Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đề cương thảo luận môn Thành phố hồ chí minh học, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.17 KB, 16 trang )

Câu 1: Phân tích một yếu tố tạo ra nguồn lực phát triển TPHCM và liên hệ thực
tiễn địa phương, cơ quan đơn vị công tác?
Các nguồn lực chính của Tp.HCM bao gồm các nuồn lực tự nhiên (vị trí địa hình,
khí hậu, sông ngòi – kênh rạch, hệ sinh thái – thổ nhưỡng) và các yếu tố kinh tế xã hội (yếu
tố hạ tầng cơ sở, yếu tố con người –nguồn nhân lực). Trong đó yếu tố nổi bậc tạo ra nguồn
lực phát triển Sài Gòn – Tp.HCM chính là con người và nguồn nhân lực. Đây chính là yếu
tố thuận lợi, tiềm năng, là thế mạnh tác động đến sự phát triển của Tp.HCM.
1. Con người và nguồn nhân lực Tp.HCM
Đặc điểm
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là đô thị có dân số đông nhất nước, là một trong
những đô thị có quy mô dân số lớn nhất nước, có tốc độ gia tăng dân số rất nhanh. Con
người - nguồn nhân lực tập trung, dồi dào, phong phú, đa dạng và chất lượng cao. Lực
lượng lao động của Thành phố bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có trình độ
chuyên môn tay nghề cao, lao động chất xám chiếm tỷ lệ rất lớn trong cả nước. Đây là sức
mạnh phát triển, là nguồn vốn quý báu của TP. Hồ Chí Minh. Con người - nguồn nhân lực
là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn tài sản to lớn của Tp. HCM, giữ vị trí, vai trò quyết
định, thúc đẩy Tp. HCM phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trình độ, chất lượng của con người - nguồn nhân lực Tp.HCM cùng với tính siêng
năng, cân cù, thông minh, năng động, sáng tạo của con người Tp.HCM là động lực chính
thúc đẩy sự phát triển nhanh, toàn diện, bền vững không chỉ cho Tp.HCM mà còn cho khu
vực Nam bộ và cả nước.
Tp.HCM với vai trò một trung tâm giáo dục, đào tạo lớn của quốc gia có được mạng
lưới, hệ thống các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, dạy nghề, ... quy mô về số
lượng, tiên tiến về chất lượng, trang bị cơ sở vật chất hiện đại trở thành nơi cung cấp nguồn
nhân lực dồi dào về số lượng, cao về trình độ, tốt về chất lượng, lao động động chuyên
môn tay nghề giỏi cho thành phố, Nam bộ và cả nước.
Tp.HCM có dân số khoảng 13 triệu dân (gồm dân Sài Gòn - Tp.HCM và các tỉnh
khác đến sinh sống, làm việc). Dân số Sài Gòn - Tp.HCM thuộc dân số vàng do độ tuổi lao
động chiếm tỷ lệ 70% (từ 18 tuổi đến dưới 60 tuổi);
Tỷ lệ tăng dân số cơ học khoảng 2.09% năm 2016. So với tỷ lệ sinh trung bình trên
cả nước là 2,1 con/gia đình thì Tp.HCM đang là địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước


(1.45). Tại kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân TPHCM khóa IX, Bí thư Thành ủy Nguyễn
Thiện Nhân đề nghị phải triển khai nhiều biện pháp khuyến khích một phụ nữ sinh hai con,
nhằm tăng tỷ suất sinh lên, đảm bảo nguồn lao động cho thành phố.
Chất lượng dân số lao động Sài Gòn - Tp.HCM: có năng suất, năng lực lao động
cao, tạo ra sản phẩm cho cả nước. Đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên
môn, tay nghề cao chiếm tỷ lệ cao của cả nước; kỹ năng công việc, thao tác điều hành, điều
khiển trong quá trình lao động, có tác phong lao động, ý thức tổ chức kỷ luật.
Vị trí, vai trò
Nguồn nhân lực Sài Gòn - Tp.HCM giữ vai trò, vị trí quyết định, thúc đẩy sự phát
triển nhanh, liên tục, toàn diện và bền vững cho Sài Gòn - Tp.HCM, Nam bộ và cả nước;
là tài sản vô giá, động lực phát triển của thành phố.
1


Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ có vai trò quyết định đối với phát triển kinh
tế, mà chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì sẽ dẫn đến ý thức xã hội càng phát triển,
mối quan hệ giữa người với người tốt hơn và thúc đẩy sự phát triển nhanh của xã hội. Chính
vì vậy cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của Đảng đã chi rõ: con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực của mọi
nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước, con người là trung tâm của chiến lược
phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền
con người với lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân.
Do đó việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là quốc sách của Việt Nam
qua nhiều thời kỳ. Tại Tp.HCM, Đại hội X Đảng bộ Tp.HCM nhiệm kỳ 2015-2020, chương
trình đột phá thứ nhất trong bảy chương trình đột phá và cũng là chương trình đột phá quan
trọng nhất, giữ vị trí then chốt, vai trò động lực chủ yếu cho sự phát triển thành phố được
xác định là chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Những giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đại hội X Đảng bộ Tp.HCM nhiệm kỳ 2015-2020, đưa ra các biện pháp thúc đẩy
và phát triển nguồn nhân lực của Tp.HCM

Quan điểm chỉ đạo của trung ương:
TPHCM là một địa bàn chiến lược trọng yếu của Nam bộ, cả nước và khu vực Đông
Nam Á. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam phát biểu tại Đại hội X chỉ rõ: “Thành phố Hồ Chí Minh là một địa bàn chiến
lược trọng yếu của Nam Bộ, cả nước và khu vực Đông Nam Á”. Với vị trí quan trọng,
Thành phố gánh vác “nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang” mà cả nước tin tưởng
giao phó. Trong đó, Tổng Bí thư chi rõ Thành phố phải: “huy động cao nhất các nguồn
lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để tạo sự đột phá trong tăng trưởng”... tập
trung chỉ đạo và có những giải pháp đủ mạnh để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài
nước, tiếp tục “đổi mới và nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục - đào tạo, xây dựng con
người, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao”... “xây dựng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức,
năng lực tốt, gắn bó mật thiết, tận tụy phục vụ nhân dân... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính
trị”, đưa Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, bền vững để trở
thành “Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình; giữ vai trò đầu tàu về kinh tế - xã hội;
sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học
- công nghệ của khu vực Đông Nam Á”.
Đẩy mạnh, phát triển giáo dục:
Đại hội X Đảng bộ Tp.HCM nhiệm kỳ 2015-2020, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển thành phố, là phải: Tạo sự đột phá trong nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực
cạnh tranh; Phát triển đô thị bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; Đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục - đào tạo; Phát triển, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ thật
sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; Phát triển văn hóa, xây dựng con người; Phát triển
y tế, thể dục - thể thao; Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; Giữ vững ổn định chính
trị - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vững chắc; Nâng cao hiệu quả hoạt động đối
ngoại, chủ động hội nhập quốc tế; Tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác
dân vận, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng bộ với Nhân dân; phát huy dân chủ,
2



kỷ cương và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Xây dựng chính quyền hiệu lực,
hiệu quả; Xây dựng Đảng bộ thật trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng cán bộ, đảng viên; và Bảy chương trình đột phá
gồm:
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
+ Cải cách hành chính;
+ Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố đáp
ứng yêu cầu hội nhập;
+ Giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông;
+ Giảm ngập nước;
+ Giảm ô nhiễm môi trường;
+ Chỉnh trang và phát triển đô thị
Trong đó, chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chương trình đột phá
thứ nhất, quan trọng nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hồ
Chí Minh đã đề ra Chương trình hành động với nhiều mục tiêu cụ thể như: Tiếp tục đẩy
mạnh đào tạo, đồng thời bổ sung chính sách đủ mạnh để thu hút và trọng dụng nhân tài
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó vừa chú trọng nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực chung, chú trọng xây dựng nguồn nhân lực còn thiếu, vừa quan tâm xây
dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao gắn với phát triển khoa học - công nghệ. Tập trung
cho những ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao, có vai trò quyết định,
tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố nhanh và bền
vững, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng. Trong đó, Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ
thống chính trị của Thành phố được đặc biệt quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 7 chương trình đột phá của
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực ở Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay nhiều về số lượng nhưng lại không ổn định và bền vững. Nguyên
nhân xuất phát từ thực trạng mất cân đối cung - cầu nguồn lao động, chất lượng nguồn
nhân lực sau đào tạo còn yếu. Thành phố Hồ Chí Minh đang rất thừa lao động phổ thông
song lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề trong định hướng phát triển.

Xây dựng chế độ chính sách, cơ chế đãi ngộ cho nguồn nhân lực
TPHCM có nhiều chính sách hỗ trợ đời sống, an sinh xã hội, chế độ ưu đãi nhân
tài, đặc biệt rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất xám, có hàm lượng khoa học công
nghệ cao... Ví dụ: xây dựng khu công nghệ cao ở Bình Chánh; đã và đang thực hiện chính
sách nhà xã hội cho công nhân; chăm lo đời sống, sức khỏe, các chương trình văn hóa cho
người lao động...
Môi trường, điều kiện làm việc
TPHCM có chính sách đảm bảo môi trường làm việc công bằng, phát triển, gắn liền
với tiến bộ xã hội.
Điều kiện làm việc ổn định, bền vững, thân thiện và chuyên nghiệp là một trong
những yếu tố quan họng tạo nên hiệu quả, năng suất lao động cao.
2. Liên hệ thực tiễn cư quan công tác
3


Với bản thân, để góp sức vào việc xây dựng, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực, tôi
nghĩ rằng mình cần có nhiều nỗ lực cố gắng hơn nữa trong nhiệm vụ, không ngừng học tập
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị; kịp thời tiếp thu những chủ
trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, nhất là trong công tác xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; đồng thời tuyên truyền, phổ biến, vận
động người thân, gia đình, hàng xóm láng giêng thực hiện tốt các chủ trương và chính sách
của Nhà nước, học tập nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hóa, tay nghề, từ đó tạo cơ
hội việc làm cho mình và góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Đối với cơ quan cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nguồn lực lao động, văn hóa tổ
chức lao động và đặc điểm đặc thù của từng vị trí công tác, đây là nhân tố đóng vai trò hết
sức quan trọng hoàn thành sứ mệnh của cơ quan - lĩnh vực y tế - và phát triển bền vững
của đơn vị, góp phần xây dựng phát triển Tp.HCM, đặc biệt là công cuộc công nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước ta. Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình phát
triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển trên cơ sở tôn trọng và bảo
vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền

làm chủ của nhân dân. Sự thành công hay thất bại, nhanh hay chậm phụ thuộc lớn vào
phương thức tạo và sử dụng nguồn nhân lực đó.
Cho biết suy nghĩ, nhận thức của bản thân về nguồn nhân lực của Thành phố hiện
nay
Sở hữu nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nguồn nhân lực, tuy vậy nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của Thành phố. Dự báo trong những năm tới, tình trạng thiếu hụt lao động
chất lượng có thể sẽ càng trở nên trầm trọng hơn nếu không đưa ra được những giải pháp
hợp lý, nhất là giải pháp gắn kết giữa tuyển dụng và đào tạo.
Thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn
Từ nhiều năm qua, vấn đề thiếu hụt lao động đã được đặt ra, tuy nhiên chưa bao giờ
Tp. Hồ Chí Minh phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn một
cách nghiêm trọng như những năm gần đây do chỉ có 50% lao động mới qua đào tạo. Đặc
biệt lực lượng lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trong một số ngành nghề
còn rất ít ỏi, chất lượng chưa đạt so với yêu cầu. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở các
ngành: quản lý điều hành, tin học, kế toán, nhân sự - hành chính văn phòng, tài chính ngân hàng...
Bên cạnh khu vực trung tâm, tại các vùng ngoại ô Thành phố, tình trạng khan hiếm
lao động chất lượng càng trầm trọng hơn. Theo thống kê của Sở Nội vụ Tp. Hồ Chí Minh,
tại 5 huyện ngoại thành của Thành phố bao gồm Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh
và Nhà Bè đang thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao trên nhiều lĩnh vực, trong đó sư
phạm và y tế là những ngành hiện đang có nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực. Tình trạng
trên đã gây ra nhiều tác động tiêu cực cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như môi trường
đầu tư của Thành phố.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân chính là do
việc hoạch định chính sách đầu tư của Thành phố còn chậm chuyển đổi, chủ yếu vẫn là các
ngành thâm dụng lao động, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp. Mặt khác chính sách
đãi ngộ của Thành phố chưa thực sự hợp lý, do vậy hiện tượng chảy máu chất xám vẫn
4



đang diễn ra. Những lao động được đào tạo bài bản thường tìm việc ở các công ty nước
ngoài, nhiều du học sinh sau khi học xong cũng thường tìm cách ở lại nước ngoài do chính
sách lương bổng và đãi ngộ cao hơn. Quan trọng hơn, vấn đề đào tạo và sử dụng lao động
bị “lệch pha”, giữa các trung tâm đào tạo nhân lực và nơi sử dụng nhân lực chưa có sự
tương thích hoàn toàn. Ðộ chênh giữa nhà trường và doanh nghiệp còn khá lớn, hơn nữa
doanh nghiệp cũng chưa có chiến lược, kế hoạch dài hạn về nhu cầu nhân lực của mình
đồng thời chưa thật sự chủ động tham gia, góp sức vào quá trình đào tạo nhân lực.
Câu 2: Trình bày quá trình mở đất, lập chính quyền của người Việt Nam trên đất
Sài Gòn (thế kỷ XVI-XVII)? Suy nghĩ, nhận định của đồng chí về vấn đề này?
1. Người Việt Nam đến khai phá, mở đất và lập chính quyền, thiết lập chủ quyền trên
đất Sài Gòn từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVII.
Người Việt đến khai hoang lập ấp ở Sài Gòn cuối thế kỷ 16 (trước 1698)
Hoàn cảnh lịch sử: từ thế kỷ I đến thế kỷ VII chịu ảnh hưởng bởi quốc gia Phù Nam
(còn gọi là nền văn hóa Óc Eo), ra đời đầu tiên ở Long Xuyên - An Giang ngày nay; từ thế
kỷ VII đến thế kỷ XVI chịu ảnh hưởng của quốc gia Chân Lạp.
Niên đại: cuối thế kỷ 16, những nhóm lưu dân người Việt đầu tiên đã đi tiên phong
đến Đồng Nai - Bến Nghé để lập nghiệp và sống xen kẻ với cư dân bản địa (tộc người Mạ,
Stieng, Monong, Chro...).
Con người: khu vực đàng trong gồm Quảng Bình, Quảng Trị và Huế. Đàng ngoài
gồm Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.... Dân xứ Huế có câu rất hay: “Làm trai cho đáng nên
trai, Phú Xuân đã trải - Đồng Nai cũng từng” tô đẹp thêm ý chí chịu đựng gian khổ của
việc di chuyển sang vùng đất Sài Gòn lịch sử này.
Thành phần: chủ yếu là nông dân, tầng lớp bình dân và quan lại.
Động cơ, mục đích: chủ yếu là vì kinh tế. Người Việt đi tìm vùng đất mới để làm
ăn, sinh sống và tạo dựng cơ nghiệp.
Từ bối cảnh lịch sử, và người Việt đến vùng đất Sài Gòn từ cuối thế kỷ XVI sinh
sống, có 3 ý như sau:
• Chủ nhân vùng đất Sài Gòn, đa số họ di chuyển lên vùng đất cao (còn gọi là
thiên di) sinh sống. Lúc đầu đến Đông Nam bộ, sau đến Nam Tây nguyên
kéo dài cả thiên niên kỷ, và hiện nay vẫn còn một số vẫn còn sinh sống khu

vực này.
• Cảnh hoang địa lý: hoang vu, rừng rậm bạt ngàn, sình lầy mênh mông, thú
dữ, ...
• Sài Gòn chưa có bộ máy nhà nước, chính | quyền, và chưa là đơn vị hành
chánh của quốc gia nào.
Sài Gòn trong quá trình lập phủ Gia Định
Vai trò của lưu dân người Việt:
+ Xã hội: người Việt đến Đồng Nai - Bến Nghé ngày càng đông đã làm thay đổi
diện mạo ở vùng đất này, ra đời làng, xã, phố phường. Đây là điều kiện quá tốt cho giao
lưu, phát triển kinh tế.
+ Kinh tế: thành quả lao động của họ qua hơn nửa thế kỷ đã đưa Sài Gòn từ một
vùng hoang du (rừng rậm, đầm lầy, thú dữ...). Buổi sơ khai, bức tranh kinh tế văn hóa chủ
5


yếu là hoạt động sông nước, kênh rạch (trên bến dưới thuyền - hiện nay vẫn còn lưu giữ
nét đẹp truyền thống này), và dần dần trở thành nơi có kinh tế phát triển tập trung.
+ Đây là 2 yếu tố chính quyết định quá trình lập chính quyền, đơn vị hành chính.
Vai trò của các chúa Nguyễn trong quá trình đẩy nhanh công cuộc mở đất trên vùng
đất Đồng Nai - Bến Nghé, thể hiện trên 3 sự kiện:
+ Đầu thế kỷ 17, chúa Nguyễn đã khéo léo thiết lập quan hệ với triều đình Chân Lạp
ở phía Tây Sài Gòn (năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gã công chú Ngọc Vạn cho
vua Chân Lạp). Chúa Nguyễn giúp Chân Lạp đánh quân Siêm La để giữ đất, đồng thời
củng cố và xây dựng, phát triển mối quan hệ.
+ Năm 1623, chúa Nguyễn lập đồn thu thuế (trạm thuế thương chính) trên gò Tân
Khai. Đây là bước mở đầu, từng bước chuẩn bị cơ sở, điều kiện cho quá trình lập chính
quyền của người Việt trên đất Sài Gòn.
+ Năm 1679, chúa Nguyễn lập đồn dinh Tân Mỹ ở Sài Gòn. Đây là hình thức chính
quyền bán chính thức (vì chưa có ranh giới, địa giới hành chánh rõ ràng). Thực hiện chức
năng quản lý tổ chức chính quyền, quản lý kinh tế, bảo vệ lim dân và đảm bảo vực an ninh,

quốc phòng. Cuối thế kỷ 17, Sài Gòn đã hội đủ những điều kiện “chín muồi” cho sự ra đời
| một bộ máy chính quyền, đơn vị hành chính.
Phủ Gia Định ra đời vào tháng 2 mùa Xuân năm Mậu Dần 1698, Do Thống suất,
Trưởng cơ, Lê thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - lập ra Phú Gia Định, lập ra huyện Tân Bình,
dinh Phiên Trấn (Sài Gòn ngày nay).
+ Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm
huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên, xó Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên
Trấn. Mỗi dịnh đặt ra chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để giữ và chăm dân.
+ Sài Gòn trở thành trung tâm hành chính, thương mại của cả vùng. Lụ sở của Phú
Gia Định của huyện Tân Bình đều đóng tại Phiên Trấn. Trấn phủ dinh Phiên Trấn cũng là
tri huyện Tân Bình, tri phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh cũng tiến hành phân chia các đơn
vị hành chính cấp cơ sở như tổng, thôn, phường, ấp, điểm, lân...
+ Ông tiến hành đăng bộ định, điền đưa việc quản lý hành chính vào nề nếp chính
quy, chấm dứt thời kỳ tự phát, tự quản của lưu dân.
+ Tổ chức chiêu mộ người ở miền Trung vào mở mang, khai thác vùng đất mới...,
cho phép mở mang thương mại, khuyến khích làm giàu, làm ăn lón.
+ Về quân sự, Chúa Nguyễn cho đắp luỹ kết hợp các con sông để phòng vệ Sài Gòn.
Đối với người Hoa Minh Hương, Chúa Nguyễn cũng thực hiện một số chính sách đồng
hoá tương đối hợp lý.
Sau khi lập Phủ Gia Định, Sài Gòn trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, một
chiến luỹ quân sự, có nhiều phố chợ buôn bán, một bến cảng xuất nhập khẩu lớn, gắn bó
với sự phát triển của toàn miền Nam. Việc lập Phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh đã:
+ Chấm dứt thời kỳ lưu dân tự phát. + Hình thành chế độ quản lý ruộng đất.
+ Thực hiện chính sách tổ chức, chiêu mộ lưu dân.
+ Chính sách quản lý hành chánh chuyển biến tích cực, và tiến bộ.
2. Suy nghĩ, nhận định của bản thân
Từ ngàn xưa, đất nước Việt Nam chỉ sản xuất lúa gạo đủ ăn và khi mất mùa thì đói
khổ. Những nhóm di dân người Việt thành phần đa số nông dân nghèo khổ di cư vào
6



phương Nam để tránh áp bức bóc lột. Cuộc Nam tiến tới đồng bằng sông Cửu Long phì
nhiêu, màu mỡ, với tinh thần chịu khó, cần cù thông minh, sáng tạo đã đẩy mạnh sản xuất
và thương mại trở thành vựa lúa gạo lớn khu vực Đông Nam Á ngày nay. Đây là một trong
nhiều thành quả kinh tế đáng tự hào của ông cha ta.
Ngay từ khi di dân, khai khẩn xuống mãnh đất phương Nam, ông cha ta đã có ý thức
rõ ràng về tầm quan trọng về chính trị, kinh tế của vùng đất Sài Gòn và đã từng bước xác
lập để khẳng định chủ quyền quốc gia. Trong suốt chiều dài lịch sử mở mang bờ cõi, chống
thù trong, giặc ngoài qua từng giai đoạn, ông cha ta đã đổ bao mồ hôi, nước mắt, xương
máu để có được như ngày hôm nay.
Là một người con của vùng đất Sài Gòn - Suy nghĩ, nhận định của, chúng ta phải
thấy rõ trách nhiệm của mình mà đề ra phương pháp học tập, tiếp thu những kiến thức về
mọi mặt, hiểu biết, chắt lọc tinh hoa, để ra sức phấn đấu nhiều hơn, vươn lên trong thời kỳ
đất nước đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chỉ có học tập, trau dồi
kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, lý luận chính trị vững vàng mới có một tinh thần
vượt trội trong thực tế, để có khả năng đóng góp cho Thành phố ngày càng xứng đáng hơn
với vị trí vai trò trung tâm, đầu tàu, là động lực thúc đẩy nhanh đất nước sớm trở thành một
nước công nghiệp hiện đại, sánh vai cùng với các cường quốc frên thế giới.
Cá nhân tôi luôn phát huy vai trò, trách nhiệm của minh xong công việc, công tác
đoàn thể và xã hội. Đồng thời, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
vận dụng vào thực tiễn, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tp.HCM nói riêng và
Việt Nam nói chung.
Câu 3: Phân tích một đặc điểm nổi bậc của Đảng bộ Tp.HCM mà đồng chí tâm đắc?
Liên hệ thực tiễn với Đảng bộ địa phương, đơn vị công tác?
1. Đặc điểm nổi bật của Đảng bộ Tp.HCM
Lịch sử hình thành Đảng bộ Tp.HCM đã trãi qua 3 thời kỳ, gồm 12 điểm nổi bậc.
Với đặc điểm, vị trí, vai trò của Đảng bộ thành phố tham gia lãnh đạo nhân dân đấu tranh
giành chính quyền, xây dựng, bảo vệ đổi mới, mở cửa, hội nhập vào khu vực và thế giới.
Theo tôi, thời kỳ Đảng bộ thành phố tham gia sự nghiệp chiến tranh cách mạng
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (1945-1975) là tôi tâm đắc. Với việc phát huy, xây dựng

truyền thông tốt đẹp và những bài học kinh nghiệm của thời kỳ trước về lãnh đạo, phát
triển Đảng bộ thành phố.
1.1. Đảng bộ thành phố đi trước, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược Việt Nam lần 2
Có những mốc sự kiện đáng chú ý sau:
Ngày 23/9/1945, xứ ủy Nam bộ và Đảng bộ thành phố đã lãnh đạo nhân dân Sài
Gòn - Gia Định - Chợ Lớn đứng lên chống Pháp, đi trước mở đầu cho cuộc kháng chiến
chống Mỹ-Pháp kéo dài 30 năm. Ngày 23/9 hàng năm được cả nước là ngày kỷ niệm “Nam
bộ kháng chiến”.
Đảng bộ thành phố lãnh đạo nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định bằng các cuộc
tổng bãi công, bãi khóa, các mặt trận tiền tuyến ở miền Đông, phía Tây, phía Nam...Quân
Pháp đã vấp phải những trận chiến đấu anh dũng của nhân dân diễn ra ở Sài Gòn: dinh Đốc
Lý, ga xe lửa, cầu Ông Lãnh, chợ Bến Thành, ...
7


Những ngày đầu khói lửa đấu tranh chống pháp, quân dân Sài Gòn chiến đấu kiên
cường, quyết liệt với vũ khí thô sơ, lạc hậu, thiếu thốn trước vũ khí tối tân, hiện đại của
liên quân Anh - Pháp ở trong và ngoài thành phố. Quân dân ta đã đổ bao xương máu để
cầm chân quân Pháp ở nội thành và qua hơn một tháng chiến đấu đã cản đường tiến quân,
mở rộng chiến tranh xâm lược của chúng ra các tỉnh Nam Bộ, cả nước, góp phần cho Đảng
ta có thời gian chuẩn bị lực lượng cách mạng để bước vào cuộc chiến chống Pháp lâu dài.
Tinh thần chiến đấu, sự hy sinh mất mát của quân dân miền Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh tặng danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” vào tháng 2/1946.
1.2. Hoàn thành vai trò chiến trường phối hợp, góp phần thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
Đảng bộ thành phố lãnh đạo các lực lượng vũ trang thành phố đẩy mạnh phong trào
chiến tranh du kích (diễn ra ở tỉnh Gia Định: An Phú Tây, Củ Chi, Hóc Môn,...), đồng thời
phát triển lực lượng chính trị (đẩy mạnh phát triển Đảng viên) hướng dẫn đấu tranh chính
trị đòi quyền lợi dân sinh dân chủ, hòa bình, chống chiến tranh xâm lược.

Phong trào đấu tranh chính tị diễn ra sôi nổi, quyết liệt ở nội thành với lực lượng
quần chúng cách mạng vô cùng đông đảo, to lớn. Điển hình:
+ 9/1/1950 với cuộc biểu tình của học sinh các trường Gia Long, Petrusky, Cuộc
biểu tình, tuần hành bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, hàng trăm học sinh bị bắt và bị
thương. Trong đó, học sinh Trần Văn ơn hy sinh. Ngày 9/1 hàng năm là ngày truyền thống
đấu tranh cách mạng của sinh viên - học sinh Việt Nam.
+ 9/3/1950: 3 vạn người biểu tình do luật sư Nguyễn Hữu Thọ dẫn đầu ở Tân Cảng
phản đối tàu chiến Mỹ cập bến Sài Gòn. Ngày 9/3 là ngày toàn quốc chống Mỹ.
Vai trò đấu tranh vũ trang: chủ yếu làm phân tán lực lượng và tinh thần của quân
Pháp; phối hợp với chiến trường chính trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 ở miền Bắc
với trung tâm chiến trường ở Điện Biên Phủ.
Hoàn thành xuất sắc vai trò chiến trường chiến lược, địa bàn trọng điểm trong 21
năm (1954-1975) kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giai phong mien Nam, thống nhất Tổ
Quốc.
Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân chiến đấu với tinh thần, ý chí
cách mạnh kiện cường, anh dũng, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. Các cuộc đấu tranh
vũ trang của nhân dân Sài Gòn | diễn ra ngay tại trung tâm đầu não, sào huyệt của Mỹ ngụy, đóng góp to lớn cho sự phát triển của chiến tranh cách mạng ở Việt Nam. Lực lượng
chính trị luôn là chỗ dựa có tính quyết định đối với những thắng lợi của lực lượng vũ trang,
nhất là hai thời điểm: 1968 và 1975. Các biểu tượng chống Mỹ như: biệt động Sài Gòn, địa
đạo Củ Chi, chiến tranh du kích ở vùng sông nước Nam bộ, ...
Sự hy sinh anh dũng, mất mát vô cùng to lớn của nhân dân thành phố: 1968 (Mậu
Thân) có 90.000 chiến sĩ hy sinh/116.500 chiến sĩ hy sinh toàn miền Nam; từ 29 - 30/4/1975
có 6000 chiến sĩ hy sinh. Sự hy sinh, mất mát này đã trở thành những tấm gương chói lọi,
chủ nghĩa anh hùng cách mạng mãi đến sau này.
Trong chiến tranh chống thực dân Pháp-Mỹ xâm lược. Đảng bộ và nhân dân thành
phố đi trước, về sau, chịu đựng gian khổ lâu dài, và giữ vai trò trung tâm của cách mạng
Việt Nam.
8



Về đích sau cùng, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
bằng chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Đảng bộ thành phố chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt để chờ thời cơ đến, đồng thời phát
triển và gia tăng về số lượng cả chất lượng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Phát
động quần chúng nổi dậy, chớp thời cơ và tổng khởi nghĩa giàng chính quyền.
Đảng bộ thành phố tập hợp sức mạnh của lực lượng chính trị, quân sự có nhiệm vụ
tiến công vào chiếm các mục tiêu trọng điểm được phân công kết họp với lực lượng quần
chúng nổi dậy ở nhiều nơi, giành thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh tòan thắng,
kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài 21 năm có đóng góp không nhỏ của Đảng bộ
và nhân dân thành phố.
Qua 3 thập kỷ đấu tranh chống hại đế quốc to lớn Pháp và Mỹ, Đảng bộ và Nhân
dân Thành phố luôn được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, đúng đắn, sáng tạo từ Trung ương
Đảng mà trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đã thúc đầy phong
trào đấu tranh của nhân dân phát triển ngày càng cao, chuyển biến sâu sắc về chất, tạo nên
sức mạnh tổng hợp đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi vào mùa xuân năm 1975.
2. Liên hệ bản thân, đơn vị công tác
Là nhân viên của cơ quan đơn vị, tôi luôn cố gắng thực hiện tốt các công việc được
giao. Đồng thời, góp ý những vấn đề chuyên môn, vấn đề hiểu biết có liên quan mà tôi biết
với Đảng bộ, chính quyền nơi công tác:
+ Tự hoàn thiện mình, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau
hoàn thành tốt công việc.
+ Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
+ Thực hiện những nghiên cứu mới, triển khai các chương trình phòng chống bệnh
tật để nâng cao sức khỏe cộng đồng.
+ Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc
+ Tham gia đóng góp ý kiến trong việc nâng cao chất lượng đời sống, vật chất tinh
thần của nhân viên.
+ Tham gia công tác từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Câu 4: Phân tích một tính cách văn hóa nổi trội của con người Sài Gòn Tp.HCM mà

đồng chí tâm đắc? Suy nghĩ, đánh giá của đồng chí về thực trạng đời sống văn hóa
của người dân Tp.HCM hiện nay?
1. Khái quát tính cách văn hóa con người Sài Gòn
Con người Sài Gòn Tp.HCM có một số tính cách văn hóa nổi trội như:
+ Yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm
+ Tính linh hoạt, năng động, sáng tạo
+ Tính trọng nghĩa, khinh tài
+ Tính phóng khoáng, hiếu khách
+ Tính cách dung hợp, hài hòa.
+ Tính thực tế
2. Phân tích một tính cách nổi trội của con người Tp.HCM
9


Trong 6 tính cách văn hóa nổi trội của con người Tp.HCM, tôi tâm đắc nhất tính
cách yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm và bênh cạnh đó là tính linh hoạt,
năng động, sáng tạo.
2.1. Yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm là tính cách văn hóa, tính cách con
người, là truyền thống tốt đẹp của người dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm của người Sài Gòn - Tp.HCM
được minh chứng trong suốt chiều dài lịch sử ra đời và phát triển.
Ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước trở thành cái vốn có, chỗ đứng của họ để xử sự
mọi chuyện trên đời từ mọi kẻ thù từ chiếm đoạt thành quả lao động đến xâm chiếm cai trị.
Thể hiện qua một số sự kiện:
+ Ủng hộ Tây Sơn chống quân Xiêm (thái Lan) ở rạch Gầm Xoài Mút để giữ đất và
xây dựng phát triển ngoại giao.
+ Các phong trào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân thành phố diễn
ra ở Sài Gòn, mà ngày nay vẫn còn mang đẹp tính truyền thống cách mạng như: ngày Nam
bộ kháng chiến 23/9, ngày truyền thống đấu tranh cách mạng của sinh viên - học sinh Việt
Nam 9/1, ngày toàn quốc chống Mỹ 9/3.

+ Tính cách yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm của người dân Thành
phố thể hiện biểu tượng: biệt động Sài Gòn, địa đạo Củ Chi, mười tám thốn vườn trầu Bà
Điểm - Hóc Môn,...
+ Ngày nay, mặc dù sống trong hòa bình, tinh thần này của người dân Thành phố
vẫn còn gìn giữ và phát huy cao với việc luôn đảm bảo an ninh chính trị - xã hội, công tác
phòng chống tội phạm, đói tượng chống phá Đảng và nhà nước. Bên cạnh, nhân dân thành
phố ý thức tình cảm hướng về cội nguồn, tri ân tổ tiên, uống nước nhớ nguồn, như ngày
Đại hội thi đua yêu nước vừa qua, tôi cũng đã được nghe kể về những câu chuyện như thế.
Ông nông dân Nguyễn Tấn Bện chế tạo ra cái máy cuốn rơm để giải phóng bớt sức lao
động cho bà con; cậu tiến sĩ trẻ Nguyễn Bá Hải sáng chế ra chiếc kính dẫn đường cho người
mù...
2.2 Tính linh hoạt, năng động, sáng tạo.
Sài Gòn là nơi giao lưu văn hoá mọi miền, giao lưu và chọn lọc. Sài Gòn tiếp thu
lưu giữ những điều hợp lý, vận dụng để thay đổi những điều không còn hợp lý và sự thay
đổi đó diễn ra rất nhanh chóng. Nó được khẳng định, bổ sung, nhân lên gấp bội trong điều
kiện hàng trăm năm kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường phát triển nhất nước.
+ Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, lưu dân người Việt đến khai hoang lập ấp ở xứ
Đồng Nai - Bến Nghé. Họ mang theo truyền thống văn hóa Đại Việt, sống bao dung, hài
hòa với bộ phận người Minh Hương, các tộc người bản địa, dần dần hình thành những tính
cách văn hóa, con người của vùng đất mới, góp phần xây dựng nền văn hóa, tính cách con
người xứ Sài Gòn - Gia Định.
+ Văn hóa Việt giữ vai trò chủ thể. Khi Sài Gòn bị thực dân Pháp xâm lược, văn
hóa, con người Sài Gòn cũng có những bước phát triển quan ừọng. Trong lúc vẫn giữ cái
gốc văn hóa Việt, người Sài Gòn đi đầu tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa phương
Tây: từ chữ viết, triết học, tư tưởng, mỹ thuật kiến trúc, văn chương... đến nếp sống như
cái ăn, cái mặc, cái ở. Chuyển từ văn hóa nông nghiệp thành văn hóa công nghiệp, tiếp thu
nhiều yếu tố văn hóa mới từ phương Tây.
10



+ Trong thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược, chúng đã đưa vào đất Sài Gòn - miền Nam
lối sống thực dụng, tự do cá nhân, duy tâm, duy lý, sùng bái vật chất, bạo lực, hưởng thụ,
sống buông thả... tuy nhiên, với bản lĩnh văn hóa của mình, người Sài Gòn đã biết tìm cách
hạn chế những mặt tiêu cực, đồi trụy, văn hóa Mỹ và chọn lọc tiếp thu những mặt tích cực
như khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, nếp sống kỷ cương tôn trọng pháp luật...
+ Từ 1975 đến nay, xây dựng phát triển đất nước dù là giai đoạn khủng hoảng hay
giai đoạn đổi mới, con người Sài Gòn cũng giữ vững những cốt cách văn hóa của mình,
tiếp tục xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, xứng đáng là nơi hội tụ văn hóa và lan
tỏa văn hóa, xứng đáng là một trung tâm văn hóa của cả nước và khu vực.
Trong lĩnh vực chống giặc ngoại xâm, người Sài Gòn - Tp.HCM nhạy cảm trong
đánh giá kẻ thù và kiên quyết chống lại chúng, sáng tạo nhiều hình thức, phương pháp đấu
tranh phù hợp.
+ Người Việt đến xứ Sài Gòn, Đồng Nai đã sống thuận hòa và bổ sung cho mình
văn hóa người Hoa Minh Hương, những người có tri thức, có vốn, có tay nghề, có kinh
nghiệm quản lý. Tuy nhiên, chủ thể văn hóa Sài Gòn - Tp.HCM vẫn là người Việt, vẫn là
văn hóa dân tộc Việt Nam. Dù là những người Việt đến khai hoang lập ấp từ thế kỷ XVI,
XVII hay người Việt đến “nhập cư” suốt trong tiến trình lịch sử cả đến ngày nay đều là
những người năng động, sáng tạo, muốn tìm cái mới, những người tiêu biểu, những tinh
hoa của dân tộc. Người Việt vừa bảo tồn vãn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam nhưng
cũng tiếp thu có chọn lọc cái mới tích cực, tiên tiến từ bên ngoài truyền vào.
Ngày nay, trong xây dựng đất nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa, người Sài Gòn
- Tp.HCM đã sáng tạo nhiều phong trào xã hội đi đầu trong cả nước.
+ Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, liên tục trở thành đô thị lớn nhất nước,
giữ vai trò, vị trí là trung tâm nhiều mặt của cả miền, cả nước và khu vực, là một trong
những trung tâm chính trị quan trong hàng đầu của quốc gia. Thành phố tập trung nguồn
lực đa dạng, dồi dào; đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao; đội ngũ cán
bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia hàng đầu hên nhiều lĩnh vực; tập trung năng lực sản xuất,
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
+ Với truyền thống năng động, sáng tạo, với tính cách văn hóa - con người của một
vùng đất luôn dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, Thành phố là nơi đi đầu trong

cả nước trên nhiều lĩnh vực, trong xóa bỏ cơ chế, chính sách quản lý kinh tế kế hoạch hóa,
tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa thị trường nhiều thành phần,
mở đường cho Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước;
góp phần quan trọng cho quá trình hình thành những suy nghĩ mới có tính đột phá, hình
thành tư duy đổi mới, phát triển đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng nền kinh tế
hàng hóa thị trường của Đảng ta. Thành phố còn là nơi đi đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tìm ra nhiều mô hình mới, cách làm ăn mới trên
các ngành nghề kinh tế và nó trở thành mô hình học tập, vận dụng, phát triển chung cho cả
miền, cả nước.
+ Thành phố là nơi đi trước cả nước sản sinh, phát triển nhiều phong trào văn hóa xã hội lớn, mang lại nhiều kết quả tích cực và ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
có sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành điển hình cho cả nước, được bạn bè quốc tế hận trọng
11


và đánh giá cao, thể hiện bản lĩnh của một thành phố anh hùng, thành phố nhân hậu, nghĩa
tình, xứng đáng với thành phố “xã hội chủ nghĩa, văn minh và hiện đại”.
3. Thực trạng, đời sống văn hóa con người Tp.HCM
Tp.HCM với nhiều công trình, phong trào đã và đang xây dựng hiệu quả nếp sống
văn minh đô thị. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư” đã mang lại những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng ý thức, thái độ văn minh
lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng.
Phong trào “Vì thành phố văn minh - sạch đẹp - an toàn”, cư dân được vận động
thực hiện 4 nội dung: trật tự - an toàn, vệ sinh môi trường, ứng xử văn hóa, giữ mỹ quan
đô thị; và không thực hiện 6 hành vi: bán hàng rong trước cổng trường, phát tờ rơi và phát
loa quảng cáo ồn ào, xả rác và nước thải ra đường, rải vàng mã trên đường, chửi thề và
phóng uế bừa bãi, chạy xe trên vỉa hè và dừng xe lân vạch quy định.
Người dân Tp.HCM đã có chuyển biến lớn về ứng xử đối với đô thị, từ việc tham
gia giao thông, đến thói quen xếp hàng nơi công cộng, ý thức giữ gìn vệ sinh đường phố...
- Tuy nhiên, vẫn còn không ít người sống theo hiệu ứng đám đông. Thấy ai làm sao thì
mình làm vậy nên mới có chuyện vứt rác ngoài đường, trên kênh rạch, chạy xe lạng lách

đánh võng hoặc lên phần đường dành cho người đi bộ, ...
4. Giải pháp, phát triển văn hóa con người thành phố
Phương hướng phát triển văn hóa, con người Thành phố Hồ Chí Minh
Phát triển văn hóa của Thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân Thành
phố. Tập trung xây dựng môi trường văn hóa độ thị lành mạnh, văn minh, nếp sống thị dân,
tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp. Xây dựng ý thức giữ gìn môi trường
và văn minh nơi công cộng.
Đẩy mạnh giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, danh dự
của người Việt Nam, công dân Thành phố mang tên Bác. Duy trì thường xuyên cuộc vận
động tu dưỡng đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý và trong kinh
tế.
Hoàn thiện quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa,
chú trọng văn hóa ở ngoại thành; tập trung đầu tư cho những cơ sở văn hóa tiêu biểu, có
vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của Thành phố và các tỉnh phía Nam. Tăng cường
hoạt động giao lưu văn hóa, đồng thời tích cực đấu tranh và ngăn chặn có hiệu quả sự xâm
nhập của văn hóa ngoại lai, độc hại.
Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân Thành phố; kết hợp hài hòa giữa
phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống
văn minh trong giao tiếp, trong việc cưới, việc tang, lễ hội; hoàn thiện cơ chế, tổ chức bảo
đảm cho hoạt động văn hóa có hiệu quả; thường xuyên đấu tranh phê phán văn hóa đồi
trụy, phản động, ngoại lai không phù hợp với văn hóa dân tộc; nâng cao hiệu quả hoạt động
của các thiết chế, công trình văn hóa, định hướng, hỗ trợ sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn, không ngừng nâng cao
đời sống văn hóa của nhân dân.
12


Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 (tháng
10/2015) định hướng phát triển văn hóa Thành phố: “Gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển

văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng
cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của Nhân dãn, Xây dựng Thành phố Hồ Chí
Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Câu 5: Vì sao thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu, động lực đối với sự phát triển
kinh tế Nam Bộ và cả nước? Suy nghĩ, đánh giá của đồng chí về vị trí, vai trò trung
tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh?
1. Ba đặc điểm của kinh tế Sài Gòn
Tp.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, đầu tàu kinh tế quốc gia, hạt nhân vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam; giữ vị trí, vai trò động lực thúc đẩy và có những đóng góp
quan trọng cho sự phát triển kinh tế Nam bộ, cả nước. Vì vậy, kinh tế Tp.HCM có những
đặc điểm riêng so với các địa phương khác.
Trước hết, Sài Gòn - Tp.HCM sớm đi vào kinh tế hàng hóa, sớm phát triển kinh tế
thị trường. Kinh tế hàng hóa, thị trường ở Sài Gòn - Tp.HCM phát triển nhanh, liên tục qua
nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau qua những hoàn cảnh lịch sử, điều kiện khác nhau. Kinh tế
hàng hóa, thị trường Sài Gòn - Tp.HCM còn tác động, thúc đẩy, lôi kéo, định hướng kích
thích sự phát triển chung cho cả Nam Bộ.
Sự phát triển toàn diện của kinh tế Sài Gòn - Tp.HCM thể hiện liên tục trong suốt
hơn 318 năm, dù trong chiến tranh hay hòa bình, dù là thực dân cũ hay thực dân mới, dù là
thời bao cấp hay thời đổi mới. Kinh tế Sài Gòn - Tp.HCM phát triển toàn diện, phong phú,
đa dạng với nhiều loại hình, nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau tạo nên sức mạnh cho sự
phát triển chung trong toàn vùng.
Kinh tế Sài Gòn - Tp.HCM trong lịch sử hình thành, phát triển luôn là kinh tế “mở”
- “hướng ngoại”, phát triển gắn kết với khu vực và quốc tế. Do điều kiện địa lý, lịch sử và
giao lưu với bên ngoài mà kinh tế Thành phố phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ, mật
thiết với kinh tế của miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên, Nam Trung
Bộ; thường xuyên quan hệ trực tiếp với kinh tế khu vực, quốc tế. Sự phát triển kinh tế
Thanh phố không chỉ là yêu cầu nội tại mà còn giữ vai trò động lực, đầu tàu cho cả khu
vực.
Tp.HCM có những thuận, lợi, tiềm năng, thế mạnh về nhiều mặt cho sự phát tiên
kinh tế; từ vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở, nguồn vốn, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo

đến con người - nguồn nhân lực ...
2. Vị trí, vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta, đầu tàu kinh tế quốc gia - hạt
nhân vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước
Với nguồn nhân lực chất lượng, hạ tầng cơ sở tốt, Tp.HCM có đủ tiềm năng trở
thành trung tâm tài chính của cả nước và khu vực:
Tp.HCM phát triển nhanh, vững bước hội nhập thế giới và thể hiện vị trí, vai trò
trung tâm Nam Bộ và cả nước từ năm 2001 đến nay. Thành phố tiếp tục đưa nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Nhiệm vụ trọng tâm
trong giai đoạn này là thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại, tăng dần tỉ trọng các ngành có giá trị kinh tế, hàm lượng chất xám cao. Đẩy mạnh hoạt
động xuất nhập khẩu là nhiệm vụ trọng tâm đối với kinh tế Thành phố. 10 năm qua, kinh
13


tế Thành phố vẫn giữ nhịp độ phát triển cao, liên tục, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng. GDP tăng liên tục, bình quân hàng năm đạt 11%. Thành phố hội nhập vào kinh tế
khu vực, thế giới và luôn thể hiện, khẳng định vai trò, vị trí trung tâm kinh tế lớn của cả
nước, đầu tàu kinh tế quốc gia. Thu nhập bình quân/người năm 2005 tăng lên 1.800 USD,
tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000; năm 2010 tăng xấp xỉ 3.000 USD, tăng gấp 1,8 lần năm
2005. Đời sống vật chất được nâng lên ở mức cao hơn. Đời sống văn hóa tinh thần phát
triển ngày càng đa dạng. Những truyền thống tốt đẹp của nhân dân được vun đắp, phát triển
thông qua các phong trào văn hóa - xã hội lớn của Thành phố phát triển rộng rãi, phổ biến
trở thành mô hình chung cho cả nước.
Thành phố duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, xứng đáng là đầu tàu
kinh tế của cả nước, đầu kéo kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sức mạnh kinh
tế Thành phố trở thành sức mạnh kinh tế cả nước. Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
(khóa IX, X) nhận định: “... mỗi thuận lợi hay khó khăn, mỗi thành công hay không thành
công, mỗi bước đi nhanh hay chậm, bền vững hay thiếu bền vững của Thành phố đều có
ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp phát triển chung của khu vực và cả nước...”. Qua hơn 30
năm đổi mới, phát triển, mở cửa hội nhập thế giới, Thành phố đóng góp rất lớn cho sự phát

triển kinh tế của khu vực và cả nước với gần 20% tổng sản phẩm GDP, gần 30% giá trị sản
phẩm công nghiệp, trên 40% kim ngạch xuất khẩu, trên 30% tổng thu ngân sách quốc gia.
Cứ trung bình Thành phố tăng trưởng 1% GDP làm cho cả nước tăng được 0,2% GDP,
0,3% giá trị sản xuất công nghiệp, 0,4% kim ngạch xuất khẩu, 0,3% nguồn thu ngân sách...
Hơn 42 năm nhìn lại (từ năm 1975 đến nay), quá trình phấn đấu, trưởng thành,
những thành quả đạt được, những đóng góp của Thành phố thật to lớn, thật xứng đáng với
danh hiệu THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÀNH PHỐ ANH HÙNG”.
Tại Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020. Đồng
chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
trong bài diễn văn nhẫn mạnh, xác định: “Đảng bộ và Nhân dân Thành phố... đã vững vàng
vượt qua khó khăn, thách thức,... đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh
vực; mang lại ngày càng nhiều lợi ích cho Nhân dân Thành phố, góp phần cùng cả nước
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Nổi bật là: Vị trí, vai trò đầu tàu về
kinh tế - xã hội của Thành phố đối với khu vực và cả nước... Tổng sản phẩm nội địa tăng
bình quân 9,6%/năm, tăng dần trong 3 năm cuối nhiệm kỳ, chiếm tỉ trọng 21,5% GDP quốc
gia; thu nhập bình quân đầu người trên 5.500 đô la Mỹ, gấp hơn 2,5 lần so với cả nước;
đóng góp hơn 30% thu ngân sách nhà nước, tăng gấp 2 lần giai đoạn 2006 - 2010... Những
kết quả đạt được của Thành phố trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 là to lớn và rất quan trọng,
tạo tiền đề để Thành phố tiếp tục phát triển trong những năm tới... góp phần làm nên thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 30 năm đổi mới... Những cong hiện của Thành phố cho
đất nước, cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc là rất to lớn. Đảng, Nhà nước và
Nhân dân cả nước luôn tự hào về Thành phố...”. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đặt trọn niềm tin, kỳ vọng và luôn “mong muốn Thành phố không ngừng phát triển nhanh,
bền vững; xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phồn vinh, văn minh, hiện đại,
mãi mãi xứng đảng là Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu, Thành phố Anh hùng, Thành
đồng của Tổ quốc”. Đại hội lần thứ X Đảng bộ Thành phố đã đề ra: Mục tiêu tổng quát, 14
14


chỉ tiêu chủ yếu, 12 nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu, 7 chương trình đột phá của

Thành phô trong nhiệm kỳ 5 năm (2015 - 2020).
3. Một số giải pháp lớn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Tp.HCM
Một là, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, tăng năng
suất tổng hợp, tiến bộ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng.
Hai là, tiếp tục thúc đẩy phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ: tài chính tín dụng ngân
hàng bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng hậu cần hàng hải và xuất nhập
khẩu; bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin truyền thông; kinh doanh tài sản bất
động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học công nghệ; du lịch; y tế, giáo dục đào tạo.
Ba là, tiếp tục tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công
nghệ và giá trị gia tăng cao: cơ khí, điện tử công nghệ thông tin, hóa dược cao su, chế biến
tinh lương thực thực phẩm và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm
năng lượng, công nghiệp phụ trợ.
Bốn là, phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; tăng cường ứng
dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, giống vật
nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cả kiểng. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biên.
Chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp.
Năm là, tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng để phát triển các thành phần kinh tế;
tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước; bổ sung
cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, nâng cao chất lượng kinh tế tập thể với nòng cốt là các
hợp tác xã; tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển; hỗ trợ các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn, thông tin công nghệ và thị trường. Phát triển đồng bộ 5 loại
thị trường chính yếu: tài chính, hàng hóa dịch vụ, công nghệ, bất động sản, lao động; đổi
mới, nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý Nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Phát huy vai trò của thành phố xong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sáu là, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy đội ngũ
trí thức đề khoa học công nghệ thực sự là động lực nâng cao chất lượng tăng trưởng; bổ
sung cơ chế, chính sách ưu tiên thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ
sạch; Phát triển thương mại điện tử, các mô hình phân phối, giao dịch hiện đại vào hoạt

động thương mại. Quy hoạch phát triển trung tâm hội chợ triển lãm thương mại có tầm cỡ
khu vực.
Bảy là, tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng. Đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch, thiết kế đô thị, quản lý quy
hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quản lý đô thị. Nâng cao chất lượng
các dịch vụ đô thị theo hướng xã hội hóa.
Tám là, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học công nghệ,
gắn kết giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất kinh doanh. Tăng cường nghiên
cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Tăng đầu tư để phát triển khoa học công nghệ,
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng những trung tâm khoa học công nghệ
tiêu biểu. Có chính sách bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng các chuyên gia khoa học công nghệ
trong và ngoài nước.
15


4. Liên hệ bản thân đơn vị
Đảng bộ, chính quyền đã phấn đấu, nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đơn vị thực
hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; an ninh đơn vị được giữ vững ổn định, vấn đề
môi trường ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao; hệ thống chính trị được củng có,
tăng cường, công tác xây dựng Đảng được quan tâm thực hiện, nội dung, chất lượng sinh
hoạt của các chi bộ được nâng lên. Chính quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thực
hiện có hiệu quả; tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân viên từng bước được cải thiện, nhiều công trình nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng
được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đơn vị còn
tồn tại một số hạn chế như: đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân viên vẫn
còn khó khăn, nhân viên chuyên môn còn thiếu... đã ảnh hưởng phần nào kết quả lãnh đạo,
chỉ đạo và tổ chức của chính quyền.

16




×