Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng quan họ trong quá trình kết nối với lễ hội đồi lim (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.02 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG HẬU

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN LÀNG QUAN HỌ TRONG QUÁ
TRÌNH KẾT NỐI VỚI LỄ HỘI LIM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG HẬU
KHÓA: 2016- 2018

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN LÀNG QUAN HỌ TRONG QUÁ
TRÌNH KẾT NỐI VỚI LỄ HỘI LIM

Chuyên ngành: Kiến trúc


Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MINH SƠN

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Qua hơn 2 năm theo học chương trình sau đại học của Trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội tôi đã cơ bản lĩnh hội được một số vấn đề về ngành học Kiến trúc. Để có
kết quả ngày hôm nay trước hết Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến các thầy cô
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường. Đồng thời tôi cũng gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo Khoa
sau đại học, các thầy cô trong các tiểu ban đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS. KTS. Nguyễn Minh Sơn đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn cơ quan tôi đang công tác, gia đình và bạn bè đồng
nghiệp của tôi đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm
luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này bằng tất cả khả năng
của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng
góp của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Trọng Hậu



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Trọng Hậu


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1


Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1



Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4




Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4



Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ......................................................... 5



Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 5

NỘI DUNG ............................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DI SẢN.................... 6
QUAN HỌ VÀ HÌNH THÁI KHÔNG GIAN KIẾN TRÚCCẢNH QUAN...... 6
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ .......................................................................... 6
1.2. Quá trình phát triển kiến trúc cảnh quan làng quan họ ............................. 7
1.2.1. Giới thiệu di sản Quan họ và Lễ hội đồi Lim. ...................................................... 7
1.2.2. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phục vụ giao lưu
quan họ.......................................................................................................................... 20
1.2.3. Lễ hội Đồi Lim trong sự kết nối tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan............
1.3. Sự chuyển hóa hình thái không gian kiến trúc cảnh quan của nơi diễn ra
hoạt động quan họ ............................................................................................... 36
1.3.1. Các hình thức không gian giao lưu quan họ ....................................................... 36
1.3.2. Hình thái không gian kiến trúc cảnh quan phục vụ giao lưu quan họ ................ 38
1.4. Mối quan hệ hình thái kiến trúc cảnh quan của làng quan họ với Lễ hội
đồi Lim. ................................................................................................................ 39
1.5. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết ........................................................... 40
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRONG SỰ KẾT NỐI VỚI
LỄ HỘI ĐỒI LIM ............................................................................................... 41

2.1. Cơ sở pháp lý............................................................................................... 41
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết nối không gian kiến trúc cảnh quan ........ 45
2.2.1. Yếu tố tự nhiên. .................................................................................................. 45

35


2.2.2. Yếu tố văn hóa – Lối sống. ................................................................................. 46
2.3. Quy Hoạch định hướng phát triển vùng không gian cảnh quan đáp ứng
giao lưu quan họ. ................................................................................................. 53
2.3.1. Không gian cảnh quan Quan họ giao lưu cấp độ gia đình.................................. 53
2.3.2. Quan họ giao lưu cấp độ trong Xóm. ................................................................. 54
2.3.3. Không gian công cộng Quan họ giao lưu cấp độ trong làng. ............................. 54
2.3.4. Không gian Quan họ giao lưu cấp độ liên làng .................................................. 55
2.4. Bài học kinh nghiệm trong nước và ngoài nước có điều kiện tương
đồng ...................................................................................................................... 55
2.4.1. Kinh nghiệm ngoài nước .................................................................................... 55
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước..................................................................................... 56
2.5. Khả năng kết nối không gian kiến trúc cảnh quan phục vụ giao lưu
quan họ.....................................................................................................................
CHƯƠNG 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN LÀNG QUAN HỌ VỚI LỄ HỘI ĐỒI LIM ................... 61
3.1. Quan điểm mục tiêu .................................................................................... 61
3.2. Xây dựng hệ thống các tiêu chí................................................................... 63
3.3. Đề xuất các giải pháp kết nối không gian kiến trúc cảnh quan ................ 64
3.3.1. Giải pháp về mạng lưới quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan. ................ 64
3.3.2. Giải pháp cho bảo tồn và phát triển , chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh
quan ............................................................................................................................ 67
3.3.3. Giải pháp về cộng đồng ...................................................................................... 75
3.4. Ví dụ minh chứng........................................................................................ 77

3.4.1. Giải pháp trong khuôn viên gia đình. ................................................................. 77
3.4.2. Giải pháp trong khuôn viên làng quan họ .......................................................... 78
3.4.3. Giải pháp cảnh quan đồi Lim. ............................................................................ 78
3.4.4. Giải pháp kết nối................................................................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 80
1. Kết luận ....................................................................................................... 80
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 81
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 83

58


1

MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự
đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Ðịnh, chèo tàu
của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù ca Huế, dân ca Nam bộ...vẫn lấp
lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:
... Trúc xinh, trúc mọc đầu đình
Anh Hai xinh, anh Hai đứng một mình cũng xinh
Trúc xinh, trúc mọc bờ ao
Anh Ba xinh, anh Ba đứng nơi nào cũng xinh
Trúc xinh, trúc mọc đầu chùa
Không yêu em lấy đạo bùa cho phải yêu
Ðó là dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh.
Quan họ vừa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca. Cái
trong sáng, rộn ràng của chèo. Cái thổn thức, mặn mà của hát dặm. Cái khoan nhịp, sâu
lắng của ca trù. Cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam bộ. Nhưng trên hết, Quan họ

mang "khí chất" của chính Quan họ, là hồn của xứ sở Quan họ, là "đặc sản" tinh thần của
Kinh Bắc-Bắc Ninh.
Nằm kề cận với thủ đô, có diện tích nhỏ nhất nước, với sáu huyện, thị, nhưng
khát vọng trí tuệ, khát vọng sống, khát vọng khẳng định mình của Kinh Bắc chẳng
nhỏ tý nào. Sách cổ của người xưa từng ngưỡng mộ: "Kinh Bắc nổi tiếng văn nhã".
Ðất Kinh Bắc là nơi kết tụ của tài hoa các làng nghề: làng tranh Ðông Hồ, Làng
giấy Ðống Cao, làng chạm khắc Phù Khê, làng đồng Ðại Bái, làng buôn Phù Lưu...
Là đất của hàng nghìn di tích lịch sử, danh thắng của các đình, đền, chùa nổi tiếng.
Người Kinh Bắc thông minh, tinh tế. Ở bất cứ thời đại lịch sử nào Kinh Bắc cũng
hiến cho đời không ít những danh nhân, nhân tài, kẻ sĩ, các bậc hiền tài... Các cộng
đồng làng Kinh Bắc từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gắn
kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trong lao động cần cù, trong khát vọng yêu
thương, vượt lên thiên tai, địch hoạ, vượt lên gian khó, "thương người như thể


2

thương thân", "tứ hải giao tình, bốn biển một nhà" như lời dân ca Quan họ. Chính
cái khát vọng sống của người Kinh Bắc, đất Kinh Bắc đã hoá thân thành những làn
điệu Quan họ kỳ diệu "lời thì giao duyên, tình thì anh em ", vừa thực, vừa mơ, vừa
giải bày, vừa khúc chiết, vừa tình tự, vừa sâu sắc ...Các làng Quan họ cũng được
hình thành, quần tụ thành vùng Quan họ, hầu hết nằm ở Bắc Ninh, mà theo các
nghệ nhân, từng có tới 49 làng quan họ. Và như sông Cầu không bao giờ cạn, mạch
sống của khúc nhạc, lời ca Quan họ cũng không khi nào nhạt phai dù đã trải qua bao
đời người và bao nhiêu biến động thời thế. Ðến bây giờ Hội làng Quan họ vẫn là
nguồn cảm hứng mùa xuân bất tận của xứ Kinh Bắc. Các Hội làng gắn bó đặc biệt
với hát Quan họ, không thể nào có Hội làng trên mảnh đất Bắc Ninh mà thiếu vắng
sắc màu và âm thanh Quan họ. Những hội hè này trải dài từ mùng 4 Tết âm lịch đến
28-3 âm lịch. Ðặc sắc nhất vẫn là Hội Lim ở huyện Tiên Sơn. Vào những ngày hội,
nam thanh nữ tú các nơi đổ về, trẩy hội tưng bừng, để được nghe các liền anh, liền

chị xiêm y mớ bảy mớ bahát đối đáp, hát chúc – hát mừng, hát thờ, hát canh và hát
hội...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu
trong kho tàng dân ca Việt Nam. Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này
sang đời khác theo hình thức truyền khẩu, hiện nay nhiều giai điệu cổ đã bị mất hẳn.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, quan họ Bắc Ninh bắt đầu được quan tâm đặc biệt
và được lưu giữ, bảo tồn bằng nhiều hình thức.
Ngày 30/09/2009, UNESSCO chính thức công nhận quan họ là “di sản phi vật
thể đại diện của nhân loại”. Hội đồng chuyên môn của UNESSCO đánh giá cao
Quan họ về giá trị văn hóa, giá trị lưu giữu tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn,
phong cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục.
Làng Lũng Giang (Lim), làng Lũng Sơn (Phúc Hậu), làng Duệ Đông là một trong
49 Làng Quan họ cổ. Là nơi lưu giữ nhiều quần thể di tích. Gắn liền với các di tích đó
là không gian kiến trúc cảnh quan Cổng làng, Ao làng, các công trình nhà ở, nhà chứa
của các nghệ nhân quan họ, các công trình và quần thể công trình di tích tâm linh gắn
với các hoạt động sinh hoạt văn hóa Quan họ.


3

Với quỹ di sản quan họ có giá trị như vậy nhưng việc Bảo tồn và phát huy giá
trị đâu đó còn mang tính tự phát, manh mún địa phuơng làm cho quỹ di sản vật thể
và phi vật thể ấy đang gặp khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy của di sản. Đi
với nó là không gian cảnh quan được hình thành trên nền tảng văn hóa quan họ
cũng bị thay đổi ít nhiều, thậm chí bị phá hủy trước sự sâm lăng của quá trình đô thị
hóa. Hơn nữa, sự thay đổi phương thức sản xuất trong cơ cấu sản xuất kinh tế, công
thương tiểu thủ công nghiệp thay thế nông nghiệp trở thành thu nhập chính của
người dân nên hình thái làng cũng có ít nhiều thay đổi. Sự thay đổi đó ảnh hưởng
trực tiếp đến không gian kiến trúc cảnh quan hoạt động của quan họ. Ví như cơ sở
hạ tầng nói chung của khu vực còn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ, việc gìn

giữ không gian kiến trúc cảnh quan còn không đồng bộ, không đáp ứng được của
văn hóa quan họ dẫn đến quỹ di sản vật thể và phi vật thể ấy đang bị mai một hoặc
bị chuyển đổi chức năng đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Cùng với đó là hàng năm có ngày lễ hội vào ngày 13 tháng giêng âm lịch.Theo
truyền thống đây là một trung tâm lễ hội diễn ra tại đồi Lim. Nói đến lễ hội đồi Lim
là nói đến không gian đặc trưng cho văn hóa Quan họ…Hiện nay, mặc dù không
gian kiến trúc cảnh quan được quy hoạch rất cụ thể nhưng vẫn không đáp ứng được
không gian giao lưu văn hóa Quan họ.
Vì lẽ đó cần có những ngiên cứu đồng bộ hệ thống, định hướng và giải pháp
thiết thực nhằm Bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của vùng Kinh Bắc, của làng
truyền thống Việt Nam đảm bảo phù hợp với quy hoạch và xây dựng không gian
làng cổ truyền Việt Nam thích ứng với thực tiễn đổi mới của đất nước ta hiện nay
mà vẫn dựa trên cơ sở phát huy những giá trị tích cực của hương uớc và điều lệ
quản lý làng.
Học viên chọn đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc
cảnh quan làng quan họ trong quá trình kết nối với Lễ hội đồi Lim. Làm đề tài
nghiên cứu của mình nhằm tìm ra những giải pháp quản lý Bảo tồn và phát huy giá
trị không gian kiến trúc cảnh quan vật thể và phi vật thể để lưu giữ, tái tạo không
gian lịch sử văn hóa truyền thống phù hợp, trên cơ sở kết nối không gian kiến trúc


4

cảnh quan hạt nhân, cảnh quan trong làng xã với cảnh quan tại đồi Lim. Đáp ứng
bảo tồn nguyên gốc và phát huy theo hiến chương LHQ về bảo tồn di sản văn hóa
cho thế hệ mai sau có thể là tiềm năng khai thác phát triển du lịch di sản văn hóa
một cách hiệu quả.
 Mục đích nghiên cứu
Bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng quan họ
trong quá trình kết nối với Lễ hội đồi Lim.

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng của các
làng quan họ trong quá trình kết nối với Lễ hội Đồi Lim.
- Phạm vi nghiên cứu: Gồm 3 làng. Làng Lũng Giang (Lim), Làng Lũng Sơn
(Phúc Hậu) và Làng Duệ Đông với trung tâm Lễ hội Đồi Lim thuộc Thị trấn Lim,
Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: Khảo sát thực tế Làng Lũng Giang (Lim), Làng Lũng
Sơn (Phúc Hậu) và Làng Duệ Đông và một số làng lân cận sung quanh quần thể Lễ
hội đồi Lim.
- Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học của Sở Văn Hóa Bắc Ninh: Sử
dụng phương pháp này để xác định diễn biến thực trạng của đối tượng khảo sát, tâm
lý nguyện vọng dân cư tại địa bàn. Đặc biệt để làm nổi bật tâm lý cộng đồng và hiểu
được những khó khăn, tồn tại trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian
kiến trúc cảnh quan làng quan họ trong quá trình kết nối với Lễ hội đồi Lim.
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin với mục đích nghiên cứu
tài liệu để tìm hiểu và kế thừa thành tựu nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này
nhằm xác định tổng quan lịch sử nghiên cứu và các phạm trù sự việc, các số liệu
thống kê, tổng hợp, chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu
nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn luận kết quả nghiên cứu, xác lập cơ
sở nghiên cứu khoa học đến chủ đề nghiên cứu.


5

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận: Để đề xuất các giải pháp bảo tồn
và phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng quan họ trong kết nối với Lễ
hội đồi Lim.
 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Góp phần cụ thể hóa lý luận về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan làng quan

họ gắn kết với đời sống nhân dân.
- Làm tài liệu cho đào tạo nghành kiến trúc Bảo tồn
-Làm tài liệu cho hệ thống quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa.
- Đáp ứng được những nguyên tắc , tiêu chí của Hiến chương LHQ.
 Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:
Mở đầu: Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, một
số khái niệm.
Nội dung:Bao gồm 3 chương.
- Chương 1: Tổng quan quá trình phát triển di sản Quan họ và hình thái không
gian kiến trúc cảnh quan.
- Chương 2: Cơ sở khoa học bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc
cảnh quan trong sự kết nối với lễ hội đồi Lim.
- Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng
quan họ trong sự kết nối với lễ hội đồi Lim.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


80


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận
- Cũng giống như các dòng dân ca cổ truyền đang tồn tại và phát triển tại Việt

Nam. Dân ca quan họ Bắc ninh là loại hình di sản văn hóa phi vật thể truyền thống,
góp phần tạo đặc trưng cho bản sắc của vùng đất Kinh Bắc. Quá trình diễn ra hoạt
động cộng đồng quan họ đã hình thành không gian cảnh quan giao lưu quan họ.
- Ngoái lại dễ ràng không gian kiến trúc cảnh quan làng quan họ có cả một quá
trình phát triển lâu dài và đậm đặc, có hiều giá trị ( giá trị về lịch sử - văn hóa, giá
trị về quy hoạch cảnh quan tạo bản sắc của một vùng đất, giá trị nghệ thuật không
gian kiến trúc, giá trị công năng sử dụng…) Giá trị không gian kiến trúc cảnh quan
làng quan họ có những nét tương đồng và những nét riêng trong kho tàng di sản văn
hóa của Việt Nam.
- Bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan làng quan họ là gìn giữ và phát huy
giá trị vật thể, phi vật thể làm phong phú cho truyền thống văn hóa dân tộc. Thể
hiện tính bản địa của di sản không gian kiến trúc vùng Kinh Bắc.
- Không gian kiến trúc cảnh quan làng quan họ bao gồm từ bố cụ tổng thể đến
từng không gian ( khuôn viên gia đình, cộng đồng làng xóm, Đình, Đền, Chùa,
Miếu mạo) đều có đặc thù trên cơ sở công năng tín ngưỡng. Và nó có các mối quan
hệ hữu cơ với các lễ hội truyền thống địa phương trong đó có lễ hội Đồi Lim.
- Cần được kế thừa và phát triển trong quá trình bảo tồn , tôn tạo, phục chế,
trùng tu, tái tạo trên cơ sở kinh nghiệm cổ truyền kết hợp với xu hướng phát triển
của thời đại mới, phù hơp với điều kiện địa phương và tính chất của không gian
cảnh quan trong đó có sự kết nối của không gian kiến trúc cảnh quan làng quan họ
với lễ hội Đồi Lim.
- Cần khai thác hợp lý và triệt để cũng như phát huy giá trị đặc trưng của
không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng du lịch tâm linh, du lịch thiện nguyện,

kết nối cộng đồng. Không gian kiến trúc cảnh quan của làng Quan họ cần được
tham gia kết nối vào cộng đồng lễ hội truyền thống hàng năm của tỉnh nhà. Cần
được thường xuyên quan tâm nâng cấp gắn kết với cộng đồng.


81

- Kết quả của đề tài để thực hiện nguyên tắc. lấy di sản nuôi di sản và thỏa
mãn quan điểm mục tiêu là “ Giữ Gìn – Phát Triển và Hài Hòa”
2.

Kiến nghị
Trong quá trình tiến hành khảo cứu, đề xuất giải pháp “Bảo tồn và phát huy

giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng quan họ trong quá trình kết nối với
Lễ hội đồi Lim”, tác giả kiến nghị một số vấn đề liên quan đến đề tài như sau:
- Cầnphối hợp giữa các cơ quan ban hành và xây dựng hệ thống tiêu chí để
phân loại các làng truyền thống có giá trị. Đề ra phương án bảo tồn cho từng làng
trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển chung của địa phương và tỉnh. Tổ chức
không gian kiến trúc cảnh quan Quần thể các làng quan họ trong sựu kết nối với lễ
hội đồi Lim vừa đáp ứng được với nhu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn, vừa kế thừa được đặc trưng cấu trúc không gian truyền thống vốn có.
- Đối với các công trình xây dựng trong Quần thể văn hóa khu vực di tích lịch
sử đã được xếp hạng phải có sự quản lý, xét duyệt các giải pháp quy hoạch: tổ chức
không gian, tạo dựng cảnh quan, tổ chức mặt nước cây xanh... Đảm bảo mối quan
hệ hài hoà, thống nhất của tổng thể các công trình nhất là các công trình đặt cạnh
nhau trong khu vực cũng như có giải pháp chung cho toàn khu vực thuộc phạm vi
của các làng và các di tích.
- Cần đặt ra một chương trình liên tục lâu dài về bảo tồn và phát triển bền
vững giữa kiến trúc làng, con người - nghề nghiệp và thiên nhiên môi trường.

Khuyến khích thiết lập các công trình, các dự án đào tạo về bảo tồn các kiến trúc
lịch sử bằng gỗ ở các cấp địa phương, huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia và quan hệ
với quốc tế để học tập kinh nghiệm.
- Cần có sự phối hợp của các ban ngành trong các định hướng quy hoạch, bảo
tồn các khu vực có làng truyền thống. Chỉ đạo các cơ quan quản lý, nghiên cứu hai
ngành xây dựng và văn hoá nghiên cứu đề xuất những giải pháp mới. Học tập kinh
nghiệm của các nước phát triển đưa kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công tác quy
hoạch và bảo tồn.


82

- Cần thiết phải có cơ chế chính sách (ví dụ hỗ trợ về kinh tế) cho các nghệ
nhân quan họ nhằm duy trì và phát huy các giá trị văn hóa quan họ cổ truyền, đồng
thời khuyến khích các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ hiện nay hưởng ứng và
phát huy các giá trị của các làn điệu quan họ tại địa phương.


83

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ Chi – Cơ cấu tổ chức làng xã Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội - 1994.
2. Đinh Gia Khánh – Lễ hội cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ,NXB Khoa Học Xã Hội
– 1998.
3. Nguyễn Phương Châm: Về hiện tượng dân ca Quan họ Hà Bắc, Tạp chí Văn hóa
Dân gian, số 3/1993.
4. Trần Chính: Nghệ nhân Quan họ làng Duệ Đông, Lũng Giang, Lũng Sơn, NXB
Khoa học xã hội, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 2000.
5. Ngô văn Đảm: “Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường”, Báo Nhân dân số
11/06/1996.

6. Đặng văn lung: Cách ăn nói Quan họ là chuẩn của một văn hóa Bắc Ninh, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, số 3/1998.
7. Hồng Thao : sắc thái Quan họ và phong cách dân ca Việt, tạp chí Âm nhạc số
2/1994.
8. Lê Danh Khiêm: Một số vấn đề về văn hóa Quan họ,NXB Trung tâm văn hóa
Quan họ Bắc Ninh năm 2000.
9. Lê Danh Khiêm: Dân ca Quan họ, lời ca và bình giải, NXB Trung tâm văn hóa
Quan họ Bắc Ninh năm 2001.
10.

Lê Danh Khiêm: Nguồn gốc sinh hoạt văn hóa Quan họ, Tạp chí Thông tin

văn hóa Bắc Ninh, số 1/2003. 74
11.

Lê Danh Khiêm: Không gian văn hóa Quan họ, NXB Sở VHTT Bắc Ninh –

2006.
12.

Trần Đình Luyện : Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc NXB Sở

VHTT Bắc Ninh – 2006.
13.

Trần Đình Luyện : Lễ hội Bắc Ninh, NXB Sở VHTT Bắc Ninh – 2003. 17.

Lê Viết Nga: Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
2004.
14.


Quan họ Bắc Ninh - thực trạng và giải pháp bảo tồn, NXB Sở VHTT Bắc

Ninh – 2006.


84

15.

Phan Đăng Nhật: Văn hóa dân gian và sự nghiệp phát triển đất nước, tạp chí

văn hóa dân gian, số3/1993.
16.

Nguyễn Thuần: Sắc Xuân trong trang phục Quan họ, Tạp chí Người Bắc

Ninh, số 1/2001
17.

Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ trên địa bàn thành phố

Bắc Ninh, những vấn đề cần quan tâm.
Theo NKB, (Ngày: 07-02-2017)
18.

'Sáng kiến' bảo tồn và phát triển Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Báo Mới ngày

20/08/2017, PN (Theo TTXVN).
19.


Chu Thị Huyền Yến. Một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn giá trị

truyền thống quan họ Bắc Ninh.



×