Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích những ưu điểm và hạn chế của h́ình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.93 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................................2
1. Khái quát chung về hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC)......................................................................................................................2
2. Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.3
2.1. Ưu điểm......................................................................................................3
2.2. Hạn chế.......................................................................................................4
3. Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh.....................5
3.1. Sự khác biệt về bản chất.............................................................................5
3.2. Sự khác nhau về chủ thể của hợp đồng......................................................5
3.3. Sự khác nhau về nội dung thỏa thuận.........................................................6
3.4. Sự khác nhau về triển khai hợp đồng.........................................................6
3.5. Sự khác nhau về việc sử dụng con dấu, tư cách giao dịch.........................6
KẾT LUẬN................................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................7

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (viết tắt là BCC) là hình thức đầu tư đã xuất
hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian rất dài ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt
Nam, hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định trong Luật đầu tư 2014. Ở Việt
Nam, hợp tác kinh doanh được coi là một loại hình đầu tư linh hoạt và rất hiệu quả.
Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin lựa chon đề bài số 04: “Phân tích những
ưu điểm và hạn chế của hh́ình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân
biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh.” là đề tài nghiên cứu
trong bài tập lớn của mình.



NỘI DUNG
1. Khái quát chung về hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được quy định trong pháp
luật đầu tư của nhiều nước. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các nhà
đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, theo đó các bên hợp doanh
cùng vốn góp, cùng quản lý kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia kết quả
thu được nhưng không thành lập bất cứ một pháp nhân mới nào.
Ở Việt Nam, theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014 thì “Hợp đồng
hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các
nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm là
không thành lập tổ chức kinh tế.”.
Hình thức đầu tư này được quy định chi tiết tại Nghị định số108/2006/NĐ-CP
ngày 22/9/2006. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên vẫn giữ nguyên tư
cách pháp lý của mình, nhân danh chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ
theo hợp đồng.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, có thể khái quát một số đặc điểm của
hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau: (i) Về chủ thể: hợp đồng hợp tác kinh doanh
2


có chủ thể là các nhà đầu tư; (ii) Về nội dung của hợp đồng: bao gồm các điều
khoản thể hiện quan hê hợp tác kinh doanh; (iii) Về bản chất liên kết: là quan hệ
đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng; (iv) Luật áp dụng: Điều 28 Luật đầu tư
2014.
2. Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh
doanh
Hiện nay, hợp tác kinh doanh được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực
hiện hoạt động đầu tư đặc biệt đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư dự án kinh

doanh bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, khai thác dầu khí,… do những ưu điểm nổi
trội của nó mà các hình thức khác không có.
2.1.

Ưu điểm

Thứ nhất, hình thức đầu tư hợp tác kinh doanh giúp các nhà đầu tư tiết kiệm
rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính trong việc lập pháp nhân mới, chi
phí vận hành duy trì doanh nghiệp trong quá trình hoạt động cũng như giải thể
doanh nghiệp. Theo quy định tại Luật đầu tư 2014, các nhà đầu tư khi lựa chọn
hình thức này không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mới. Vì thế, sau khi dự án
kết thúc các bên có thể phân chia lợi nhuận mà không cần thực hiện hoạt động giải
thể doanh nghiệp. Ngoài ra, ngay sau khi kết thúc dự án, các bên ngay lập tức có
thể bán phần của mình như đã thỏa thuận phân chia lợi nhuận mà không bị phụ
thuộc vào những đối tác còn lại. Chính đặc điểm này đã giúp hình thức hợp tác
kinh doanh trở thành lựa chọn số một cho các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
chung cư ở các thành phố lớn.
Thứ hai, hợp tác kinh doanh là việc nhiều nhà đầu tư cùng nhau hợp tác thực
hiện dự án đầu tư nhằm phân chia lợi nhuận, sản phẩm. Việc cùng nhau thực hiện
dự án đầu tư này giúp các nhà đầu tư có thể hỗ trợ lẫn nhau, bù đắp những thiếu
sót của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án. Điều này giúp
cho việc thực hiện dự án được dễ dàng hơn. Ngoài ra ưu điểm này còn giúp giảm
bớt sự e ngại của các nhà đầu tư nước ngoài vì nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ
3


dàng tiếp cận thông tin về thị trường thông qua các nhà đầu tư trong nước am hiểu
về thị trường. Bên cạnh đó nhà đầu tư trong nước khi thực hiện đầu tư thông qua
hình thức này có thể nhận được sự hỗ trợ của nhà đầu tư nước ngoài về vốn cũng

như công nghệ hiện đại. Nói cách khác, đối với các nhà đầu tư lựa chọn hình thức
này có thể được coi là “đôi bên cùng có lợi”.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, nhà đầu tư
nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện quyền và nghĩa
vụ. Do đó, các nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào các bên trong
hợp đồng khi quyết định các vấn đề trong dự án đầu tư, Đây là điểm khác biệt, là
một ưu điểm lớn nhất của hình thức đầu tư hợp tác kinh doanh với các loại hình
đầu tư khác. Nếu như các hình thức đầu tư khác yêu cầu các nhà đầu tư tham gia
phải thành lập một tổ chức kinh tế mới, các nhà đầu tư căn cứ vào số vốn góp để
lựa chọn một hoặc một nhóm người đứng đầu lãnh đạo công ty. Trong trường hợp
này, những nhà đầu tư với số vốn ít sẽ mất sự chủ động, mất đi quyền quản lý lãnh
đạo dự án. Chính sự khác biệt này giúp cho hình thức đầu tư hợp tác kinh doanh
đáp ứng được yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư với số vốn khác nhau.
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội nói trên, hình thức đầu tư hợp tác kinh
doanh cũng có những hạn chế mà khi tham gia các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kĩ
lưỡng nhằm đảm bảo thu được lợi nhuận cao mà ít găp rắc rối sau này.
2.2.

Hạn chế

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, việc không phải thành lập một tổ chức
kinh tế mới là ưu điểm lớn nhất của hình thức đầu tư này. Tuy nhiên, nó cũng là
một điểm hạn chế lớn mà các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức này thường không
lường trước được. Đầu tiên, việc không thành lập một tổ chức kinh tế mới sẽ gây
khó khăn với các nhà đầu tư khi thực hiện những hợp đồng với bên thứ ba trong
quá trình thực hiện dự án đầu tư. Không có tổ chức kinh tế, pháp nhân mới được
thành lập đồng nghĩa với việc không có con dấu riêng, vì thế để thực hiện các hợp
đồng với bên thứ ba các nhà đầu tư phải thỏa thuận lựa chọn con dấu của một nhà
trong những nhà đầu tư tham gia để phục vụ hoạt động của dự án. Việc không có
4



con dấu riêng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu nhà đầu tư không
nghiên cứu kĩ mà lựa chọn sai hình thức đầu tư. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
trường đua ngựa giữa công ty Thiên Mã và câu lạc bộ Phú Thọ. Việc sử dụng con
dấu của pháp nhân khác đã gây ra không ít rắc rối trong dự án đầu tư này. Công ty
Thiên Mã trực tiếp bỏ tiền đầu tư cảm thấy bị trói buộc, không chủ động vì phải
thực hiện hoạt động thông qua con dấu của đối tác. Bên cạnh đó câu lạc bộ Phú
Thọ lại mang nỗi lo về trách nhiệm của người trực tiếp sử dụng con dấu. Chưa kể
tới trường hợp các bên tham gia có bất đồng trong việc sử dụng con dấu thì hậu
quả đem lại có thể là việc dự án đầu tư phải tạm ngừng. Thứ hai, việc thành lập
pháp nhân mới thì quyền quản lý dự án được phân chia theo số vốn góp. Khi lựa
chọn hình thức này, quyền quản lý của các nhà đầu tư là như nhau. Điều này thể
hiện sự không công bằng giữa các nhà đầu tư bỏ ít vốn và những nhà đầu tư bỏ
nhiều vốn hơn.
Thứ hai, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên
và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực
hiện hợp đồng BCC. Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa
chọn hình thức đầu tư này.
3. Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh
3.1.

Sự khác biệt về bản chất

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận của các bên để tiến hành hợp
tác kinh doanh với nhau được pháp luật coi là một hình thức đầu tư, nó tồn tại độc
lập với các hình thức đầu tư khác.
Hợp đồng liên doanh không được coi là một hình thức đầu tư mà nó chỉ là cơ
sở pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận trong quan hệ đầu tư. Việc kí kết một hợp đồng
liên doanh sẽ dẫn đến sự ra đời của một công ty liên doanh. Hợp đồng liên doanh

là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư.
3.2.

Sự khác nhau về chủ thể của hợp đồng

5


Các chủ thể kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh không bị giới hạn, có thể là
nhà đầu tư nước ngoài kí kết hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư trong nước hoặc là
các nhà đầu tư trong nước kí kết với nhau.
Đối với hợp đồng liên doanh, sự có mặt của nhà đầu tư trong nước là điều
kiện bắt buộc trong việc kí kết hợp đồng.
3.3.

Sự khác nhau về nội dung thỏa thuận

Việc kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh không dẫn đến việc thành lập một
công ty, một pháp nhân mới. Vì thế trong hợp đồng sẽ đề cập đến những vấn đề
liên quan đến thể thức góp vốn, phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh,…
Trong khi đó, trong hợp đồng liên doanh, việc thành lập một công ty mới là
bắt buộc nên nội dung thỏa thuận bắt buộc phải có: loại hình doanh nghiệp, lĩnh
vực ngành nghề kinh doanh, điều kiện chấm dứt và giải thể doanh nghiệp,..
3.4.

Sự khác nhau về triển khai hợp đồng

Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh, các nhà đầu tư phải tự tiến hành hoạt
động đầu tư với quy chế do chính họ đặt ra và thỏa thuận trong hợp đồng, có thể
coi sự thỏa thuận trong hợp đồng đạt được sự nhất trí cao.

Trong hợp đồng liên doanh, tính hiệu quả trong quá trình đầu tư của nhà đầu
tư sẽ được phản ánh qua chính tình hình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh
đó.
3.5.

Sự khác nhau về việc sử dụng con dấu, tư cách giao dịch

Sau khi kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, thường các bên thỏa thuận sử
dụng con dấu và danh nghĩa của một bên để thực hiện các giao dịch.
Trong hợp đồng liên doanh, sau khi pháp nhân, công ty mới được thành lập
sẽ có tư cách pháp lý độc lập thực hiện các giao dịch với các bên khác.

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC hiện nay trở nên
phổ biến do tính chất linh hoạt, hiệu quả. Tuy nhiên, tùy từng dự án đầu tư cụ thể,
các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu cả ưu điểm cũng như hạn chế của từng hình thức
6


đầu tư để lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp nhất nhằm hạn chế tới mức thấp
nhất các rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Đầu tư năm 2014.
2. Giáo trình Luật đầu tư, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội,
2011.
3. TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và
đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008.
4.




5.



6.



7.



7



×