Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN rèn thói quen vệ sinh và một số kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 19 trang )

I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết bậc học mầm non chính là bậc học đầu tiên, là bậc học
nền tảng tạo cơ sở cho trẻ phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, là bậc học vô
cùng quan trọng vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ
năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn các hành vi
văn minh, thói quen vệ sinh tốt, các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ, để trẻ tích lũy dần
kinh nghiệm sống có thể thích ứng được với cuộc sống ngày một phát triển, năng
động và hội nhập.
Ngay ở những ngày đầu tiên khi mới bước vào trường Mầm non trẻ không
chỉ được tham gia vào các hoạt động vui chơi và học tập, bên cạnh đó là các hoạt
động rèn luyện và trải nghiệm. Trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
thì việc giáo dục vệ sinh cho trẻ là một việc vô cùng quan trọng, nhưng quan trọng
hơn đó là việc rèn những thói quen vệ sinh và kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ
là rất cần thiết. Vì những thói quen tốt sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt hơn,
khỏe mạnh hơn, chống đỡ được một số bệnh thường gặp trong độ tuổi từ 0 đến 6
tuổi, hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ trở thành những công dân hoàn
thiện trong tương lai.
Bên cạnh đó việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là giúp cho trẻ thích ứng tốt
hơn với môi trường xã hội ngày một phát triển tự giải quyết được một số vấn đề
thiết thực trong cuộc sống hàng ngày như: Lao động tự phục vụ, vệ sinh giữ gìn sức
khỏe, một số thói quen, hành vi văn minh...Để trẻ có thể tự tin chăm sóc cho chính
bản thân mình mà không quá phụ thuộc vào bố mẹ, ông bà hay cô giáo.
Tuy nhiên trẻ Mầm non, đặc biệt là trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi các kỹ năng tự phục
vụ mới trong giai đoạn hình thành, hầu như là chưa có. Thiếu kỹ năng phục vụ sẽ
dẫn đến những hệ lụy như: Trẻ lười biếng, thụ động trong công việc gặp nhiều khó
khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể…Vì vậy muốn trẻ phát triển tốt, góp
phần vào quá trình hình thành nhân cách trẻ, chúng ta cần cung cấp cho trẻ những
kỹ năng tự phục vụ cơ bản ban đầu để trẻ dần phát huy tính tự lập, tự chủ của chính
bản thân mình. Dạy trẻ biết cách tự chăm sóc cho chính bản thân mình ngay từ khi
còn nhỏ là điều rất quan trọng. Nếu cha mẹ hay người chăm sóc trẻ nghĩ rằng trẻ
còn quá nhỏ, chưa đến tuổi để tự làm nên hay làm thay, làm hộ cho trẻ mọi việc thì


có nghĩa là cha mẹ đang lấy đi quyền được học hỏi, quyền được tự lập và cơ hội
phát triển bản thân của trẻ.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh và kỹ năng sống
cho trẻ, tôi lựa chọn đề tài: "Rèn thói quen vệ sinh và một số kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ 3-4 tuổi" để nghiên cứu và thực hiện.
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Để một đứa trẻ sinh ra, lớn lên trở thành một con người phát triển toàn diện về
các mặt: Đức- Trí- Thể- Mỹ- Lao động thì đòi hỏi gia đình, nhà trường và cả xã hội
1


chung tay quan tâm và giáo dục. Để những “Mầm non” khi lớn lên sẽ trở thành
những chủ nhân thực sự của đất nước. Yêu cầu của con người mới, con người của
thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi càng phải năng động và nhạy bén
hơn. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non dễ nhớ, mau quên, khóc đấy rồi lại cười
ngay đấy. Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Muốn trẻ nhớ được và nhớ
lâu thì trẻ phải được tự trải nghiệm, được nhìn thấy, nghe thấy vì vậy giáo viên nói
riêng hay những người chăm sóc trẻ nói chung phải luôn gương mẫu, hành vi luôn
phải đúng đắn dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi nhằm hình thành cho trẻ những thói quen,
những kỹ năng sống cơ bản ban đầu. Như đi học biết chào cô giáo, chào người
thân, đi vệ sinh đúng nơi quy định rửa tay trước và sau khi ăn...
Thói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con
người và phải được uốn nắn ngay từ thời thơ ấu để sau này trẻ lớn lên sẽ trở thành
người có ích cho gia đình, xã hội. Nhưng trong xã hội hiện đại cha mẹ không còn
quan tâm nhiều đến con cái. Rất nhiều gia đình bố mẹ mải lo kiếm tiền, chạy theo
danh vọng mà quên mình còn làm cha, làm mẹ. Quên mất gia đình chính là tế bào
của xã hội, là vòng tay ấm áp, yêu thương của trẻ nhỏ. Quên đi việc cần tạo một
không khí gia đình đầm ấm, tràn ngập tiếng cười, bố mẹ gương mẫu, quan tâm dạy
dỗ con trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ con trẻ cho nhà trường.

Mặt khác những gia đình có điều kiện kinh tế, khá giả một chút lại quá chiều
chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, quá phụ thuộc vào người lớn.
2.Thực trạng:
a. Thuận lợi:
- Trường mầm non Cẩm Tú có 2 khu, cả 2 khu đều nằm ngay khu trung tâm của xã,
đường giao thông thuận lợi, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sân chơi
sạch sẽ, rộng rãi, môi trường xanh sạch, không gian thoáng mát.
- Năm học 2014-2015 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 3 4 tuổi C khu I với tổng số cháu là 25.
- Phòng học có đồ dùng trực quan: Ti vi, đầu đĩa giúp cho việc dạy và học. Đồ
dùng dạy học tương đối đầy đủ, đa dạng.
- Bản thân tôi là giáo viên trẻ cũng không ngừng tự học hỏi, phấn đấu để nâng cao
trình độ chuyên môn của mình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục
nước nhà.
- Bên cạnh đó tôi cũng luôn được sự giúp đỡ nhiệt tình của chị em đồng nghiệp,
của BGH nhà trường tạo điều kiện cho tôi vững vàng trong chuyên môn.
b. Khó khăn:
- Đa số các cháu lần đầu tiên đi học nên còn nhiều bỡ ngỡ chưa có một thói quen và
kỹ năng tự phục vụ nào.
- Trẻ chưa mạnh dạn, nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp.
2


- Phụ huynh chưa thực sự chú trọng việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Phụ huynh
thường chiều con làm thay, làm hộ cho con khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ.
c. Kết quả thực trạng:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên kết quả khảo sát đầu năm học cho trẻ
lớp tôi như sau:
Xếp loại

Trẻ tự làm


Cần người lớn
giúp

Số trẻ

%

Số trẻ

%

25

6

24

19

76

Thói quen bỏ rác đúng nơi quy
25
định

5

20


20

80

Thói quen tự cất và lấy đồ dùng
25
đúng nơi quy định

6

24

19

76

Thói quen đi vệ sinh đúng nơi
25
quy định

5

20

20

80

Thói quen tự rửa tay, rửa mặt


25

4

16

21

84

Kỹ năng tự mặc quần áo

25

3

12

22

88

Kỹ năng tự xúc cơm ăn

25

7

28


18

72

Nội dung

Thói quen chào hỏi lễ phép

Tổng
số trẻ

3. Một số biện pháp rèn thói quen và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi
* Biện pháp 1: Rèn thói quen, hành vi văn minh qua giờ đón, trả trẻ:
Có thể nói giờ đón trẻ, trả trẻ là khoảng thời gian mà cô giáo hình thành cho
trẻ thói quen, hành vi văn minh một cách nhanh nhất.
Đa số trẻ lớp tôi năm nay là năm đầu tiên đi học, lạ trường, lạ lớp, lạ cô, lạ
bạn...trẻ chưa có một thói quen nào. Những ngày đầu trẻ tỏ ra rất rụt rè, đến lớp
chưa biết chào cô, chào mẹ, chào người thân. Nắm bắt được điều đó nên thông qua
giờ đón, trả trẻ tôi chủ động rèn cho trẻ một số thói quen như: Đến lớp biết chào cô
giáo, chào người thân, cất đồ dùng đúng nơi quy định...
Ví dụ: Khi phụ huynh đưa trẻ đến thì tôi chủ động chào trẻ, chào phụ huynh
và nhắc trẻ chào: " Bạn Tiến Tùng chào cô và chào mẹ đi nào!". Khi nghe thấy cô
giáo chào mình và nhắc mình chào, trẻ nhận thấy mình cũng phải chào lại cô giáo.
Có những trẻ những lần đầu còn rụt rè, nhút nhát chưa chịu chào cô giáo nhưng sau
vài lần kiên trì trẻ đã biết chào cô, chào người thân khi đến lớp. Mặt khác mỗi khi
trẻ chào cô, chào người thân tôi đều khích lệ trẻ: " Tiến Tùng giỏi quá, ngoan quá!".
3


Từ đó trẻ thấy việc làm của mình được mọi người khen ngợi trẻ sẽ tích cực hơn và

dần dần "chào hỏi" đã trở thành thói quen của trẻ.

Hình ảnh trẻ chào cô giáo khi vào lớp
Trong những ngày đầu đến lớp trẻ chưa biết cất đồ dùng cá nhân vào đúng
nơi quy định, còn để lung tung chưa ngăn nắp, mặc dù cô đã hướng dẫn và chỉ nơi
cất đồ dùng nhưng trẻ vẫn để lung tung. Tôi không vội mắng trẻ mà nhẹ nhàng nói
với trẻ:" Để cô cất đồ dùng giúp con nhé". Vừa cất tôi vừa giải thích cho trẻ hiểu vì
sao phải cất đồ dùng cá nhân đúng chỗ và biết cách cất đồ dùng sao cho đúng và
ngăn nắp. Đồng thời tôi chỉ cho trẻ xem những bạn đã biết cất đồ dùng đúng nơi
quy định và khen ngợi bạn đó và khích lệ trẻ :" Con thấy không, bạn Hùng rất giỏi
biết cất đồ dùng vào nơi quy định đấy! Ngày mai con cũng giỏi như bạn Hùng, để
được cô khen nhé!" Và cứ như vậy những lần sau khi trẻ tự cất đồ tôi kịp thời khen
trẻ làm cho trẻ càng cố gắng hơn, tích cực hơn trong việc giữ gìn và cất đồ dùng cá
nhân của mình.
Học cả ngày ở trường tâm lý trẻ gần đến giờ về rất háo hức, nhưng không
phải vậy mà tôi để trẻ chạy lung tung, không có nề nếp. Tôi sẽ cho từng tổ ra lấy đồ
4


dùng cá nhân và ngồi về ghế. Khi có người thân đến đón, tôi sẽ gọi tên trẻ lên chào
cô giáo, chào người thân mới ra về. Như vậy nhìn vào lớp đỡ lộn xộn, đẹp mắt và
quản lý được trẻ, tránh trường hợp trẻ về mà cô không biết.
Những ngày đầu năm trẻ đến lớp quấy khóc, đòi bố mẹ mua quà bánh, kẹo
mút, bim bim mới chịu vào lớp. Khi ăn xong trẻ vứt bừa bãi vỏ sữa, vỏ bánh kẹo,
ống hút ra lớp. Trông rất mất vệ sinh, thấy vậy tôi không vội mắng trẻ mà nhẹ
nhàng hỏi trẻ: " Các con vứt vỏ bánh kẹo ra lớp, con thấy lớp mình có sạch
không?". Và tôi nhặt rác bỏ vào sọt rác, một số trẻ nhìn thấy tôi làm cũng nhặt theo.
Sau đấy tôi nhắc trẻ khi ăn xong các con nhớ bỏ rác vào đúng nơi quy định thì lớp
mình và cả trường mình nữa mới luôn sạch sẽ, gọn gàng. Khi về nhà sau khi ăn
bánh kẹo xong các con cũng nhớ bỏ rác vào nơi quy định để ngôi nhà của mình

luôn sạch sẽ, bố mẹ các con sẽ rất vui đó.
Với sự cố gắng của mình, chỉ trong thời gian đầu dần dần trẻ đã đi vào nề
nếp, biết chào hỏi, biết bỏ rác vào đúng nơi quy định, nề nếp của lớp được cải thiện
trông thấy.
*Biện pháp 2: Rèn nề nếp, kỹ năng tự phục qua hoạt động học có chủ định
Có thể nói hoạt động có chủ định là hoạt động quan trọng nhất trong một
ngày ở trường của trẻ và là một trong những hoạt động nhằm hình thành các thói
quen tự phục vụ cho trẻ một cách tốt nhất. Muốn trẻ tập trung vào giờ học thì trẻ
phải có nề nếp tốt nên những tháng đầu năm học tôi thường trú trọng vào việc rèn
nề nếp, thói quen cho trẻ. Vì trong giờ học nếu trẻ không ngoan, không chú ý lên cô
thì sẽ không ghi nhớ được nội dung mà cô đang truyền tải. Rèn trẻ có thói quen
ngồi học ngay ngắn, khi muốn phát biểu ý kiến thì giơ tay, khi nói phải nói cả câu,
không nói leo trong giờ học, không nghịch nhau với bạn bè trong khi cô đang giảng
bài. Khi lên chỉ tranh thì phải đứng sang một bên để mọi trẻ phía dưới đều quan sát
được. Thông qua giờ học cô vừa cung cấp kiến thức cần thiết cho trẻ về một môn
học nào đó bên cạnh đó cho trẻ được tích cực hoạt động cũng từ đó giúp trẻ có thói
quen tự phục vụ cho chính bản thân mình. Thời gian đầu năm tôi nhận thấy trẻ
thường hay nhút nhát chưa giám phát biểu ý kiến, hoặc khi phát biểu thì không giơ
tay mà ngồi dưới nói leo. Tôi liền gọi một trẻ giơ tay lên trả lời và khen ngợi bạn
đó. Đồng thời tôi cũng nhắc nhở trẻ:" Cô thấy lớp mình có rất nhiều bạn học giỏi
nhưng sao có mình bạn Phương Linh được phát biểu và được khen". Từ đó trẻ sẽ
nhận ra nếu muốn phát biểu ý kiến và muốn được cô khen thì phải giơ tay. Hoặc tôi
vẫn cho trẻ phát biểu nhưng sau đó tôi nhắc trẻ: " Bạn Băng Châu giỏi quá tuy
nhiên để được cô khen nhiều hơn thì mỗi khi muốn phát biểu ý kiến con nên giơ tay
đẹp nhé như thế sẽ được cô khen nhiều hơn đấy". Từ đó cháu Băng Châu đã thay
đổi hẳn, cháu thường xuyên giơ tay phát biểu ý kiến hơn, không còn hay nói leo
nữa.

5



Hình ảnh trẻ giơ tay phát biểu
Rất nhiều phụ huynh vẫn chưa biết trẻ đến trường được học những gì? Một
ngày của trẻ ra sao? Họ chỉ nói rằng đến hát, múa vài bài là xong. Nhận thức của
rất nhiều phụ huynh là như vậy. Những ai đã và đang công tác trong ngành học
mầm non mới biết rằng mỗi hoạt động học của trẻ cần rất nhiều đồ dùng, đồ chơi
để phục vụ cho giờ hoạt động học có chủ định. Nếu như trước đây dạy học theo
chương trình cải cách cô giáo là trung tâm của hoạt động, trẻ chỉ biết lắng nghe một
cách thụ động, cô sẽ là người phát đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, trẻ chỉ việc ngồi một
chỗ để nhận đồ dùng của mình thì giờ đây dạy và học theo chương trình mầm non
mới, cô giáo chỉ là người gợi mở, hướng dẫn, giúp trẻ hứng thú vào hoạt động, trẻ
sẽ được đi lấy đồ dùng của mình để học, như thế trẻ vừa được thay đổi trạng thái
học, tránh ngồi một chỗ vừa gây cho trẻ sự hứng thú học hơn và đặc biệt là hình
thành được kỹ năng tự phục vụ lấy đồ dùng, đồ chơi cho mình mà không cần nhờ
đến người khác và khi trẻ học xong cũng sẽ tự cất đồ dùng về đúng nơi quy định.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với toán bài: "Nhận biết hình tròn, hình vuông"
tôi chuẩn bị rổ đồ dùng cho trẻ để ở bàn ngay góc học tập. Tôi không phát cho trẻ
ngay để không gây mất sự tập trung của trẻ và cũng để rèn luyện kỹ năng tự phục
vụ của trẻ. Khi đến lúc cần đến đồ dùng tôi yêu cầu trẻ tự lấy rổ đồ của mình và
mang về chỗ. Khi đi lấy cũng không chen lấn, xô đẩy nhau mà sẽ lần lượt lấy đồ
dùng. Sau khi học xong trẻ tự cất đồ dùng về đúng nơi quy định. Như vậy trẻ cảm
thấy rất hứng thú trong giờ học, đồng thời qua các tiết học tôi đã hình thành cho trẻ
kỹ năng tự phục vụ mình không phải phụ thuộc người khác.
6


Mặt khác thông qua các hoạt động học tập tôi cũng có thể lồng ghép, tích
hợp để giáo dục và rèn các thói quen tốt cho trẻ. Như trong chủ đề Bản thân, tôi dạy
câu chuyện: "Cậu bé mũi dài ", qua câu chuyện tôi đã giáo dục trẻ cách giữ vệ sinh
các bộ phận, giác quan trên cơ thể để cơ thể ngày càng mạnh khỏe: " Các con ơi!

Bộ phận nào trên cơ thể cũng vô cùng quan trọng, nên các con phải biết yêu quý,
giữ gìn vệ sinh cơ thể để cơ thể các con thật là khỏe mạnh nhé". Hay trong giờ dạy
thơ: "Lời chào" giáo dục trẻ biết chào hỏi người lớn, người thân góp phần hình
thành thói quen tốt cho trẻ. Giờ âm nhạc hôm đó tôi dạy trẻ hát bài: "Vì sao con
mèo rửa mặt", thông qua việc dạy hát tôi lồng ghép giáo dục trẻ thói quen tự vệ
sinh cá nhân sạch sẽ." Bạn mèo thật là giỏi phải không các con, biết tự rửa mặt thật
là sạch sẽ, để không bị đau mắt đấy, các con ạ, mỗi sáng mai thức dậy, các con phải
rửa mặt thật sạch, rồi mới đi học nhé, có như vậy đôi mắt của các con mới luôn
khỏe mạnh, sạch sẽ, ai ai cũng yêu mến đấy". Như vậy thông qua các môn học tôi
cũng tích hợp để giáo dục những đức tính tốt, giáo dục kỹ năng cho trẻ một cách
nhẹ nhàng nhưng lại rất tốt, giúp trẻ nhớ lâu và sâu hơn.

Ảnh trẻ đang lấy đồ dùng học tập
*Biện pháp 3: Rèn các thói quen và kỹ năng tự phục vụ qua giờ ăn trưa:
Việc ăn uống không những đáp ứng nhu cầu về năng lượng của cơ thể mà còn
là khía cạnh của đạo đức, thẩm mỹ, hành vi văn minh trên bàn ăn thể hiện sự tôn
trọng đối với mọi người xung quanh. Giờ ăn là hoạt động cần tới kỹ năng tự phục
vụ của trẻ nhiều nhất. Đây là hoạt động để cô hình thành và rèn luyện các kỹ năng
cho trẻ một cách tốt nhất. Vì vậy tôi rất trú trọng trong việc rèn kỹ năng cho trẻ
trong hoạt động này

7


Vào những ngày đầu năm trẻ chưa biết rửa tay trước khi ăn, tôi đã mất gần 2
tuần để kèm cặp trẻ, vì qua tìm hiểu tôi biết chỉ có ở trường trước khi ăn cơm trẻ
mới được rửa tay, còn khi về nhà thì việc làm đó đã thường bị phụ huynh lãng
quên, nên trẻ không có thói quen này. Tôi hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể làm mẫu từng
bước một để trẻ nhìn thấy và ghi nhớ. Cô rửa tay dưới vòi nước sạch theo đúng quy
trình bảy bước. Sau đó là trẻ rửa tay cùng cô, cô làm như thế nào, trẻ sẽ làm theo

như thế. Vừa rửa tay cô vừa phân tích rõ ràng từng bước cho trẻ hiểu. Khi đã thành
thạo hơn tôi để trẻ tự trải nghiệm, tự rửa tay, tôi chỉ đứng quan sát nhắc nhở trẻ khi
trẻ nhầm các bước. Trước mỗi giờ ăn tôi cho trẻ thi đua xem tay ai sạch nhất, nếu
bạn nào trong tuần tay đều sạch thì sẽ nhận được phiếu bé ngoan. Trước sự khích lệ
đó cháu nào cũng hăng hái đi rửa tay trước giờ ăn. Dần dần việc đó trở thành một
thói quen tốt của trẻ. Trước khi ăn trẻ hiểu rằng phải rửa tay sạch sẽ. Giờ đây khi
thấy cô kê bàn ăn, là trẻ biết tự đi rửa tay, không cần cô phải nhắc nhở nữa.
Có những trẻ khi ăn thường chạy lung tung, chạy chỗ này, chạy chỗ kia, đùa
nghịch nhau...Qua tìm hiểu tôi được biết khá đông các bậc phụ huynh thường có
thói quen cho trẻ vừa chơi, vừa ăn. Thậm chí rất nhiều phụ huynh tìm đến chỗ đông
người, có nhiều trẻ cùng trang lứa với con nhà mình để cho trẻ ăn cơm, và bữa cơm
thường kéo dài ít nhất là một tiếng và lâu hơn nữa. Nắm bắt được điều đó, nên tôi
tập trung rèn nề nếp ăn cơm của trẻ. Khi trẻ ngồi vào bàn ăn, tôi nhắc trẻ không
nghịch, không chạy lung tung, ngồi ngăn ngắn, vòng tay lên bàn. Đến giờ chia
cơm, trẻ chưa ăn vội mà phải biết mời cô giáo, mời bạn rồi mới ăn cơm. Khi ăn tôi
nhắc trẻ ăn chậm, nhai kỹ, không ngậm thức ăn lâu trong miệng, không nói chuyện
khi ăn, không vừa ăn, vừa nghịch. Để làm được điều đó trước tiên tôi phải làm mẫu
cho trẻ: Tư thế ngồi, cách xúc cơm, cách cầm thìa sao cho đúng...
Trong giờ ăn tôi chú ý để rèn cho trẻ kỹ năng tự xúc cơm ăn hết xuất. Vì
những ngày đầu tôi thấy các cháu không chịu tự xúc cơm ăn mà cứ ngồi chờ, chờ
đến khi nào cô giáo xúc cơm cho mới ăn, cô không đút cơm là coi như hôm đó
không chịu ăn cơm, những ngày đầu tôi còn giúp trẻ nhưng sau đó tôi liền tìm hiểu
nguyên nhân và biết rằng: ở nhà bố mẹ chiều thấy con ăn chậm xúc cơm ăn còn
vụng về, rơi vãi lung tung bẩn quần, bẩn áo nên bố mẹ thường xúc cơm ăn cho
nhanh. Tôi đã sắp xếp cháu ăn tốt biết tự xúc cơm ăn ngồi với cháu ăn kém chưa tự
xúc cơm ăn được để cháu ăn tốt làm gương cho cháu ăn kém. Đồng thời dưới sự
khích lệ của tôi luôn động viên trẻ đã làm cho trẻ cố gắng tự xúc cơm ăn.
Ví dụ: Hôm nay Băng Châu xúc cơm ăn rất giỏi đấy! Lại còn ăn cả canh rau
nữa chứ. Các con hãy ăn giỏi như bạn Băng Châu nhé, các con mà ăn giỏi sẽ được
đi thi bé khỏe, bé ngoan nữa đấy.

Khi uống nước tôi nhắc nhở trẻ không rót quá nhiều, rót vừa phải nên uống
từ từ, không nghịch ngợm bình nước. Khi ăn xong trẻ biết tự cất ghế vào nơi quy
định. không để ghế ngổn ngang trong lớp, nhiều khi lại gây nguy hiểm cho trẻ nếu
không may chạy va phải ghế.

8


Và cứ như vậy sau mỗi bữa ăn dần dần kỹ năng tự xúc cơm ăn của trẻ đã
thành thạo hơn. Trẻ xúc gọn gàng hơn tuy còn rơi vãi, nhưng tôi nhận thấy trẻ đã cố
gắng rất nhiều và trẻ tự ý thức về việc ăn uống của mình không ỷ lại vào người lớn
nữa.

Hình ảnh trẻ đang ăn cơm trưa
* Biện pháp 4: Rèn các thói quen cho trẻ qua giờ ngủ trưa
Vào những ngày đầu năm tôi thấy một số trẻ lớp mình ăn xong là lên giường
luôn không uống nước, không lau miệng. Tôi không vội mắng trẻ mà cho trẻ xem
cô lấy nước tráng miệng sau khi ăn và giải thích cho trẻ hiểu lợi ích của việc tráng
miệng: " Khi ăn xong sẽ đang còn rất nhiều thức ăn bám lại ở răng nếu như con
không chịu tráng miệng trước khi đi ngủ thì những chú sâu răng sẽ hoạt động và
làm hỏng mất hàm răng đẹp của con, như vậy không còn răng đẹp để đi thi bé khỏe
bé ngoan nũa rồi"," Nếu các con không lau mặt sạch sẽ mà đi ngủ thì mặt mũi sẽ
bẩn thỉu, không đẹp nữa, không ai yêu nữa.." Sau rất nhiều lần cô giảng giải trẻ đã
hiểu và tự ý thức được rằng khi ăn cơm xong sẽ biết lấy nước tráng miêng, biết lau
mặt sạch sẽ mới lên giường đi ngủ. Hành động ấy xuất phát từ ý thức của trẻ chứ
không phải bị ép buộc nữa, từ đó hình thành kỹ năng tự chăm sóc vệ sinh cơ thể
của trẻ.
Rất nhiều trẻ không biết tự cởi bớt quần áo dài khi đi ngủ trưa, dép đi trong
nhà thì để lung tung không đúng nơi quy định tôi, tôi nhẹ nhàng làm trước cho trẻ
xem và giải thích cho trẻ vì sao phải làm vậy. "Các con để dép lung tung sẽ rất bừa

bãi không gọn gàng, ngăn nắp trong lớp học thì lớp học của chúng mình sẽ không
còn đẹp nữa, không ai muốn vào lớp mình thăm các con nữa".
Một thói quen nữa mà trẻ lớp tôi vào đầu năm học rất ít trẻ thực hiện đó là
không đi vệ sinh trước khi lên giường. Rất nhiều trẻ tè dầm ướt hết chiếu, ướt cả
bạn nằm bên cạnh. Sau khi cho trẻ dậy, thay quần áo khác cho trẻ, tôi nhẹ nhàng
nói với trẻ : " Con thấy không, do con không đi vệ sinh mà vội lên giường đi ngủ
9


nên mới tè dầm đấy,như vậy là không ngoan mà còn bị các bạn cười chê nữa đấy.
Từ nay ăn cơm xong con hãy đi vệ sinh rồi mới lên giường đi ngủ nhé ". Những
ngày đầu, trẻ ăn xong tôi thường xuyên phải nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, mà hôm nào
cũng có cháu tè dầm ra chiếu, nhưng với sự kiên trì của tôi mà dần dần trẻ đã có
thói quen ăn xong là đi vệ sinh rồi mới lên giường cô không phải nhắc nhở nữa. Và
bây giờ giờ ngủ trưa lớp tôi rất ít khi có cháu tè dầm ra quần nữa.
Trước đây mỗi khi đến giờ đi ngủ, là tôi lại mở tủ, lấy gối và sắp xếp chỗ ngủ
cho trẻ và cũng là tôi cất gối giúp trẻ. Dần tôi nhận thấy như vậy là không nên, cô
làm hộ trẻ chính là tước đi quyền được tự lập của trẻ. Hiểu được điều đó tôi rèn cho
trẻ thói quen tự lấy gối của mình và về chỗ để ngủ. Sau một thời gian trẻ đã biết tự
lấy gối của mình và về chỗ ngủ, không để cô giáo phải chia gối nữa. Để trẻ thực
hiện được kỹ năng này ngay khi phụ huynh đưa gối cho cô, tôi đã đánh dấu gối của
trẻ bằng những ký hiệu riêng trùng với ký hiệu trên khăn mặt cá nhân của trẻ nên
trẻ rất dễ nhớ gối của mình không lầm với gối của bạn. Khi ngủ dậy tự đi cất gối,
những ngày đầu tuy rất lộn xộn nhưng tôi vẫn để trẻ tự làm. Sau đó tôi hỏi trẻ : Các
con thấy tủ đựng gối của lớp mình có gọn gàng, ngăn nắp không? Cô thấy chưa
được gọn và chưa đẹp mắt. Tôi hướng dẫn trẻ xếp lần lượt không tranh giành nhau,
sau một thời gian đã khá hơn rất nhiều. Như vậy trẻ lớp tôi đã " trưởng thành" hơn
trong mắt tôi đã biết tự phục vụ cho chính bản thân mình mà không phải nhờ cô
giáo giúp nữa.
Khi trẻ lên giường tôi nhắc trẻ ngủ ngoan, không nói chuyện, không làm ồn,

làm việc riêng, không nghịch bạn khác. Tư thế nằm ngủ cũng ngay ngắn hơn rất
nhiều.

Hình ảnh trẻ đang ngủ trưa
10


* Biện pháp 5: Rèn các thói quen, hành vi văn minh cho trẻ qua các hoạt động
khác
Khi trẻ đến trường trẻ được tham gia vào các hoạt động trong ngày và thông
qua các hoạt động để giáo dục, rèn các thói quen tốt cho trẻ trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
là biện pháp tốt mà tôi đang áp dụng đối với trẻ lớp mình. Các hoạt động đón, trả
trẻ, hoạt động vui chơi, lao động dạo chơi sân trường được trẻ đón nhận và tham
gia rất hứng thú. Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ: dễ nhớ nhưng mau quên. Vì vậy trong ngày tôi tổ chức cho trẻ tham gia các
hoạt động thường xuyên, liên tục. Trong mọi hoạt động cô đóng vai là người bạn
chơi với trẻ, đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng của trẻ để hiểu trẻ hơn. Khi chơi cùng trẻ cô sẽ theo dõi để uốn nắn những
hành vi chưa tốt và tạo điều kiện cho trẻ thực hành những kỹ năng lao động tự phục
vụ và những thói quen tốt trong cuộc sống.
Ví dụ : Khi tôi và trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ được dạo chơi ở sân
trường, quan sát vườn hoa, góc thiên nhiên của lớp mình và các lớp khác. Trong khi
cô giáo và các bạn khác đang chăm sóc vườn hoa, bạn nhổ cỏ cùng cô, bạn lau lá
cây, bạn giúp cô tưới nước thì tôi phát hiện có hai trẻ là Minh Khang và Tiến Tùng
đang loay hoay bẻ cành, bứt lá cây vú sữa. Tôi không vội mắng trẻ mà nhẹ nhàng
hỏi: các con đang làm gì đấy? Trẻ lúc đó không trả lời. Tôi ân cần nhắc hai trẻ và
cũng là nhắc chung trẻ trong lớp: Các con có biết bẻ cành, hái lá sẽ làm cho cây rất
đau không? Như vậy cây sẽ khóc đấy, và sẽ không cho quả chín và không cho bóng
mát cho các các ngồi chơi nữa. Thấy cô nói như vậy hai bạn nhỏ đã xin lỗi cô và
hứa từ nay không làm như vậy nữa.

Trong giờ hoạt động góc, đồ chơi cho trẻ hoạt động rất nhiều, những ngày
đầu năm trẻ chơi xong là để luôn ở góc chơi, còn làm rụng lung tung, bừa bãi, ngổn
ngang trong lớp học. Tôi tập trung trẻ lại và hỏi trẻ: " Các con có thấy lớp mình
sạch đẹp không? Cô thấy các con chơi xong mà không cất dọn đồ chơi gọn gàng,
còn để bừa bãi như thế này thì lớp chúng mình sẽ rất lộn xộn, không đẹp mắt chút
nào. Nào bây giờ các con hãy cùng cô cất đồ chơi gọn gàng nào". Sau khi thấy cô
cất đồ chơi vào nơi quy định và được cô hướng dẫn, nhắc nhở trẻ lớp tôi sau khi
hoạt động xong đã tự biết ắp xếp đồ chơi ngay ngắn, gọn gàng hơn trước rất nhiều.
Khi chơi không còn tranh giành đồ chơi nữa." Bạn ơi hết giờ rồi, nhanh tay cất đồ
chơi, nhẹ tay thôi bạn nhé, cất đồ chơi đi nào". Những câu hát này trẻ lớp tôi rất
thích và thường hát vang khi cất đồ chơi sau mỗi giờ hoạt động góc.

11


Hình ảnh trẻ đang cất đồ chơi sau khi chơi xong
* Biện pháp 6: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Chúng ta đều biết rằng gia đình và nhà trường là những môi trường đầu tiên
để dạy trẻ những kỹ năng cơ bản đầu tiên, những thành viên trong gia đình là
những người gần gũi nhất đối với trẻ để rèn luyện trẻ có kết quả cao, không thể
thiếu được vai trò của gia đình. Với nhận thức như vậy khi muốn hình thành và rèn
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tôi đã phối kết hợp chặt chẽ với gia đình.
Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã tuyên truyền với các bậc huynh
về một ngày ở trường của bé, các hoạt động diễn ra trong một ngày, các hoạt động
trước khi ăn, sau khi ăn... phụ huynh sẽ hiểu rằng ở trường đã có nề nếp thói quen
tốt như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tự xúc cơm ăn... thì về nhà cũng
phải có trách nhiệm cho trẻ vào nề nếp cùng với cô giáo. Nhất là vào hai ngày nghỉ
thứ 7 và chủ nhật ở nhà trẻ sẽ không theo nề nếp như ở trường, tôi khéo léo căn dặn
phụ huynh để phụ huynh cùng với cô đưa trẻ vào nề nếp. Bên cạnh đó để đảm bảo
sức khỏe cho trẻ, tôi tuyên truyền với phụ huynh không nên mua quà vặt ở cổng

trường cho trẻ và coi đó như là bữa ăn sáng của trẻ, rất nhiều loại không nhãn mác,
không hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ rất nguy hiểu nếu trẻ ăn và bị ngộ
độc.
Ngoài ra ở bảng tuyên truyền của lớp tôi treo những bức tranh, ảnh về việc
lao động tự phục vụ, vệ sinh thân thể, dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ mầm non để bố
mẹ hiểu và cùng với cô giáo chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ con em mình. Phụ
huynh sau khi được tuyên truyền cũng đã phối hợp rất tốt trong việc rèn các kỹ
năng cho trẻ.
12


Hình ảnh cô giáo đang tuyên truyền với các bậc phụ huynh
Với sự cố gắng của tôi cùng với sự giúp đỡ của phụ huynh chúng tôi đã khắc
phục, hình thành và rèn cho trẻ những kỹ năng tốt trong việc tự phục vụ bản thân,
trong giữ gìn vệ sinh trường lớp cũng như cho cơ thể. Mỗi phụ huynh đều rất vui
mừng trước sự tiến bộ rõ rệt của con cái mình.
4. Kết quả đạt được:
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện các biện pháp mà tôi đã áp dụng đối
với trẻ lớp mình tôi thu được một số kết quả vào cuối năm học như sau:
Xếp loại
Nội dung

Thói quen chào hỏi lễ phép

Tổng
số trẻ

25

Trẻ tự làm


Cần người lớn
giúp

Số trẻ

%

Số trẻ

%

25

100

0

0
13


Thói quen bỏ rác đúng nơi quy
25
định

25

100


0

0

Thói quen tự cất và lấy đồ dùng
25
đúng nơi quy định

25

100

0

0

Thói quen đi vệ sinh đúng nơi
25
quy định

25

100

0

0

Thói quen tự rửa tay, rửa mặt


25

23

92

2

8

Kỹ năng tự mặc quần áo

25

21

84

4

16

Kỹ năng tự xúc cơm ăn

25

24

96


1

4

III: KẾT LUẬN
- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Với sáng kiến kinh nghiệm này có ý nghĩa rất lớn đối với công việc giảng
dạy của tôi. Đối với một giáo viên mầm non khi đến trường dạy các con, trước hết
là đạo đức nghề nghiệp và cô phải nắm được tâm lý của trẻ từ đó tìm ra phương
pháp tốt nhất rèn trẻ vào nề nếp thói quen. Có nề nếp và các thói quen tốt sẽ là nền
tảng vững chắc để trẻ học các môn học tiếp theo. Có những kỹ năng tự phục vụ cơ
bản sẽ giúp trẻ tự lập hơn trong cuộc sống. Đáp ứng yêu cầu con người mới của
thời đại mới.
- Nhận định về việc áp dụng SKKN: “Rèn thói quen vệ sinh và một số kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ”. Đây là việc làm thường xuyên và liên tục giúp trẻ có
những thói quen, hành vi văn minh đầu đời tạo nền tảng vững chắc để trẻ trở thành
những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm tốt công tác này có nghĩa là đang góp
phần tạo dựng con người mới, con người của thời đại công nghiệp hóa - hiện đại
hóa: Tự tin, năng động, sáng tạo, tự lập làm chủ cuộc sống của chính bản thân
mình.
- Một số bài học kinh nghiệm:
Trước hết cô giáo phải thực sự là người mẹ hiền thứ hai của các con khi ở
trường. Đạo đức nhà giáo phải được đặt lên hàng đầu, yêu nghề mến trẻ, tận tâm
với công việc được giao, dù hoàn cảnh nào cũng vượt khó vươn lên cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ.
Cô giáo phải đi sâu nghiên cứu để có biện pháp tốt nhất đưa trẻ vào hoạt
động rèn luyện kỹ năng một cách tích cực nhất, hứng thú nhất. Dành nhiều thời
gian chú ý nhiều hơn tới những trẻ cá biệt để có biện pháp giáo dục cho phù hợp,
động viên, khen thưởng kịp thời trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, hạn chế
những hành vi xấu của trẻ.

14


Cô giáo phải là tấm gương sáng về thực hiện các kỹ năng lao động tự phục
vụ, giữ gìn vệ sinh cho trẻ noi theo. Luôn luôn khuyến khích trẻ, động viên trẻ
trong các hoạt động, tích cực đưa trẻ vào hoạt động trải nghiệm để khắc sâu những
kỹ năng cho trẻ.
Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh, và các
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Do đó muốn chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt thì phải có
sự thống nhất của giáo viên đứng lớp cũng như có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.
- Những ý kiến đề xuất: Không có đề xuất gì
Trên đây là một số kinh nghiệm rèn thói quen và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo 3 - 4 tuổi mà tôi đã và đang thực hiện tại trường mầm non Cẩm Tú. Tuy
bản thân có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế, vậy tôi rất mong
được sự xem xét bổ xung của các đồng nghiệp, của BGH, của các cấp chuyên
ngành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN

Thanh Hóa , ngày 20 tháng 3 năm 2015

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
…………………………….............................
…………………………………….................
…………………………………….................

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết không sao chép nội dung của người
khác!


……………………………………................
……………………………………................

Người viết SKKN

Hiệu trưởng
Phan Thị Lan

Lưu Ánh Tuyết

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (3- 4 tuổi)
2. Sách rèn kỹ năng sống cho trẻ
3. Sách báo có liên quan về rèn kỹ năng cho trẻ

16


Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Xếp loại: ......................................................

17


Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Xếp loại: ......................................................

18


Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Xếp loại: ......................................................

19



×