Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.34 KB, 14 trang )








































































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI



NGUYỄN QUỐC TUÂN





BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN KIẾN TRÚC - ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


CHUYÊN NGÀNH : KIẾN TRÚC
MÃ SỐ : 62.58.01.02






TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC








Hà Nội, 2014
Luận án được hoàn thành tại Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.KTS. Nguyễn Bá Đang
TS.KTS. Nguyễn Trí Thành




Phản biện 1: GS.TS.KTS. Hoàng Đạo Kính




Phản biện 2: PGS.TS.KTS. Nguyễn Hồng Thục





Phản biện 3: TS.KTS. Lê Quân





Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014






Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia, thư viện Trường đại học
Kiến trúc Hà Nội.
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Di sản kiến trúc - đô thị thời Pháp thuộc tại các đô thị vừa và nhỏ
trước năm 1945 - một bộ phận của di sản văn hóa Việt Nam [Tạp chí
Kiến trúc Việt Nam, số 4 năm 2006]

2. Yếu tố sông nước với việc hình thành khu phố Pháp tại Hải
Phòng [Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 11 năm 2010]

3. Đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản đô thị khu phố Pháp Hải

Phòng [Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 8 năm 2013]

4. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc - đô thị khu phố Pháp
Hải Phòng [Tạp chí Kiến trúc, số 9 nă
m 2013]

5. Lưu giữ và phát huy dấu ấn thành phố sông nước [Tạp chí Kiến
trúc Việt Nam, số 10 năm 2013]









- 1 -

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Theo tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam đã tích lũy được quỹ di
sản kiến trúc đô thị to lớn, trong đó có những di sản được hình thành dưới
thời Pháp thuộc. Mảng di sản này có giá trị cao về kiến trúc, nghệ thuật và
sử dụng, đã tham gia vào đời sống xã hội Việt Nam từ hơn một thế kỷ nay
và đóng vai trò lịch sử quan trọng trong sự phát tri
ển của đất nước, do đó
đã trở thành một bộ phận của di sản văn hóa Việt Nam. Gắn kết được di
sản với sự phát triển đô thị sẽ nâng cao giá trị các khu vực đô thị lịch sử và

mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế địa phương. Đưa di sản tham gia
vào đời sống và các hoạt động của đô thị cũng là góp phần bảo t
ồn và phát
huy giá trị của các di sản đó. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và hiện
đại hoá đô thị, nhiều nơi đã ưu tiên cho các mục tiêu ngắn hạn hơn là duy
trì lâu dài quỹ quỹ di sản kiến trúc đô thị nên nhiều di sản đã bị ảnh
hưởng, bị xâm hại, thậm chí bị phá hủy - dù mang lại lợi ích về kinh tế
nhưng lại làm mất đi những giá trị tinh thần của cộng đồ
ng, là sự mất mát
của quốc gia, và phần nào là của cả nhân loại.
Thời Pháp thuộc, Hải Phòng là TP lớn thứ ba của Việt Nam sau Hà
Nội và Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại Hải Phòng đã hình thành một hệ thống các
công trình kiến trúc đô thị khá hoàn chỉnh và đa dạng, được xây dựng với
quy mô và chất lượng cao. Ngày nay, khu phố Pháp (KPP) là trung tâm
lịch sử của TP, là hạt nhân định hướng phát triển của đô thị Hải Phòng -
một trong sáu đô thị cấp trung ương của cả nước, một trong ba cực của
tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ.
Trong khi đã có nhiều nghiên cứu khá chi tiết về di sản kiến trúc đô
thị thời Pháp thuộc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thì KPP tại Hải Phòng
vẫn chưa được quan tâm tương xứng với ý nghĩa và giá trị đặc sắc của nó.
Đến nay, Hải Phòng vẫn chưa xây dựng được quy ho
ạch bảo tồn một cách
bài bản và đầy đủ, chưa thống kê được quỹ di sản kiến trúc đô thị thời
Pháp thuộc trên địa bàn, chưa có quy chế quản lý cũng như giải pháp căn
cơ để bảo tồn và phát huy giá trị. Về mặt học thuật, chưa có luận văn, luận
án hay công trình khoa học nào nghiên cứu giải quyết các vấn đề nêu trên
theo hướng tích hợp các giá trị di sản ki
ến trúc và di sản đô thị.
Trong bối cảnh đó, luận án chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị
di sản kiến trúc - đô thị khu phố Pháp tại thành phố Hải Phòng” là có ý

nghĩa cấp thiết trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn.
- 2 -

2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là bảo tồn và phát huy giá trị của
KPP tại Hải Phòng với tư cách một hệ thống tích hợp giữa di sản kiến trúc
và di sản đô thị. Các nhiệm vụ nghiên cứu được xác định gồm:
- Đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản kiến trúc đô thị KPP Hải Phòng.
- Xác định lập quỹ di sả
n đô thị, quỹ di sản kiến trúc và phân khu vực
bảo tồn.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn di sản kiến trúc đô thị KPP Hải Phòng.
- Đề xuất các định hướng quản lý di sản kiến trúc đô thị KPP Hải
Phòng
- Đề xuất các giải pháp phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị của KPP
Hải Phòng trong sự phát triển tiếp nối của đô thị Hải Phòng.
3. Đố
i tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống các di sản kiến trúc và
di sản đô thị thời Pháp thuộc trong KPP Hải Phòng. Nội hàm của di sản
kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc được xác định gồm các công trình kiến
trúc, các không gian và cảnh quan đô thị được hình thành trong thời kỳ
Pháp thuộc (1858-1954). Những kiến trúc chịu ảnh hưởng của văn hóa
Pháp, theo phong cách Pháp nhưng hình thành trong các thời k
ỳ sau này
thì không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án.
Phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ về không gian và thời
gian. KPP tại Hải Phòng là khu phố hình thành trong giai đoạn 1874-1954,
trong khu vực giới hạn bởi sông Cấm, sông Tam Bạc, hồ Tam Bạc (sông
Lấp) và dải vườn hoa trung tâm. Phạm vi nghiên cứu có thể mở rộng để

tích hợp các di sản kiến trúc không thuộc giai đoạn nói trên nhưng nằm
trong / lân cận KPP.
4. Phương pháp nghiên cứ
u
Thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra, luận án đã sử dụng phương thức
tiếp cận hệ thống, tư duy phân tích và tổng hợp để nhận thức và xử lý
thông tin từ các nghiên cứu thành phần:
- Phương pháp sưu tầm, hồi cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp khảo sát, điều tra XH học
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp chồng lớp bản
đồ
- Phương pháp so sánh / đối chiếu
- Phương pháp thực nghiệm

- 3 -

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học:
- Lần đầu tiên, KPP Hải phòng được lựa chọn là đối tượng nghiên
cứu của một Luận án. Đặc biệt, luận án không chỉ dừng ở nghiên cứu bảo
tồn, cải tạo và thích nghi các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc có giá
trị, mà còn lấy toàn bộ cấu trúc đô thị của khu phố này làm đối tượng
nghiên cứu chính.
- Luận án có cách tiế
p cận mới để phân tích cấu trúc đô thị (cách
thức sử dụng đất, đặc điểm các công trình kiến trúc và phương thức sử
dụng đô thị trong hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa), đánh giá tiềm
năng bảo tồn của KPP Hải Phòng thông qua các tiêu chí đánh giá khoa

học, xem xét trên cả hai bình diện: Bảo tồn và Phát huy giá trị để đề xuất
các nhóm giải pháp thích hợp hơn cả cho phát tri
ển thành phố - vốn mang
trong mình giá trị đô thị nổi trội cần bảo tồn, nhưng lại gặp sự thách thức
lớn khi phải (bằng mọi giá) phát triển trong trào lưu đô thị hóa.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cứ liệu khoa học khả tín cho các nghiên cứu liên quan
đến đặc điểm và giá trị của di sản kiến trúc đô thị KPP Hải Phòng.
- Góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, hoạch
định chiến lược và
chính sách nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị các di sản kiến
trúc đô thị trong sự phát triển tiếp nối và bền vững.
6. Đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học:
- Xây dựng cách tiếp cận mới cho việc nghiên cứu các KPP có qui
mô trung bình và nhỏ như thành phố Hải Phòng để bảo tồn quĩ di sản đô
thị có giá trị trong lịch sử xây dựng
đô thị của Việt Nam.
- Góp phần làm rõ các ứng xử khoa học đối với quĩ di sản đô thị và
kiến trúc khi coi chúng là hai thực thể hữu cơ, không thể tách rời để đề
xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của chúng trong phát triển đô
thị ở Việt Nam trong tương lai gần.
- Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn phù hợp với đặc
điểm c
ủa di sản đô thị Việt Nam, đóng góp cho khoa học bảo tồn về mặt
phương pháp luận.
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn:
- Kiểm kê, xác lập danh mục và khoanh vùng bảo vệ quỹ các di sản
kiến trúc đô thị trong KPP Hải Phòng.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản kiến

trúc đô thị thời Pháp thuộc trong quy hoạch phát triển đô thị Hải Phòng.
- 4 -

7. Cấu trúc của luận án
Cấu trúc luận án gồm các phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận -
Kiến nghị. Phần Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc
đô thị thời thuộc địa và khu phố Pháp Hải Phòng.
Chương 2: Cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến
trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng.
Ch
ương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô
thị khu phố Pháp Hải Phòng.
Danh mục tài liệu tham khảo gồm 71 tài liệu.
Phần Phụ lục được tách riêng gồm 14 phụ lục (136 trang).

NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc
đô thị thời thuộc địa và khu phố Pháp Hải Phòng
1.1. Tổng quan nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc
đô thị thời thuộc địa trên thế giới và tại Việt Nam
Luận án khảo cứu tình hình bảo tồn di sản kiến trúc thời thuộc địa
trên thế giới và tại Việt Nam, giới thiệu các khái niệm về di sả
n, di sản
kiến trúc đô thị, các trào lưu và xu hướng bảo tồn di sản trên thế giới,
trong đó nổi lên một số vấn đề liên quan đến bảo tồn di sản kiến trúc đô thị
KPP Hải Phòng như sau:
- Từ bảo tồn di tích đã chuyển sang bảo tồn di sản rồi bảo tồn đô thị,
phạm vi bảo tồn được mở rộng (bao gồm cả không gian và cả
nh quan

xung quanh các di tích, di sản).
- Phát triển tiếp nối là quá trình phát triển không tạo ra sự gián đoạn,
đảm bảo tính liên tục của đời sống đô thị. Bởi đô thị là môi trường vật chất
(phần xác) và xã hội - nhân văn (phần hồn) được hình thành trong lịch sử
tiến hóa, tiếp nối các thế hệ và các giai đoạn lịch sử, tạo nên thực thể sống
gắn liền quá khứ và hiệ
n tại. Di sản đô thị là một bộ phận cấu thành, tồn
tại song hành và vận động cùng với cơ thể sống của đô thị.
- Ở các nước, di sản kiến trúc đô thị thời thuộc địa được bảo tồn rất
hiệu quả và phát huy giá trị với nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là
khai thác phục vụ du lịch văn hóa. Ở Việt Nam, m
ới có một số nghiên cứu
liên quan đến di sản đô thị thời Pháp thuộc tại các đô thị lớn (Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh) nhưng việc kiểm đếm thiếu chặt chẽ, chưa có quy
- 5 -

chế quản lý các KPP; đã có hiện tượng xây dựng xen cấy không hợp lý, di
sản bị chuyển đổi chức năng không phù hợp, bị xâm lấn và phá hủy.
Tại Hải Phòng, quỹ di sản kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc khá đa
dạng về loại hình, phong cách và kiểu cách. Việc bảo tồn nhóm di sản này
chưa được quan tâm đúng với giá trị của nó. Đến nay, chính quyền thành
phố mới tiến hành kiể
m kê, vẽ ghi một số công trình công cộng chủ yếu và
các biệt thự có giá trị. KPP Hải Phòng chưa được nghiên cứu một cách đầy
đủ và tổng quát về các giá trị về đô thị và kiến trúc, cũng như chưa được
khoanh vùng bảo tồn, xác định các định hướng và giải pháp bảo tồn di sản
kiến trúc đô thị của khu phố này.
1.2. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển các khu phố Pháp
tại Việt Nam và thành phố Hả
i Phòng

Kiến trúc Pháp xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX khi kinh
thành Huế và thành Hà Nội được xây theo kiểu Vauban. Sau khi chiếm
được Gia Định (1859), người Pháp đã quy hoạch lại Sài Gòn theo mô hình
châu Âu. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn là một trung tâm hành
chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của toàn vùng Đông Dương,
được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Tại Hà Nội, người Pháp lập khu
nhượng địa ven sông Hồng (1875) rồi mở rộng dầ
n về phía Tây thành KPP
với những công trình kiến trúc có phong cách đa dạng và ấn tượng. Ngoài
ra KPP còn được xây dựng tại Huế, Hải Phòng và các thị trấn nghỉ dưỡng
(Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, ).
Tại Hải Phòng, sau Hòa ước Giáp Tuất (1874), người Pháp lập khu
nhượng địa 2 ha ở bờ Nam sông Cấm, năm 1875 mở rộng lên 7 ha, xây
dựng bến cảng, đồn binh, trụ sở lãnh sự, trạm xá, nhà thờ, Cùng thời
gian đó, khu thị dân bả
n xứ cũng được hình thành ven sông Tam Bạc - đó
là những nơi được đô thị hoá đầu tiên ở Hải Phòng. Từ năm 1885 bắt đầu
làm đường và xây dựng theo quy hoạch, hình thành và phát triển dần các ô
phố xuống phía Nam. Chồng lớp các bản đồ cho thấy quá trình phát triển
mở rộng đô thị Hải Phòng: năm 1885 kênh Bonnan được đào để cách ly
khu phố Tây, đến 1900 đã không còn vai trò phòng vệ nữa mà trở thành
không gian cảnh quan nội th
ị (với Nhà hát lớn), đến 1925 thì bị lấp thành
dải vườn hoa “trung tâm”; ranh giới phía Nam được mở rộng đến lớp ô
phố đầu tiên sau dải vườn hoa, đến 1925 đã vượt qua tuyến đường sắt Hà
Nội - Hải Phòng và đến 1935 thì không còn rõ nữa. Trong quá trình đó,
hạt nhân đô thị ban đầu vẫn tiếp tục được xây dựng thêm các công trình và
lấp đầy các ô phố, trở thành khu vực ngày nay được gọi là KPP, thuộc địa
bàn quậ
n Hồng Bàng.

- 6 -

1.3. Hiện trạng đô thị khu phố Pháp Hải Phòng
KPP Hải Phòng có hình dạng đặc biệt bởi các ranh giới nước tự
nhiên và nhân tạo. Năm 1885, người Pháp đào kênh Bonnan nối từ sông
Tam Bạc vòng ra sông Cấm, tạo cho khu vực đô thị ban đầu có hình dạng
“lưỡi rìu”. Phần lớn kênh đào đã bị lấp (1925), song KPP hiện nay vẫn giữ
được gần như nguyên trạng hình thức quy hoạch thời Pháp thuộc với hệ
thống đường xá theo lưới ô cờ, phân khu chức năng rõ rệt, các công trình
kiến trúc mang phong cách Pháp rõ nét.
Qua khảo sát, phân tích hiện trạng, đã phân lập KPP Hải Phòng
thành 5 khu vực với đặc trưng hình thái khác biệt khá rõ, hoạt động đô thị
và cảnh quan văn hóa đô thị ở mỗi khu vực cũng có những nét riêng độc
đáo: - Khu Nam sông Cấm (khu vực 1).
- Khu vực trung tâm, gồm các ô phố dọc trục Điện Biên Phủ (khu
vực 2a) và trục Hoàng Văn Th
ụ - Đinh Tiên Hoàng (khu vực 2b).
- Khu phố bản xứ cũ (khu vực 3).
- Dải vườn hoa trung tâm và các ô phố dọc trục (khu vực 4).
1.4. Hiện trạng kiến trúc khu phố Pháp Hải Phòng
KPP Hải Phòng có hệ thống các công trình kiến trúc thời Pháp
thuộc rất phong phú về loại hình và đa dạng về phong cách. Các công trình
công cộng đô thị cũng đầy đủ như ở Hà Nội hay Sài Gòn, chỉ kém hơn
một chút về quy mô và mức độ tinh xảo trong trang trí n
ội ngoại thất. Các
công trình nhà ở chủ yếu là biệt thự (trong KPP và một vài cụm ở bên
ngoài) và nhà phố (tại khu phố bản xứ của người Việt, người Hoa). Các
công trình công nghiệp, cảng biển cũng có giá trị đáng kể về kiến trúc tại
thời điểm trước đây, song hiện nay hầu hết đã được di dời hoặc bị phá hủy.
Có 03 công trình kiến trúc thời Pháp thuộc đã

được công nhận là Di
tích cấp Thành phố, gồm Nhà hát lớn, Bưu điện và Ga Hải Phòng.
1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
KPP Hải Phòng có tiềm năng di sản kiến trúc đô thị rất lớn nhưng
chưa được quản lý, bảo tồn và phát huy đúng với giá trị. Có một số dự án
nghiên cứu trong nước và quốc tế về di sản kiến trúc đô thị thời Pháp
thuộc, song chỉ t
ập trung tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, ngoài ra là Huế, Đà
Lạt. Một số đề tài do Viện Nghiên cứu kiến trúc (Bộ Xây dựng) thực hiện
có đề cập đến di sản kiến trúc thời Pháp thuộc tại Hải Phòng, nhưng chỉ ở
mức độ khảo cứu các công trình công cộng tiêu biểu. Các luận văn thạc sĩ
về kiến trúc Hải Phòng chỉ khảo sát riêng rẽ một vài loại hình trong phạm
vi h
ạn hẹp, chưa tích hợp thành hệ thống ở cấp độ đô thị. Chỉ có một luận
án tiến sĩ (nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của các không
- 7 -

gian công cộng tại Hải Phòng - tác giả Nguyễn Thanh Bình, ĐH Deakin,
Australia) có đề cập đến quá trình phát triển đô thị Hải Phòng nói chung,
nhưng không đi sâu vào KPP vào vấn đề bảo tồn - phát huy giá trị di sản.
Đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu toàn diện về:
- Đặc điểm và giá trị tổng thể kiến trúc đô thị của KPP Hải Phòng.
- Xác lập quỹ di sản đô th
ị, quỹ di sản kiến trúc và phân khu vực
bảo tồn.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị KPP Hải Phòng.
- Quản lý phát triển đô thị trong KPP Hải Phòng.
1.6. Những vấn đề luận án quan tâm giải quyết
- Xây dựng công cụ thích hợp để phân tích và đánh giá đặc điểm,
giá trị KPP để xác định chính xác hơn tiềm năng bảo tồn cấu trúc đô thị,

công trình, cảnh quan và hoạt
động… của nhóm di sản đặc thù này.
- Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị KPP Hải Phòng, gồm các nội dung:
đánh giá tiềm năng di sản, khoanh vùng bảo tồn, xác lập quỹ di sản đô thị
và quỹ di sản kiến trúc, đề xuất các định hướng bảo tồn.
- Quản lý và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị KPP trong sự
phát triển kinh tế - xã hội, du lịch văn hóa, phát triển đô thị liên tụ
c của
thành phố Hải Phòng.

Chương 2. Cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến
trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng.
2.1. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Với lĩnh vực nghiên cứu có tính liên ngành, luận án sử dụng cách
tiếp cận hệ thống để phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau:
- Các phương pháp sưu tầm, hồi cứu, khảo sát, điều tra xã hội học
để thu thập, kiểm chứ
ng các thông tin chuyên ngành.
- Phương pháp so sánh và đối chiếu để nhận diện những xu hướng
lý thuyết, phát hiện những biến đổi của di sản kiến trúc đô thị Hải Phòng.
- Phương pháp thống kê và phân loại để hệ thống hóa các dữ kiện
kiến trúc, đô thị và di sản của KPP Hải Phòng.
- Phương pháp chồng lớp bản đồ để phân tích hình thái đô thị, nhận
biết quá trình hình thành và phát triển đô thị Hải Phòng.
Thông tin từ các nghiên cứu thành phần được tiếp tục xử lý bằng tư
duy Phân tích và Tổng hợp để xây dựng thành các kết quả và đề xuất của
luận án. Cuối cùng là phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng khả năng
ứng dụng các kết quả đó.
- 8 -


2.2. Các cơ sở pháp lý để bảo tồn di sản kiến trúc đô thị trên thế giới
và tại Việt Nam
Luận án đã đề cập và phân tích những nội dung liên quan đến bảo
tồn di sản đô thị trong các Hiến chương Athens (1931), Venice (1964),
Burra (1979), Washington (1987), Văn kiện Nara (1994), Nghị định thư
Hội An (2003) và Tuyên bố Hà Nội (2009).
Tại Việt Nam, Luật Di sản Văn hoá đã được thông qua năm 2001 và
sửa đổi bổ sung nă
m 2009, nhưng một số quy định chưa cụ thể hoặc chưa
phù hợp với thực tiễn nên khi áp dụng có những bất cập nhất định, chưa
điều chỉnh được nhiều vấn đề phát sinh. Bên cạnh Luật Di sản Văn hoá
còn có các văn bản pháp lý khác có liên quan. Nhìn chung, luật và các văn
bản hầu hết tập trung vào công tác bảo vệ và trùng tu di tích hơn là bảo tồn
di sản. Việc cụ thể hóa các quy t
ắc ứng xử với di sản (nhất là di sản đô thị)
và quy định sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn chưa được
quan tâm, chưa thể hiện nhận thức về sự mở rộng phạm vi bảo tồn.
Luận án cũng tìm hiểu Chương trình phát triển đô thị Quốc gia đến
năm 2020 và Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 để
t
ập hợp thêm cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu và đề xuất giải pháp.
2.3. Cơ sở lý thuyết về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị




















Hình 2.1: Phương pháp luận sử dụng trong luận án - nguồn: tác giả
- 9 -

Trên cơ sở phương pháp luận bảo tồn đô thị do các học giả của Viện
Công nghệ Massachusett (MIT, Mỹ) xây dựng trong quá trình nghiên cứu
kéo dài gần 30 năm và được Nahoum Cohen đúc kết trong cuốn sách
“Urban Conservation”. Để áp dụng có hiệu quả ở Việt Nam, luận án đã cải
biến phương pháp đánh giá tiềm năng di sản thích hợp Việt Nam để vận
dụng cho KPP Hải Phòng.
Để đánh giá đúng tiềm nă
ng di sản kiến trúc đô thị tại các đô thị lịch
sử Việt Nam và định hướng giải pháp bảo tồn phù hợp, cần thực hiện theo
các bước sau:
+ Xác định phạm vi và đối tượng cần bảo tồn: Khu vực cần bảo tồn
là trung tâm lịch sử đô thị đã phát triển chồng lớp qua nhiều thời kỳ, có sự
tích hợp các giá trị vô hình (niên đại) và hữu hình (v
ật liệu, di chỉ còn lại).
Do đó, thường có sự chuyển hóa hình thái mềm mại giữa các khu vực đô
thị, cảm nhận về địa điểm chủ yếu là thông qua yếu tố văn hóa - tinh thần.

Đối tượng cần bảo tồn có thể là: sự đa dạng thể loại và kiểu cách
kiến trúc; đặc điểm kiến trúc tuyến phố; các cảnh quan đặc trưng; cấ
u
trúc mạng lưới đường phố; diện mạo đô thị chung; sự chuyển hóa và tiếp
biến hình thái giữa các khu vực đô thị; các hoạt động sống của cộng đồng.
+ Phân tích dữ liệu gốc để xác định các thành phần cần bảo tồn: dữ
liệu gốc là hiện trạng đô thị. Các KPP có niên đại gần đây nên hiện trạng
thường ổn định, kiế
n trúc được bảo lưu tương đối rõ ràng, hồ sơ được lưu
trữ tương đối đầy đủ. Đây là những yếu tố thuận lợi cho nghiên cứu bảo
tồn. KPP Hải Phòng được duy trì tương đối nguyên vẹn do phần lớn công
trình là các công sở thuộc quyền quản lý và sở hữu của nhà nước.
+ Xác định các cấu trúc thành phần cần bảo tồn: các khu vực đô thị
th
ường được nhận diện tương đối rõ ràng. Từ thời phong kiến, phần “đô”
và phần “thị” đã được phân tách bởi thành và hào. Đến thời cận đại, KPP
thường được hình thành ở vị trí tương đối tách biệt với khu phố bản xứ.
Các cấu trúc thành phần của KPP Hải Phòng được phân lập tương đối rõ
ràng do được hoạch định từ đầu bằng tư duy quy hoạch và phát triển đ
ô thị
phương Tây và chưa bị đô thị hóa quá mức trong thời kỳ mở cửa.
+ Đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản kiến trúc đô thị: cần tiến hành
theo các cấp độ từ vĩ mô tới vi mô - từ tổng thể đô thị, các cấu trúc thành
phần, các địa điểm / khu vực đô thị đặc thù, rồi tới các công trình / cụm
công trình cụ thể. Bên cạnh
đó, cần so sánh giữa các khu vực khác nhau để
xác định phạm vi tập trung nhiều giá trị và đặc trưng riêng có.
+ Điều chỉnh phương pháp và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá
tiềm năng di sản kiến trúc đô thị thích hợp cho KPP Hải Phòng:
- 10 -









































Hình 2.2: Xây dựng phương pháp đánh giá tiềm năng di sản KPP
Hải Phòng- nguồn: tác giả
Hình 2.3: Mục tiêu xác định tiềm năng bảo tồn di sản kiến trúc đô thị -
n
g
u

n: tác
g
iả
- 11 -

Mục đích của phương pháp đánh giá tiềm năng di sản là lượng hóa
một khái niệm định tính trừu tượng bằng cách cho điểm rồi so sánh kết
quả giữa các khu vực, các ô phố, các địa điểm cụ thể để xác định đối
tượng nghiên cứu và phân khu vực bảo tồn. Từ 5 tiêu chí do Cohen đề
xuất với trị số biến thiên rộng (0-20%), luận án đã phân lọc chi tiết h
ơn,
xây dựng bộ tiêu chí mới gồm 4 nhóm x 5 tiêu chí bao trùm được các
thành tố liên quan đến di sản. Với 5 điểm cho 1 tiêu chí, việc đánh giá là
định tính nên ít sai sót hơn, việc khảo sát sẽ dễ dàng hơn, đảm bảo không

tiêu chí nào quá thiên lệch / lép vế. Kết quả thu được (so với tổng điểm tối
đa là 100) có tính định lượng, biểu thị tương đối chính xác tiềm năng di sản.

Bảng 2.1: Hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn cấu trúc đô thị KPP
Hải Phòng - nguồn: tác giả
CÁCH
ĐÁNH GIÁ

CÁC THÀNH PHẦN
CHÍNH
CÁC TIẾU CHÍ & MỨC ĐIỂM TỐI ĐA GHI CHÚ
Cho điểm
theo các
tiêu chí





Có thể so
sánh với
các địa
điểm khác
tương tự
Quỹ di sản
kiến trúc

25đ 1.Hệ thống các di tích kiến trúc 5đ Mỗi tiếu chí
tối đa là 5đ,
tương ứng

các mức độ:
-Không có
gì: 0đ
-Ít: 1đ
-Yếu: 2đ
-T/Bình: 3đ
-Khá: 4đ
-Mạnh: 5đ
Nếu tổng
đi
ểm đạt từ
60 điểm trở
lên thì địa
điểm / khu
vực được
xem như có
tiềm năng
bảo tồn.
2.Các công trình có giá trị cao 5đ
3.Tính toàn vẹn của tổng thể đô thị 5đ
4. Kỹ thuật xây dựng 5đ
5. Vật liệu xây dựng 5đ
Hình thái đô
thị
25đ 6. Ranh giới khu vực 5đ
7. Cấu trúc đường phố 5đ
8. Hình thái kiến trúc 5đ
9. Tương quan hình khối / không gian

10. Liên hệ với xung quanh 5đ

Cảnh quan đô
thị
25đ 11. Kiến trúc mặt phố 5đ
12. Diện mạo đô thị 5đ
13. Cảnh quan tự nhiên 5đ
14. Cảnh quan văn hóa 5đ
15. Kiểu cách và thể loại 5đ
Văn hóa đô
thị
25đ 16. Hoạt động đường phố 5đ
17. Tinh thần địa điểm 5đ
18. Cảm nhận lịch sử 5đ
19. Môi trường thẩm mỹ 5đ
20. Ứng xử với tự nhiên 5đ

Bảng 2.2: Hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn các công trình quan
trọng trong KPP Hải Phòng - nguồn: tác giả
CÁCH
ĐÁNH GIÁ
CÁC THÀNH PHẦN
CHÍNH
CÁC TIÊU CHÍ & MỨC ĐIỂM TỐI ĐA
(mức cao: 3đ, mức trung bình: 2đ, mức thấp: 1đ)
Cho điểm
theo các
tiêu chí
Đặc tính lịch
sử
12đ 1. Giá trị niên đại 3đ
2. Giá trị tinh thần, biểu tượng 3đ

3. Gắn với sự kiện / danh nhân lịch sử 3đ
- 12 -





Có thể so
sánh với
các công
trình khác
tương tự
4. Giá trị địa điểm lịch sử 3đ
Thẩm mỹ và
phong cách
12đ 5. Phong cách kiến trúc độc đáo, tiêu biểu 3đ
6. Giá trị thẩm mỹ, hài hòa với khu vực 3đ
7.Tính riêng có, không trùng lặp về phong cách, thẩm mỹ

8. Tính nguyên gốc 3đ
Chức năng và
hoạt động
12đ 9. Duy trì chức năng gốc 3đ
10. Hoạt động thường xuyên, liên tục 3đ
11. Thích ứng cao với hoạt động đô thị trong khu vực

12. Chức năng hoạt động độc đáo, riêng có 3đ
Kỹ thuật và
vật liệu
14đ 13. Kỹ thuật xây dựng độc đáo, riêng có 3đ

14. Vật liệu nguyên gốc 3đ
15. Vật liệu độc đáo, riêng có 3đ
16. Có vật liệu thay thế tương đương 3đ
17. Chất lượng sử dụng 2đ

Luận án đã tiến hành phân vùng đô thị (5 vùng), chia ô theo các ô
phố để đánh giá tiềm năng di sản kiến trúc và đô thị. Các kết quả đánh giá
tiềm năng di sản của từng ô phố / cấu trúc thành phần / các khu vực đô thị
đặc thù, các công trình kiến trúc quan trọng sẽ là cơ sở để xác định tiềm
năng bảo tồn và xây dựng giải pháp bảo tồn.
2.4. Cơ sở về đặc
điểm, giá trị kiến trúc đô thị của khu phố Pháp Hải
Phòng
Hải Phòng mang đậm tính chất của một đô thị ven biển, ba bề bốn
bên đều có sông: sông Lạch Tray, sông Cấm, sông Tam Bạc, sông Hạ Lý,
sông Thượng Lý, sông Lấp (hồ Tam Bạc), Sông Cấm có vai trò rất quan
trọng trong việc hình thành thành phố công nghiệp - cảng biển Hải Phòng.
Sông nước chính là nguồn gốc tạo nên đô thị Hải Phòng ngày nay.
Khác với các đô thị truy
ền thống ở Việt Nam (thường là đô thị hành
chính, thương mại hoặc hỗn hợp hành chính + thương mại - từ đó có khái
niệm thành thị), Hải Phòng có quá trình phát triển theo cách riêng rất đặc
biệt: là đô thị hoàn toàn mới được hình thành vào thời kỳ cận đại, không
gắn liền với thành lũy phòng ngự, không dựa trên cơ sở một điểm tụ cư,
không nằm trên tuyến giao thương lâu
đời, cũng không phát triển từ Làng
lên Phố - mà được xây dựng tự đầu trên khu đất trống.
Trong sự tương đồng nhất định với Hà Nội, Huế, Sài Gòn, KPP Hải
Phòng cũng hình thành từ khu nhượng địa ven sông song gọn gàng hơn và
không tạo ra sự xung đột đối chọi với khu phố bản xứ. Ở các đô thị khác,

KPP xa khỏi khu phố cổ có trước, giãn cách bởi sông, hồ, thì ở Hải
Phòng chúng lạ
i cùng phát triển và hướng vào nhau, tưởng là sẽ tạo ra
xung đột nhưng thực tế lại giao thoa khá êm ả. Sự lan tỏa về hình thức
- 13 -

kiến trúc từ KPP sang khu phố bản xứ và sự lan tỏa ngược lại về hình thái
đô thị, về lối sống, hoạt động thương mại, hệ thống cung ứng dịch vụ và
sản phẩm nông nghiệp từ khu phố bản xứ sang KPP có thể coi là một giá
trị đặc sắc về sự giao thoa văn hóa trong phát triển đô thị ở Việt Nam thời
Pháp thuộc.
Qua phân tích cấ
u trúc tổng thể đô thị KPP Hải Phòng cho thấy một
số đặc điểm: là đô thị có mối quan hệ gắn kết với hệ thống sông nước;
hình thành các cấu trúc đô thị chính với những đặc điểm riêng; cấu trúc
đô thị có tính bền vững cao; phạm vi đô thị bị giới hạn giữa các con sông
tự nhiên và kênh đào khiến cho mạng lưới
đường phố không có dạng hình
học chuẩn tắc, không đồng đều.
Về đặc điểm kiến trúc, KPP Hải Phòng có đầy đủ các thể loại công
trình dân dụng cơ bản và hội tụ đầy đủ các phong cách kiến trúc tiêu biểu
thời Pháp thuộc có ở Việt Nam, gồm: Thực dân tiền kỳ; Cổ điển; Tân cổ
điển; Địa phương Pháp; Đông Dương; Neo Gothic; Art Decor; Cận hiện đại.
Về trang trí, các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc trong KPP Hải
Phòng được hoàn thiện với những chi tiết trang trí giản dị hơn ở Hà Nội
hay Sài Gòn, song mang nét khỏe khoắn, thô ráp đặc trưng của vùng biển.
KPP Hải Phòng chứa đựng nhiều khía cạnh giá trị di sản đô thị -
chứng tích về lịch sử và giao thoa văn hóa, kinh nghiệm về phát triển đô
thị, cấu trúc đô thị ổn định bền vững, c
ảnh quan khu phố gắn với sông

nước và bến cảng, cảnh quan tự nhiên độc đáo trong lòng đô thị, cảm nhận
về các địa điểm và những hoạt động đặc sắc. Về di sản kiến trúc, nhiều
công trình trong KPP có giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa, giá trị thông tin
khoa học về kỹ thuật / vật liệu - và giá trị sử dụng. Các khía cạnh giá trị
trên đây cần được nghiên c
ứu, đúc kết và phát huy một cách tổng hợp để
tạo thành hệ thống giá trị của KPP trong phát triển đô thị Hải Phòng.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản
kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng
Các điều kiện địa lý, tự nhiên, khí hậu đã tạo cho Hải Phòng những
tiềm năng to lớn. Hải Phòng hội tụ các lợi th
ế để phát triển trong thời kỳ
toàn cầu hóa và đẩy mạnh giao thương quốc tế, trở thành thành phố hiện
đại, một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại với thế mạnh
là kinh tế biển, đóng vai trò là cực tăng trưởng quan trọng trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ. Quy hoạch Hải Phòng tới 2025, tầm nhìn đến 2050
đã xác định KPP là trung tâm hạt nhân trong mô hình đô thị Hải Phòng
đa
trung tâm. Điều đó nói lên giá trị và vị thế của khu phố này, đồng thời
cũng là thách thức đối với các kế hoạch bảo tồn trong tương lai.
- 14 -

Về mặt nhận thức, KPP Hải Phòng là trung tâm lịch sử của thành
phố, là hạt nhân định hướng phát triển của đô thị Hải Phòng - một trong
sáu đô thị cấp trung ương của cả nước, một trong ba cực của tam giác phát
triển kinh tế Bắc Bộ. Các di sản và đặc trưng kiến trúc - đô thị của KPP là
những nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố
, có tiềm năng lớn để khai thác và phát huy phục vụ du lịch văn hóa.
Các kết quả của chương 2 được tổng hợp thành hệ tiêu chí đánh giá

tiềm năng bảo tồn di sản đô thị KPP Hải Phòng trong phát triển đô thị.

Chương 3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô
thị khu phố Pháp Hải Phòng
3.1. Quan điểm và mục tiêu
Luận án đề xuất quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản:
- Đô thị là thực thể sống luôn vận động và biến đổi. Bảo tồn di sản
kiến trúc đô thị KPP phải đặt trong bối cảnh sự phát triển liên tục là bản
chất của đô thị. Không đồng hóa di sản kiến trúc đô thị với di tích, không
bảo tồn theo hướng trùng tu / bảo tàng hóa mà phải đưa di sản tham gia
vào đời sống cộng đồng, đảm bảo sự song hành giữa bảo tồn và phát triển.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản KPP cần huy động nguồn lực từ
nhiều thành phần xã hội và động chạm tới cuộc sống của người dân, do đ
ó
phải có sự tham gia của cộng đồng.
- Khai thác phát huy giá trị là tiền đề để bảo tồn di sản (thông qua
việc nâng cấp giá trị và cải thiện tiềm năng bảo tồn). Công tác quản lý phải
chủ động và linh hoạt, coi phát triển là nguồn lực để thực thi các kế hoạch
bảo tồn, đảm bảo sự song hành giữa bảo tồn và phát triển.
- Phát huy giá trị di sản KPP
để tạo dựng đặc trưng đô thị và phát
triển kinh tế du lịch. Kết hợp hệ thống di sản với thế mạnh về du lịch biển,
du lịch sinh thái để phát triển du lịch văn hóa, du lịch di sản tại Hải Phòng.
+ Các mục tiêu được xác định gồm có:
- Đánh giá tiềm năng di sản và tiềm năng bảo tồn làm cơ sở đưa KPP
Hải Phòng vào hệ thống di s
ản kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc ở Việt Nam.
- Xác lập quỹ di sản kiến trúc đô thị và xác định ranh giới các khu
vực bảo tồn, từ đó định hướng các nhóm giải pháp bảo tồn, cải tạo và phát
triển trong KPP Hải Phòng.

- Đề xuất các giải pháp khai thác và phát huy giá trị di sản kiến trúc
đô thị KPP trong sự phát triển tiếp nối của đô thị Hải Phòng, tối ưu hóa
công tác qu
ản lý và kiểm soát phát triển đô thị trong quá trình đô thị hóa.
- 15 -

3.2. Kết quả đánh giá tiềm năng bảo tồn, xác định ranh giới các khu vực
bảo tồn và xác lập quỹ di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng
Vận dụng hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng di sản đã xây dựng ở
chương 2, việc xác định tiềm năng bảo tồn cho từng khu vực trong KPP
Hải Phòng được thực hiện như sau:
- Đánh giá sơ bộ theo 5 khu vự
c (1-2A-2B-3-4) như đã phân lập.
- Đánh giá bổ sung các ô phố quan trọng, các địa điểm đặc trưng
trong mỗi vùng, các trục / tuyến đường chính.
- Xác định các công trình di sản và đánh giá cho mỗi công trình.
Tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng bảo tồn các cấu trúc thành
phần, các cảnh quan đô thị đặc thù, các hoạt động đô thị cho thấy KPP Hải
Phòng có tiềm năng bảo tồn cao (đạt 72/100
đ).













Tiềm năng bảo tồn các công trình kiến trúc như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng bảo tồn các công trình
quan trọng - nguồn; tác giả
TT TÊN CÔNG TRÌNH
TIỀM NĂNG
TT TÊN CÔNG TRÌNH
TIỀM NĂNG
C B T C B T
1 Trụ sở UBND TP 26 Ngân hàng Ngoại thương
2 Bảo tàng TP 27 Ngân hàng ACB
3 Bưu điện TP 28 Ngân hàng Vietbank
4 Nhà hát TP 29 Khách sạn Điện Biên
5 Sở Giao thông vận tải 30 Khách sạn Hồng Bàng
6 Sở Kế hoạch Đầu tư 31 Nhà khách Bến Bính
7 Sở Văn hóa, TT& DL 32 Trường Ngô Quyền
8 Sở Lao động, TB-XH 33 Trường Hồng Bàng
9 Sở Giáo dục đào tạo 34 Trường Đinh Tiên Hoàng
10 Sở Xây dựng 35 Trường Nguyễn Tri Phương
11 Công an Hải Phòng 36 Trường Trần Phú
12 Trụ sở Mặt trận tổ quốc TP 37 Chi nhánh VCCI
Hình 3.1: Bản đồ
phân loại các ô phố
theo tiềm năng bảo
tồn - nguồn: tác giả
- 16 -

13 Trụ sở Liên đoàn Lao động TP 38 Nhà máy cơ khí Duyên hải

14 Thành đoàn Hải Phòng 39 CTy vận tải phía Bắc
15 Viện Kiểm sát nhân dân (cũ) 40 CTy Vosco
16 Tòa án ND quận Ngô Quyền 41 CTy Dược Y tế Duyên hải
17 Nhà xuất bản Hải Phòng 42 CTy TM đầu tư và PT đô thị
18 Liên hiệp hội Khoa học KT 43 CTy KD và quản lý nhà
19 Trung tâm Y tế dự phòng 44 Chi nhánh Saigontourist
20 Ga Hải Phòng 45 Cty Chứng khoán Hải Phòng
21 Nhà thờ Chánh tòa 46 Cụm BT phố HồXuânHương
22 Nhà thờ Viện Quân y 203 47 Cụm BT ngõ 20 HVThụ
23 Ngân hàng Nhà nước HP 48 Cụm BT phố Lê Đại Hành
24 Kho bạc Hồng Bàng 49 Cụm BT ngõ 60 LKThiện
25 Ngân hàng Công thương 50 Cụm nhà liền kề KP bản xứ

Luận án đã xác định ranh giới bảo tồn tổng thể KPP Hải Phòng, các
cấu trúc thành phần, các cảnh quan và địa điểm đô thị đặc thù. Trên cơ sở
đánh giá tiềm năng từng ô phố, đã phân vùng bảo tồn theo 3 cấp độ, gồm:
Vùng bảo tồn cấp 1 - vùng lõi quan trọng nhất, cần hạn chế thay đổi, chỉ
chỉnh trang tôn tạo dưới sự kiểm soát chặt chẽ; Vùng bả
o tồn cấp 2 - cho
phép cải tạo sửa chữa theo hướng duy trì và thích ứng hóa; Vùng 3 - vùng
đệm, có thể cải tạo lớn, xen cấy hợp lý và phát triển có kiểm soát.

















Đồng thời luận án cũng xem xét khả năng mở rộng phạm vi bảo tồn
để tích hợp thêm một số di sản kiến trúc trong các khu vực lân cận.
Trong phạm vi đã xác định, luận án thống kê, kiểm đếm và lập danh
mụ
c quỹ di sản đô thị và quỹ di sản kiến trúc của KPP Hải Phòng:
Hình 3.2: Bản đồ phân vùng bảo tồn
Hình 3.3: Bản đồ vị trí và ranh giới bảo tồn
Hình 3.4: Bản đồ mở rộng phạm vi bảo tồn
KPP Hải Phòn
g
–n
g
u

n: tác
g
iả
- 17 -

- Quỹ di sản đô thị hiện có là cấu trúc đô thị tổng thể của KPP và
các cấu trúc thành phần có tính bền vững cao, đã phát triển ổn định trong
hơn một thế kỷ. Các thành phần như: dải vườn hoa trung tâm, sông - hồ
trong KPP, các vườn hoa nhỏ, các ô phố với tỷ lệ công trình hài hòa với

không gian, hệ cây xanh lâu năm, là những thành tố đô thị quý giá cần
được đưa vào quỹ để gìn giữ, bảo t
ồn.
- Quỹ di sản kiến trúc được xác lập gồm 45 công trình công cộng và
32 biệt thự có giá trị hiện còn lưu giữ được.
3.3. Giải pháp bảo tồn quỹ di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải
Phòng
Luận án đề xuất 7 nhóm giải pháp cơ bản có tính định hướng để bảo
tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị KPP Hải Phòng. Tùy theo vị
trí / địa điểm cụ th
ể mà nhà bảo tồn và nhà quản lý có thể xác định và phối
hợp các biện pháp phù hợp. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất nhóm giải
pháp về phát huy giá trị của hệ thống sông nước nội thị.

Bảng 3.2: Tổng hợp các nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản
kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng - nguồn; tác giả
CÁC KHU
VỰC ĐÔ THỊ
Khu Nam
sông Cấm,
dọc trục
Nguyễn Tri
Phương
Các ô phố
dọc trục Điện
Biên Phủ
(2A)
Các ô phố
dọc trục
Hoàng V.Thụ

- Đinh Tiên
Hoàng (2B)
Khu phố bản
xứ cũ
Các ô phố
dọc trục cảnh
quan trung
tâm
Các giải
pháp về quy
hoạch và hạ
tầng đô thị
- Tái thiết khu
cảng cũ, mở
các trục kết nối
với sông Cấm
- Chuyển bến
Bính sang
cảng khách
Kích thích
tiềm năng các
ô phố
24,25,26 để
mở rộng phạm
vi vùng bảo
tồn 1
Kích thích
tiềm năng ô
phố 33 để mở
rộng phạm vi

vùng bảo tồn 1
Kích thích
tiềm nănghoạt
động công
cộng hồ Tam
Bạc và các
tuyến phố
xung quanh
Các ô phố
phía Đông
Nam dải vườn
hoa
Các giải
pháp về
chỉnh trang
kiến trúc
đường phố
Tuyến Nguyễn
Tri Phương,
tuyến Cù
Chính Lan,
tuyến Bến
Bính,
Chỉnh trang
tuyến Điện
Biên Phủ,
vườn hoa Lạc
Long
Quảng trường
nhà hát TP,

chỉnh trang
tuyến Hoàng
V.Thụ, Đinh
Tiên Hoàng
Chỉnh trang
tuyến Tam
Bạc, tuyến
Quang Trung
Dải vườn hoa
trung tâm,
tuyến Trần
Hưng Đạo,
tuyến Trần
Phú
Các giải
pháp kích
thích tiềm
năng đô thị
để bảo tồn
Kích thích
tiềm năng hoạt
động, bổ sung
chức năng cho
các ô phố 3,4
Kích thích
tiềm năng đô
thị với các ô
phố 9,
25,26,27
Kích thích

tiềm năng đô
thị với ô phố
33
Kích thích
tiềm năng hoạt
động các ô
phố dọc sông
Tam Bạc
Kích thích
tiềm năng đô
thị với ô phố
38
Các giải
pháp về bảo
UBND TP,
Bưu điện TP,
Bảo tàng TP,
Sở VH-TT-
Nhà hát TP,
Nhà thờ
Một số công
trình nhà phố
Ga Hải Phòng,
Trường Ngô
- 18 -

tồn, cải tạo
công trình có
giá trị
Ngân hàng

Nhà nước HP,
Sở Kế hoạch
đầu tư
DL Chánh tòa có giá trị trên
tuyến Tam
Bạc, Trần
Hưng Đạo
Quyền
Các giải
pháp kiểm
soát và điều
tiết XD trong
quá trình
phát triển
Điểu tiết phát
triển với các ô
phố 1,2,5A,7,8
Điểu tiết phát
triển với các ô
phố 10,11,12,
13,15,16,
Điểu tiết phát
triển với các ô
phố 23,32,33,
34,35,40,41,
43
Điểu tiết phát
triển với các ô
phố 39,46,56
Các ô phố

xung quanh
quảng trường
nhà hát TP và
ô phố 38
Các giải
pháp về
cộng đồng
Phát huy giá
trị của trục
hành chính
Nguyễn Tri
Phương
Phát huy giá
trị của trục
dịch vụ -
thương mại
ĐBP
Phát huy giá trị
trục VH - tinh
thần HVT-ĐTH,
quảng trường
nhà hát TP
Duy trì các
hoạt động
thương mại tại
3 khu chợ
truyền thống
Phát huy giá
trị không gian
cảnh quan

trong đời sống
đô thị
Các giải
pháp về
quản lý bảo
tồn và phát
triển
- Lập hồ sơ
bảo tồn quỹ
cây xanh
- Khai thác
hợp lý quỹ đất
cảng cũ
- Tổ chức du
lịch trên sông
- Quản lý và
phát triển hoạt
động thương
mại dịch vụ.

- Quản lý và
phát triển hoạt
động dịch vụ,
văn hóa, tín
ngưỡng.
.
- Quản lý và
phát triển hoạt
động thương
mại dịch vụ.

- Tổ chức bổ
sung các hoạt
động đô thị
hấp dẫn
- Không xen
cấy thêm công
trình vào dải
vườn hoa
- Khôi phục
hoạt động của
công viên
Rồng biển.
Các giải
pháp bảo tồn
và phát huy
giá trị sông
nước nội thị
- Quản lý môi sinh, thủy văn, ranh giới và các yếu tố liên quan.
- Quản lý các hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách
- Cẩn trọng khi tiến hành tái thiết khu cảng cũ
- Tổ chức các tuyến du lịch trên sông nước
- Tổ chức các hoạt động dọc sông, tổ chức chợ đêm ở khu vực hồ Tam Bạc

3.4. Giải pháp phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp
trong phát triển đô thị Hải Phòng
Luận án đề xuất các giải pháp phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị
KPP trong phát triển đô thị Hải Phòng trong các lĩnh vực:
- Phát huy giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị trong xây dựng quy
hoạch Hải Phòng đến 2025, tầm nhìn đến 2050: KPP được xác định là
trung tâm hạt nhân của đô thị đa trung tâm Hải Phòng, là n

ơi tập trung các
cơ quan đầu não hành chính, văn hóa và thương mại của thành phố.
- Phát huy đặc trưng kiến trúc và đô thị của KPP trong xây dựng và
phát triển khu vực trung tâm thành phố Hải Phòng: định hướng phân chia
lô đất, định hướng kế thừa chuỗi phong cách kiến trúc, định hướng kế thừa
các hoạt động đô thị trong phát triển kinh tế đô thị.
- Khai thác di sản kiến trúc và đô thị của KPP trong phát tri
ển kinh
tế đô thị và du lịch văn hóa: định hướng xây dựng các chương trình du
- 19 -

lịch di sản, phát huy giá trị di sản trong tổ chức hoạt động đô thị, mở rộng
liên kết phát triển du lịch văn hóa tại Hải Phòng và vùng lân cận, truyền
thông di sản phục vụ phát triển du lịch.
- Khai thác các đặc trưng kiến trúc và đô thị của KPP trong thiết kế
đô thị và tái phát triển khu cảng Hải Phòng: luận án đề xuất một số giải
pháp nguyên tắc về quy hoạch, thi
ết kế đô thị và cảnh quan, kế thừa và
phát huy giá trị chuỗi phong cách kiến trúc Pháp, tổ chức tuyến đi bộ và
các điểm đến phục vụ du lịch di sản / du lịch văn hóa dọc khu cảng cũ.
3.5. Quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố
Pháp Hải Phòng
+ Về định hướng quản lý bảo tồn đô thị:
- Bảo lưu tính nguyên g
ốc của cấu trúc di sản đô thị.
- Đảm bảo yêu cầu môi sinh cho không gian đô thị.
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng chung
của, ưu tiên khai thác, phục hồi chức năng sử dụng của khu vực di sản.
- Nâng cao ý thức cộng đồng trong quản lý và bảo tồn đô thị.
+ Về định hướng quản lý bảo tồn kiến trúc:

- Bảo tồn công trình kiế
n trúc hiệu quả, bảo vệ cảnh quan xung
quanh công trình trên cơ sở tôn trọng tính nguyên bản, không ảnh hưởng
tiêu cực tới tổng thể không gian đô thị.
- Đảm bảo định kỳ tu sửa, bảo trì công trình theo kế hoạch.
- Tôn tạo / thích ứng hóa di sản, chuyển đổi / bổ sung chức năng sử
dụng cho các công trình kiến trúc một cách hợp lý và có tính thực tế, dưới
sự quản lý chặt chẽ nhằm đảm b
ảo yêu cầu phát triển bền vững.
+ Về định hướng quản lý và tổ chức các hoạt động đô thị:
- Bảo đảm các hoạt động đô thị được tổ chức là những hoạt động
góp phần xây dựng và bảo vệ văn hóa cộng đồng địa phương, khuyến
khích nhấn mạnh hình ảnh đô thị lịch sử.
- Quản lý các hoạt động đô th
ị theo định hướng đề cao tính văn hóa
địa phương và phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh di sản KPP.
- Đảm bảo tổ chức các hoạt động nghiên cứu mang tính thực tiễn
cao liên quan tới KPP một cách thường xuyên và hiệu quả.
+ Bổ sung và hoàn thiện các cơ sở pháp lý về bảo tồn và phát huy
giá trị di sản KPP Hải Phòng
Luận án đề xuất bổ sung các văn bản pháp lý về quản lý KPP Hải
Phòng, đề xuấ
t xây dựng khung Quy chế quản lý và bảo tồn KPP Hải
Phòng với các nội dung: Quy định quản lý đối với quy hoạch và không
- 20 -

gian đô thị; Quy định quản lý đối với công trình kiến trúc; Quy định về
khai thác và sử dụng; Quy định về tổ chức quản lý và kiểm soát.
Luận án đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý bảo tồn KPP Hải
Phòng gồm 7 điểm bao trùm các khía cạnh có liên quan.

3.6. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu
- Mức độ phù hợp của hệ thống tiêu chí đánh giá tiềm năng di sản
vớ
i bối cảnh KPP Hải Phòng và tính khả thi khi áp dụng trong nghiên cứu
các di sản đô thị khác.
- Tầm quan trọng của việc khoanh vùng bảo tồn trong bối cảnh đô
thị hóa ở Việt Nam và vai trò của quy hoạch bảo tồn trong quy hoạch phát
triển đô thị.
- Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị KPP Hải Phòng và các vấn đề có
liên quan từ phía chính quyền, các nhà chuyên môn và cộng đồng để đảm
bảo bảo vệ
di sản trong điều kiện tốt nhất có thể.
- Việc khai thác và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị KPP Hải
Phòng trong phát triển đô thị Hải Phòng, phát huy giá trị của hệ thống
sông nước trong phát triển đô thị Hải Phòng.
- Công tác quản lý bảo tồn di sản KPP Hải Phòng trong sự phát triển
liên tục của đô thị Hải Phòng.
- Luận án cũng bàn luận về các vấn đề cần tiếp t
ục nghiên cứu để
hoàn thiện nhận thức khoa học về bảo tồn loại hình di sản đô thị và mảng
di sản kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc ở Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Vẻ đẹp của KPP Hải Phòng vốn đã được ghi nhận trong nhiều tác
phẩm văn học, nghệ thuật, nhưng trong lịch sử đô thị, kiến trúc Việt Nam
lại chưa được quan tâm nhiều. Được hình thành từ cuối thế kỷ XIX (năm
1884) từ một vùng đồn trú có yếu tố giao thông đường thủy thuận lợi,
người Pháp đã xây dựng KPP Hải Phòng thành đô thị
cảng biển và công

nghiệp qui mô nhỏ, nhưng luôn giữ vị trí thành phố lớn thứ hai ở vùng Bắc
bộ - chỉ sau Hà Nội. Chính vì vậy, KPP Hải Phòng có đầy đủ các giá trị về
đô thị, kiến trúc, cảnh quan, văn hóa và hoạt động sống đa dạng Mặt
khác, do được bảo tồn “tự nhiên”, ít thay đổi, khi đa số các công trình kiến
trúc xây thời Pháp thuộc ở đây đều được dùng làm trụ sở công quy
ền của
thành phố từ năm 1954 đến nay, KPP Hải Phòng còn mang một giá trị lớn
nữa - đó là tính toàn vẹn của một di sản đô thị vốn rất khó giữ gìn ở các
- 21 -

thành phố lớn dù đã qua thời gian hơn 100 năm. KPP Hải Phòng không
tránh khỏi sự đe dọa của 5 năm gần đây trong trào lưu đô thị hóa, khi làn
sóng đầu tư bất động sản luôn nhằm đến các “khu đất vàng” tại khu trung
tâm thành phố. Nguy cơ ấy càng đòi hỏi phải có những nghiên cứu nghiêm
túc như luận án đã đặt ra để đánh giá giá trị đô thị, kiến trúc KPP Hải
Phòng, tìm lời giả
i đúng đắn cho việc bảo tồn và tiếp nối một khu đô thị
lịch sử đẹp bậc nhất trong các thành phố nhỏ và vừa ở Việt Nam. Cụ thể,
luận án đã có những đóng góp sau:
1. Từ thời Pháp thuộc đến nay, KPP Hải Phòng luôn là hạt nhân
trung tâm của thành phố Hải Phòng. Thành phố đang phát triển mở rộng
và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên việc nghiên cứu và đ
úc rút kinh nghiệm
tổ chức không gian đô thị có ý nghĩa thiết thực cho bảo tồn và phát huy giá
trị KPP Hải Phòng trong quy hoạch đô thị và thiết lập bản sắc kiến trúc
tương lai. Đây cũng là quan điểm của luận án: không tách rời bảo tồn cấu
trúc đô thị, kiến trúc có giá trị với khai thác các hoạt động kinh tế, du lịch,
văn hóa Việc làm cho đô thị có sự tiếp nố
i, sống động không chỉ bởi tác
động của Nhà nước, mà chính nhân dân bằng các hoạt động truyền thống

của mình sẽ quyết định sự phồn vinh của các khu phố lịch sử như KPP Hải Phòng.

2. Luận án đã đúc kết được nội dung các Công ước, hiến chương,
nghị định, tuyên bố quốc tế về di sản văn hóa và di sản đô thị lịch sử, làm
công tác so sánh đối chiếu với Luật Di sản văn hóa Việt Nam và các Qui
chế quản lý di sản, di tích đã ban hành để đề xuất thay đổi cụm từ “Di tích
lịch sử văn hóa“ tại khoản 3, điều 4 của Luật Di s
ản văn hóa - vốn dùng để
công nhận các khu phố lịch sử cần bảo tồn ở cấp Quốc gia (như khu phố
cổ Hà Nội và Hội An), thành cụm từ “Di sản lịch sử văn hóa đô thị“ cho
phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
3. Luận án sử dụng phương pháp luận bảo tồn đô thị để
đánh giá
tiềm năng bảo tồn di sản KPP Hải Phòng trong mối tương quan hữu cơ
giữa bảo tồn quỹ di sản kiến trúc gắn kết với bảo tồn quỹ di sản đô thị –
chính là KPP. Chính sự gắn kết này đã giúp cho luận án đạt kết quả có
tính tổng hợp cao hơn so với các cách tiếp cận bảo tồn di tích kiến trúc các
KPP ở Việt Nam như cách nghiên cứ
u của những người đi trước. Luận án
đã nghiên cứu thích ứng phương pháp bảo tồn đô thị của phương Tây, xây
dựng được hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn đô thị phù hợp với đặc
thù của di sản kiến trúc đô thị Việt Nam và Hải Phòng, giúp cho kết quả
của luận án có tính chính xác và khoa học, đóng góp phát triển khoa học
bảo tồn đô thị
đang mới mẻ ở Việt Nam.
- 22 -

4. Luận án đã tổ chức khảo sát khoa học về hiện trạng đô thị KPP
Hải Phòng một cách toàn diện và kỹ lưỡng để xác định đặc điểm, đánh giá
giá trị nổi trội của tổng thể đô thị, cảnh quan, các cấu trúc đô thị thành

phần bao chứa quỹ di sản kiến trúc dày đặc tại đây. Từ đó, luận án đã tiến
hành xây dựng h
ệ tiêu chí, khoanh vùng di sản đô thị KPP và phân định
các khu vực bảo tồn theo 3 cấp độ. Đặc biệt, luận án đánh giá tình trạng
bảo tồn của di sản đô thị này trong bối cảnh phát triển tiếp nối trung tâm
hạt nhân KPP với tương lai đô thị Hải Phòng, từ đó đề xuất các nhóm giải
pháp định hướng có tính khả thi cao trong bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang,
xây dựng mới, k
ế thừa các hoạt động của KPP Hải Phòng trong quy hoạch
chung xây dựng đô thị Hải Phòng đến 2025, tầm nhìn đến 2050.
5. Luận án tiến hành khảo sát, vẽ ghi, chụp ảnh và tìm hiểu tư liệu
lịch sử để thống kê khoa học, phân loại và đánh giá giá trị các công trình
kiến trúc lịch sử thời thuộc địa trong KPP Hải Phòng một cách kỹ lưỡng.
Các giá trị đó được xếp theo thứ tự ư
u tiên để bảo tồn các giá trị lịch sử,
phong cách kiến trúc, tình trạng kỹ thuật, tình trạng bảo tồn, đặc tính văn
hóa và chức năng hoạt động của từng công trình. Luận án cũng đã phát
hiện, đề xuất thêm một số công trình kiến trúc có giá trị trong và lân cận
KPP để bổ sung vào danh mục di tích kiến trúc lịch sử cần bảo tồn. Tất cả
các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc trong KPP Hải phòng
được vào
danh mục bằng hình ảnh và hình vẽ nhận dạng khá công phu trong Luận
án và Phụ lục của luận án. Từ đó có thể nghiên cứu tiếp trong tương lai,
chắt lọc những bài học kinh nghiệm về lịch sử kiến trúc cho công tác tư
vấn thiết kế và tạo dựng nét đặc thù cho kiến trúc mới ở Hải Phòng.
6. Luận án đã đề xuất 7 nhóm giải pháp định hướng cơ bản
để bảo
tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị KPP Hải Phòng và 1 nhóm
giải pháp phát huy giá trị hệ thống sông nước nội thị KPP Hải Phòng. Các
nhóm giải pháp được đề xuất có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn

phát triển đô thị và tình trạng bảo tồn đô thị, kiến trúc của KPP Hải
Phòng. Đối tượng tác động của từng nhóm giải pháp đã được xác định đầy
đủ và khoa học, là cơ sở để triển khai các nghiên cứu tiếp theo, cũng như
xây dựng các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị trong
KPP Hải Phòng một cách thích hợp.
7. Để có thể thực hiện tốt việc Bảo tồn và Phát huy giá trị di sản
trong bối cảnh phát triển và mở rộng đô thị đang diễn ra tại Hải Phòng,
luận án nghiên cứu và đề
xuất các định hướng quản lý bảo tồn, quản lý
xây dựng và kiểm soát phát triển thích hợp với đặc điểm của KPP Hải
Phòng. Các định hướng bảo tồn và quản lý di sản này cần được cụ thể hóa
- 23 -

và thực thi sớm, khi còn chưa bị tác động quá mức bởi đô thị hóa và
thương mại hóa, có nguy cơ làm KPP Hải phòng – một di sản đô thị quý
giá bị xuống cấp, biến dạng.
8. Luận án đã làm rõ nội dung: Di sản và Bảo tồn hiện đại, đã mở
rộng đáng kể các mối liên quan mật thiết giữa bối cảnh kinh tế, xã hội với
các di sản kiế
n trúc và di sản đô thị - với tư cách là những nguồn lực quan
trọng cần được ứng xử một cách tích cực và hợp lý theo hướng song hành
giữa Bảo tồn và Phát triển như một sự tiếp nối đời sống bền vững của đô
thị Việt Nam. Thông qua các giải pháp kế thừa và phát huy giá trị KPP
Hải Phòng trong Quy hoạch chung xây dựng đô thị, luận án đã rút ra
nhiều bài học kinh nghi
ệm cho nghiên cứu khoa học bảo tồn đô thị hiện
nay ở Việt Nam - nhất là cho những đô thị lịch sử nhỏ và vừa, sẽ tác động
đến quan điểm tổ chức không gian của hơn 600 đô thị loại V vốn chủ yếu
hình thành trong những năm gần đây.
9. Luận án nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng trong công tác

bảo tồn và phát triển đô th
ị. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo
tồn là điều kiện cần thiết đảm bảo di sản được gắn kết vào cuộc sống đô
thị. Cần xem cộng đồng là một trong những nguồn lực đối ứng chủ yếu
với nhà nước trong việc thực thi thành công các nhóm giải pháp đã đề ra
trong luận án.

Kiến nghị
1. Trường hợp cụ thể của KPP Hải Phòng cho thấy Luật Di sản văn
hóa - dù đã sửa đổi và bổ sung năm 2009 vẫn còn những điểm chưa phù
hợp với tình hình thực tế và cần được hoàn thiện. Trước hết, cần bổ sung
các điều khoản quy định rõ về loại hình Di sản kiến trúc và Di sản đô thị
cấp quốc gia trong Lu
ật, để chúng cũng được pháp luật công nhận, bảo vệ
và đầu tư thỏa đáng (bên cạnh các loại hình Di tích và Cổ vật). Tiếp theo,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần nghiên cứu ban hành các hướng dẫn
cụ thể về công tác Bảo tồn kiến trúc; Bảo tồn và Quy hoạch bảo tồn đô thị
phù hợp với tính chất của các loại hình di sản này trong điều kiện cụ thể

của địa phương. Chỉ có như vậy, hoạt động bảo tồn mới có thể đồng hành
với mục tiêu phát triển - trong phạm vi các địa điểm / khu vực di sản đô
thị. Vì tầm quan trọng của Bảo tồn đô thị và kiến trúc, phải khẳng định vai
trò chủ đạo và chi phối của Luật Di sản văn hóa so với Luật Xây dựng và
Luật Quy hoạch đ
ô thị để điều chỉnh các hoạt động cải tạo và xây dựng
mới trong các khu vực bảo tồn. Việc qui định khoanh vùng và phân định
cấp độ bảo tồn DSĐT cũng cần được làm rõ trong Luật Di sản văn hóa.
- 24 -

2. Quy hoạch bảo tồn cần được quy định là một thành phần của

hoạt động quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị đối với các TP lịch sử
của Việt Nam. Loại hình quy hoạch này phải được công bố để người dân
kiểm tra và giám sát trong thực thi bảo tồn. Việc bảo tồn sẽ không thể
thành công nếu không có được sự đồng thuận và tham gia của cộng đồng
dân cư - c
ũng như gắn két quyền lợi của di sản với quyền lợi của họ.
Chính quyền cần phát huy vai trò chủ đạo trong công tác bảo tồn đô thị, có
thể thông qua mô hình Hợp tác công - tư (PPP) để cân đối hài hòa lợi ích
của nhà nước, nhà đầu tư và của cộng đồng trong các dự án bảo tồn, tôn
tạo và khai thác du lịch di sản. Với KPP Hải Phòng, cần thành lập Ban
quản lý trực thuộc UBND thành phố, có thẩm quy
ền điều tiết các quan hệ,
huy động các nguồn lực tham gia hoạt động bảo tồn và phát triển trong
khu vực. Thiết lập cơ chế 3C (Chính quyền + Chuyên gia + Cộng đồng)
trong việc lập kế hoạch, giám sát và thực hiện công tác bảo tồn.
3. UBND thành phố Hải Phòng cần tiến hành kiểm đếm và thẩm
định các phương diện giá trị của KPP để sớm đề nghị công nhận là Di sản
l
ịch sử văn hóa đô thị cấp Thành phố và cấp Quốc gia, làm căn cứ pháp lý
cho công tác quản lý và kiểm soát phát triển. Đồng thời, kiến nghị thiết lập
danh mục Quỹ Di tích kiến trúc trong KPP, tiến hành đánh giá và công
nhận thêm các di tích kiến trúc lịch sử thời Pháp thuộc là di tích cấp Thành
phố và cấp Quốc gia. Muốn vậy cần tổ chức các Hội thảo khoa học và xúc
tiến tham vấn Cục Di sản Văn hóa (B
ộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các
cơ quan chức năng có liên quan để đề xuất công nhận Nhà hát Lớn thành
phố Hải Phòng là di tích cấp Quốc gia. Công việc này cần tiến hành sớm,
không để những dấu ấn có giá trị của một giai đoạn lịch sử bị hủy hoại bởi
làn sóng đô thị hóa và phát triển thiếu kiểm soát làm mai một di sản.
4. Chính quyền thành phố Hải Phòng phải sớm xác định ranh gi

ới,
phân vùng bảo tồn và ban hành Quy chế quản lý di sản kiến trúc đô thị
KPP, thiết lập các công cụ pháp lý cần thiết làm cơ sở cho việc giáo dục
nâng cao nhận thức, quản lý đô thị, điều chỉnh các quan hệ, xử lý các vấn
đề nảy sinh trong quá trình phát triển tiếp nối của thành phố Hải Phòng.
KPP Hải Phòng là khu vực nhạy cảm với các thay đổi trong phát
triển và đô thị hóa. Những đi
ều chỉnh về quy hoạch và xây dựng đô thị cần
được cân nhắc kỹ lưỡng, căn cứ trên các thông tin và số liệu khoa học,
tham khảo ý kiến phản biện của các nhà chuyên môn và cộng đồng để xác
định hướng đi phù hợp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến
trúc đô thị trong KPP nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung./.

×