể này cũng buộc tuân theo những
nguyên tắc về việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được quy định tại
Điều 3 nghị định số 10/2015/NĐ-CP.
1.3.1. Nguyên tắc vì mục đích nhân đạo
Nguyên tắc này khẳng định mục đích việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ
nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trông ống nghiệm và cặp vợ
chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Khoản 2 Điều 2
Nghị định đưa ra:

“Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục
trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn
không có thai”.


Khoản 6 Điều 2 Nghị định đưa ra:
“Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy
định của pháp luật”.
Cả hai đối tượng này đều cần chứng minh những điều kiện tiên quyết để thỏa
mãn nguyên tắc của việc mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Cặp
vợ chồng vô sinh phải chứng minh được hôn nhân hợp pháp của mình thông qua
giấy đăng ký kết hôn và giấy chỉ định của bác sĩ về việc mang thai bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm. Phụ nữ độc thân có mong muốn mang thai bằng kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm cần có xác nhận độc thân của cơ quan xã, phường
địa phương có thẩm quyền. Nếu đã ly hôn cần cung cấp thêm quyết định cho phép
ly hôn của tòa án để bệnh viện xem xét, tiến hành kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm.
Nguyên tắc nêu rõ cho phép mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nguyên tắc này mang ý nghĩa nhân văn vô
cùng sâu sắc, đồng thời đảm bảo chức năng của gia đình đối với xã hội. Các cặp vợ
chồng vô sinh, phụ nữ độc thân không phân biệt dân tộc, tôn giáo đáp ứng yêu cầu
cần thiết đều có quyền thực hiện mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm (Khoản 3 Điều 1 Nghị định 10/2015/NĐ-CP). Bất kể trường hợp nào biến
tướng không tuân theo nguyên tắc “vì mục đích nhân đạo” đều không được chấp
nhận, bị coi là vi phạm quy định của pháp luật.
1.3.2. Nguyên tắc tự nguyện
Theo nguyên tắc này, việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và
nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của các chủ
thể sẽ được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
Đối với cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ đơn thân muốn thực hiện kỹ thuật thụ

tinh trong ống nghiệm, sự tự nguyện này được thể hiện dưới dạng văn bản, là đơn
đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Phụ nữ đơn thân có nguyện
vọng mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có đơn đề nghị thực hiện


kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Cặp vợ chồng đề nghị được thực hiện kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm phải ghi rõ tên, tuổi của cả hai vợ chồng và phải cùng ký
đơn đề nghị9. Nguyên tắc này đảm bảo sự tự do ý chí của người thực hiện sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm là một kỹ thuật phức tạp, chi phí tương đối cao so với thu nhập trung bình
của người dân Việt Nam10, đồng thời yêu cầu cặp vợ chồng vô sinh và người phụ
nữ đơn thân phải trải qua hàng loạt kiểm tra, xét nghiệm gắt gao, đáp ứng các điều
kiện y học và pháp lý để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Việc quy
định phải có đơn đề nghị đồng thời để chủ thể cân nhắc kỹ trước khi tiến hành, vừa
khẳng định yếu tố tự nguyện, tự do ý chí của vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân
có mong muốn sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguyên tắc tự nguyện đặc biệt có ý nghĩa đối với người cho noãn, cho tinh
trùng, cho phôi và người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Mỗi cá nhân đều có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm11. Việc cho tinh trùng, noãn, phôi phải được đảm bảo tuân theo
nguyên tắc tự nguyện, không có sự ép buộc về ý chí đối với chủ thể là người cho.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là khái niệm mới được công nhận trong Luật
hôn nhân và gia đình 2014, trên thực tế còn nhiều biến tướng khó tránh khỏi. Luật
Hôn và nhân gia đình 2014 nghiêm cấm thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản vì mục đích thương mại12, mang thai hộ vì mục đích thương mại13.
1.3.3. Nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận
Đây là nguyên tắc quan trọng khi thực hiện việc mang thai bằng kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm. Nguyên tắc vô danh có thể được hiểu là thông tin nhân thân
Mẫu số 03 Ban hành kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2016;
Theo số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2015 công bố ngày 26/12/2015 của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân

đầu người ước đạt 45,7 triệu đồng. Chi phí ước tính mỗi ca mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại
Việt Nam dao động từ 75 – 125 triệu đồng ;
11
Xem: Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013;
12
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác;
13
Xem: Điểm g Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014;
9

10


của người cho và người nhận noãn, tinh trùng, phôi được bảo mật và người cho
hay người nhận noãn, tinh trùng, phôi nếu có yêu cầu cung cấp thông tin sẽ bị từ
chối. Nguyên tắc vô danh được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định
10/2015/NĐ-CP. Khoản 3 Điều 4 quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn: “Cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của
người cho tinh trùng”. Khoản 5 Điều 5 quy định về việc nhận tinh trùng, nhận
noãn, nhận phôi: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa
chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi”. Như vậy, việc liên lạc, kết
nối giữa người cho và người nhận noãn, tinh trùng, phôi là không thể. Việc quy
định như vậy nhằm bảo vệ đời tư của cả hai đối tượng bên cho và bên nhận khi
thực hiện sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cũng như của con sinh
ra bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Người nhận noãn, tinh trùng, phôi tuy
không biết thông tin về người cho nhưng chất lượng noãn, tinh trùng, phôi được
đảm bảo do người cho phải trải qua rất nhiều quá trình kiểm tra, đảm bảo về sức
khỏe và những yêu cầu theo luật định.
Nguyên tắc vô danh không áp dụng tuyệt đối do thông tin về dân tộc của người

cho phải công khai. Thông tin về nhân thân như họ tên, tuổi, địa chỉ của người cho
tinh trùng, noãn, phôi được mã hóa. Luật quy định bảo mật về thông tin người cho
tinh trùng, noãn nhưng cũng quy định phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt
là yếu tố chủng tộc vì lí do theo các quy luật sinh học, con sinh ra sẽ có gen di
truyền từ người cho tinh trùng, noãn14.
1.3.4. Nguyên tắc tuân thủ theo quy trình kỹ thuật
Nguyên tắc này quy định việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải
tuân theo quy trình kỹ thuật và những điều kiện nhất định do Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành. Mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật phức
tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, cơ sở trang thiết bị vật chất đầy đủ, đáp ứng
Di truyền là hiện tượng chuyển những tính trạng của cha mẹ cho con cái thông qua gen của bố mẹ. Trong sinh học,
di truyền chuyển những đặc trưng sinh học từ một sinh vật cha mẹ đến con cái và nó đồng nghĩa với di chuyển gen,
gen thừa nhận mang thông tin sinh học (hay thông tin di truyền).
14


được yêu cầu kỹ thuật. Việc phối hợp giữa các bộ, ngành chuyên môn để đưa ra
quy định pháp lý tăng cường tính an toàn, hợp lý, chính xác cho sức khỏe cũng như
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia. Bộ Y Tế đã ban hành Thông
tư số 57/2015/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều
của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy
định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo.
Quy trình kỹ thuật của việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được
quy định tại Chương IV thông tư 57/2015/TT-BYT. Chương IV gồm 21 điều, đưa
ra các quy định trình tự thủ tục cần thiết đối với các chủ thể tham gia thực hiện kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Ngoài ra, việc hỗ trợ chuẩn bị cho các quy trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm cũng được quy định cụ thể, tạo ra một lộ trình khoa học mang
tính chính xác, ổn định để làm căn cứ cho đội ngũ y bác sĩ tiến hành cũng như

người cho và nhận tinh trùng, trứng và phôi.
1.4.

ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆC SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH
TRONG ỐNG NGHIỆM

1.4.1. Điều kiện đối với người cho noãn, tinh trùng, phôi
Điều kiện đối với người cho tinh trùng và cho noãn được quy định tại Điều 4 Nghị
định 10/2015/NĐ-CP, cụ thể:
 Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định:
Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
không bị nhiễm HIV.
Do bộ gen di truyền của con sinh ra từ việc thực hiện sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm là tổng hợp gen từ sự kết hợp tinh trùng/noãn của người cho
và noãn/tinh trùng của người nhận nên các yếu tố di truyền như tính trạng màu
mắt, màu tóc, da, chiều cao…và cả bệnh di truyền đều sẽ có xác suất xuất hiện ở


con. Tinh trùng, noãn được cho phải có chất lượng tốt, khỏe mạnh và không mang
gen bệnh từ người cho. Nếu người cho tinh trùng, noãn mắc các bệnh trên, con sinh
ra cũng sẽ bị bệnh di truyền. Quy định này để đảm bảo con sinh ra khỏe mạnh,
đảm bảo chất lượng giống nòi, không làm suy thoái giống nòi. Đồng thời, người
mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khác dẫn đến không làm chủ được nhận thức
không được tiến hành kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bởi bản thân họ không
đáp ứng điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, không đáp ứng tiêu
chí nguyên tắc tự nguyện.
 Việc tiến hành cho tinh trùng, cho noãn phải hoàn toàn tự nguyện, tức là người
cho tinh trùng, cho noãn phải tự mình quyết định có tiến hành hay không theo
nguyện vọng của cá nhân mình, mà không chịu sự chi phối hay sự tác động, can

thiệp chủ quan nào từ người khác.
Một lần nữa nguyên tắc tự nguyện của các chủ thể khi tham gia thực hiện mang
thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được cụ thể hóa là một trong những
điều kiện bắt buộc để tiến hành kỹ thuật này. Điều này không chỉ tuân theo nguyên
tắc cơ bản của Luật Dân sự là thỏa thuận, bình đẳng, tự nguyện mà còn bảo vệ các
chủ thể tham gia thông qua sự biểu đạt bằng ý chí của mình. Quy định này nhằm
tránh dẫn đến tranh chấp, đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên chủ thể, đặc
biệt là lợi ích đứa trẻ.
 Việc cho nhận phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y
tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Quy định này
nhằm đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản, đồng thời đảm bảo về mặt y tế, tránh dẫn đến những hậu quả đáng
tiếc khi tiến hành tại các cơ sở y tế không đảm bảo.
Bên cạnh đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa
chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng. Điều này nhằm đảm bảo nguyên tắc bí
mật và nguyên tắc này chỉ được áp dụng đối với người cho tinh trùng mà không áp
dụng đối với người cho noãn.


×