Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Văn hóa vật chất của người cơ tu ở xã hòa bắc, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.88 MB, 109 trang )

s

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH

VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở XÃ HÒA BẮC,
HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH

VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở XÃ HÒA BẮC,
HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Việt Nam học
Mã số: 8.31.06.30

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ MAI AN

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Trinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CƠ

TU Ở XÃ HÒA BẮC, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..........9
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm trong nghiên cứu........................................................................................... 9
1.1.2. Tiếp cận các lý thuyết về biến đổi văn hóa tộc người......................................... 14
1.2. Tổng quan về cộng đồng người Cơ tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa vang, thành
phố Đà Nẵng................................................................................................................................... 18
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.................................................................................... 19
1.2.2. Lịch sử hình thành tộc người........................................................................................ 21
1.2.3. Đời sống kinh tế - xã hội................................................................................................ 23
Chương 2: VĂN HÓA VẬT CHẤT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CƠ TU

TẠI XÃ HÒA BẮC HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............27
2.1. Làng, nhà ở............................................................................................................................. 27
2.2. Ẩm thực.................................................................................................................................... 31
2.3. Trang phục............................................................................................................................... 39
2.4. Phương tiện đi lại................................................................................................................. 44

2.5. Công cụ lao động sản xuất................................................................................................ 45
Chương 3: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VĂN HÓA

VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI CƠ TU TẠI XÃ HÒA BẮC, HUYỆN HÒA
VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....................................................................................... 48
3.1. Thực trạng biến đổi văn hóa vật chất của người Cơ tu tại xã Hòa Bắc, huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng................................................................................................. 48
3.2. Nguyên nhân biến đổi văn hóa vật chất của người Cơ tu tại xã Hòa Bắc, huyện

Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng................................................................................................. 56
3.3. Thực trạng và giải pháp bảo tồn văn hóa vật chất của người Cơ tu tại xã Hòa
Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng......................................................................... 60
3.3.1. Thực trạng bảo tồn........................................................................................................... 60
3.3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật chất của
người Cơ tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.......................... 63
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 75


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
GĐ:

Giám đốc

Nxb:

Nhà xuất bản

TS:


Tiến sĩ

UBND:

Uỷ Ban Nhân Dân

VHTT:

Văn hóa - Thể thao


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Dân số trên toàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng..................20
Bảng 2.1: Một số đặc sản của đồng bào Cơ tu................................................................ 36
Bảng 2.2: Một số trang phục truyền thống cơ bản của người Cơ tu....................40
Bảng 3.1: Chuyển biến về công cụ sản xuất..................................................................... 56

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ các thành tố văn hóa vật chất................................................................. 27
Hình 2.2: Bình đồ một làng truyền thống của người Cơ tu....................................... 28
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí bàn ăn của người Cơ tu (trong nhà và ngoài sân)..........32

DANH MỤC HỘP SỐ
Hộp số 1: Phỏng vấn anh Đinh Văn Như - thôn Giàn Bí........................................... 33
Hộp số 2: Phỏng vấn già làng Bùi Văn Cầm - thôn Giàn Bí.................................... 34
Hộp số 3: Phỏng vấn chị Đinh Thị Hồng - thôn Giàn Bí........................................... 35
Hộp số 4: Phỏng vấn anh Trương Như Huy - cán bộ Văn hóa xã......................... 50
Hộp số 5: Phỏng vấn chị Trần Thị Một tại nhà Gươl, thôn Giàn Bí....................54



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Xuyên suốt trường kỳ lịch sử của đất
nước, văn hóa các dân tộc (tộc người) là một bộ phận không thể tách rời của nền
văn hóa chung của dân tộc Việt. Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu văn hóa tộc
người được các nhà khoa học thuộc Việt Nam học nói riêng và các ngành khác
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội rất chú trọng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ
như hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều không ngừng giao lưu gia tăng sự hội
nhập trên mọi khía cạnh đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa. Cùng với xu
thế đổi mới đó là sự kéo theo những biến đổi mang tính tất yếu của nhiều lĩnh vực,
văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và văn hóa các tộc người thiểu số nói riêng
cũng đang phải trải qua một quá trình đổi mới và hầu hết đều chịu các tác động
nhiều chiều qua lại của xu thế này. Trong thực tế ấy, quá trình tiếp thu và tiếp biến
văn hóa để phù hợp với Hoàn cảnh mới sẽ có khả năng dẫn đến sự mai một văn hóa
tộc người. Đặc biệt, đối với dân tộc thiểu số, văn hóa của họ dễ bị biến đổi hơn do
các yếu tố tác động từ kinh tế thị trường, đô thị hóa…; sự biến đổi này phụ thuộc
vào mức độ giao lưu giữa các tộc người, mức độ diễn tiến đô thị hóa, hiện đại hóa ở
các khu vực; trong đó dễ dàng nhận thấy là môi trường ở khu vực càng gần trung
tâm thành phố càng làm thúc đẩy sự biến đổi hơn. Tộc người Cơ tu ở thành phố Đà
Nẵng là một trường hợp thực tế như vậy.
Đà Nẵng là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa. Hòa trong dòng chảy văn
hóa cùng với đất mẹ Quảng Nam, nơi đây mang trong mình nhiều giá trị văn hóa
đặc sắc, trong đó văn hóa đồng bào Cơ tu ở khu vực phía Tây thành phố là một ví
dụ. Với dân số hơn 1000 người, tập trung chủ yếu ở ba thôn trên hai xã thuộc huyện
Hòa Vang - một huyện ngoại thành của Đà Nẵng. Cộng đồng Cơ tu ở thành phố Đà
Nẵng tuy có số lượng ít nhưng lại là một minh chứng cho thấy quá trình tộc người
của dân tộc này ở Việt Nam. Những giá trị văn hóa hiện có của cộng đồng đã góp
phần làm cho bản sắc văn hóa của thành phố Đà Nẵng thêm đa dạng, đặc sắc.


1


Trong bối cảnh hội nhập, đô thị hóa như hiện nay, văn hóa của người Cơ tu
thành phố Đà Nẵng không khỏi bị chịu những tác động tiêu cực của quá trình giao
lưu, biến đổi, đặc biệt là quá trình “Kinh hóa” đang được diễn ra trong đời sống
đồng bào. Các giá trị văn hóa truyền thống tộc người ít nhiều đã có sự biến đổi theo
xu hướng hòa nhập phát triển chung chứ không còn được nguyên vẹn những giá trị
riêng biệt như trước; rõ nét nhất là trong đời sống văn hóa vật chất như ăn, mặc, ở,
phương thức sản xuất và đi lại.
Để phát triển nền văn hóa đa dạng, mang đậm bản sắc của các tộc người thiểu
số ở Việt Nam nói chung, chúng ta thật sự rất cần những giải pháp toàn diện và sâu sắc
nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Với mục đích cung cấp cái nhìn tổng
quát về văn hóa truyền thống và sự biến đổi trong đời sống văn hóa vật chất của cộng
đồng người Cơ tu ở Đà Nẵng trước những tác động của sự phát triển đô thị, đồng thời
đề xuất các giải pháp bảo tồn hướng đến sự phát triển bền vững tộc người, chúng tôi
mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu “Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở

xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ của mình.
Đề tài hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo lưu các nét văn hóa
vật chất truyền thống của đồng bào, góp phần khẳng định các giá trị văn hóa riêng
của tộc người Cơ tu cũng như làm giàu hơn vốn văn hóa của thành phố Đà Nẵng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề biến đổi văn hóa truyền thống là phần quan trọng trong đời sống của
bất cứ tộc người nào và là một trong các hướng quan tâm của ngành Việt Nam học,
đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về mặt lý luận chung cũng như thực tiễn
tại các địa bàn trên khắp mọi vùng miền của đất nước.
So với các dân tộc thiểu số trong cả nước (đặc biệt là trong đối sánh với các
dân tộc vùng miền núi phía Bắc Việt Nam), các công trình nghiên cứu (tác phẩm

sách) về người Cơ tu từ trước đến giờ dường như ít tập trung vào một đối tượng cụ
thể. Mỗi một công trình là sự tổng hợp của “muôn mặt’ thành tố văn hóa trong đời
sống tộc người. Trong đó, tài liệu nhắc đến người Cơ tu ở Việt Nam sơ khai nhất là
của Dương Văn An, Lê Quý Đôn và trong các bộ sử của triều Nguyễn. Trong công

2


cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp ở Đông Dương, và thời kỳ đế quốc Mỹ xâm
lược, có không ít các độc giả nước ngoài (chủ yếu là Pháp) đã để tâm nghiên cứu và
công bố những công trình về người Cơ tu được nhiều người biết đến như Louis
Bezacier (1912) với tác phẩm "Interpretation du tatouage frontal des Moi (Ghi chép
về người mọi Katu); Le Pichon (1938) với Les chasseurs de sang (Những người săn
máu/Những kẻ săn đầu); Nancy A. Costello (1972) với Socially Approved Homicide
among the Katu...; hay các tác giả khác như Georges Coedes, J. Hoffet, Janet Hoskins,
Robert Mole... cũng có sự quan tâm đến cộng đồng này ở Việt Nam. Các bài viết/tác
phẩm trên chủ yếu đề cập đến các tiêu chí phân lập cư trú, nguồn gốc tên tự gọi, ngôn
ngữ, và tín ngưỡng tộc người... Đáng lưu ý là sự ảnh hưởng trong bài viết của Le
Pichon về tục xăm mình và tục săn đầu người của người Cơ tu đến học giả và các đọc
giả thời kỳ này như L. Bezacier (1951); M. Murphy và Marilou Fromme (1967); A.
Thomas Krish, 1973); Janet Hoskin (1996); R. Mole (1970); G. Hickey (1993); Nancy
Costello (2002)... Cách viết miêu tả một tục lệ đã bị loại bỏ của đồng bào như một đặc
trưng văn hóa đầy ấn tượng đã tạo nên cái nhìn “không mấy thiện cảm” về tộc người
Cơ tu, khiến dân tộc này từng bị xem là đối tượng quá hiếu chiến, man rợ với hủ tục
khát máu đầu người [48].

Trong bài viết Sơ lược giới thiệu dân tộc Ka-tu tác giả Ngọc Anh được đăng
trên tập san Dân Tộc 16 (năm 1960) đã cung cấp cái nhìn sơ lược nhưng bao quát
khắp các khía cạnh văn hóa tộc người Cơ tu. Từ việc giải thích nguồn gốc tộc
người, phương tiện cư trú, đặc điểm nhân chủng, ngôn ngữ, phương thức sản xuất,

phân tầng xã hội ba lớp người, vai trò của các nhân vật lãnh đạo trong làng, những
phong tục tập quán cho đến tinh thần mạnh mẽ chống đối thực dân xâm lược của
tộc người. Những phác thảo của bài viết trên tuy chỉ là sơ lược nhưng lại là khảo
cứu đầu tiên về người Cơ tu trên diễn đàn khoa học xã hội Việt Nam.
Từ sau năm 1975 đến nay, được sự khuyến khích bởi chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước, việc nghiên cứu lịch sử-văn hóa các dân tộc trên đất nước ta được
mở rộng nhằm đắp ứng mục tiêu hiểu biết lẫn nhau, gìn giữ, bảo tồn và phát huy sức
mạnh văn hóa dân tộc. Các công trình nghiên cứu về các tộc người trong nước nói
chung và riêng người Cơ tu xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó đáng chú ý là công

3


trình Các dân tộc ít người ở Bình Trị Thiên của Nguyễn Quốc Lộc và các cộng sự
xuất bản năm 1984. Đây là công trình khoa học cung cấp những tư liệu quý về mọi
mặt đời sống của các cộng đồng thiểu số Cơ tu, Tàôi, Bru - Vân Kiều ở miền Trung
Việt Nam. Tuy nhiên cũng chính vì đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều dân tộc trong
cùng một cuốn sách nên công trình này vẫn chưa thể đi sâu nghiên cứu những lĩnh
vực cụ thể của tộc người.
Đến năm 1998, tác giả Nguyễn Xuân Hồng đã cho ra mắt công trình nghiên
cứu về Hôn nhân - gia đình - ma chay của người Tàôi, Cơ tu, Bru - Vân Kiều.
Tác phẩm này chủ yếu đi sâu phân tích phong tục tập quán, các xu thế biến đổi
trong hôn nhân, gia đình, ma chay của 3 dân tộc ở vùng miền núi Trị Thiên.
Tiếp sau đó, các tác phẩm nghiên cứu thể hiện sự quan tâm sâu hơn về các
thành tố văn hóa cộng đồng Cơ tu nói riêng và các dân tộc thiểu số ở miền Trung
Việt Nam lần lược được các học giả công bố. Tác phẩm Luật tục của người Tàôi,
Cơ tu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế do Nguyễn Văn Mạnh chủ
biên vào năm 2001 là một công trình nghiên cứu tập thể khá toàn diện về các cộng
đồng dân tộc thiểu số ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong cuốn sách này,
các tác giả tập trung phân tích luật tục/tập quán của các tộc người dưới nhiều lĩnh

vực, trong đó có đề cập đến các mô hình sở hữu đất đai, quản lý làng bản thông qua
các quy tắc, quy định.
Năm 2002, tác giả Tạ Đức cho ra mắt tác phẩm Tìm hiểu văn hóa Katu,
cuốn sách này đã đặt ra 17 câu hỏi dạng chủ đề và lần lượt giải đáp nó như “Người
Katu là ai, nguồn gốc của họ thế nào?”, “Tên gọi Katu có nghĩa là gì?” … và 7 chủ
đề như “Cột tế Katu và truyền thuyết Ja rai”, … Cứ như vậy, cuốn sách giúp bạn
đọc hiểu hơn về văn hóa tộc người Cơ tu.
Những năm về sau 2004, 2005, 2006, 2007, những công trình nghiên cứu về
người Cơ tu càng rõ nét hơn, tiêu biểu phải kể đến cuốn Katu kẻ sống đầu ngọn
nước; Văn hóa làng miền núi Trung bộ Việt Nam: giá trị truyền thống và những
bước chuyển lịch sử (dẫn liệu từ miền núi Quảng Nam) của tác giả Nguyễn Hữu
Thông, Văn hóa người Cơ-tu của tác giả Lưu Hùng. Trong cuốn “Nhà Gươl của
người Cơ tu (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, năm 2006) tác giả Đinh Hồng

4


Hải, qua việc mô tả kiến trúc Gươl và các lễ hội văn hóa của người Cơ tu đã chỉ ra
những khía cạnh đời sống tinh thần của người Cơ tu ở Quảng Nam. Đây là 4 công
trình rất có giá trị miêu tả về toàn bộ hoạt động sinh hoạt văn hóa của tộc người.
Nếu như tác giả Nguyễn Hữu Thông mạnh về việc lý giải tên gọi/tộc danh, về việc
đặt lại sự hiện diện và diễn trình di trú, cũng như vai trò của nhóm Katuic và tộc
người Katu (chữ dùng trong sách của tác giả) trong lịch sử văn hóa của cư dân miền
Trung, mổ xẻ những cung bậc chuyển biến trong văn hóa làng của người Cơ tu thì
nhà nghiên cứu Lưu Hùng lại có thế mạnh về việc khảo tả các đặc trưng văn hóa
phi vật thể và văn hóa vật thể tộc người... Ngoài ra còn có công trình luận án tiến sỹ
“Nghề dệt và trang phục cổ truyền của dân tộc Cơ tu Quảng Nam” được bảo vệ
năm 2009 tại Viện nghiên cứu văn hóa của Trần Tấn Vịnh, tác giả đã tổng quan về
người Cơ tu, mô tả chi tiết về nghề dệt cổ truyền và trang phục cổ truyền của dân
tộc Cơ tu, nghệ thuật trang trí và hệ biểu tượng trong trang trí hoa văn trên y phục

người Cơ tu. Qua đó tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy
nghề dệt và trang phục Cơ tu. Có thể nói rằng, trên đây là những công trình công
phu và hoàn chỉnh bước đầu cung cấp một bức tranh tương đối toàn diện và sâu sắc
về lịch sử, đời sống và văn hóa của người Cơ tu: tộc người có vị trí cư trú quan
trọng và vốn văn hóa phong phú ở khu vực Trung và địa đầu Nam Trường Sơn.
Như vậy, với chiều dài của lịch sử nghiên cứu vấn đề, người Cơ tu ở Việt
Nam là một dân tộc tương đối thống nhất về cả tên gọi, ngôn ngữ cũng như các mặt
văn hóa, xã hội. Hầu hết các công trình đã có nghiên cứu về họ không bàn luận về
một đối tượng cụ thể mà tổng hợp nhiều lĩnh vực văn hóa nhằm khái quát rõ hơn
bức tranh/sắc thái văn hóa tộc người. Tuy nhiên phải nói rằng chưa nghiên cứu nào
tập trung bàn sâu về người Cơ tu ở huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Đây vẫn
là một khoảng trống trong nghiên cứu văn hóa tộc người này ở Việt Nam.
Trên nền tảng thành quả nghiên cứu chung của các học giả về người Cơ tu
nói chung ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, đề tài của luận văn sẽ ít nhiều có
những tiếp cận thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu về người Cơ tu ở huyện Hòa
Vang thành phố Đà Nẵng.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng các giá trị văn hóa vật chất và nhận diện các đặc trưng
văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng;
- Đưa ra một số giải pháp tham khảo cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa vật chất đặc trưng phù hợp với sự phát triển hiện nay của đồng bào Cơ tu ở
xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát, tìm hiểu về văn hóa vật chất của đồng bào dân tộc Cơ tu ở xã Hòa

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa vật chất, các khái niệm về biến đổi văn

hóa tộc người, khái niệm đô thị hóa, các cơ sở biến đổi văn hóa nói chung và văn
hóa vật chất tộc người nói riêng.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng biến đổi các thành tố văn hóa vật chất của
đồng bào dân tộc Cơ tu tại nơi cư trú của người dân. Qua đó thấy được mặt tích cực
và hạn chế của sự biến đổi văn hóa vật chất trong quá trình hội nhập, phát triển đô
thị hóa ở thành phố Đà Nẵng.
- Rút ra những vấn đề từ thực tế, nhằm đưa ra những giải pháp bảo tồn các giá
trị văn hóa vật chất truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ tu tại xã Hòa Bắc, huyện

Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng sao cho phù hợp với sự phát triển chung nhưng vẫn
giữ được những giá trị riêng của văn hóa tộc người.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các khía cạnh của giá trị văn hóa vật chất: làng, nhà cửa, ẩm thực, trang
phục, phương tiện đi lại, công cụ lao động sản xuất… và sự biến đổi của nó của
cộng đồng người Cơ tu ở xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang trong quá trình phát triển
hội nhập, đô thị hóa hiện nay.

6


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến đời sống văn hóa vật chất của cộng đồng người
Cơ tu đang sinh sống ở thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng từ năm 1980 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành trên nền tảng khu vực học: Đây là
phương pháp cơ bản để thực hiện nghiên cứu đối tượng trong một không gian văn

hóa, không gian phát triển. Có thể nói, với phương pháp nghiên cứu này có thể giúp
xác định luận văn là một công trình nghiên cứu thuộc mã ngành Việt Nam học.
- Phương pháp khảo sát, thu thập tư liệu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu sau:
+ Tài liệu thành văn: Các sách chuyên ngành về Dân tộc học, Việt Nam học,
các bài hội thảo khoa học, các bài nghiên cứu của các tác giả trên báo, tạp chí khoa học
về lĩnh vực văn hóa - xã hội và các báo cáo, tư liệu khảo sát tại địa bàn nghiên cứu.
+ Tài liệu từ việc nghiên cứu phỏng vấn thực địa: Là nguồn tư liệu thu thập

từ quá trình tiếp xúc, phỏng vấn thực tế với cộng đồng người Cơ tu tại địa bàn
nghiên cứu, già làng, trưởng thôn, cán bộ quản lý tại địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành thu thập nguồn tài liệu đa
dạng từ nguồn tài liệu thành văn.
- Phương pháp điền dã dân tộc học kết hợp phỏng vấn sâu
Thực hiện phương pháp điền dã dân tộc học kết hợp phỏng vấn hồi cố, ghi chép,
quay phim, chụp hình và quan sát, tham dự các hoạt động của cộng đồng dân tộc Cơ tu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về khoa học, đây là công trình bước đầu nghiên cứu hệ thống về các vấn
đề lý luận liên quan đến sự biến đổi văn hóa vật chất của cộng đồng dân tộc thiểu
số nói chung và cộng đồng người Cơ tu trên địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng nói riêng.
- Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham
khảo cho những ai quan tâm và tìm hiểu về cộng đồng dân tộc Cơ tu. Hơn thế nữa,
thành quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về mặt văn

7


hóa có góc nhìn khách quan về sự biến đổi đời sống văn hóa vật chất của tộc người

này trên địa bàn Đà Nẵng; từ đó có định hướng phù hợp cho sự phát triển gắn với
công tác bảo tồn giá trị văn hóa vật chất truyền thống đậm bản sắc của tộc người
trên địa bàn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung của đề tài chia
làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về cộng đồng người Cơ tu ở xã Hòa
Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Chương 2: Văn hóa vật chất truyền thống của người Cơ tu tại xã Hòa Bắc,
huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Thực trạng biến đổi và giải pháp bảo tồn văn hóa vật chất của
người Cơ tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CƠ TU Ở
XÃ HÒA BẮC, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm trong nghiên cứu
- Khái niệm tộc người
Theo nghĩa hẹp, tộc người là một cộng đồng người có chung tiếng mẹ đẻ.
Hiểu như vậy, tộc người sẽ tương đương với nhóm ngôn ngữ hay với nhóm dân tộc
- ngôn ngữ mà các nhà ngôn ngữ học gọi là nhóm nói tiếng mẹ đẻ. Theo nghĩa đó,
tộc người cũng là dùng để chỉ những tập hợp người khá thuần nhất, sống cạnh nhau
và có chung các đặc điểm về văn hóa mà trong đó yếu tố biểu hiện rõ nhất là việc
sử dụng một ngôn ngữ. Nhưng, vấn đề đặt ra là, có rất nhiều cá nhân sống đây đó
trên thế giới có cùng một ngôn ngữ mẹ đẻ song lại cách xa nhau về nhiều mặt, như
về mặt địa lý (giữa các châu lục), về mặt lịch sử (thuộc nhiều quốc gia khác nhau),

về mặt chủng tộc (thuộc các nguồn gốc khác nhau)… thì liệu họ có cùng một tộc
người không, hay họ là những tộc người khác nhau có cùng một ngôn ngữ, hoặc là
một tộc người được chia ra làm nhiều tộc người nhỏ…? Đây là vấn đề khó vẫn
đang đòi hỏi các học giả cần quan tâm nghiên cứu, giải thích nhiều hơn.
Theo nghĩa rộng, tộc người là một cộng đồng người liên kết với nhau bởi một phức
hợp các tính chất chung về các mặt: nhân chủng, ngôn ngữ, chính trị… Sự kết hợp các tính
chất đó tạo thành một hệ thống riêng, một cấu trúc mang tính văn hóa chủ yếu
- một nền văn hóa riêng biệt. Nói một cách ngắn gọn, tộc người là một tập thể hay đúng
hơn, là một cộng đồng người, được gắn bó với nhau bởi một nền văn hóa riêng biệt.

Theo nghĩa này, các yếu tố trong hệ thống tộc người có thể phát triển không đồng
đều ở mỗi thành viên, hay sự vắng mặt của một trong số các yếu tố ở một thành
viên cũng không làm cho họ tách khỏi nhóm tộc người của mình.
Như vậy, có thể thấy cách hiểu theo nghĩa rộng trên đây cho phép bao quát tốt
hơn các nhóm cộng đồng tộc người hiện đang tồn tại. Nhận thức này tuy có những
ranh giới không quá rạch ròi, nhưng lại là cơ sở để nội hàm nghiên cứu các vấn đề về
một cộng đồng tộc người cụ thể trở nên phong phú hơn. Để phục vụ cho sự nghiên

9


cứu, luận văn này sẽ đồng nhất ở nghĩa rộng, xem tộc người là một cộng đồng
người, được gắn bó với nhau bởi một nền văn hóa riêng biệt.
- Khái niệm biến đổi
Biến đổi là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong những
năm gần đây trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Dưới nhiều góc độ nhận thức, khái
niệm biến đổi mang nhiều ý nghĩa về sự tích cực hoặc hạn chế nào đó.
Dưới góc độ nghiên cứu Việt Nam học, nhân học văn hóa hay văn hóa học, khái
niệm biến đổi được ra đời từ sớm theo cách hiểu là một quy luật có tính tất yếu của
cuộc sống. Từ những quan niệm trừu tượng của thuyết Khải Hoàn, xem mọi sự biến

đổi của nhân loại đều chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo (coi sự vận động của thế
giới là điều tất yếu để đi đến cái tốt đẹp), đến những lập luận mang tính khoa học của
thuyết Tiến hóa trong bước đầu giải thích mối quan hệ giữa tiến hóa của con người và
sinh vật (đó là sự biến đổi theo quá trình, cái sau phát triển hơn cái khác); hay là sự mô
phỏng tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng của mọi sự vật, có tiêu vong, biến mất
và sau đó cái mới lại xuất hiện (trong mô hình của thuyết Chu kỳ); hoặc những gợi mở
về cơ sở biến đổi của thuyết kinh tế, thuyết tư tưởng, thuyết kỹ thuật, thuyết xung đột,
thuyết thích ứng trong thế kỷ XX... đều chủ yếu lý giải về nội hàm của sự biến đổi;
nhưng trên cơ bản, mọi thuyết đều nhấn mạnh đến tính tất yếu của sự biến đổi, xem đó
như một quy luật vận động khách quan của cuộc sống.

Có nhiều quan niệm về sự biến đổi văn hóa dựa trên nhiều khía cạnh, như ở
phạm vi rộng: đó là một sự biến đổi một phần hay hoàn toàn mới được so sánh với
một nếp sống hay một nền văn hóa tộc người đã được hình thành trước đó; hoặc
trong phạm vi hẹp: biến đổi trong văn hóa là sự thay đổi những giá trị văn hóa đặc
trưng, các thành tố văn hóa vật chất hoặc tinh thần của văn hóa tộc người đó, và sự
biến đổi này tạo nên sự ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các mặt đời sống của các
thành viên trong một xã hội.
Như vậy có thể thấy rằng: Biến đổi văn hóa là một quá trình, biểu hiện thông
qua nhiều phương diện: phát triển kinh tế xã hội, phục hưng văn hóa truyền thống, hoạt
động tôn giáo, phát triển truyền thông đại chúng, giao lưu văn hóa, qua đó những

10


khuôn mẫu trong phong tục, tập quán truyền thống có sự tiếp biến theo thời gian và
theo nhiều cấp độ khác nhau.
Và dù có các luận giải khác nhau về nguyên nhân biến đổi cũng như định
nghĩa của nó, có thể thống nhất đề cao mặt tích cực của sự biến đổi trong tình hình
phát triển chung của sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; nhưng cũng không xem

nhẹ các yếu tố tiêu cực, kém bền vững nảy sinh trong quá trình ấy vì vấn đề bảo tồn
các giá trị truyền thống đặc trưng là điều cơ bản cần thiết để phân biệt giữa các tộc
người. Cơ bản, biến đổi là sự vận động/ tự chuyển mình một cách tất yếu cho phù
hợp/ thích ứng với mọi điều kiện mới của xã hội, lịch sử.
- Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người, nhờ có văn hóa mà con người trở nên
độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế
giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý
kiến khác nhau, do vậy cũng có nhiều những định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách “Culture, a
critical review of concept and definitions” [Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê
phán các khái niệm và định nghĩa], trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định
nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này
cho thấy, khái niệm “văn hóa” rất phức tạp.
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm
lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [58, tr.13]. Theo định nghĩa này thì văn
hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống
con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người
ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực
sáng tạo của con người. [14, tr.39]
F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và
những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người
vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên

11


của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của

chính các thành viên này với nhau” [7, tr.149]. Theo định nghĩa này, mối quan hệ
giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của
con người.
Ở Việt Nam, khái niệm văn hóa có rất nhiều định nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [38, tr.431]. Với cách
hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.
Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của chủ tịch Hồ Chí Minh
sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.
Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú
và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến
con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch
sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm
chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ
tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình
và không ngừng lớn mạnh” [64, tr.22]. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì
đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức
tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân

tộc.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước
ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO
đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng
và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng
diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một
cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao
gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn


12


hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu)
chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù
riêng…” [35, tr.314].
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa
đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Như
định nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập hợp những thành
tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát triển, từ tri thức, tôn giáo,
đạo đức, ngôn ngữ, đến âm nhạc, pháp luật… Còn các định nghĩa của F. Boas, tổ
chức UNESCO… thì xem tất cả những lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc
sống là văn hóa.
Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là
nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản
phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn.
- Khái niệm văn hóa vật chất
Văn hóa là tất cả những sản phẩm của con người làm ra, bao gồm: văn hóa
phi vật chất và văn hóa vật chất. Ở đây, văn hóa vật chất ám chỉ toàn bộ những gì
do công nghệ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, ăn, mặc, ở, đi lại, công cụ
sản xuất, phương tiện sản xuất… nói lên trình độ phát triển của con người trong
lĩnh vực sản xuất vật chất, thể hiện trình độ chiếm lĩnh và khai thác những vật thể
trong tự nhiên.
- Khái niệm đô thị hóa
Nghiên cứu định hướng phát triển đô thị Việt Nam và tác động của nó đến
văn hóa, nhà nghiên cứu Mạc Đường định nghĩa: “Đô thị hóa là một quá trình kinh
tế - xã hội để biến một vùng dân cư không có cuộc sống đô thị thành một vùng dân
cư thuộc tính của xã hội đô thị. Đô thị hóa còn là một quá trình biến đổi văn hóa và
ứng xử. Văn hóa và cách ứng xử đô thị dần dần bao trùm lên và làm tan biến dần

văn hóa và ứng xử truyền thống nông thôn” [18, tr.115].
Cũng mang hàm nghĩa như khái niệm của Mạc Đường, Trần Cao Sơn đưa ra
khái niệm: “Đô thị hóa là một quá trình chuyển từ hoạt động nông nghiệp phân tán
sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên địa bàn nhất định”. Đây thực chất là

13


quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội, với các đặc trưng sau: Một
là, hình thành và mở rộng quy mô đô thị với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, dẫn đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu sang sản xuất công nghiệp và
dịch vụ. Hai là, tăng nhanh dân số đô thị trong tổng số dân cư, dẫn đến thay đổi cơ
cấu giai cấp, phân tầng xã hội. Ba là, chuyển đổi từ lối sống phân tán (mật độ dân
cư thưa) sang sống tập trung (mật độ dân cư rất cao). Bốn là, chuyển từ lối sống
nông thôn sang lối sống đô thị [42, tr.17].
Xem xét bản chất của đô thị hóa, Kammeyer và cộng sự cho rằng: Đô thị
hóa và công nghiệp hóa được nhìn nhận như là những trụ cột của hiện đại hóa. Đô
thị hóa chỉ ra quá trình chuyển đổi của sức sản xuất, đặc biệt nó đưa đến sự chuyển
đổi công nghệ để thúc đẩy hoạt động sản xuất. Đô thị hóa mặt khác liên quan tới
quá trình tập trung dân số ở những khu vực nhất định, các trung tâm đô thị, nơi có
sự di dân ồ ạt từ làng và các cộng đồng nông thôn, nơi tập trung các hoạt động kinh
tế, tổ chức quản lý và quyền lực chính trị [72, tr.671].
Dù tiếp cận dưới những chiều cạnh khác nhau, song sự tương đồng dễ dàng
nhận thấy giữa các nhà nghiên cứu khi bàn về đô thị hóa là nói đến quá trình
chuyển đổi, rút ngắn khoảng cách giữa khu vực nông thôn với đô thị cùng các biểu
hiện đặc thù như: các khuôn mẫu văn hóa đô thị ngày càng trở nên phổ biến, lấn át
dần các khuôn mẫu văn hóa nông thôn truyền thống; sự chuyển dịch mạnh mẽ về
lao động nông thôn từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; sự di cư từ nông thôn
vào thành thị... và kéo theo đó là sự xáo trộn, biến chuyển trên hầu hết các phương
diện của đời sống kinh tế, xã hội cũng như văn hóa.

1.1.2. Cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa tộc người
Theo cách hiểu rộng, biến đổi văn hóa là một thay đổi so sánh với một tình
trạng văn hóa hay một nền văn hóa có trước dưới sự tác động của những nhân tố khách
quan hay chủ quan. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi văn hóa
được đề cập đến là sự biến đổi về cấu trúc của văn hóa, về các thành tố của văn hóa và
các giá trị văn hóa [6, tr.36]. Theo tác giả Nguyễn Duy Bắc, biến đổi văn hóa là sự thay
đổi các phương thức sản xuất, bảo quản, truyền bá các sản phẩm và thay đổi các giá trị
văn hóa phù hợp với những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội ở

14


những thời kỳ nhất định trong sự phát triển của các quốc gia dân tộc và nhân loại.
Sự biến đổi văn hóa thường là một bước tiến bộ trong sự phát triển dân tộc và nhân
loại, ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội.
Cũng trong quan điểm này, nhiều học giả cho rằng đó là điều tất yếu. Tác giả
Fredrik Barth, trong lời giới thiệu về công trình “Những ranh giới và sự biến đổi
dân tộc” [5, tr.24] đã chỉ ra rằng, đối với các tộc người thiểu số trước sự tác động
một cách phổ biến và tất yếu của xã hội hiện đại, sự mưu cầu tham gia vào các hệ
thống xã hội rộng hơn để duy trì những dạng thức mới các giá trị, sẽ xảy ra các
trường hợp: Thứ nhất, cố gắng vượt qua và được hợp nhất trong xã hội tiền công
nghiệp và nhóm văn hóa; Thứ hai, chấp nhận địa vị thiểu số, và có sự điều chỉnh
thích hợp, tìm kiếm cách thức làm giảm những tình trạng bất lực thiểu số của họ;
Thứ ba, lựa chọn cách làm nổi bật bản sắc dân tộc và sử dụng chúng để mở ra
những địa vị và mô hình mới.
Tác giả Don Mccaskill, trong bài viết From Trial Peoples to Ethnic
Minorities: “The transformation of Indigenous Peoples” Old Societies and New
States đã đưa ra khái niệm “lưỡng văn hóa” và cho rằng “họ vừa tham gia vào xã
hội rộng lớn hơn, trong khi đó vẫn duy trì những khía cạnh quan trọng trong nền
văn hóa bản địa của họ”. Don Mccaskill khẳng định, “thế giới quan bản địa,

những niềm tin, các giá trị và hành vi có thể cùng tồn tại bên cạnh các bản sắc văn
hóa quốc gia. Điều này là có thể bởi vì trên thực tế một cá nhân có thể có nhiều
bản sắc” [66, tr.497]. Như vậy có thể thấy tuy có các điểm nghiên cứu khác nhau
nhưng phần lớn các học giả có quan tâm đến vấn đề văn hóa tộc người thiểu số
trong bối cảnh hội nhập và phát triển đều hết sức chú ý đến ý thức và tính chủ động
của chính người dân trong bối cảnh này, trước những thử thách của xã hội hiện đại,
bởi điều này sẽ dẫn đến một quá trình biến đổi có định hướng.
Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu văn hóa tộc người được các ngành
khoa học xã hội, các nhà nghiên cứu quan tâm chú trọng. Từ thập niên 60 đến đầu
thập niên 80 của thế kỷ XIX, các nghiên cứu Văn hóa học, Việt Nam học tập trung
làm rõ các đặc điểm truyền thống của văn hóa các dân tộc thiểu số vào nền văn hóa
chung của dân tộc Việt Nam.

15


Là một trong số các đối tượng nghiên cứu quan trọng của Việt Nam học,
biến đổi văn hóa được xem như kết quả của quá trình vận động xã hội. Khái niệm
biến đổi văn hóa chỉ sự thay đổi của các cơ chế trong một cấu trúc văn hóa cho
trước, được đặc trưng bởi sự thay đổi nội hàm thành tố văn hóa cụ thể.
Biến đổi văn hóa được các nhà khoa học khởi xướng thuyết Tiến hóa luận
như Edward B. Taylor hay L. Morgan đề cập đến từ thế kỷ XIX khi họ phân chia xã
hội theo thứ bậc đơn tuyến và có chung một mẫu hình biến đổi xã hội cũng như
biến đổi văn hóa. E. Taylor cho rằng: “Sự phát triển tiến bộ tiến hóa của các nền
văn hóa là xu hướng chính trong lịch sử loài người. Xu hướng phát triển này là rất
hiển nhiên, vì rằng có nhiều dữ kiện theo tính liên tục của nó có thể sắp xếp vào
một trật tự xác định, mà không thể làm ngược lại” [8, tr.53]. Theo các nhà tiến hóa
luận, biến đổi văn hóa có một mô hình chung, đó là ở những nền văn hóa ngoài
phương Tây được nhìn nhận “kém văn minh”, sự biến đổi văn hóa diễn ra chậm
chạp, đối ngược với văn hóa phương Tây năng động và biến đổi nhanh. Các giai

đoạn hiện tại của văn hóa đã tiến hóa lên từ các giai đoạn sớm hơn. Mô hình tiến
hóa đơn tuyến về sự phát triển và biến đổi văn hóa này đã bị phản đối rộng khắp
trong giới khoa học và là tiền đề dẫn đến sự ra đời và phát triển của khá nhiều lý
thuyết mới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Cuối thế kỷ XIX, thuyết Truyền bá văn hóa ra đời và phát triển phổ biến ở các
nước Âu - Mỹ. Các đại biểu của xu hướng này như G. Elliot Smith, W. Rivers... cho rằng
vấn đề mấu chốt của biến đổi văn hóa là sự vay mượn hoặc truyền bá/khuếch tán các đặc
trưng văn hóa từ một xã hội này sang một xã hội khác [39]. Cũng trong khoảng thời gian
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện một số lý thuyết khác có liên quan đến biến
đổi văn hóa như: Thuyết tương đối văn hóa (đại diện là Franz Boas) phản đối thuyết Tiến
hóa văn hóa khi cho rằng quá trình lịch sử loài người và hướng chung của sự biến đổi văn
hóa ngày càng trở nên không còn là một vấn đề về sự phát triển tiến bộ mà là một sản
phẩm của sự tình cờ lịch sử nhiều hơn [29]. Thuyết Vùng văn hóa (đại diện là C.L. Wissler,
A.L. Kroeber...) đưa ra quan điểm về sự biến đổi đa chiều và nhiều cấp độ của văn hóa tùy
thuộc vào việc cộng đồng đó là trung tâm hay ngoại vi hay vùng chuyển tiếp, môi trường
và sự chuyên môn hóa của cộng đồng đó là gì

16


[29]. Thuyết tiếp biến văn hóa (đại diện là Redfield, Broom...) lại ám chỉ những biến đổi văn
hóa diễn ra qua quá trình tiếp xúc lâu dài giữa các xã hội phương Tây và ngoài phương Tây,
nhất là những ảnh hưởng mà các xã hội thống trị gây ra cho các tộc người bản địa

[65, tr.12].
Trong suốt nửa sau thế kỷ XX và phổ biến cho đến nay có một khuynh
hướng nghiên cứu hấp dẫn các nhà khoa học, đó là nghiên cứu sự biến đổi văn hóa
trong quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt ở những xã hội đang chuyển đổi từ kinh tế
nông nghiệp sang công nghiệp, từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Dù biến
đổi văn hóa trong quá trình hiện đại hóa là một thực tế không thể đảo ngược, song

các tác giả đều khẳng định sự bền bỉ của những giá trị truyền thống và nó sẽ chi
phối sự lựa chọn của từng xã hội cụ thể đến chiều hướng, quy mô, dạng thức biến
đổi của văn hóa [68], [73], [69], [70].
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây đã xuất hiện những công trình nghiên cứu
về biến đổi văn hóa nổi bật như: Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa
tại thành phố Hồ Chí Minh (1999) của Tôn Nữ Quỳnh Trân; Ảnh hưởng đô thị hóa đến
nông thôn ngoại thành Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (2002) của Lê Du
Phong; Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong
thời kỳ Đổi mới của (2007) Ngô Văn Giá; Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô
thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh (2007) của Nguyễn Thanh Tuấn; Tác động của đô
thị hóa - công nghiệp hóa tới phát triển kinh tế và biến đổi văn hóa - xã hội ở tỉnh Vĩnh
Phúc (2009) của Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường, Trần Hồng Thu; Biến đổi
văn hóa ở các làng quê Việt Nam hiện nay (Trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và
Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (2009) của Nguyễn Thị Phương Châm
[53], [41], [20], [57], [46], [11],… Công trình Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong xây
dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (2008) của Nguyễn Duy Bắc. Đáng
chú ý trong công trình của Nguyễn Duy Bắc, ông cho rằng: “Biến đổi văn hóa chính là
quá trình thay đổi các phương thức sản xuất, bảo quản, truyền bá... các sản phẩm và
các giá trị văn hóa phù hợp với những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội ở những
thời kỳ nhất định trong sự phát triển của các quốc gia dân tộc và nhân loại” [ 6, tr.36].
Công trình này nhận định bốn nhân tố tác động đến biến đổi văn hóa bao gồm: sự

17


vận động và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội; nhân tố tư tưởng, chính trị; kỹ
thuật và công nghệ mới; giao lưu văn hóa.
Các lý thuyết, quan điểm khác nhau được minh hoạ ở trên có đã cho chúng
tôi những cách tiếp cận/luận giải không giống nhau về tác nhân biến đổi, đòi hỏi
phải xem xét từ nhiều góc độ để có câu trả lời thấu đáo về tính đa diện của hiện

tượng/quá trình biến đổi văn hóa. Thiết nghĩ, sự vận động và biến đổi văn hóa của
một xã hội là do các nhân tố cơ bản sau:
(1) Những biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thể hiện qua những chính
sách đầu tư phát triển, về môi trường sống, về phương pháp, cách thức sản xuất, về
nhu cầu nhận thức, giáo dục của con người nhằm đáp ứng đòi hỏi của trình độ phát
triển xã hội.
(2) Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ mới. Đây là một tác nhân cơ bản dẫn
đến biến đổi văn hóa. Trong cuộc sống, kỹ thuật công nghệ mới góp phần làm thay
đổi trình độ nhận thức, tạo sự phát triển của sản xuất vật chất, có ảnh hưởng trực
tiếp đến tính chất hoạt động của xã hội.
(3) Sự giao lưu văn hóa: Khi một cộng đồng tiếp xúc với một cộng đồng
khác, có thể diễn ra, hai quá trình đó là truyền bá văn hóa và tiếp biến văn hóa.
Truyền bá văn hóa là quá trình mà các yếu tố văn hóa được vay mượn từ một xã hội
khác hội nhập với văn hóa của cộng đồng tiếp nhận được gọi là truyền bá văn hóa.
Còn tiếp biến văn hóa là một quá trình tiếp xúc văn hóa mang tính bất bình đẳng
giữa hai xã hội. Trong tiếp biến văn hóa, không loại trừ trường hợp hai chủ thể
cùng “vay mượn” lẫn nhau nhưng phổ biến hơn là chủ thể yếu tiếp nhận các giá trị
văn hóa từ chủ thể mạnh.
Để tiếp cận quan điểm lý thuyết trong các luận giải về văn hóa của các tác giả
và công trình tiếp cận ở trên, luận văn này sẽ cố gắng tiếp cận sự biến đổi văn hóa
Cơ tu tại điểm nghiên cứu dưới nhiều mặt như: thực trạng, nguyên nhân, hệ quả và xu
hướng diễn ra. Đồng thời, áp dụng các luận điểm giải thích nguyên nhân biến đổi văn
hóa ở trên, luận văn chỉ ra các tác nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi văn hóa vật
chất của cộng đồng Cơ tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong
quá trình đô thị hóa hiện nay. Đó là sự phát triển kinh tế - xã hội, sự tiến bộ về

18


khoa học - kỹ thuật và những chính sách có liên quan đến vùng cư trú dân tộc thiểu

số của Nhà nước nói chung, chính quyền thành phố Đà Nẵng nói riêng.
1.2. Tổng quan về cộng đồng người Cơ tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên Huế, tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, đông giáp biển Đông, cách Thủ đô Hà
Nội 764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía nam. Không
những nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và
đường hàng không, Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể thế giới bao gồm Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ
Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những
cửa ngõ quan trọng hướng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây
với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. Nhờ biết tận dụng vị trí thuận lợi này, Đà Nẵng
đã sớm có những bước đô thị hóa nhanh chóng, vượt bậc.
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng đã lan rộng ra các
huyện ngoại thành, đặc biệt là huyện Hòa Vang, một huyện ngoại thành duy nhất nằm
trên vùng đất liền của thành phố được nối bởi một hệ thống giao thông tương đối thuận
lợi. Nhiều con đường liên xã, liên huyện và liên tỉnh đã được mở rộng như quốc lộ 1A,
đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam chạy từ Cầu Đỏ qua các xã Hòa Châu và Hòa
Phước; quốc lộ 14B chạy qua các xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Nhơn nối Quảng
Nam với Đà Nẵng; tuyến đường tránh Nam Hải Vân đi qua các xã Hòa Liên, Hòa Sơn,
Hòa Nhơn; các tuyến đường ĐT 601, 602, 604, 605 do thành phố quản lý và hệ thống
các tuyến đường giao thông liên huyện và liên xã.

Xã Hòa Bắc được thành lập năm 1981, nằm ở phía tây bắc huyện Hòa Vang,
có vị trí địa lý hành chính giáp với xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang ở phía nam, giáp
với quận Liên Chiểu ở phía đông. Ngoài ra, Hòa Bắc còn tiếp giáp hai huyện Nam
Đông và Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) ở phía bắc và huyện Hiên


19


×