Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định type virus lở mồm long móng gây bệnh ở trâu, bò, lợn tại một số huyện trên địa bàn tỉnh thanh hóa và đề xuất biện pháp phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM CHIẾN THẮNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, XÁC
ĐỊNH TYPE VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG GÂY
BỆNH Ở TRÂU, BÕ LỢN
, TẠI MỘT SỐ HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ THÖ Y

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM CHIẾN THẮNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, XÁC
ĐỊNH TYPE VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG GÂY
BỆNH Ở TRÂU, BÕ LỢN
, TẠI MỘT SỐ HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số : 60.64.01.01


LUẬN VĂN THẠC SỸ THÖ Y

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS . NGUYỄN QUANG TUYÊN

THÁI NGUYÊN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan trên đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả

Phạm Chiến Thắng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực có gắng hết mình của bản
thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và
bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu
của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại
học, Khoa Chăn nuôi - Thú y đã tổ chức và tạo điều kiện cho tôi tham dự
khóa học Cao học Thú y K21, đồng thời giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn: Giáo sư - Tiến
sỹ Nguyễn Quang Tuyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, nhân viên của
Chi cục Thú y Thanh Hóa, Trạm thú y các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương,
Hoằng Hóa, Trạm Chẩn đoán xét nghiệm Cơ quan Thú y vùng III, Trung tâm
chẩn đoán thú y Trung ương và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ,
động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Thanh Hoá, ngày

tháng 8 năm 2015

Tác giả

Phạm Chiến Thắng


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1

2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Những hiểu biết về bệnh lở mồm long móng ............................................ 4
1.1.1. Tình hình bệnh LMLM ở trên thế giới................................................ 4
1.1.2. Tình hình bệnh LMLM ở Đông Nam Á ............................................. 6
1.1.3. Tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam ................................................... 8
1.2. Đặc tính sinh học của virus LMLM ......................................................... 12
1.2.1. Đặc đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus LMLM .......................... 12
1.2.2. Phân loại virus LMLM...................................................................... 14
1.2.3. Đặc tính nuôi cấy của virus LMLM.................................................. 16
1.2.4. Sức đề kháng của virus LMLM ........................................................ 17
1.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM ở việt nam............................................... 18
1.3.1. Nguồn bệnh và phương thức lây lan ................................................. 18
1.3.2. Chất chứa virus ................................................................................. 19
1.3.3. Đường xâm nhập ............................................................................... 20
1.3.4. Cơ chế sinh bệnh ............................................................................... 21
1.3.5. Cách truyền lây ................................................................................. 22


4

1.4. Triệu chứng và bệnh tích của LMLM ...................................................... 22
1.4.1. Triệu chứng ....................................................................................... 22
1.4.2. Bệnh tích ........................................................................................... 24
1.5. Bệnh LMLM ở người ............................................................................... 25
1.6. Chẩn đoán bệnh ........................................................................................ 26
1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng .......................................................................... 26
1.6.2. Chẩn đoán virus học.......................................................................... 26
1.6.3. Chẩn đoán huyết thanh học ............................................................... 27

1.6.4. Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction).......... 31
1.7. Phòng bệnh LMLM .................................................................................. 32
1.7.1. Vệ sinh phòng dịch .......................................................................... 32
1.7.2. Phòng bệnh bằng vắc xin .................................................................. 33
Chương 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 36
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 36
2.3. Thời gian tiến hành .................................................................................. 36
2.4. Nội dung ................................................................................................... 36
2.5. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 37
2.5.1. Mẫu bệnh phẩm................................................................................. 37
2.5.2. Tài liệu và số liệu .............................................................................. 37
2.5.3. Sinh phẩm và kít xét nghiệm ............................................................ 37
2.5.4. Máy, thiết bị dụng cụ ........................................................................ 37
2.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 38
2.6.1. Phương pháp lấy mẫu........................................................................ 38
2.6.2. Phương pháp lấy mẫu biểu mô.......................................................... 38
2.6.3. Bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm................................................. 39
2.6.4. Phương pháp 3ABC - ELISA phát hiện kháng thể nhiễm tự nhiên.......
39


5

2.6.5. Phương pháp xác định hàm lượng kháng thể sau tiêm phòng .......... 40
2.6.6. Phương pháp xác định nhiễm viurs LMLM tự nhiên ....................... 42
2.6.7. Phương pháp RT-PCR ...................................................................... 43
2.6.8. Phương pháp dịch tễ học mô tả, dịch tễ học phân tích ..................... 45
2.6.9. Định lượng các chỉ tiêu dịch tễ ......................................................... 45

2.6.10. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 46
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 47
3.1. Tình hình chăn nuôi và công tác thú y ở Thanh Hóa ............................... 47
3.1.1. Tình hình chăn nuôi ở Thanh Hóa từ năm 2009-2014...................... 47
3.1.2. Công tác kiểm dịch động vật............................................................. 47
3.1.3. Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y ...................... 49
3.2. Tình hình dịch bệnh LMLM ở Thanh Hóa .............................................. 50
3.2.1. Diễn biến dịch LMLM ở Thanh Hóa ................................................ 50
3.2.2. Hình thái, mức độ dịch LMLM ở trâu bò, lợn tại Thanh Hóa từ
năm 2009-2014................................................................................................ 55
3.2.3. Kết quả xác định một số đặc điểm dịch tễ học bệnh LMLM trên
đàn trâu bò, lợn nuôi tại Thanh Hóa ............................................................... 57
3.3.3. Tình hình dịch LMLM trên đàn trâu bò, lợn tại huyện Tĩnh Gia,
Quảng Xương và Hoằng Hóa .......................................................................... 65
3.4. Kết quả xác định đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng bệnh LMLM
cho đàn trâu bò ở Thanh Hóa .......................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 77
1. Kết luận ....................................................................................................... 77
2. Đề nghị ........................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79
PHỤ LỤC


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
AND

: Axít desoxyribonucleic


ARN

: Axít robonucleic

BHK-21

: Baby Hamster Kidney - 21

CFT

: Complement Fixation Test

FAO

: Foot and Agricutural Orgnization

FMD

: Foot and Mouth Disease

FMDV

: Foot and Mouth Disease Virus

KD

: Kiểm dịch

KDĐV


: Kiểm dịch động vật

KN

: Kháng nguyên

KT

: Kháng thể

KTVSTY

: Kiểm tra vệ sinh thú y

LMLM

: Lở mồm long móng

PBS

: Photphate Buffered Saline

PCR

: Polymerase Chain Reaction

RT-PCR

: Reverse Transcription - Polymerase Chain Reaction


WRL

: Wold Reference Laboratory

(+)

: Dương tính

(-)

: Âm tính


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả công tác kiểm dịch tại Thanh Hóa từ năm 2009-2014...... 48
Bảng 3.2: Kết quả từ năm KSGM và KTVTY tại Thanh Hóa từ 2009-2014
........49
Bảng 3.3: Diễn biến dịch LMLM trên đàn trâu bò, lợn ở Thanh Hóa từ
năm 2009-2014 ............................................................................... 52
Bảng 3.4: Hệ số năm dịch trên đàn trâu bò ở Thanh Hóa từ năm 2009-2014
......... 56
Bảng 3.5: Hệ số năm dịch LMLM trên đàn lợn ở Thanh Hóa từ năm
2009-2014 ....................................................................................... 57
Bảng 3.6: Tỷ lệ mắc bệnh LMLM trên đàn trâu bò tại Thanh Hóa từ năm
2009-2014 ....................................................................................... 58
Bảng 3.7: Tỷ lệ mắc bệnh LMLM ở lợn tại Thanh Hóa từ năm 2009-2014 .......
59
Bảng 3.8: Tốc độ mắc bệnh LMLM của trâu bò Thanh Hóa từ năm 2009-2014
.......60

Bảng 3.9: Tốc độ mắc bệnh LMLM ở lợn Thanh Hóa từ năm 2009-2014 .... 61
Bảng 3.10: So sánh tỷ lệ mắc, tốc độ mắc bệnh LMLM của trâu bò và
lợn Thanh Hóa từ năm 2009-2014 .................................................. 61
Bảng 3.11: Tỷ lệ tử vong của trâu bò, lợn mắc bệnh LMLM ở Thanh Hóa
từ năm 2009-2014 ........................................................................... 62
Bảng 3.12: Số lượng trâu bò, lợn ở Thanh Hóa mắc bệnh LMLM theo tháng
......64
Bảng 3.13: Tình hình dịch LMLM ở 3 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương,
Hoằng Hóa ..................................................................................... 65
Bảng 3.14: Số trâu bò và lợn mắc bệnh LMLM ở huyện Tĩnh Gia, Quảng
Xương, Hoằng Hóa từ năm 2009-2014 .......................................... 67
Bảng 3.15: Tỷ lệ mắc bệnh ở trâu bò, lợn tại huyện Tĩnh Gia, Quảng
Xương, Hoằng Hóa ......................................................................... 68


vii
Bảng 3.16: Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm virus LMLM ở huyện Tĩnh Gia,
Quảng Xương, huyện Hoằng Hóa .................................................. 69


8

Bảng 3.17: Kết quả xác định virus LMLM từ mẫu biểu mô của trâu bò, lợn
từ năm 2009-2014 ở huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng
Hóa ...................................................................................... 70
Bảng 3.18: Kết quả xét định hàm lượng kháng thể sau khi tiêm phòng
lần 1 vắc xin Aftovac cho đàn bò cho đàn bò tại Ngọc Lặc ........... 72
Bảng 3.19: Kết quả xét định hàm lượng kháng thể sau khi tiêm phòng
lần 1 vắc xin Aftovac cho đàn bò tại Tx.Bỉm Sơn.......................... 73
Bảng 3.20: Kết quả xác định hàm lượng kháng thể sau khi tiêm phòng

lần 2 vắc xin Aftovac cho đàn bò ................................................... 74
Bảng 3.21: So sánh diễn biến kháng thể của đàn bò sau tiêm phòng lần 1
và lần 2 vắc xin Aftovac ................................................................. 75


9

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sự lưu hành vi rút LMLM thành các vùng theo đặc điểm của vi
rút trên thế giới từ 2010 -0 2013 ....................................................... 6
Hình 1.2: Tình hình dịch bệnh LMLM ở một số quốc gia Đông Nam Á
từ năm 2011-2013 ............................................................................. 7
Hình 1.3: Bản đồ phân bố dịch LMLM tại Việt Nam giai đoạn 20062012................................................................................................. 11
Hình 1.4: Sự phân bố dịch bệnh LMLM tại Việt Nam theo thời gian
trong giai đoạn từ năm 2006-2012.................................................. 11
Hình 1.5: Hình ảnh cấu trúc virus LMLM ...................................................... 14
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh số lượng gia súc mắc bệnh LMLM từng năm ở
Thanh Hóa từ năm 2009-2014 ........................................................ 53
Hình 3.2: Biểu đồ số lượng trâu bò và lợn mắc bệnh Thanh Hóa từ năm
2009-2014 và xu thế dịch................................................................ 54
Hình 3.3: Đồ thị số ổ dịch biến động theo thời gian (năm) ............................ 55
Hình 3.4: Biểu đồ gia súc mắc bệnh LMLM theo tháng trong năm ............... 64


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bệnh Lở mồm long móng (Foot and Mouth Disease, FMD) là một
trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho những động vật móng guốc

chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu và những loài động vật hoang dã hươu, nai,
hoẵng,…Sự nguy hiểm của bệnh là khả năng lây lan rất nhanh, rất mạnh. Sự
lây lan không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật mắc bệnh mà
còn qua nhiều đường kể cả qua đường không khí. Vì vậy, bệnh thường phát
thành đại dịch gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi
trường sinh thái ở một khu vực rộng lớn.
Do tính chất nguy hiểm nên bệnh Lở mồm long móng (LMLM) được
Tổ chức Dịch tễ thế giới OIE (Office international des Epizooties) xếp vị trí
đầu tiên trong danh mục bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật. Vi rút
gây bệnh LMLM thuộc loại RNA virus, họ Picornaviridae, có tính thượng bì.
Virus được chia thành 7 type huyết thanh là O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3,
Asia 1 và có hơn 70 subtype theo cách phân loại kinh điểm, giữa các type
không có miễn dịch chéo với nhau. Chính vì vậy để phòng chống dịch bệnh
LMLM gặp nhiều khó khăn do có sự thay đổi cấu trúc kháng nguyên, nhiều ổ
dịch đã tiêm phòng vẫn mắc đi, mắc lại.
Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiện rộng, dân số đông, địa hình chia
cắt phức tạp, với đường biên giới 192km Việt - Lào, có các trục giao thông
quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí
Minh, quốc lộ 10, quốc lộ 45, quốc lộ 47,...Với điều kiện địa lý đa dạng như
trên, tổng đàn chăn nuôi lớn, hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao. Chăn
nuôi hàng hóa theo quy mô trang trại chưa nhiều, trình độ kỹ thuật của người
chăn nuôi hạn chế, hiện tượng dấu dịch khi có dịch xảy ra không khai báo còn
phổ biến,...Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường đã thúc đẩy quá trình giao
lưu, buôn bán động vật và sản phẩm động vật. Đây là một trong những


nguyên nhân phát sinh và phát triển bệnh cho gia súc, nhất là bệnh LMLM.
Từ năm 2009 đến 2014, trên địa bàn Thanh Hóa bệnh LMLM xảy ra tại 159
xã 55 của huyện làm cho 3.571 con trâu, bò, lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu
hủy 914 con lợn và 30 con bò.

Đặc biệt, trong tháng 10 năm 2013, Thanh Hóa đã xuất hiện 03 ổ dịch
LMLM type A, đây là type mới xảy ra trên đàn gia súc của tỉnh tại các xã
Quảng Lưu, Quảng Lộc (huyện Quảng Xương); xã Vạn Thắng (huyện Nông
Cống); xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Lộc), xã Xuân Bình, Xuân Hoà (huyện Như
Xuân). Tổng số gia súc mắc bệnh là 248 (Chi cục Thú y Thanh Hóa, 2013)[9].
Như vậy, hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa có 3 type virus LMLM
đang lưu hành đó là type 0, A và Asia 1 (type Asia 1 xảy ra huyện Hoằng
Hóa năm 2007).
Diễn biến phức tạp dịch bệnh LMLM ở tỉnh Thanh Hóa phải có những
nghiên cứu về sự phân bố và lưu hành virus LMLM, từ đó có cơ sở khoa học
để lựa chon vắc xin phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác
phòng, chống dịch bệnh LMLM trên địa bàn các huyện nghiên cứu nói riêng
và toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm dịch tễ, xác định type virus Lở mồm long móng gây bệnh ở
trâu, bò, lợn tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện
pháp phòng chống”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ, type virus LMLM gây bệnh ở
trâu bò, lợn tại một số huyện.
- Đánh giá hiệu quả công tác tiêm phòng vắc xin LMLM, làm cơ sở lựa
chọn loại vắc xin phù hợp.
- Đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh LMLM cho gia súc,
góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh Thanh Hóa phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu khoa học bổ sung, cung cấp

thêm các thông tin về dịch tễ học bệnh LMLM tại Thanh Hóa và Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học giúp các cơ quan chức
năng lựa chọn loại vắc xin tiêm phòng phù hợp. Từ đó có các biện pháp quản
lý, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những hiểu biết về bệnh lở mồm long móng
Bệnh Lở mồm long móng (LMLM-Foot and Mouth Disase) là bệnh
truyền nhiễm cấp tính của các loài động vật có móng guốc chẵn bao gồm cả
gia súc và động vật hoang dã như trâu, bò, lợn, dê, cừu, loài linh dương, hưu,
nai,…Bệnh do một loài virus thuộc họ Picornaviridae gây ra. Đây là loài
virus có tính thượng bì, thường làm thủy hóa các tế bào thượng bì.
Đặc trưng của bệnh là làm xuất hiện những mụn nước với các kích cỡ
không đồng đều ở niêm mạc miệng, kẽ móng, gờ móng, trên bầu vú, đầu vú
con cái và cuống của dạ cỏ. Khi mụn nước vỡ sẽ tạo ra các vết loét. Bệnh
LMLM khi xuất hiện thường lây lan rất nhanh, rất mạnh trên phạm, vi rộng và
có thể lây lan trong phạm vi một hoặc nhiều nước, gây ra các ổ dịch lớn trong
thời gian ngắn, tỷ lệ mắc bệnh cao, có thể tới 100% (Cục Thú y, 2003)[9].
1.1.1. Tình hình bệnh LMLM ở trên thế giới
Lần đầu tiên trên thế giới bệnh LMLM được Frascastorius phát hiện
và mô tả ở Italia vào năm 1514, sau đó bệnh được phát hiện ở Bắc Italia,
Pháp, Anh và lan sang nhiều nước châu Âu khác. Đến năm 1897, tác nhân
gây bệnh được hai nhà khoa học người Đức có tên là Loeffler và Frosch tìm
ra, tác nhân này được chứng minh là có thể qua màng lọc (Đào Trọng Đạt,

2000)[15]. Nhưng phải đến những năm đầu thế kỷ 20 (1920) bệnh LMLM
mới được nghiên cứu một cách chi tiết (Andersen, 1980)[31]. Năm 1922, hai
nhà khoa học người Pháp Vallée và Carré lần đầu tiên phát hiện tính đa dạng
của của huyết thanh miễn dịch chống virus (type O và A). Năm 1926, hai
nhà khoa học Đức là Waldman và Trautwein đã khẳng định lại kết quả của
hai nhà khoa học Pháp và phát hiện thêm một type virus LMLM gây bệnh
nữa là type C. Lawrence cũng phát hiện ra type SAT1, SAT2, SAT3 từ các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




mẫu bệnh phẩm gửi đến từ châu Phi, type Asia 1 từ Ấn Độ, Miến Điện,
Hồng Kông.
Ở châu Âu: Cuối thế kỷ 19, bệnh xuất hiện ở Nga , sau đó lây lan sang
nhiều nước châu Âu khác như: Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Hungary, Áo, Đan
Mạch, Pháp, Italia làm cho hàng chục triệu trâu bò mắc bệnh (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1978)[22]. Từ năm 1951 đến năm 1954, dịch LMLM phát sinh ở Tây
Đức, sau đó lây lan sang nhiều nước như: Hà Lan, Bỉ, Luých - xăm - bua,
Pháp, Anh, Áo,…Năm 2000, Hy Lạp xảy ra 14 ổ dịch LMLM type Asia 1,
theo kết quả điều tra của Hy Lạp, theo điều tra của các cơ quan chức năng
nguyên nhân gây ra đợt bùng phát dịch này là do nhập lậu gia súc từ Thổ Nhĩ
Kỳ sang (Văn Đăng Kỳ, 2002) [20]. Năm 2001, dịch nổ ra ở vùng Đông Nam
nước Anh, Scotland, xứ Wales, Bắc Ireland, Cộng hòa Ireland, Hà Lan và
Pháp. Năm 2007, dịch xảy ra ở 2 trang trại vùng Surrey, Anh. Năm 2010, xảy
ra tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ở châu Mỹ: Từ năm 1870 đến năm 1929, xuất hiện 9 ổ dịch tại các
bang của Mỹ như New England, Porland, Maine (1880), Boston, New
England (1884), chủ yếu là do nhập khẩu gia súc mang trùng từ nước khác.
Tại Mexico dịch phát ra trong các năm 1946-1954, tại Canada năm 19511952 và Argentina năm 1953 (Phan Đình Đỗ - Trịnh Văn Thịnh, 1958)[16],

Năm 2000 dịch LMLM xảy ra ở nam Brazil (type O), Argentina (type A),
Uruguay (type O), Bolivia (type O và A), Colombia (type O và A), Peru (type
A), Ecuado (type O).
Ở châu Phi: Dịch LMLM xảy ra tại nhiều nước, cả Bắc Phi và Nam Phi
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1970)[21]. Năm 2001 dịch LMLM type O xảy ra ở
Uganda, tại Maliawi type SAT1, tại Zimbawe type SAT2.
Ở châu Á: Ấn Độ phát hiện dịch LMLM năm 1929, Indonesia (1887)
Philippin (1902), Myanma (1936), Malaysia (1939), ThaiLan (1952),
Campuchia (1931), Trung Quốc (1951).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Hình 1.1: Sự lưu hành vi rút LMLM thành các vùng theo đặc điểm của vi
rút trên thế giới từ 2010 - 2013
(Nguồn: />_reports/October_2013_FMD_global_report_DRAFT.pdf)
1.1.2. Tình hình bệnh LMLM ở Đông Nam Á
Theo tài liệu tổng kết về bệnh LMLM của OIE năm 2002, trong số
10 quốc gia Đông Nam Á có 7 quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Phillipines, Thái Lan và Việt Nam LMLM là dịch địa phương và
phổ biến; 3 quốc gia không xuất hiện bệnh là Brunei, Indonesia và
Singapore. Một phần của Phillipines được tổ chức Dịch tễ thế giới công
nhận là không có bệnh LMLM, cũng tương tự như vậy một phần phía đông
của Malaysia giáp với Kalimantan thuộc lãnh thổ Indonesia, từ lâu được
công nhận là không có bệnh.
Khu vực Đông Nam Á có 3 type virus thường xuyên gây bệnh LMLM
ở đó là type O, A và Asia 1 (Văn Đăng Kỳ, Nguyễn Văn Thông, 2001)[17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





CAMPUCHIA chỉ phát hiện được serotype O ( 2011-2013)

LÀO chỉ phát hiện được serotype O ( 2012-2013)

THAILAN trong 3 năm liên tục số ca bệnh do type A gấp 2 lần số ca
bệnh do type O.

Hình 1.2: Tình hình dịch bệnh LMLM ở một số quốc gia Đông Nam Á từ
năm 2011-2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1.1.3. Tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam
Bệnh LMLM được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1898 tại
Nha Trang và sau đó năm 1920 ở Nam Bộ. Từ năm 1937-1940 bệnh được
phát hiện ở Quảng Ngãi và năm 1952 bệnh phát ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế,
đến năm 1953-1954 bệnh lây lan vào các tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ
(Khu 4), Khu 3, Khu tả ngạn, trung và thượng du Bắc Bộ, Tây Bắc (Điện
Biên) và Việt Bắc. Tháng 4/1955, bệnh tái phát ở Khu 3 và lan vào Khu 4 và
Khu tả ngạn Việt Bắc (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958)[16]. Năm
1960-1970, ở miền Nam dịch xảy ra lại nghiêm trọng hơn trên đàn trâu khu
vực Sài Gòn - Chợ Lớn, từ đó lây ra các tỉnh lân cận và tấn công 5 trại lợn
công nghiệp ở Nam Bộ.
Trong những năm 1954-1975, bệnh LMLM xảy ra tại các tỉnh, thành
phố khu vực phía Nam. Bệnh phát ra nhiều tại các tỉnh giáp biên giới

Campuchia. Trong 2 năm 1975-1976, bệnh LMLM xuất hiện trên trâu, bò của
14 tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước gồm 6 tỉnh miền Trung, 4 tỉnh Đông
Nam Bộ, 2 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và 2 tỉnh Tây Nguyên.
Từ năm 1980-1988, dịch phát ra chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và các
tỉnh miền Trung. Năm 1989, dịch phát ra mạnh ở Đồng Nai và Bình Thuận,
sau đó giảm dần trong những năm 1990, 1991. Năm 1992, dịch LMLM nổ ra
ở Quảng Bình, Hà Tĩnh sau đó lây lan rộng ra cả Quảng Trị và Thừa Thiên
Huế làm 32.260 trâu, bò và 1.612 lợn mắc bệnh, trong vòng 20 năm từ 19751995 dịch liên tục phát ra trên đàn trâu, bò. Năm 1995 là giai đoạn đỉnh điểm
của dịch với 26 tỉnh, thành có dịch làm nhiều gia súc mắc bệnh, tại khu vực
phía Nam có 10.293 lợn mắc bệnh (Trần Hữu Cổn, 1996)[14]. Năm 1995,
dịch LMLM xảy ra ở 107 huyện của 26 tỉnh làm 236.000 trâu, bò và 11.000
lợn mắc bệnh (Lê Minh Chí, 2000)[11].
Năm 1996, 1997 dịch bùng phát và lây mạnh tại một số tỉnh Duyên Hải
miền Trung và Tây Nguyên. Năm 1998 và đầu năm 1999, dịch LMLM bùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




phát tại Bình Thuận ở 3 huyện, thị tại 20 xã làm 2.449 con bò mắc bệnh. Đầu
năm 1999, nguồn bệnh từ Trung Quốc theo con đường trao đổi, buôn bán gia
súc xâm nhập vào Việt Nam và làm dịch phát ra ở huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao
Bằng, sau đó nhanh chóng lây lan sang các địa phương khác như Bắc Ninh,
Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam,… Tính đến cuối năm 1999, có 55 tỉnh, thành phố có gia súc mắc bệnh,
số trâu bò mắc bệnh lên đến 120.989 con, số lợn mắc bệnh là 31.801 con.
Năm 2000, cả nước có 60 tỉnh, thành có gia súc mắc bệnh, trừ tỉnh An
Giang chưa bị dịch. (Cục Thú y, 2000)[8].
Năm 2001, dịch LMLM còn xảy ra và tái phát trên đàn trâu, bò của 11
tỉnh, 23 huyện, 35 xã làm 2.072 con mắc bệnh. Trên lợn, dịch LMLM xảy ra

ở 11 tỉnh, 31 huyện, 52 xã chủ yếu thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
làm 3.311 con mắc bệnh. (Trần Hữu Nguyên Bảo, 2003)[4].
Năm 2002, bệnh LMLM xảy ra ở 26 tỉnh, thành với 10.287 trâu, bò
mắc bệnh. Năm 2003, bệnh LMLM xảy ra ở 38 tỉnh, thành phố, trong đó 28
tỉnh có trâu, bò mắc bệnh với tổng số 20.303 con, 28 tỉnh có lợn mắc bệnh với
tổng số là 3.533 con (có 18 tỉnh dịch xảy ra ở cả trâu, bò, lợn). Các tỉnh có số
trâu, bò mắc bệnh nhiều là: Hà Giang, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc
Lắc, Gia Lai (Trần Hữu Nguyên Bảo, 2003)[4].
Năm 2004, dịch LMLM xuất hiện ở 932 xã, phường thuộc 232 quận,
huyện ở 48 tỉnh, thành phố làm 71.736 con trâu bò, 1.858 con lợn và 125
con dê mắc bệnh. Trước thời điểm 2001, các kết quả xét nghiệm đối với
các mẫu bệnh phẩm tại Việt Nam chỉ phát hiện thấy có virus LMLM type
O. Sau đó, đã phát hiện virus LMLM type A trên các mẫu bệnh phẩm được
lấy từ các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh
Hòa, Long An, Đồng Nai, Lâm Đồng. Nguyên nhân của sự xuất hiện virus
LMLM type A có thể là do việc nhập lậu bò từ Campuchia đưa về Việt
Nam (Cục Thú y, 2004)[8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Năm 2005, dịch LMLM đã xảy ra ở 408 xã, phường của 160 quận,
huyện thuộc 37 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 28.241 trâu
bò, 3.976 lợn và 81 dê. Từ giữa tháng 10/2005, dịch LMLM type Asia1 đã
xảy ra và lây lan cho đàn trâu, bò của 18 xã các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa
(Khánh Hòa) và huyện Si Ma Cai (Lào Cai) làm 1 .823 con mắc bệnh (Cục
Thú y, 2005)[8].
Các ổ dịch LMLM trâu, bò xảy ra tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và
Duyên hải miền Trung. Đáng lưu ý dịch LMLM type A có nguồn gốc từ

Cam-pu-chia đã xuất hiện và lây lan ở nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên,
dịch LMLM type Asia1 cũng đã xảy ra ở 2 tỉnh Khánh Hòa và Lào Cai.
Đặc điểm dịch bệnh LMLM trong giai đoạn 2006-2012, nguy cơ trung
bình các xã có bệnh LMLM là 5,1( 95%CI 4,9-5,2) xã có dịch/100 xã/năm.
Nguy cơ này thay đổi qua các năm và khác nhau giữa các tỉnh. Dịch chủ yếu
tập trung vào các tháng 3 đến tháng 7 (năm 2006) và từ tháng 9 đến 3 năm sau
(năm 2009-2011). Khoảng 2-3 năm lại xuất hiện một đợt dịch trầm trọng, mặc
dù dịch vẫn xảy ra rải rác trong các năm. Các đợt dịch thường kéo dài khoảng
2,5 tháng. Dịch có tính chất lây lan cục bộ là chủ yếu, tập trung ở các tỉnh
phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhất là các địa
phương nằm giáp biên giới Trung Quốc và Lào. Năm 2012 dịch có xu hướng
giảm về phạm vi không gian. Tỷ lệ trâu bị bệnh là cao nhất 33,4% (95%, CI
32,2 -34,7), sau đó mới đến bò, lợn và các loài gia súc khác, khoảng 26% xã
phường của 62/63 tỉnh thành có ít nhất một báo cáo về ổ dịch LMLM giai
đoạn 2006-2012. Điều này cho thấy virus đã lưu hành và gây bệnh rộng rãi ở
Việt Nam (Nguyễn Thu Thủy và cs.,2013)[27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Hình 1.3a Năm 2012

Hình 1.3b Từ 2006-2012

Hình 1.3: Bản đồ phân bố dịch LMLM tại Việt Nam giai đoạn 2006-2012
120
100
80

60
40
20
0

1/1/2006
1/3/2006
1/5/2006
1/7/2006
1/9/2006
1/11/2006
1/1/2007
1/3/2007
1/5/2007
1/7/2007
1/9/2007
1/11/2007
1/1/2008
1/3/2008
1/5/2008
1/7/2008
1/9/2008
1/11/2008
1/1/2009
1/3/2009
1/5/2009
1/7/2009
1/9/2009
1/11/2009
1/1/2010

1/3/2010
1/5/2010
1/7/2010
1/9/2010
1/11/2010
1/1/2011
1/3/2011
1/5/2011
1/7/2011
1/9/2011
1/11/2011
1/1/2012
1/3/2012
1/5/2012
1/7/2012
1/9/2012
1/11/2012
1/1/2013
1/3/2013
1/5/2013
1/7/2013

Số lƣợng ổ dịch (xã có dịch) đƣợc đếm cho mỗi ngày

DIỄN BIẾN THEO THỜI GIAN CÁC Ổ DỊCH LMLM
Giai đoạn: 2006 – 2013

Ngày có ca bệnh đầu tiên

Biểu đồ 1 cho thấy: Sau khoảng 4-5 năm, dịch LMLM lại xuất hiện một đợt dịch trầm trọng. Tình

hình cũng tương tự khi theo dõi từ năm 1995-2005 (số liệu không trình bày ở đây).
Nguồn: Nguyễn Thu Thủy và cộng sự, 2013. Tạp chí Thú y, số 6, năm 2013

Hình 1.4: Sự phân bố dịch bệnh LMLM tại Việt Nam theo thời gian trong
giai đoạn từ năm 2006-2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Năm 2013, dịch bệnh LMLM xảy ra tại 221 xã, phường của 68 huyện,
quận thuộc 18 tỉnh: Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bình Dương, Cà Mau, Cao Bằng,
Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La,
Tiền Giang, Thanh Hóa, Long An, Vĩnh Long, Nghệ An và Phú Yên làm
8.573 con gia súc mắc bệnh (trong đó trâu chiếm 14,6%, bò chiếm 57% và
lợn chiếm 28,3%). Số gia súc tiêu hủy là 1.155 con, gồm 38 con trâu, 162 con
bò và 955 con lợn. Đáng lưu ý, 3/2013 dịch LMLM type A đã xảy ra tại tỉnh
Hà Tĩnh, sau đó lây lan rộng ra các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Tiền Giang gây khó khăn trong công tác
phòng, chống dịch do phải sử dụng vắc xin LMLM 3 type với giá thành cao
và phải điều chỉnh Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM (hiện chỉ
sử dụng vacxin type O). So với năm 2012, dịch LMLM xảy ra ở diện rộng
hơn (số xã có dịch gấp gần 4 lần), mức độ dịch nặng hơn (số gia súc bệnh gấp
2,5 lần). Năm 2012 dịch chủ yếu trên lợn, năm 2013 dịch chủ yếu trên trâu bò
và do xuất hiện virus type A nên số trâu bò phải tiêu hủy cũng lớn hơn năm
2012. Dịch LMLM type O xuất hiện rải rác trong tháng trong năm 2013 và
phát sinh nhiều trong các tháng 3 (22 ổ), tháng 4 (13 ổ), tháng 5 (27 ổ) (Cục
Thú Y, 2013)[8].
Năm 2014, toàn quốc xảy ra 48 ổ dịch LMLM tại 48 xã thuộc 21

huyện, thị xã, thành phố của 10 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn
La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Yên Bái làm 2.350
con gia súc mắc bệnh (trong đó có 186 con trâu, 838 con bò, 102 con lợn và
24 con dê), số gia súc chết và tiêu hủy là 14 con trâu, 10 con bò, 47 con lợn,
(Cục Thú Y, 2014)[8].
1.2. Đặc tính sinh học của virus LMLM
1.2.1. Đặc đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus LMLM
Hằng số lắng (S) của hạt virus LMLM như sau: Hạt virus hoàn chỉnh
(virion) có hằng số lắng 140S; phần vỏ capxit không có RNA là 75S; mảnh


protein của capxit bao quanh RNA (dài 8 kilobases) là 12S và kháng nguyên
VIA (virus infection associated) là 5s (Bachrach, H.L,1968) [32]

D

C

B
C
C

A

4

B

D 3
A

A
A A

B

B

2

D

B

5

B
C

12
D

1

c

D

B

C


B

11
D

B C
D
6
C
B

C
10

A
8
D
C

B

A=VP1, B=VP3, C=VP2, D=VP4

Hạt virus chứa 30% acid nucleic, đó là một đoạn ARN chuỗi đơn, có
khối lượng phân tử 8.6 KiloDalton, hợp thành bởi 8.000 nucleotit và có hệ số
sa lắng là 35S, không có tính sinh kháng thể và đặc tính kháng nguyên nhưng
có vai trò trong quá trình gây nhiễm (Hyattsville M.D, 1991)[39].
Vỏ capxit của virus có hơn 60 đơn vị (capsome). Mỗi capsome có 4
loại protein cấu trúc giống nhau là VP1, VP2, VP3 và VP4. VP1, VP2 và VP3

tạo nên một bề mặt của khối 20 mặt đối xứng còn VP4 là protein ở bên trong
capxit, kết dính ARN virus với mặt trong của capxit. VP1 ở ngoài cùng tham
gia vào việc cố định virus trên những tế bào, đóng vai trò quan trọng nhất
trong việc gây bệnh, đồng thời là loại kháng nguyên chính tạo ra kháng thể
chống lại bệnh LMLM. Người ta đã tiến hành giải mã nucleotit của 1 phần
hoặc toàn bộ gen mã hoá VP1 để phân chia chúng ra thành các serotype và
các subtype. Sự sai khác về bộ gen là nguyên nhân tạo ra các biến type, đặc
biệt thông qua sự đa dạng của phân tử VP1.


×